Thái dương hệ – Phần 3: Thái dương hệ theo khoa học ngày nay

Theo Khoa học thì Thái Dương Hệ hay Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Theo cách định nghĩa hành tinh hiện nay của khoa học thì Thái dương hệ có 8 hành tinh (trước đây là 9, bao gồm cả Pluto—Diêm Vương Tinh) quay quanh Mặt Trời. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong (inner planets) gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa—người ta còn gọi chúng là các hành tinh đá (terrestrial planets) do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

Quyền năng thông linh cao và thấp (2)

Bài sau đây là phần thứ hai trong loạt bài nói về các quyền năng thông linh cao và thấp, trích dịch từ quyển The Externalisation of the Hierarchy. Trong phần thứ hai, đức DK nói về các trường huyền môn trên thế giới với các phương pháp huấn luyện khác nhau. Một đặc điểm nổi bật của các trường này là sự chia rẻ và bài bác lẫn nhau. Điều này không lạ nếu chúng ta hiểu rằng đặc điểm của những người đã mở trí mạnh là sự kiêu ngạo và chia rẻ,…

Bản dịch “Ánh sáng của Linh hồn” (The Light of the Soul)

Dịch giả Trân Châu vừa hoàn tất và phát hành tại Việt Nam bản dịch quyển “The Light of The Soul” của bà A.A. Bailey dưới tên gọi “Ánh Sáng của Linh hồn“. Trân Châu là một dịch giả lâu năm kinh nghiệm, chuyên dịch các tác phẩm của Chân sư DK. Tác phẩm “Ánh Sáng của Linh hồn” là phần dịch và diễn giải Yoga Sutra của Patanjali, trong đó phần kinh văn nguyên gốc tiếng Phạn do chân sư DK dịch và đọc cho bà viết lại, phần bình giảng trong sách là của bà A.A. Bailey…

Sự Chết (Phần 4) – Kinh nghiệm Devachan

Tôi muốn nêu ra rằng việc thực hiện một cách có ý thức thuật loại bỏ, cũng như việc hiểu biết tiến trình và mục đích của nó, chính thực cấu thành trạng thái tâm thức mà các nhà Thông Thiên Học chính thống gọi là devachan. Đã có rất nhiều nhầm lẫn về kinh nghiệm này. Ý tưởng thông thường là sau quá trình loại bỏ thể cảm xúc và thể trí, con người bước vào một loại trạng thái mơ màng (dream state), trong đó y trải nghiệm lại và xem xét các biến cố đã qua dưới ánh sáng của tương lai, và trải qua một thời kỳ yên nghỉ, một loại tiến trình tiêu hóa (digestive process) chuẩn bị cho kiếp tái sinh mới.

Sự Chết (Phần 3) – Nghệ thuật loại bỏ — The Art of Elimination

Đây là phần thứ ba trong loạt bài về sự chết, trích dịch từ quyển Esoteric Healing. Trong bài này, đức DK dạy về những hoạt động của con người tiếp theo sau khi con ngươi bỏ xác và tách khỏi thể dĩ thái. Quá trình tách khỏi thể dĩ thái Ngài gọi là Tiến trình Hoàn nguyên (The Process of Restitution), cát bụi trần gian được trả về kho chất liệu của vũ trụ. Tiến trình tiếp theo bắt đầu từ khi con người sống trong thể cảm xúc của mình và dần dần rủ bỏ thể này.

Sự Chết – Phần 2: Diễn tiến của sự chết – Tiến trình hoàn nguyên (Restitution)

Đây là phần thứ hai của loạt bài viết về sự chết, trích dịch từ quyển Esoteric Healing, trong đó Chân sư DK viết cụ thể hơn về các diễn tiến xảy ra khi một người từ trần. Chúng tôi nghĩ đây là tài liệu vô giá để học hỏi về sự chết. Trong truyền thống tâm linh Tây tạng ta có tác phẩm Tử Thư nói về tình trạng sau chết, hoặc trong Ai Cập ta có Book of the Death. Tuy nhiên những quyển sách này trình bày cái chết dưới ngôn ngữ ẩn dụ, khó hiểu. Trong Esoteric Healing đức DK trình bày rất rõ các giai đoạn của diễn biết sự chết: The Process of Restitution, The Art of Elimination, and The experience of Devachan liên quan đến việc loại bỏ dần dần ba thể của phàm ngã: xác thân và dĩ thái, thể cảm xúc, thể hạ trí.

Sự chết – Phần I: Cứu rỗi từ sự chết

Đây là bài đầu tiên trong loạt bài nói về sự chết, cái mà đức DK gọi là “tiến trình huyền nhiệm mà tất cả hình hài đều phải trải qua”, và thường bị xem như là một kết cục ghê sợ —ghê sợ bởi vì người ta chưa hiểu biết về nó. Bài được trích dịch từ chương Salvation from Death, trong quyển A Treatise on White Magic. Đây là phần tiếp theo của chương Salvation from our thought forms cũng trong quyển A Treatise on White Magic mà chúng tôi đã trích dịch trong một bài trước đây.