Các Giai đoạn trên con đường Đệ tử: Phần VI – Đệ tử trong Hào quang

Bài viết này là bài viết về giai đoạn thứ năm của con đường đệ tử có tên gọi “đệ tử trong hào quang“. Trong bản dịch của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt, Ông lược bỏ nhiều đọan quan trọng, có lẽ do đó những đoạn “khó” đối với người đọc. Các bạn lưu ý những điểm sau:

1.Trong tên gọi của giai đoạn này có từ hào quang (aura) và chân sư DK dành hẳn một đoạn dài để giải thích về hào quang, tại sao hào quang có màu sắc. Ngài nói rằng “hào quang của bất kỳ hình thể của sự sống nào cũng đều có thể được định nghĩa như phẩm tính của vùng hoạt động phát xạ(the quality of a sphere of radiatory activity). Sphere là hình cầu, chúng tôi dịch thoát là vùng, phạm vi. Mỗi người đều tạo ra chung quanh mình một vùng ảnh hưởng, do các rung động của các thể của người đó tạo ra. Vùng này có hình cầu mà tâm là người đó. Chu vi hay phạm vi của vùng tác động này lớn hay nhỏ tuỳ theo trình độ tiến hoá của người đó. Người càng tiến hoá thì phạm vi ảnh hưởng càng mở rộng ra.

Dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt cũng dịch radiate là phóng quang. Trong vật lý hiện đại, radiate là phóng xạ, bức xạ. Trong thuật ngữ của Chân sư DK trong loạt bài này, đó là tác động của chủ thể lên các đối tượng ngoại tại. Do đó, ở đôi chỗ chúng tôi dịch radiate là phát xạ, đôi chỗ chúng tôi giữ nguyên cách dịch của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt.

Đức DK nói rằngNhững gì mà một nhà thông nhãn thật sự tiếp xúc là một ấn tượng mà thể trí nhanh chóng chuyển dịch thành biểu tượng của màu sắc, trong khi thật ra không có màu sắc nào cả. Khi một nhà ngoại cảm tiếp xúc với một bầu hào quang của ai đó và thấy màu sắc của hào quang, Chân sư DK giải thích đó là do thể trí chuyển ấn tượng nhận được thành biểu tượng của màu sắc, chứ thật ra không có màu sắc nào cả. Bầu hào quang chỉ có hai tính chất là “phẩm tính” và “vùng ảnh hưởng”, tức là tính chất của vùng ảnh hưởng và mức độ, phạm vi của vùng ảnh hưởng.

2. Trong thuật ngữ của Ngài, Ngài phân biệt 2 từ: serenity mà Nguyễn Hữu Kiệt dịch là bình an, và calm, Nuyễn Hữu Kiệt dịch là bình tĩnh.

3. Trong một Đạo viện thì Chân sư được xem như là Luân xa tim của Đạo viện, và khi người đệ tử tiến hoá thì y tiến từ vòng ngoài hay chu vi của đạo viện về phía trung tâm của Đạo viện. Trong những giai đoạn đầu khi tiến bước như thế, các đệ tử lớn phải bảo vệ Chân sư khỏi những quấy rầy, sai sót của y:

…phần lớn do họ phải cố gắng để hóa giải những phản ứng phàm ngã của người đệ tử mới đối với cách sinh hoạt mới, đối với những ảnh hưởng gây ra trong tâm thức của y khi y tiến sâu vào cõi giới ý nghĩa, và do bởi sự đột khởi của lòng sùng tín của y đối với sư phụ. Những đệ tử cao niên hơn có nhiệm vụ che chở và bảo vệ sư phụ chống lại những phản ứng mãnh liệt của người đệ tử mới. Một vị Đạo Đồ sẽ làm trung gian và đảm trách việc chăm sóc y.

4. Khi tiến bước vào vùng ảnh hưởng của sư phụ thì hào quang của người đệ tử được tăng cường bởi ảnh hưởng của sư phụ. Những tính chất của y “tương tự với phẩm tính trong hào quang của Sư Phụ được huấn luyện, tăng cường, và tinh khiết hoá. Vùng hoạt động phát xạ của riêng y được tăng cường bởi sự sống của Đạo viện tác động lên các thể của y cho đến lúc nào đó y trở thành đệ tử trong hào quang. Một cách mờ nhạt, rung động của y và của Sư phụ có xu hướng đồng bộ với nhau.

5. Ngài cũng cho ta biết cả Thánh Đoàn cũng có thể xem như một Đạo viện vĩ đại của đức Sanat Kumara, cũng được tổ chức giống như thế. Xung quang Trái tim của Đạo viện là ba vị đệ tử thân tính nhất thay mặt Chân sư quản lý đạo viện.

6. Một câu nói của Ngài rất đáng cho chúng ta suy gẫm:

Một ĐỨC THẦY hoặc trên một Cấp Đẳng cao hơn, Đấng Chưởng Giáo thường bị các đệ tử làm khổ nhiều hơn là vì những người ở ngoài thế gian. Công việc của các Ngài bị làm trở ngại bởi những đệ tử đã tiến hóa cao nhiều hơn là bởi những tư tưởng gia thông thái ở ngoài đời. Hãy nhớ rõ điều ấy trong lúc này. Không phải là sự độc ác của người đời đã gây nên những nỗi khổ đau cho Đấng Christ khi Ngài còn tại thế mà chính là những tông đồ của Ngài, cùng với khối nghiệp quả tích tụ của nhân loại trải qua thời gian, rải rác trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

7. Tiêu chuẩn để xét đoán khả năng của một đệ tử là ảnh hưởng của y đối với kẻ khác, đó là ảnh hưởng mà y tạo nên do bởi sự truyền bá đạo lý bằng ngòi bút, bằng sự thuyết pháp và ảnh hưởng cá nhân xuyên qua gương mẫu của mình.

8. Đoạn cuối có liên quan đến Hoa sen Chân ngã là đề tài khá trừu tượng, các bạn chỉ có thể hiểu nó khi các bạn đã học sâu về Hoa sen Chân ngã.

******************

Giai đoạn V: Người đệ tử trong hào quang — Stage V. The Chela within the Aura.

Như tôi đã nói trước đây, đó là giai đoạn mà người đệ tử được phép biết phương pháp kêu gọi để có được cuộc hội kiến với sư phụ. Ở giai đoạn này, đệ tử ấy được gọi là “đệ tử trong hào quang”.

The definition, as given earlier by me, runs as follows:

“The stage wherein he is permitted to know the method whereby he may set up … a call which will entitle him to an interview with the Master. At this stage, the disciple is called a chela within the aura.”

Đó là giai đoạn tiến hóa hơn nhiều so với trình độ mà phần nhiều đệ tử đã đạt tới, bởi vì nó đánh dấu sự hợp nhất gần như hoàn toàn giữa người đệ tử và nhóm của Chân Sư.

Trong giai đoạn trước đó, người đệ tử được ban cho ân huệ kêu gọi sự chú ý của Sư phụ trong những trường hợp khẩn cấp và chắc chắn được sự đáp ứng của Ngài. Từ vị thế của một người được truyền pháp để trở nên một đơn vị kết hợp và hữu dụng trong Đạo Viện, y đã tiến đến vị thế của một người được sự tin cậy của sư phụ. Sự định hướng của y đã vững vàng, và tuy rằng y còn chịu nhiều sự khó khăn, thử thách, nhưng điều ấy ngày càng liên hệ đến đời sống tập thể chớ không liên hệ gì với y. Ở đây, tôi không nói đến những sự khó khăn của một nhóm nào trong Đạo Viện hay của một đoàn thể nào mà người đệ tử còn dính líu ở ngoài thế gian, mà chỉ đề cập đến sự ứng đáp của y đối với nhu cầu tập thể của nhân loại. Khi y có sự ứng đáp đó, việc ấy có nghĩa là cái toàn thể đối với y quan trọng hơn là một phần. Điều này không làm mất đi khả năng hợp tác của y với từng cá nhân riêng biệt, hay khả năng ban rải tình thương, sự thông cảm và lòng từ ái cho những người cần đến tình thương trên đường đời của y. Y đã đạt tới một ý thức tỷ lệ và tổ chức đúng đắn những phương thức sinh hoạt, khuynh hướng và hoạt động của y trong thời gian và không gian. Chừng đó y có thể được tin cậy để luôn luôn thay thế sự lợi ích tập thể vào lợi ích cá nhân, theo cái nhìn của phàm ngã.

It is a stage of discipleship which is far in advance of that attained by most disciples, because it connotes almost complete at-one-ment between the disciple and the Master’s group. He has already been accorded the privilege of invoking the attention of the Master in times of emergency and is sure of His response. He has advanced from the point when he was being trained to become an integrated and useful unit in the Ashram to where he is a trusted agent. His orientation is now fixed and though he is subjected to many tests and difficulties, these are increasingly concerned with the group life and condition and not with himself. I refer not here to the difficulties of any ashramic group or to those connected with any group affiliation the disciple may rightly hold upon the physical plane, but to his responsiveness to the group need of humanity. Where this responsiveness exists, it means that the whole is of greater importance to him than the part. This in no way negates his ability to work with individuals or to give understanding love and compassion to those in his path of life who need it. But he has arrived at a sense of right proportion and of correct organisation of his life processes, trends and activities in time and space. He can then be depended upon always to substitute the good of the whole for individual good, as the personality might see it. [750]

ĐỨC THẦY biết rằng khi người đệ tử đạt tới giai đoạn này, thì Ngài đã có một khí cụ tin cẩn, y không còn là chướng ngại cho sự sinh hoạt của toàn nhóm. Trước đây, tôi có nói về cách thức thâu nạp mọi đệ tử mới vào Đạo Viện thật là khó khăn dường nào. Y phải được chỉ dạy để tiến bước lần lần từ vòng ngoài tâm thức tập thể của nhóm, đến chỗ trung tâm. Mỗi bước tiến đều cần có sự chăm sóc của Sư phụ để giữ cho mọi sinh hoạt của Đạo Viện được trôi chảy điều hòa. Chỉ khi nào người đệ tử đã thực hiện được “sự bình an huyền bí”, y mới được phép thường trụ trong hào quang tập thể của nhóm. Điều này đến với y khi y trở nên ý thức được sự rung động đặc biệt tỏa ra từ hào quang của Sư phụ. Bởi đó chư môn đệ thấy rằng cần phải có sự bình an nội tâm trước đã.

