Cấu tạo con người -3- Chân thần, Chân ngã, Phàm ngã

Trong bài thứ ba về cấu tạo con người, chúng ta sẽ nghiên cứu về ba phương diện của Tiểu Thiên Địa, hay là con người. Trong bài trước, chúng ta hãy nhớ lại câu nói của đức DK:

Ba phương diện của Toàn Thể hiện diện trong mọi hình tướng.

  1. Thái dương hệ tam phân, biểu lộ qua ba Ngôi nói trên.
  2. Một con người cũng tam phân, biểu lộ thành Tinh Thần, Linh Hồn và Xác thể, hay Chân Thần, Chân Ngã và Phàm Ngã.
  3. Nguyên tử của nhà khoa học cũng tam phân, được tạo thành bằng một nhân dương, các âm điện tử và toàn thể sự biểu lộ bên ngoài kết quả của sự liên lạc của hai thành phần kia.

These three aspects of the Whole are present in every form.

  1. The solar system is triple, manifesting through the three above mentioned.
  2. A human being is equally triple, manifesting as Spirit, Soul and Body, or Monad, Ego and Personality.
  3. The atom of the scientist is also triple, being composed of a positive nucleus, the negative electrons, and the totality of the outer [5] manifestation, the result of the relation of the other two.

Câu trích dẫn trên khẳng định sự tương đồng giữa các Thực thể lớn nhỏ khác nhau: Thái dương hệ, con người, hạt nguyên tử. Tất cả đều có ba phương diện (three aspects) hay ba trạng thái.

Trong bài này chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết cấu tạo tam phân của con người, vì đó là kiến thức quan trọng trong sự tu học của chúng ta.

Trong phần mở đầu của Thư về Tham thiền Huyền môn, Chân sư DK tóm tắt cho ta cấu tạo tam phân của con người như sau:

Sự cấu tạo của con người, xét trong những trang sau đây, cơ bản gồm có ba phần, như sau: –

  1. Chân thần, hay Tinh thần thuần khiết, là Cha ở trên Trời.

Trạng thái này phản ánh ba trạng thái của Thượng Đế: –

 

1. Ý chí hay Quyền lực Đức Chúa Cha
2. Bác ái-Minh triết Đức Chúa Con
3. Thông tuệ Linh hoạt Chúa Thánh thần

 

chỉ có thể tiếp xúc với trạng thái này vào những lần điểm đạo cuối cùng, khi hành giả gần đến mức cuối cuộc hành trình và trở nên hoàn thiện.

 

Chân thần lại tự phản ánh trong

  1. Chân nhân, Chân ngã, hay là Cái Ta cao siêu.

Trạng thái này có tiềm năng là: –

 

1. Ý chí tinh thần Atma.
2. Trực giác Bồ-đề, Bác ái-Minh triết, nguyên khí Christ.
3. Trí tuệ cao siêu hay trừu tượng Thượng trí.

Trong những người tiến hóa cao, Chân nhân bắt đầu phát lộ quyền lực của mình, và ngày càng tăng trên Đường Dự bị cho đến lần điểm đạo thứ ba thì Chân ngã hoàn toàn chế ngự phàm ngã, và trạng thái cao nhất bắt đầu phát lộ năng lượng. Chân nhân tự phản ánh trong

III. Phàm nhân hay phàm ngã, con người hồng trần.

Trạng thái này cũng tam phân: –

 

Thể trí hạ trí.
Thể tình cảm thể cảm dục.
Thể hồng trần thể xác và thể dĩ thái.

 

Do đó, mục đích của tham thiền là giúp hành giả ý thức được Chân nhân để Chân nhân chế ngự phàm tính. Đây là mục tiêu ngay trước mắt của người sơ cơ.

The constitution of man (See Figure), as considered in the following pages, is basically threefold, as follows

  1. The Monad, or pure Spirit, the Father in Heaven.

This aspect reflects the three aspects of the Godhead:

 

1. Will or Power The Father
2. Love-Wisdom The Son
3. Active Intelligence The Holy Spirit

and is only contacted at the final initiations, when man is nearing the end of his journey and is perfected.

