Cấu tạo con người – Phần 11 – Ba Tinh Linh (Elementals) của Phàm ngã

Ba Tinh Linh của Phàm ngã

Trong  bài này, chúng ta đi vào cấu tạo của ba thể của phàm ngã, bao gồm thể trí (hạ trí), thể cảm xúc (cảm dục) và thể hồng trần. Thuật ngữ Thông Thiên Học trước đây gọi là thể hạ trí, thể vía, thể dĩ thái và thể xác. Thể dĩ thái và thể xác thật ra hợp thành một thể gọi là the physical body, được dịch là thể hồng trần hay thể vật lý. Từ “vật lý” ám chỉ những gì thuộc về thế giới hiện tượng mà người thường quan sát được. Thể dĩ thái cấu tạo bởi vật chất của bốn cõi phụ 1, 2, 3, 4 của cõi trần, còn thể xác được cấu tạo bởi vật chất của các cõi phụ 5 (chất khí), 6 (chất lỏng), và 7 (chất đặc). Thể dĩ thái tạo thành cái “khuôn” để thể xác được xây dựng theo, do đó trong thuật ngữ Thông Thiên Học nó còn được gọi là “etheric double”, hay “bản sao dĩ thái”, còn thể xác của chúng ta được gọi là “dense physical body”, thể hồng trần đậm đặc. Do đó, trong bản chất, thể xác và thể dĩ thái tạo thành hai nửa của một thể duy nhất, thể hồng trần hay thể vật lý, và phân nửa quan trọng hơn chính là thể dĩ thái, bởi vì nó qui định khuôn mẫu để thể xác hình thành. Chân sư DK nói thể xác hoàn toàn “tự động” (automatic), được qui định bởi thể dĩ thái, và do đó, nó không phải là một “nguyên lý” (principle). Huyền linh học quan tâm đến thể dĩ thái hơn là thể xác vì chính thể dĩ thái quyết định tình trạng của thể xác. Bệnh tật trước khi xuất hiện trên thể xác thường đã hiện diện trong thể dĩ thái, và nhà nhãn thông lão luyện quan sát các luân xa có thể đoán trước được khu vực nào của cơ thể sẽ bị bệnh.

Các tinh linh này, các tinh linh trí tuệ, tinh linh dục vọng và tinh linh hồng trần có một đời sống riêng nhất định của chúng, được nhuộm màu bởi các cung mà các thể hoặc các tinh linh này hiện hữu trên đó, cho đến khi con người đã đạt đến một điểm tương đối cao trong sự tiến hóa.

Các bạn cũng lưu ý, trong ba cõi thấp: cõi trần, cõi trung giới, cõi trí thì chỉ có cõi trung giới không bị phân cắt ra làm đôi, thành hai nửa. Cõi trần chia thành các cõi phụ dĩ thái (bao gồm cõi phụ 1,2,3,4) và cõi trần đậm đặc (5,6,7). Cõi trí cũng chia làm hai cõi thượng trí (cõi phụ 1,2,3) và cõi hạ trí (cõi phụ 4,5,6,7). Trong các hai nửa của các cõi trên, con người có các thể khác nhau: xác thân đậm đặc và thể dĩ thái, thể hạ trí và thể nguyên nhân. Chỉ trong cõi trung giới con người có một thể duy nhất là thể cảm xúc .

Trước tiên, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn văn sau đây của Chân sư DK nói về ba (hoặc bốn) thể thấp của phàm ngã.

Trong văn chương Thông Thiên Học, người ta nói nhiều về các tinh linh (elemental) hay các nguyệt tinh quân (lunar lords) khác nhau vốn hợp thành, cấu thành, và kiểm soát  bản chất thấp. Ba tinh linh này trong tổng thể của chúng tạo thành phàm ngã. Chúng là sáng tạo riêng của con người và là nền tảng của vấn đề mà y, như một linh hồn, phải luôn luôn đối mặt cho đến khi đạt đến giải thoát cuối cùng. Các tinh linh này, các tinh linh trí tuệ, tinh linh dục vọng và tinh linh hồng trần có một đời sống riêng nhất định của chúng, được nhuộm màu bởi các cung mà các thể hoặc các tinh linh này hiện hữu trên đó, cho đến khi con người đã đạt đến một điểm tương đối cao trong sự tiến hóa. [Tâm lý Học bí truyền II trang 209]

In theosophical literature, there is much talk anent the various elementals or lunar lords which compose, constitute and control the lower nature.  These, in their triple totality, form the personality.  They are of man’s own creation, and form the basis of the problem which he, as a soul, has always to face until the final liberation is achieved.  The mental elemental, the astral elemental and the physical elemental have a definite life of their own which is coloured by the rays upon which these various bodies or elementals have their being, until the man has reached a relatively high point in evolution. [EPII 209]

Trong đoạn văn ngắn ngủi ở trên, Chân sư DK đề cập đến một vấn đề huyền nhiệm trong cấu tạo của con người, một đề tài đã được các tác giả Thông Thiên Học giảng giải rất nhiều, do đó Ngài không lặp lại nhiều trong các sách của Ngài. Do đó, để hiểu được giáo lý của đức DK chúng ta cần phải biết qua giáo lý của Thông Thiên Học vì chúng là “abc” của huyền linh học. Trong đoạn văn trích dẫn ở trên, chúng ta bắt gặp các khái niệm như “elementals” (tinh linh), lunar lords (nguyệt tinh quân) … cần sự giải thích cặn kẽ để các bạn mới đọc sách có thể hiểu được. Ngay cả trong văn chương Thông Thiên Học và trong sách của đức DK, những thuật ngữ này cũng gây bối rất nhiều người vì chúng được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Từ Elementals thường được dịch là tinh linh, có nhiều ý nghĩa khác nhau trong văn chương của Thông Thiên Học và trong giáo lý của đức DK. Thông thường nó được dùng để chỉ những thực thể (entities) thuộc dòng tiến hóa thiên thần (deva evolution), nhưng trên cung giáng hạ tiến hóa. Đôi khi nó lại được dùng để chỉ các “Nature Spirits” như gnomes (thần lùn), sylphs (thủy tinh), fairies (tiên nữ) … là các deva trên cung thăng thượng tiến hóa. Ở đây, Elemental mà đức DK nhắc đến dùng để chỉ ba hạ thể của chúng ta:

Trong văn chương Thông Thiên Học, người ta nói nhiều về các tinh linh (elementals) hay các nguyệt tinh quân (lunar lords) khác nhau vốn hợp thành, cấu thành, và kiểm soát  bản chất thấp.

Bản chất thấp(lower nature) là phàm ngã. Phàm ngã bao gồm ba thể: hạ trí, cảm dục và thể hồng trần. Mỗi thể này có một đời sống riêng của chúng, độc lập với phàm ngã chúng ta, gọi là các tinh linh hay elemental trí tuệ, dục vọng, và hồng trần. Cả ba tinh linh này trong toàn thể tạo thành phàm ngã.

Chúng là sáng tạo riêng của con người và là nền tảng của vấn đề mà y, như một linh hồn, phải luôn luôn đối mặt cho đến khi đạt đến giải thoát cuối cùng. Các tinh linh này, các tinh linh trí tuệ, tinh linh dục vọng và tinh linh hồng trần có một đời sống riêng nhất định của chúng, được nhuộm màu bởi các cung mà các thể hoặc các tinh linh này hiện hữu trên đó, cho đến khi con người đã đạt đến một điểm tương đối cao trong sự tiến hóa.

Vấn đề mà con người phải đương đầu trên con đường tiến hóa của mình là kiểm soát được ba tinh linh này để chúng thực hiện ý muốn của linh hồn, thay vì để chúng kiểm soát chúng ta.

Các bạn lưu ý trong đoạn văn trên, đức DK nói rằng ba tinh linh này có đời sống riêng của chúng, tách khỏi phàm ngã của chúng ta. Vấn đề mà con người phải đương đầu trên con đường tiến hóa của mình là kiểm soát được ba tinh linh này để chúng thực hiện ý muốn của linh hồn, thay vì để chúng kiểm soát chúng ta. Để giải thích thêm đoạn văn trên của Chân sư DK, chúng tôi xin trích phần giải thích (khá dài) của Ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant viết về các Elementals nói trên. Trong giới Thông Thiên Học ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant là một trong những người có lối viết và giải thích dễ hiểu và khoa học nhất. Đoạn giải thích sau đây trích trong quyển Commentaries on At The Feet of the Master: Phần chữ màu đen in đậm là nguyên văn lời giảng dạy của Chân sư KH được Krishnamurti chép lại. Phần bình giảng của hai tác giả C.W. Leadbeater và A. Besant màu xanh lá.

Tinh Linh Hồng trần (Physical Elemental)

Nhưng con người và xác phàm là hai thứ khác nhau, và ý chí của con người không phải lúc nào cũng là ý muốn của xác thân. Khi xác thân của con muốn điều chi, con hãy ngừng lại và suy nghĩ xem có phải thật là con muốn điều đó chăng?

C.W.L: Nếu con người muốn thật sự làm hết sức mình trong vấn đề tiến bộ, y cần phải ra công học hỏi kỹ lưỡng những Thể khác nhau và biết chắc chắn chúng là thế nào. Ở đây nói rất rõ ràng rằng Thể Xác có những sự ham muốn không phải là của Con Người, đối với thể cảm xúc và Thể Trí cũng đúng như thế. Khi hiểu rõ sự cấu tạo của ba Thể này, người ta thấy rằng những sự ham muốn tự nhiên của chúng không hạp với Con Người. Chúng ta nói về chúng cũng gần giống như nói về những người khác biệt với chúng ta, điều này vẫn đúng theo một ý nghĩa nào đó; mỗi Thể đều được cấu tạo bằng vật chất sống; Sự Sống của chúng tập trung lại và có một Ý Thức Tập Thể.

Trong thể cảm xúc nó tạo ra một Sinh Vật mà đôi khi chúng ta gọi là Tinh Linh Dục vọng (desire Elemental), vốn dĩ là một thực thể do sự sống tập thể của các tế bào của thể cảm xúc tạo ra. Đứng riêng một mình, mỗi tế bào là một sự sống nhỏ bé, có một bán ý thức, đang tranh đấu để đi xuống hơn là đi lên, bởi vì đối với nó, sự tiến hóa là đi xuống vô trong Loài Kim Thạch. Khi tất cả những sự sống này nhập chung lại với nhau trong thể cảm xúc , chúng liên kết chung tới một mức độ nào đó và hành động như một đơn vị, chúng cho ta cái cảm giác rằng thể cảm xúc có những bản năng mạnh mẽ và riêng tư, mạnh mẽ cho đến đỗi người ta có thể cho rằng nó có một ý chí riêng của nó. Muốn tiến hóa nó cần những sự rung động mạnh mẽ và thô kịch thuộc về những tình cảm và những xúc động mà chúng ta không muốn mở mang, như: tính ganh tị, ghen ghét và ích kỷ. Đó là tại sao những quyền lợi của nó trái ngược với những quyền lợi của chúng ta. Những sự rung động của tình thương, tính thiện cảm và sự sùng tín vốn vô cùng tế nhị, mau lẹ và mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng thuộc về phần cao siêu của thể cảm xúc . Do vậy các rung động ấy vốn là một loại mà thể cảm xúc không muốn nhưng chúng ta lại cần.

C.W.L. — If one wants really to do his best in this matter of progress it is worth his while to make a careful study of his different vehicles and see exactly what they are. Here it is said quite clearly that the physical body wishes for things that the man does not wish for, and that is equally true of the astral and mental bodies. If the constitution of these vehicles is understood, one can see that what they are likely to want would be undesirable for the man. We are speaking of them almost as though they were separate persons, and in a way they are. Each of these bodies is built of living matter, and the life in them joins itself together, and acquires a kind of corporate consciousness.

