Bản dịch Ánh Sáng Của Linh hồn (pdf)

Dịch giả Trân Châu vừa gởi đến website bản pdf của quyển Ánh sáng Của Linh Hồn, bản dịch “The Light of The Soul” của bà Alice A. Bailey. Xin cám ơn dịch giả và trân trọng giới thiệu với các bạn, nhất là các học viên khóa Great Quest. Các bạn có thể download trong trang A.A. Bailey hoặc ở đây.

16 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Rất cảm ơn dịch giả Trân Châu , một người phụng sự thầm lặng và rất thông minh, có hiệu quả. Thông minh là bởi vì sẽ không bao giờ gặp phải bất cứ phản ứng ( tiêu cực ) nào từ bất cứ ai , bất cứ ý thức hệ nào hay từ bất cứ xã hội nào … Dịch giả Trân Châu là một tấm gương sáng về một con người có tinh thần phụng sự thông minh.

  2. Thật tuyệt.
    Cám ơn Dịch giả Trân Châu đã cho chúng tôi, những người không có năng khiếu học ngoại ngữ,cho lên chỉ có thể biết duy nhất tiếng Việt có cơ hội học Minh Triết Mới.
    Xin Cảm ơn!.

  3. Jupiter Nguyen

    Kể từ lúc quyển Ánh Sáng Của Linh Hồn được đưa lên Website , tôi đã say mê nghiên cứu nó.
    Phải công nhận là cách dịch rất hay và dễ hiểu.

    . Tôi nghĩ rằng đối với những ai mà không có khả năng Anh ngữ để đọc trực tiếp các bản tiếng Anh thì sự hiểu của họ chỉ còn trông cậy vào sự hiểu của người dịch.

    . Nói một cách khác thì sự hiểu của người đọc sẽ bị giới hạn bởi sự hiểu của người dịch, nếu người dịch có khả năng hiểu cao thì sẽ giúp nâng cao sự hiểu của người đọc.

    . Một lần nữa cảm ơn dịch giả Trân Châu vì đã giúp nâng cao trình độ hiểu biết cho người đọc.

  4. Jupiter Nguyen

    Trong quyển sách trên trang 15 có đoạn :

    ” – Do đó, hành giả phải vượt cao hơn các phản ứng gọi là đau khổ cũng như các phản ứng gọi là hoan lạc. Vì cả hai đều là hậu quả của việc đồng hóa với hình hài sắc tướng. Phải thay thế chúng bằng hạnh buông xả.

    . Therefore that reaction called pain must be transcended and likewise that termed pleasure, for both of these are dependent upon identification with form. Non-attachment must supersede them. ”

    Tôi cảm thấy lời bình giảng trên của bà A.A.B thật là chính xác vì chúng [ đau khổ và hoan lạc ] không những là ” hậu quả của việc đồng hóa với hình hài sắc tướng ” mà điều quan trọng cần phải hiểu rõ nữa là chúng luôn luôn có khuynh hướng lặp lại sự cân bằng cả chiều sâu lẫn sức mạnh .

    Vì vậy mà ta không thể chọn một trong hai được vì thật sự cuối cùng chúng [ đau khổ và hoan lạc ] chỉ là một vì chúng cân bằng lẫn nhau cả chiều sâu lẫn sức mạnh .

    Do đó không có cách nào khác hơn là phải vượt thoát mọi phản ứng của chúng và phương tiện để làm được điều đó là hạnh buông xả.

  5. Jupiter Nguyen

    Trang 24 và 25 nói về bản chất của Trí Nhớ rất hay và chính xác như sau :

    ” 11. Trí nhớ là việc tiếp tục nắm giữ những gì đã biết.

