Câu chuyện bạn đọc (tt)

Bây giờ xin nói tiếp phần hai của câu chuyện. Bạn Lan có nhã ý nhắc nhở chúng tôi thường xuyên rằng người học đạo phải có hạnh phân biện, không nên dựa vào đức tin. Thú thật, chúng tôi rất cảm kích trước những lời khuyên ấy. Và bạn có nêu ra một ví dụ để nhắc nhở chúng tôi, liên quan đến Mary Lutyens (quái, lại Lutyens, mà khổ nỗi chúng tôi đâu có sùng bái Lutyens gì đâu!). Bạn viết:

– Trong quyển “Krishnamurti: the years of Awakening”, Mary Lutyens nói rằng Krishnamurti được điểm đạo lần 1 vào ngày 11/1/1910 (Chương IV – First Initiation); điểm đạo lần 2 vào tháng 5/1912 (Chương VII – Legal guardianship)

– Tuy nhiên, trong quyển “The Masters and the Path”, ông Leadbeater đã tường thuật chi tiết buổi lễ điểm đạo lần 1 của Krishnamurti là vào ngày năm 27/5/1915! Nguồn dẫn chứng: http://anandgholap.net/Masters_And_Path-CWL.htm (đoạn 567, chương VII).

Trong buổi lễ điểm đạo, ông Leadbeater là chính người đã nhận lãnh vai trò người đệ tử đi trước sẽ chịu trách nhiệm dìu dắt Krishnamurti. Như vậy, giữa điều ông Leadbeater nói (rằng đến 1915 Krishnamurti mới được điểm đạo lần đầu tiên) và điều Lutyens nói (rằng mới 1912 Krishnamurti đã được điểm đạo 2 lần), thì e rằng chỉ có thể đặt lòng tin nơi đại đức Leadbeater mà thôi. Đó chỉ là 1 điểm dễ dàng nhận thấy nhất về sự hư cấu của Lutyens để luyện tính phân biện (discrimination) .

Ái chà, Lutyens đâu có phải điểm đạo đồ, hoặc có thần thông, xuất vía đi dự lễ điểm đạo của Krishnamurti để mà kể lại câu chuyện điểm đạo lần 1, lần 2 như Ông Leabeater và bà Annie Besant vậy. Chúng tôi tra lại quyển sách thì thấy Lutyens ghi:

Clarke’s account of K’s Initiation: Australian Theosophist, September 1928, and ‘Impressions’.

CWL’s account of K’s second Initiation: The Masters and the Path, pp. 198-209.

Message from the Master after K’s second Initiation: Theosophist, November 1932.

Như vậy, Lutyens chỉ dựa vào các câu chuyện được viết trong các Tạp Chí của Hội Thông Thiên Học Úc và chính quyển Chân sư và Thánh Đạo của Ông CW Leadbeater mà viết ra 2 chương đó thôi. Về cơ bản câu chuyện điểm đạo lần 1 của Krishnamurti cũng khá giống như được kể trong Chân Sư Và Thánh Đạo của Ông C.W. Leadbeater. Chỉ khác vào ngày giờ của buổi lễ. Muốn biết Lutyens có chính xác không ở đây thì phải tìm các tạp chí cũ của Úc để xem, mà chuyện này dường như bó tay, vì các tài liệu đó không có trên mạng (hoặc giả sử có bạn nào đó ở Úc tra cứu được thì tốt).

[*Ghi chú bổ sung: tra trên internet tại thư viện The Campbell Theosophical Research Library của Úc có liệt kê các tài liệu như sau:

Captain R Balfour Clarke
Title: The Childhood of Krishnaji
Periodical: The Australian Theosophist (3) 1928-1933 Sydney, CW Leadbeater
Issue: y1928 v5 i1 August p9

còn bài báo Impressions của tác giả Vô danh (Anon)

Author: anon
Title: Some impressions of Krishnaji
Periodical: The Australian Theosophist (3) 1928-1933 Sydney, CW Leadbeater
Issue: y1928 v5 i3 October p68

Và chúng tôi đang liên hệ thư viện trên scan lại các tài liệu đó. (11/2017)

Cập nhật: chi tiết về các bài báo mà Lutyens trích dẫn xin xem ở đây]

Nhưng thật ra, có cần phải mất bao nhiêu thời giờ quí báu để làm chuyện đó hay không, vì ngay cả chúng tôi cũng phân vân về câu chuyện kể trong Chân sư và Thánh Đạo. Khi chúng tôi mới bắt đầu học đạo, chính tác phẩm Chân Sư và Thánh Đạo được dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt dịch sang tiếng Việt là nguồn cảm hứng ghê gớm đối với chúng tôi, chúng tôi mơ ước ngày nào được làm đệ tử các Ngài v.v… Sau này, khi làm quen với sách của đức DK, chúng tôi có cái nhìn hơi khác về các quyển sách đó. Chúng tôi vẫn kính trọng các bậc đại đức của hội Thông Thiên Học như Bà Annie Besant, Ông C.W. Leadbeater, Ông Hodson… các vị đã đưa bao nhiều người đến cửa đạo. Nhưng không vì thế mà xem các Vị hoàn toàn không sai sót—mà bản thân các Vị cũng nói thế. Chính nơi đây là niềm tin: nếu bạn tin rằng đức DK, tức thông qua các sách của bà Bailey là đúng, thì bạn chọn đó là tiên đề để xem xét hay phán đoán các sách của các vị bên Hội Thông Thiên Học. Còn nếu các bạn tin vào các vị đại đức Thông Thiên Học như Ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant, thì bạn dùng những gì hai vị đó dạy để phán xét các sách của bà Bailey. Coi như các bạn chọn một tiên đề.

Đối với chúng tôi, chúng tôi chọn con đường của đức DK thông qua các sách của bà Bailey, và chúng tôi nêu rõ quan điểm trong phần giới thiệu của website.

Quay trở lại quyển Chân sư và Thánh Đạo, quyển sách được xuất bản năm 1925[1], còn quyển Initiation, Human and Solar của Bà Bailey được xuất bản năm 1922. Cả hai đều nói về điểm đạo, về Thánh Đoàn … và chắc có nhiều lời bàn ra tán vào về hai quyển sách nên đức DK trong quyển The Rays and The Initiations có nhắc đến quyển The Master and The Path của Ông C.W. Leadbeater như sau:

Có thể sẽ hữu ích nếu tôi nêu ra một hoặc hai khía cạnh mới của của cái Chân lý căn bản mà tôi đã truyền bá đến thế gian. Nếu như sau nầy có những nhóm huyền môn khác cũng đưa ra những khía cạnh đó của giáo lý là bởi vì những người đó hoặc đã đọc các sách của tôi mà bà A.A. Bailey đã viết ra thay cho tôi, hoặc là họ liên hệ trực tiếp và một cách có ý thức với Đạo viện của tôi.