In the astral body that forms what we sometimes call the desire-elemental, who is practically an entity composed of the joint life of all the astral cells that make up that body. Each cell by itself is a small, only partly-conscious life, struggling on its upward way—or, rather, its downward way, because evolution for it is to pass down into the mineral kingdom. When these lives find themselves all joined together in an astral body, they do to a certain extent practically club together and act as though they were a unit, and you get the effect of an astral body that has strong instincts of its own, so strong, in fact, that you could almost say that it has a will of its own. The way for it to evolve is to get stronger and coarser vibrations, connected with all those feelings and emotions which we do not want to develop, such as envy, jealousy and selfishness: that is why its interests are so often opposed to ours. The far more delicate, more rapid and really more powerful vibrations of love, sympathy and devotion, all belong to a higher part of the astral body, consequently they are of the type that the body itself does not want, though we do.

Những người mà đời sống không có qui củ, họ muốn được tự do nói năng, tự do hành động như họ thường tuyên bố, thật ra họ là những kẻ nô lệ cho thể cảm xúc của họ. Chúng ta chẳng nên vì thế mà trách thể cảm xúc và đừng cho nó là một Con Quỉ như những người Tín Đồ Thiên Chúa Giáo thời Trung Cổ. Thể cảm xúc không biết gì đến chúng ta và đời sống của chúng ta; nó không hề cám dỗ chúng ta điều gì, nhưng nó chỉ tìm cách tự biểu lộ và tiến hóa theo cách thức riêng của nó cũng như mọi Sinh Vật khác.

Đôi khi người ta hỏi: “Ta có nên cho Tinh linh ấy cơ hội để tiến hóa và cho nó thực hiện những rung động thô kịch không?” Không! Đó là lòng nhân ái bị ngộ nhận và trong mọi trường hợp chúng ta không thể áp dụng đến mức triệt để được. Cách xử sự tuyệt hảo hơn mà chúng ta có thể dành cho chất thô trược, là trục xuất nó (nó tồn tại trong Thể Cảm xúc của chúng ta, vì trong những kiếp quá khứ, chúng ta đã để cho những cảm xúc thấp hèn nổi dậy trong lòng chúng ta); nó sẽ đeo theo một người dã man, hoặc một con chó hay một con bò mà sự rung động của chúng không làm hại được ai.

Thể cảm xúc không biết gì đến chúng ta và đời sống của chúng ta; nó không hề cám dỗ chúng ta điều gì, nhưng nó chỉ tìm cách tự biểu lộ và tiến hóa theo cách thức riêng của nó cũng như mọi Sinh Vật khác.

People of unregulated life, who want to be free, as they often call it, to say and do what they wish, are really slaves to their astral bodies. We must not blame the astral body for this, nor regard it, as the mediaeval Christians did, as a tempting demon. It does not know anything about us or our existence; and it is not tempting us at all, but is simply trying to find expression for itself, to evolve, in its own way, just as all other creatures are doing.

People have sometimes asked the question, “Ought not we to give this elemental a chance for its evolution; ought we not to let it have its coarse vibrations?” No, that is mistaken philanthropy, and could not be done thoroughly, anyhow. The kindest thing one can do with the coarser matter—which is in our astral bodies because in some previous lives we have allowed the lower emotions to play strongly through us—is to shake it out, and let it fasten itself upon some savage, or a dog or a cow, where its vibrations can act with no harm to anybody.

Theo cách thế riêng của nó, Tinh linh Dục vọng cũng khá quỉ quyệt. Chúng ta không thể đặt mình vào vị trí của nó và hiểu được Tâm Thức ở một mức độ thấp kém như thế. Nhưng rõ ràng Tinh linh Dục vọng cảm thấy chung quanh nó có cái gì tế nhị hơn nó, đó là Chất Trí Tuệ, và dường như kinh nghiệm dạy nó rằng nếu nó làm cho Chất Trí Tuệ rung động một lượt với nó, nó sẽ có những sự rung động mạnh mẽ và thô kịch hơn và nó chỉ có cách đó thôi, không làm khác hơn nữa được. Nếu nó thuyết phục được Con Người tin rằng ý muốn của chúng nó in như ý muốn của Con Người, nó có nhiều may mắn để thỏa mãn ước vọng, do đó nó cố gắng làm lay chuyển chất tế nhị này. Chẳng hạn, nếu nó xúi giục được Cái Trí sinh ra một tư tưởng bẩn thỉu nó liền được những cảm xúc bẩn thỉu mà nó ưa thích. Hoặc nếu nó làm cho một tư tưởng ghen ghét phát hiện, liền đó một tình cảm ghen ghét nổi lên. Đó chính là điều nó muốn. Không phải nó muốn làm ác, vì đối với nó chỉ có những rung động mãnh liệt và thô kịch mới thỏa thích nó được. Như thế Tinh linh Dục vọng thường tỏ ra mạnh hơn Con Người, mặc dù nó còn ở trong giai đoạn tiến hóa hết sức thấp thỏi. Nghĩ đến điều đó, chúng ta cảm thấy có hơi nhục nhã khi biết rằng mình đã chịu thua nó và bị một vật chưa phải là Loài Kim Thạch sử dụng như một khí cụ. Phải đương đầu với Thể Cảm xúc và tinh lọc nó bằng cách thay thế tất cả thói quen xấu xa được lưu lại từ quá khứ bằng những cảm xúc tốt lành, chúng sẽ hữu ích cho chúng ta trong tương lai.

The desire-elemental is in its way quite cunning. We cannot quite put ourselves in its place and realize consciousness at so very low a stage, but evidently it feels that it is surrounded by something finer than itself—the mental matter—and appears to find out by experiment that if it can get that to vibrate along with its matter, it obtains a much more intense vibration, and more of it, than it otherwise could. If it can make the man think that he wants what it wants, it is much more likely to get it, so it tries to stir up that finer matter. If it can thus induce an impure thought, for example, it will presently get the impure emotions that it likes, or if it can arouse a jealous thought there will presently be a feeling of jealousy rankling, which is what it wants; not, however, because it is evil, for to it is nothing but a very strong coarse vibration such as it enjoys. In this way the elemental often proves more than a match for the human being, though it is very low in the scale of evolution. It is rather humiliating, when you think of it, to realize that you are being overcome and used as a tool by something that is not yet even a mineral. We have to face it and purify the astral body against its will by changing any bad habits that may be ours from the past, and putting in their places good emotions for the future.

Cũng có Tinh linh Trí Tuệ và Tinh linh hồng trần như thế. Tinh Linh Hồng trần có bổn phận cấu tạo các mô và giữ gìn toàn thể Xác Thân. Nếu chúng ta bị sướt trầy da, bị đứt hoặc bị thương, Tinh Linh Xác Thân liền lật đật mang đến chỗ vết tích những Bạch Huyết Cầu và cố gắng tạo ra những tế bào mới. Trên nhiều phương diện, công việc của Tinh Linh này tỏ ra rất có ích lợi cho Xác Thân; vài hoạt động của nó vô cùng hữu ích cho chúng ta; đồng thời nó cũng thích biểu lộ những sự khích động không xứng đáng cho chúng ta chút nào cả.

There is a mental elemental and a physical elemental as well. The latter is engaged in the building up of tissue and looking after the body generally. If one gets a scratch, a cut or a wound, it is the physical elemental that at once hurries the white corpuscles to the spot, to try to build together new cells. There is a great deal that is very interesting about the work of this elemental in the physical body; some of its activities are eminently useful to us, but at the same time it is liable to have impulses which are not for our good.

Đừng lầm lộn các Thể của con là chính con, Thể Xác cũng như Thể Cảm xúc và Thể Trí của con không phải là chính con. Trong ba Thể này, cái nào cũng tự xưng là con để mong đạt được điều nó muốn. Nhưng con phải biết rõ chúng nó và biết rằng con là chủ của chúng.

Khi có việc phải làm, Thể Xác muốn nghỉ ngơi, muốn đi dạo chơi, muốn ăn uống; và người không sáng suốt sẽ tự bảo mình: “Tôi muốn mấy việc này và tôi phải làm theo chúng.” Nhưng người hiểu biết sẽ bảo: “Điều này Thể Xác tôi muốn chớ không phải là tôi muốn, nó phải chờ.”

Thường thường khi có dịp phải giúp đỡ ai thì Thể Xác nghĩ rằng: “Việc đó làm cho tôi bực mình quá; thôi để người khác làm đi.” Nhưng con người sẽ trả lời với Thể Xác rằng: “Ngươi không được cản ta làm việc phải.”

Thể Xác là con thú của con, là con ngựa để con cỡi. Vậy con phải đối đãi với nó tử tế và săn sóc nó cho kỹ; đừng bắt nó làm việc quá sức, phải nuôi nó đàng hoàng bằng thức ăn và thức uống tinh khiết mà thôi, và luôn luôn giữ nó thật sạch sẽ, không một mảy may dơ bẩn.

Vì nếu không có một Thể Xác hoàn toàn tinh khiết và mạnh khỏe, con sẽ không kham nổi công việc tập luyện khó nhọc, không thể chịu đựng được sự cố gắng không ngừng.

Nhưng luôn luôn con phải kiểm soát Xác Thân của con chớ không phải nó sai khiến con.

C.W.L.- Chân sư nói về các Thể này một cách tuyệt đối như Ngài nói đến những cá nhân riêng biệt. Đó là những Tinh Linh đã được đề cập ở trước đây. Chúng nó được tự do áp chế một số đông người; họ chẳng những không cố gắng một chút nào để thoát ra thế lực của chúng nó, mà cũng không biết mình mang một cái ách cần phải cởi bỏ, và tự họ cũng không tách ra khỏi các thể của họ nữa. Cái giáo lý tệ hại dạy rằng con người có một Linh Hồn đã gây ra rất nhiều tai họa do chủ trương đó. Nếu người ta chỉ hiểu được rằng Con Người là một Linh Hồn và có những Thể, thì người ta bắt đầu thấy rõ ràng hơn và rất mau chóng. Ngày nào mà một người kia còn tưởng tượng rằng Linh Hồn là một cái gì mơ hồ bay qua bay lại trên người y, y rất ít có hy vọng được cải thiện. Khi chúng ta cảm thấy những Tinh Linh nổi dậy trong lòng chúng ta, chúng ta phải nói rằng: “Sự cảm xúc này là một sự rung động trong Thể Cảm xúc của tôi; vậy tôi chỉ rung động theo cái nào hạp với tôi, hiện giờ tôi là trung tâm điểm của Nhóm các Thể này và tôi sử dụng chúng theo ý tôi.”

Do not mistake your bodies for yourself—neither the physical body, nor the astral, nor the mental. Each one of them will pretend to be the Self, in order to gain what it wants. But you must know them all, and know yourself as their master.

C.W.L. — The Master speaks of these bodies quite definitely as though they were separate persons, referring, of course, to the elementals which we have already considered. Their empire is absolutely unchecked for most people in the world, who not only make no effort to throw off their dominion, but do not even know that there is any yoke to throw off. They do not separate themselves from their bodies. The disastrous teaching about man having a soul is responsible for much harm in this direction. If people could only realize that man is a soul and has bodies, at once they would begin to disentangle things a little. So long as a man has the idea that the soul is something vague floating above him, there is very little hope of doing good. When we find the elementals rising in us, we should say: “This emotion is a vibration in my astral body, and I will vibrate as / choose. I am the centre for the time being of this set of bodies, and I will use them as I want.”

C.W.L.- Đối với trẻ con, điều này thật rõ rệt. Nếu một đứa trẻ muốn làm một việc gì, đối với nó việc đó là Trời là Đất vậy; công việc phải thực hành xong tức khắc, và nếu nó thất vọng, nó tưởng như Vũ Trụ sụp đổ chung quanh nó. Những người dã man cũng giống như thế, họ dễ bị kích động cho đến đỗi vì một chuyện nhỏ mọn không ra gì, họ có thể giết người. Người văn minh sẽ tự hỏi: “Ta hãy chờ một chút để xem cái gì xảy ra.” Đứa trẻ chạy theo mấy cuộc chơi của nó, còn chúng ta, đàn anh của nó, lắm khi lại quở trách, la rầy nó, vì không hiểu được bản tính trẻ con. Đứa trẻ nói: “Tôi đã quên,” thật hoàn toàn đúng như thế, nhưng chúng ta nghi ngờ điều đó, vì chúng ta biết rõ rằng chính chúng ta phải nhớ. Vậy chúng ta đã quên lúc chúng ta còn nhỏ và đồng thời quên cả thời ấu trĩ của Giống Dân Tộc chúng ta. Chúng ta phải nói rằng: “Ta biết rõ em muốn cái gì, nhưng thật ra bây giờ không nên làm việc ấy, vì nó làm quấy rầy nhiều người; em sẽ thi hành việc đó vào một dịp khác.” Đó là cách giáo dục hữu hiệu. Người ta cũng hành động như thế đối với kẻ dã man. Chung qui y sẽ hiểu rằng y không nên chiều theo vài sự xúc động. Về điều đó, y phải trải qua nhiều kiếp và thường thường y bị giết trước khi học xong bài học, nhưng dần dần y bớt dã man một chút và văn minh hơn. Còn người đã tiến hóa, y xem Xác Thân như một Sinh Vật biệt lập, như một khí cụ để y điều khiển.

