Cấu tạo Con người – Phần 4 – Thể Nguyên Nhân theo Thông Thiên Học

Trong bài này và các bài tiếp theo, chúng ta sẽ bàn đến các khái niệm quan trọng trong Huyền Linh Học là Linh hồn, Thể Nguyên Nhân (hay Nhân Thể) và Hoa Sen Chân Ngã.

1. Cấu tạo con người  – Thể nguyên nhân theo Thông Thiên Học

Trong giáo lý về Cấu tạo của Con người, Thông Thiên Học thường đề cập đến Chân thần, Chân nhân, mà ít đề cập đến Linh hồn (Soul). Theo Ông C.W. Leadbeater, Linh hồn được xem là đồng nghĩa với Chân nhân, Chân ngã (Ego). Dưới đây là một đoạn trích trong sách của Ông C.W. Leadbeater:

Vậy thì Con người thực thụ là gì? Thật ra con người xuất phát từ Đức Thượng Đế, là một Điểm Linh-Quang của Ngọn Lửa Thiêng. Tinh Thần bên trong con người đồng bản thể với Thượng-Ðế. Và Tinh Thần nầy khoác lên mình nó một Linh Hồn cũng như người ta mặc một cái áo vậy. Linh Hồn giống như cái áo bao phủ Tinh Thần, nó cho Tinh Thần cá tính. Ðối với sự hiểu biết thấp thỏi của chúng ta, tấm áo nầy hình như ngăn cách Tinh Thần trong một thời gian làm cho nó phải rời xa phần còn lại của Sự Sống Thiêng Liêng. Câu chuyện về sự cấu-tạo đầu tiên Linh-Hồn con người, về sự Tinh Thần khoác lại mảnh Linh-Hồn, là một câu chuyện rất tuyệt-diệu và lý-thú, nhưng dài quá, không thể kể rõ trong quyển sách sơ lược như quyển nầy. [Thông Thiên Học Khái Lược]

What, then is the true man? He is in truth an emanation from the Logos, a spark of the Divine fire. The spirit within him is of the very essence of the Deity, and that spirit wears his soul as a vesture – a vesture which encloses and individualises it, and seems to our limited vision to separate it for a time from the rest of the Divine Life. The story of the original formation of the soul of man, and of the enfolding of the spirit within it, is a beautiful and interesting one, but too long for inclusion in a merely elementary work like this. It may be found in full detail in those of our books which deal with this part of the doctrine.

Trong đoạn trích trên, ông Leadbeater dùng từ Tinh thần (Spirit) để chỉ Chân thần, và Đức DK cũng theo cách như thế. Còn Linh hồn (Soul) chính là lớp áo mà Chân thần khoác lên nó, và cái áo này làm cho Tinh thần có cá tính, và ngăn cách Tinh Thần trong một thời gian làm cho nó phải rời xa phần còn lại của Sự Sống Thiêng Liêng. Thuật ngữ individualise, làm cho có cá tính, thường được dịch là “biệt lập ngã tính” hay “biệt ngã hóa”. Như vậy, hai đặc điểm chính của linh hồn là:

  1. Nó là lớp áo (vesture) phủ lên Tinh thần hay Chân thần.
  2. Lớp áo này khiến cho Chân thần có cá tính, nghĩa là trở thành một cái tôi riêng biệt.

Thật ra, cái khiến cho Chân thần (Tinh thần) “trở thành có cá tính, ngăn cách Tinh Thần trong một thời gian làm cho nó phải rời xa phần còn lại của Sự Sống Thiêng Liêng” chính là Nhân thể (Causal Body) hay còn gọi là Thể Nguyên Nhân. Nhân thể của một người bình thường ở trên phân cảnh giới thứ ba của của cõi trí tuệ (đếm từ trên xuống), còn của người tiến hóa hay của các điểm đạo đồ ở trên phân cảnh giới thứ 2. Do đó nó còn được gọi là thể thượng trí. Một con thú chưa có Nhân thể, chỉ khi nào Nhân thể được thành lập thì con thú được cá thể hóa (individualized) trở thành người, bước vào giới nhân loại. Nhân thể là kho chứa kinh nghiệm của mỗi cá nhân qua vô vàn kiếp sống khác nhau; nó ghi nhận, tích trữ những kinh nghiệm của những kiếp sống, và mỗi kiếp sống cung cấp những viên gạch để xây nên thánh điện tinh thần. Nó được gọi một cách bóng bẩy là “Thánh điện Solomon, thánh điện không xây bằng tay và vĩnh cửu trên thiên đường”  (The Temple of Solomon, the spiritual temple “not made with hands, eternal in the Heavens”). Nói nó vĩnh cửu bởi vì sau mỗi kiếp sống nó không bị tan rả như những thể thấp của phàm ngã; và nói nó không được xây dựng bằng tay vì nó phát triển thông qua kinh nghiệm ở các kiếp sống trần gian. Con người trong giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa làm những điều sai quấy và chuốc lấy hậu quả theo luật Nhân quả, từ từ sẽ biết điều chỉnh để trở thành tốt hơn, để thể hiện những phẩm chất của linh hồn. Do đó, nó được gọi là nhân thể, thể nguyên nhân của những kiếp sống trần gian.