    Trí nhớ này liên quan đến nhiều nhóm nhận thức, dù là đang hoạt động hay ẩn tàng. Nó bao gồm một số yếu tố đã biết, có thể kể ra như sau:

    1. Các hình tư tưởng về những gì hữu hình và thuộc ngoại cảnh mà mỗi người đã biết ở cõi trần.

    2. Những hình ảnh trí-cảm (thuộc hạ trí-dục vọng) về những ham muốn đã qua và sự thỏa mãn chúng. “Khả năng tạo hình ảnh” của người bình thường, vốn dựa vào ước vọng của y và sự thỏa mãn ước vọng đó. Tức là những nguyện vọng cao thượng hoặc ham muốn thấp hèn, có tính cách nâng cao hay đồi trụy, nói theo ý nghĩa hạ thấp nhân cách. Ví dụ như điều này cũng đúng với trí nhớ của kẻ tham ăn uống, có ẩn chứa hình ảnh bữa dạ tiệc linh đình. Hoặc cũng đúng với trí nhớ của vị thánh trong chính thống giáo khi vị đó hình dung một cõi thiên đường phúc lạc.

    3. Hoạt động của trí nhớ do việc rèn luyện trí tuệ, do tích lũy những sự kiện đã thu thập, hoặc do kết quả của việc đọc sách hay giảng dạy. Loại trí nhớ này không hoàn toàn dựa vào những điều ham muốn, mà là do sự quan tâm, hứng thú của trí năng.

    4. Mọi loại giao tiếp mà trí nhớ ghi nhận là xuất phát từ cảm thức của năm giác quan cấp thấp.

    5. Những hình ảnh của thể trí, tiềm ẩn trong năng lực tạo ký ức, là toàn bộ kiến thức đã thu thập, và những nhận thức có được khi sử dụng thể trí đúng đắn với tính cách giác quan thứ sáu. Hành giả cần buông bỏ tất cả các dạng năng lực ký ức này và không còn bám chấp vào chúng. Y cần nhận biết chúng là biến thái của cái trí, của nguyên khí tư duy. Vì thế, chúng là thành phần của bản chất trí-cảm thường thay đổi mà nhà yogi cần phải chế ngự trước khi y có thể vượt qua giới hạn và thoát khỏi mọi hoạt động của hạ thể. Đây là mục tiêu của y.

    6. Sau cùng (vì không cần kể thêm những chi tiết tế phân phức tạp), trí nhớ cũng bao gồm các kinh nghiệm tích lũy mà linh hồn đã thu thập qua nhiều kiếp luân hồi. Chúng được lưu trữ trong tâm thức của chân nhân.

    11. Memory is the holding on to that which has been known.

    This memory concerns several groups of realizations, either active or latent; it deals with certain congeries of known factors, and these might be enumerated as follows:

    1. The thought images of that which is tangible, [24] objective and which has been known by the thinker upon the physical plane.

    2. Kama-manasic (or desire-lower mind) images of past desires and their gratification. The “picture making faculty” of the average man is based upon his desires (high or low desires, aspirational or degrading, in its sense of pulling down) and their known gratification. This remains equally true of the memory of a gluttonous man, for instance, and his latent image of a satisfactory dinner, and the memory of the orthodox saint, based upon his picture making of a joyous heaven.

    3. That memory activity which is the result of mental training, the accumulation of acquired facts, the consequence of reading or of teaching, and which is not purely based upon desire, but which has its basis in intellectual interest.

    4. All the various contacts which the memory holds and recognises as emanating from the five lower sense perceptions.

    5. Those mental images, latent in the memory making faculty, which are the total of the knowledge contacted and the realisations evoked by the right use of the mind as a sixth sense.

    All these forms of the memory faculty have to be dropped and no longer held; they must be recognised as modifications of the mind, of the thinking principle, and therefore as part of that versatile psychic nature which has to be dominated before the yogi can hope to attain liberation from limitation and from all lower activity. This is the goal.

    [25]

    6. Finally (for it is not necessary to enumerate more intricate subdivisions) memory includes also the accumulated experiences gained by the soul through the many incarnations, and stored up in the true consciousness of the soul. ”

    . Tôi cảm thấy có một câu hỏi quan trọng được đặt ra là tại sao :

    ” Hành giả cần buông bỏ tất cả các dạng năng lực ký ức này và không còn bám chấp vào chúng. ”

    . Tôi nghĩ rằng cần giải thích rõ năng lực ký ức [ khả năng hồi tưởng , nhớ lại ] mà cần buông bỏ đó là những loại ký ức thuộc tâm lý , tình cảm và dục vọng chứ không phải là những kiến thức về khoa học hay đời sống hàng ngày.