Một ví dụ về trường hợp nầy là quyển “Chân sư và Thánh đạo” của Ông C.W. Leadbeater được xuất bản sau quyển sách của tôi, quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương. Nếu so sánh những giáo lý được đưa ra trong đó với giáo lý của tôi, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng nó xuất hiện trễ hơn. Tôi nêu ra điều nầy không nhằm mục đích tranh luận giữa các nhóm huyền môn hoặc trong khối quần chúng quan tâm, mà chỉ nêu ra một sự thực hiển nhiên và cũng để bảo vệ công việc đặc biệt nầy của Thánh đoàn. Tôi muốn nhắc bạn rằng các huấn thị của tôi như, ví dụ như những điều trong quyển A Treatise về White MagicA Treatise về Seven Rays đã được đưa ra liên tục trong một khoảng thời gian nhiều năm, trước khi xuất bản cuốn sách. Cùng một yếu tố thời gian như thế cũng xảy ra với việc xuất bản các cuốn sách trước đó. Tất cả sách của tôi đều được viết trong một thời gian dài, trước khi được xuất bản. Tất cả những gì xuất hiện trong cùng loại thông tin trên các chữ ký khác đều quay trở lại những quyển sách này. Ngay cả khi bị chính các tác giả của chúng bác bỏ, so sánh ngày xuất bản với ngày ban đầu của việc ban hành các hướng dẫn (dưới dạng các tài liệu hàng tháng để đọc và học tập tại trường Arcane) hoặc với các sách xuất bản trước khi thành lập vào năm 1925 Cấp Bậc Đệ tử [Page 251] của Trường Arcane sẽ chứng minh điều này dứt khoát. Bạn hãy ghi nhớ yếu tố thời gian này. A.A.B. ghi lại lời của tôi trung bình bảy đến mười hai trang đánh máy mỗi lần bà viết cho tôi; nhưng do những yêu cầu về công việc của tôi, tôi không thể đọc cho Bà mỗi ngày, mặc dù tôi thấy rằng bà sẽ vui vẻ ghi lời đọc của tôi hàng ngày nếu tôi muốn; đôi khi nhiều tuần trôi qua giữa một lần đọc này và lần đọc khác. Tôi viết các đoạn trên để bảo vệ công việc của Thánh đoàn trong những năm tới và không phải để bảo vệ A.A.B. hay bản thân tôi. (The Rays and the Initiations, trang 250-251)

It might be useful here if I mentioned one or two of these new aspects of the fundamental Truth which have been given by me to the public. If these new phases of the teaching have been later given to the public by other occult groups, it will have been because the information was gained by those who have read the books put out by A.A.B. for me or who are directly and consciously in touch with my Ashram.

An instance of this is that book by C. W. Leadbeater on “The Masters and the Path” which was published later than my book, Initiation, Human and Solar. If the dates of any given teaching are compared with that given by me, it will appear to be of a later date than mine. I say this with no possible interest in any controversy among occult groups or the interested public, but as a simple statement of fact and as a protection to this particular work of the Hierarchy.

I would remind you that the instructions given by me as, for instance, those in A Treatise on White Magic and A Treatise on the Seven Rays were given sequentially over a period of years, antedating the publishing of the books. The same time factor prevailed in the publishing of the earlier books. All my books were written over a long period of years, prior to publishing. All that appears of the same type of information over other signatures harks back to these books. Even if denied by their writers, a comparison of the dates of publishing with the original dates of issuing the instructions (in the form of monthly sets for reading and study in the Arcane School) or with the books published before the formation in 1925 of the Disciples [Page 251] Degree of the Arcane School will prove this conclusively. Bear in mind this factor of timing. A.A.B. takes down to my dictation an average of seven to twelve pages of typing (single-spaced) each time she writes for me; but owing to the exigencies of my work I cannot dictate to her every day, though I have found that she would gladly take my dictation daily if I so desired; weeks sometimes elapse between one dictation and another. I write the above paragraphs for the protection of the hierarchical work in years to come and not for the protection of A.A.B. or myself…. (The Rays and the Initiations, trang 250-251)

Như vậy rất rõ. Còn chuyện Krishnamurti có thật sự được điểm đạo lần lượt từ lần 1 đến lần 2 (và theo The Initiate thì Krishnamurti được điểm đạo lần 4) trong cùng một kiếp sống hay không, thì vẫn còn bỏ ngõ, trừ câu chuyện của Ông Leadbeater và bà Annie Besant đưa ra. Nhưng theo đức DK, Krishnamurti là một trong các cuộc thử nghiệm đầu tiên của đức Christ để chuẩn bị cho lần tái lâm của Ngài:

Krishnamurti là một trong những thử nghiệm đầu tiên mà Ngài [Đức Christ] làm khi Ngài chuẩn bị cho hình thức hoạt động nầy. Cuộc thử nghiệm chỉ thành công một phần nào. Năng lực của Ngài sử dụng đã bị biến dạng và áp dụng sai lạc bởi loại hội viên sùng tín vốn chiếm đa số trong hội Thần triết. Và do đó cuộc thí nghiệm bị chấm dứt. Discipleship in the New Age II, trang 171-2

Và một đệ tử nếu muốn trở thành khí cụ (vehicle) cho đấng Cao Cả như Đức Christ thể hiện, theo chúng tôi, thì ít nhất phải là một điểm đạo đồ thực thụ, nghĩa là một điểm đạo đồ bậc 3 trở lên. Như vậy Krishnamurti có thể đã là một điểm đạo đồ tối thiểu bậc 3 trong những kiếp sống trước đây, và khi sinh ra Ông đã một điểm đạo đồ rồi. Như vậy có cần bắt đầu điểm đạo từ đầu trở lại hay không? Chúng tôi chưa thấy (hoặc không biết) tài liệu nào nói về điều này, và chúng tôi nghĩ, điểm đạo là linh hồn được điểm đạo, chứ không phải phàm ngã hư hoại của mỗi kiếp sống. Do đó, khi tái sinh trở lại, không cần phải điểm đạo lại từ cấp bậc thấp nhất, mà nếu có, chỉ là một sự trải qua trong tâm thức, một sự trải nghiệm lại (recapitulate) kinh nghiệm điểm đạo đó. Xin đọc lại đoạn sau đây trong quyển Initiation, Human and Solar, trang 16-17:

Nghi Lễ điểm đạo diễn ra trên ba phân cảnh cao của cõi trí, và trên ba cảnh giới cao hơn nữa, tùy theo mỗi cuộc điểm đạo. Vào các cuộc điểm đạo trên cõi trí, ngôi sao năm cánh bừng sáng  bên trên đầu của điểm đạo đồ. Điều này liên quan đến các cuộc điểm đạo đầu tiên được tiếp nhận trong thể nguyên nhân. Người ta đã nói rằng hai cuộc điểm đạo đầu tiên xảy ra trên cảnh giới cảm dục nhưng điều này không đúng, và lời tuyên bố này đã gây ngộ nhận. Hai cuộc điểm đạo này được cảm nhận sâu đậm đối với các thể: cảm dục, thể xác và hạ trí, và ảnh hưởng đến sự chủ trị các thể này. Vì rằng hiệu quả chính yếu được cảm thấy trong các thể này, và vì lực sinh động của nó cũng như sức kích thích của hai cuộc điểm đạo đầu tiên được biểu lộ nhiều nhất là trong thể cảm dục, nên điểm đạo đồ có thể tưởng rằng chúng diễn ra trên các cảnh giới tương ứng. Nhưng chúng ta cần phải luôn luôn nhớ rằng các cuộc điểm đạo chính yếu đều được tiếp nhận trong thể nguyên nhân hoặc—tách rời khỏi thể này—trên cảnh giới bồ-đề hay niết-bàn. Vào hai cuộc điểm đạo sau cùng giải thoát con người ra khỏi tam giới, giúp y có thể hoạt động trong thể sinh lực của Thượng Đế và vận dụng được thiên lực này, điểm đạo đồ trở thành ngôi sao năm cánh, nó giáng xuống y, hoà hợp với y, và y ở chính trung tâm của nó. Sự giáng hạ này do hành động của Đấng Điểm Đạo, Ngài vận dụng Quyền trượng và để cho điểm đạo đồ tiếp xúc với trung tâm lực trong Cơ thể của Đức Hành Tinh Thượng Đế mà y là một phần tử, và hữu thức thực hiện điều này. Hai cuộc điểm đạo gọi là thứ sáu và thứ bảy diễn ra trên cảnh giới bồ-đề và niết-bàn; ngôi sao năm cánh “cháy sáng rực rỡ từ bên trong Chính nó,” nói theo ngôn từ nội môn, và trở thành ngôi sao bảy cánh; nó giáng xuống điểm đạo đồ và vị này thâm nhập vào trong ngọn lửa.

