“Chư ác mạc tác” – Không làm điều ác

Trong kinh Pháp Cú, có bài kệ nói về hạnh Bất hại (harmlessness), hoặc “Hạnh không làm điều ác” rất hay như sau:

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành,

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo

Nghĩa là:

Không làm việc ác,

Nguyện làm các điều lành,

Giữ tâm trong sạch

Ðó lời Phật dạy.

Những lời dạy thật đơn giản, đơn giản tới mức chúng ta coi thường và quên mất ý nghĩa thâm sâu của nó. Trong Yoga Sutra của Patanjali, trong quyển II, sloka thứ 30, nêu hạnh “Bất Hại” như giới luật đầu tiên mà người tu tập Yoga phải giữ trong năm giới cấm (Yama). Đức DK trong quyển A Treatise on  White Magic có một đoạn nói về hạnh Bất Hại rất hay như sau. Ta lưu ý, ít khi Ngài nói về việc lập hạnh hay “character building”, bởi vì như Ngài nói, ai đã bước vào đường đạo đương nhiên phải biết rèn luyện tính tốt, không cần phải chỉ dạy nhiều. Nhưng Ngài lại nhắc nhở nhiều về Harmlessness, như là chìa khoá để giải toả những bất hoà và bất ổn trong ta và trên thế gian. Bản thân Ngài, một Chân Sư, cũng thực hành hạnh Bất Hại một cách nhiệt thành và với sự hiểu biết:

Therefore, I say to you at this time, I—an older and perhaps more experienced disciple and worker in the great vineyard of the Lord—practice harmlessness with zest and understanding, for it is (if truly carried out) the destroyer of all limitation. Harmfulness is based on selfishness, and on an egocentric attitude.

Do đó tôi muốn nói với các bạn điều nầy, Tôi, một người đệ tử, một người lao động trong khu vườn nho vĩ đại của Chúa, cao niên hơn và có lẽ nhiều kinh nghiệm hơn các bạn, thực hành hạnh Bất hại với lòng nhiệt thành và sự hiểu biết, bởi vì chính nó, nếu được thực hành một cách đúng đắn, sẽ phá huỷ mọi giới hạn. Lòng Ác độc (Harmfulness) phát xuất từ sự ích kỷ và một thái độ vị ngã.

Ngài nói rằng chúng ta tạo ra xung quanh chúng ta một bầu từ điện xấu xa, đen tối bởi vì những ý nghĩ, tư tưởng sai quấy, những tham vọng ích kỷ, công với những lời nói và hành động thiếu khoan dung và nhân ái. Bầu từ điện nầy bao vây chúng ta, trói buộc chúng ta, và không tia sáng trí tuệ nào có thể lọt qua được. Nó chẳng những ảnh hưởng đến chúng ta mà còn tác hại lên ba giới xung quanh chúng ta. Bằng cách nào chúng ta có thể thay đổi điều nầy? Ngài nói rằng, chúng ta phải khảo sát những tư tưởng, lời nói, và hành động hằng ngày của chúng, và cố làm sao để nó hoàn toàn vô hại (harmless). Ta hãy nghĩ về bản thân ta và những người xung quanh ta một cách tích cực và trên tinh thần xây dựng, và như thế chúng sẽ vô hại trong tác động của chúng. Chúng ta cũng nghiên cứu các xúc cảm của mình, tránh những tình cảm, xúc động, và sự nản lòng có thể gây hại cho người khác. Về phương diện nầy, hãy nhớ rằng, một lòng nhiệt thành và ước vọng tinh thần mãnh liệt đặt sai chỗ cũng có thể gây hại cho kẻ khác. Do đó, Ngài khuyên chúng ta không chỉ để ý đến những khuynh hướng xấu, mà còn phải quan tâm đến việc sử dụng những đức tính tốt nữa.