Nhưng nó có thật sự vĩnh cửu hay vĩnh viễn bất tử hay không? Chính ở đây có sự khác biệt giữa giáo lý Thông Thiên Học và của đức DK. Theo Chân sư DK thì khi con người được điểm đạo lần thứ tư trở thành một La Hán, thể nguyên nhân tan rả vì nó đã hoàn thành sứ mệnh của nó rồi. Nhưng chúng ta sẽ trở lại đề tài này sau này. Tiếp tục là đoạn trích từ quyển The Causal Body của Ông A.P. Powell mô tả về việc tạo lập Thể Nguyên nhân:

Bây giờ thì Nhân thể được thành lập, Tam nguyên tinh thần hay Tam Nguyên Thượng có một hiện thể thường tồn để thông qua đó tiến hóa. Khi tâm thức theo thời gian có thể hoạt động tự do bên trong hiện thể này thì Tam nguyên thượng sẽ có thể kiểm soát và điều khiển sự tiến hóa của các thể thấp hiệu quả hơn trước nhiều.

Now that the causal body has been formed, the Higher Spiritual Triad has a permanent vehicle for further evolution. When the consciousness in due time becomes able to function freely in this vehicle, the Higher Triad will be able to control and direct, far more effectively than before, the evolution, of the lower vehicles.

Chân thần bây giờ theo đúng nghĩa đen được sinh ra trên cõi trần, là một cá thể thật sự, nhưng vẫn còn như là một em bé, vẫn là một cái ngã còn thơ, và Chân thần phải trải qua vô vàn thời gian để thể hiện quyền lực của mình trên xác thể hồng trần.

The Monad is now quite literally, born on the physical plane; but he must be regarded as a baby there, a true Individuality, but an infant ego, and he will have to pass through an immense period of time before his power over the physical body will be anything but infantile.

Chúng ta có thể xem Linh hồn hay Chân Ngã như là cái làm cho Tinh thần Đại đồng có cá tính và tập trung Ánh Sáng Đại Đồng đó vào một điểm duy nhất; nó giống như một bình chứa mà Tinh thần tuôn đổ vào; và như thế, cái trong chính nó là phổ quát nhưng khi đổ vào vật chứa lại trở thành dường như tách biệt: trong bản chất thì đồng nhất, nhưng trong biểu hiện lại tách rời. Như chúng ta đã thấy, mục đích của sự phân cách này là để cá nhân có thể phát triển và tiến hóa; rằng có thể có một cuộc sống cá nhân mạnh mẽ trên tất cả các cõi giới của vũ trụ; và nó có thể biết trên cảnh giới hồng trần và các cảnh giới khác giống như nó biết trên cõi giới tinh thần, và không có sự đứt đoạn trong tâm thức; rằng nó có thể tạo cho bản thân những hiện thể mà nó cần để có được ý thức ngoài cõi giới riêng của mình, và sau đó có thể dần dần tinh luyện từng cái một cho đến khi chúng không còn hoạt động mù quáng hoặc như  những chướng ngại, mà là phương tiện truyền thông tinh khiết và trong suốt, thông qua đó tất cả các kiến thức về mỗi cảnh giới có thể đến.

The Soul or Ego we may consider as that which individualises the Universal Spirit, which focusses the Universal Light into a single point; which is as it were, a receptacle into which is poured the Spirit; so that which in Itself is universal, poured into this receptacle appears as separate: always identical in its essence, but separated in its manifestation. The purpose of this separation is, as we have seen, that an individual may develop and grow; that there may be an individualised life potent on every plane of the Universe; that it may know on the physical and other planes as it knows on the spiritual planes, and have no break in consciousness; that it may make for itself the vehicles that it needs for acquiring consciousness beyond its own plane, and then may gradually purify them one by one until they no longer act as blinds or as hindrances, but as pure and translucent media through which all knowledge on every plane may come.