The Monad reflects itself again in

  1. The Ego, Higher Self, or Individuality.

This aspect is potentially :—

 

1. Spiritual Will Atma
2. Intuition Buddic, Love-Wisdom, the Christ principle.
3. Higher or abstract Mind Higher Manas.

The Ego begins to make its power felt in advanced men, and increasingly on the Probationary Path until by the third initiation the control of the lower self by the higher is perfected, and the highest aspect begins to make its energy felt.

The Ego reflects itself in

III. The Personality, or lower self, physical plane man.

This aspect is also threefold

 

1.  A mental body lower manas.
2. An emotinal body astral body.
3. A physical body the dense physical and the etheric body.

The aim of meditation is therefore to bring man to the realisation of the Egoic aspect and to bring the lower nature under its control. This is the immediate goal for the average man.

 

Trong đoạn trích dẫn nói trên, các bạn lưu ý những điểm sau đây:

  1. Mỗi một trong ba phương diện trên của con người cũng tam phân:

– Chân thần: phương diện thứ nhất, phản ánh phương diện Cha (Ngôi I). Chân Thần cũng được gọi Tinh thần Thuần Khiết (Pure Spirit) và bản thân Chân thần cũng tam phân. Nó phản ánh Ba Trạng Thái của Thái dương Thượng đế là Ý Chí – Quyền lực, Bác ái Minh triết, Thông tuệ Linh Hoạt, hay Cha, Con và Thánh Thần.

Chân ngã, dịch từ Ego (viết Hoa), còn gọi là Cái Tôi Cao Siêu (Thượng Ngã—Higher Self). Một số sách tiếng Việt cũng dịch là Chân Nhân. Chơn ngã cũng tam phân, bao gồm  Ý chí tinh thần (Atma), Trực giác (Bồ-đề), Thượng trí (Trí trừu tượng).

Phàm ngã, còn gọi là phàm nhân, dịch từ tiếng Anh Personality, hay lower self. Phàm ngã bao gồm Hạ trí, Thể cảm xúc và thể hồng trần (physical body—bao gồm hai thể dĩ thái và thể xác trọng trược.)

  1. Trong phần tóm tắt trên, ta lưu ý con người bắt đầu tiếp xúc với Chân thần “vào những lần điểm đạo cuối cùng, khi hành giả gần đến mức cuối cuộc hành trình và trở nên hoàn thiện”. Nhưng cụ thể, con người bắt đầu tiếp xúc với “Cha trên trời” vào cuộc Điểm đạo nào? Trong quyển Điểm đạo Trong Nhân loại và Thái dương hệ, Chân sư DK viết cụ thể hơn như sau:

Vào cuộc điểm đạo thứ ba, đôi khi được gọi là sự Biến dung, toàn thể phàm nhân chìm ngập trong ánh sáng từ trên xuống. Chỉ sau cuộc điểm đạo này, Chân thần mới dứt khoát hướng dẫn Chân nhân và ngày càng tuôn đổ sự sống thiêng liêng của Ngài vào trong vận hà đã được chuẩn bị và thanh luyện; cũng như trong dãy hành tinh thứ ba là Dãy Nguyệt Cầu, Chân nhân đã [87] giúp phàm nhân biệt lập ngã tính qua tiếp xúc trực tiếp, một phương pháp khác với phương pháp biệt lập ngã tính được thấy trong dãy thứ tư này. [IHS 87]

At the third initiation, termed sometimes the Transfiguration, the entire personality is flooded with light from above.  It is only after this initiation that the Monad is definitely guiding the Ego, pouring His divine life ever more into the prepared and cleansed channel, just as in the third, or Moon Chain, the Ego individualised the personality [Page 87] through direct contact, a method different to the individualisation as shown in this fourth chain.

Như vậy, chỉ từ cuộc điểm đạo lần 3 mà con người bắt đầu tiếp xúc Chân thần, và sự tiếp xúc tăng dần cho đến kỳ điểm đạo thứ V khi con người trở thành một Chân sư Minh triết. Sau kỳ điểm đạo lần thứ 4:

Sau cuộc điểm đạo thứ tư, không còn nhiều điều phải làm. Việc ngự trị phân cảnh thứ sáu tiến hành nhanh chóng, và vật chất của các phân cảnh cao của cõi bồ-đề được phối kết. … Y trở nên thành thạo ý nghĩa của màu sắc và âm thanh, có thể vận dụng định luật trong tam giới, và có thể tiếp xúc với Chân thần của mình dễ dàng hơn là phần đông nhân loại có thể tiếp xúc với Chân nhân của họ.