    . Bởi vì chính loại năng lực ký ức [ khả năng hồi tưởng , nhớ lại ] đó sẽ làm kéo dài mãi nỗi đau đớn tâm lý của bạn , làm kéo dài và mạnh thêm dục vọng của bạn , làm tiêu phí năng lực của bạn …

    . Ví dụ nếu bạn cứ hồi tưởng , nhớ lại hoài một người nào đó mà bạn đã rất thương yêu nhưng nay không còn nữa thì chính cái năng lực ký ức [ khả năng hồi tưởng , nhớ lại ] đó làm kéo dài nỗi đau đớn của bạn.

    . Ví dụ nếu bạn đã có một cơn khoái lạc mê ly về tình dục hay bất cứ một khoái lạc nào khác nhưng nó đã là quá khứ rồi và bởi vì mọi khoái lạc thì luôn luôn là quá khứ vì ngay khi ta nhận ra hay ý thức được cơn khoái lạc của mình thì nó ngay lặp tức đã trở thành quá khứ rồi . Nhưng nếu ta dùng cái năng lực ký ức để hồi tưởng , nhớ lại nó là ta sẽ làm kéo dài lòng ham muốn và dục vọng trong ta.

    . Câu ” stored up in the true consciousness of the soul. ” thì tôi nghĩ nên dịch trực tiếp là ” Chúng được lưu trữ trong tâm thức của linh hồn . ” vì những kinh nghiệm mà linh hồn đã kinh nghiệm và tích lũy được sẽ không hề mất đi cho dù trãi qua vô vàng kiếp sống.

  6. Jupiter Nguyen

    Quyển sách Ánh Sáng Của Linh Hồn càng đọc, càng nghiên cứu thì càng cảm thấy hay. Tôi nghĩ rằng nó thật sự xứng đáng là một quyển sách giáo khoa dành cho những người nghiên cứu về thiền cũng như cho những người tu thiền.

    . Do đó tôi cảm thấy rằng trình độ hiểu biết của bà A.A.B là rất cao.

  7. Jupiter Nguyen

    Trang 140 có đoạn :

    ” Những gì thuộc về quá khứ chỉ có thể được biểu lộ trong hiện tại. Và loại nghiệp quả có mang những nỗi đau khổ, buồn rầu và khốn khổ phải được để cho đi theo đúng con đường của nó. Nghiệp quả hiện tại, hay sự tuôn đổ những hậu quả mà chân nhân dự định giải tán trong kiếp sống này cũng phải có vai trò khai phóng linh hồn. Tuy nhiên, con người tinh thần khả dĩ chế ngự phàm nhân đến mức sự xảy ra của nghiệp quả (hay là những hậu quả biểu hiện trong ngoại giới ở cõi trần) có thể không gây đau khổ hay ưu phiền. Lý do là vì nhà yogi nhìn ngắm và đón nhận chúng với thái độ không bám chấp. Và cũng không có những nguyên nhân nào khác gây đau khổ sẽ được phép phát động.

    . That which is past can only now be worked out, and that type of karma, bringing pain, sorrow and misery in its train must be allowed to follow out its course. Present karma, or that precipitation of effects which the ego plans to disperse in the present life-cycle must equally play its part in the emancipation of the soul. It is, however, possible for the spiritual man so to govern the lower man that the happenings of karma (or the effects as they work out into the physical objective world) may cause no pain or distress, as they will be seen and met by the non-attached yogi. Nor will further pain-producing causes be allowed to be set in motion. ”

    . Và câu nói tuyệt diệu nhất và trí tuệ nhất là :

    ” Lý do là vì nhà yogi nhìn ngắm và đón nhận chúng với thái độ không bám chấp.

    as they will be seen and met by the non-attached yogi. “

  8. Jupiter Nguyen

    Trang 234 có đoạn :

    ” Lời khuyên hãy tăng trưởng như đóa hoa tăng trưởng, vốn là một chân lý tuyệt vời của huyền
    môn. Trong Ecc. VII. 16, cũng có lời huấn thị hàm chứa tư tưởng này,
    “Đừng tỏ ra đạo đức thái quá, . . . tại sao bạn phải chết vì điều đó?” ”

    . Tôi cảm thấy rằng câu nói đó tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa rất tuyệt diệu và hoàn toàn đúng.