Tuy nhiên, không nên xem quá trình biệt ngã hóa như đơn thuần chỉ là việc tạo ra một hình thể hoặc vật chứa, sau đó đổ vào nó một cái gì đó, sao cho cái được đổ vào ngay lập tức  có được hình dạng của vật chứa. Thực sự, hiện tượng này giống như việc tạo lập một thái dương hệ từ một tinh vân. Từ vật chất nguyên sinh của không gian, một màn sương nhẹ xuất hiện, tinh tế đến nỗi khó có thể gọi đó như là một màn sương: sương mù phát triển dày đặc dần hơn khi các hạt tổng hợp chặt chẽ hơn với nhau; cuối cùng các hình dạng được hình thành trong sương mù, mà theo thời gian ngày càng trở nên rõ ràng hơn, cho đến khi một hệ thống được hình thành, với một mặt trời trung tâm và các hành tinh xung quanh nó.

The process of individualisation, however, should not be conceived as merely the making of a form or receptacle, and then pouring something into it, so that that which is poured at once takes the definite outline and shape of the vessel. The real phenomenon is more analogous to the building of a solar system from a nebula. Out of the primeval matter of space, a slight mist appears too delicate almost to be called even a mist: the mist grows gradually denser as the particles aggregate more closely together; eventually shapes are formed within the mist, which, as time goes on, become more definite, until a system is formed, with a central sun and planets around it.

Sư biệt lập ngã tính của Tinh thần cũng như thế. Nó giống như sự xuất hiện mờ nhạt của một cái bóng trong khoảng không vũ trụ; cái bóng trở thành một màn sương, ngày càng phát triển rõ nét hơn, cho đến khi cuối cùng một cá thể xuất hiện. Như vậy, Linh hồn hay cá nhân không phải hoàn chỉnh ngay từ đầu, lao vào đi vào đại dương vật chất giống như một thợ lặn. Thay vào đó, nó đậm đặc và được kiến tạo dần, cho đến khi nó trở thành một cá thể từ Đại đồng và tăng trưởng dần theo quá trình tiến hóa của nó .

So is the coming of Spirit into individualisation. It is like the faint appearance of a shadow in the universal void; the shadow becomes a mist, which grows clearer and more definite, until eventually an individual comes into existence. The Soul, or individual, is thus not a thing complete at first, plunging like a diver into the ocean of matter: rather is it slowly densified and builded, until out of the Universal it becomes the individual, which ever grows as its evolution proceeds.

Trước khi Nhân thể được thành lập thì linh hồn của con thú thuộc hồn nhóm (group soul), và một hồn nhóm có thể biểu hiện qua nhiều con thú khác nhau. Sau đây là giải thích của Ông C.W. Leadbeater:

Mỗi người là một linh hồn, nhưng mỗi con thú hay cây cỏ không phải như thế. Con người như là một linh hồn có thể biểu hiện xuyên qua chỉ một thể xác vào một thời điểm nào đó trong cõi trần, trong khi một hồn thú có thể biểu hiện đồng thời xuyên qua một số thú vật, hay hồn thực vật có thể biểu hiện xuyên qua một số cây. Cho ví dụ, một con sư tử không phải là mãi mãi là một thực thể riêng biệt theo cách của một con người. Khi một người chết—nghĩa là linh hồn người đó rời bỏ thể xác—y vẫn là y như trước đây, một thực thể hoàn toàn tách biệt khỏi tất cả những thực thể khác. Khi một con sư tử chết, cái từng là linh hồn riêng biệt của nó quay trở lại cái khối mà từ đó nó đến—một khối cùng lúc cung ứng linh hồn cho nhiều con sư tử khác. Cái khối đó ta gọi là “hồn khóm”

Each man is a soul, but not each animal or each plant. Man, as a soul, can manifest through only one body at a time in the physical world, whereas one animal soul manifests simultaneously through a number of animal bodies, one plant-soul through, a number of separate plants. A lion, for example, is not a permanently separate entity in the same way as a man is. When the man dies – that is, when he as a soul lays aside his physical body – he remains himself exactly as he was before, an entity separate from (Page 34) all other entities. When the lion dies, that which has been the separate soul of him is poured back into the mass from which it came – a mass which is at the same time providing the souls for many other lions. To such a mass we give the name of “group-soul”.

Group soul 1

Một hồn khóm như thế có một số đáng kể con sư tử liên kết với nó—ta hãy ví dụ là một trăm con sư tử. Mỗi con sư tử khi sống có một phần trăm của hồn khóm liên kết với nó, và vào lúc đó, bề ngoài nó hoàn toàn tách biệt, do đó con sư tử là một cá thể rất giống như một con người khi còn sống. Tuy nhiên, khi con sư tử chết, linh hồn của nó quay trở lại nhập vào hồn khóm của nó, và cái linh hồn của sư tử không thể phân biệt khỏi nhóm.