After the fourth initiation not much remains to be done.  The domination of the sixth sub-plane goes forward with rapidity, and the matter of the higher sub-planes of the buddhic is co-ordinated… He becomes adept in the significance of colour and sound, can wield the law in the three worlds, and can contact his Monad with more freedom than the majority of the human race can contact their Egos.

Còn con người bắt đầu tiếp xúc với Chơn ngã từ khi nào?

Trong những người tiến hóa cao, Chân ngã bắt đầu phát lộ quyền lực của mình, và ngày càng tăng trên Đường Dự bị cho đến lần điểm đạo thứ ba thì Chân ngã hoàn toàn chế ngự phàm ngã, và trạng thái cao nhất bắt đầu phát lộ năng lượng.

  1. Trong đoạn trích trên, ta thấy đức DK dùng từ phản ảnh (reflect) để diễn tả mối tương quan giữa các phương diện cao và thấp:

Chân thần lại tự phản ánh (reflect itself) trong Chân nhân, Chân ngã, hay là Cái Ta cao siêu.

Chân nhân tự phản ánh trong Phàm nhân hay phàm ngã, con người hồng trần.

Từ phản ảnh chỉ mô tả sự tương đồng trong bản chất giữa Chân thần, Chân ngã, Phàm ngã, cả ba đều tam phân; cả ba đều có ba trạng thái hay ba phương diện Ý chí Quyền lực, Minh triết – Bác ái, Thông tuệ. Nhưng đi vào cụ thể hơn thì sao? Có lẽ, đoạn trích sau đây từ quyển Chân sư và Thánh Đạo của Ông CW Leadbeater sẽ diễn tả rõ hơn về điều này:

Mặc dầu, vì mục đích để cho được rõ ràng, dễ hiểu, bản lược đồ trên đây chỉ Luồng Sinh Lực thứ Ba như là xuất phát trực tiếp từ Thượng Đế, thật ra nó đã do Ngài hạ xuống từ lâu, và lơ lửng ở một điểm trung gian nơi Cõi thứ Nhì của Thái Dương hệ chúng ta. Khi nó lơ lửng ở cõi ấy, nó được gọi là Chơn Thần (Monad), và chúng ta có thể tưởng tượng nó như một phần tử của Thượng Đế. Một phần tử của cái Toàn Thể không thể phân chia. Nói như thế thật ra có vẻ hơi mâu thuẫn đối với cái Trí phàm tục của chúng ta, nhưng điều ấy có bao hàm một chân lý bất diệt ngoài tầm hiểu biết của con người.

Although for clearness’ sake our diagram shows this Third Stream of the Divine Life as coming forth directly from the Logos, it has in fact issued forth from him long ago, and is hovering at an intermediate point in the second of our planes. When hovering at that level it is called the Monad, and perhaps the least misleading manner in which we can image it to ourselves is to think of it as a part of God—a part, but of That which cannot be divided—a paradox, truly, to our mortal intellect; yet enshrining an eternal truth which is far beyond our comprehension.

Phương pháp tổng quát do đó Tinh Thần giáng xuống Vật Chất dường như lúc nào cũng giống như nhau chớ không thay đổi, mặc dầu những điều kiện khác nhau của những Cõi giới khác nhau, tự nhiên là có đưa đến nhiều sự sai biệt từng chi tiết. Chính Thượng Đế xạ xuống một điểm Chơn Thần—một mảnh rất tế vi của Ngài—ở một cõi giới thấp hơn cõi của Ngài rất xa. Lẽ tự nhiên, điều ấy là một sự giới hạn không phải nhỏ, mặc dầu nó vẫn còn cách quá xa tầm hiểu biết của chúng ta để cho ta có thể diễn tả hay lãnh hội được. Cũng y như thế, Chơn Thần tự phân ra một mảnh nhỏ của nó để tạo nên Chơn Nhơn, và trong trường hợp này cũng vậy, sự giới hạn của nó lại càng tăng thêm bội phần. Điều này cũng tái diễn một lần nữa, khi Chơn Nhơn phản ảnh một phần nhỏ của nó vào trong các Thể Trí, Thể Vía và Thể Xác của một người—cái phần nhỏ đó, chúng ta gọi là Phàm Nhơn.