The Master knows that in the chela who has reached this stage He has a dependable instrument and one who can be regarded as no longer a drag on the life of the group. I have pointed out to you before this how difficult is the process of absorbing a new disciple into an Ashram; he has to be taught to advance gradually from the periphery of the group consciousness towards the centre. Each step forward necessitates care on the part of the Master in order to see that the Ashram is preserved from all disruptive activity. It is only when the chela has achieved “occult serenity” that he can be permitted to focus himself permanently within the group aura. This happens when he becomes conscious of the peculiar and specific vibration of the Master’s aura. Hence, as you can well see, the need for serenity.

Tôi muốn nói rõ rằng bình an (serenity) và bình tĩnh (peace) là 2 điều khác nhau. Sự bình tĩnh có tính cách nhất thời, thuộc về thế giới cảm xúc và những trạng thái dao động tinh thần. Sự bình tĩnh là cần thiết cho sự tiến bộ, mỗi bước tiến đều không khỏi được ghi dấu bởi những sự xáo trộn, khủng hoảng và dao động, và khi những điều đó được giải quyết ổn thỏa chúng mới được thay thế bởi những thời kỳ yên lặng hay bình tĩnh. Nhưng sự bình tĩnh đó không phải là bình an và một đệ tử chỉ được phép thường trụ trong hào quang của Sư phụ khi sự bình tĩnh đã được thay thế bởi sự bình an trong tâm hồn y. Bình an có nghĩa là sự yên tĩnh thâm trầm, không bị xáo trộn bởi một cảm xúc nào vốn đặc trưng cho người đệ tử “giữ tâm trí vững vàng trong ánh sáng”. Xét theo khía cạnh thế tục, đời sống bên ngoài của y có thể ở trong trạng thái dao động dữ dội. Tất cả những gì mà y ước mơ hoài vọng một cách quý báu nhất trong ba cõi giới có thể tan vỡ chung quanh y. Nhưng dầu như thế, y vẫn đứng vững, tâm hồn y vẫn bình thản an nhiên và những phần sâu thẳm của cuộc đời y vẫn không hề bị xáo trộn. Đó không phải là sự chai cứng vô cảm xúc, hay sự tự kỷ ám thị gượng ép, cũng không phải là một khả năng biểu lộ tâm thức ngoại tại đến mức không màng bận tâm đến những biến cố xảy đến cho mình từ bên ngoài. Đó là sự cảm xúc mãnh liệt được thăng hoa trở thành sự hiểu biết tập trung. Khi người đệ tử thực hiện được điều đó, y mới được phép sống trong vòng hào quang của Chân Sư. Từ nay, trong y không còn chi làm cho sư phụ phải tạm quên trong giây lát những công việc lớn lao của Ngài để làm một việc không quan trọng là giúp đỡ một đệ tử.

I would point out that serenity and peace are not identical. Peace must ever be temporary and refers to the world of feeling and to conditions susceptible of disturbance. It is essential to progress and an inevitable happening that every step forward is marked by disturbances, by points of crisis and chaos, replaced later (when successfully handled) by periods of peace. But this peace is not serenity and a chela is only permitted to dwell within the Master’s aura when serenity has been substituted for peace. Serenity signifies that deep calm, devoid of emotional disturbance which distinguishes the disciple who is focussed in a “mind held steady in the light.” The surface of his life may be (from the worldly angle) in a state of violent flux. All that he cherishes and holds dear in the three worlds may be crashing around him. But in spite of all, he stands firm, poised in soul consciousness and the depths of his life remain undisturbed. This is not insensitivity or a forced auto-suggestion, neither is it a capacity to exteriorise the consciousness in such a manner that individual events and happenings are ignored. It is intensity of feeling transmuted into focussed understanding. When this has been attained, the chela has the right to live within the aura of the Master. There is nothing now in him which will require the Master to sidetrack His attention from vital efforts to the unimportant task of helping a disciple. [751]

Bởi vậy, một đệ tử chính thức tiến bộ qua sự trung gian của 3 điều nhận thức sau đây:

1) Y phản ứng với sự rung động, cung bậc (note) hay đặc tính của một Đạo Viện, tùy theo cung của y thuộc về loại nào. Y tiếp xúc với vòng ngoài khu vực kiểm soát tập thể của sư phụ và trở nên đệ tử chính thức trong tâm thức tỉnh thức. Sư phụ ý thức được sự có mặt của y ở vòng ngoài tâm thức của Ngài. Các bạn đồng môn của y cũng ý thức được một điểm ánh sáng khác bên trong Đạo viện, phần lớn do họ phải cố gắng để hóa giải những phản ứng phàm ngã của người đệ tử mới đối với cách sinh hoạt mới, đối với những ảnh hưởng gây ra trong tâm thức của y khi y tiến sâu vào cõi giới ý nghĩa, và do bởi sự đột khởi của lòng sùng tín của y đối với sư phụ. Những đệ tử cao niên hơn có nhiệm vụ che chở và bảo vệ sư phụ chống lại những phản ứng mãnh liệt của người đệ tử mới. Một vị Đạo Đồ sẽ làm trung gian và đảm trách việc chăm sóc y. Người đệ tử mới, như tôi đã nói trước đây, chỉ được tiếp xúc với sư phụ khi Ngài muốn, và đó là điều tốt, hữu ích cho toàn nhóm.

An accepted disciple, therefore, advances—if I may so express it—through the medium of three vibratory realisations:

He reacts to the vibration, the note or the quality of an Ashram, according to his ray type. The periphery of a Master’s sphere of group control is contacted by him and he becomes an accepted disciple in full waking consciousness. The Master is aware of his presence upon the outer fringe of His consciousness; his fellow disciples are also aware of another point of light within the Ashram, largely because of the effort they have to make to offset the new chela’s personality reactions to the new mode of life, to the effects wrought into his consciousness by his penetration into the world of meaning and to the out-surging of his devotion to the Master. It becomes the task of more advanced chelas to protect the Master from the violent reactions of the new chela and to stand between Him and the neophyte. Some initiate-chela takes him in hand and acts as intermediary. The chela (as I have earlier pointed out) is in touch with the Master when, and only when, the Master so desires and it would be good and helpful to the entire group.

2) Người đệ tử càng ngày càng nhận thức được tính chất và cung bậc (note) của Đạo Viện và tiến bước từ vòng ngoài vào bên trong khu vực ảnh hưởng của sư phụ và nhóm của Ngài. Kế đó, y bắt đầu tham gia mỗi lúc càng nhiều vào đời sống tập thể và càng ngày càng ít chú ý đến mình hơn. Bởi đó, y trở nên một tài sản quí giá hơn cho Đạo Viện và được giao phó những nhiệm vụ nhất định. Y chịu trách nhiệm về những công tác này đối với vị Đạo Đồ có phận sự chăm sóc y. Sư phụ bắt đầu tiếp xúc với y thường xuyên hơn, và bởi vì y đã trở nên vô tư kỷ và ngày càng coi sự tiến bộ cá nhân của mình ít quan trọng hơn việc phụng sự kẻ khác nên y được phép kêu gọi sự chú ý của Sư phụ mỗi khi toàn nhóm cần đến sự giúp đỡ, và như thế y trở nên một đệ tử trên đường dây. Con đường thông thương “ANTAHKARANA” được thiết lập mau chóng và dòng chảy sự sống tam thể thượng tinh thần ngày càng gia tăng một cách chậm rãi và đều đặn. Người đệ tử đã đạt tới một giai đoạn khả dĩ quy tụ trên cõi trần xung quanh mình một vòng ảnh hưởng do hiệu quả của sự phóng quang linh hồn xuyên qua phàm ngã. Có thể nói rằng không một người nào trở thành đệ tử trên đường dây trước khi tạo nên được một sự tương quan ảnh hưởng đối với một số đông người ở ngoài thế gian, ở một vòng xoắn trôn ốc thấp hơn, giống như mối tương quan giữa sư phụ đối với y. Y cũng ra sức quy tụ một nhóm riêng của y, thường là một cách lệch lạc, méo mó và bất toàn, và ngày nay đó là trường hợp rất thường thấy. Thế gian đầy rẫy những đệ tử đang cố gắng ráo riết để thành lập những tổ chức nọ kia và quy tụ chung quanh họ những người mà họ có thể giúp đỡ. Đó là một cơ hội để cho họ phát huy một đặc điểm và học tập những điều khai (chư môn đệ lưu ý, tôi lặp lại đó là những điều sơ khai) về công tác tập thể như Thánh đoàn đang tìm cách thực hiện.

He realises increasingly the nature and note of his Ashram and advances from the periphery into the sphere of influence of the Master and His group; he then begins to participate more and more in the group life and is less and less interested in himself. He becomes, consequently, a more valuable asset in the Ashram and is entrusted with specific duties and tasks for which he is individually responsible to the initiate-chela in charge of him. The Master begins to contact him with greater frequency and—because he is becoming decentralised and his own growth and development are of less and less importance to him than service for others—he is permitted to attract the Master’s attention when help is needed for the group, and thus becomes a chela on the thread. The antahkarana is being rapidly built and the inflow of life from the Spiritual Triad increases slowly and regularly. He has reached a point where, upon the outer plane, he is gathering around him a sphere of influence as a result of his soul radiation, via the personality. It might be stated that no disciple becomes a chela on the thread until he has many people in the outer world who (on a lower turn of the spiral) are to him what he is to the Master—chelas [752] on the thread. In a distorted and frequently unsatisfactory fashion, he is engaged in forming his own group and today this is very often the case. The world is full of struggling disciples, intensely preoccupied with forming organisations, with gathering around them those whom they can help, thus striking a particular note and learning the rudiments (the rudiments, I repeat, my brother) of group work as the Hierarchy seeks to see it carried out.