To such a group-soul is attached a considerable number of lion bodies – let us say a hundred. Each of those bodies while it lives has its hundredth part of the group-soul attached to it, and for the time being this is apparently quite separate, so that the lion is as much an individual during his physical life as the man; but he is not a permanent individual. When he dies the soul of him flows back into the group-soul to which it belongs, and that identical soul-lion cannot be separated from the group.

 

Group soul 2

 

Ta có thể dùng ví dụ sau đây để giải thích điều này. Bạn hãy tưởng tượng hồn khóm như nước trong xô, và 100 con sư tử được tượng trưng bằng 100 cái cốc. Khi mỗi cốc được nhúng vào xô và lấy từ đó một một ly đầy nước (là một linh hồn riêng biệt). Vào lúc này thì nước đó có hình dạng của cái khí cụ chứa đựng nó, tạm thời tách biệt với nước vẫn còn trong xô và các nước trong các cốc khác.

A useful analogy may help comprehension. Imagine the group-soul to be represented by the water in a bucket, and the hundred lion bodies by a hundred tumblers. As each tumbler is dipped into the bucket it takes out from it a tumblerful of water (the separate soul). That water for the time being takes the shape of the vehicle which it fills, and is temporarily separate from the water which remains in the bucket, and from the water in the other tumblers.

Group soul 3

 

Những loài thú nào có thể được biệt ngã hóa thành người? Ông C.W. Leadbeater nói rằng chỉ có một số loài thú nhà mới có thể biệt ngã hóa thành người:

Thật ra, sự biệt lập ngã tính thường chỉ xảy ra ở một vài loài thú vật mà thôi, mỗi một loại thú vật cho mỗi cung chính trong bảy cung. Thật ra, nó chỉ xảy ra trong nhóm thú nhà chứ không xảy ra với tất cả loài thú, hay ngay cả trong tất cả loài thú nhà. Trong những loài thú này, ta được biết chắc chắn một vài loại như voi, khỉ, chó và mèo. Loài ngựa có thể là loài thú thứ năm có thể biệt lập ngã tính.

Với mỗi loài thú nhà chính có những thú rừng hoang dã, nhưng người ta chưa khảo sát đầy đủ. Tuy nhiên người ta biết răng chó sói, cáo, chó rừng thuộc về “loài chó”; còn sư tử, cọp, beo, mèo rừng thì thuộc về “loại mèo”.

It has been found that individualisation, which lifts an entity definitely from the animal kingdom into the human, can take place only for certain kinds of animals,—one for each of the seven great types or “rays”. In fact, it is only among domesticated creatures, and by no means among all classes, even of these, that individualisation occurs. Of these classes, we already know certainly the elephant, the monkey, the dog and cat. The horse is possibly a fifth.

Up to each of these heads of types leads a long line of wild animals, which has not been fully investigated. It is known, however, that wolves, foxes, jackals, and all such creatures culminate in the dog: lions, tigers, leopards, jaguars and ocelots culminate in the domestic cat.

It should be noted also that an animal of any given type, that individualises into a human being, will become a man of that same type, and no other.

Loai thu biet lap nga tinh

Loài ong, kiến và lúa mì … không sinh hoạt giống y những loài  vật tại địa cầu nầy, vì một hồn khóm có thể kích động cả muôn ngàn triệu kiến hay ong, với một ý chí duy nhứt. Mỗi con kiến hay con ong là một bộ phận của một cơ thể duy nhứt, cũng như tay chân là bộ phận của thân thể con người vậy.

Ta có thể nói rằng: Chúng nó chẳng những có một hồn khóm chung mà còn có một xác thể chung nữa.

Ông Macterlinck, nhà khoa học trong quyển “Vie des Termites” cũng công nhận như thế. Ông nói rằng:

Both bees and ants [which together with wheat, were brought from Venus by the Lords of the Flame live in a manner quite different from purely terrestrial creatures, in that with them a Group-Soul animates the entire ant or bee community, so that the community acts with a single will, and its different units are actually members of one body, in the sense in which hands and feet are members of the human frame. It might indeed be said of them that they have not only a Group-Soul, but a group-body also.