C.W.L. — You will notice that very strongly in the case of children. If a child wants to do a thing, it is heaven and earth to him; he must do it then and there in a moment, and if he cannot he thinks the universe is falling round him. Savages also are like that—creatures of impulse, which is so strong that just to do some trifling thing they will sometimes kill a man. The civilized man would say: “I will wait and consider what will happen.” The child dashes off and plays, and far too often we who are older blame and scold him, not understanding the child nature. He says, “I did not remember.” That is absolutely true, but we doubt it because we know that we should remember. We have forgotten our own childhood and that of the race. We ought to say, “I know you have an impulse, but really you must not do that just now. It will upset the arrangements of a great many other people. You shall do it some other time.” That is the way education progresses. It is the same with the savage, who in course of time learns that certain impulses must not be followed. It takes him several births to do so, and he generally gets killed in the process, but gradually he becomes a little less savage and more civilized. But the advanced, man is dealing with the body as a separate entity, as a thing he can manage.

C.W.L.- Như bà Tiến sĩ Annie Besant đã khuyên nên lưu ý về điều này; thường lắm, khi có một cơ hội rất tốt hiện đến, nhiều người xem xét nó và nói: “À, đó là chuyện phải làm. Một ngày kia, ai đó sẽ lãnh lấy; tôi không thấy tại sao tôi phải làm điều đó.” Trái lại một người thật sốt sắng nói: “Đây là một việc cần thiết, tại sao chính tôi không đảm đương việc đó?” và người ấy liền bắt tay vào việc, y hoàn thành nó.

C.W.L. — Dr. Besant remarked with regard to this that there are very many cases where there is obviously a good piece of work to be done, but most people look at it and say: “Yes, that is a thing that must be done. Some one will do it some day; why should J bother about it?” but the person who is really in earnest says: “There is a piece of work that ought to be done; why should not I do it?” and he will plunge in and do it at once.

C.W.L.- Trong những hoàn cảnh hiện tại sự tập luyện để bước vào Đường Đạo thật rất gay go. Nếu việc ấy được thúc đẩy không ngừng, nó sẽ là một sự căng thẳng liên tục, công việc này chỉ có thể chịu đựng nổi nếu tất cả những Thể của chúng ta, gồm cả Xác Thân, đều ở trong tình trạng tốt đẹp. Như vậy một sức khỏe hoàn toàn là điều cần thiết để tiến bộ nhanh chóng; mọi sự suy nhược đều làm mất thì giờ. Những vị chăm nom đến sự tiến bộ của một người Đệ Tử đều luôn luôn coi chừng hết sức kỹ lưỡng, không cho anh này cố gắng quá sức. Và các Ngài sẽ không bắt buộc một người nào dưới quyền lãnh đạo của các Ngài làm một công việc phụ thuộc nào trước khi biết rằng người ấy có đủ khả năng đảm đương nó với một phương tiện thích đáng.

Tinh linh Cảm dục

Thể Cảm xúc có sự ham muốn riêng của nó, cả hàng chục thứ, nó muốn con giận hờn, muốn con nói những tiếng nặng nề, muốn con ganh tị, tham lam tiền bạc, mong đạt của thiên hạ, làm con thối chí ngã lòng. Nó muốn tất cả những điều đó, và còn nhiều điều khác nữa, không phải vì nó muốn hại con, mà vì nó thích những sự rung động mạnh bạo và thay đổi chúng luôn luôn. Nhưng trong những điều trên con không thích điều nào cả, và vì vậy con phải phân biệt giữa ý muốn của con với ý muốn của Thể Cảm xúc con.

A.B.- Tôi thấy dường như đa số những người hay suy tư biết rõ rằng họ không phải là Xác Thân của họ, nhưng những thí dụ của Đức Thầy đưa ra ở đây lại chứng tỏ rằng họ không ngớt tự đồng hóa với Thể Cảm xúc. Đôi khi bạn cũng thốt ra những câu như: “Tôi giận dữ; tôi nổi cáu.” Ngay cả những người không muốn tưởng mình là những cảm xúc thấp hèn thường cũng lầm lẫn chúng với những tình cảm cao thượng; có thể họ không nói rằng: “Tôi ghen ghét” khi họ nhận thấy trong lòng nảy sanh ra tình cảm đó, vì dù họ có thể tự đồng hóa hoàn toàn với tình cảm của họ, con người cũng cố gắng che đậy những sự thấp hèn, và trong trường hợp này, họ tự lường gạt mình rằng tình cảm của họ không phải là sự ghen ghét mà là tình thương. Họ nghĩ: “Tôi đau khổ vì người nào tôi thương,lại thương một người khác nhiều hơn thương tôi.”

A.B. — I suppose that most thinking people clearly realize that they are not their physical bodies, but the examples that the Master gives here show how continually they identify themselves with their astral bodies. You may sometimes find yourself saying, “I am angry, or irritable.” Even those who do not like to think of themselves as the lower emotions often still confuse them with the higher. Probably they will not say, “I am jealous,” when they become conscious of the feeling of jealousy within them; for though men may identify themselves with their feelings they try to veil the lower ones, and in this case they deceive themselves into believing that their feeling is not jealousy, but love; “I am hurt because so-and-so, whom I love, loves some one else better than me.”

Tình thương là một đức tính có ảnh hưởng rất xa, thế lực của nó rộng lớn cho đến đỗi con người sẵn sàng núp dưới sự che chở của nó và tìm cách gán cho nó tất cả những điều hoàn toàn xa lạ với nó. Tốt hơn ta nên thành thật xem xét những tình cảm của ta, đừng xem thường những vấn đề quan trọng ấy và cũng tự phỉnh lừa bằng những lời dịu ngọt. Trong trường hợp trên đây, nếu bạn đau khổ, đó hoàn toàn không phải vì bạn thương yêu người bạn của mình, mà vì bạn không muốn chia sớt vật chiếm hữu của bạn cho ai cả. Mỗi khi nảy sanh ra tình cảm đau khổ này, nó đều do tính ích kỷ gây nên, nó là “đối lập” của tình thương. Về phần bạn, bạn là Chơn Nhơn, nên bạn không thể cảm thấy mình ganh ghét, nhưng Thể Cảm xúc của bạn lại ganh ghét. Bạn cũng không thể phẫn nộ hay là nổi cáu, các tính đó đều là tính khí thuộc về Thể Cảm xúc.

Love is such a far-reaching, all-embracing virtue, that men like to shelter under it, and they manage to attribute to it all sorts of things with which it has nothing whatever to do. It is far better for us to examine our feelings honestly, and not to play with these serious matters and deceive ourselves with pretty words. In the case under consideration, you are not hurt because you love your friend, but because you desire to appropriate that friend to yourself. Whenever there is this feeling of being: hurt it springs from selfishness, which is the opposite pole to love. You—the real Self—cannot feel jealous, but your astral body can; nor can you be angry or irritable; these are all moods of the astral body.

Đức Thầy còn đề cập đến những thí dụ khác như tính tham lam, sự ham muốn, ghét ghen và ngã lòng rủn chí. Những người chí nguyện bước vào Đường Đạo ít nhân nhượng hai tính trước hơn là sự ngã lòng. Thường thường người ta ít đề phòng sự ngã lòng hơn các tính khác vì họ lầm tưởng chỉ có một mình họ chịu hậu quả mà thôi. Họ nói rằng: “Nếu tôi cảm thấy buồn rầu hay thất vọng, rốt cuộc đó chỉ là chuyện riêng của tôi và chỉ quan hệ đến một mình tôi mà thôi.” Nhưng nói như thế không đúng; mấy kẻ khác cũng bị tai hại vậy. Các Sinh Viên Huyền Bí Học đều biết rõ điều chi xảy ra. Những làn rung động của sự ngã lòng truyền đi và cảm nhiễm không những Thể Cảm xúc mà còn Thể Trí của nhiều người nữa. Hậu quả này thường trầm trọng hơn người ta tưởng, bởi vì trong đám người có thể bị tư tưởng của bạn cảm nhiễm, đa số trình độ tiến hóa còn thấp kém hơn bạn, nhiều người đương lâm vào tình trạng có thể gây ra trọng tội.

The Master also mentions further examples—greed, envy and depression. Aspirants for the Path are not so likely to yield to the first two of these as to the third. Often people are less careful about depression than about their other feelings because they are under the delusion that it affects only themselves. They think: “If I feel sad or low, after all it is only my business, and it concerns no one else.” But that is not true; it does injure other people. The mechanism of this process is well known to all students of occultism. The vibrations of depression spread around, and affect the astral bodies and even the mental bodies of other people. This is a far more evil thing than is generally realized, because many of the people whom your thought may touch may be of a less-developed type, and may also be in circumstances in which they are exposed to conditions that tend to crime.

Những độc giả thường xem Sử Sách và những Bản Thống Kê các bản án phạm tội đại hình biết rằng nhiều vụ án mạng, nhất là sát nhân và tự tử, đều xảy ra sau một thời kỳ vô cùng chán nản. Trước Tòa Án, tội nhân thường nói rằng: “Tôi ngã lòng quá, tôi không thể nào cưỡng lại nổi.” Ở trình độ tiến hóa còn thấp kém, nhiều người có thể bị cảm nhiễm như thế. Có những người bị tội cấm cố, hay tử hình, nhưng thật ra họ không phải là thủ phạm hoặc chỉ tạo có một phần tội ác do bàn tay của họ gây nên mà thôi. Chúng ta sống trong một thế giới ít có người hiểu được những Luật thầm kín phi thường này và nếu Tòa Án của chúng ta không xét xử được một cách hoàn toàn công bằng, thì chính vì không biết Khoa vỡ lòng Tâm Lý Học vậy.

Those who are familiar with the history and statistics of crime know that a large number of crimes, especially such as murder and suicide, are committed after a period of deep depression. The prisoner in the dock often says: “An overwhelming feeling of despair came over me; I felt I could not help myself.” There are many people in the lower stages of evolution who may be affected in this way; and some may suffer imprisonment and death, who yet were not really responsible, or only partly so for the crime committed by their hands. We are living in a world where few people understand these inner laws and very imperfect justice is rendered in our courts for want of simple knowledge of the rudiments of psychology.

Đừng lầm lộn các Thể của con là chính con, Thể Xác cũng như Thể Cảm xúc và Thể Trí của con không phải là chính con. Trong ba Thể này, cái nào cũng tự xưng là con để mong đạt được điều nó muốn. Nhưng con phải biết rõ chúng nó và biết rằng con là chủ của chúng.

Chắc chắn tôi cảm thấy tất cả những điều này rõ rệt hơn vì chính tôi đã bị đưa đẩy: Khi thì phấn khởi, khi thì ngã lòng, theo sự dao động của quả lắc đồng hồ. Ấy là tính khí chung của nhiều người: Hôm nay hạnh phúc tràn ngập Thế Gian, ánh dương quang chiếu rạng, tạo vật xinh tươi, tất cả đều hân hoan, vui thú. Rồi phản ứng không thể tránh được lại xảy đến, một cảm xúc buồn bã mênh mang xâm chiếm tâm hồn bạn, toàn thể thế giới dường như tối sầm lại. Nếu bạn bình tĩnh tìm hiểu căn nguyên, bạn sẽ thấy những lý do bên ngoài mà bạn đổ cho sự thay đổi tính khí của bạn không đủ để giải thích những hiệu quả quan trọng như thế. Tuy nhiên tính khí này cũng mang đến vài sự lợi ích. Thuật nói trước công chúng của tôi chắc chắn không có hiệu lực như thế này, nếu tôi không có khả năng bẩm sinh đó. Tính khí của Nhà Diễn Giả gồm sự hiểu biết những tình cảm hết sức đối chọi nhau, nhưng nó cũng giống với các tính khí khác là những cái lợi lại kèm theo những cái bất lợi. Chúng ta không nên nhượng bộ trước những sự biến đổi luân phiên dữ dội của tình cảm.

