Các Trường Tham Thiền Nội Môn trong tương lai (2)

Nếu vẫn nghiêm trì giới luật thì cuối cùng các bạn sẽ đến mức hoàn thiện. Đối với người đệ tử thì không có gì là nhỏ nhặt mà không cần lưu ý thực hiện, bởi vì khi ta nghiêm nhặt điều chỉnh các chi tiết trong đời sống phàm nhân thì cuối cùng hành giả sẽ đạt được mục đích. Khi đến gần Cửa Đạo, cuộc sống của người đệ tử không trở nên dễ dàng hơn, mà luôn luôn phải đề cao cảnh giác.

Các trường Tham Thiền Nội Môn trong tương lai (1)

Bài sau đây trích từ quyển Thư Về Tham Thiền Huyền Môn, nói về các Trường Tham Thiền Nội Môn trong tương lai. Trong chương này, Đức DK tiết lộ cho ta kế hoạch của Thánh Đoàn về việc xây dựng các trường Tham Thiền. Đây có thể xem là một kế hoạch hay một hình tư tưởng mà Ngài xây dựng để thực hiện Thiên Cơ. Trong bài có những chi tiết quí giá để người học đạo nghiền ngẫm, rút ra bài học cho mình.

Đường Antahkarana (Phần II)

Trong các tác phẩm của đức DK chúng ta cũng thường đọc thấy câu sau đây của Ngài: “I choose my words with care”, “study with care” … “Tôi chọn những từ nầy một cách cẩn thận”. Những câu nói như thế đặc trưng cho văn phong của Ngài, và những thuật ngữ mà Ngài sử dụng đều được Ngài lựa chọn thật cẩn thận, có một ý nghĩa khác hẳn với ý nghĩa thông thường của từ đó. Khi đọc sách của Ngài chúng ta chúng ta phải hiểu rõ những ý nghĩa mà Ngài sử dụng cho các thuật ngữ đó, những sự tinh tế trong khi Ngài định nghĩa và sử dụng, nếu không ta không hiểu được ý nghĩa những gì Ngài nói.

Antahkarana – Khoa học về Antahkarana

Antahkarana là cầu nối bằng năng lượng nối liền giữa hạ trí thuộc Phàm Ngã (Personality)Thượng trí thuộc Tam thể thượng (Higher Triad). Sau này cầu Antahkarana mở rộng ra nối liền Phàm Ngã trực tiếp đến Chơn Thần (Monad). Đây là một trong những đề tài huyền nhiệm nhất của Huyền Linh học mà Đức DK đã đưa ra giảng dạy cho các đệ tử. Trước đó, chỉ một năm trước khi mất (năm 1888), bà Blavatsky, theo chỉ thị của đức DK, có nói qua sơ lược về đường Antahkarana trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh (The Voice of the Silence), đặt nền móng để sau này đức DK triển khai rộng thêm trong các quyển sách sau này của Ngài.

Thể cảm xúc (astral or sentient body) và những tác động từ bên ngoài

Đức DK viết rằng Ngài thích dùng từ “sentient body” để chỉ khí thể thứ hai của con người (đếm từ dưới lên, sau thể xác + thể dĩ thái), mà các Nhà Thông thiên học gọi là “astral body”. Atral body được các tác giả Thông thiên học Việt Nam trước đây dịch là thể vía. Chữ astral có nguyên ngữ La tinh là chữ astralis, có nghĩa chói sáng như sao hoặc chỉ những gì có liên hệ với tinh tú…

Lời Cầu Nguyện các đấng Cao Cả

Sau đây là một mantram được phổ biến trong Trường Minh Triết (Esoteric Section) của Hội Thông Thiên Học, dường như xuất phát từ Ashram của Chân Sư Morya. Trong các quyển sách của Ngài, đức DK có nhắc đến mantram nầy vài ba lần. Đây có thể xem như một lời cầu nguyện tuyệt đẹp. Chúng tôi xin dịch sang tiếng Việt và chia sẽ cùng các bạn. Hai bức ảnh trên hình là chân dung của Chân sư M và KH do Họa sĩ người Đức Schmiechen vẽ trong thế kỷ 19 qua sự giúp đỡ bằng thần giao cách cảm của bà HPBlavatsky và Chân Sư.

Huyễn cảm về vật chất (Glamour of Materiality)

Những ngày cận Tết, tin tức trên báo chí, trên mạng internet lan truyền dồn dập những điều khiến những người có chút đạo tâm phải suy nghĩ. Người ta đưa tin tất bật về sự giàu có sang trọng của các ngôi sao, những chiếc váy cưới cả tỉ đồng, những chiếc “siêu xe” năm bảy, tỉ đồng. Thật tương phản làm sao khi so với những người cùng khổ của xã hội, chầu chực kiếm sống hằng ngày, thu nhập cả tháng chỉ bằng một một phần ngàn của những chiếc váy cưới, những chiếc siêu xe đó.

“Chư ác mạc tác” – Không làm điều ác

Trong kinh Pháp Cú, có bài kệ nói về hạnh Bất hại (harmlessness), hoặc “Hạnh không làm điều ác” rất hay như sau:

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành,

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo

Nghĩa là:

Không làm việc ác,

Nguyện làm các điều lành,

Giữ tâm trong sạch

Ðó lời Phật dạy.

Tham thiền để xây dựng tính tốt (lập hạnh – character building)

Một người mới bước vào đường đạo, bước đầu tiên là xây dựng các đức tính tốt đẹp mà y còn thiếu sót nơi mình. Chỉ khi nào y đã thể hiện các đức tính đó đến một mức độ nào đó, khả dĩ y mới có thể bước vào con đường đệ tử dự bị (Probationary Disciple). Làm cách nào ta có thể xây dựng cách đức tính tốt đẹp đó. Sách của đức DK chủ yếu viết cho các đệ tử (Disciple), do đó phần lập hạnh, xây dựng tính tốt, Ngài ít khi đề cập đến, xem như người học đạo đã biết cách và đã đạt được một mức mức độ nào đó. Hơn nữa, các sách của Hội Thần Triết đã viết khá đầy đủ về các đức tính nầy nên Ngài không cần thiết lập lại. Tuy nhiên, rải rác đây đó trong những quyển sách của Ngài (ví dụ các quyển Thư về Tham thiền huyền môn, Luận về Chánh thuật), Ngài có viết khá rõ về phương pháp xây dựng các đức tính một cách khoa học, bằng tham thiền. Chúng tôi xin đúc kết ra đây phương pháp tham thiền lập hạnh như Ngài dạy.