The general method of this descent of Spirit into matter seems to be always the same, though the diverse conditions of the different planes naturally produce many variations in detail. The Logos himself puts down the Monad—a tiny fragment of himself—into a level far below his own; of course such a descent must mean a most serious limitation, though it is all too far above the utmost reach of our consciousness to be described or understood. In exactly the same way the Monad puts down a tiny fragment of himself which becomes the ego; and in that case also the limitation is enormously increased. The very same thing happens once more when the ego repeats the operation and projects a minute portion of himself into the mental, the astral and the physical bodies of the man—a fragment which we call the personality.

Ở đây, Ông Leadbeater dùng từ “put down a tiny fragment of Itself”—xạ xuống một mảnh tế vi của mình vào cõi thấp. Chân thần “xạ xuống một mảnh tế vi của mình” tạo thành Chân ngã, Chân ngã cũng “xạ xuống một mảnh tế vi của mình” tạo thành Phàm ngã. Về bản chất, cái “mảnh tế vi” đó “không tách rời” hay “bất khả phân li” khỏi “chủ thể đã phóng xuất nó ra, và nó có đầy đủ đặc tính của “Cha Mẹ”, nhưng ở dạng tiềm năng, để một ngày nào đó, sau vô vàn kiếp sống, những tiềm năng đó trở thành những quyền năng thật sự như “Cha Mẹ”. Ta có thể tưởng tượng đó là một hạt giống mang đầy đủ tính chất của cái cây đã sinh ra nó, và một ngày nào đó, nó cũng phát triển trở thành cái cây đó. Câu nói của đức Krishna trong Bhagavad Gita có thể dùng minh họa cho ý tưởng này. “Sau khi thâm nhập toàn vũ trụ này với một phần bé nhỏ của ta, ta vẫn nguyên vẹn”—“Having pervaded the entire universe with a fragment of Myself, I remain”.

Monad-Ego-Personality

Một nhà Huyền Bí học khác là Choa Kok Sui cũng mô tả tiến trình trên nhưng theo thuật ngữ của Ki tô giáo như sau:

Hãy tưởng tượng rằng bạn có một bình nước. Nước trong bình tượng trưng cho linh hồn cao cả (Chân ngã ) vốn là các năng lượng tinh thần với tâm thức. Để phát triển và tiến hoá, linh hồn cao cả nối dài một phần của chính nó xuống hạ giới. Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn đổ nước trong bình vào một cốc rỗng. Cái cốc tượng trưng cho cơ thể. Nước trong cốc tượng trưng cho các linh hồn giáng trần. Linh hồn cao cả và linh hồn giáng trần được nối liền với nhau. Cùng một lúc, chúng là một. Khi một người sống một cuộc sống hỗn loạn, linh hồn giáng trần bị ngắt kết nối với các linh hồn cao cả. Linh hồn giáng trần trở thành một linh hồn bị đánh mất (lost soul).

Imagine that you have a pitcher of water. The water in the pitcher represents the higher soul, which is spiritual energy with consciousness. In order to grow and evolve, the higher soul extends a portion of itself down to the lower worlds. Imagine that you pour the water to an empty cup. The cup symbolizes the body. The water in the cup symbolizes the incarnated soul. The higher soul and the incarnated soul are interconnected. At the same time, they are one. When a person lives a life of chaos, the incarnated soul gets disconnected from the higher soul. The incarnated soul becomes a lost soul.