The investigations of M. Maeterlinck appear to confirm the above fully. He writes:—

“Loài ong hay loài kiến trong ổ giống như có chung một cơ thể. Mỗi một con như là một bộ phận của thân. Toàn thân hay toàn thể chúng nó đều qui phục một mạng lệnh chung. Cũng tỷ như cả trăm, cả ngàn con ong hay con kiến chết một lượt cũng không làm giảm động tác và uy lực của vị cầm đầu duy nhứt. Những tế bào của thân thể con người dầu có chết hằng muôn hằng vạn đi nữa, sự sống con người cũng không vì đó mà giảm đi, vì tế bào nầy mòn thì có tế bào khác sanh. Loại ong hay kiến giống như một người bất tử, chúng nó mãi sống với thời gian, tuân theo ý chí duy nhứt. Nhân đó mà không có một kinh nghiệm nào mất, một hoạt động nào ngưng trệ, vì cái ký ức chung vẫn còn và những điều hay của hồn chung vẫn tồn tại (tức là hồn khóm). Và cái hồn chung ấy dính liền với hồn chung của các loài ong hay kiến ở thế gian, và chắc chắn là liên kết với tâm thức đại đồng của vũ trụ.”

“The population of the hive, the ant hill and the termitary[1], seems to be one individual, one single living creature, whose organs, composed of innumerable cells, are disseminated only in appearance, but remain always subject to the same energy or vital personality, the same central law. By virtue of this collective immortality, the decease of hundreds of termites that are immediately succeeded by others, does not affect or touch the central, being. For millions of years, the same insect has gone on living, with the result that not a single one of its experiences has been lost. There has been no interruption of its existence, or disappearance of its memories; an individual memory has remained, and this has never ceased to function or to centralise every acquisition of the collective soul. They bathe in the same vital fluid as the cells of our own being; but in their case this fluid would seem to be much more diffuse, more elastic, more subtle, more psychical, or more ethereal than that of our body. And this central unity is no doubt bound up with the universal soul of the bee, and probably with what is actually the universal soul”. [From the “Life of the white ant” by Maurice Maeterlink, pages 199-207]

Vậy thì một hồn khóm cai quản được chừng bao nhiêu hồn thú? Một hồn khóm linh hoạt cả muôn ngàn triệu ruồi và muỗi, cả trăm ngàn thú vật như sư tử, cọp, beo, nai, chó sói và heo rừng. Còn đối với thú vật nhà như: trừu và bò thì một  hồn khóm làm hoạt động một số ít thú hơn.

Trong trường hợp bảy loài thú có thể được biệt lập ngã tính thì thường chỉ có vài trăm cá thể liên kết với một hồn khóm, và khi chúng tiếp tục tiến hóa, hồn nhóm càng tách ra nhanh chong. Một hồn khóm có thể làm hoạt động một ngàn con chó rừng, nhưng đối với chó nhà khôn ngoan, thì nó chỉ linh động chừng 10 hay 12 con. Thú càng trở nên khôn ngoan, thì bọc hồn khóm càng có ít phần tử chừng nấy.

With regard to the numbers of separate creatures attached to a Group-Soul, there may be quadrillions of flies and mosquitoes; hundreds and thousands of rabbits or sparrows; a few thousands of such animals as the lions and tiger, leopard, deer, wolf, or wild boar. Among domesticated animals such as sheep and oxen the number is still smaller.

In the case of the seven animals from whom individualisation is possible, there are usually only a few hundred attached to each Group-Soul, and as their development continues, they break up rapidly. Whilst there may be a thousand pariah dogs attached to one Group-Soul, in the case of a really intelligent pet dog or cat there may be not more than ten or twelve bodies over which the Group-Soul hovers.

Các cách thức biệt lập ngã tính:

Các nhà Thông Thiên Học cho rằng có ba cách một con thú biệt lập ngã tính. Đây là trích đoạn từ quyển The Causal Body giải thích cách thức biệt lập ngã tính:

Ta đã thấy sự biệt lập ngã tính đi từ dưới lên trên, hay nói cách khác, là con thú phải tự mình bước qua hàng ngũ nhân loại, chẳng phải nhờ sức ngoài.3 phương pháp thoát kiếp thú, mỗi phương pháp đều ảnh hưởng lớn lao cho trọn kiếp tương lai của con người tương lai:

1‐ Trường hợp thứ nhứt bằng trí hóa.

2‐ Trường hợp thứ nhì bằng tình cảm.

3‐ Trường hợp thứ ba bằng ý chí.

It was said in the preceding chapter that the effort, resulting from which individualisation, takes place, must be made from below, i.e.., by the animal. This effort may take place in one of three distinct ways, and so exercise a very far-reaching effect on the whole future life of the entity concerned.

When an ego is formed, the three aspects of the Higher Triad, i.e.., Atma, Buddhi, and Manas, must all be called forth: the first connection, however may be made through any one of the three, as follows:—

[1] Between the lower mind and the higher

[2] Between the astral body and Buddhi

[3] Between the physical body and Atma

The animal will thus individualise in the first case through intellect, in the second case through emotions, and in the third case through will. We will now briefly consider each of these three methods.

