Các giai đoạn trên Con Đường Đệ tử: Phần 2- Giai đoạn Tiểu đệ tử (Little Chelaship)

Phần sau đây mô tả giai đoạn đầu tiên trong sáu giai đoạn trên đường đạo, trích dịch từ phần thứ IV của Chương “sáu giai đoạn trên đường đạo”. Chân sư DK nói rằng người học đạo phải hiểu rõ vị trí của mình trên đường đạo, là một tiểu đệ tử, hay là một đệ tử thực thụ… và các tiêu chí để phân biệt các giai đoạn ra sao. Do đó, học để biết thật rõ các giai đoạn trên đường đạo là điều cần thiết, nhất là biết từ quan điểm nội môn. Trong bài này và các bài sau, chúng tôi cũng sử dụng bản dịch của Nguyễn Hữu Kiệt nhưng có bổ sung những đoạn còn thiếu và hiệu chỉnh một số đoạn.

1. Giai đoạn “tiểu đệ tử” (little Chelaship) là giai đoạn đầu tiên trên đường đạo, và có thể xem như quan trọng nhất từ quan điểm của một người chí nguyện (aspirant), vì nó gần gũi nhất với y.

2. Đây là giai đoạn mà Chân sư (vị chân sư có cùng cung với cung linh hồn của người đệ tử) bắt đầu chú ý đến y. Chúng ta chú ý là chân sư chỉ bắt đầu chú ý đến y mà chưa có sự tiếp xúc trực tiếp nào cả. Ngài chỉ liên hệ gián tiếp với y qua trung gian một đệ tử khác của Ngài. Đức DK nói rằng điều này xảy ra khi có bốn điều kiện cùng xảy ra:

  1. Nguyện vọng tâm linh của người ấy trên cõi trần thình lình giúp cho y tiếp xúc với linh hồn. Ngay khi việc ấy xảy ra, ánh sáng trong đầu y nhất thời lóe lên. “Ánh sáng trong đầu loé ra” hoàn toàn có thể hiểu theo nghĩa đen của cụm từ đó, và khi điều này xảy ra thì chân sư ngay lập tức biết được điều đó. Ở đây, chúng tôi xin lưu ý với các bạn là Nguyễn Hữu Kiệt dịch “soul” là chân ngã, đúng ra nên dịch là “linh hồn”, và trong thuật ngữ mà chân sư DK dùng thì từ linh hồn có rất nhiều ý nghĩa. Trong đoạn trên đây, linh hồn được hiểu là đấng Thái Dương Thiên Thần.
  2. Tác động của nghiệp qua trong đời y trở nên tăng gia rất nhiều, và ngoài nghiệp quả cá nhân của y, lần đầu tiên y tham dự và gánh vác một phần nghiệp quả của nhóm. Sự trả quả song phương này tạo nên một vòng xoáy năng lực trong hào quang của nhóm và điều này thu hút sự chú ý của Thánh đoàn. Điều này có ý nghĩa rằng người đệ tử đã phần nào quan tâm đến tâm thức tập thể.
  3. Linh hồn vốn chìm đắm trong cơn thiền định thâm sâu trong phần lớn của chu kỳ các kiếp sống, chỉ khi nào phàm ngã đã đạt đến một mức độ gắn kết khả quan, thì linh hồn mới không còn chú ý đến những việc nội tại riêng tư của nó, mà bắt đầu chú ý đến phàm ngã. Trong câu trên đây, linh hồn cũng được hiểu là đấng Thái dương thiên thần.

Khi việc ấy xảy ra, nhóm Chân ngã bị ảnh hưởng rõ rệt và Chân Sư (ở cùng Cung với Linh hồn) biết ngay sự diễn biến này mà huyền môn gọi là sự nhìn xuống của linh hồn. Trên đường đạo, Chân ngã luôn luôn ý thức sự chiến đấu của phàm ngã và sẽ đến giai đoạn (ở khoảng cùng tột của con đường tiến hóa) mà linh hồn ôn lại những giai đoạn nhập thế và xuất thế của diễn trình tiến hóa. 

  1. Dần dần, đường antahkarana được thiết lập và do đó “ánh sáng lớn và ánh sáng nhỏ” được giao tiếp với nhau một cách có ý thức. Một đường của ánh sáng và năng lực được tạo ra giữa hai khí cạnh thiêng liêng đó.

3. “Tiểu đệ tử” chính là giai đoạn “người mộ đạo” hay “người chí nguyện” (aspirant), với các đặc điểm như sau:

  1. Ngài gọi đó là giai đoạn thuần tuý thần bí và có mục đích tinh thần ích kỷ (pure mysticism and of selfish spiritual purpose). Người đệ tử biết hướng về các mục đích tinh thần, nhưng sự định hướng chưa chắc chắn, và còn mang tính ích kỷ, chỉ biết quan tâm đến sự tiến hoá của riêng bản thân.
  2. Ngài cũng nói đó là giai đoạn lao chao, bất định, và “người Đạo sinh thường thay đổi thầy, y chạy từ vị Đạo sư này sang vị Đạo sư khác tùy khuynh hướng, cơ hội và nhu cầu. Y là hiện thân của sự bấp bênh vô định, nhưng y được dò xét cẩn thận, bởi người đệ tử cao cấp, người này đã vượt qua giai đoạn lao chao đó rồi.” Các bạn có thể xem thấy điều này thể hiện trong những người học đạo xung quanh mình như thế nào?
  3. Giai đoạn này kéo dài nhiều kiếp sống, nhưng là bao nhiêu? Ngài không cho ta biết cụ thể, nhưng có thể kéo dài từ 3 đến 7 kiếp, tuỳ thuộc vào nỗ lực của người đệ tử.
  4. Trong giai đoạn này, Chân sư chưa tiếp xúc gì với người đệ tử, cho đến khi “có thể bước vào ánh sáng của Thiên thần”, thì chân sư mới bắt đầu đảm nhiệm việc huấn luyện của y. Câu “bước vào ánh sáng của Thiên thần” hàm xúc ý nghĩa tượng trưng, và chúng ta có thể hiểu đó là khi người đệ tử tiếp xúc với đấng Thái Dương thiên thần của mình nhiều và chặt chẽ hơn. Chân sư chỉ tiếp xúc những ai đã tiếp xúc được linh hồn hay “Thái Dương Thiên thần” của mình.
  5. Đức DK cũng nói rằng mỗi giai đoạn trên đường đạo đều có liên hệ với một trong những cuộc điểm đạo, và giai đoạn đầu tiên này liên hệ với cuộc điểm đạo lần thứ nhất, và nhiều người đã vượt qua kỳ điểm đạo này. Ta có thể hiểu rằng giai đoạn tiểu đệ tử bắt đầu khi người đạo sinh chưa được điểm đạo lần nhất, và kết thúc sau kỳ điểm đạo lần thứ nhất.