The ceremony of initiation takes place on the three higher sub-planes of the mental plane, and on the three higher planes, according to the initiation. The five-pointed star, at the initiations on the mental plane, flashes out above [16] the head of the initiate. This concerns the first initiations which are undergone in the causal vehicle. It has been said that the first two initiations take place upon the astral plane, but this is incorrect, and the statement has given rise to a misunderstanding. They are felt profoundly in connection with the astral and physical bodies and the lower mental, and affect their control. The chief effect being felt in those bodies the initiate may interpret them as having taken place on the planes concerned, as the vividness of the effect and the stimulation of the first two initiations work out largely in the astral body. But it must ever be remembered that the major initiations are taken in the causal body or — dissociated from that body — on the buddhic plane or atmic plane. At the final two initiations which set a man free from the three worlds, and enable him to function in the body of vitality of the Logos and wield that force, the initiate becomes the five-pointed star and it descends upon him, merges in him, and he is seen at its very center. This descent is brought about by the action of the Initiator, wielding the Rod of Power, and puts a man in touch with the center in the Body of the Planetary Logos of which he is a part, and this consciously. The two initiations called the sixth and seventh take place on the buddhic and atmic planes; the five-pointed star “blazes forth from within Itself,” as the esoteric phrase has it, and becomes the seven-pointed star; it descends upon the man and he enters within the flame.

Ba phân cảnh cao của cõi trí là nơi chốn của thể nguyên nhân hay Hoa Sen Chân Ngã, và sau kỳ điểm đạo 1 thì Hoa Sen Chân Ngã chuyển dịch từ phân cảnh giới thứ 3 lên phân cảnh giới thứ 2.

Còn về câu chuyện thời gian giữa hai kỳ điểm đạo lần 1 và 2, bạn Lan cũng phân tích khá nhiều, nếu chấp nhận rằng người điểm đạo đồ không cần điểm đạo trở lại từ đầu thì câu chuyện không có gì phức tạp. Tôi chỉ xin lưu ý một vài trích dẫn của đức DK như sau:

1. Cuộc điểm đạo lần 2 là một trong những cuộc điểm đạo khó nhất. Đối với người Linh hồn Cung 1 hoặc 2 (như Krishnamurti), nó là cuộc điểm đạo khó nhất

It is because of this that the second initiation has become one of the most difficult which the modern disciple has to take. RI 675

(DINAII 525) The second initiation is a profoundly difficult one to take. For those upon the first or second rays of aspect it is probably the most difficult of them all.

2. Có thể có nhiều kiếp sống giữa hai kỳ điểm đạo 1 và 2. Nhưng đó là bao nhiêu?

Có nhiều trích dẫn về điều này.

(IHS 120) At the first initiation he becomes aware definitely of the part, relatively inconspicuous, that he has to play in his personal life during the period ensuing between the moment of revelation and the taking of the second initiation. This may involve one more life or several.

Có nghĩa là cần 1 hoặc nhiều kiếp sống nữa giữa lần điểm đạo 1 và 2. Như vậy tối thiểu là một kiếp sống.

I would remind you here that many, many lives can elapse between the first initiation and the second—long, long interludes of silent and almost unapparent [Page 95] growth. [DINAI 94]

Câu này rõ hơn, nhiều, rất nhiều kiếp sống giữa hai kỳ điểm đạo 1 và 2. Một kiếp sống không thể là nhiều được, và càng không thể nhiều, rất nhiều … Cuộc điểm đạo gọi là khó nhất không thể chỉ xảy ra sau 1 hoặc 2 kiếp sống được!

Many lives may intervene between the first initiation and the second.  A long period of many incarnations may elapse before the control of the astral body is perfected, and the initiate is ready for the next step.  The analogy is kept in an interesting way in the New Testament in the life of the initiate Jesus.  Many years elapsed between the Birth and the Baptism, but the remaining three steps were taken in three years.  Once the second initiation is taken [Page 85] the progress will be rapid, the third and fourth following probably in the same life, or the succeeding. [IHS 85]

Câu này nêu so sánh thời gian giữa kỳ điểm đạo 1 và 2 giống như thời gian giữa lần sinh ra và được làm lễ Baptism (năm 30 tuổi), còn thời gian giữa lần 2 và lần 4 chỉ là 3 năm giảng đạo. Nếu máy móc qui ra thì:

Lần 2 đến 4 : 3 năm tương ứng tối đa 3 kiếp sống

Lần 1 đến 2 : 30 năm. Như vậy giữa lần 1 và 2 cần 30:3 x 3 = tối đa 30 kiếp sống.

Nhưng tính toán như vậy chỉ là máy móc thôi. GS Michael D. Robbins phân tích khá dài và kết luận:

no less than seven and perhaps twice that many, or even more. So much depends upon the earnestness of the disciple, his karma and the opportunity of the times.

Không ít hơn 7 kiếp sống, và có thể gấp đôi số đó hoặc nhiều hơn. Tất cả phụ thuộc vào nghiệp quả, cơ hội của thời đại.

Còn giữa lần 2 và 4 thì có lẽ 1-2 kiếp sống.

Tóm lại: Bàn về điểm đạo đúng là bàn chuyện không kiểm chứng được,và có lẽ để biết đó và quên nó đi, hoặc chờ khi có một sự tiết lộ thêm nữa của Thánh đoàn.

Một câu cuối: Đức DK nói rằng vào năm 2025 số lượng điểm đạo đồ bậc 1 trên thế giới sẽ có hàng triệu người thay vì hàng ngàn người vào đầu thế kỷ XX. Nếu điểm đạo từ lần 1→4 mà dễ dàng như vậy thì chỉ vài kiếp sống ta sẽ có hàng triệu Chân sư trên Địa cầu! Và nếu tất cả các điểm đạo đồ này đều phải được điểm đạo trở lại thì chúng ta thử suy nghĩ cần bao nhiêu thời gian? Ví dụ cho group initiation mỗi lần là 10 điểm đạo đồ, và ngày nào đức Christ cũng điểm đạo (chuyện không thể xảy ra!) thì một năm được 3650 người, 10 năm được 36.500 người, không biết bao giờ mới xong số triệu điểm đạo đồ kia! Như vậy rõ ràng số hàng triệu điểm đạo đồ kia là tích lũy, khi sinh ra họ đã là điểm đạo đồ rồi!

by those whose lives are beginning to be controlled by the Christ-consciousness, which is the consciousness of responsibility and service. These initiates exist in their thousands today; they will be present in their millions by the time the year 2025 arrives. [RI trang 571]

Câu kết:

Website này khẳng định để học hỏi thuần túy giáo lý của đức DK, xem đó là tiên đề. Chúng tôi cũng đã gỡ tất cả những tài liệu tham khảo khác để các bạn không trách vàng thau lẫn lộn. Do đó, xin các bạn không thống nhất đừng vào bàn bạc, tranh luận làm gì. Chúng tôi không nói rằng ai sai, ai đúng, và chỉ tập trung vào học hỏi giáo lý của đức DK. Những chuyện như kinh điển Phật Giáo, Tây Tạng, Công Giáo … chúng tôi không biết nên xin miễn bàn.