Harmful magnetic conditions, as the result of man’s wrong handling of force are the causes of evil in the world around us, including the three subhuman kingdoms. How can we, as individuals, change this? By the development in ourselves of Harmlessness. Therefore, study yourself from this angle. Study your daily conduct and words and thoughts so as to make them utterly harmless. Set yourself to think those thoughts about yourself and others which will be constructive and positive, and hence harmless in their effects. Study your emotional effect on others so that by no mood, no depression, and no emotional reaction can you harm a fellowman. Remember in this connection, violent spiritual aspiration and enthusiasm, misplaced or misdirected, may quite easily harm a fellowman, so look not only at your wrong tendencies but at the use of your virtues.

Ngài nói rằng, thực hành hạnh Bất hại hằng ngày chúng ta sẽ tạo ra những điều kiện hoà điệu trong phàm ngã của chúng ta hơn bất kỳ phương pháp rèn luyện nào khác. Nó có tác dụng thanh tẩy tâm thức chúng ta một cách kỳ diệu. Do đó Ngài khuyên chúng nên dành ra ít phút buổi chiều tối để kiểm điểm lại những việc làm, lời nói, và tưu tưởng của chúng ta trong ngày.

If harmlessness is the keynote of your life, you will do more to produce right harmonious conditions in your personality than any amount of discipline along other lines. The drastic purgation brought about by the attempt to be harmless will go far to eliminate wrong [102] states of consciousness. See to it therefore, and bring this idea in your evening review.

Ngài nói: Bạn hãy để Bất hại là hạnh chủ đạo đời sống của bạn. Mỗi buổi chiều tối bạn nên dành thời gian để kiểm điểm theo chiều hướng nầy, chia buổi kiểm điểm thành ba phần:

1. Bất hại trong tư tưởng. Điều nầy sẽ dẫn đến kiểm soát được lời nói

2. Bất hại trong những xúc cảm: điều nầy sẽ khiến khía cạnh Tình thương của Linh hồn biểu lộ.

3. Bất hại trong hành động: điều nầy sẽ tạo ra hiệu quả an tịnh, khôn ngoan trong hành động, giải phóng năng lượng sáng tạo của ý chí

Chung ta hãy khảo sát các điều nầy trong bản thân của mình, trong sự phát triển của mình, trong tác động lên những người mà ta tiếp xúc, và trên môi trường xung quanh ta.

Let harmlessness, therefore, be the keynote of your life. An evening review should be carried forward entirely along this line; divide the review work in three parts and consider:

  1. Harmlessness in thought. This will primarily result in the control of speech.
  2. Harmlessness in emotional reaction. This will result in being a channel for the love aspect of the soul.
  3. Harmlessness in act. This will produce poise, skill in action and the release of the creative will.

These three approaches to the subject should be studied from their effects upon one’s own self and development, and from their effect upon those whom one contacts and upon one’s environing associates.

Trong phần trên, chúng ta nên để ý đức DK nói đến tác hại của lòng nhiệt thành và ước vọng thái quá cũng gây hại không kém những thói xấu của chúng ta. Chúng ta thường chứng kiến những điều nầy hằng ngày, trong gia đình và xã hội. Trong quyển Dưới Chân Thầy có vài chỗ cũng nhắc đến cùng ý đó:

Một tính thông thường khác mà con phải nghiêm khắc bài trừ là ý muốn xen vào chuyện của người khác. Những gì người khác làm hoặc nói hoặc tin đều không can hệ tới con, và con phải tập tính tuyệt đối không xen vào chuyện của y. Bao giờ y không xen vào chuyện người khác chừng đó y có toàn quyền tự do tư tưởng, ngôn luận và hành động. Chính con cũng vậy, con đòi quyền tự do để làm những gì mà con nghĩ là đúng; vậy con cũng phải để cho y có quyền tự do y như vậy; và khi y sử dụng quyền tự do đó, con không có quyền chỉ trích.