Perhaps I feel this all the more keenly because I used to be subject myself to moods of great elation, and then of equally great depression when the pendulum swung back. Many people have the same temperament; one day the world seems full of happiness, the sunshine is bright, nature is beautiful, all things are joyful and fair. Then follows the inevitable reaction; a feeling of great sadness comes over you, and the whole world seems darkened. If you look at the matter quietly, you will realize that the outer causes to which you may attribute your changes of mood are not sufficient to account for such large results. Still, this temperament has some advantages. I certainly could not speak so effectively if I had not brought it into the world with me; it is part of the orator’s temperament to know these extremes of feeling. But, like every other temperament, it has its drawbacks as well as its uses. One must not yield to these violent alternations of feeling.

Tôi không chắc rằng muốn thắng được tính xấu ấy, chỉ cần tự nói rằng: “Tôi không nên cảm biết mình ngã lòng,” nhưng trong những trường hợp cực đoan người ta cũng có thể thắng thế khi nhớ rằng mình không được buông xuôi vì những hậu quả thảm khốc sẽ di hại cho kẻ khác. Cố gắng xua đuổi một tình cảm như thế đó chưa đủ; phải thay vào đó bằng một tư tưởng can đảm, an tịnh thật mạnh mẽ và phụ vào đó tình cảm vị tha nồng nhiệt của bạn.

I doubt whether one can get rid of this defect by merely saying to oneself: “I ought not to feel depressed “; but even the worst cases can be overcome if one remembers that one ought not to yield to it because of its deplorably bad effect on other people. Do not therefore simply try to drive it away, but replace it with a strong thought of courage and cheerfulness, to which should be added the warmth of your unselfish feeling.

Như Đức Thầy đã chỉ dạy, Thể Cảm xúc không muốn hại ai. Nó hành động như thế chỉ vì nó được cấu tạo bằng Tinh chất đang đi xuống và đang tiến hóa nhờ những sự rung động dữ dội và luôn luôn thay đổi. Sự ham muốn không ngừng này chứng tỏ rằng Thể Cảm xúc có những sự thay đổi mãnh liệt, điều đó giúp Sinh Viên không tự đồng hóa với Thể Cảm xúc và thấy rằng nó đã tạo ra những tình cảm mà anh không biết lý do, những tình cảm mà lý trí không tán đồng, những tình cảm tiêu biểu những sự hoạt động độc lập, riêng rẽ của Thể Cảm xúc. Người ta phải hiểu điều đó và đừng làm trò chơi cho những tính khí bất thường ấy. Bạn hãy nghiên cứu chính bản tính Thể Cảm xúc của bạn. Hãy khám phá cho được những chuyện bất hảo mà nó đặc biệt ưa thích, rồi bạn từ chối, không chấp nhận những điều tai hại đó. Quyết định xong, bạn đừng nghĩ đến chúng nó nữa, đừng nhấn mạnh chúng nó. Bạn hãy chọn lấy những thái độ đối nghịch với nó và suy gẫm về những thái độ này suốt ngày. Thể Cảm xúc của bạn muốn không kiên nhẫn ư? Bạn hãy chú ý vào sự kiên nhẫn; bạn hãy nghĩ đến đức tính này trong thời gian tham thiền buổi sáng của bạn và bạn hãy thực hành nó từ giờ này sang giờ khác. Thể Cảm xúc của bạn muốn cho bạn ghen ghét ư? Bạn hãy nhận biết sự kiện đó, rồi ngưng ngay ý nghĩ về sự ghen ghét, và tập trung tư tưởng cực mạnh vào tính vị tha. Bạn hãy áp dụng phương pháp này một cách liên tục, sự ghen ghét tự nó sẽ tiêu mất. Thể Trí của bạn không thể dung nạp một lượt hai tình cảm trái ngược nhau.

The astral body does not wish to do any harm, as the Master points out. It acts as it does simply because it is made up of elemental essence which is on the downward arc, and is evolving by violent and constantly changing vibrations. This constant desire of the astral body for violent changes is a thing that should help the student to realize that it is not himself, but something that brings about moods for no apparent cause, and not approved by the reason, because they are independent activities of the astral body. One must realize this, and not allow oneself to be the playground of all these changing moods. Study your own astral nature, and find out what are the undesirable things that it particularly desires. Then quietly determine that you will not allow it to have them. That done, do not think any more about them; do not brood over them. Pick out the opposite moods, and practise them all day long. If your astral body wants to be impatient, set your mind on patience; think patience in your morning meditation, and practise it throughout the whole of the day. If your astral body wants you to feel jealous, simply observe the fact, and then do not think any more about jealousy, but think of unselfishness and practise it hard, and then there will be no room for jealousy. Your mind cannot be filled with two opposing things at the same time.

Bạn hãy nhớ rằng mọi sự khó khăn đều nhắm tạo nên cơ hội tiến bộ cho Sinh Viên Huyền Bí Học. Người Đệ Tử tỏ lòng yêu mến có được công đức gì, khi mọi người chung quanh y đều tử tế, hay tốt lành, khi ai nấy đều ân cần niềm nở với y? Những người tầm thường nhất cũng làm được như thế. Người chí nguyện làm Đệ Tử phải biểu lộ những tình cảm tốt lành khi người ta tỏ ra xấu xa đối với y, bằng không y có khác chi những người thường? Y phải nhớ đến điều nầy trong những lúc khó khăn hay khi bị cám dỗ. Người chí nguyện phải lướt tới đối đầu với chúng và coi chúng như những cơ hội để trả Quả. Đối với người Đệ Tử, phải coi bất cứ ai hay bất cứ cơ hội thử thách nào đưa đến đều không phải là một sự cám dỗ, mà đúng là một dịp may. Khi đem những cảm xúc tốt đẹp đáp ứng lại với những tình cảm xấu xa, người Đệ Tử giống như Sư Phụ của mình. Như thế y đã biểu lộ được nơi y những đức tính của Đức Thầy.

Remember that all difficulties constitute opportunities for the would-be occultist. It is no credit for the disciple to show out love when all around are kind, or gentleness when all are considerate. The most ordinary person does that. Those who wish to be disciples must show out right emotion when the wrong is being shown to them; otherwise they are just like all the rest. This should be remembered in difficulty and temptation; the aspirant should spring forward to meet them as opportunities for the payment of debts. To a disciple, every trying person and circumstance he meets is not a temptation, but an opportunity. It is when he is returning good emotions for evil ones that the disciple resembles his Master; it is then that he is showing forth the Master’s qualities.

Vậy buổi sáng khi tham thiền bạn hãy suy gẫm những đức tính mà bạn cần phải có. Chẳng hạn, nếu bạn hay nóng nảy, bạn hãy nghĩ đến đức kiên nhẫn. Trong ngày bạn gặp một người nóng nảy hoặc khó chịu, vì thói quen, trước tiên bạn đáp lại bằng sự nóng nảy, nhưng khi vừa phạm lỗi bạn liền nghĩ ngay đến đức kiên nhẫn. Lần sau bạn nghĩ đến đức kiên nhẫn đúng lúc bạn phạm lỗi. Tập thêm một chút nữa bạn sẽ nghĩ đến đức kiên nhẫn trước đó một chút; rồi bạn lại thấy nóng giận nhưng bạn không biểu lộ ra; sau cùng bạn không còn cảm thấy nóng giận nữa. Bước đầu của những giai đoạn ấy đã chứng tỏ rằng sự tham thiền của bạn khởi sự có hiệu quả.

Tôi biết nhiều người muốn thí nghiệm điều này. Họ kiên nhẫn trong vài ngày hay vài tuần và nói: “Tôi không tham thiền về vấn đề đó nữa, tôi không thu gặt được một kết quả nào; tôi không tiến bộ.” Người này giống như một người khách bộ hành phải thực hiện một cuộc hành trình bằng cách đi bộ ba ngày đường, nhưng mới đi được khoảng một hoặc hai giờ, y ngồi xuống nói rằng: “Đi làm gì? Tôi có tiến bước đâu.” Dưới Cõi Trần, ai lại không thấy cái tư cách như thế lố bịch biết bao, và tư cách kia nó cũng giống như vậy. Sự tham thiền tạo ra những kết quả, đó là cưỡng bách, không khác nào sự đi bộ sẽ đưa bạn đến một quãng đường, điều này chắc chắn như vậy. Những Luật Khoa Học tác động một cách bất biến (không thay đổi), như thế mọi năng lực của bạn tạo ra phải mang lại kết quả. Nếu bạn chưa thu thập được kết quả tức khắc theo ý muốn, chính vì cái nguyên tắc đối lập chưa hoàn toàn bị hàng phục, năng lực của bạn còn bám chắc lấy nó để trung hòa nó, để rồi chinh phục nó một cách triệt để. Bạn chớ bận tâm đến kết quả. Hãy chú định tư tưởng của bạn vào đức kiên nhẫn hoặc những đức tính nào khác mà bạn muốn mở mang. Rồi kết quả tự nó sẽ đến, khỏi cần ai trợ giúp.

Think, then, in your morning meditations, of the qualities that you want; if you are irritable, for example, think of patience. Then, when you meet an irritable or tiresome person during the day, you will at first respond to him with irritability through force of habit, but a moment after you have made the mistake you will think of patience. The next time you will think of patience while you are making the mistake; a little more practice, and you will think of it the moment before, and then you will feel the irritability, but will not show it; at last you will not even feel irritable. The first of those stages shows that your meditation is beginning to bear fruit.

I know many people who have set themselves to do this and have kept it up for a few days or weeks and then said: “I will not meditate along these lines any more: I am getting no results. My meditation is doing me no good. I am not making progress.” It is exactly the same as if a person started on a three days’ journey to some place, and after an hour or two sat down, saying: “It is no use my walking; I do not seem to be getting there.” Everybody can see how silly such conduct would be down here in the physical world; the other is not a bit less foolish. Meditation must produce results, just as walking must carry you over the ground. It is as certain as that. Scientific rules act at all times, and every force you set going must produce results. If you do not at once gain what you are aiming at, it is because there is still more to be overcome, and the force is going into that, to neutralize it and then to conquer it completely. Do not think of the question of results. Just direct the thought to the quality of patience, or whatever it is that you are going to’ develop, and the results will take care of themselves.

C.W.L.- Tóm lại, với sự luyện tập một ít lâu, không khó gì cho chúng ta để biết rằng chúng ta không phải là Xác Thân, nó chỉ là Cái Áo mặc ngoài thôi. Còn Thể Cảm xúc – những cảm xúc và dục vọng của chúng ta – lại khó biết hơn, vì dường như nó là thành phần của bản ngã sâu kín hơn hết của chúng ta. Mỗi ngày, ở đâu người ta cũng gặp những người có cảm tưởng rằng họ là những tình cảm, dục vọng của họ. Ở vài người bị tình cảm, dục vọng choán đầy cả tâm hồn họ cho đến đỗi nếu cố gắng dùng trí tưởng tượng tách biệt chúng riêng ra, họ không còn lại cái gì cả; trọn cả con người họ chỉ là dục vọng và cảm xúc mà thôi. Một người như thế thật khó tách riêng ra y với Thể Cảm xúc của y; nhưng đó là điều phải thực hiện. Thể Cảm xúc luôn luôn thay đổi tính tình của nó và sự kiện này giúp con người hiểu rằng nó (Thể Cảm xúc) không phải là Chơn Ngã, cái Bản Ngã thật. Chính là Linh Hồn không hề thay đổi, ước vọng của nó vốn bất di bất dịch, nó muốn tiến hóa để giúp đỡ những Linh Hồn khác theo đuổi con Đường Đạo do các Đấng Chơn Sư của chúng ta đã vạch ra. Vậy thật rõ ràng và chắc chắn rằng Thể Tình Cảm này không phải là Chơn Ngã.