4. Trong đoạn cuối, Ngài diễn giải nhiều điều trừu tượng, cao siêu, và nói rằng những gì Ngài nói chỉ điểm đạo đồ thứ ba trở lên mới có thể hiểu được, và quả đúng thế. Những thuật ngữ Ngài dùng như “isolated unity”, “isolated identity”… cần có một trí trừu tượng và kinh nghiệm tâm linh nào đó để hiểu được. Tuy thế, Ngài nói Ngài vẫn đưa ra vì Ngài viết cho thế hệ tương lai. Câu Ngài nói rất sâu sắc:

Nhân loại chỉ bận rộn với hiện tại còn Thánh đoàn hoạt động và đặt kế hoạch cho tương lai, SHAMBALLA chỉ bận nghĩ đến Hiện Tại Vĩnh Cửu, đến sự sống năng động đã tạo nên quá khứ, kiểm soát hiện tại (tức trung tâm ảo tưởng) và với tương lai.

 

PHẦN IV

Trong khi học hỏi về những giai đoạn trên đường đạo mà tất cả mọi người phải đi qua, chúng ta sẽ nhận thấy một điều là đời sống hàng ngày của người đệ tử sẽ toát ra một ảnh hưởng tốt lành. Ảnh hưởng đó xuất phát từ cõi giới ý nghĩa (world of meaning), trong đó người đệ tử tập sống có ý thức và thường xuyên. Một trong những vấn đề của Chân Sư quan tâm trong mối liên hệ đến người đệ tử là dạy cho họ biết ý nghĩa sâu xa của những sự vật quen thuộc và tầm mức quan trọng của những chân lý tiềm tàng bên trong tất cả những sự việc tầm thường. Đó có lẽ là việc khó khăn nhất vì sự phản ứng cố hữu của người đời đối với những sự vật quen thuộc và bởi vì cần phải làm hai điều: chứng tỏ rằng vật quen thuộc có ẩn dấu một sự thật quan trọng, và bằng cách đi sâu vào “cõi giới ý nghĩa”, người đệ tử thấy rằng y có thể bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ chuẩn bị đệ tử chính thức.

As we study the various stages in discipleship through which all must pass, we shall discover that one of the things which happens is the irradiation of the daily life. This irradiation emanates from the world of meaning in which the disciple is learning to live consciously and always. One of the problems with which the Master is engaged in relation to His group of disciples is to teach them the deep significance of the familiar and also the importance of the truths which underlie all platitudes. This is perhaps the most difficult task of all because of the habitual reaction to the familiar and the need to do two things: Prove that the familiar veils an important reality and that by penetrating to the “world of meaning,” the disciple discovers that he can enter into the first stage of the period of preparation for accepted discipleship.

Giai đoạn đầu mà chúng ta phải nghiên cứu là giai đoạn “Tiểu đệ tử” (Little Chelaship). Bàn về giai đoạn này cũng như tất cả các giai đoạn khác, hãy nên nhớ rằng tôi muốn đề cập vấn đề trên góc độ việc làm của Chân Sư, chứ không phải trên góc độ việc làm của người đệ tử. Đã có nhiều bài viết trên chủ đề này từ góc độ của người đệ tử đến nỗi sự quá quen thuộc với đề tài làm cho người ta không có được sự hiểu biết đúng mức. Sự cố gắng tìm hiểu đã được tập trung vào người đệ tử cùng những vấn đề tính hạnh và phàm ngã của y.

The first stage which we must study is that of “Little Chelaship.” In dealing with this stage, as with them all, I would remind you that I am approaching the subject from the angle of what the Master has to do, and not from the angle of the disciple’s work. There has been so much written on that subject from the angle of the disciple and so many books put out on the subject that familiarity with the theme militates against true apprehension. The effort to understand has been focussed upon the disciple and his problems of character and personality. [710]

Tôi không thể giãi bày việc này trong từng chi tiết. Tôi chỉ có ý định trình giãi đến mức tối đa bằng cách nào một Chân Sư chuẩn bị cho người đệ tử trên Đường Dự Bị bước vào Con Đường Đệ Tử. Ở đây, tôi muốn nêu rõ rằng tôi sẽ nói về thời kỳ bao gồm luôn các giai đoạn trên con đường đệ tử từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn siêu phàm. Ở giai đoạn thứ tư, người đệ tử thoát ra ngoài nhóm của Chân Sư và trở nên “một khía cạnh cố định của Thánh đoàn”, theo danh từ huyền môn. Đó là một câu hoàn toàn vô nghĩa đối với chư môn đệ. Khi đó y bước vào vòng ảnh hưởng của SHAMBALLA, và phương pháp chuẩn bị cho người đệ tử có sự kết hợp với SHAMBALLA rất khác với việc chuẩn bị cho họ tham dự vào công việc của Trung tâm mà chúng ta gọi là Thánh Đoàn. Một đằng thì chủ trương phát triển tình thương và tâm thức tập thể, còn một đằng thì chủ trương tăng cường ý chí và đạt tới giai đoạn mà Đạo sư PATANJALI gọi là “sự đơn nhất cô lập” (isolated unity). Đó cũng là một câu hoàn toàn vô nghĩa nữa đối với người nào còn ở dưới trình độ được ba lần điểm đạo. Trong việc thảo luận này, tôi sẽ không nói đến việc chuẩn bị cho những cuộc điểm đạo và những điểm khác nhau của chúng. Tôi sẽ nói về sự tăng trưởng của cái gọi là sự “thân mật tâm linh trong Đạo Viện”, nói đến sự tiếp cận của người đệ tử đối với cõi giới linh hồn, và sự khai mở tâm thức của y trong mối tương quan liên hệ với Thánh Đoàn. Tôi sẽ chú trọng đến việc phát triển sự nhạy cảm, và do đó khả năng sáng tạo của y, không phải sáng tạo hình thể mà là sự sáng tạo sự rung động, ảnh hưởng của nó đối với thế giới loài người và sự xuất hiện sau đó của những cơ phận đáp ứng, khác hẳn với những hình thể sáng tạo. Chư môn đệ hãy suy gẫm về tư tưởng này.