  1. http://www.anandgholap.net/Masters_And_Path-CWL.htm

20 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Bài viết trên của Webmaster có nhắc tới vấn đề Điểm Đạo , đó là đề tài hấp dẫn đối với tôi vì ” mục đích của sống là để được điểm đạo. ”

    . Do đó cho phép tôi được đưa ra những suy nghĩ và suy đoán của mình .

    . Theo sự hiểu biết của tôi thì Hierarchy có khoảng 60 Đấng Chân Sư mà Đức DK là một trong số đó. ( đối với tôi thì Hierarchy là một từ đặc biệt và không thể dịch ra tiếng Việt vì nếu dịch ra sẽ làm méo mó ý nghĩa đích thực của nó , có thể tạm hiểu rằng Hierarchy là cơ quang điều hành và chỉ huy toàn cuộc tiến hóa của tất cả mọi sinh linh ở trên Địa Cầu của chúng ta và tất nhiên là có quyền năng định đoạt số phận của mỗi linh hồn )

    . Do đó tôi suy tính cứ trung bình mỗi năm tối thiểu thì mỗi Đấng Chân Sư sẽ tiến cử từ 3 đến 5 người vào danh sách được điểm đạo lần thứ nhất ( hiển nhiên họ là đệ tử của các Ngài )

    . Vậy thì tổng cộng lại tôi lấy con số trung bình là mỗi năm có khoảng 200 người được điểm đạo lần thứ nhất ( trước năm 1875 ) .

    . Kể từ năm 1875 trở về sau do sự tiết lộ của hội Thông Thiên Học và đặc biệt là từ các sách của Đức DK về sự có thật của Hierarchy , về Thiên Cơ và Điểm Đạo đã làm gia tăng sức mạnh và tinh thần cầu tiến của hàng trăm ngàn người mộ đạo.

    . Do đó tôi suy đoán rằng số người gia nhập vào hàng ngũ đệ tử của các Đấng Chân Sư sẽ gia tăng từ gấp 5 đến 10 lần so với thời điểm trước 1875.

    . Tóm lại tôi suy đoán rằng hiện nay mỗi năm số người được điểm đạo lần thứ nhất là khoảng từ 1000 đến 2000 người.

    . Nếu sự suy đoán của tôi là chính xác thì Hierarchy sẽ không còn làm lễ điểm đạo cho từng cá nhân nữa mà sẽ là lễ điểm đạo tập thể với số lượng tối thiểu cũng phải 50 người trở lên.

  2. Jupiter Nguyen

    Kính thưa Webmaster , mọi người hiểu rằng Webmaster là chủ nhân của website minhtrietmoi.org này nhưng từ trước tới giờ Webmaster chưa bao giờ có đôi lời tự giới thiệu về chính mình.

    . Nếu là một website tầm thường như bao website khác thì không ai thèm quan tâm đến chủ nhân của nó cả nhưng đây là một website đặc biệt và không tầm thường chút nào .

    . Vì vậy có thể có một số bạn tò mò muốn biết webmaster là ai ? Do đó hôm nay tôi xin phép được suy đoán về lai lịch của Webmaster và Webmaster có quyền không trả lời về sự suy đoán của tôi.

    . Tôi là một người tự nghiên cứu và tự học hỏi , tôi không có liên hệ với bất cứ ai hay bất cứ nhóm nào , không có ai nói cho tôi biết webmaster là ai và tôi cũng không có đi hỏi bất cứ ai về webmaster. Tuy nhiên tôi có thể dễ dàng đoán biết được rằng Webmaster chính là Nguyễn Văn Huấn.

    • webmaster

      Cám ơn Jupiter Nguyễn đã quan tâm. Chắc Chị Vui sẽ cho biết tôi là ai. Thân ái.

      • Jupiter Nguyen

        Cảm ơn webmaster đã trả lời.

        . Đối với tôi chỉ có những gì Webmaster Nói và Viết thì quan trọng hơn gấp 10 lần so với việc biết Webmaster là ai.

  3. Lân

    “xin các bạn không thống nhất đừng vào bàn bạc, tranh luận làm gì”:
    – Người đi tìm chân lý mà không muốn bàn bạc sao?
    – Vậy xin tạm biệt 🙂

  4. Duy Sáng

    Chào bạn.

    Tôi hiểu rằng không liên quan ở đây được hiểu là MF không biết gì về trang này, không có chủ trương về nội dung của trang này.

  5. Lân

    Đối với các bạn thích nghiên cứu Thông Thiên học (không phải gửi webmaster), thì Lân có ý kiến như sau:
    – Sách của Leadbeater là nền tảng cho việc nghiên cứu các sách của ChS D.K.. Nếu như Leadbeater chưa từng xuất hiện trên đời, thì có lẽ chẳng ai có thể hiểu sách của ChS D.K. cả (giống như chưa học cấp 1 đã học cấp 2), và ChS D.K. sẽ phải tốn ít nhất vài quyển sách để giải thích các khái niệm cơ bản. May mắn (thực ra là do Thiên cơ sắp xếp) là đã có Leadbeater đã đào móng, để ChS D.K. có thể xây lên 1 ngôi nhà từ nền móng đó.
    – “Leadbeater có thể sai”, điều đó là chắc chắn, nhưng KHÔNG CÓ NGHĨA là cái gì Leadbeater cũng sai! Leadbeater có thể sai 5-10% trong những điều mình đã viết, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa là 90% còn lại là không sai! Và Lân cho rằng đó là ý của ChS D.K. khi Ngài nói rằng “Leadbeater cũng hay sai lầm, nhưng sự CHÂN THÀNH và TRÌNH ĐỘ thì không có gì để nghi ngờ”.
    – Vấn đề của “tính phân biện” là phân tích chỗ nào hợp lý mà dùng, chỗ nào sai mà bỏ, chứ không phải là chuyện “chọn 1 trong 2”, “bỏ 1 trong 2”.

  6. iamme

    liệu có cần thiết phải biết webmaster là ai không?

    mọi người lên đọc thông tin, thông tin đúng sai là ở thông tin.

    Còn Webmaster là ai thì có quan trọng không? Biết Webmaster là ai thì có ích gì không? Việc đó có phục vụ mục đích chung gì cho thông tin không? hay là thỏa mãn việc tò mò cá nhân thôi?

  7. khoa

    Thấy các bạn trao đổi các vị Chân sư ăn thịt, uống rượu, hút thuốc … tức là sử dụng vật chất có rung động thấp là đề tài rất hay nên mình cũng có vài théc méc bên dưới 😉

    Vài câu hỏi thắc mắc gởi bạn Lân và các bạn:
    -Tại sao các đệ tử của Phật Gautama vẫn đắc A La Hán đến 1250 vị (theo sách) trong khi các đệ tử Phật đều đi khuất thực và mọi người cho cái gì thì ăn cái đó (trong đó có thịt động vật) ?

    -Câu chuyện Phật Gautama và con voi điên: tại sao con voi điên chạy từ đằng xa đến trước Phật thì quỳ xuống mà không chạy càn qua luôn?

    -Khi một vị đã là Chân sư cần làm một việc trong lớp áo Thể xác (hoạt động ở cõi trần) thì đặc tính của vị Chân sư đó còn được duy trì không?