C.W.L. — It is not, after all, very difficult with a little practice to realize that we are not this physical body, that it is only an overcoat, but the astral body—our emotions and desires—presents more difficulty, because it seems often to be a very intimate part of ourselves. One finds people in every-day life everywhere who feel themselves to be their emotions and desires; some are so full of them that if you could imagine these taken away there would seem to be nothing left—the whole person is desire and emotion. It would be very difficult for such a one to separate himself from his astral body, and yet that is what has to be done. The fact that the astral body is constantly changing its moods ought to help people to realize that it is not the Self, the ‘I’. As soul one is not changing; one wishes always the same thing—advancement to be able to help others to walk alone the Path intended by our Masters. Surely, therefore, it is clear that this emotional body is not the Self.

Sở dĩ Tinh Linh Cảm xúc đạt được ít nhiều sự liên tục vì những Hạt Nguyên Tử Trường Tồn thu hút những vật chất cùng một loại với vật chất mà chúng ta đã có ở kiếp trước để bao bọc chúng nó; bởi thế thật khó mà thình lình đương đầu với nó và quật ngã nó được. Tuy nhiên, không phải điều đó không làm được và phương tiện hay nhất là nhờ sự quan sát kỹ lưỡng để xác định những loại hoạt động xấu xa nào mà Thể Cảm xúc muốn theo đuổi. Mỗi Người đều có những nỗi khó khăn riêng: Người tỏ ra nóng nảy, dễ cáu hoặc là ưa đố kỵ, ganh ghét; người khác lại tham lam. Nhận biết như thế rồi ta phải chuyên tâm khắc phục tật xấu ấy một cách cương quyết. Giả sử vấn đề ở đây là tính nóng giận, nó thường xảy ra bởi vì những tình trạng ghê gớm và những tiếng động là đặc tính của đời sống hiện đại. Người nào muốn bỏ tính nóng giận phải quyết định không nổi nóng nữa. Lấy nó làm một đề tài tham thiền rất tốt, nhưng đừng chiến đấu với tật xấu bằng cách chống cự với nó. Điều hay hơn hết là tham thiền về đức tính đối lập với nó, nghĩa là đức kiên nhẫn. Đừng nghĩ đến tính xấu và việc cần phải đối phó với nó, vì như thế sẽ tăng cường sức hoạt động của nó.

The astral elemental gains a certain continuity because the permanent atoms attract round them just the kind of matter we possessed in our previous life. It is therefore difficult to turn round suddenly and check this creature. It can be done, however, and the best way is to discover by careful examination along what lines of undesirable activity one’s astral body wants to run. Each person has his own difficulties. One perhaps is nervous and irritable or prone to jealousy, or is greedy for money. When he finds out, he must quietly set himself to check that particular thing. Suppose it is irritability, which is very common under the horrible conditions and the noise of modern life. The person should make up his mind that he will not be irritable. It is a good thing to take it as a subject for meditation; yet in that one should not set to work to combat the vice, but rather to meditate upon the opposite quality of patience. Never think of the evil thing and of fighting against it, because that stirs it up the more.

Nếu bạn cố gắng giúp kẻ khác bằng tư tưởng của bạn, cũng nên theo phương pháp đó. Khi bạn giúp một người có tật xấu nói trên đây, thay vì chú trọng đến tính nóng giận của y, tội nghiệp cho y – như thế sẽ tăng cường tính nóng giận đó – bạn hãy nói rằng: “Tôi muốn thấy y bình tĩnh và kiên nhẫn.” Như vậy tất cả năng lực Tinh Thần của bạn giúp cho y bình tĩnh và kiên nhẫn. Ban đầu, khi gặp một người không nhẫn nại, chúng ta sẽ nổi nóng, nhưng sau đó, chúng ta lại nhớ rằng: “Chúng ta không muốn làm điều đó.” Dù nhớ muộn như thế cũng tạm được, lần sau, hay lần thứ hai mươi, chúng ta sẽ nhớ ngay chớ không phải khi vừa mới phạm lỗi. Trong giai đoạn thứ ba, ta sẽ nhớ ngay trước khi thốt ra lời phẫn nộ; sự nóng giận vẫn có, nhưng chúng ta không để nó bộc lộ ra. Tiến thêm một bước nữa, chúng ta không còn cảm thấy sự nóng giận nào. Chúng ta đã hàng phục được sự nóng giận và chúng ta sẽ không còn bận tâm vì nó nữa, trong kiếp này, cũng như trong những kiếp sắp tới.

The same method must be applied also when you are trying to help others by your thought. If you are helping some one who has this fault, instead of dwelling upon his irritability and what a pity it is, and thereby intensifying it, you should think: “I should like him to be calm and patient.” Then all the strength of your thought goes in the direction of making him so.

At first, when we meet an irritating person we shall probably be irritable, because we are in the habit of it; and afterwards we shall remember, “I did not mean to do that.” It is something even to remember afterwards like that. Perhaps the next time, or the twentieth time, we shall remember at the moment, instead of just afterwards. In the third stage, we shall remember just before we say the irritable thing; the feeling of irritability is there, but we shall not show it. The next step is that we shall not feel the irritability at all, and then it is conquered and we shall have no more trouble with it in this life or other lives to come.

Muốn chế ngự bản tính của Thể Cảm xúc, điều cần thiết là không có một tình cảm cá nhân dễ phiền hà, dễ giận giỗi. Những tình cảm cao thượng như thiện cảm và tình thương phải tràn ngập trong lòng chúng ta, chúng ta không còn tức tối hay bất bình được. Người nào còn những tình cảm này là còn nghĩ đến mình, chúng ta không có quyền làm như thế, nếu chúng ta đã tự hiến mình cho Đức Thầy. Có thể có những người trì độn, họ bị mắng mà không biết; sự vô ý thức như thế không tốt; nhưng khi bạn đã ghi ý muốn nhục mạ rồi hãy tỏ ra khôn ngoan; đừng chú ý đến, cách đó luôn luôn hay nhất. Người ta đã nói xấu bạn, điều này không quan trọng mấy. Việc nói xấu luôn luôn đã xảy ra từ thuở khai thiên lập địa, và ngày nào chúng ta chưa tiến đến gần quả vị Chơn Tiên, ngày đó sự nói hành này cũng vẫn còn mãi. Tóm lại, những điều kẻ khác nói không quan trọng; đó là những làn rung động thoáng qua làm xao xuyến không khí và chỉ có thế thôi, trừ ra khi nào chúng ta quyết định làm trái ngược lại. Một người nào đó nói những điều không tốt cho bạn, nếu bạn không hay thì chẳng có sao cả. Ví như bạn nghe được những lời đó, bạn đùng đùng nổi giận, bạn kinh hãi, bạn thất vọng và còn nhiều phản ứng khác nữa, thì không phải lỗi ở kẻ thủ phạm đầu tiên, mà chính là bạn đã hại bạn. Hãy nhìn sự việc một cách thật kiên nhẫn và nói rằng: “Tội nghiệp, y không biết chi hơn cái đó.” Bạn hãy giữ lấy thái độ dịu dàng và nhân hậu. Những điều kẻ khác nói không quan trọng mấy, vì họ luôn luôn hành động thiếu sự hiểu biết. Bạn hãy nhớ mấy lời này: “Tấm lòng tự biết những nỗi buồn bực của nó.” Một người kia luôn luôn có những lý lẽ để giải thích, để hành động hoặc suy tư như họ đã làm. Từ bên ngoài không thể biết tất cả những lý do của họ, vì bạn chỉ quan sát chúng một cách nông cạn và thường thường sai lạc nhiều lắm. Do đó, ngày nào bạn chưa lên tới Cõi Bồ Đề, ngày đó bạn nên làm lợi cho họ là đặt ra nghi vấn, hoặc hãy làm hay hơn nữa; đừng gán cho ai những lý lẽ này hay những lý lẽ nọ. Nếu hành vi nào đó bạn cho là sái quấy, sự phê phán nhân từ hơn hết là nói rằng: “Tôi sẽ không làm điều này; theo ý tôi như thế là quấy. Có thể người ấy có những lý lẽ riêng của y, mặc dù tôi không biết chúng như thế nào.”

It is also necessary for the mastery of the astral nature that we should have no personal feelings at all that can be hurt or offended. The better feelings, such as sympathy and love, we may and must have to the uttermost. But it must be impossible for us to have our feelings hurt, to be offended. He whose feelings can be hurt is thinking about himself, and that we have no right to do if we have given ourselves to the Master. It may be that there are some people so thick-headed that they cannot see an insult—that is not desirable; but when you do see it, be wise enough to take no notice of it, which is always the better way. If people say nasty things about you, never mind; people have been saying nasty things about other people ever since the world began, and until we are all well on the way to Adeptship they will continue to do so. And after all it does not matter what another person says. It is a passing vibration of the air, and it is no more than that unless we allow it to be so. If a person says something about you which is unpleasant, if you do not hear it, it does not hurt you in the least. If you do happen to hear it and get into a fume of anger and horror and despair and all the rest of it, that is not the doing of the original sinner; you are hurting yourself. Take it quite philosophically. Say, “Poor creature, that is all she knows about it!” Be quite gentle and kindly about it. What other people say is of very little importance, because they never know. Remember “the heart knoweth its own bitterness”. In each case a man has his own reasons for what he says and does and thinks; from the outside you never know the whole of his reasons because you are looking at them superficially, and usually quite wrongly. Until you reach the buddhic plane therefore, give him the benefit of the doubt, or more wisely still do not attempt to attribute motives to anyone. If you feel that a person’s action is wrong the kindest thing is to say: “I should not do that; to me it seems to be wrong; but I assume that that person has his reasons, though I do not know what they may be.”

Khi một người kia tỏ ra vô lễ, lắm khi có điều gì bất thường đả xảy đến cho y và bởi vậy y không ở trong trạng thái tự nhiên của y nữa, y thấy điều đó và người đầu tiên nói chuyện với y lại chính là bạn. Thật ra, không phải y giận bạn; sự mất quân bình của y có lý do khác; có thể bữa cơm tối của y bị mất ngon. Chúng ta hãy tập lấy đức khoan dung đối với kẻ khác và nói rằng: “Tội nghiệp cho bạn ấy, chắc chắn y luôn luôn không thể nào được hoàn toàn khả ái và dễ mến như tôi.” Thế nào sau đó người này sẽ hối hận về những lời khiếm nhã của y, có lẽ y cũng không nhận thấy điều gì khác thường do y đã thốt ra. Khi người ta cảm thấy bị xúc phạm hay phật lòng là chính vì họ đã tưởng đến Bản Ngã, Cái Ta của họ. Chính tư tưởng cá nhân này cần phải bị nhổ tận gốc rễ và ném đi xa. Không bận rộn về Bản Ngã sẽ không còn đố kỵ. Nếu người này chỉ nghĩ đến tất cả tình thương mà y dành cho người kia, tình thương của người kia đối với người thứ ba có quan quan hệ gì với y đâu. Ảo ảnh về Bản Ngã chia rẽ là căn nguyên của hầu hết mọi đau khổ.

When a person is rude, it is often because something has gone wrong, and the result is that he feels all out of tune—and you happen to be the next person who speaks to him. He is not really angry with you.Something else has upset him; perhaps he had not a good dinner. We have to learn to make allowances for other people and say: “Poor fellow, I suppose he cannot always feel as perfectly amiable and agreeable as I always am!” Probably that person will be rather sorry afterwards that he spoke a little rudely, or else he will not even realize that anything out of the common has been said. Any feeling of being offended or hurt must spring from a thought of self. If we were not thinking of ourselves we could not feel hurt or offended. This thought of self is precisely what we must weed out and cast away. Wherever there is a case of jealousy, there is also this thought of self. If the person were thinking only how much he loved the other, it could not matter to him how much that other loved some one else. The delusion of the separate self is at the back of nearly all our troubles.