3) Người đệ tử ứng đáp mãnh liệt và, từ quan điểm của y, rất bất ngờ với sự rung động của Sư Phụ khi Ngài hoạt động ngay tại chính trung tâm của nhóm đệ tử. Y đã biết rõ nhịp độ rung động từ lời kêu gọi của Sư Phụ. Y đã trở nên ý thức được tính chất của Đạo Viện mà Sư Phụ kêu gọi đến y. Bây giờ y được nhận vào chỗ bí nhiệm ở ngay Trung tâm Đạo Viện và trở nên một “đệ tử trong hào quang”.

He responds powerfully and (from his point of view) quite unexpectedly to the realised vibration of the Master as He functions at the very centre of His group. He has known the Master’s vibratory call; he has become aware of the quality of the Ashram which is evoked by the Master. Now he is admitted to the secret place to be found at the very heart of the Ashram and becomes a chela within the aura.

Hào quang của bất kỳ hình thể của sự sống nào cũng đều có thể được định nghĩa như phẩm tính của vùng hoạt động phát xạ. Người ta biết rất ít về hào quang, và có nhiều điều vô nghĩa đã được viết về đề tài này. Người ta thường nói đến màu sắc và ánh sáng của hào quang, do bởi bản chất của hình ảnh mà người đó thấy và công cụ đáp ứng mà người đó sử dụng. Hai từ duy nhất diễn tả hào quang từ quan điểm tri thức nội môn là “phẩm tính” và “vùng ảnh hưởng”. Những gì mà một nhà thông nhãn thật sự tiếp xúc là một ấn tượng mà thể trí nhanh chóng chuyển dịch thành biểu tượng của màu sắc, trong khi thật ra không có màu sắc nào cả. Việc nhìn thấy hào quang—như cách mà người ta thường nói—thật ra là một trạng thái nhận thức. Sự kiện rằng một nhà ngoại cảm với tất cả sự thành tâm tin rằng mình đã nhận thấy một màu sắc, hay một loạt màu sắc, hoặc  ánh sáng, trong nhiều trường hợp hoàn toàn đúng thật, nhưng những gì mà y thật sự ghi nhận là tính chất của vùng hoạt động phát xạ. Y thấy điều này khi vùng hoạt động phát xạ của riêng y có cùng bản chất và phẩm tính của vùng phát xạ mà y tiếp xúc. Hầu hết các nhà ngoại cảm ghi nhận được một dãy rung động của một người hay một nhóm người thông qua trung gian của thể cảm xúc của họ. Tác động của một chân lý hay một ý niệm trí tuệ và sự ghi nhận nó là biểu hiện của sự tiếp xúc tương tự, nhưng được thực hiện trong phạm vi trí tuệ.

The aura of any form of life can be defined as the quality of a sphere of radiatory activity. Very little is as yet known about auras, and a great deal of nonsense has been written anent the matter. The aura is usually spoken of in terms of colour and of light, due to the nature of the vision of the one who sees and the apparatus of response which is in use. Two words only describe an aura from the point of view of occult knowledge and they are “quality” and “sphere of influence.” What the clairvoyant really contacts is an impression which the mind rapidly translates into the symbology of colour, whereas there is no colour present. Seeing an aura, as it is called, is in reality a state of awareness. That the seer may in all sincerity believe that he has registered a colour, a series of colours, or light, is entirely true in many cases, but what he has really recorded is the quality of a sphere of radiatory activity; this he does when his own individual sphere of radiatory activity is of the same nature and quality as that contacted. Most seers register the astral range of vibrations of a person or a group and this through the medium of their own astral body. The impact of a truth or of a mental concept and its recognition is an expression of a similar contact, carried forward this time into the realm of the mind.

Điều này giải thích sự thật nằm đằng sau tất cả những cái gọi là “sự mở rộng tâm thức” mà thể trí của con người có thể đáp ứng. Y ghi nhận một sự tiếp nối thường xuyên của những tác động rung động, xuất phát từ các vùng hoạt động. Những vùng hoạt động này trải dài từ giai đoạn đầu của sự gia tăng nhận thức thông qua sự phát triển của năm giác quan và ba khí thể tiếp xúc trong ba cõi giới trải nghiệm của nhân cho tới những sự nhận thức dẫn con người vào phạm vi ảnh hưởng của một Chân Sư và sau đó cho phép anh được điểm đạo.

This explains the truth lying behind all so-called “expansions of consciousness” to which the mind of man can respond; he registers a constant succession of vibratory impacts, emanating from spheres of activity; these range all the way from the early stage of increasing awareness through the development of the five senses and the three vehicles of contact in the three worlds of human experience to those recognitions which lead a man into the sphere of influence of a Master and later enable him to take what is termed one of the major initiations.

Những vùng hoạt động phát xạ luôn luôn hiện hữu ngay cả khi không được ghi nhận và nhận ra. Quá trình tiến hóa là quá trình phát triển bộ máy đáp ứng để qua đó ghi nhận vùng họat động phát xạ đó. Khi đã làm được thế, bước tiếp theo là phản ứng lại một cách thông minh với các tiếp xúc đó, nhờ đó tạo ra phạm vi nhận thức ngày càng tăng mà cuối cùng tạo thành toàn thể tâm thức.

These spheres of radiatory activity are ever present even when unregistered and unrecognised. The evolutionary process is one of developing a response apparatus with which to register them; having done so, the next step is to react intelligently to such contacts, thus producing an ever increasing range of awareness which finally constitutes the sum total of consciousness.

Ở đây tôi không bàn rộng ra chủ đề này vì nó diễn ra dưới tác động của lực tiến hóa. Ở đây, tôi chỉ quan tâm đến sự kiện về vùng hoạt động phát xạ của vị Chân sư, cùng phẩm tính đặc biệt màu sắc cung (hiểu một cách huyền bí).

I cannot here enlarge upon this theme as it proceeds under the impelling force of evolution. I am only here concerned with the fact of a Master’s sphere of radiatory activity and its peculiar quality and ray colouring (occultly understood).

Cái yếu tố nằm phía sau và làm khả dĩ mỗi giai đoạn của sáu giai đoạn của con đường đệ tử là sự hiện diện bên trong người đệ tử các phẩm chất, các hoạt động phát xạ và những xung động phát ra tương ứng với những gì phát ra từ một Ashram nào đó. Những điều này, một khi chúng đã gợi lên một phản ứng và thu hút người đệ tử đến chu vi của vùng hoạt động của một Ashram như thế, dần dần gia tăng tính chất hấp dẫn và từ tính của chúng. Chúng đánh thức những phẩm tính tương tự trong người đệ tử đến một tiềm năng còn to lớn hơn, thu hút y một cách huyền bí đến gần điểm trung tâm hơn, vốn là trọng tâm của tất cả các khả năng được đào luyện và đời sống tinh thần đầy năng lượng của Sư Phụ tại ngay trung tâm của Ashram.

The factor lying behind and thus making possible each of the six stages of discipleship is the existence in the disciple of qualities, radiatory activities and emanatory impulses which correspond to those emanating from some particular Ashram. These, when they have evoked a response and drawn the disciple to the periphery of the sphere of activity of such an Ashram, gradually intensify their magnetic, attractive quality; they awaken to still greater potency the same qualities in the disciple, occultly pulling him closer to the central point, which is the focus of all the trained ability and the high-powered spiritual life of the Master at the very heart of the Ashram.

Chính ở đây mà đệ tử nhận ra rằng ba thể của y (thể dĩ thái, thể cảm xúc, và thể trí) chỉ là phản ảnh của ba phương diện của Tam Nguyên Tinh thần, và rằng chúng có thể ban cho y cái chìa khoá của bản thể y, cũng như khả năng đáp ứng với rung động tam phân của Sư Phụ thể hiện thông qua hào quang của Ngài.

It is at this point that the disciple awakens to the realisation that his three bodies or vehicles—etheric, astral and mental—are only the reflections of the three aspects of the Spiritual Triad and that they can give him the key to his own being and also the capacity to respond to the threefold vibration of the Master, as expressed through His aura.

Giáo lý cho rằng phải tiêu diệt phàm ngã chỉ là chân lý bị méo mó. Sự tập trung tâm thức của y phải được dịch chuyển từ ba thể thấp sang ba thể cao với sự giúp đỡ của bản thể linh hồn tam phân. Cách chuyển dịch dần này là sự đáp ứng với mức rung động ngày càng cao hơn. Ngay khi tâm thức của người đệ tử có thể đáp ứng với phẩm tính và phát xạ xuất phát từ một Đạo viện, y liền tiến bước về vùng ảnh hưởng đó. Những gì trong hào quang của y tương tự với phẩm tính trong hào quang của Sư Phụ được huấn luyện, tăng cường, và tinh khiết hoá. Vùng hoạt động phát xạ của riêng y được tăng cường bởi sự sống của Đạo viện tác động lên các thể của y cho đến lúc nào đó y trở thành đệ tử trong hào quang. Một cách mờ nhạt, rung động của y và của Sư phụ có xu hướng đồng bộ với nhau.

The teaching that the personality must be destroyed is a distortion of the truth; his focus of consciousness has to be shifted from the threefold lower nature into that of the Triad and this with the aid of the threefold soul nature. The mode of this progressive shifting is response to an ever higher rate of [754] vibratory activity. Just as soon as there exists, in the consciousness of the disciple, the ability to respond to the quality and the radiation, emanating from an Ashram, he moves forward into that sphere of influence. That in his own aura which is akin to the quality of the Master’s aura is trained, intensified and purified. His own radiatory activity is enhanced as the ashramic life plays upon his vehicles until in time he becomes the chela within the aura. In a faint way, his vibration and that of the Master tend to synchronise.