Nhưng con phải làm bổn phận riêng của con – chớ đừng làm giùm bổn phận của kẻ khác trừ khi y cho phép để giúp y. Hãy để mọi người làm việc riêng của họ theo đường lối riêng của mỗi người; hãy sẵn sàng hiến sự giúp đỡ cho nơi nào cần, nhưng đừng bao giờ xen vào việc người khác. Đối với nhiều người, việc khó khăn nhất trên đời cần phải học là lo việc riêng của chính mình; đó đúng là điều con phải học.

Về Harmlessness, trong Dưới Chân Thầy gọi là lòng từ ái (Love). Đoạn sau đây giảng rất rõ và đẹp về lòng từ ái:

Trong sự sinh hoạt hằng ngày, Hạnh Bác Ái có hai nghĩa: Thứ nhứt, con hãy cẩn thận đừng làm hại Sinh Vật; thứ hai, con hãy luôn luôn canh chừng mội cơ hội để giúp đỡ.

Trước hết, đừng làm hại ai. Trên đời có ba tội làm hại nhiều hơn các tội khác: Tội nói hành, tội hung ác, và mê tín dị đoan, vì đây là những tội nghịch với Lòng Từ Ái. Người nào muốn lòng mình chan chứa tình thương của Đức Thượng Đế phải luôn luôn để ý tránh ba tội ác này.

Hãy xem tật nói hành (gossip) như thế nào. Nó bắt đầu bằng một tư tưởng xấu, và điều đó tự nó là một tội. Vì trong mỗi người và trong mỗi vật đều có chỗ tốt và chỗ xấu. Chúng ta có thể làm cho cái tốt hoặc cái xấu mạnh hơn bằng cách nghĩ đến nó, và theo cách ấy ta có thể giúp đỡ hoặc gây trở ngại cho sự tiến hóa; chúng ta có thể thuận theo ý Thượng Đế hay nghịch lại Ngài. Nếu con nghĩ đến điều xấu của kẻ khác, thì con đang làm ba việc quấy một lượt:

1.- Con đang gieo rắc quanh chỗ con ở đầy những tư tưởng xấu xa thay vì những tư tưởng tốt lành, và do đó con đang làm cho đời khổ não nhiều thêm.

2.- Nếu đúng người đó có điều xấu xa mà con nghĩ, con đang làm cho nó mạnh và nuôi dưỡng tính xấu đó; và như vậy con đang làm cho anh em con trở nên xấu xa thay vì tốt lành hơn. Nhưng thường thì người ta không có điều xấu xa đó, mà chỉ tại con tưởng tượng thôi; và rồi tư tưởng độc ác của con xui giục cho anh em con làm quấy, vì nếu y chưa trọn lành con có thể làm cho y giống in như trí con đã tưởng cho y vậy.

3.- Con làm cho Trí con tràn ngập những tư tưởng xấu thay vì những tư tưởng tốt, và như thế con làm cản trở sự tăng trưởng của con, và làm cho mình có hình ảnh xấu xí, đau thương thay vì đẹp đẽ và đáng yêu, đối với những ai có thể thấy được điều này.

Vẫn không bằng lòng với cái hại mà y đã gây ra cho chính y và nạn nhân của y, người nói hành còn cố hết sức lôi kéo những người khác dự phần vào tội lỗi của y. Y sốt sắng đem câu chuyện độc ác của y kể cho họ nghe; và mong rằng họ sẽ tin bằng thật; và rồi họ hùa với y gieo rắc những tư tưởng xấu xa lên nạn nhân đáng thương đó. Rồi việc này được tiếp tục từ ngày này qua ngày khác, và không phải một người làm mà là cả ngàn người làm. Bây giờ con mới thấy đây là một tội ác thấp kém, và ghê sợ đến thế nào chưa? Con phải hoàn toàn tránh nó. Đừng bao giờ nói xấu ai; đừng nghe ai nói xấu người khác; mà hãy dịu dàng nói: “Có lẽ điều này không đúng, và nếu có đúng đi nữa, tốt hơn là đừng nói đến nó.”