Người ích kỷ hiện nay đã lỗi thời, y theo đuổi những hoạt động hữu ích và cần thiết cho y hồi hai chục ngàn năm trước, nhưng bây giờ đây chúng không còn hữu ích và cần thiết nữa, người ích kỷ là người chậm tiến, cổ hủ. Chúng ta có bổn phận phải theo kịp thời thế. Đời sống của chúng ta, tư tưởng của chúng ta có mục đích phải hướng về tương lai mà Đức Chưởng Giáo đã chuẩn bị cho chúng ta. Vậy ta phải quét sạch tất cả những tư tưởng lỗi thời ấy.

The selfish man is now an anachronism—still carrying on what was useful and necessary for him twenty years ago, but it is not useful and necessary for him now, and he is simply behind the time. Our business is to be up-to-date. We are living for and thinking of the future that the great World-Teacher will make for us; and because of that we must brush away all these antiquated ideas.

Trong khi tìm kiếm những lỗi lầm của bạn để chủ trị chúng, bạn đừng để tư tưởng sai lầm về sự ăn năn và hối hận lưu vết tích trong lòng bạn. Bạn hãy nhớ chuyện bà vợ của ông Lot và đừng nhìn về phía sau; điều đó chẳng có ích lợi gì cả. Sau khi phạm một lỗi nặng nào đó, bạn có thể nói một cách thật bình tĩnh rằng: “Dại quá; chẳng bao giờ tôi tái phạm nữa.” Người ta cho rằng ông Talleyrand nói những lời này: “Ai cũng có thể lầm lẫn – tất cả chúng ta đều lầm lẫn – nhưng mà người phạm lỗi hai lần một việc là kẻ khờ dại.” Ngày kia, một Vị Chơn Sư có nói rằng: “Sự hối hận chỉ được chút ít giá trị là khi nào quyết định không tái phạm nữa.” Bạn cũng nên nhớ câu này: “Kẻ nào không hề lầm lỗi là kẻ không làm gì cả.” Bạn đừng lo lắng về những gì mà bạn đã làm trong những kiếp trước; tại sao lại bận tâm đến ngày hôm qua? Cả hai đều thuộc về quá khứ. Sự hối hận làm mất thì giờ và năng lực; nó chính là một điều tệ hại, một hình thức ích kỷ.

Thật dễ cho chúng ta tử tế và dễ thương với những người cũng đối đãi với chúng ta như thế, nhưng nếu chúng ta đã thực sự tiến hóa, chúng ta ban rải tình thương ra chung quanh, dù cho những kẻ khác không tỏ lòng thương mến chúng ta cũng vậy. Đấng Christ đã nói: “Nếu con thương những kẻ yêu con, con đáng được ban thưởng điều gì? Những kẻ thu thuế kia lại không hành động như thế sao?” Ngài còn dạy rằng: “Con hãy thương yêu kẻ nghịch của con và cầu nguyện cho những người hành hạ con.”[24] Đã đến lúc người Đệ Tử của Chơn Sư chứng tỏ mình làm được điều gì, nơi mà y có thể hành động như Ngài; nơi mà y đáp lại sự nói xấu và sự ngược đãi bằng những tư tưởng nhân từ và tình thương, y còn bào chữa và khoan hồng đối với sự rồ dại của kẻ nghịch. Thương yêu và tử tế đối với những người thương yêu ta và tử tế với ta vẫn chưa đủ, phải có khả năng ban rải tình thương của chúng ta thật nhiều cho những kẻ còn ngờ vực, họ không hiểu điều đó là gì. Người ta nói về Đấng Christ như vầy: “Khi bị nguyền rủa, Ngài không hề nguyền rủa lại; khi bị hành hạ, Ngài không hề hăm dọa, mà chỉ phó thác mọi việc cho Đấng xét đoán công bằng.”[25] Tất cả chúng ta cũng bị kẻ khác làm hại, bị đối xử bất công, bị người ta không hiểu biết mình, không ai nhận chân giá trị của mình. Nhưng không một ai cần phải bận tâm về những điều đó, vì Luật Nhân Quả luôn luôn canh chừng để lặp lại trật tự. Đức Chúa Trời nói: “Hãy để cho Ta trả thù. Hãy để cho Ta phân phát mọi việc, ân đền oán trả.”[26] Chúng ta hãy phó thác mọi việc cho Ngài. Luôn luôn sự công bằng trả lại; những điều xấu xa một ngày kia sẽ được kiểu chính.[27] Những người nào ngày nay chưa biết lỗi mình, một ngày kia sẽ biết và sẽ hối hận. Không có sự bất công nào tồn tại được. Tất cả mọi sự đã an bài, sẽ được thực hiện đúng như đã dự định.

Chính Đức Thượng Đế luôn luôn biểu lộ gương Bác Ái. Nhiều người nói xấu Ngài; vì không hiểu biết Ngài nên họ đã nhạo báng Ngài. Ngài vẫn không hề trả lời, nhưng Tình Bác Ái Thiêng Liêng không ngớt tuôn ra. Nếu chúng ta muốn biểu hiện Sự Sống Thiêng Liêng, chúng ta phải có một đặc tính giống như Ngài vậy.

When you examine yourself to find the faults that you intend to overcome, beware of being upset by delusions about remorse and repentance. Remember the story of Lot’s wife, and do not look back—that is a very profitless occupation. You may say quite calmly when you have made some bad mistake: “That was a foolish thing to do; I will never do it again.” Talleyrand is reported to have said: “Any man may make a mistake—we all make mistakes—but the man who makes the same mistake twice is a fool.” A Master once remarked: “The only repentance, which is worth anything is the resolve not to do it again.” Remember: “The man who never made a mistake never made anything at all.” You do not worry about what you did in past lives; why then worry about yesterday? Both are equally past. Remorse is a waste of time and energy—worse than that, for it is a form of selfishness.

It is easy to be loving and kindly to those who are so to us, but if we have made any real progress we shall pour out love even when we meet with the lack of it. The Christ said: “If ye love them which love you, what reward have ye? do not even the publicans the same?”[6]. His command was to love your enemies and pray for them which despitefully use you.[7] That is the time when a disciple of the Master can show his true value; when he can do what the Master would do; when, although people speak ill of him, and ill-treat him, he still thinks of them kindly and lovingly, and makes excuses and allowances for their foolishness. That is what we have to do. It is not enough to return love and kindliness; we must be able to pour it out upon people who as yet scarcely know what it means. It was said of the Christ that when He was reviled, He reviled not again; when He suffered, He threatened not; but committed Himself to Him that judgeth righteously.[8] We are all wronged and misjudged and misunderstood sometimes. No one need worry about it, for karma will see that all is put right. “Vengeance is mine; I will repay, saith the Lord.”[9] Leave it to Him. Justice will always be done, and all that is wrong will some day come right, and those who now misunderstand will some day realize their error,and be sorry that they misunderstood. No injustice will be done: the total will come out as it should.

The Logos Himself is setting the example of Love all the time. Many people speak ill of Him; many misunderstand and flout Him. He makes no answer, but the steady outpouring of the divine love goes on for ever, and in so far as we wish to be an expression of the divine that must characterize us also.

Tinh linh trí tuệ

Thể Trí của con ưa thói kiêu căng chia rẽ, ưa vị kỷ chớ không vị tha.

Dù khi con đã xoay Thể Trí con ra khỏi sự vật Trần Gian nó vẫn cố giữ tính ích kỷ, làm sao cho con nghĩ đến sự tiến hóa riêng của con thay vì phải nghĩ đến công việc của Thầy và giúp đỡ kẻ khác.

Khi con thiền định, nó sẽ cố làm sao cho con nghĩ đến nhiều việc khác mà nó thích thay vì một vấn đề duy nhất mà con đang muốn suy tư. Con không phải là Thể Trí này đâu, nhưng nó là của con để con dùng; thế nên Hạnh Phân Biện lại là điều cần thiết thêm ở đây. Con phải luôn luôn cảnh giác, nếu không con sẽ thất bại.

 

C.W.L.- Một lần nữa, đừng lầm lộn ý muốn của Thể Trí với ý muốn của chúng ta và nên biết rằng chúng ta không phải là Thể Trí. Chúng ta có thói quen hay nói: “Tôi nghĩ thế này hay thế khác,” nhưng trong 10 lần hết 9 lần không phải là chúng ta nghĩ mà chính là Thể Trí vậy. Nhiều người trong chúng ta cố gắng chủ trị và uốn nắn tư tưởng của họ theo kỷ luật, nhưng nếu kiểm điểm lại, chúng ta nhận thấy những tư tưởng đáng gọi thuộc về của ta nghĩa là của Chơn Nhơn thật hiếm hoi biết bao và những tư tưởng thuộc về Hạ Trí thì không biết bao nhiêu.

C.W.L. — Here again we must differentiate between what the mental body desires and what we ourselves desire, and realize that we are not the mind. We are in the habit of saying, “I think so-and-so,” but about nine times out of ten the fact is not “I think,” but the mind thinks. Many of us have been trying to control and train our thoughts, yet if we review them we shall see how few are worthy to be attributed to us—to the Self—and how many belong merely to the lower mind.

Hạ Trí bay từ vật này sang vật kia, ghé phớt qua nhiều vấn đề khác nhau, nhưng thường thường nó không chăm lo chu đáo cái nào cả. Thói quen của nó không phải là không xem xét tường tận điều gì, mà nó chỉ lướt qua việc này đến việc khác để có những rung động mới mẻ luôn luôn. Thoáng nhìn lại phía sau, chắc chắn trong khoảng thời gian rất ngắn ta sẽ thấy rằng Trí ta nhớ đến từ chuyện này tới chuyện kia, toàn là vô vị. Chẳng hạn khi đi đường bạn sẽ nhận thấy nếu chính bạn đặc biệt không suy nghĩ chi cả, cái gì mà tư tưởng không chịu dừng lại: Đó chính là Thể Trí của bạn. Nếu bạn không khép nó vào kỷ luật, nó sẽ duyệt lại hàng loạt ý niệm vô ích đối với bạn, những ý niệm này chưa chắc đã xấu xa, trừ khi chúng nó vốn riêng tư thuộc về cá nhân và ích kỷ. Sự liên tưởng là thói quen của Thể Trí; đôi khi nó chiếm lấy một trong những tư tưởng đẹp nhất của bạn rồi dẫn đến một việc khác xa và rất không đẹp. Chúng ta phải can thiệp và thay đổi lại tất cả. Tôi biết rất khó mỗi lúc đều mỗi kiểm soát những sự hoạt động của Thể Trí, nhưng chúng ta phải thực hiện điều đó, vì Thể Trí là một sức mạnh vô cùng và hơn nữa nó là Thần Lực cao nhất ở gần chúng ta. Nếu ý chí có thể bắt Thể Trí làm một vận hà thì ít có việc gì Thể Trí chúng ta không hoàn thành nổi. Chúng ta có thể hoạch đắc cái sức mạnh phi thường này, dù chúng ta giàu hay nghèo, già hay trẻ, và chúng ta có thể làm cho nó thành ra một dụng cụ quí báu để phụng sự Đức Thầy, với điều kiện là chúng ta luôn luôn canh chừng nghiêm nhặt cho tới chừng nào Thể Trí tập được những thói quen mới khác. Tư tưởng có thể hoàn thành được nhiều việc, mà những phương tiện khác không thể thành công. Một tư tưởng thương yêu gởi đến cho một người – mà chúng ta biết y cần được giúp đỡ – có thể hữu ích cho y hơn là cho y một số tiền; trọn đời y có thể nhờ ảnh hưởng tốt đẹp đó. Tại Cõi Trần này, cái kết quả có thể không nhìn thấy được, nhưng công việc làm cho Đức Thầy không phải vì thế mà không thành sự thật.