Tôi muốn lưu ý rằng người đệ tử bắt đầu góp phần đáng kể vào sự sinh hoạt của Đạo Viện. Mỗi đệ tử khi thâm nhập hào quang của Sư Phụ qua sự tương đồng tính chất và nhịp độ rung động sẽ làm phong phú và tăng cường nhóm đệ tử mà y có liên hệ mật thiết. Với thời gian qua, Đạo Viện của ĐỨC THẦY càng trở nên mạnh mẽ từ điển xạ và phóng quang. Trong vòng hào quang đó, người đệ tử xúc tiến công việc ngay Trung tâm phóng quang của đời sống tập thể, và từ đó thi hành việc phụng sự ra bên ngoài. Y luôn coi chừng, bảo vệ Trung tâm đó và giữ sao cho hào quang của y đừng phạm một điều gì có tính chất bất hảo, không phù hợp với tính chất của Chân Sư. Y cũng giữ gìn tư tưởng và dục vọng của y sao cho không làm xáo trộn hào quang tập thể của toàn nhóm. Khi y được nhận vào giai đoạn này trên con đường đệ tử thì đó là trách nhiệm của y và đặc ân đó không bao giờ được ban cho y trừ phi y có thể tự giữ mình bằng cách đó và bảo vệ khu vực ảnh hưởng chung mà y có một phần tham dự.

I would point out that in this way, the disciple begins to make a significant contribution to the life of the Ashram. Each disciple who penetrates into the aura of the Master through similarity of quality and vibratory activity enriches and intensifies the group with which he is thus affiliated. As time elapses, the Ashram of a Master becomes increasingly potent, magnetic and radiant. Within that aura the initiate-disciple carries forward his work, standing at the radiant centre of the group life and working from thence outwards in service. He is ever careful to protect that centre from any quality of his own aura which is not in harmony with the quality of the Master and to keep (as far as may be) outside his own consciousness any thoughts or desires which might disturb the group aura. When he is admitted to this stage of discipleship that is his responsibility, and such a privilege is never accorded to him unless he is able so to guard himself and the sphere of influence of which he is now a part.

Bởi vậy, chư môn đệ thấy rằng Thánh đoàn cũng chỉ là một Đạo Viện lớn với một hình tam giác ở tại Trung tâm, gồm có Đức Chưởng Giáo Christ, Đức Văn Minh Đại Đế (MAHA CHOHAN) và Đức Bàn Cổ (MANU). Nói một cách biểu tượng, tam giác đó là một trung tâm phóng quang vì sự phát xạ của mỗi vị trong ba Đấng Cao Cả ấy diễn ra theo một thể cách làm cho hào quang của các Đấng ấy hòa lẫn và hợp nhất với nhau. Mỗi Đạo Viện tỏa ra một đặc tính tùy theo công việc của vị Chân Sư ở Trung tâm. Cũng y như thế, Thánh đoàn tỏa ra tính chất Ngôi Hai của Thượng Đế giống như SHAMBALLA tức Đạo Viện trên quy mô thượng đẳng bao hàm đặc tính trội nhất của Ngôi Một tức là sự sống vậy. Đó không phải là phẩm tính , mà là cái mà phẩm tính xuất phát từ đó.

You can see, therefore, that the Hierarchy itself is only a great Ashram with a triangle at the centre, composed of the Christ, the Mahachohan and the Manu. Symbolically speaking, this triangle constitutes one radiant centre, for the radiatory activity of each of these Great Lords is such that They are swept into each other’s auras in such a way that there is a complete blending and fusing. Every Ashram radiates some one major quality according to the ray of the Master at the centre; in the same way the Hierarchy radiates the quality of the second divine aspect, just as the all-inclusive Ashram (to which we give the name Shamballa) has the outstanding characteristic of the first aspect, life itself. This is not a quality, but that of which quality is an emanation. [755]

Hào quang của Sư Phụ quyết định hào quang của toàn Đạo viện, nó có ba loại phát xạ nổi bật mà người đệ tử có thể ứng đáp:

The Master’s aura (which determines the aura of the entire Ashram) has three outstanding radiations as far as the responsiveness of the disciple is concerned:

1) Sự phát xạ đến từ cảnh giới cao của cõi trí tuệ, hay từ khía cạnh thấp nhất của Tam Thế Thượng Tinh thần. Sức mạnh của sự phát xạ này và tầm mức khu vực ảnh hưởng sẽ được quyết định bởi mức độ tiếp xúc tinh thần của Sư Phụ với Trí của Thượng Đế. Tôi không dùng từ “một cách có ý thức” trong điều này và khi nói đến những điều kiện bên trên hoa sen Chơn ngã. Chính sự phát xạ này khêu gợi lên một sự đáp ứng từ cái Trí trừu tượng phôi thai của người đệ tử khi đường thông thương “ANTAKARANA” đang được thiết lập, và đó là loại tiếp xúc đầu tiên mà người đệ tử sơ cơ đáp ứng trong những giai đoạn sau cùng của con đường dự bị. Con đường giao liên ảnh hưởng trực tiếp giữa Chân sư và người đệ tử thức tỉnh như sau:

The radiation which comes from the higher levels of the mental plane, or from the lowest aspect of the Spiritual Triad. The potency of this radiation and the extent of the sphere of influence will be determined by the extent to which the Master is spiritually in touch with the Mind of God. I do not use the word “consciously” in this connection and when dealing with conditions above egoic levels. It is this particular radiation which evokes a response from the embryonic abstract mind of the disciple when the antahkarana is being built and is the first kind of contact to which the neophyte responds in the later stages of the Probationary Path. A direct line of influential approach is made between the Master and the awakening disciple as follows:

  1. Nguyên tử thường tồn trí tuệ.
  2. Cánh hoa tri thức của hoa sen chân ngã.
  3. Hạ trí được giữ “ổn định trong ánh sáng.”
  4. Trung tâm lực cổ họng.
  5. Bộ óc của người đệ tử trên cõi trần.

The manasic permanent atom of the disciple.

The knowledge petals of the egoic lotus.

The lower concrete mind “held steady in the light.”

The throat centre.

The brain of the disciple upon the physical plane.

Tất cả điều này tất yếu là tương đối, nhưng ngay khi người đệ tử đã thiết lập con đường tiếp cận Tam nguyên tinh thần (dù ở mức độ thấp), y đã lần đầu tiên đáp ứng lại hào quang của Sư Phụ. Điểm khác biệt giữa hào quang của Sư phụ và của Đạo viện là hào quang của Sư Phụ thì năng động (dynamic), còn hào quang của Đạo viện có tính cách tác động. Tuy nhiên, cả hai tạo thành hào quang của tập thể. Khi đáp ứng khởi đầu xảy ra cuối cùng nó sẽ dẫn đến người đệ tử trở thành đệ tử trong hào quang.

This is all of it necessarily relative but the moment that the disciple has established this line of approach to the Spiritual Triad (even in a small measure) he makes his first response to the aura of the Master. The distinction between the aura of the Master and the aura of the Ashram is that the Master’s aura is dynamic and the group aura is influential, yet the two together constitute the group aura. When this initial response is made it results eventually in the disciple becoming the chela within the aura.

2) Sự phát xạ đến từ cõi bồ đề hay cõi trực giác tâm linh “BUDDHI”. Đó là sự biểu lộ tính chất bác ái của Sư Phụ, nó giúp cho Ngài tiếp xúc với Trái tim của Thượng Đế. Cần nhớ rằng ba loại phát xạ này xuất phát từ Chân Sư và được tăng cường bởi những sự phát xạ tương tự tuy kém mãnh liệt hơn nhiều của những đệ tử nội môn trong Đạo Viện, là những yếu tố làm cho Sư Phụ và Đạo Viện tiếp xúc với điều mà huyền môn gọi là Ngôi Mặt Trời thể chất, Trái tim của Mặt trời và Ngôi Mặt trời Tinh thần trung ương.

The radiation which comes from the plane of buddhi or of the spiritual intuition. This is an expression of the love nature of the Master and is that which enables Him to be in touch with the Heart of God. It might be noted here that these three radiations emanating from a Master and enhanced by the similar, though much less powerful, radiations of the inner members of the Ashram are the [756] factors which put the Master and the Ashram in contact with that which is occultly spoken of as the physical Sun, the heart of the Sun and the Central Spiritual Sun.

Con đường mà tác động rung động này của Chân sư đến người đệ tử và cuối cùng thu hút y vào trong hào quang là:

  1. Nguyên tử thường tồn bồ đề, hay thể bồ đề của người đệ tử cao cấp.
  2. Các cánh hoa tình thương của hoa sen Chơn ngã.
  3. Thể cảm xúc ở phương diện cao nhất.
  4. Luân xa tim.

The line along which this vibratory activity of the Master reaches the disciple and draws him finally within the aura is:

  1. The buddhic permanent atom, or the intuitional vehicle of the advanced disciple.
  2. The love petals of the egoic lotus.
  3. The astral body in its highest aspect.
  4. The heart centre.