Còn về tính hung ác, có hai loại: Cố ý và vô ý. Cố ý hung ác tức là chủ tâm gây đau đớn cho một sinh vật nào khác; đó là tội lớn nhất trong các tội, là việc làm của yêu quỉ hơn là của con người. Con sẽ nói rằng không có ai lại đi làm một việc như thế; nhưng mà người ta đã thường làm như thế; và hiện nay hằng ngày họ vẫn đang làm. Những tra khảo viên đã làm ác; nhiều kẻ tu hành đã nhân danh Tôn Giáo mình để làm ác…

Nhưng trong lời nói cũng có sự hung ác như trong việc làm. Người nào thốt ra một lời với ý định làm hại người khác cũng phạm tội hung ác.

Con cũng không được phạm điều này; nhưng đôi khi một lời nói bất cẩn cũng gây tai hại như một lời nói cố ý ác vậy. Vậy con phải đề phòng tránh sự hung ác vô ý.

Sự vô ý hung ác thường xảy ra vì sự thiếu suy nghĩ. Người này thì quá thèm khát, tham lam đến đỗi không bao giờ nghĩ đến điều khổ mà y gây ra cho người khác bởi trả lương quá hẹp hòi, hoặc bởi để cho vợ con y thiếu thốn. Một người khác chỉ nghĩ đến dục vọng của y và ít quan tâm tới bao nhiêu Linh Hồn và thể xác mà y đã phá hoại cho thỏa mãn dục vọng này. Một người nữa vì muốn tránh một vài phút phiền phức mà không trả lương cho thợ thuyền đúng ngày, và không hề nghĩ đến những sự khó khăn mà y gây cho họ. Biết bao sự đau khổ bị gây ra chỉ vì tính bất cẩn, vì quên không nghĩ đến hậu quả của một việc làm nó sẽ gây ra cho kẻ khác như thế nào. Nhưng Nhân Quả không bao giờ quên, và không kể đến sự kiện mà người đó lảng quên. Nếu con muốn bước vào Đường Đạo, con phải nghĩ đến hậu quả của những điều con làm, nếu không con sẽ phạm tội vô ý hung ác.

Quyển Dưới Chân Thầy là quyển sách đơn sơ, nhỏ nhưng giá trị không nhỏ chút nào. Chúng ta trong việc rèn luyện hằng ngày, chỉ cần thực hành các đức tính được nêu ra trong đó thì chúng ta đã bước khá xa trên đường đạo.

7 Comments

  1. jupiter nguyen

    Tính Vô Hại ( harmlessness ) thật là rất quan trọng và tất nhiên người học đạo phải có nó. Vì khi ta không còn làm hại bất cứ ai nữa ( cho dù là bằng lời nói hay tư tưởng ) thì ta không tạo ra nghiệp xấu nữa. Bởi vì phần lớn nhân loại vẫn còn thú tính rất mạnh và họ đáp trả theo bản năng thú tính đó của họ có nghĩa là họ sẽ đáp trả ” hận thù bằng hận thù và tình thương bằng tình thương ” . Trong kinh Phật có câu ” giúp người thì người giúp , hại người thì người hại ” , trong kinh Thánh cũng có câu ” răng đổi răng , mắt đổi mắt ” nếu mình lấy đi của người ta một cái răng hay một con mắt thì người ta cũng sẽ lấy lại của mình một cái răng hay một con mắt. Nói tóm lại đối với một linh hồn khôn ngoan và có hiểu biết thì tự nhiên họ sẽ có đức tính Vô Hại đó ( harmlessness ) vì họ hiểu rằng sống vô hại là một lối sống hạnh phúc và an toàn cho chính mình và cho mọi người xung quanh mình nữa. Vì khi mình hiểu được rằng ” nếu mình ghét bỏ người ta thì người ta cũng sẽ ghét bỏ mình , nếu mình làm hại người ta thì người ta sẽ làm hại lại mình ” . Và do đó không có một lối sống nào tốt đẹp hơn là sống Vô Hại ( Harmlessness ) và tất cả những linh hồn khôn ngoan và dày dạn kinh nghiệm đều chọn sống Vô Hại hết. Có một đức tính khác rất quan trọng và tôi nghĩ cũng là đức tính khó thực hành nhất trong tất cả các đức tính , đó là Sự Tha Thứ .