Sử dụng ngôn ngữ máy tính, linh hồn cao cả cũng giống như các máy tính lớn. Nó có tâm thức của riêng của nó. Linh hồn giáng trần cũng giống máy trạm cũng có một cuộc sống riêng của mình. Linh hồn giáng trần, biểu hiện như là bạn, là một phần nhỏ bé của linh hồn cao cả. Thật không may, khi các linh hồn thấp giáng trần, trong nhiều trường hợp nó sống một cuộc sống đam mê không kiểm soát được. Do nó không biết bản chất thật sự của nó, nó trải qua rất nhiều đau khổ vì nó đồng hoá bản thân với xác thân và cảm xúc.

To use computer language, the higher soul is like the mainframe. It has a consciousness of its own. The incarnated soul is like the terminal that also has a life of its own. The incarnated soul, manifested as you, is a small portion of your higher soul. Unfortunately, when the lower soul incarnates, in many instances it leads a life of uncontrolled passion. Out of ignorance of its true nature, it undergoes a lot of suffering because it identifies itself with the body and the emotions.

The Prodigal Son and Yoga – Người con hoang đàng và Yoga

Bạn có nhớ câu chuyện của người con trai hoang đàng trong Tân Ước (Luke 15:11-32)? Người con trai quyết định bỏ cha ra đi. Y tiêu hết tài sản thừa kế của mình và sống một cuộc sống hỗn loạn cho đến khi y không có gì để ăn nữa. Khi y trở về với cha mình, cha y chào đón y trở lại. Người Cha cũng giống như linh hồn cao cả trong khi con trai hoang đàng là linh hồn giáng trần, đã quên quê hương, nguồn cội tâm linh của mình. Có bao giờ khi tham thiền, bạn quan sát thấy rằng đôi khi bạn gặp bạn đang quay trở lại “nhà”?

Do you remember the story of the prodigal son (Luke 15:11-32)? The son decides to leave the father. He spends his inheritance and leads a chaotic life until he has nothing to eat anymore. When he returns to his father, his father welcomes him back. The father is like the higher soul while the prodigal son is like the incarnated soul who has forgotten his home, his spiritual origin. Have you not observed that when you meditate, sometimes you experience that you are back “home”?

Khi người con trai hoang đàng trở về, đó là hợp nhất thiêng liêng. Điều này được gọi là yoga. Yoga nghĩa là “hợp nhất”. Mục đích của yoga là để đạt được hợp nhất giữa linh hồn giáng trần và linh hồn cao cả. Sự hợp nhất này là thực sự là một khoa học, chứ không chỉ là một nghệ thuật. Nó là một kỹ thuật tinh thần. Nhận thực Linh hồn không có gì khác hơn là các linh hồn thai nhận ra rằng nó không phải là xác thân và là một với các linh hồn cao cả. Đây là ý nghĩa của yoga hoặc giác ngộ.

When the prodigal son returns, there is divine union. This is called yoga. Yoga literally means “union.” The purpose of yoga is to achieve union between the incarnated soul and the higher soul. This union is actually a science, not just an art. It is a spiritual technology. Soul realization is nothing more than the incarnated soul realizing that it is not the body and it is one with the higher soul. This is the meaning of yoga or illumination.

The Higher Soul and the I AM

Chúa Giêsu nói trong John 14:6, “TA LÀ Con đường, là Chân lý, và Sự sống. Không ai đến cha ngoại trừ thông qua Ta.” Ý chúa Giêsu muốn nói rằng cái I AM (“cái TA LÀ”), linh hồn cao cả bên trong bạn là con đường, sự thật và sự sống. “Cha thiêng liêng” ở đây đề cập đến các tia lửa thiêng liêng trong mọi người.

“Ta là cuộc sống” có nghĩa rằng các linh hồn cao cả là nguồn gốc của cuộc sống. Khi linh hồn cao cả rút sợi dây bạc của cuộc sống, xác thân sẽ chết.

“Ta là Chân lý” có nghĩa rằng các linh hồn cao cả là tiếng nói của lương tâm, tiếng nói của sự thật.

“Ta là Con đường” có nghĩa là các linh hồn giáng trần không thể kết nối với đấng Cha Thiêng liêng trừ phi hợp nhất với linh hồn cao cả, cái I AM.

Jesus says in John 14:6, “I AM the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me.” The Lord Jesus literally means that the I AM or higher soul within you is the way, the truth and the life. “The Divine Father” here refers to the divine spark in every person.