3) Sự phát xạ đến từ cõi Niết bàn hay khía cạnh ý chí của Tam Thế Thượng (ATMA). Đây là thể hiện phát xạ của năng lựơng của Chân sư để thâm nhập vào Hội Đồng ở Shamballa, để ghi nhận mục đích của Thượng Đế và hợp tác với Thiên Cơ. Thiên Cơ này tức là sự biểu hiện việc thực hiện Ý Chí Thiêng Liêng trong một chu kỳ nhất định. Phương diện này của hoạt động phát xạ có bản chất thật cao siêu đến nỗi chỉ có đệ tử là điểm đạo đồ mới có thể ghi nhận được. Nó chuyển đến tâm thức hồng trần của người đệ tử theo con đường sau đây:

  1. Nguyên tử thường tồn atma, hay là trụ điểm của ý chí thiêng liêng, khía cạnh đầu tiên của Tam nguyên tinh thần.
  2. Các cánh hoa hi sinh của hoa sen Chơn ngã.
  3. Phương diện cao nhất của thể dĩ thái.
  4. Trung tâm lực đỉnh đầu.
  5. Luân xa ở đáy cột sống được khơi hoạt bởi sự đáp ứng với phát xạ rung động của bốn điểm truyến đạt khác.

The radiation which comes from the atmic level or the will aspect of the Spiritual Triad. This is the emanatory expression of the capacity of the Master to enter into the Council at Shamballa, to register the purpose of God and to work with the Plan, which is the expression, in any given cycle, of the working out of the divine Will. This aspect of the Master’s radiatory activity is of so high a nature that only the advanced initiate-chela can register it. It is transmitted into the physical consciousness of the disciple along the following lines:

The atmic permanent atom or the focus of the spiritual will, the first aspect of the Spiritual Triad.

The sacrifice petals of the egoic lotus.

The etheric vehicle in its highest aspects.

The head centre.

The centre at the base of the spine, which is aroused into activity in response to the vibratory radiation of the other four points of transmission.

 

Qua việc nghiên cứu các điều trên đây, bạn thấy rằng việc diễn tả bằng ngôn từ bản chất của hoạt động rung động của Chân sư thật khó khăn và trừu tượng biết bao. Tất cả những gì mà tôi có thể làm (ngầm định là bạn có hiểu biết trực giác) là dùng những thuật ngữ kỹ thuật và hàn lâm để diễn tả cái không thể diễn tả, do đó đóng băng và làm biến dạng nó.

Sự phát xạ tam phân của Chân sư thể hiện hoạt động có kế hoạch và vùng “phóng xạ ảnh hưởng”, và chính nó thu hút người đệ tử vào trong hào quang của Ngài. Trong trường hợp này, nó không phải là hào quang của Đạo viện mà là hào quang của cái khiến cho hào quang của Đạo viện khả dĩ , hay là Sự Sống của Chân sư.

You will note from a study of the above how abstruse and difficult it is to put into words the nature of the vibratory activity of the Master. All I can do—in default of your intuitive understanding—is to put into technical and academic terms (thereby crystallising the truth and somewhat distorting it) that which cannot be expressed..

This threefold radiation of the Master, as it expresses His planned activity and sphere of “influential emanation” is that which draws the disciple into His aura—not in this instance [757] the aura of the Ashram but of that which makes the ashramic aura possible—the Life of the Master.

Một sự kiện lý thú có thể được nêu ra ở đây. Khi người Đệ tử – Đạo Đồ đã tăng cường sự rung động của mình đến mức giống y với sự rung động của ĐỨC THẦY và có thể giữ vững nhịp độ rung động đó như là nhịp độ thông thường của mình thì khi đó người đã trở nên một vị Chân Sư. Trong mỗi Đạo Viện, vào một lúc nhất định nào đó, luôn luôn có một đệ tử được truyền pháp để sau rốt thay thế Chân Sư để Ngài có thể đảm nhiệm những việc cao cả quan trọng hơn. Như chư môn đệ đã biết, tôi là người đệ tử trưởng tràng của ĐỨC THẦY K.H. và khi tôi đắc quả vị Chân Sư, tôi thay chân Ngài để cho Ngài lãnh nhiệm vụ khác cao cả hơn và một đệ tử khác thuộc cung 2 thay tôi lên làm trưởng tràng trong nhóm đệ tử của Ngài. Phải cần đến hai vị đệ tử thay thế để cho một ĐỨC THẦY được hoàn toàn giải nhiệm đối với mọi công việc trong Đạo Viện, và tôi là người thứ nhất trong 2 người được chọn để làm việc này. Người kia vẫn chưa đắc quả vị. Khi phương thức đồng hóa này diễn ra, thì tất cả thành viên trong Đạo Viện đều có thể tiến lên một bực, tuy rằng điều này ít khi xảy ra.

Nói một cách tượng trưng, nó có thể được diễn tả như một xung động mở rộng mạnh mẽ, mở rộng phạm vi của Đạo viện ra để có thể tiếp cận các cõi giới cao hơn và bao gồm các vùng ảnh hưởng thấp hơn vào nó.

One interesting fact might here be given. The moment when an initiate-chela has intensified his vibration so that it is identical with that of the Master and can hold that rate of vibration as his normal radiatory quality, then he himself becomes a Master. In every Ashram, there is always at a given moment some one disciple who is being trained to take the Master’s place eventually, thereby releasing Him for higher and more important work. As you know, I was the senior disciple of the Master K.H. and when I became a Master, I released Him for higher work and my place in His group was taken by another disciple on the second ray; two disciples are needed to bring about the complete liberation of a Master from all ashramic work and I was the first of the two chosen to do this. The other has not yet made the grade. When this process of identification takes place, a moving forward of every member in the entire Ashram becomes possible, e’en though it seldom happens. Symbolically speaking, it might be described as a potent expanding impulse which widens the circle of the Ashram so that higher levels can be touched and lower spheres of influence can be included.

Một ngày nào đó, tất cả nó sẽ là Thánh đoàn được nhận thức, bởi vì Thánh đoàn chỉ là một trạng thái tâm thức với phương diện Sự Sống, hay Shamballa, ở tại trung tâm, và vòng tròn của nhân loại cấu thành các yếu tố phát xạ, vùng ảnh hưởng phát xạ hay hào quang, nhờ đó khơi dậy các giới khác trong tự nhiên đáp ứng lại.

Đây là một bức tranh rộng lớn và tổng quát của giai đoạn này trên con đường đệ tử mà tôi đã cố gắng để chuyển tải ý nghĩa cá nhân của nó và những kết quả tập thể bí truyền hơn. Tôi không thể nói nhiều hơn nữa, và tôi cũng không thể mở rộng ra đến tiến trình mà nhờ đó một đệ tử trong hào quang có thể tùy ý hội ý với Chân sư trong Đạo viện nhằm đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của thế gian. Chỉ một điều duy nhất tôi có thể nói cho bạn biết.

Some day, it will be all “realised Hierarchy” for the Hierarchy is but a state of consciousness with the life aspect, Shamballa, at the centre, and the circle of humanity constituting the emanating factor, the radiatory influence or the aura, whereby the other kingdoms in nature are evoked into responsive activity.

This is a broad and general picture of this stage of discipleship as I have attempted to convey its individual implications and its more esoteric group results. More I may not say, nor can I enlarge upon the process whereby a chela within the aura can at will and for the meeting of some urgent need confer with the Master in the Ashram. One thing only can I tell you.

Chân Sư luôn luôn có 3 đệ tử thân tín nhất, đã “xuất lộ vào tâm thức của Ngài”, như cách người ta nói, nhằm đáp ứng với họat động bức xạ của bản thể tam phân của Ngài. Các đệ tử này hợp tác rất chặt chẽ với Ngài và trông nom những đệ tử khác trong nhóm tùy theo nhu cầu, trình độ tiến hóa và cung của họ. Đức Christ khi xưa cũng có 3 vị đệ tử thân cận với Ngài hơn 9 vị khác. Điều này luôn luôn đúng. Truyện tích về Đức Christ như được diễn tả trong Kinh Thánh cho thấy hình ảnh một Đạo Viện về mặt kỹ thuật, và hình ảnh của Thánh đoàn như nó cơ bản hiện hữu. Ngài có ba vị đệ tử thân yêu và tin cẩn nhất, kế đó 9 vị khác tạo thành Đạo Viện Nội môn. Kế đó nữa là 70 vị tượng trưng toàn thể Đạo Viện, sau cùng là 500 người tiêu biểu cho những đệ tử dự bị dưới sự trông nom của Ngài chứ không phải dưới sự chỉ dẫn của 3, 9, và 70 vị kia cho đến khi họ được nhận vào nhóm đệ tử chính thức. Trong Đạo Viện vĩ đại nhất, “Đức SANAT KUMARA” cũng có một hệ thống tương tự trên một giai tầng cao hơn gồm những Đấng Cao Cả trong nhóm những cộng sự viên thân tín của Ngài. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những con số này chỉ có ý nghĩ tượng trưng chứ không đúng thật. Số đệ tử trong một Đạo Viện vẫn thường xuyên thay đổi nhưng luôn luôn có 3 vị chịu trách nhiệm với Sư phụ để quản đốc mọi hoạt động của Đạo Viện. Họ là những vị cố vấn thân tín nhất và thực hiện những kế hoạch của Ngài.

The Master always has three disciples who are His closest cooperators and intermediaries. They have emerged “into His consciousness,” as it is called, in response to the radiatory activity of His threefold spiritual nature. They work very closely with Him and watch over the other disciples in the group [758] according to their need, their ray and their point of development. You will remember in this connection how even the Christ had three disciples who were closer to Him than the other nine. This is ever true. In the Biblical story anent the Christ, you have—among other things—conveyed a picture of an Ashram as technically constituted and of the Hierarchy as it essentially exists. There were the three disciples, beloved and close; then the nine, who completed the inner Ashram. Next came the seventy who were symbolic of the Ashram as a whole and, finally, the five hundred who typified those upon the Probationary Path who were under supervision by the Master, but not by the three, the nine and the seventy until the time comes to admit them to the Path of Accepted Discipleship. In the greatest Ashram of all, Sanat Kumara has the same sequence of relationships among the great Beings Who form His group of active workers. Bear in mind, however, that these figures are symbolic and not factual. The number of disciples in an Ashram varies constantly, but always there are the three who are responsible to the Master for all ashramic activity, who are in His closest councils and who carry out His plans. The chain of Hierarchy is great and immutable and the sequences unalterable.