 

  1. Biệt lập ngã tính bằng trí hóa.

Nếu con thú liên kết thân mật với một người chủ ưa hoạt động về trí hóa, thì hạ trí sơ sanh của nó chịu nhiều ảnh hưởng nhờ cố gắng tìm hiểu ý chủ. Bấy giờ chắc chắn nó sẽ chuyển kiếp làm người bằng khối óc.

[I] Individualisation through Intellect —If an animal is associated with a human being, who is not predominantly emotional, but whose chief activities are of a mental nature, then the nascent mental body of the animal will be stimulated by the close association, and the probabilities are that individualisation will take place through the mind, as the result of mental efforts made by the animal to understand his master.

  1. Biệt lập ngã tính bằng tình cảm.

Còn trái lại, nếu người chủ nó là người đa cảm, nhiều tình thương, thì chắc chắn thể xúc cảm của nó sẽ được mở mang nhiều. Nếu nó thương yêu mến chủ nó, hoặc nó có dịp bộc lộ tình cảm mến ấy một cách thình lình, thì mãnh lực của tình thương sẽ kích động trạng thái bồ đề của Chân thần của nó, khiến tạo ra thể nguyên nhân.

[II] Individualisation through Emotion—If, on the other hand, the master be an emotional man, full of strong affections, the probability is that the animal will develop chiefly through his astral body, and that the final breaking of the link with the group-soul will be due to some sudden outrush of intense, affection, which will reach the buddhic aspect of the floating Monad belonging to it, and will thus cause the formation of the ego.

  1. Biệt lập ngã tính bằng ý chí.

Nếu người chủ là người đạo hạnh cao siêu hay có một ý chí quyết liệt, ý chí của người chủ kích thích khiến xác thân con thú hoạt động mãnh liệt với một ý chí bất chuyển, vào một mục đích duy nhứt là phụng sự chủ nó.

Thế thì tánh nết đặc biệt của người chủ sẽ có một ảnh hưởng lớn lao cho tất cả kiếp vị lai của con thú. Sự rung động về tình cảm và trí hoá của người rất mạnh mẽ và phức tạp hơn của con thú nhiều. Ảnh hưởng ấy dồn mãi vào con thú như một áp lực.

[III] Individualisation through Will—In yet a third case, if the master be a man of great spirituality, or of intensely strong will, while the animal will develop, great affection and admiration for him, it will yet be the will within the animal which is principally stimulated. This will show itself in the physical body by intense activity, and indomitable resolution to achieve whatever the creature may attempt, especially in the service of his master.

We thus see that the character and type of the master will have a great influence on the destiny of the animal. The greater portion of the work is, of course, done without any direct volition on either side, simply by incessant and inevitable action due to the proximity of the two entities concerned. The astral and mental vibrations of the man are far stronger and more complex than those of the animal, and they are consequently exercising a never-ceasing pressure upon the latter.

Trong đoạn trích trên, các nhà Thông Thiên Học như C.W. Leadbeater dạy rằng việc biệt lập ngã tính biến con thú thành một con người xảy ra từ dưới lên trên, nghĩa là hoàn toàn dựa vào con thú, không dựa vào ngoại lực bên ngoài. Nhưng điều này trái với bà Blavatsky dạy trong Giáo Lý Bí Nhiệm và Chân sư DK. Đức DK dạy khác hẳn những nhà Thông Thiên Học, và ta sẽ quay trở lại đề tài này trong phần sau.

2. Linh hồn (Soul) – Thể nguyên nhân theo Giáo lý của Chân sư DK

(Còn tiếp)

 

6 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Trong Huyền Linh Học [ khoa học Linh Thiêng Huyền Bí ] có rất nhiều thuật ngữ có ý nghĩa tương đồng mà dễ gây nhầm lẫn , rối trí người đọc . Vì vậy chân sư DK đã làm một kê khai các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau đó để giúp chúng ta dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên cứu , học học và Ngài cũng nhiều lần nhắc nhở chúng ta về sự tương đồng đó. Tôi xin phép được trích đoạn bảng kê khai đó :

    ” Tâm thức có thể được định nghĩa như là khả năng lĩnh hội và liên hệ trước tiên đến sự liên kết giữa Ngã với Phi ngã, giữa Chủ Thể Nhận Thức với Điều Được Nhận Thức, và giữa Chủ Thể Suy Tưởng với điều được suy tưởng. Tất cả các định nghĩa này có liên quan đến việc chấp nhận ý tưởng về lưỡng nguyên tính, thừa nhận những gì khách quan và những gì ẩn sau tính cách khách quan .