  8. Lân

    Chào anh Khoa,
    Các vấn đề anh đặt ra là những vấn đề quan trọng đáng để nghiên cứu.
    Tuy nhiên, Lân cần phải được webmaster cho phép thì mới comment được. Nếu comment này hiển thị được, Lân sẽ cố gắng trao đổi với anh về những vấn đề anh đã đặt ra 🙂

  9. Lân

    May quá, comment được hiển thị, vậy sẽ trao đổi tiếp với anh Khoa như đã hứa 🙂
    Nhưng Lân sẽ thay đổi thứ tự vấn đề 1 chút, cho tiện trả lời thôi chứ không có gì đặc biệt.
    I) Về câu chuyện Đức Phật và con voi điên:
    – Đầu tiên, Lân phải nói là Lân không biết câu chuyện đó được ghi chép trong kinh nào. Do đó, nhờ anh Khoa nếu được vui lòng cho biết, như vậy thì việc nghiên cứu sẽ thuận tiện hơn. Trong thời gian chờ đợi anh Khoa, Lân sẽ nói thêm vài ý của mình.
    – Giả sử câu chuyện con voi này được kinh sách ghi lại, thì ta sẽ có thể tin tầm 70% là câu chuyện có thể là có thật, tùy độ tin cậy của quyển kinh. Nhưng nếu đó chỉ là 1 câu chuyện dã sử (không có kinh sách nào ghi chép câu chuyện trên), thì e rằng xác suất có thật không được cao lắm, mặc dù vẫn có.
    – Trong trường hợp 2 (dã sử), thì mọi suy luận, phân tích của chúng ta chỉ mang tính gợi mở, để luyện não, hoặc để thảo luận cho vui, chứ không nên đặt nặng vấn đề đúng sai 🙂
    – Thực ra Lân nghĩ có thể có nhiều nguyên nhân (tùy theo câu chuyện kể lại có chính xác không: thí dụ câu chuyện kể là con voi quỳ xuống, nhưng trong thực tế lại là con voi té xỉu, hoặc con voi chạy đi hướng khác, hoặc là con voi chạy tới ôm Phật thắm thiết…).
    – Lân nhớ hồi xưa có đọc 1 câu chuyện (không nhớ ở sách nào, tiếng Anh hay tiếng Việt nữa), rằng Sanat Kumara (the Lord of the World) có 1 phong thái từ bi nhưng hết sức uy phong và tỏa ra sức mạnh vô cùng, và đến người như bà Blavatsky mà khi diện kiến Ngài cũng không dám ngẩng mặt lên nhìn! (câu chuyện thực hay hư thì không dám đảm bảo 🙂 )
    – Trong the Hierarchy (sách tiếng Việt dịch là Quần Tiên hội, Thiên đoàn, hay Thánh đoàn…) thì Đức Phật thật chỉ dưới Sanar Kumara 1 bậc, còn con voi thì là loài thú, còn thấp hơn cả loài người, thì khi gặp Đức Phật nếu không quỳ vì tôn kính (vì sự Từ bi – Love aspect) thì cũng quỳ vì sợ oai (Will asect). Đó là giả thuyết của Lân 🙂

  10. Lân

    II) Về chuyện “khi một vị đã là Chân sư cần làm một việc trong lớp áo Thể xác (hoạt động ở cõi trần) thì đặc tính của vị Chân sư đó còn được duy trì không”:
    Có 1 số đoạn trích sau:
    – “perfect liberation is attained, and the initiate stands free of all earth’s fetters, held by naught in the three worlds” (trích ‘Initiation, Human and Solar’)
    – “At the final two initiations which set a man free from the three worlds” (trích ‘Initiation, Human and Solar’)
    – “At the fifth initiation, when the adept stands Master in the three worlds” (trích ‘Initiation, Human and Solar’)
    – “to the portals of the fourth initiation. Through the entire loosing of the initiate from all trammels in the three worlds” (trích ‘Initiation, Human and Solar’)
    – “A Master of the Wisdom is He Who… reality is contacted and the three worlds can no more ensnare” (trích ‘Letters on Occult meditation’)
    Như vậy,:
    – 1 vị Chân sư là bậc đã có khả năng kiểm soát hoàn toàn tam giới (ba cõi thấp: physical, astral, mental plane) (thực ra là cả 5 cõi, nhưng 2 cõi Bồ Đề và Niết Bàn thì cao quá, tạm không nói tới); trong khi 1 vị La Hán thì hình như tuy là đã không còn gì để học hỏi trong 3 cõi thấp (do đó không cần đầu thai lại, và chỉ chuyên tâm tu luyện ở cõi Bồ Đề và Niết Bàn), nhưng vẫn chỉ mới control 95% thì phải.
    – Lân nhớ rằng trong các sách của ChS D.K. có 1 câu giải thích, rằng 1 Chân sư hoàn toàn không còn response (phản ứng) với đặc tính mê hoặc của vật chất ở 3 cõi thấp (khi tìm ra chính xác Lân sẽ trích bổ sung câu đó), do đó Ngài có thể ra vào 3 cõi 1 cách dễ dàng mà không gặp bất cứ chướng ngại nào.
    – Như vậy, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi của anh Khoa là: Dù cho hoạt động trong thân xác phàm trần, nhưng 1 vị Chân sư luôn luôn là 1 Chân sư, Ngài sử dụng xác phàm để làm việc (khi cần gặp những người không có thần nhãn, hoặc vì nhiều lý do mà chúng ta khó biết rõ…) nhưng xác phàm hoàn toàn ảnh hưởng được Ngài.

  11. Lân

    III) Về “Tại sao các đệ tử của Phật Gautama vẫn đắc A La Hán đến 1250 vị (theo sách) trong khi các đệ tử Phật đều đi khuất thực và mọi người cho cái gì thì ăn cái đó (trong đó có thịt động vật)” thì Lân sẽ chia câu trả lời thành 2 phần.
    1) Số lượng La Hán thời Đức Phật nhiều đột biến nhờ vào từ lực mạnh mẽ của Đức Phật, nhưng Lân cho rằng không có chuyện 1250 vị!
    – Các kinh sách trải qua 2500 năm biến động, được thêm vào theo thời gian, và cũng qua tay rất nhiều người, rất nhiều bản dịch. Do đó kinh sách có nhiều chỗ sai sót nhất định, ý tứ thì phần nhiều là đúng, nhưng về chi tiết thì cần phải thận trọng.
    – Lân từng nói qua chuyện này bên topic về điểm đạo: Trong kinh Đại Bát Niết bàn (kinh về những ngài cuối đời của Đức Phật, thuộc Trường Bộ kinh), Phật nói rằng trong 500 người có mặt, người chậm nhất cũng đã “nhập lưu”, tức là điểm đạo lần 1 mà thôi. Như vậy, 500 người điểm đạo từ 1-4, thì dĩ nhiên số điểm đạo lần 1 sẽ là nhiều nhất, điểm đạo lần 4 (La Hán) là ít nhất.
    – Thời Đức Phật thực ra đếm qua đếm lại cũng chỉ có cùng lắm là mười mấy vị La Hán (ngay như Đa văn đệ nhất – Ananda, thuộc Thập đại đệ tử, thì kinh sách ghi lại rằng cũng chỉ đắc quả La Hán sau khi Phật đã nhập Niết Bàn).
    – Rồi về sau Kinh điển Đại thừa ghi chép lại có khoảng 16-18 vị La Hán sau thời Đức Phật. Tham khảo ở đây: http://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-truc-tuyen-thap-bat-a-la-han-b3374/chuong-5-iii-xuat-xu-muoi-sau-vi-la-han-ti5
    – Như vậy, thật ra số lượng La Hán (tính thời Đức Phật và luôn cả 1000 năm sau đó) mà được vài chục vị đã là nhiều lắm rồi, 1250 vị thì có lẽ thế gian đã hạnh phúc hơn bây giờ nhiều 🙂