Trong việc xem xét chủ đề đệ tử trong hào quang của Chân sư, chúng ta đã thấy rằng người đệ tử phát nguyện thật sự là người đã đạt tới giai đoạn trở thành một đệ tử chính thức, tiến bước lần lần qua từng điểm trong vòng chu vi khu vực ảnh hưởng của Chân Sư, cho đến khi y đạt tới một thời kỳ mà y “biết” được hào quang của Chân Sư một cách ý thức. Chư huynh đệ thân mến, câu này có vẻ thật vô nghĩa, nhưng trên khía cạnh huyền môn lại rất đúng. Tôi sẽ giải thích từng ý nghĩa của nó nhằm giúp bạn hiểu được hiểu được những hàm ý trong đó:

In considering the theme of the chela within the Master’s aura, we have seen that the true pledged disciple who has reached the stage of being an accepted disciple passes from point to point within the circumference of a Master’s sphere of influence until he reaches a period wherein he consciously “knows” his Master’s aura. Now that, my brothers, is a perfectly meaningless phrase, but it is technically and esoterically correct. I will paraphrase its significance for you in an endeavour to give you some of the vital implications.

1) Người đệ tử không những ý thức được Chân Sư mà còn biết rõ những gì ở trong trí của Ngài. Điều này có nghĩa là y giao tiếp thường xuyên với Chân Sư bằng viễn cảm.

2) Y đã vượt qua giai đoạn khảo sát nội tâm để tìm hiểu xem Chân Sư muốn y làm những việc gì. Y biết rõ cái vai trò mà y phải đóng góp trong đại cuộc.

3) Y đáp ứng bén nhạy với hào quang của Chân Sư không những trên nội giới và trong Đạo Viện, mà cũng đáp ứng bằng khối óc vật chất của y. Y di chuyển, đi đứng trong vòng hào quang ấy trong đời sống hàng ngày. Phương thức này đương nhiên gồm 5 giai đoạn.

He is aware not only of the Master, but of what is in the Master’s mind. That means that he is telepathically en rapport with his Master.
He is consciously past all inward discussion of what the Master wants him to do. He knows the part which he has to play.
He responds sensitively to the Master’s aura not only upon the inner planes of life and in the Ashram proper, [759] but also with his physical brain. He moves within the aura in his daily physical plane life. This process necessarily falls into five stages:

a) Y giao tiếp bằng viễn cảm, trí óc của y đáp ứng với trí năng của Chân Sư.

b) Bởi vậy, y ý thức được tư tưởng của Chân Sư bằng cái trí của mình. Điều này ảnh hưởng đến đời sống và công việc phụng sự của y. Trí năng của y luôn luôn chuyển đạt những ấn tượng y nhận được bằng viễn cảm cho nó trở thành những công thức rõ ràng, trật tự để sử dụng vào những phương thức chỉ định.

c) Ở giai đoạn này vì đã tương đối giải thoát khỏi ảo cảm, nên y có thể đáp ứng từ khía cạnh nhạy cảm và cảm xúc, và bởi đó y có thể chuyển đạt những kế hoạch của Sư Phụ lên cõi trung giới.

d) Ở mức độ dĩ thái, y có thể bắt đầu hoạt động với năng lựơng của Đạo Viện mà Chân Sư và linh hồn y có thể dành cho y sử dụng trên cõi phàm trần. Y trở nên một vị “phóng phát năng lựơng” và chừng đó y có thể tạo nên kết quả trên cõi hồng trần.

e) Khối óc của y trở nên ý thức được tính cách đồng loạt tác động của 4 phương thức trên đây và y bước vào giai đoạn mới của con đường đệ tử hữu thức. Qua sự tác động của linh hồn và ảnh hưởng của Chân Sư, y nhận thức được Thiên Cơ một cách rõ ràng như phô bày trước mắt y. Đây không phải chỉ là một giai đoạn tiến hóa cao trên Đường Đạo của người đệ tử, mà còn bao gồm kiến thức hiểu biết của vị Đạo Đồ. Người đệ tử sơ cơ biết rằng mục đích của nhà huyền học là sử dụng năng lựơng.

He is telepathically en rapport. His mind and his brain respond to the Master’s mind.

He is, therefore, mentally aware of the content of the Master’s mind. This affects his life and service and his mind constantly formulates the telepathic impressions into organised formulas which are then available for directive processes.

Being, at this stage, relatively free from glamour, he is able to respond from the angle of sensitivity and feeling and consequently able to bring through the Master’s plans (his share of them) on to the astral plane.

Etherically, he can begin to work with and use the ashramic force which his Master and his soul can make available to him to use upon the physical plane. He becomes what is called a “projector of force” and can then produce results upon the physical plane.

His brain becomes consciously aware of the simultaneity of the above four processes so that he passes into a new phase of conscious discipleship. Through his own soul and the Master’s sphere of influence the Plan lies open before him. I would point out that this is not only a higher stage of discipleship but presupposes initiate understanding. The neophyte knows that the goal of the occultist is to work with forces.

Tuy nhiên, y không biết rằng điều ấy không thể thực hiện một cách ý thức cho đến khi nào y đã hội đủ những điều kiện sau đây:

1) Y đã tác động như một vận hà trong một thời gian lâu dài. Hãy suy gẫm về điều này. Việc đạt tới khả năng làm vận hà thuần túy và phân phối năng lựơng một cách lưu thông, không bị chướng ngại là mục đích đầu tiên và đòi hỏi một thời gian lâu dài. Năng lựơng do một đệ tử phân phối trước khi thiết lập được một vận hà lưu thông và vững vàng thường là bị nhuộm mầu bởi cá tính riêng biệt của y, dẫu cho đó là một cá tính ưu tú tốt lành. Trong tương lai sẽ đến một thời kỳ mà người đệ tử có thể phân phối năng lựơng thuần túy của Đạo Viện của linh hồn tập thể tùy ý muốn.

He fails, however, to recognise that this may not be consciously done until—

1.He has for a long time been simply a channel. I would have you reflect on that thought. The attainment of the capacity to be a pure channel and an unimpeded distributor is the first goal and it takes a long time. The force usually dispensed by a disciple, until the channel stage is automatic and established, is normally coloured by personality distinctiveness (even if a high grade personality).[760] The time has to come when the disciple can, at will, distribute the ashramic and group-soul energy in their pure state.

2) Bởi đó, người đệ tử phải phân phối năng lượng chứ không phải mãnh lực. Có một sự lầm lẫn rất lớn trong trí của nhiều đệ tử về vấn đề này. Trừ phi y là một Đạo Đồ cao cấp, người đệ tử ít khi phân phối năng lựơng. Y chỉ tác động với các mãnh lực thuộc về ba cõi giới. Khoa huyền môn có nói rằng: “Khi người đệ tử có thể phân phối 4 loại mãnh lực và khiến cho 7 âm điệu của chúng được nghe, mỗi âm điệu của 7 âm điệu này có một sự biểu lộ tứ phân, y không thể làm việc với năng lựơng. Khi y sử dụng năng lựơng, y tác động với 7 chứ không phải 28”. Hãy suy gẫm về câu này. Tôi nói thêm rằng 28 thuộc về 7 và khi người đệ tử tác động với 7, y đương nhiên giải tỏa 28 và làm việc dưới ấn tượng đặc tính của 7 cung.

2. He has, therefore, to distribute energy and not force. There is much confusion in the minds of many disciples upon this matter. Until a man is an initiate of high degree, he seldom dispenses energy. He works with forces and they concern the three worlds. It has been said (esoterically) that “when the disciple can distribute the four forces and make their seven notes heard, each note of the seven having a fourfold expression, he is not able to work with energy. When he works with energy, he works with seven and not with twenty-eight.” Reflect upon this. I would add that the twenty-eight belong to the seven and when the disciple works with seven, he normally and automatically releases the twenty-eight, working under the impression of the seven ray qualities.

3) Y còn phải học áp dụng những sự phân biệt và tổng hợp. Đây là một điểm gợi ý sâu sắc có tác dụng đặc biệt cho những người phụng sự.

3. He has to learn the uses of distinction and of synthesis. Herein lies a potent occult hint of special use to workers.

4) Y biết những mối nguy hiểm mà người Đạo sinh sơ cơ có thể gặp phải khi cố gắng phân phối mãnh lực hay điều khiển những cái gọi là năng lựơng theo một chiều hướng nhất định. Y nhận thức rằng mục đích của y là làm một vận hà trong một thời gian lâu dài nhờ một đời sống tinh khiết, định hướng đúng đắn và sự không chỉ trích. Sự định hướng đúng đắn này liên quan đến một điều mâu thuẫn mà tất cả các đệ tử phải giải quyết, đó là hướng về linh hồn và Đạo Viện nhưng đồng thời cũng hướng về nhân loại. Chỉ có những đệ tử thân cận với tâm của Chân Sư (hiểu theo nghĩa kỹ thuật), và do đó ý thức được hào quang của Ngài, mới có quyền, tôi gần như đã nói là đặc ân, điều khiển mãnh lực theo những đường hướng nhất định. Khi họ chưa đạt tới địa vị đó thì nhiệm vụ của họ là làm những vận hà để phân phối năng lựơng một cách tổng quát và đại đồng chớ không theo một đường lối nhất định.

4. He is aware of the dangers incident to the untrained neophyte endeavouring to distribute forces, to direct so-called energies in a specific and particular direction. He realises his goal is to be a channel for a long time through purity of life, correct orientation, and non-criticism. This correct orientation involves a paradox with which all disciples must wrestle, i.e., to be oriented to the soul, and, consequently, to the Ashram and to be oriented at the same time to humanity. Only disciples close to the Master’s heart (technically understood) and, therefore, consciously aware of His aura have the right—I had almost said privilege—to direct force in specific directions. When their status is not that, their task is to act as channels for the distribution of energy in a general and universal but not in a specific manner.