    . Tôi nghĩ rằng không ai có thể thay đổi được chính mình chỉ trong một ngày cũng như không ai có thể trở thành vị Thánh chỉ trong một ngày.

    . Có một câu nói tương tự ( tôi không nhớ đã đọc ở đâu ) rằng :

    ” Càng lên cao thì càng dễ té ”

    . Quả thật nếu ta không biết khả năng , vị trí và sức mạnh của mình mà ta dám liều mạng đặt mình vào một chỗ quá cao thì ta sẽ không thể trụ vững lâu và cái té ngã đó sẽ làm cho ta chết một cách đau đớn.

  9. Jupiter Nguyen

    Trang 256 có đoạn :

    ” Vạn vật đều hiện hữu trong cái trí của người suy tưởng. Sự hiện hữu này không như chúng ta thường hiểu, mà có nghĩa là tư tưởng làm phát động một số dòng mãnh lực. Các dòng mãnh lực này từ từ tạo thành các hình dạng tương ứng
    với ý tưởng của người suy tưởng. Các hình dạng vừa kể còn tồn tại ngày nào cái trí của người suy tưởng còn tập chú vào chúng, và tan biến khi y “cất cái trí ra khỏi chúng.”

    . Tôi nghĩ rằng tư tưởng có khả năng sáng tạo vô giới hạn và nó có thể tạo ra bất cứ thứ gì hay bất cứ cảnh giới giả tạo nào trong thế giới của nó.

    . Câu nói ” cất cái trí ra khỏi chúng ” thì tôi hiểu là ngưng việc cung cấp năng lượng cho chúng và do đó là làm tan biến chúng. Bởi vì ở bất cứ nơi nào mà ta tập trung sự suy tưởng của ta ở đó thì năng lượng sẽ được gom góp và cô động lại ở chỗ đó.

  10. Jupiter Nguyen

    Trang 257 có đoạn :

    ” Có một định luật huyền môn cho biết rằng “người nào suy nghĩ điều gì thì trở thành điều đó.” ”

    . Tôi nghĩ rằng đó là một trong những định luật huyền môn quan trọng nhất mà người nghiên cứu cần phải biết và phải hiểu.

    . Có thể có nhiều cách diễn giảng khác nhau tùy theo sự hiểu của mỗi người.

    . Tôi hiểu rằng bởi vì sự suy nghĩ ( hay tư tưởng ) luôn có trước hành động nên khi một người đã có sẵn cái suy nghĩ xấu hay tư tưởng xấu thì sẽ hành động xấu, và do đó tạo ra nghiệp quả xấu, từ nghiệp quả xấu đó sẽ tạo ra định mệnh ( số phận ) xấu cho chính y.

    . Tương tự như vậy một người có suy nghĩ tốt …. sẽ tạo ra định mệnh ( số phận ) tốt cho chính y.

    . Tôi cũng cảm thấy rằng có một điều kỳ lạ nữa là chính kẻ suy nghĩ không thể nào tách rời khỏi điều y đang suy nghĩ, do đó y với điều y đang suy nghĩ ( hay suy tưởng ) chỉ là một.