“I AM the life” means that the higher soul is the source of life. When the higher soul unplugs the silver cord of life, the body dies.

“I AM the truth” means that the higher soul is the voice of conscience, the voice of truth.

“I AM the way” means that the incarnated soul cannot unite with the Divine Father without uniting with the higher soul, the I AM.

Các tia lửa thiêng liêng ở mỗi người là một phần của Thượng Đế. Nó được tạo ra theo bản chất của Thượng Đế. Các tia lửa thiêng liêng là một với Thượng Đế và là một với tất cả. Các tia lửa thiêng liêng kéo dài một phần của bản thân nó “xuống,” biểu hiện như là linh hồn cao cả. Linh hồn cao cả này lại kéo dài một phần của bản thân “xuống,” biểu hiện như linh hồn giáng trần. Trong Hindu giáo, các linh hồn giáng trần được gọi là Jivatma. Nó có nghĩa là “linh hồn thể hiện.” Linh hồn cao cả ở đây được gọi là Atma. Các tia lửa thiêng liêng được gọi là Paramatma. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng bạn có một cơ thể, một linh hồn và tinh thần (1 Thessalonians 5:23). Ở đây, “tinh thần” đề cập đến các tia lửa thiêng liêng trong mỗi người. Để đạt được hợp nhất với các tia lửa thiêng liêng hoặc cha thiêng liêng bên trong bạn, bạn cần phải đầu tiên đi qua “I AM” hay linh hồn cao cả.

The divine spark in every person is a part of God. It is made in the essence of God. The divine spark is one with God and one with all. The divine spark extends a portion of itself “downward,” manifesting as the higher soul. The higher soul extends a portion of itself “downward,” manifesting as the incarnated soul. In Hindu teachings, the incarnated soul is called Jivatma. It literally means “embodied soul.” The higher soul is called Atma. The divine spark is called Paramatma. This is why St. Paul said that you have a body, a soul, and a spirit (1 Thessalonians 5:23). Here, “spirit” refers to the divine spark in each person. To achieve union with the divine spark or the Divine Father within you, you must first pass through the I AM or the higher soul.

 

Cùng một ý niệm, nhưng các truyền thống tôn giáo và các nhà Huyền bí học khác nhau diễn đạt theo những ngôn ngữ khác nhau, nhưng ý tưởng vẫn là một. Trong đoạn trích khá dài trên đây từ quyển Achieve Oneness with The Higher Soul, Choa Kok Sui dùng thuật ngữ Linh hồn Cao cả (Higher Soul) tương đương với Chân ngã, Incarnated Soul tương đương với thuật ngữ tương tự Incarnated Soul mà đức DK cũng dùng trong sách của Ngài. Incarnated Soul là phần của Chân ngã giáng trần, trú ngụ trong ba thể thấp. Theo Choa Kok Sui thì:

… khi các linh hồn thấp giáng trần, trong nhiều trường hợp nó sống một cuộc sống đam mê không kiểm soát được. Do nó không biết bản chất thật sự của nó, nó trải qua rất nhiều đau khổ vì nó đồng hoá bản thân với xác thân và cảm xúc.

Thật ra thì không phải như Choa Kok Sui nói, trong nhiều trường hợp Linh hồn giáng trần “không biết bản chất thật sự của nó”, mà là trong tất cả giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa, mọi linh hồn giáng trần đều “không biết bản chất thật sự của nó”, và phải trải qua vô vàn kiếp sống, linh hồn giáng trần mới nhận ra nó đau khổ vì nó đã đồng hóa với ba hạ thể (cái phi ngã). Lúc đó, nó quay trở lại với cội nguồn thiêng liêng của nó và thôi đồng hóa với cái phi ngã. Người con hoang đàng trở về ngôi nhà của Cha mình. Con đường nhập thế hay con đường đi ra (outward Way) giờ trở thành con đường trở về, con đường quay vào trong (inward way).