It will not be possible for me to indicate the work in detail. I intend only to show you as far as is possible how a Master prepares the probationer to step from off the Probationary Path on to the Path of Discipleship. At this point, I would like to point out that I shall be dealing with a period covering the stages of discipleship from the first stage to that of adept. At the fourth stage, the disciple emerges out of his Master’s group and becomes what is esoterically called “a fixed aspect of the Hierarchy.” This is a phrase which is necessarily quite meaningless to you. He comes then under the influence of Shamballa and the mode of preparing people for association with that first major centre is very different to that of preparing them for participation in the work of the centre which we call the Hierarchy. The one involves the development of love and of group consciousness; the other involves the unfoldment of the will and the attainment of the stage to which Patanjali gives the name of “isolated unity.” This is a phrase which is quite meaningless to any one below the degree of the third initiation. In this discussion, I shall not be dealing with preparation for the various initiations and their specific differences. I shall be dealing with the growth of what is called “ashramic intimacy,” with the approach of the disciple to the world of souls and to the unfoldment of his consciousness in relation to the Hierarchy. I shall be concerned with his growth in sensitivity and his subsequent and consequent growth in creativity—not the creativity of form as much as the creativity of vibration, its impact upon the world of men and the consequent later appearance of responsive organisms, in contra-distinction to created forms. I would ask you to reflect upon this thought.

Sự phát triển khả năng nhạy cảm là một điều khó hiểu. Các thành viên trong một nhóm hay Đạo Viện của Chân Sư phải ngày càng trở nên nhạy cảm, nhạy cảm đối với Chân Sư và đối với những cộng tác viên đã thệ nguyện của Ngài. Người ta không thể trở nên nhạy cảm bằng cách dùng những phương pháp nọ kia hay bằng công phu tập luyện. Mọi người đều nhạy cảm, nhưng họ không biết đó thôi, vì họ quá bận rộn với những vấn đề thế tục, với sự sống thể chất và ngoại vật của trần gian. Tôi thử đặt lại câu nói ấy như sau: những gì chư môn đệ nói với chính mình và với kẻ khác, thông qua lời nói hay sinh hoạt hàng ngày, thật là ồn ào đến nỗi chư môn đệ không dễ gì mà hiện rõ chân tướng của mình và được nhìn nhận như một thực thể tâm linh. Chân Sư được hướng dẫn bởi những gì Ngài biết về người đệ tử trong những giờ phút ngưỡng vọng yên lặng, âm thầm, bởi những khuynh hướng sinh hoạt cố hữu mà người đệ tử đã chứng tỏ trong nhiều năm, và bởi cách phản ứng của y trong những cơn khủng hoảng hay biến động. Nhiệm vụ của Chân Sư là khích động người đệ tử để cho y giữ vững vào bất cứ lúc nào những khuynh hướng tốt lành cao cả nhất của y mà Ngài biết đến, chứ không phải vào những lúc ngẫu hứng nhất thời mà thôi. Đây là cách nói đơn giản và gần như là giống như trẻ con, nhưng nó giúp nêu ra ý tưởng tổng quát. Chân sư làm điều này vì thế gian đang cần cấp bách những người phụng sự thông minh, ưu ái, vô ngã và tiến bộ, nhất là ở vào thời buổi này. Nhiều người đã đạt tới mức độ có thể trở nên nhạy cảm nếu họ biết dập tắt những ước vọng của phàm ngã và để cho ánh sáng của linh hồn được tự do chói rạng qua họ. Khi đó họ có thể biết và tiếp xúc với Chân sư. Khi bạn có thể tách ra khỏi chính bạn, cùng với các phản ứng cá nhân, các cách giải thích của riêng bạn, và nhu cầu cá nhân, bạn sẽ tự khám phá bằng cách nào, theo những cách thức nào mà Chân sư tìm cách gieo ấn tượng với bạn và các nhóm mà bạn có thể có liên hệ. Khi đó bạn sẽ nhạy cảm với ấn tượng đó. Khi đó bạn có thể làm cho công việc của Chân Sư được dễ dàng bằng cách chuyên chú một cách hăng say vào đời sống tâm linh và không còn lưu ý đến phần việc cá nhân của minh, cũng như về nhân cách của Chân Sư. Khi đó sẽ có nhiều phương pháp được tiết lộ để trợ giúp cho sự tác động hỗ tương giữa sư phụ và đệ tử.

This growth in sensitivity is difficult to understand. The members of a Master’s group and of His Ashram have to become increasingly sensitive—sensitive to the Master and to His pledged workers. You cannot be made sensitive or be rendered sensitive by some type of process or ordered training. Men and women are sensitive, only they do not know it, being so preoccupied with outer matters, with form life and objective things. Let me put it this way: What you say to yourself and to others—through your spoken words or your life—is so noisy that it is not easy to be what you are and to be recognised as a [711] spiritual being. The Master is guided by what He knows of you in your quiet moments of aspiration, by what you have demonstrated for years to be your fixed life tendency and by the manner in which you react at moments of crisis or tension. The task of the Master is to stimulate the disciple to be at all times what He knows him to be at his highest times. That is a simple and almost childish way of putting it but it serves to express the general idea. A Master does this because the need of the world for decentralised, forward-looking, loving and intelligent workers is so great, particularly at this time. Many have reached the point where they may become sensitive if the loud assertions of personality are dimmed and the light of the soul is permitted to pour through. Then the Master can be known and contacted. When you can get away from yourselves and your personal reactions, your own interpretations, and your personal demands, you will discover for yourselves how and in what manner the Master is seeking to impress you and the group with which you may be affiliated. You will become sensitive to that impression. You can then facilitate (as it is called) the activity of the Master by a profound and deep interest in the esoteric life to the exclusion of your own and also of the Master’s individuality.

There are many ways which can then be revealed which will aid the interplay between you, the disciple, and the Master.

tất cả các cung đều là cung phụ của cung thứ hai, chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng tới những phương pháp tác động của cung 2 đối với các đệ tử. Những phương pháp đó là căn bản của tất cả những kỹ thuật khác. Những sự dị biệt đó nếu có, là do sự áp dụng những phương thức tùy theo từng loại cung và tùy nơi việc đặt trọng tâm trên những bí huyệt hay luân xa nhất định nào đó. Hãy suy gẫm về điều này bởi vì nó chứa đựng nhiều ý nghĩa cho người nào có thể hiểu nó bằng ánh sáng của trực giác. Tôi sẽ nói về sự liên hệ của Chân Sư và nhóm của Ngài đối với người đệ tử, chứ không nói nhiều về thái độ của người đệ tử. Bạn sẽ lưu ý điều này là một quan điểm khá mới mẻ.