    Tâm thức biểu hiện những gì có thể được xem như trung điểm trong sự biểu lộ. Nó hoàn toàn không liên quan đến cực của Tinh Thần. Nó được tạo ra bởi sự kết hợp hai cực và diễn tiến tương tác cùng là sự thích ứng cần thiết xảy ra sau đó. Trong nỗ lực để hình dung được rõ ràng có thể kê khai như sau:

    Cực thứ nhất ——– Điểm hợp nhất ———- Cực thứ hai

    Thượng Đế Ngôi 1…Thượng Đế Ngôi 2… Thượng Đế Ngôi 3.

    Mahadeva ………… Vishnu ……………. Brahma

    Ý chí ………………. Minh triết –Bác ái .…Trí tuệ linh hoạt.

    Tinh thần …………… Tâm thức ……………Vật chất.

    Cha …………………..Con ………………… Mẹ.

    Chân Thần …………. Chân Ngã …………… Phàm Ngã.

    Bản ngã …………….. Sự liên hệ ở giữa……Phi Ngã.

    Chủ Thể Tri Thức…..Tri Thức ……………. Cái được tri thức.
    Sự sống ……………. Nhận thức ……..….. Hình hài.

    Con người có thể tiếp tục đưa ra vô số danh xưng, nhưng các tên gọi trên đây cũng đủ để chứng tỏ mối liên hệ giữa Thượng Đế Ba Ngôi, trong khi biểu lộ.

    . Consciousness might be defined as the faculty of apprehension, and concerns primarily the relation of the Self to the not-self, of the Knower to the Known, and of the Thinker to that which is thought about. All these definitions involve the acceptance of the idea of duality, of that which is objective and of that which lies back of objectivity.

    Consciousness expresses that which might be regarded as the middle point in manifestation. It does not involve entirely the pole of Spirit. It is produced by the union of the two poles, and the process of interplay and of adaptation that necessarily ensues. It might be tabulated as follows, in an effort to clarify by visualization:

    First Pole —— The Point of UnionSecond — Second Pole

    First Logos —- -Second Logos — — ————-Third Logos.

    Mahadeva — – Vishnu —————- ————-Brahma.

    Will —- ————Wisdom-Love——— ————-Active Intelligence.

    Spirit ————–Consciousness — —————–Matter.

    Father— ——— Son ———————————–Mother.

    Monad — ——– Ego————————————Personality.

    The Self————The relation between————-The Not-Self.

    The Knower——-Knowledge————————–The Known.

    Life——————Realisation—————————Form.

    One could go on piling up terms, but the above suffices to demonstrate the relationship between the threefold Logos, during manifestation. ”

    ( Trích từ quyển LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN – A TREATISE ON COSMIC FIRE , bản tiếng Việt trang 302 , bản tiếng Anh trang 244 trên Lucistrust.org )

    —————————————————————————————————————

    *** Theo sự nghiên cứu và học hỏi của tôi [ Jupiter Nguyen ] thì trong huyền linh học các từ ngữ Tâm Thức và Linh Hồn có ý nghĩa giống nhau .

  2. Jupiter Nguyen

    ” Nhân thể [Causal Body ] là kho chứa kinh nghiệm của mỗi cá nhân qua vô vàn kiếp sống khác nhau. ”

    Tôi nghĩ câu nói đó thật vô cùng chính xác và không còn một định nghĩa nào , một lời giải thích nào hay hơn và chính xác hơn được nữa.

    Causal Body chính là kho chứa kinh nghiệm của Tâm thức [ hay Linh hồn ] mà tôi nghĩ rằng về bản chất nó là một thứ năng lực cao siêu và vẫn tiếp tục tồn tại sau khi hình hài ( thể xác ) tan rã vì nếu không có nó [ Causal Body ] thì không hề có sự tiến hóa ( của linh hồn ) và con người mãi mãi chỉ là một con thú .

    Phải chăng chính sự tồn tại cái kho chứa đó của linh hồn [ Causal Body ] khi linh hồn tiếp tục sự luân hồi ( tái sinh ) tiếp theo đã tạo ra một số con người mà chúng ta gọi là những Phàm ngã xuất chúng , những Cái Tôi siêu phàm những thần đồng trong một số lĩnh vực nào đó bởi vì cái năng lực cao siêu đó hay cái kho chứa kinh ngiệm đó của linh hồn không hề mất đi sau khi hình hài ( thể xác ) tan rã.

    Phải chăng chính sự tồn tại cái kho chứa kinh nghiệm đó [ Causal Body ] giúp chúng ta hiểu được tại sao một số người sinh ra lại thông minh , trí tuệ và tài năng hơn những người khác vì cái năng lực cao siêu đó [ Causal Body ] khồng hề mất đi và nó giúp cho linh hồn của con người cứ mãi học hỏi và tiến hóa cho đến khi đạt đến sự giải thoát cuối cùng.