The lower mind flies from one thing to another, flits over the surface of a variety of subjects, but usually deals fully with none. It is not its desire as a rule to deal exhaustively with anything, but simply to pass from subject to subject in order to get constant change of vibrations. We shall probably find, if we look back, that we have, during even a short space of time, thought a great number of quite insignificant things. When you are walking along the street, for instance, you will find that though you are not specially thinking, there is something that is doing so all the time; that is the mental body. If you do not hold it in control, it will pass in review a vast number of things, useless to you, though not necessarily bad, unless they are self-centred or selfish. It has the habit of association of ideas, also, by which it will sometimes twist one’s most beautiful thought and carry it away to something quite different and trivial. We must control and change all that. I know it is hard every moment to keep check upon what the mind is doing, but it ought to be done, because the mind is a mighty power, by far the strongest thing we have about us. If the will can be directed through the mental body there are few things one cannot do by its means. This enormous power can be ours, be we rich or poor, young or old—a valuable instrument in our service of the Master, if we will practise constant vigilance until new habits of mind are formed. Many things can be done with thought, which cannot otherwise be accomplished. Affectionate thought that is sent out to some one whom we know to be in need of assistance may be of far greater help than the gift of a sum of money—it may produce a life-long effect. The results of this may not even show on the physical plane, but it is none the less real work for the Master.

Tư tưởng hướng về Chơn Sư phải thường trực ở phía sau Thể Trí; Thể Trí có thể quay về tư tưởng này mỗi khi Chơn Nhơn không thực sự suy nghĩ về điều gì bắt buộc nó phải chú ý; tư tưởng đó phải hết sức rõ rệt. Đối với nhiều người, tư tưởng về Đức Thầy chỉ là một thứ phúc lạc mơ hồ, một sự xuất thần nửa vời, một trạng thái hôn mê về đạo giáo; trong mấy lúc đó họ không thể suy nghĩ thực sự về điều gì cả. Thay vì đắm mình một cách mơ hồ trong một tư tưởng mập mờ, chúng ta nên làm cho việc sùng mộ Đức Thầy của mình thành một hình tư tưởng rõ rệt, chẳng hạn như: “Tôi có thể làm gì để phụng sự Ngài? Tôi dùng mãnh lực tư tưởng của tôi vào mục đích gì?”

The background of the mind should be a thought of the Master, to which it will turn whenever the Self is not really thinking about something that requires attention. This thought should be as precise as possible. There are many people whose thought of the Master is a kind of vague beatitude, a sort of semi-ecstasy, a species of religious coma in which they are not really actively thinking of anything. Instead of vaguely bathing ourselves in a thought which has no precision about it, we should let our devotion to the Master take a definite form, such as “What can I do to serve Him, in what direction can I employ my thought-power?”

Trong quyển sách này luôn luôn bạn sẽ thấy Tác Giả nhấn mạnh rằng: Thật ra chúng ta chỉ có một tư tưởng duy nhất, một ý chí duy nhất, một phận sự duy nhất mà thôi. Tư tưởng duy nhất đó là Phụng Sự Đức Thầy; ý chí duy nhất đó là Làm Việc Cho Ngài; phận sự duy nhất đó là Tận Tụy Với Ngài và vì thương Ngài mà tận tâm với Nhân Loại. Mặc dù những công việc có tính cách hết sức phức tạp đương chờ đợi chúng ta đi nữa, chúng ta cũng phải đảm đương chúng nó để phụng sự Ngài và Nhân Loại. Trong trí Đức Thầy chỉ có một tư tưởng duy nhất là: Phụng Sự; nếu chúng ta muốn hợp nhất với Ngài, tư tưởng duy nhất đó cũng phải là tư tưởng của chúng ta. Tư tưởng duy nhất ấy bắt buộc chúng ta phải đạt cho được khả năng Phụng Sự, rồi do đó mới có thể tiến hóa; chẳng phải chúng ta khao khát thành những bậc vĩ nhân, mà vì chúng ta muốn thành những Khí Cụ Tốt.

You will find again and again in this book the strongest insistence upon the fact that there is really only one thought, only one will, only one work for us. The one thought is the thought of service to the Master, the one will is to do that work, the one work is the devotion to Him, and for His sake to the world. Though there is the most complex variety in the work that will come in our way to do, it is all for Him and for the world. There is only one thought in the Master’s mind—that of service; and if we wish to be one with Him that must be our only thought, too. It implies that we shall make ourselves fit for service, and in that way it includes some progress for us, not because we want to be great, but because we desire to be good instruments.

Nhiều người đang mở trí. Nhiều nhà Bác Học luyện trí chỉ để mở rộng sự hiểu biết của họ mà thôi. Đôi khi họ cũng có thể có một ý tưởng phụ thuộc là muốn được danh tiếng lẫy lừng, nó là kết quả của một sự phát minh vĩ đại; nhưng tôi không tin rằng đó là trường hợp của đa số những Nhà Khoa Học. Thường thường trong thâm tâm họ đều có ý muốn đem những quan niệm đã hoạch đắc giúp ích cho đời, nhưng trong tinh thần Khoa Học, lòng nhiệt thành muốn hiểu biết đã chiếm hàng đầu. Đó là một môi trường hoạt động tốt đẹp; nhiều tâm hồn cao quí làm việc trong phạm vi này đã giúp cho Nhân Loại những công việc lớn lao.

Many people are developing their mental bodies. Great scientific men do it for the pure pursuit of knowledge. Sometimes there may be a side thought in the man’s brain that if he makes a great discovery he will become famous, but I do not think that is true of most scientific men. There is usually a wish in the background to make the knowledge useful, but first of all there is in the scientific mind an intense desire to know. It is a noble line, and in it there are many noble souls, doing great service to mankind.

Chúng ta cũng vậy, chúng ta phải tinh luyện Thể Trí của mình để nó trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và hữu ích. Tại sao thế ? Tại sao người thợ mộc mài cái bào của y? Chẳng phải để y có một cái bào sắc bén hơn cái bào của một anh thợ mộc khác, nhưng để bào cây cho láng, để làm một việc tốt. Đây mới thật đúng vì lý do nào chúng ta phải tinh luyện Thể Trí. Nhưng luôn luôn hãy nhớ tư tưởng này: “Tôi đang tạo một Khí Cụ cho công nghiệp của Đức Thầy.” Lý tưởng này sẽ ngừa được sự kiêu căng của trí thức, nó giúp cho chúng ta tránh khỏi nhiều cạm bẫy, vì chắc chắn chúng ta phải sa vào đó, nếu Thể Trí mở mang quá độ.

We too must endeavour to cultivate our mental bodies, to make them keen, active, useful. Why? Why does a carpenter sharpen his plane? Not in order that he may have a sharper plane than some other carpenter, but in order that it may cut the wood well, and that his work may be well done. It is precisely for that reason that our mental bodies must be trained. But we must all the time have in view the thought: “I am making an instrument for the Master’s work.” One who keeps this ideal will be free from spiritual pride, and so will avoid many of the pitfalls into which mere intellectual development does undoubtedly lead people.

Even when you have turned it away from worldly things, it still tries to calculate for self, to make you think of your own progress, instead of thinking of the Master’s work and of helping others.

A.B.- Trong những bài dạy của Đức Thầy, có lẽ điều làm cho tôi chú ý hơn hết, chính là ý niệm chính, không thay đổi và luôn luôn được lặp đi lặp lại về cái ý tưởng duy nhất, ý chí duy nhất và công việc duy nhất. Dường như cái ý niệm chính này chiếu ra sự thuần nhất một cách mạnh mẽ cho đến đỗi người ta cảm thấy rằng Đức Thầy không thể có tư tưởng nào khác nữa và Ngài nhập vào Đấng Duy Nhất đến độ tư tưởng của Ngài không thể tách ra khỏi Đấng Duy Nhất hay có thể quên Đấng Duy Nhất, dù Ngài phải lưu ý đến vấn đề gì. Đây cũng là lý tưởng của người Đệ Tử. Luôn luôn nghĩ đến Công Nghiệp của Đức Thầy và luôn luôn làm việc cho kẻ khác: Ý tưởng duy nhất này phải vượt lên trên tất cả, bằng không thì chính Thể Trí của bạn tưởng chớ không phải là bạn. Nhưng nếu tư tưởng đó là của bạn, thì tất cả tư tưởng khác đều thuộc về bạn. Giả sử trong lúc tham thiền bạn nghĩ đến một đức tính nào đó. Bạn tự hỏi, tại sao bạn muốn có nó? Có phải để được người ta khen ngợi hay để tiến dần đến sự Điểm Đạo? Hay là trái lại, bạn muốn có nó để trở thành một Khí Cụ Hảo Hạng cho Công Việc của Đức Thầy? Đó là đá thử vàng để giúp bạn biết có phải là Thể Trí suy nghĩ hay là chính bạn suy nghĩ.

A.B. — The thing which has perhaps struck me most in this teaching of the Master is that it invariably centres round and returns to the idea of one thought, one will, one work. It seems to radiate that unity so strongly, that you feel that the Master can have only the one thought, that he has blended Himself so perfectly with the One that He could not think of anything else, that He could not forget it, whatever might be occupying His attention. That is the ideal for the disciple. He must think always of the Master’s work and of helping others; that one idea must dominate all else. If it is otherwise, then it is your mind which is thinking, not you. But if you have that idea, you have everything else. Suppose you think of a virtue in meditation; why do you want it—to be admired, or to bring yourself nearer to initiation? Or do you want it in order to be a better instrument for the Master’s work? That is the test by which you may know whether it is your mind or you which is thinking.

Có một phương tiện hữu hiệu là bạn nên chịu một sự thử thách rõ rệt. Giả sử có một chi tiết trong công việc phụng sự Đức Thầy đòi hỏi những đức tính thấp thỏi hơn những đức tính mà bạn đã mở mang (tôi tin rằng trường hợp này có thể xảy ra, dù theo thường lệ sự hữu dụng của một người tùy thuộc vào sự tiến hóa của y). Vậy thay vì dùng tài cao của bạn để hối thúc sự tiến hóa, bạn có bằng lòng gánh vác việc nhỏ mọn đó và cố gắng hoàn thành nó không? Bạn có bằng lòng hạ mình để được hữu dụng nhiều hơn không? Được. Nếu bạn không quên mục đích duy nhất là trợ giúp Công Việc của Đức Thầy. Công việc này sẽ đưa đến cho chúng ta tất cả những cơ hội có thể tinh luyện các Thể Trí làm sao cho chúng trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và hữu ích. Tuân theo những ý định này, những sự tiến bộ của chúng ta sẽ không có nguy cơ, làm cho chúng ta rơi vào tà thuyết của sự chia rẽ. Dưới Thế Gian này, chúng ta phải luôn luôn mở mắt ra hầu lợi dụng những cơ hội mà kẻ khác đã xao lảng, xem thường. Người Đệ Tử luôn luôn tìm những công việc mà kẻ khác không thực hiện để bổ túc những điều thiếu sót. Một thái độ như thế chứng tỏ rằng sự kiểm soát Thể Trí đã tiến bộ.

It is a good plan to put the test to yourself in a definite way. Suppose the case—and I do not think it an inconceivable one, though as a general rule the more developed a man is the more useful he is also—of a piece of the Master’s work which called for “qualities far inferior to others which you had developed. Would you be willing to take it and to work away at that, instead of going on using your higher talents and improving yourself on those lines? Would you be willing to be less, in order to be more useful? You would if you always kept in mind the one motive of being useful for the Master’s work. In that work there will be plenty of opportunity for the cultivation of our mental bodies, that they may be keen, active, useful. If we improve ourselves for this purpose we shall be in no danger of falling into the heresy of separateness. In the lower world we must continually keep our eyes open to turn to account the opportunities which other people have left aside because they thought them unimportant. A disciple always looks for the things left undone by others, that he may supply what is lacking. Such an attitude means that the mind is coming under control.

C.W.L.- Công Nghiệp của Đức Thầy phải chiếm hàng đầu trong tư tưởng của chúng ta. Nếu chúng ta nhận thấy một tư tưởng, một lý do hoạt động khác xen vào, chính lý do này thuộc về Hạ Trí chớ không phải thuộc về Chơn Nhơn. Sự khác biệt giữa hai thứ tư tưởng này rất quan trọng. Thật ra Thể Trí có tính kiêu căng và chia rẽ. Nó đã xóa được hết mọi thứ kiêu hãnh đặc biệt của Thế Gian ư? Thì nó lại làm cho chúng ta kiêu hãnh về sự tiến hóa của chúng ta, về sự liên lạc giữa chúng ta với các Đấng Chơn Sư cao cả, hoặc những sự ích lợi khác tương tự như thế. Khi chúng ta đã vượt qua những nhược điểm này, Thể Trí cố gắng khiến cho chúng ta kiêu căng vì đã thắng được tính kiêu căng. Đừng phiền trách Tinh Linh tế nhị đó, nó không có ý nghĩ gì về bạn, nó chỉ tìm những thứ rung động khác lạ cần thiết cho sự tiến hóa của nó mà thôi.