As all the rays are the subrays of the second ray, we shall be primarily concerned with the second ray modes of working with disciples; they form the basis of all the other techniques. The differences which may appear lie in the application of processes according to ray type and the utilisation of emphasis upon certain centres. Again, I would ask you to ponder on this phrase because it contains much information for those who can bring the light of the intuition to bear upon it. I shall be dealing with the relation of a Master and His group to the individual disciple and not so much with the attitudes and procedures of the disciple. This, you will note is a somewhat new slant.

Trên căn bản, thái độ của người đệ tử thật ra không quan trọng bao nhiêu so với ảnh hưởng và những kỹ thuật tác động của Thánh đoàn đối với y. Các kết quả sẽ đến một cách đương nhiên, bởi vì chúng tùy nơi hai yếu tố quan trọng:

Basically and essentially, the disciple’s attitude is not really of much importance in comparison with the effect of the Hierarchy and its techniques upon him. The results are [712] inevitable, because they are dependent upon two important factors:

1) Yếu tố thứ nhất là ấn tượng của Thánh đoàn không được áp đặt cho người đệ tử cho đến đến khi nào y đã tự chuẩn bị đầy đủ bằng sự trì giới, khắc kỷ để đáp ứng với ấn tượng ấy, và do đó đã tiến gần đến mức cuối cùng của đường đạo.

2) Yếu tố thứ hai là sự đáp ứng tập thể của toàn nhóm. Điều này có nghĩa là đáp ứng theo 2 chiều hướng:

a) Đáp ứng với nhu cầu của nhân loại, hậu quả là đưa đến một đời sống hiến dâng cho việc phụng sự.

b) Đáp ứng với ấn tượng của chân ngã đưa đến sự nhạy cảm tâm linh.

1. The first factor is that directed, hierarchical impression is not imposed until the man has fitted himself through self-discipline to respond to it and is, therefore, nearing the end of the Path.
2. The second is the factor of group response. This means response in two directions:

  1. To sensed human need, leading consequently to a pledged life of service.
  2. To soul impression, leading to spiritual sensitivity.

Khi 2 yếu tố này đã được thiết lập (dù cho người đệ tử không hay biết trong khi thức tỉnh) thì sự kiểm soát của linh hồn đối với phàm ngã trở nên chắc chắn không thể suy chuyển. Khi đó, và chỉ đến khi đó, Chân Sư mới có thể bắt đầu tác động và sự đáp ứng sẽ hữu hiệu, thật sự và bền vững. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu những giai đoạn trên Đường Đạo đã được trình bày ở giai đoạn sơ giải trong đoạn trước đây.

When these two factors are established—even if unknown to the disciple in his waking consciousness—the grip of the soul upon the personality becomes irrevocable. Then, and only then, the Master can begin to work and the response will be effective, real and lasting.

Now let me enumerate for you again the stages with which we shall be dealing:

Giai đoạn 1 – Người đệ tử sơ cơ

Nhiều người đã vượt qua khỏi giai đoạn sơ cơ này rất xa. Dấu hiệu đầu tiên chỉ rằng một người đã đạt tới giai đoạn này (nhìn từ khía cạnh Chân Sư) khi tia sáng lóe ra trong một kiếp nào đó, làm cho sư phụ chú ý đến người ấy. Có thể nói rằng y phải qua bốn sự diễn biến cùng đồng loạt xuất hiện thì y mới được Chân Sư chú ý:

1) Nguyện vọng tâm linh của người ấy trên cõi trần thình lình giúp cho y tiếp xúc với linh hồn. Ngay khi việc ấy xảy ra, ánh sáng trong đầu y nhất thời lóe lên.

2) Tác động của nghiệp qua trong đời y trở nên tăng gia rất nhiều, và ngoài nghiệp quả cá nhân của y, lần đầu tiên y tham dự và gánh vác một phần nghiệp quả của nhóm. Sự trả quả song phương này tạo nên một vòng xoáy năng lực trong hào quang của nhóm và điều này thu hút sự chú ý của Thánh đoàn

This stage is so definitely exoteric that many people have left it far behind. The first indication that a man has reached that stage (from the angle of the Master) comes when the “light flashes out” in some one life; thereby the attention of the Master is attracted to the person. It might be said that the preface to the Master’s interest falls into four parts and it is only when all four are found present together and simultaneously that this happens:

  1. The aspirational intent of the man upon the physical plane suddenly succeeds in enabling him to make a soul [714] contact. The moment that that takes place the light in the head is momentarily intensified.
  2. The karmic agitation of the man’s life becomes greatly increased and—apart from his own individual karma—he, for the first time, consciously takes part in and shoulders a part of the karma of his group. This dual karmic undertaking sets up a veritable vortex of force in the group aura. This attracts hierarchical attention.

3) Điều kế đó không dễ giải thích hay dễ hiểu. Chư môn đệ đã nghe nói linh hồn vốn chìm đắm trong cơn thiền định thâm sâu trong phần lớn của chu kỳ các kiếp sống, chỉ khi nào phàm ngã đã đạt đến một mức độ gắn kết khả quan, thì linh hồn mới không còn chú ý đến những việc nội tại riêng tư của nó, mà bắt đầu chú ý đến phàm ngã. Khi việc ấy xảy ra, nhóm Chân ngã bị ảnh hưởng rõ rệt và Chân Sư (ở cùng Cung với Linh hồn) biết ngay sự diễn biến này mà huyền môn gọi là sự nhìn xuống của linh hồn. Trên đường đạo, Chân ngã luôn luôn ý thức sự chiến đấu của phàm ngã và sẽ đến giai đoạn (ở khoảng cùng tột của con đường tiến hóa) mà linh hồn ôn lại những giai đoạn nhập thể và xuất thể của diễn trình tiến hóa.

Năng lực của linh hồn giáng xuống và sức mạnh của phàm ngã đi lên, điều này diễn ra bằng một phương thức giáng và thăng một cách có ý thức. Ở đây tôi muốn đề cập đến tiến trình mà linh hồn hành động dưới động lực thúc đẩy của Thánh đoàn, chứ không phải phương thức của phàm ngã kêu gọi đến linh hồn do bởi nhu cầu khẩn thiết mà sự tuần tự chế dục tạo nên trong tâm thức hạ đẳng của y.

3. The next point is not so easy to explain or grasp. You have been told that the soul is in deep meditation for the greater part of the cycle of lives of any one individual, and that it is only when a fair measure of personality integration is set up that the soul’s attention is drawn away from its own interior considerations and egoic affairs to those of its shadow. When this happens, the egoic group is definitely affected and the Master (upon the same ray as that of the soul concerned) becomes aware of what is esoterically called “a downward gazing soul.” On the Path of Discipleship, the ego is all the time consciously aware of the striving personality and there comes a stage when (towards the end of the Path of Evolution) the soul recapitulates the evolutionary processes of involution and evolution. Soul energy descends and personality force ascends and this takes place through a process of conscious descents and ascents. I refer here to the process which is undertaken by the soul under hierarchical impulse, and not to that in which the personality invokes the soul under the desperate need brought about in the lower consciousness by the gradual cessation of desire.