    Do đó tôi nghĩ rằng từ Causal Body không nên dịch là Nhân thể hay Thể Nguyên Nhân vì dịch như vậy không ai hiểu cả và chỉ làm rối trí người đọc nếu không có sự giải thích rõ ràng.

    Tôi nghĩ rằng từ Causal Body là một từ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và học hỏi của chúng ta về Huyền Linh Thuật nên chúng ta phải tìm cho ra từ ngữ hay ngôn từ chính xác để dịch nó và từ ngữ chính xác nhất để dịch từ Causal Body là Kho Chứa Kinh Nghiệm Của Linh Hồn hay là Kho Chứa Của Tâm Thức . Chính Causal Body là cái quyết định phẩm chất hay tính chất của một con người sẽ sinh ra ( tái sinh ) trên trần thế và cũng chính nó là nguyên nhân chính quyết định định mệnh của con người đó.

  3. Jupiter Nguyen

    – ” Thật ra, cái khiến cho Chân thần (Tinh thần) “trở thành có cá tính, ngăn cách Tinh Thần trong một thời gian làm cho nó phải rời xa phần còn lại của Sự Sống Thiêng Liêng” chính là Nhân thể (Causal Body) hay còn gọi là Thể Nguyên Nhân. ”

    + Theo tôi thì còn hơn thế nữa , Causal Body (hay còn gọi là Thể Nguyên Nhân ) là nguyên nhân bắt đầu tất cả mọi sự và cũng là cái cuối cùng phải bị hủy diệt ( đốt cháy ) để chấm dứt tất cả mọi sự .

    . Tôi nghĩ rằng chính Causal Body nuôi dưỡng linh hồn [ tâm thức ] và thúc đẩy sự tiến hóa của linh hồn .

    . Tôi nghĩ rằng chính Causal Body là nguyên nhân khiến linh hồn luân hồi.

    . Tôi nghĩ rằng chính Causal Body cũng là nguyên nhân tạo đau khổ và phiền não .

    . Tôi nghĩ rằng chính Causal Body cũng là nguyên nhân tạo ra định mệnh ( số phận ) của con người trên trần thế.

    . Tôi nghĩ rằng chính Causal Body cũng là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về tính cách hay phẩm chất của mỗi người.

    . Tôi nghĩ rằng chính Causal Body cũng là nguyên nhân tạo ra sự khôn ngoan và già dặn của linh hồn cũng như sự khôn ngoan và trí tuệ của một con người trên trần thế .

    . Tôi nghĩ rằng chính Causal Body cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự tiến hóa của hình hài vật chất [ xác thể ] mà linh hồn khoác lấy trong mỗi lần luân hồi.

    ****** Và điều quan trọng nhất , tôi nghĩ rằng chính Causal Body cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của Tinh Thần [ ánh sánh nội tại hay LửaTinh Thần ] để cho cuối cùng chính Tinh Thần sẽ đốt cháy [ hủy diệt ] Causal Body ( Thể Nguyên Nhân ) và con người sẽ thoát khỏi luân hồi ,mãi mãi thoát khỏi mọi phiền não kể từ đó.

    Phải chăng khi nhìn vào Causal Body ( Thể Nguyên Nhân ) của một người thì có thể biết rõ trình độ tiến hóa của người đó và còn hơn thế nữa .

  4. Lê trần Quốc

    Cho cháu hỏi:
    1. Số lượng Chân Thần Thái Dương Hệ chúng ta hữu hạn phải không ạ?
    2. Chân thần của loài thú liên kết với hồn khóm của chúng như thế nào ạ?
    Cảm ơn chú ạ

    • webmaster

      Về 2 câu hỏi của Quốc:

      1. Đúng, số lượng Chân thần của Thái dương hệ là cố định. Ta có thể biết chi tiết thêm là có 60 tỉ Chân thần của dòng tiến hóa nhân loại và 140 tỉ Chân thần của dòng tiến hóa Thiên Thần (Deva). Do giới Thiên Thần là “Âm” so với Nhân loại nên Thái dương hệ của chúng ta được xem là “âm”. Trong 60 tỉ Chân thần nhân loại, các Chân thần Cung 1 là 5 tỉ, Cung 2 là 35 tỉ, và Cung 3 là 20 tỉ. Số Chân thần thuộc cung 2 chiếm đa số trong thái dương hệ chúng ta vì Cung 2 là Cung chính Thái dương Thượng đế.

      2. Quốc đọc thêm trong Khảo Cứu về Tâm thức học của bà Annie Besant.

      Thân ái

Leave a Reply to Lê trần quốc Cancel reply