Một ĐỨC THẦY hoặc trên một Cấp Đẳng cao hơn, Đấng Chưởng Giáo thường bị các đệ tử làm khổ nhiều hơn là vì những người ở ngoài thế gian. Công việc của các Ngài bị làm trở ngại bởi những đệ tử đã tiến hóa cao nhiều hơn là bởi những tư tưởng gia thông thái ở ngoài đời. Hãy nhớ rõ điều ấy trong lúc này. Không phải là sự độc ác của người đời đã gây nên những nỗi khổ đau cho Đấng Christ khi Ngài còn tại thế mà chính là những tông đồ của Ngài, cùng với khối nghiệp quả tích tụ của nhân loại trải qua thời gian, rải rác trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

A Master and, to a far higher extent, the Christ, suffers far more from those in His Own household than from those in the outer world; His work is more impeded by the advanced aspirants than by the intelligent thinkers. Bear this in mind at this time. It was not the cruelty of the outer world of men which [761] caused the depths of sorrow to the Christ when on earth; it was His Own disciples, plus the massed sorrow—spread over the entire cycle of life, past, present and future—of humanity.

Những đệ tử họp thành từng nhóm hoạt động ngoài thế gian, nhiều người trong số đó làm công tác hữu hiệu hơn rất nhiều so với những đệ tử quy tụ trong những nhóm nội môn. Người đệ tử chính thức cao cấp luôn luôn có một nhóm riêng mà y quy tụ chung quanh mình để thực hiện những việc có tính cách tích cực và sáng tạo. Hãy nhớ lấy điều này: Tiêu chuẩn để xét đoán khả năng của một đệ tử là ảnh hưởng của y đối với kẻ khác, đó là ảnh hưởng mà y tạo nên do bởi sự truyền bá đạo lý bằng ngòi bút, bằng sự thuyết pháp và ảnh hưởng cá nhân xuyên qua gương mẫu của mình.

Disciples gravitate into world groups and many of them are doing far more efficient work than those gathered together into esoteric groups. The advanced accepted disciple has always his own group which he gathers around him for active and creative work. I would remind you of this. The gauge of a disciple’s capacity lies in his influence—through pen, word of mouth, and personal influence—upon other people.

Theo Định luật Tương Đồng, bao giờ cũng có một mối quan hệ số học giữa những thực thực thể số học đã được thiết lập. Sáu giai đoạn trên con đường đệ tử đương nhiên có liên hệ với sáu trường phái triết học của Ấn độ, và sáu trường phái này thật ra là sáu “trường phái hạt giống” của tất cả những lý luận và công việc về triết học. Không có sáu Đạo viện tương ứng với sáu giai đoạn trên con đường đệ tử bởi vì có tất cả bảy Đạo viện, mỗi Đạo viện cho một cung, và sáu giai đoạn của con đường đệ tử đều có liên hệ với tất cả Đạo viện; tất cả bảy cung đều thể hiện (ở một giai đoạn nào đó của Con đường Đệ tử) sáu giai đoạn này hướng về trung tâm.

Under the Law of Correspondence, there is ever a numerical relation with established numerical entities. The six stages of discipleship are naturally related to the six schools of Indian philosophy which were in reality the six “seed schools” for all philosophical surmise[1] and work. There are not six types of Ashrams corresponding to the six stages of discipleship because there are seven Ashrams (one for each ray type) and all the six stages of discipleship are related to all the Ashrams and all the seven ray types express (at some stage of their unfoldment upon the Path of Discipleship) these six steps towards the centre.

Trong sự công phu tu luyện của người đệ tử, việc sử dụng các Trung tâm lực hay luân xa phần lớn tùy nơi y thuộc về cung nào, nhưng tôi không có ý định trình bày chi tiết ở đây. Tôi sẽ đề cập chi tiết trong phầ cuối của bộ sách Luận về Bảy Cung. Tôi muốn nêu rõ rằng Chân Sư không bao giờ dùng những Trung tâm lực của người đệ tử làm khí cụ phân phối năng lựơng. Những Trung tâm lực khi hoạt động đúng cách là những kho dự trữ và phân phối năng lựơng bị nhuộm màu bởi tính chất đặc biệt của người đệ tử. Trong những giai đoạn sau cùng trên đường Đạo của người đệ tử, những Trung tâm lực ấy hoàn toàn đặt dưới sự kiểm soát của linh hồn xuyên qua Trung tâm lực đỉnh đầu. Nhưng phải nhớ rằng sau cuộc điểm đạo thứ tư và và sự biến mất của nhân thể, thì không có một thể nào còn giam hãm người đệ tử trong cõi sắc tướng hay làm cho người bị giới hạn nữa. Sau cuộc điểm đạo thứ ba, những Trung tâm lực thấp hơn không còn kiểm soát những cơ phận đáp ứng thể chất. Theo quan điểm huyền môn Thượng Đẳng và khi người đệ tử đã ở bên trong Đạo Viện, những Trung tâm lực được coi là những trung tâm vận chuyển năng lựơng. Trước cuộc điểm đạo thứ ba, các Trung tâm lực có một tầm quan trọng tạm thời trong sự tu luyện, bởi vì chính do đó mà người đệ tử học hỏi về tính chất của năng lựơng, sự dị biệt của nó với mãnh lực và những phương pháp phân phối năng lựơng như thế nào.

The centres, as used by the disciple in his unfolding progress, are dependent upon the ray type to a great extent but it is not my intention to take up this subject of the centres in this series of instructions. I shall be dealing with the subject at some length in the final part of A Treatise on the Seven Rays.

I would like, however, to make clear at this point that the Master never uses a disciple’s centres as distributing agencies for force. In the last analysis, the centres are (when functioning correctly) reservoirs of force and distributors of energy, coloured by specific quality and of a certain note, vibration, and strength. On the final stages of the Path of Discipleship, they are entirely controlled by the soul, via the head centre, but it should be borne in mind that after the fourth initiation and the disappearance of the causal body, there is no form aspect or vehicle which can hold the disciple a prisoner or any way limited. After the third initiation, the lower centres have no control whatsoever over the outer mechanism of response; from [762] the standpoint of the highest occult training and when the disciple is in the Ashram itself, the centres are viewed as simply channels for energy. Until the time of the third initiation, they assume temporary importance in the training process because it is through them that the disciple learns the nature of energy, its distinction from force and the methods of distribution—the latter being one of the last stages in the training process.

Sự cấu tạo của chân ngã hay linh hồn là yếu tố hàng đầu cho Sư phụ trong việc huấn luyện người đệ tử đảm nhiệm công việc của Thánh đoàn. Điều này đương nhiên sử dụng đến 3 Trung tâm lực ở trên, đó là những Trung tâm lực trên đỉnh đầu, tim và cuống họng. Sư phụ đặc biệt chú trọng đến cái gọi là “hoa sen chân ngã”, và đây là một điểm mà người đệ tử rất hay quên. Linh hồn chú trọng đến đời sống riêng của nó, còn những chi tiết về sự sống của phàm ngã không có ảnh hưởng gì đối với tâm thức của chân ngã. Trong khi sự sống của phàm ngã tăng trưởng mãnh liệt, thì chân ngã vốn đã tiếp nhận những gì cao cả tốt lành nhất mà phàm ngã cung ứng trong những nguyện vọng cầu tiến của nó và đã từ từ chú ý đến trí năng của phàm ngã cũng đã ý thức được một yếu tố chống đối biểu lộ của chân ngã trong cuộc sống bên ngoài. Khi đó thì bắt đầu diễn ra một cuộc xung đột giữa những cặp đối tượng mâu thuẫn, một cuộc chiến đấu giữa chân ngã và phàm ngã diễn ra một cách ý thức từ cả hai phía. Cuộc xung đột này trước mỗi lần trong ba cuộc điểm đạo đầu tiên, cứu cánh là đưa đến sự chạm trán giữa hai địch thủ: kẻ giữ cửa “vong linh thách thức người đệ tử muốn vượt qua cửa điểm đạo” và Đấng Thiên Thần Hiện diện. Ở đây, chúng ta không nói về cuộc chiến đấu này, chúng ta chỉ nói về sự đáp ứng với năng lựơng của Thánh đoàn hàm súc trong hào quang của Chân Sư và từ đó chuyển sang con người đệ tử, các đường chuyển vận năng lựơng đó có thể được nêu ra như sau:

The constitution of the ego, or Soul, is the factor of paramount importance to the Master in the task of training the disciple for hierarchical work. This necessarily involves the three higher centres (head, heart and throat). It is with the so-called egoic lotus that He is concerned and this is a point which the disciple is very apt to forget. The soul is preoccupied with its own life; the details of the personality life (its inadequate expression or shadow in the three worlds) simply make no impact whatsoever upon the soul consciousness. As the violence of the personality life grows, the soul which has been increasingly the recipient of the best the aspiring personality has to offer and which has been slowly turning its attention towards the mind of the personality, becomes also aware of an opposing factor to true soul expression upon the outer periphery of life. Then the battle of the higher pairs of opposites begins—the battle between soul and personality, consciously waged on both sides. That is the point to have in mind. This conflict culminates, prior to each of the first three initiations, in the confronting of the two opponents; the Dweller on the Threshold (of initiation, my brother) and the Angel of the Presence stand face to face. But with that battle, we are not here concerned. We are occupied with the theme of the response to hierarchical energy as embodied in the Master’s aura and from thence transmitted to the disciple. The channel or channels of direction (there are three of them) might be expressed thus:

1) Thánh đoàn: Chân Sư, Đạo Viện, linh hồn của người đệ tử

2) Nhân loại: người đệ tử, đường giao thông ANTAHKARANA, ba Trung tâm lực ở phần trên.