4) Lần lần đường antahkarana được thiết lập và do đó “ánh sáng lớn và ánh sáng nhỏ” được giao tiếp với nhau một cách có ý thức. Một con đường của ánh sáng và năng lực được tạo ra giữa hai khía cạnh thiêng liêng đó.

4. Gradually the antahkarana is built and in this way the “greater Light and the lesser light” are consciously related. A path of light and energy is established or created between these two divine aspects.

Khi thời gian trôi qua, trong nhóm chân ngã xuất hiện xuất hiện cái được gọi bằng từ chuyên môn là “ánh sáng liên kết” hay sự “tỏa sáng” bắt cầu. Đây chính là Con Đường mà Kinh Thánh Cựu Ước có đề cập đến như là “con đường công chính, nó giống như ánh sáng chói lọi ngày càng sáng mãi, cho đến ngày Hòa nhập”. Trong các sách bí truyền, nó được đề cập đến như sau: “trước khi con người có thể bước vào đường đạo, chính y phải trở thành con đường đạo”.

As time goes on, there appears in the egoic group what is technically known as the “linking light” or the “bridging radiance.” This is the Path referred to in The Old Testament as “the path of the just is as a shining light which shineth more and more until the day be with us.” In the esoteric [715] books it is referred to in the following terms: “Before a man can tread the path, he must become that path himself.”

Bốn giai đoạn này được Thiên Cổ Luận diễn tả như sau:

These four stages have been described in The Old Commentary in the following terms:

Điểm Linh quang chói rạng. Nó bùng lên và mờ đi. Từ một điểm, nó trở thành đường thẳng thông qua sự bắt đầu của một xoáy lực, và ngay trung tâm của xoáy lực có tiếng nói vọng lên, rõ ràng, khẩn cầu.

Đấng Duy Nhất ngồi trong yên lặng, đơn độc và không e sợ (bởi vì thành phần thì không đơn độc và nhóm thì không e sợ). Ngài nhìn xuống, thấy được ánh sáng phản chiếu xoáy lực, và nghe được tiếng khẩn cầu.

“The point of light shines forth. It waxes and it wanes. The point becomes a line through the starting of a vortex and from the centre of the whirling force, there comes a voice—invocative and clear.

The One Who sits in silent work, alone and unafraid (because the part is not alone and the group is unafraid) looks down, catches the light, reflects the whirling force and hears the voice.

Khi đó, từ điểm Quyền năng Im Lặng, Tiếng Nói vang vọng ra: Hãy an tịnh. Hãy Im lặng. Hãy biết rằng ta là Thượng Đế. Công việc cần kíp sẽ bắt đầu bây giờ.

Giữa Đấng Cao Cả và người đạo sinh nhỏ bé đang phấn đấu đã thiết lập được sự giao thông. Sự tương tác đã bắt đầu. Trí tuệ giữ vai trò đúng đắn của nó. Con Đường đã chắc chắn được thiết lập

Then from the silent point of power, a Word goes forth: Be still. Be silent. Know that I am God. The needed work will now begin.

Between the Great One and the little striving one, communion is established; the interplay begins; the mind assumes its rightful place. The Path is surely laid.”

Khi bốn sự việc trên đây cùng xuất hiện, thì chừng đó điều gọi là: “Các thói quen tâm linh” bắt đầu hình thành và được tuần tự thiết lập. Ảnh hưởng của chúng rốt cuộc sẽ có tác động hấp dẫn sự chú ý của Chân Sư. Sự tiếp xúc hãy còn quá yếu ớt và ảnh hưởng của linh hồn  đối với phàm ngã hãy còn quá kém để Chân Sư có thể trực tiếp giúp đỡ đạo sinh. Đó là giai đoạn của thần bí thuần khiết và mục đích tinh thần ích kỷ. Y không có nhận thức về mối quan hệ tập thể và khuynh hướng sinh hoạt tập thể. Người Đạo sinh không có lòng mong muốn phụng sự thật tình và vô kỷ. Y chỉ có một ước vọng mơ màng muốn tìm sự giải thoát cá nhân, kiện toàn cá nhân và hạnh phúc trường cửu cho riêng mình. Điều này phải được biến đổi thành sự giải thoát tập thể, kết hợp tập thể và niềm vui tập thể của toàn nhóm.

When the four aspects of inter-related activity are present, then what might be called “spiritual habits” begin to form and are steadily established. Their united effect serves eventually to attract the attention of the Master. The contact is still too feeble and the grip of the soul upon the personality is still too weak to warrant the Master Himself doing anything directly with the aspirant. The stage is one of pure mysticism and of selfish spiritual purpose. The recognition of group relationship is missing; the knowledge of group inclination is not present; there is no true, unselfish desire to serve. There is only a vague desire for personal liberation, for personal integrity and for personal lasting happiness. This has to be changed into group emancipation, group cohesion and group joy.

Bởi vậy giai đoạn thứ nhất trong việc huấn luyện người Đạo sinh sơ cơ là giao phó cho một người đệ tử cao cấp để hướng dẫn y đem đến cho y sự trợ giúp cần thiết. Lý do là vì người đệ tử cao cấp này gần gũi với người Đạo sinh sơ cơ hơn, y hãy còn chưa được toàn thiện và cũng còn đang tập phụng sự. Giai đoạn này gồm có thời kỳ học hỏi, tìm tòi về giáo lý huyền môn và thường kéo dài đến nhiều kiếp. Trong giai đoạn này, người Đạo sinh thường thay đổi thầy, y chạy từ vị Đạo sư này sang vị Đạo sư khác tùy khuynh hướng, cơ hội và nhu cầu. Y là hiện thân của sự bấp bênh vô định, nhưng y được dò xét cẩn thận, bởi người đệ tử cao cấp, người này đã vượt qua giai đoạn lao chao đó rồi. Nhiệm vụ của người đệ tử này là giúp cho người Đạo sinh sơ cơ thoát khỏi tâm trạng bất ổn nói trên, để lần lần bước qua giai đoạn công phu khảo sát nội tại.