    • Lân

      Trích đoạn kinh Đại Bát Niết bàn (Maha-para-nibbana Sutta) mà Lân đã nhắc đến:
      “Đức Phật: Này Ananda, trong năm trăm Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác.”
      https://thuvienhoasen.org/a17028/kinh-dai-bat-niet-ban

  12. Lân

    2) Vấn đề “ăn thịt” cũng lại là 1 chủ đề gây tranh cãi giữa Nam tông (tiểu thừa) và Bắc tông (đại thừa)
    a) Đầu tiên, nếu anh Khoa chịu tin kinh điển Đại thừa, thì chuyện này giải quyết rất dễ. Bởi lẽ Đại thừa có nhiều kinh sách nói cần ăn chay.
    – Thí dụ như kinh Nhập lăng già: https://thuvienhoasen.org/a13661/cam-an-thit-trich-tu-kinh-dai-thua-nhap-lang-gia-thich-nu-tri-hai-dich
    – Còn nhiều kinh khác, anh Khoa cứ search sẽ thấy. Nhưng thực ra nguyên nhân không ăn thịt rất đơn giản:
    + Người tu hành trọng đức TỪ BI. Thú vật có lòng ham sống sợ chết, bị giết đau đớn vô cùng. Như vậy ăn thịt thì làm sao gọi là từ bi.
    + Phật dạy người tu hành TỪ BỎ các ham muốn phàm trần, từ bỏ các cám dỗ của các giác quan. Việc ăn thịt chẳng qua để ngon, để sướng cái miệng, như vậy cũng chẳng phải tu hành.
    + Trong các giới luật Phật giáo, giới đầu tiên và quan trọng nhất là “cấm sát sanh”. Đã không sát sanh, dĩ nhiên không muốn người khác đi sát sanh để ra thịt cho mình ăn.

  13. Lân

    2) Vấn đề “ăn thịt” cũng lại là 1 chủ đề gây tranh cãi giữa Nam tông (tiểu thừa) và Bắc tông (đại thừa)
    a) Đầu tiên, nếu anh Khoa chịu tin kinh điển Đại thừa, thì chuyện này giải quyết rất dễ. Bởi lẽ Đại thừa có nhiều kinh sách nói cần ăn chay.
    – Thí dụ như kinh Nhập lăng già: https://thuvienhoasen.org/a13661/cam-an-thit-trich-tu-kinh-dai-thua-nhap-lang-gia-thich-nu-tri-hai-dich
    – Còn nhiều kinh khác, anh Khoa cứ search sẽ thấy. Nhưng thực ra nguyên nhân không ăn thịt rất đơn giản:
    + Người tu hành trọng đức TỪ BI. Thú vật có lòng ham sống sợ chết, bị giết đau đớn vô cùng. Như vậy ăn thịt thì làm sao gọi là từ bi.
    + Phật dạy người tu hành TỪ BỎ các ham muốn phàm trần, từ bỏ các cám dỗ của các giác quan. Việc ăn thịt chẳng qua để ngon, để sướng cái miệng, như vậy cũng chẳng phải tu hành.
    + Trong các giới luật Phật giáo, giới đầu tiên và quan trọng nhất là “cấm sát sanh”. Đã không sát sanh, dĩ nhiên không muốn người khác đi sát sanh để ra thịt cho mình ăn.
    b) Đối với người theo Nam tông, thật ra Lân cũng chẳng hiểu tại sao họ cứ luôn phủ nhận chuyện ăn chay là đúng, là tốt (lý do thì quá dễ hiểu như đã giải thích ở phía trên), và nhất định rằng “chay mặn đều dùng được”, và không chấp nhận các kinh sách Đại thừa về vấn đề ăn chay.
    – Tuy nhiên, Lân phát hiện ra rằng cơ sở cho vấn đề anh Khoa nói rằng “các đệ tử Phật đều đi khuất thực và mọi người cho cái gì thì ăn cái đó (trong đó có thịt động vật)” cũng cần phải xem xét kỹ lại:
    – Trong Luật tạng (Vinaya Pitaka), thiên Đại phẩm (Mahavagga), phần VI (Y dược), Phật đã đặt ra giới luật sau: (nguồn: https://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/05/05_06c.pdf trang 25/29)
    i) Này các Tỳ khưu, trong khi biết thịt được làm (giết) có liên quan (đến bản thân) thì KHÔNG NÊN THỌ DỤNG; vị nào thọ dụng phạm tội dukkata.
    ii) Này các Tỳ khưu, Ta cho phép (thọ dụng) cá và thịt có được 3 điều tuyệt đối thanh tịnh: không được thấy, không được nghe, không nghi ngờ.
    – Anh Khoa lưu ý, mục i) Phật nói rằng KHÔNG NÊN THỌ DỤNG, có nghĩa là các Tỳ khưu KHÔNG BẮT BUỘC phải ăn thứ được cho.
    – Còn mục ii) chính là “tam tịnh nhục” mà Lân đã nhắc đến ở phía trên. Tuy nhiên, chỗ này khá khó hiểu. Phật chỉ nói là “không thấy, không nghe, không nghi”, nhưng đôi lúc có những bản dịch Kinh Phật, nhiều người tự ý mở ngoặc thêm vào rằng “không thấy, không nghe, không nghi (là bị giết cho mình ăn)” (ở link Lân đưa dẫn chứng thì người dịch còn chu đáo, là không dám thêm chữ vào Kinh, mà chỉ dám đánh số 1 và ghi chú footnote bên dưới)
    + Theo Lân, “tam tịnh nhục” này phải hiểu là “không biết, không nghe, không nghi (là trong bình bát có thịt)” thì đúng hơn.
    + Lý do cũng lại là chuyện khất thực: nếu lỡ người ta bỏ thịt vô bình bát, người tỳ khưu không biết, lấy tay bốc ăn, thì chẳng lẽ Phật lại bắt là anh ta phạm tội “dukkata” rồi đuổi khỏi Tăng đoàn?
    + Như vậy, nếu lỡ không biết mà ăn phải (thí dụ chuyện bà Thanh Đề bỏ thịt chó vô bánh bao chay đãi chùa) thì Phật không bắt tội, còn nếu biết mà còn ăn, thì là phạm giới!
    – Lý luận mất công vậy chứ thật ra đó là thời 2500 năm trước, chứ ngày nay thì thịt nào cũng là con thú bị giết làm thịt, chứ cũng chẳng có thú chết tự nhiên, tức là quanh ta đâu đâu cũng là “bất tịnh nhục” cả. Vậy các tỳ kheo ăn mặn thời nay có nghĩ đến điều đó không, hay là chỉ viện cớ mà thôi? 😉
    c) Có 1 sự tích Phật giải thích rằng thời ban đầu vì Phật giáo mới lập, giáo chúng chưa quen, muốn để các đệ tử tập ăn chay dần dần, nên Phật còn cho “tam tịnh nhục”, nhưng về sau, Phật đã cấm tuyệt đối chuyện ăn mặn. Nguồn tham khảo thêm: https://baomoi.com/tu-hanh-an-the-nao-moi-dung-loi-phat-day/c/21212682.epi

  14. Lân

    Gửi webmaster,
    Lân thấy điểm đạo là một nội dung quan trọng và nhiều bạn cũng quan tâm (ví dụ như anh Jupiter Nguyen, anh Khoa). Bài về điểm đạo thì Lân cũng viết rồi, nên webmaster cho đăng nhé 🙂