Đó là phương thức đại cương và tổng quát đi từ cái đại thể (nói riêng về cá nhân người đệ tử) đến tiểu tiết tức là người đệ tử trong xác phàm.

The Hierarchy.

The Master.

The Ashram.

The soul of the disciple.

Humanity.

The disciple. [763]

The antahkarana.

The three higher centres.

This is the broad and general process, reaching from the universal (as far as the individual disciple is concerned), to the particular, i.e., the disciple in a physical body.

Những chi tiết về sự ban rải năng lựơng, hay phương thức cảm hứng tâm linh (cả hai câu này đều diễn tả quan niệm ứng đáp với hào quang của Chân Sư) có thể được trình bày như sau:

  1. Hào quang của Chân Sư
  2. Hoa sen của chân ngã hay thể của linh hồn
  3. Sự lưu thông năng lựơng của Đạo Viện xuyên qua :
  • Những cánh hoa hy sinh hay khía cạnh ý chí.
  • Những cánh hoa tình thương hay khía cạnh minh triết / bác ái
  • Những cánh hoa kiến thức hay khía cạnh trí năng. Phương thức này sẽ chịu ảnh hưởng bởi loại cung của người đệ tử.
  1. Sự đáp ứng của người đệ tử trên cõi trần và sự thụ cảm của những Trung tâm lực của y với hoạt động của chân ngã, dưới ấn tượng của Chân Sư sẽ diễn ra như sau:
  • Những cánh hoa hy sinh sẽ chuyển di năng lựơng đến Trung tâm lực đỉnh đầu, xuyên qua những cánh hoa hy sinh (có 3 cánh tất cả). Trong vòng cánh hoa chung quanh “viên ngọc trong hoa sen”, từ đó đến cánh hoa hy sinh trong 3 cánh hoa tình thương, và trong 3 cánh hoa kiến thức. Thế là có tất cả 5 cánh chuyển đạt ý chí.
  • Những cánh hoa tình thương cũng chuyển vận năng lựơng tình thương giống y như trên đến Trung tâm lực ở tim xuyên qua những cánh hoa tình thương tất cả cũng có 5 cánh.
  • Những cánh hoa kiến thức chuyển vận năng lựơng của hoạt động trí tuệ đến Trung tâm lực nơi cuống họng cũng theo phương pháp giống như trên xuyên qua 5 cánh hoa kiến thức.

The detail of the descent of energy or of the process of spiritual inspiration (both these phrases pictorially present the concept of response to the Master’s aura) might be put as follows:

  1. The Master’s aura.
  2. The egoic lotus or soul body.
  3. The inflow of ashramic energy, via
  • The sacrifice petals or the will aspect.
  • The love petals or the love-wisdom aspect.
  • The knowledge petals or the mind aspect.

This process will be affected by the ray type of the disciple.

The response from the disciple upon the physical plane and the receptivity of his centres to the activity engendered by the soul, under impression by the Master would be as follows:

  • The sacrifice petals would transmit energy to the head centre, via the sacrifice petals (three of them) to be found in the ring of petals immediately around the “Jewel in the Lotus”; from thence to the sacrifice petal in the three love petals and in the three knowledge petals. You, therefore, have five transmitting points of will-energy.
  • The love petals similarly transmit love-energy to the heart centre, via the love petals, again five in all.
  • The knowledge petals transmit energy, the energy of intelligent activity, to the throat centre, again in the same manner, via the five knowledge petals.

Phương thức này tiếp diễn trong thể chân ngã và do người đệ tử ghi nhận trên cõi hồng trần, rốt cuộc tạo nên cái gọi là một “Trung tâm thỉnh nguyện mạnh mẽ”. Trung tâm thỉnh nguyện này khêu gợi sự đáp ứng từ Tam Thế Thượng tâm linh được nêu ra như sau:

This process going on in the egoic vehicle and registered by the disciple upon the physical plane, produces eventually what could be called a “potent centre of invocation.” This [764] invoking centre evokes response from the Spiritual Triad so that eventually you have:

1) Tam Thế Thượng Tâm linh, kho gìn giữ năng lựơng của chơn thần.

Hạt chủng tử ý chí (ATMA) – những cánh hoa hy sinh – Đường giao thông ANTAHKARANA – hạt chủng tử hồng trần trong hoa sen chân ngã – Trung tâm lực trên đỉnh đầu.

  1. The Spiritual Triad, the custodian of monadic energy.

The atmic permanent atom.

The sacrifice petals.

The antahkarana.

The physical permanent atom within the egoic lotus.

The head centre.

2) Tam Thế Thượng Tâm linh – Hạt chủng tử Minh triết (BUDDHI) – Những cánh hoa tình thương – Đường giao thông ANTAHKARANA – Hạt chủng tử thể tình cảm trong hoa sen chân ngã – Trung tâm lực nơi quả tim.

The Spiritual Triad.

The buddhic permanent atom.

The love petals.

The antahkarana.

The astral permanent atom within the egoic lotus.

The heart centre.

3) Tam Thế Thượng Tâm linh – Một chủng tử trí tuệ (MANAS) – những cánh hoa kiến thức – Đường giao thông – ANTAHKARANA – Đơn vị trí năng – Trung tâm lực nơi cuống họng.

III. The Spiritual Triad.

The manasic permanent atom.

The knowledge petals.

The antahkarana.

The mental unit.

The throat centre.

Những chi tiết trên đây thuộc về phần kỹ thuật của công phu tu luyện, vốn thuần lý thuyết và chỉ là những biểu tượng bằng ngôn từ của phương thức tiến hóa tất nhiên và bất khả kháng. Phương thức ấy diễn tả nguồn cảm hứng thiêng liêng mà tất cả mọi người đều phải trải qua như một phần sinh hoạt của Thượng Đế và được tiếp nhận một cách ý thức khi con người đạt tới những giai đoạn bước vào con đường của người đệ tử và giai đoạn điểm đạo. Phương thức này, nếu được hiểu rõ, chứng minh tính chất của khoa luyện khí công, hay luyện hơi thở. Hơi thở hay khí vận là tất cả bí quyết của sự tu luyện. Trong phương thức kêu gọi và thỉnh nguyện, vốn là trụ cột của toàn thể phương thức này, có sự gợi ý về cơ cấu và trái tim của MẶT TRỜI, cơ phận của THÁI DƯƠNG HỆ hiện tại và của toàn bộ hệ thống tiến hóa trong cơ sinh hoạt của vũ trụ.

These details, brother of mine, are of technical interest, are purely academic and constitute simply word symbols of an inevitable evolutionary process. They describe the divine inspiration to which all human beings are subjected as an integral part of the life of God Himself and one which is consciously registered when a man reaches the stages of discipleship and initiation. They demonstrate, when rightly understood, the nature of the Science of the Breath. That Breath is all and in the method of invocation and evocation which underlies the entire process, you have a hint as to the structure and activity of the Heart of the Sun, the organ of this second ray solar system, and the diastole and systole system of evolution which is found in the universal life process.

*******

 

 

5 Comments

  1. jupiter nguyen

    – ” . .. bình an (serenity) và bình tĩnh (peace) là 2 điều khác nhau. Sự bình tĩnh có tính cách nhất thời, thuộc về thế giới cảm xúc và những trạng thái dao động tinh thần.
    . Bình an có nghĩa là sự yên tĩnh thâm trầm, không bị xáo trộn bởi một cảm xúc nào vốn đặc trưng cho người đệ tử “giữ tâm trí vững vàng trong ánh sáng”. ”
    Tôi nghĩ rằng bình tĩnh có được là do kết quả của kinh nghiệm sống , do sự khôn ngoan và già dặn của một linh hồn đã sống quá lâu trên trần thế, do đó mà càng sống lâu thì ta càng thích sống bằng kinh nghiệm , bằng lý trí và ta sẽ có nhiều bình tĩnh hơn khi đối diện với nghịch cảnh.
    Phải chăng bình an có được là do kết quả của sự minh triết và là điều tự nhiên của một linh hồn đã siêu thoát ? bởi vì phải chăng vì linh hồn đó đã không còn ham muốn và bám víu vào bất cứ người nào hay vật nào ở trên thế gian này nữa nên không có điều gì xảy ra có thể làm mất đi sự bình an của một con người đã siêu thoát.

  2. jupiter nguyen

    Tôi nghĩ câu nói :
    ” Tiêu chuẩn để xét đoán khả năng của một đệ tử là ảnh hưởng của y đối với kẻ khác, đó là ảnh hưởng mà y tạo nên do bởi sự truyền bá đạo lý bằng ngòi bút, bằng sự thuyết pháp và ảnh hưởng cá nhân xuyên qua gương mẫu của mình. ”
    thì mãi mãi là một chân lý và sự thật , khi đọc câu nói trên thì tự nhiên tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng của ông X , ông X nói rằng :
    ” Đừng nghe những gì … nói , hãy nhìn những gì … làm ” .

    • Hoa Nguyen

      chào bạn Jupiter Nguyen.
      thấy bạn là người rất nhiệt thành với sách DK, nên cũng rất là muốn biết bạn để học hỏi và trao đổi, không biết có thể kết nối với bạn không!
      email của tôi: azarianguyen@gmail.com

  3. Dũng Vũ

    chào webmaster, bạn có thể tìm hiểu về giới luật của một đạo sinh yogi được k?
    và mình hỏi luôn ở cuốn ánh sáng của linh hồn thường nói xem thêm ở quyển I,II,III là những quyển nào?

    • Nguyen Khac Thanh

      Giới luật trong cuốn ánh sáng của linh hồn có ghi rõ, bạn suy ngẫm những điều trong đó rồi thực hiện dựa theo sự hiểu biết của mình. Và cuốn ánh sáng của linh hồn được chia làm 3 quyển nhỏ, mỗi quyển bắt đầu bằng các câu kinh. Bạn đọc lại sẽ rõ.

Leave Comment