  11. Jupiter Nguyen

    Trang 227 có đoạn rất quan trọng :

    ” “. . . Dhyana là hoàn toàn chú định cái trí trên đối tượng được suy tưởng (đến mức làm cho cái trí hợp nhất với đối tượng đó). Thực sự bấy giờ cái trí chỉ cần nên ý thức về nó và đối tượng.” Thái độ của hành giả trở thành hoàn toàn chú tâm. Thể xác, tình cảm của y, môi trường chung quanh, toàn bộ các âm thanh và quang cảnh đều mờ đi. Não bộ chỉ ý thức về đối tượng là đề tài hay chủng tử của tham thiền, và những tư tưởng mà cái trí tạo ra về đối tượng đó. ”

    . Tôi cảm thấy đó là một sự kiện thật chứ không phải là một lý thuyết. Khi mà người thiền đã đạt đến tuyệt đỉnh của sự chú định ( chú tâm cao tột ) thì y sẽ không còn có sự khác giữa y và cái đối tượng mà y đang thâm nhập vào.

    . Vì lúc đó khi mà y đã hợp nhất với nó rồi thì y có thể làm chủ và điều khiển nó theo ý muốn.

    . Do đó khi y đã thâm nhập và hợp nhất được với hơi thở của mình rồi thì y sẽ điều khiển được nó theo ý muốn của mình. Y sẽ không làm được điều đó nếu y không là một với nó.

    . Và tương tự như vậy đối với Kundalini hay bất cứ đối tượng nào , người thiền phải đạt đến trạng thái hợp nhất với nó mới có thể thức động và điều khiển được nó theo ý mình. Đó là một sự thật kỳ lạ.

  12. Jupiter Nguyen

    Trang 79 có đoạn :

    ” 38. Có thể đạt sự an tịnh (vững vàng ổn định của cái trí) bằng cách tham thiền về sự hiểu biết qua những giấc mơ. ”

    . Câu hỏi quan trọng được đặt ra là ” sự hiểu biết qua những giấc mơ ” nghĩa là sao ?

    . Trong một ý nghĩa nào đó ( mà khó giải thích ) thì tôi nghĩ rằng những gì mà ta nhìn thấy được trong giấc mơ thì cũng là có thật như là những gì mà ta thấy khi thức ( mộng là thật mà thật cũng là mộng ).

    . Tôi nghĩ rằng giấc mơ là một sự tiếp nối và là một cách mà sẽ làm cho ta thỏa mãn được những gì mà ta đè nên ( kiềm chế ) quá lâu . Ví dụ nếu bạn đè nén hay khao khát tình dục mãnh liệt mà không được thỏa mãn trong lúc thức thì bạn sẽ có những giấc mơ về tình dục ( mà sẽ là lối thoát cho bạn ) .

    . Giấc mơ cũng là một sự tiếp nối những gì mà trí óc của bạn chưa làm xong trong lúc tỉnh. Ví dụ nếu bạn đem vấn đề đó ( một bài toán, một bản nhạc đang còn viết dang dở …. ) vào giấc ngủ của bạn bằng cách nghĩ về nó một cách mãnh liệt trước khi bạn chìm vào giấc ngủ thì giấc mơ sẽ tiếp tục công việc mà bạn đang còn dang dở trong lúc còn thức.

    . Và điều vô cùng quan trọng là trong lúc thức mà bạn như thế nào thì trong lúc mơ bạn cũng như thế đó. Ví dụ nếu như trong lúc thức mà bạn sợ thứ gì thì bạn cũng sẽ sợ nó khi bạn thấy nó trong giấc mơ của bạn.

    . Do đó làm chủ được giấc mơ và điều khiển được giấc mơ của mình là một điều kỳ diệu. Và hiển nhiên khi làm được điều đó thì cái trí sẽ được an tịnh vì nó hiểu được những gì mà nó nhìn thấy và nó không bao giờ còn bị đánh lừa và bị làm cho sợ hãi bởi những gì mà nó có thể nhìn thấy. Rất đơn giản và rất kỳ diệu.

  13. Jupiter Nguyen

    Trang 196 có đoạn :

    ” Rồi hành giả đi vào trạng thái samadhi hay chiêm ngưỡng tinh thần. Bấy giờ linh hồn nhìn ra thế giới của mình, thấy thực tính của các sự vật, giao tiếp với thực tại và “biết Thượng Đế.”