C.W.L. — The Master’s work must dominate all else in our minds. If we find any other thought than that, any other reason coming forward for doing anything, then that which is putting forward a reason is the mind, not the ego—an important distinction to make. The mind is indeed proud and separate, and when it has quite given up all the earthly kinds of pride, its next stage will be to try to make us proud of our progress, of our position in relation to the great Masters, or something of that kind. When we have trodden that down, and are rid of any pride in these things, it will try to make us proud of not being proud. Do not blame the subtle mental elemental; it has no idea of you, but it is simply trying to get the varieties and kinds of vibrations which it needs for its own evolution.

When you meditate, it will try to make you think of the many different things which it wants instead of the one thing which you want. You are not this mind, but it is yours to use; so here again discrimination is necessary. You must watch unceasingly, or you will fail.

C.W.L.- Bên Ấn Độ, người ta cho rằng Thể Trí là Raja hay là Chúa Tể của giác quan, và trong bản thân ta, chính Thể Trí khó trị hơn cả. Về vấn đề này, chúng ta là người Tây Phương, chúng ta ít đồng ý với người Đông Phương, vì chúng ta chuyên lo mở Hạ Trí nên sinh ra kiêu hãnh về sự nhanh nhẹn của Thể Trí, có thể chuyển từ vấn đề này sang vấn đề khác.

Tuy nhiên nhờ sự cố gắng bền bỉ bạn có thể bắt buộc Tinh Linh (Thể Trí) này phục tùng sức mạnh vĩ đại của tập quán. Bạn có thể kềm nó vào trong ngỏ hẹp và làm cho nó hiểu rằng vì bạn là Chơn Nhơn nên bạn không muốn thay đổi ý định; ý định đó gồm vô số nhánh nhóc, vì tất cả đều tuyệt nhiên qui về Công Việc của Đức Thầy. Chẳng bao lâu Tinh Linh kỳ dị và bất kham đó sẽ thấy rằng nó có ích lợi cộng tác với bạn hơn là chống lại, song nó vẫn không hiểu bạn. Sau cùng bạn sẽ làm việc với nó trong sự điều hòa, thuận thảo.

C.W.L. — They say in India that the mind is the raja or king of senses, and that of all parts of our nature it is the most difficult to control. In that respect we in the West are perhaps even worse off than the Indian, because we have been especially developing this lower mind, and have prided ourselves on the rapidity with which it can change from one subject to another.

However, by patient effort you may bring to bear upon this elemental the mighty power of the force of habit; you may get it into a groove, and induce it to understand that you, the ego, intend to preserve your dominant idea all the time, but that in connection with that idea there are infinite ramifications, for there is nothing that cannot be brought into the service of the Master. Then presently this curious unmanageable elemental will come to understand that, on the whole, it gets more by working with you, whom it does not understand, than by working against you; and afterwards it will work pleasantly and harmoniously along with you.

6 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Ông C.W. Leadbeater giải thích rằng :

    ” Những người mà đời sống không có qui củ, họ muốn được tự do nói năng, tự do hành động như họ thường tuyên bố, thật ra họ là những kẻ nô lệ cho thể cảm xúc của họ. Chúng ta chẳng nên vì thế mà trách thể cảm xúc và đừng cho nó là một Con Quỉ như những người Tín Đồ Thiên Chúa Giáo thời Trung Cổ. Thể cảm xúc không biết gì đến chúng ta và đời sống của chúng ta; nó không hề cám dỗ chúng ta điều gì, nhưng nó chỉ tìm cách tự biểu lộ và tiến hóa theo cách thức riêng của nó cũng như mọi Sinh Vật khác. ”

    . Tôi cảm thấy rằng trong mỗi con người chúng ta đều có còn tồn tại cái Ác cũng như cái Thiện ( vì lẽ chúng ta chưa phải là những Đấng Hoàn Thiện ) , do đó con người vừa là Thần linh mà cũng vừa là Ác Quỷ và trong ý nghĩa này thì tôi cảm thấy rằng thể cảm xúc đó chính là con Quỷ Dữ ở trong ta.

    . Nói rằng ” thật ra họ là những kẻ nô lệ cho thể cảm xúc của họ ” thì tôi nghĩ là hoàn toàn đúng cho những ai mà ý chí của linh hồn họ yếu kém hơn ý chí của con Quỷ Dữ [ thể cảm xúc ].

    . Nói rằng ” nó không hề cám dỗ chúng ta điều gì ” thì tôi nghĩ là đúng vì chính chúng ta bất lực và tự gục ngã trước nó [ thể cảm xúc ] chứ nó không hề xô đẩy chúng ta . Ví dụ như khi ta thấy một cô gái đẹp rồi tự ta say mê ,tương tư rồi tự đau khổ vì thất tình là lỗi do nơi ta chứ cô ta có cám dỗ gì mình đâu [ cái đẹp của cô ta không có tội ].

    . Tôi cảm thấy rằng bất cứ loại mọi cảm xúc nào [ cho dù nó được gọi là cảm xúc hay tình cảm tốt đẹp đi nữa ] thì đều tai hại và cản trở sự tiến hóa của linh hồn vì nó là kết quả của sự ích kỷ và ý muốn độc chiếm cho riêng ta.

    . Ví dụ như khi một người mẹ khóc thương cho đứa con của mình đã ra đi [ hay đã chết ] thì thật ra là bà ta đang khóc thương cho chính mình , bà ta đang thương thân xót phận cho chính mình vì bà ta ” phải ở lại ” , do đó sự đau khổ của bà ta là kết quả của sự ích kỷ và ý muốn chiếm giữ.

    . Do đó tôi nghĩ rằng muốn tiến hóa và muốn trèo cao lên Thánh Đạo thì chính linh hồn phải vượt lên và phải loại bỏ tất cả mọi cảm xúc lại phía sau.

    . Tôi nghĩ rằng hoặc là chúng ta chịu ” bất lực ” và mãi mãi làm nô lệ cho con Quỷ Dữ [ thể cảm xúc ] hoặc là ta phải vượt lên chính nó và phải loại bỏ nó .

  2. Nguyen Khac Thanh

    Cảm xúc cá nhân ích kỉ là cái cần phải vượt qua, nhưng tôi nghĩ rằng đó là điều tai hại khi loại bỏ thể cảm xúc, điều đó rất dễ dẫn đến sự thờ ơ vô cảm. Cũng như thể xác và thể trí, ta hãy xem nó như là khí cụ và nuôi dưỡng nó bằng thức ăn tinh khiết và thanh sạch. Ở đây, thể cảm xúc cũng cần được cho ăn và uống, nhưng thức ăn của nó là những cảm xúc thanh cao, như là lòng thiện cảm, nhân hậu… Được nuôi dưỡng đúng cách chúng nó sẽ trở nên mạnh khỏe và thanh khiết. Tôi cũng cho rằng chân sư không hề khuyên loại bỏ thể cảm xúc mà phải thanh luyện nó trong suốt như là hồ nước trong để phản chiếu ứng tượng từ thể bồ đề. Thêm một khía cạnh nữa, đó là dùng ý chí để đối chọi hay là loại bỏ đi thể cảm xúc hay là bất cứ thể nào cũng đều dẫn đến một sự tiêu hao năng lượng rất đáng kể, nhưng ta không thu lại được kết quả gì to tát. Cách tốt hơn vẫn là thanh luyện nó bằng cách vun bồi những tư tưởng ngược lại với cái xấu.

    • webmaster

      Bạn Nguyễn Khắc Thành đã nói rất chính xác, “chân sư không hề khuyên loại bỏ thể cảm xúc mà phải thanh luyện nó trong suốt [giữ nó phẳng lặng, yên tĩnh] như là hồ nước trong để phản chiếu [những ấn tượng] ứng tượng từ thể bồ đề. Thêm một khía cạnh nữa, đó là dùng ý chí để đối chọi hay là loại bỏ đi thể cảm xúc hay là bất cứ thể nào cũng đều dẫn đến một sự tiêu hao năng lượng rất đáng kể, nhưng ta không thu lại được kết quả gì to tát. Cách tốt hơn vẫn là thanh luyện nó bằng cách vun bồi những tư tưởng ngược lại với cái xấu.” Phương pháp “thanh luyện bằng cách vun bồi những tư tưởng và đức tính ngược lại với cái xấu” là phương pháp của Huyền môn và Ông CW Leadbeater cùng bà A. Besant đều nhấn mạnh trong bài viết trên.

  3. jupiter nguyen

    Cám ơn sự góp ý của bạn Nguyen Khac Thanh , ý kiến của bạn thật sự rất hay và đáng suy gẫm.

  4. Jupiter Nguyen

    – Bà A. Besant bình giảng rằng :

    ” Những làn rung động của sự ngã lòng truyền đi và cảm nhiễm không những Thể Cảm xúc mà còn Thể Trí của nhiều người nữa. Hậu quả này thường trầm trọng hơn người ta tưởng, bởi vì trong đám người có thể bị tư tưởng của bạn cảm nhiễm, đa số trình độ tiến hóa còn thấp kém hơn bạn, nhiều người đương lâm vào tình trạng có thể gây ra trọng tội. ”

    . Tôi cảm thấy rằng tất cả mọi cảm xúc và tình cảm đều có tính lây nhiễm đến những người ở gần nó.

    . Nó [ cảm xúc ] tác động mạnh mẽ hay yếu ớt là tùy thuộc vào những kẻ tạo ra nó .

    . Ví dụ như khi người ta giết người là vì lúc đó trong thể cảm xúc của y đang tràn đầy oán thù , tức giận mà nó không phải do một mình y tự tạo ra mà nó được tạo ra bởi những người khác nữa có liên quan , lúc đó y hoàn toàn bị chế ngự và bị sai khiến bởi con quỷ dữ ở trong y [ thể cảm xúc ] . Y có thể hối hận sau đó nhưng đã quá muộn , về mặc pháp luật thì chỉ một mình y chịu tội và điều đó thật sự không công bằng.

  5. KhongKong

    Theo kinh nghiệm hành thiền của tôi, tôi thấy rằng thể cảm xúc cũng chia ra 2 phần khác nhau.
    Phần 1 là thể cảm dục, chịu trách nhiệm chi phối cảm giác, dục vọng và cảm xúc của con người.
    Phần 2 là thể astral, chi phối khả năng trí-cảm của con người, nó là sự kết hợp giữa cảm xúc và trí năng, phần cao hơn của thể này cung cấp năng lượng cho các cảm xúc và dục vọng hoạt động, phần cao hơn nữa chứa các khuôn mẫu cảm xúc

    Thể cảm dục(1) hoạt động chủ yếu ở các phân cảnh thứ 5, 6, 7 của cõi trung giới, tương ưng với cõi 33 trở xuống
    Thể astral(2) hoạt động chủ yếu ở các phân cảnh 1,2,3,4 của cõi trung giới, tương ưng với các cõi từ Dạ Ma lên đến Tha Hóa Tự Tại trong Đạo Phật.

    Tôi có thể phân biệt rất rõ ràng rung động của 2 thể này, đồng thời có thể xuất 2 thể ra bên ngoài một cách độc lập nhau.

    Không biết các bạn nghĩ thế nào?

    Tôi hoàn toàn tin tưởng các giáo lý của Thông Thiên Học, của các Chân Sư, tuy vậy, thông qua thiền định tôi lại thấy có sự khác biệt trên.

    Theo tôi nghĩ, thể cảm dục, cũng có thể phân tách ra thành 2 thể khác nhau, nếu ta cố gắng để làm như vậy.

Leave a Reply to Jupiter Nguyen Cancel reply