The first stage, therefore, in the training of such an aspirant is to relate him to a more advanced disciple who will lead him gradually onward and give him the help he needs. The reason for this is that the disciple is closer to the aspirant, far from perfection himself and is also learning to serve. This stage of development covers the period of occult enquiry and esoteric [716] investigation and usually is spread over several lives. The aspirant at this stage runs from one teacher to another, according to inclination, opportunity and necessity. He is an example of instability but is carefully watched by the disciple who has transcended this particular stage of volatility; his task is to see that the aspirant escapes from this “network of futility,” as it is sometimes called, and that he gradually settles down to the later stage of interior investigation.

Trong suốt thời kỳ này, Sư phụ không chú ý gì đến những người Đạo sinh. Phải qua một thời gian lâu dài trước khi người Đạo sinh được đưa đến trước mặt Ngài, và có một sự tiếp xúc riêng với sư phụ. Thỉnh thoảng người đệ tử giám sát giai đoạn sơ cơ này báo cáo với sư phụ từng kỳ hạn rất hiếm và thưa thớt. Chỉ khi nào người Đạo sinh đã đạt tới một điểm mà y “có thể bước vào ánh sáng của Thiên thần”, thì sư phụ mới bắt đầu đảm nhiệm việc huấn luyện của y. Chừng đó người Đạo sinh đã sẵn sàng một cách dứt khoát và không suy chuyển. Điều này diễn ra trong giai đoạn 3, tức giai đoạn đệ tử chính thức.

During all this period, the Master pays no attention whatsoever to the aspirant. It will be a long time before the aspirant will be admitted into His presence and make a personal contact. The chela who is supervising this interim stage reports to the Master at rare and widely separated intervals; it is only when the aspirant has reached the point where he “can enter into the light of the Angel,” that the Master begins to take over his training. The disciple is now, irrevocably and finally, ready. This takes place at the third stage, that of Accepted Discipleship.

Tất cả những giai đoạn này đều có liên quan đến một cấp đẳng này hay cấp đẳng khác của những cuộc điểm Đạo. Giai đoạn người đệ tử sơ cơ có liên quan đến cuộc điểm đạo thứ nhất. Cuộc điểm đạo này liên hệ đến cõi hồng trần, và cũng như tôi đã nói rõ nhiều lần, một số đông người đã qua khỏi từ lâu. Tất cả những đệ tử chân chính đều đã được một lần Điểm Đạo. Sự kiện này được chứng tỏ bởi sự chiến đấu ráo riết của họ để bước vào đời sống tâm linh, để theo con đường quyết định chuyển hướng về đời sống tinh thần. Tôi tin rằng nhiều người sẽ nhìn nhận quyết định đó như động lực căn bản của đời họ. Giai đoạn này là một sự tương hợp với phương thức thoát kiếp thú vào thời kỳ châu Lémuria và giai đoạn đệ tử sơ cơ đôi khi được gọi là giai đoạn của “Lémuria”, từ đó sẽ đưa người Đạo sinh trải qua giai đoạn đệ tử trong ánh sáng của thời kỳ Atlantide đến giai đoạn đệ tử chính thức của thời kỳ Aryan ngày nay. Đến giai đoạn này, lần chuẩn bị thứ ba và thật sự cho cuộc Điểm Đạo được thực hiện một cách có ý thức, bởi vì khi đó người đệ tử đã trưởng thành trong tâm thức và sẵn sàng đặt mình trọn vẹn và không chút dè dặt dưới ảnh hưởng và đối tượng của Thánh đoàn

These stages are all of them related to one or other of the initiations. This one, called Little Chelaship, is related to the first initiation. This initiation is connected with the physical plane and, for a very large number of people (as I have several times pointed out) lies far behind. All true aspirants have taken the first initiation. This fact is indicated by their intensive struggle to grow into the spiritual life, to follow the way of determined orientation to the things of the spirit and to live by the light of that spirit. I believe that many who read my words will recognise these determinations as the basic motivation of their lives. This stage is a correspondence to the process of individualisation in Lemurian times and the stage of Little Chelaship is sometimes referred to as the “period of the Lemurian consciousness” leading, through the Atlantean stage of a Chela in the Light, to the Aryan stage of Accepted Discipleship. At this stage, the third and real preparation for initiation is consciously undertaken, because by then integration has been stabilised and the man is full grown and mature in his consciousness and is ready to subject himself to hierarchical impression without reservation.

Tưởng không cần phải nói thêm nhiều về giai đoạn sơ khai này của con đường đệ tử, tuy nhọc nhằn, vất vả nhưng đầy cảm hứng khích lệ. Nhiều giáo lý đã được phổ biến trên thế gian về vấn đề này với rất nhiều chi tiết về sự tinh luyện, phụng sự và sùng tín. Lí do tại sao tôi nói điều này là bởi vì chúng được xem như cấu thành việc thể hiện đời sống ngoại tại của tất cả các người chí nguyện chân chánh. Chúng không phải là nguyên nhân nội tàng mà là hiệu quả ngoại tại của những thái độ bên trong.

Tôi muốn lập lại rằng đối với đa số đệ tử trên thế gian và những người đã tiến hóa cao thì họ đã vượt khỏi rất xa giai đoạn thứ nhất này từ lâu. Nhiều đệ tử trong thời kỳ này là những đệ tử chính thức, tức là đã bước qua giai đoạn thứ ba, bởi đó họ đã trải qua ba loại kinh nghiệm sau đây:

There is no need further to enlarge upon this preliminary phase, upon the weary, though inspiring path of discipleship. [717] Much has been given out to the world anent this matter with almost undue emphasis upon purification, service and devotion. The reason that I say this is that they should be assumed to constitute part of the exoteric life expression of all true aspirants. They are not esoteric causes but exoteric effects of inner attitudes.

As we continue our studies on the Stages of Discipleship, I would point out anew that for the majority of the aspirants in the world and for highly advanced people with a humanitarian consciousness, the first stage lies far behind. Many people today are “accepted disciples” and that is, as you well know, the third stage, and behind them, therefore, lie three experiences:

  • Giai đoạn “đệ tử sơ cơ” nhiều thử thách và lao chao bất định.
  • Giai đoạn “đệ tử trong ánh sáng”
  • Cuộc điểm đạo thứ nhất. Cuộc điểm đạo này luôn luôn có trước giai đoạn đệ tử chính thức. Không một Chân Sư nào thâu nhận vào Đạo Viện của Ngài một người đệ tử chưa thực hiện được tâm thức Bồ đề, hay tâm thức của Đức Christ.
  1. The stage of “Little Chelaship”—elementary, testing and disturbing. It is sometimes spoken of as the “stage wherein the roots of the man-plant are shaken; the stage in which they (up till now embedded) are loosened and air and light disturb the peace of ages. This is the peace of death, the age of stone, the tomb of life.”
  2. The stage of “Chela in the Light.” About this stage I am now going to speak.
  3. The first initiation. This initiation ever precedes the stage of accepted discipleship. No Master accepts a disciple and takes him into His ashram in whom the birth of the Christ has not taken place.