    Sau đó, con người tinh thần truyền qua thể trí đến não bộ những gì được thị kiến, tiếp xúc và biết. Bằng cách này, sự hiểu biết nói trên trở nên một phần nội dung của não bộ, sẵn sàng được sử dụng ở cõi trần. ”

    . Tôi cảm thấy đoạn trên rất hay và chính xác. Do đó điều quan trọng là kinh nghiệm phải có trước rồi thì ngôn ngữ sẽ được tìm thấy để diễn tả.

    . Do đó nếu ai đó nói rằng họ không thể diễn tả được kinh nghiệm của họ thì tôi nghi ngờ câu nói đó của họ bởi vì đối với tôi thì không có gì mà không diễn tả được khi mà bạn đã có kinh nghiệm cho dù đó là kinh nghiệm về Thượng Đế. Chắc chắn là ngôn từ sẽ được tìm ra để diễn tả nó.

    . Có thể không định nghĩa được về Thượng Đế nhưng mà có thể diễn tả được kinh nghiệm khi tiếp xúc được với trạng thái đó.

  14. Jupiter Nguyen

    Trang 197 có đoạn :

    ” Một là vị thế vững vàng, bất động của thể xác trong tham thiền. Hai là tình trạng vững mạnh,ổn định, không lay chuyển của thể cảm dục hay tình cảm trong đời sống ở cõi trần. Và ba là thể trí
    ổn cố, không xao động, hoàn toàn được chế ngự. Trong ba điều vừa kể, có thể nói tư thế của thân xác là ít quan trọng nhất. Cũng có thể nói thêm rằng tốt nhất nên ở vị thế mà trong đó hành giả khả dĩ nhanh chóng quên rằng mình có một thân xác. “.

    . Tôi cảm thấy rằng đoạn trên là những lời chỉ giáo rất đúng và rất trí tuệ .

    . Quả thật tư thế của xác thân thì kém quan trọng nhất và điều quan trọng thật sự là phải hàng phục được thể tình cảm và hoàn toàn làm chủ được thể trí khi ngồi thiền.

    . Đáng tiếc là tôi cảm thấy nhiều người ngồi thiền và các vị giáo sư dạy thiền ngu xuẩn ( ở nhiều trung tâm dạy thiền ) cứ hay chú trọng đến tư thế của xác thân một cách không cần thiết và mất thì giờ.

    . Và câu nói tuyệt vời và trí tuệ nhất của bà A.A.B dành cho người ngồi thiền là :

    ” tốt nhất nên ở vị thế mà trong đó hành giả khả dĩ nhanh chóng quên rằng mình có một thân xác. ” .

  15. Jupiter Nguyen

    Trang 153 có đoạn :

    ” Các luật trong tam giới không được thay thế mà y chỉ vượt cao hơn chúng. Lý do là vì cái lớn luôn luôn bao gồm cái nhỏ. ”

    . Tôi nghĩ rằng đoạn trên hoàn toàn đúng, tôi nghĩ rằng ” vượt cao hơn chúng ” có nghĩa là ta phải thay đổi và chuyển hoá chính mình để thoát khỏi sự khống chế của các định luật trong tam giới ( 3 cõi thấp ) .

    . Câu nói ” cái lớn luôn luôn bao gồm cái nhỏ ” là một sự thật hiển nhiên và có ý nghĩa rất sâu rộng.

    . Ví dụ một trí tuệ lớn, một tâm thức tiến hóa cao thì bao gồm hay chứa đựng những đơn vị tâm thức hay trí tuệ thấp kém hơn.

    . Do đó chỉ có cái đơn vị tâm thức tiến hóa cao hơn đó hay cái trí tuệ cao hơn đó sẽ dễ dàng hiểu được những trí tuệ hay đơn vị tâm thức kém tiến hóa hơn. Cái lớn hơn sẽ hiểu được cái nhỏ bé hơn, còn cái nhỏ hơn sẽ không bao giờ hiểu được cái lớn hơn.

    . Do đó mà cái tâm thức hay trí tuệ của một người thường không thể nào hiểu nổi cái tâm thức hay trí tuệ của một vị Chân sư. Mọi cố gắng để hiểu được chỉ là một việc làm vô ích và mất thì giờ.

Leave Comment