Về mối liên hệ giữa Chân ngã và Phàm ngã, Ông C.W. Leadbeater giải thích thêm như sau:

Nhưng tuy cái Phàm Nhơn đó là một phần của Chơn Nhơn—tuy rằng sự sinh hoạt và quyền năng của nó cũng là Sự Sống và Quyền Năng của Chơn Nhơn—nhưng nó thường hay quên điều đó, và tự coi như là một cái gì hoàn toàn riêng biệt, và chỉ hoạt động cho mục đích riêng của mình… Trong trường hợp những người thường, không bao giờ học hỏi về những vấn đề này, thì Phàm Nhơn hoàn toàn ngự trị, và Chơn Nhơn chỉ tự biểu lộ một cách rất hiếm và bất toàn.

 

8 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    ” The Higher Soul and the I AM ”

    Câu nói đó là một câu nói kỳ lạ và có ý nghĩa thâm sâu , kỳ diệu . Phải chăng chỉ khi nào ta đã diệt trừ và vứt bỏ được những cái mà không phải là Ta ( con người thật của Ta ) , những cái mà Ta đã đồng hóa và cho là chính mình từ bao nhiêu kiếp sống thì chỉ khi đó cái Còn Lại chính là Ta , cái Còn Lại đó chính là cái Ta Là ( the I Am ) .

    Và phải chăng chỉ đến lúc đó Ta mới biết chính mình là cái Đó và Ta Chính Là Cái Ta Là Đó ( I Am That I Am ) .

  2. Jupiter Nguyen

    ” – Chân ngã, dịch từ Ego (viết Hoa), còn gọi là Cái Tôi Cao Siêu (Thượng Ngã—Higher Self). Một số sách tiếng Việt cũng dịch là Chân Nhân. Chơn ngã cũng tam phân, bao gồm Ý chí tinh thần (Atma), Trực giác (Bồ-đề), Thượng trí (Trí trừu tượng).

    – Phàm ngã, còn gọi là phàm nhân, dịch từ tiếng Anh Personality, hay lower self. Phàm ngã bao gồm Hạ trí, Thể cảm xúc và thể hồng trần (physical body—bao gồm hai thể dĩ thái và thể xác trọng trược.) ”

    . Bởi vì vật chất chính là Tinh Thần ở trạng thái thấp nhất và Tinh Thần chính là vật chất ở trạng thái cao nhất.

    Do đó tôi nghĩ rằng từ Personality, hay lower self nếu được dịch là Cái Tôi Ở Trạng Thái Thấp thì hay và chính xác hơn vì khi tâm thức ( hay linh hồn ) con người khi ở trong trạng thái này thì nó gần như hoàn toàn bị khống chế bởi xác thân thú vật của mình và thường bất lực trước sự cám dỗ của khoái lạc và những dục vọng thấp kém.

    Tương tự như vậy tôi nghĩ rằng từ Ego (viết Hoa) hay Higher Self nếu được dịch là Cái Tôi Ở Trạng Thái Cao thì chính xác và dễ hiểu hơn vì ở trạng thái này tâm thức hay linh hồn con người đã thoát khỏi sự khống chế của xác thân thú vật và do đó có được tự do hơn [ đó là khi xác thân con người chết hoặc là khi vẫn còn sống nhưng có khả năng tạm thời tách rời tâm thức hay linh hồn ra khỏi xác thân hoặc là vẫn ở trong xác thân đó nhưng có khả năng nâng tâm thức lên trạng thái cao siêu hơn ] và chỉ khi ở trạng thái này thì con người mới bắt đầu cảm nhận sự tồn tại của một trạng thái cao siêu hơn nữa , đó là trạng thái Pure Spirit [ Tinh Thần Thuần Khiết ] .

  3. Jupiter Nguyen

    Phải chăng trạng thái Pure Spirit [ Tinh Thần Thuần Khiết ] là trạng thái mà ở đó tất cả mọi ý thức về Bản Ngã hay cái Ta , cái Tôi đều hoàn toàn tan biến vì ở trạng thái đó thời gian không còn tồn tại nữa.

  4. Jupiter Nguyen

    – ” Trong những người tiến hóa cao, Chân nhân bắt đầu phát lộ quyền lực của mình, và ngày càng tăng trên Đường Dự bị cho đến lần điểm đạo thứ ba thì Chân ngã hoàn toàn chế ngự phàm ngã, và trạng thái cao nhất bắt đầu phát lộ năng lượng. ”

    . Theo sự hiểu của tôi thì từ Chân nhân hay Chân ngã cũng đồng nghĩa với từ Linh hồn .