Saul phải trở thành Paul như cách mà người Thiên Chúa giáo nói. Đứa trẻ sơ sinh trong lòng thời gian xuất lộ ra thế giới nhân loại, và từ quan điểm đồng hóa hoàn toàn với vật chất (hay mẹ), y trở thành chính mình và mong mỏi bước lên con đường Sự sống một cách có ý thức và trở thành cái mà chính y là. Đây là sự lập lại huyền bí của tiến trình vật chất của việc trở thành một cá nhân riêng biệt. Giữa các giai đoạn “cá nhân cô lập” (isolated individuality) và “Đơn nhất cô lập” (isolated unity) là giai đoạn được đặt tên là “đồng nhất cô lập” (isolated identity). Đây là giai đoạn mà chúng ta quan tâm đến ý nghĩa huyền môn của nó. “Đơn nhất cô lập” là giai đoạn mà một chân sư đã đạt đến, “cá nhân cô lập” là giai đoạn của người đệ tử; còn “đồng nhất cô lập” là giai đoạn của người đệ tử cho đến (và bao gồm luôn) lần điểm đạo thứ ba.

Saul must become Paul, as the Christian phraseology puts it. The babe within the womb of time emerges into the world of men and, from the standpoint of complete identification with matter (the mother), he becomes himself and seeks consciously to tread the ways of life and to become what he is. This is an esoteric repetition of the physical process of becoming a separate individual. Between the stages of “isolated individuality” and “isolated unity” lies one to which the name of “isolated identity” is given. It is with this stage we are concerned and its esoteric implications. Isolated unity describes the stage which the Master has reached; isolated individuality is that of the disciple; isolated identity (with the soul) is that of the disciple up to and including the third initiation.

  1. “Đơn nhất cô lập” là tuyệt đỉnh của tâm thức Aryan. “Đồng hoá cô lập” liên hệ đến tâm thức Atlantide xét từ góc độ của sự tương ứng cao.
  2. “Đơn nhất cô lập” có quan hệ với cõi trí, bị chi phối bởi cung 5, cung của Kiến Thức Khoa học Cụ thể, là phản ảnh của ý chí-muốn hiểu biết. “Đơn nhất cô lập” liên hệ với cõi cảm dục và do cung 6 chi phối—cung Sùng Tín hay Nhạy Cảm lý tưởng, và là phản ảnh méo mó, không ổn định của ý chí-thương yêu. “Đồng nhất cô lập” liên hệ với thể hiện trên cõi trần và do cung 3 chi phối, cung của Thông Tuệ tích cực, và là phản ảnh—cũng là phản ảnh méo mó và không chắc chắn—của ý chí-sinh tồn.
  1. Isolated unity is the consummation of the Aryan [718] consciousness. Isolated identity is related to the Atlantean consciousness, from the angle of the higher correspondence.
  2. Isolated unity is connected with the mental plane, is governed by the fifth Ray of Concrete Knowledge or Science, and is a reflection of the will-to-know. Isolated identity is connected with the astral plane, is governed by the sixth Ray of Devotion or Idealistic Sensitivity and is a reflection—distorted and unstable—of the will-to-love. Isolated individuality is connected with expression upon the physical plane, is governed by the third Ray of Active Intelligence, and is a reflection—again distorted and unsure—of the will-to-be.

Trên cõi giới Bồ đề—cõi giới của trực giác thiêng liêng—ba biểu hiện thấp này và ba nguyên mẫu của chúng trên cõi cao được hoà hợp, và công việc khai mở tâm thức của ba cuộc điểm đạo (thứ hai, thứ ba, và thứ tư) tạo ra sự hấp thu, hoà hợp, trộn lẫn giữa người đệ tử và linh hồn (và cuối cùng giữa nhân loại và thánh đoàn), chuẩn bị cho sự tiếp xúc lớn giữa con người và Chân Thần. Khi điều này xảy ra, kẻ sáng tạo ra phản ảnh và hình bóng của nó, bị loại bỏ bởi vì điểm tâm thức đó đã làm xong mục đích của nó. Việc phá huỷ nhân thể xảy ra, không còn chi sót lại, chỉ trừ hình thể có ý thức trọn vẹn và tinh thần. Tuy nhiên, cho đến khi con người đã đạt đến những cấp điểm đạo cao hơn, y không thể hiểu được những gì đã nói ở trên.

On the buddhic plane, the plane of the divine intuition, these lower three expressions and their higher prototypes are harmonised and the expansive work of the three initiations (second, third and fourth) produces an absorption, a fusion and a blending process between the disciple and the soul (and eventually between humanity and the Hierarchy) which prepares for a major contact between man and the Monad. When this takes place, the soul, creator of reflection and shadow, is discarded because that point of consciousness has served its purpose. The shattering of the causal body takes place and nought is then left but fully conscious form and spirit. Until, however, man has taken the higher initiations, he cannot comprehend the significance of the above comments.

Tôi muốn nhắc nhở chư môn đệ tuy rằng trong lúc này, tôi đang huấn luyện nhiều đệ tử khai mở tâm thức lên những trình độ cao siêu hơn, nhưng tôi viết quyển sách này với mục đích là để cho những thế hệ tương lai và cho những đệ tử nào trong những năm tới đây sẽ đọc những dòng chữ này để tìm thấy con đường đưa vào Đạo Viện của các Chân Sư. Thánh đoàn xây dựng cho tương lai chớ không bận tâm với hiện tại. Tất cả những công trình của Thánh đoàn đều được thực hiện với ý định mở đường đưa vào một thế giới rộng rãi bao la hơn. Nhân loại chỉ bận rộn với hiện tại còn Thánh đoàn hoạt động và đặt kế hoạch cho tương lai, SHAMBALLA chỉ bận nghĩ đến Hiện Tại Vĩnh Cửu, đến sự sống năng động đã tạo nên quá khứ, kiểm soát hiện tại (tức trung tâm ảo tưởng) và với tương lai.

In connection with this, I would remind you that though I am seeking to train many at this time for further expansions of consciousness, I am writing primarily for the future and for those disciples who, in years to come, will read my words and find their way into the Ashrams of the Masters. The Hierarchy builds for the future; it is not occupied with the present. All that it does is done with the intent to open the way into a wider and more expansive world. Humanity is preoccupied with the things of the present; the Hierarchy is working and laying plans for the future; Shamballa is engrossed with the Eternal Now and with the dynamic life which has created the past, which controls the present (the centre of illusion) and [719] with the future.