    I) Về tính đặc biệt của điểm đạo và sự thận trọng trong phán đoán:
    1) “The fact of the abnormality of the process of initiation must here be emphasised. Initiation is in the nature of a great EXPERIMENT which our planetary Logos is making during this round. In earlier and perhaps in later rounds the whole process will follow natural law… The whole process is optional, and a man may—if he so choose—follow the normal process, and take aeons of time to effect what some are choosing to do in a briefer period, through a self-chosen forcing process” (trích ‘A treatise on Cosmic fire’)
    Ý nghĩa:
    – Điểm đạo là 1 PHƯƠNG PHÁP MỚI, vẫn đang được thử nghiệm, và do đó mang tính linh động.
    – Sự xuất hiện của điểm đạo mang đến 1 cơ hội mới. Nếu như ở trong quá khứ xa xôi lúc chưa từng có sự điểm đạo (round trước), thì con người có thể tốn hàng triệu triệu năm để đạt Mục tiêu mà God đặt ra cho nhân loại. Nhưng từ khi có điểm đạo, nếu ai nắm bắt được và làm theo những gì các ChS dạy và được điểm đạo, thì quá trình tiến hóa của người đó có thể được rút ngắn đáng kể. Không thể nói ngày xưa con người tốn hàng triệu triệu năm mới có thể đạt Mục tiêu thì ngày nay cũng vậy (bởi vì có biến số mới xuất hiện, đó là “sự điểm đạo”)
    – Ví dụ sinh động: sự xuất hiện của các biến số có tên là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (hơi nước, điện, công nghệ thông tin…) đã khiến cho thế giới vật chất (thuộc sự cai quản của Maha-Chohan) phát triển chóng mặt, số lượng hàng hóa sản xuất trong 1 năm của thế kỷ 21 gấp hàng ngàn lần (hoặc hàng triệu lần không chừng) trong 1 năm của 1000 năm về trước!
    – Do đó, mọi sự suy đoán về điểm đạo cần phải cẩn thận, vì những gì đã xảy ra trong quá khứ chưa chắc là vẫn còn đúng ở hiện tại; những gì đang đúng ở hiện tại cũng chưa chắc vẫn đúng ở tương lai!

    2) Trong quá khứ:
    Today this triple process of preparation, purification and fusion is the ordinary practice of the disciple and the process has prevailed for untold years; but WHEN THIS FUSION FIRST OCCURRED, it marked a great hierarchical event… in that first great demonstration of His point of attainment (through the medium of what was then A NEW TYPE OF INITIATION) the Christ was joined by the Buddha. The Buddha had attained this same point prior to the creation of our planetary life, but CONDITIONS FOR TAKING THE THIRD INITIATION WERE NOT THEN AVAILABLE, and He and the Christ took the initiation together.
    Ý nghĩa:
    – Trước khi có Trái đất, Đức Phật đã đạt trình độ tương đương điểm đạo lần 3 (nếu ai muốn biết trước Trái đất con người sống ở đâu thì nên đọc quyển ‘Man: Whence, how and whither’ của Leadbeater). Tuy nhiên, tại thời điểm đó CHƯA CÓ SỰ ĐIỂM ĐẠO LẦN 3. Đến khi Đức Christ đạt tới trình độ tương đương điểm đạo lần 3 (có lẽ là vài chục ngàn năm trước), thì mới có lễ điểm đạo lần 3 ĐẦU TIÊN (và khi đó, the Initiator là chính the Lord of the World)

    3) Tương lai:
    Group initiation is no easy achievement, particularly as it is practically an untried experiment. (trích ‘The rays and the initiations’)
    Ý nghĩa:
    – Trong khi điểm đạo vẫn đang là một phương thức mới mẻ (so với lịch sử của thế giới), thì “điểm đạo nhóm” lại là 1 thử nghiệm mới nhất, là một biến số mới xuất hiện trong thời đại này.
    – Số lượng đạo đồ trong tương lai sẽ gia tăng là bởi sự thử nghiệm mới mẻ này. Không thể áp dụng số lượng đạo đồ đã xuất hiện trong 1 khoảng thời gian trong quá khứ để suy đoán số lượng đạo đồ sẽ xuất hiện trong cùng 1 khoảng thời gian ở tương lai. (tương tự ví dụ sản xuất hàng hóa ở trên)
    – Thời còn sống Leadbeater e là chưa biết gì về vấn đề mới mẻ này, và ChS D.K. cũng chưa tiết lộ nhiều (lưu ý: vẫn đang thử nghiệm có nghĩa là có thể điều chỉnh dần dần chứ không cứng ngắc rập khuôn theo công thức nào), cho nên mọi sự suy đoán cần phải hết sức thận trọng.

    II) Về lần điểm đạo 1 và 2:
    1) “The third initiation which is the first soul initiation” (trích ‘The destiny of the nations’)
    “I would here remind you that the third initiation is regarded by the Hierarchy as the first major initiation, and that the first and second initiations are initiations of the Threshold” (trích ‘The rays and the initiations’)
    “I would point out also that even the black magician possesses these qualities… the black magician passes through the door of initiation as it opens twice for the first two initiations. He passes through on the strength of his will and his CHARACTER ACCOMPLISHMENTS… The love aspect is, however, lacking in the black magician… You see again another reason why THE FIRST AND SECOND INITIATIONS are not regarded by the Lodge of Masters as major initiations. Only the third is so regarded…
    the black magician cannot respond to and use the energy of divine love… It is at this point that the TWO WAYS—of darkness and of light—become widely divergent… at the THIRD INITIATION there comes to the true spiritual initiate the revelation which is the reward of perseverance and purity rightly motivated—the revelation of the divine purpose, as the SOUL records it in terms of the hierarchical plan, though not yet in terms of the Monad. To this purpose and to the loving Will of God (to use a trite Christian phrase) the black brother cannot respond; his aims are different. You have here the true meaning of the oft-used and misunderstood phrase, “the parting of the ways.”
    (trích ‘The rays and the initiation’)
    “these initiations are to the initiate at this stage of development what THE FIRST AND SECOND INITIATIONS are to the disciple who is seeking to tread the earlier stages of the Path of Initiation. They might therefore be regarded as INITIATIONS OF THE THRESHOLD” (trích ‘The rays and the initiation’)
    Ý nghĩa:
    – 2 lần điểm đạo đầu tiên KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM ĐẠO CỦA SOUL mà chỉ là ĐIỂM ĐẠO PERSONALITY (~the Threshold). Chỉ là lần điểm đạo thứ 3 mới là ĐIỂM ĐẠO SOUL ĐẦU TIÊN.
    – Như vậy, trước khi điểm đạo lần 3, thì con người chưa đạt được sự liên tục về tâm thức (có thể nhớ rõ kiếp trước), cho nên giả thuyết có sự điểm đạo lại đối với lần 1 và 2 cũng có lý, vì cần thiết để chuẩn bị 3 thể thấp trước khi có thể điểm đạo cao hơn.
    – Black magicians (phe tả đạo) có thể được điểm đạo lần 1 và 2 (miễn là họ có thể control tốt physical body và astral body với lower mind tương đối phát triển), nhưng không thể được điểm đạo lần 3 (vì họ không có tình thương, vốn từ soul mà ra).
    – Chính vì vậy, the Hierarchy (sách tiếng Việt dịch bằng nhiều chữ: Quần Tiên hội, Thiên đoàn, Thánh đoàn…) không xem 2 lần điểm đạo đầu tiên là quan trọng, và chỉ có người điểm đạo lần 3 mới thực sự trở thành thành viên của the Hierarchy.