    . Câu nói ” Chân ngã hoàn toàn chế ngự phàm ngã ” thì tôi nghĩ rằng điều đó có nghĩa là ta [ Chân ngã , Linh hồn ] đã hoàn toàn thoát khỏi sự khống chế của xác thân thú vật của mình và không còn lệ thuộc nó nữa, không còn chiều theo ham muốn của nó nữa và không còn bị day vò , đau khổ vì nó nữa.

    . Câu nói ” cho đến lần điểm đạo thứ ba thì Chân ngã hoàn toàn chế ngự phàm ngã ” tiết lộ cho chúng ta biết rằng ngay cả vị Điểm Đạo Đồ bậc 2 trở xuống vẫn có thể bị sa ngã và bị gục ngã bất cứ khi nào. Vậy điều gì làm cho họ [ các Điểm Đạo Đồ dưới 3 lần điểm đạo ] bị sa ngã hay gục ngã ?

    . Theo sự hiểu và sự nghiên cứu của tôi thì có 3 loại mãnh lực chính [ 3 sự cám dỗ , ham muốn hay 3 loại sức mạnh ] khiến họ có thể bị gục ngã bất cứ khi nào y như là người thường ( đối với người tiến hóa trung bình thì hầu như hoàn toàn bị đánh bại ). Ba sự cám dỗ hay ham muốn đó là :

    + Ham muốn đời sống tiện nghi vật chất.

    + Ham muốn tình dục ( theo sự hiểu của tôi thì con người trên Địa cầu chúng ta bị thống khổ bởi tình dục hay nói cách khác là bị dày vò , bị đau khổ và điên loạn vì nó mà bí ẩn của nó có nguồn gốc xa xưa mà chân sư DK không tiết lộ rõ ràng và chỉ có vị Điểm Đạo Đồ bậc 3 trở lên mới hoàn toàn thoát khỏi sự thống khổ của tình dục ) .

    + Mãnh lực của sự sợ hãi ( sợ một điều gì đó hay việc gì đó ) mà khiến họ [ các Điểm Đạo Đồ dưới 3 lần điểm đạo ] bì chùn bước và vấp ngã.

    • Dũng Vũ

      Jupiter:cái gì mình tạo ra,hay tự lực suy luận thì là của mình,lời của những người anh em ánh sáng chỉ là tham khảo thôi.Hãy bắt đầu với những gì mình có,sáng tạo nên thứ mình cần.

      • webmaster

        Đây là trang web nghiên cứu về tâm linh, do đó mong rằng tất cả các bạn hãy trao đổi và góp ý với nhau trên tinh thần huynh đệ, thân ái, xây dựng và nhã nhặn.

  5. Jupiter Nguyen

    Cảm ơn sự góp ý của huynh Dũng Vũ , lời của huynh rất đúng vì chỉ có những gì mà ta tự thực chứng bằng chính kinh nghiệm của mình thì đó mới là vốn liếng đích thực của mình. Mọi lời nói chỉ là lời nói, ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ, chúng ta chỉ cần ” thứ thiệt ” .

  6. Jupiter Nguyen

    Vâng. Cảm ơn sự nhắc nhở dịu dàng và đầy tình thân ái của Webmaster. Tôi cảm thấy có một điều quan trọng mà nhiều người tham gia bình luận thường hay quên đó là thảo luận chứ không phải là tranh cãi vì thảo luận là cùng nhau nghiên cứu và học hỏi lẫn nhau, chứ không phải tranh cãi để xem ai thông minh hơn hay hiểu biết hơn .Do đó tranh cãi chỉ đưa những người tranh cãi đi đến chỗ hủy diệt và hủy hoại lẫn nhau mà thôi.

    . Tôi đã đọc ở đâu đó một câu nói rất hay mà được cho là chính Đức Phật đã nói, Đức Phật nói rằng :

    ” Nếu bạn cố tranh cãi để giành chiến thắng thì đó là một chiến thắng vô nghĩa ” .

Leave a Reply to Jupiter Nguyen Cancel reply