Chư môn đệ có lẽ có thể sẽ nắm bắt được vài ý tưởng hay phác hoạ về sự sống kiểm soát của Shamballa nếu chư môn đệ nghiên cứu về thời đại mà con người đang sống. Trong đó, có những con người với tâm thức Lemurian, tập trung vào quá khứ, quan tâm đến cõi trần gian. Cũng có những con người với tâm thức Atlantean, nhiều xúc cảm và tập trung vào hiện tại, có thể thấy ở khắp mọi nơi. Cũng có những con người thể hiện rõ rệt tâm thức Aryan, tập trung vào trí tuệ, bận tâm đến tương lai. Cả ba dạng người trên tạo thành một chủng tộc duy nhất và biểu hiện cho toàn thể nhân loại.

You may perhaps gain some idea or picture of the conditioning life of Shamballa if you will study the present era of human living. In it, people with the Lemurian consciousness, focussed on the past and concerned with the physical plane, are present; people with the Atlantean consciousness, emotional in content and focussed on the present, are everywhere to be found; and people who are definitely Aryan in their state of awareness, mentally focussed and occupied with the future, are likewise found. The three constitute one race of men and embody the whole of mankind.

5 Comments

  1. jupiter nguyen

    – Lời dạy này của CSDK thật là hay và có ý nghĩa huyền bí :
    ” Cho họ biết ý nghĩa sâu xa của những sự vật quen thuộc và tầm mức quan trọng của những chân lý tiềm tàng bên trong tất cả những sự việc tầm thường. ”
    – Khi đọc câu nói trên của CSDK thì tôi nhớ đến một câu nói khác của Ngài rất là hay và rất đúng , câu nói đó là :
    ” Người nào trung thật trong những việc nhỏ nhặt nhất thì cũng trung thực trong những việc lớn lao ” .
    + Về câu nói có vẻ bí ẩn ” ý nghĩa sâu xa của những sự vật quen thuộc ” thì tôi nghĩ rằng có lẽ CSDK muốn cho chúng ta hiểu rằng những gì ta có và ở trong tầm tay của ta thì quan trọng và có ý nghĩa hơn là những thứ ta không có và ở ngoài tầm tay của ta , ví dụ như ta có một người vợ thật xấu xí nhưng người vợ xấu xí đó lại thật sự quan trọng và có ý nghĩa hơn hàng ngàn phụ nữ xinh đẹp khác ( vì những người phụ nữ xinh đẹp kia không phải là của ta ) .
    + Còn câu nói ” tầm mức quan trọng của những chân lý tiềm tàng bên trong tất cả những sự việc tầm thường ” thì tôi nghĩ rằng có lẽ CSDK muốn chúng ta hiểu rằng mình đừng có ham làm những việc được cho là lớn lao hay vĩ đại mà hãy tập làm thật tốt những việc nhỏ nhặt và tầm thường trước và tôi nhớ trong một quyển sách khác có lần Ngài nói đại khái như thế này ” vì việc lớn lao thì cũng chẳng qua là một sự mở rộng của những việc nhỏ nhặt và tầm thường ” .

  2. jupiter nguyen

    – ” Nhân loại chỉ bận rộn với hiện tại còn Thánh đoàn hoạt động và đặt kế hoạch cho tương lai, SHAMBALLA chỉ bận nghĩ đến Hiện Tại Vĩnh Cửu, đến sự sống năng động đã tạo nên quá khứ, kiểm soát hiện tại (tức trung tâm ảo tưởng) và với tương lai.”
    + Câu nói trên của CSDK thật là hay và cao siêu , phải chăng cái ” sự sống năng động ” đó chính là linh hồn của vạn vật ?
    + Phải chăng hiện tại là kết quả của quá khứ và đồng thời nó cũng là nguyên nhân của tương lai ? Do đó phải chăng trong cái Hiện Tại Vĩnh Cửu là bao gồm luân cả Nhân và Quả và cũng bao gồm luôn cả quá khứ , hiện tại và tương lai ?

    • Lê Trần Quốc

      Tôi cũng suy nghĩ về Hiện Tại Vĩnh Cửu như thế. Nhưng điều này phải đạt 3 lần điểm đạo trở lên mới hiểu thật rõ ràng được. Chắc giờ chúng ta nên hiểu như thế thôi nhỉ. Cảm ơn jupiter.

  3. jupiter nguyen

    Những lời sau đây của CSDK thật là hay và ý nghĩa thật là sâu sắc :
    – ” Y không có nhận thức về mối quan hệ tập thể và khuynh hướng sinh hoạt tập thể. Người Đạo sinh không có lòng mong muốn phụng sự thật tình và vô kỷ. Y chỉ có một ước vọng mơ màng muốn tìm sự giải thoát cá nhân, kiện toàn cá nhân và hạnh phúc trường cửu cho riêng mình. Điều này phải được biến đổi thành sự giải thoát tập thể, kết hợp tập thể và niềm vui tập thể của toàn nhóm. ”
    . Tôi nghĩ rằng dù sao đi nữa thì đó là một giai đoạn không thể tránh khỏi của người học Đạo bởi vì ngay cả động cơ để ta bước vào Đường Đạo thì đã là một sự ích kỷ rồi vì ta muốn tránh phiền não cho riêng ta và vì trong ta có sự bất mãn , vì ta muốn có kiến thức và sự Minh Triết .
    . Tôi nhớ Krishnamutri có nói một câu rất hay và đúng là :
    ” Không có một thứ gì có thể sống trong đơn độc và riêng lẻ ” , tôi có thể hiểu trên lý thuyết rằng một giọt nước khi hòa tan vào đại dương thì nó là một với đại dương đó rồi . Tương tự như vậy khi tâm thức một linh hồn đã hợp nhất với tất cả những linh hồn khác thì lúc đó chỉ có ” sự giải thoát tập thể, kết hợp tập thể và niềm vui tập thể của toàn nhóm. ”
    Quả thật những lời dạy của CSDK thật cao siêu và tuyệt vời . Cảm ơn Webmaster đã mang ánh sáng của CSDK đến với chúng tôi.

  4. Lê Trần Quốc

    Câu “bước vào ánh sáng của Thiên thần” hàm xúc ý nghĩa tượng trưng, và chúng ta có thể hiểu đó là khi người đệ tử tiếp xúc với đấng Thái Đương [[[Dương]]] ? thiên thần của mình nhiều và chặt chẽ hơn. Chân sư chỉ tiếp xúc những ai đã tiếp xúc được linh hồn hay “Thái dương Thiên thần” của mình.

    – Có một chút lỗi chính tả ở đây chú ạ-

Leave Comment