  2. jupiter nguyen

    Tại chỗ làm (do có cái competition : sự ganh đua và cạnh tranh trong công việc ) và trong cuộc sống hàng ngày đôi khi có những người họ làm hại tôi , xúc phạm danh dự hay sỉ nhục ( dishonor ) tôi do cái động cơ ích kỷ và do họ muốn bảo vệ cái lợi ích và quyền lợi ích kỷ của họ nên họ đã làm tổn hại tôi. Tôi không bao giờ tìm cách trả thù hay làm hại họ ( do sợ nghiệp báo và với tư cách của một người có học đạo) . Nhưng sự tha thứ của tôi chỉ có thể dừng lại ở đó chứ không có sự tha thứ hoàn toàn, triệt để ở ngay trong tâm của mình. Có nghĩa là đối với những người đã sỉ nhục, đã làm tổn hại tôi thì tôi không tìm cách trả thù nhưng tôi cũng không muốn nói chuyện và thậm chí là không muốn nhìn mặt họ nữa. Nói tóm lại là ta khó mà trở nên thân thiết hay quý mến họ như trước được. Tôi muốn hỏi Webmaster bạn nghĩ gì về sự tha thứ và bạn thực hành đức tính Tha Thứ như thế nào? vì quả thật sự Tha Thứ là một đức tính rất khó thực hành và đòi hỏi một linh hồn phải rất cao thượng và bác ái mới có thể tha thứ một cách hoàn toàn được.

    • webmaster

      Chào bạn,

      Xin chia sẻ với bạn một vài suy nghĩ nhỏ. Bạn nói do competition trong chỗ làm, trong công việc, dẫn đến những xích mích và tranh chấp, bất hòa … thế có lẽ chúng ta phải quán chiếu đến tận nguồn cội của sự competition đó, một cách vô ngã và khách quan… Nó có lẽ vì vị trí công việc, vì quyền lợi, vì muốn thể hiện mình … Chúng ta đa phần còn sống trong huyễn cảm (glamour), trong làn sương dày đặc của những dục vọng, ham muốn đủ mọi loại, nên chúng ta ít khi thấy được chân lý. Ngay trong các đệ tử của đức DK, hầu như ai cũng có vài huyễn cảm, người ít, người nhiều. Ngài nói rằng, với nhãn quan của một Đạo sư nhìn từ cõi cao, chúng ta giống như bị bao phủ như làn sương mù dày đặc của huyễn cảm. Do đó, nhiệm vụ của các đệ tử là phải học hỏi để phá tan lớp sương mù huyễn cảm đó. Các huyễn cảm có tính chất của những mãnh lực cõi trung giới, như huyễn cảm của quyền lực (glamour of power), huyễn cảm của vật chất (glamour of material), ngay cả lòng mộ đạo cũng là một huyễn cảm (glamour of devotion)…

      Ngay cả cái mà ta gọi là tình thương đôi khi cũng mang đậm tính chất huyễn cảm. Ví dụ, một tình thương mà đòi hỏi phải được thương lại, được đáp ứng cũng là huyễn cảm. Sự phụng sự giúp đời mà đòi hỏi người được giúp phải biết đến điều đó và phải biết mang ơn cũng là huyễn cảm…

      Bạn thân mến,

      Chúng ta chưa đạt đến mức toàn thiện nên chúng ta ít nhiều còn sống trong huyễn cảm. Khi xảy ra điều gì thì chúng ta thường nghĩ đến phần lỗi của người khác. Sự loại bỏ hoàn toàn tính vị kỷ là điều cực khó, nhưng đó là điều chúng ta phải học để thực hành hạnh Bất hại.