    2) “We are told (and it is factually true) that the longest period between initiations is that to be found between the first and the second initiations. This is a truth which must be faced, but it should also be remembered that it is by no means the hardest period. The hardest period for the sensitive, feeling aspirant is to be found between the second and the third initiations.” (trích ‘The rays and the initiation’)
    Ý nghĩa:
    – Lần điểm đạo thứ 2 không phải khó nhất, mà lần 3 mới là khó nhất (ít nhất là đối với các ‘sensitive, feeling aspirants).

    3) “Many lives MAY intervene between the first initiation and the second” (trích ‘Initiation, Human and Solar’)
    Ý nghĩa:
    – Cần chú ý chữ “may”. Nếu 2 lần điểm đạo này hoàn toàn không thể xảy ra trong cùng 1 kiếp sống, thì ChS D.K. chỉ cần viết “Many lives intervene between the first initiation and the second”. 2 câu chỉ khác 1 chữ ‘MAY’, nhưng ý nghĩa rất khác nhau. Chân sư có lẽ không viết thừa chữ này.
    – Như vậy, chuyện 2 lần điểm đạo 1 và 2 cùng 1 kiếp sống là hoàn toàn có thể xảy ra.

    • webmaster

      Chúng tôi đã chìu ý bạn đăng tất cả những comment mà bạn yêu cầu, dù bạn đã “tạm biệt” chúng tôi, kẻo bạn lại nói chúng tôi không cho ý kiến phản biện. Sau comment này của bạn, như chúng tôi đã viết, nếu bạn cần trao đổi thêm, hãy mời các bạn khác vào Facebook của bạn, qua email, hoặc thông qua website nào đó hay website của bạn để trao đổi tiếp tục. Trân trọng.

  15. khoa

    Rất cám ơn bạn Lân đã trả lời các câu hỏi của mình, hông biết các bạn khác có ý kiến khác không?

    Bạn Lân đã dẫn chứng rất nhiều từ sách rất hợp lý, nhưng mình cũng chưa thông lắm khi các vị A La Hán vẫn sử dụng Tam tịnh nhục mà vẫn đắc A La Hán rất nhiều (dẫn chứng bên dưới), đồng thời Chân sư khi sử dụng Thể xác (rung động thấp) vẫn hoạt động tốt, cũng như Phật Gautama vẫn đi khuất thực (ăn thực phẩm có rung động thấp) hằng ngày mà vẫn không sao? Phải có 1 kỹ thuật gì đó để hóa giải rung động trọng trược trước đến và vào trong Thể xác?

    Ghi chú:
    *Chuyện con voi dữ
    KINH TĂNG NHẤT A HÀM – MƯỜIPHÁP – 49. PHẨM PHÓNG NGƯU – KINH SỐ 9
    Link tiêu biểu: https://quangduc.com/a44074/pham-49-phong-nguu

    *500 vị A-La-Hán (các vị còn lại thì rải rác ở các kinh khác trong bộ Nikaya
    Tương Ưng Bộ – Tập I – Thiên Có Kệ – Chương I: Tương Ưng Chư Thiên – I. Phẩm Cây Lau
    http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/Kinh/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

  16. khoa

    Mình thấy đoạn này hay gởi các bạn tham khảo:

    1/-Thần Bí Gia
    Hằng ngày người môn sinh tạo ra một hình thể của Chân sư y, một cách cẩn trọng, yêu thương và chăm chú, mà đối với y đó là hiện thân của tâm thức cao siêu lý tưởng. Trong tham thiền, y phác họa hình thể này và tô điểm cho rõ nét trong cuộc sống và tư tưởng hằng ngày. Hình thể này thấm nhuần mọi đức tốt, lấp lánh đủ màu sắc và nhất là được làm sống [146] động bằng tình thương của người môn sinh đối với Chân sư. Về sau (khi đã đạt yêu cầu) hình thể này sẽ được chính Chân sư làm cho thêm sống động. Ở một giai đoạn phát triển nhất định, hình thể này được dùng làm cơ sở cho kinh nghiệm huyền môn là nhập vào tâm thức Chân ngã. Người môn sinh tự nhận thức được rằng y là một thành phần của tâm thức Chân sư và qua tâm thức bao trùm tất cả của Ngài y lướt vào linh hồn của nhóm Chân ngã một cách hữu thức. Hình thể này làm trung gian cho kinh nghiệm ấy, cho đến lúc không còn cần đến nữa. Bấy giờ hành giả có thể nhập vào nhóm Chân ngã của y tùy ý muốn, và về sau có thể thường xuyên hữu thức an trụ trong đó. Đây là phương pháp được dùng rất nhiều, là con đường bác ái và sùng tín.

    2/-Huyền Bí Gia
    Trong phương pháp thứ hai, người môn sinh tự hình dung mình là một con người lý tưởng. Y hình dung mình có đủ các tính tốt, và trong cuộc sống hàng ngày y cố gắng sống đúng với hình ảnh lý tưởng ấy. Phương pháp này được dùng nhiều hơn cho những người trí thức, những người có trí năng và những người mà cung y không nhuộm nhiều màu sắc bác ái, sùng tín hay điều hòa. Phương pháp này không phổ thông như trường hợp trên. Hình tư tưởng được tạo trong thể trí này cũng là một hình thể tạm như trong phương pháp trên và hành giả từ đó lướt vào tâm thức Chân ngã. Thế nên, các bạn thấy việc tạo các hình thể này phải theo một số bước, và mỗi mẫu người (tùy theo cung) sẽ tạo một hình thể hơi khác nhau.

    -Mẫu người thứ hai bắt đầu tham thiền về đức tính mà y muốn có nhất, rồi từng đức tính được thêm vào để kiến tạo nên hình thể của cái ngã lý tưởng, cho đến mức có đủ mọi đức tính và y bỗng nhiên tiếp xúc được với Chân nhân của mình.

    */. Hình thức tham thiền của huyền bí gia và thần bí gia

    -Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Theo cách này, huyền bí gia tiến đến các Đấng Thông tuệ là những Đấng vận dụng định luật, cho đến khi y đạt đến Nguồn Thông tuệ nguyên thủy.

    -Thần bí gia tiến lên cao bằng chí nguyện và sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng Thượng Đế trong tâm hay vị Chân sư y thừa nhận.

    */.
    Bằng cách tìm ra Thiên giới trong tâm mình và bằng cách nghiên cứu những định luật của chính bản thể mình, Thần bí gia trở nên thông thạo các định luật quản trị vũ trụ mà y là một thành phần trong đó.

    Huyền bí gia nhận biết Thiên giới trong thiên nhiên hay thái dương hệ và tự xem mình là một phần nhỏ của tổng thể to lớn đó, và vì thế cũng chịu sự chi phối của những định luật giống nhau.

    */.
    -Thần bí gia tìm cách tiến từ thể cảm dục lên thể trực giác (bồ-đề), sau đó đến Chân thần hay Tinh thần.
    -Huyền bí gia làm việc từ thể xác đến thể trí sau đó đến atma hay Tinh thần.

    */.
    Thần bí gia không đạt được mục đích của cuộc sống y – tức là tình thương biểu lộ trong hành động – nếu y không biết dùng ý chí thông tuệ để điều hợp toàn thể các hoạt động. Vì thế thần bí gia phải trở thành huyền bí gia.

    Huyền bí gia cũng bị thất bại tương tự và chỉ trở thành đại diện ích kỷ của quyền năng tác động thông qua trí thông minh, nếu y không đặt mục đích cho ý chí và tri thức của mình bằng tình thương linh hoạt, là động cơ đầy đủ cho tất cả các cố gắng của y.

    Trích: Tham Thiền Huyền Môn – A.A.B.

Comments are closed.