      Đức DK có dạy cho các đệ tử một Mantram nổi tiếng gọi là Mantram of Unification:

      The Sons of Man are One, and I am One with them,
      I seek to love, not hate,
      I seek to serve, not exact due service,
      I seek to heal, not hurt

      Chúng ta hãy cùng nhau thực tập hằng ngày:
      I seek to love, not hate
      I seek to heal, not hurt…

      Khi chúng ta seek to love, not hate, chính là chúng ta đang thực tập hạnh bất hại …

  3. jupiter nguyen

    Giờ đây tôi hiểu rằng tất cả những sự tranh chấp , mâu thuẫn , xích mích hay bất hòa … trong cuộc sống là do cái Tôi chưa toàn thiện của mình. Giờ đây tôi hiểu rằng những thứ đó thật nhỏ nhen , tầm thường và không đáng để tôi phải bận tâm thêm một lần nữa. Giờ đây tôi thật sự hiểu rằng những cái mâu thuẫn , bất hòa , ganh đua , nhỏ nhen … trong cuộc sống thì thật là vô nghĩa và không có giá trị gì cho sự tiến hóa của linh hồn cả, chúng thật sự vô nghĩa như ” những hạt cát vô nghĩa trong đại dương “. Thanks

  4. Hue

    Một phần giáo lý ở bài này có thể biện dẫn là do khi mình suy nghĩ thì vô tình tạo một hình tư tưởng ở cõi vô hình ? Có nghĩa là một người đã mở được giác quan thể vía họ có thể biết được chân dung của một người từ xa (mà chỉ biết người này qua internet),do người từ xa có thành kiến với người đó. Nói đơn giản hơn anh A có suy nghĩ thành kiến anh B, and A và B chưa hề gặp mặt ngoài đời, anh B đã mở được giác quan thể vía vì thế là từ hình tư tưởng do anh A tạo ra thế là anh B biết được anh A là nam hay nữ. Nếu những điều này là đúng thì thật là thú vị!

    • webmaster

      Theo giáo lý của Thần Triết (Theosophy), mỗi khi ta nghĩ tưởng đều tạo ra một hình tư tưởng, chứ không phải vô tình tạo ra như bạn nói.Hình tư tưởng nầy có màu sắc, rung động, hình thể riêng phụ thuộc vào bản chất của hình tư tưởng. Bạn có thể đọc quyển The Thought Form của C.W. Leadbeater và Annie Besant để thấy một vài hình tư tưởng mà hai tác giả thấy và mô tả. Hơn thế nữa, mỗi hình tư tưởng lại có đời sống riêng và một trí thông minh riêng của nó. Chân sư gọi nó là một Tinh linh nhân tạo (Artificial Elemental). Khi được tạo ra, hoặc là nó hướng đến đối tượng mà người tạo ra nó nghĩ đến, đeo bám trong hào quang của người đó, và tác động lên tư tưởng của người đó; hoặc là nó quay trở ngược lại bám trụ vào người đã tạo ra nó; hoặc là nó trôi dật dờ và tập hợp với những tư tưởng khác cùng bản chất, thành một khối hình tư tưởng khổng lồ. Trong trường hợp thứ nhì, thì đó là tai họa của người chủ đã tạo ra nó; nó đeo đuổi và ám ảnh người đó. Do đó, những tư tưởng thù hận, ác độc, xấu xa gây hại trước nhất cho người đã tạo ra nó. Bạn có thể thấy trường hợp nầy trong những người suốt ngày nuôi dưỡng những tư tưởng ác độc, oán thù, cuối cùng trở thành nô lệ cho tư tưởng của mình, vì tư tưởng càng ngày càng mạnh lên, vì nó đeo bám trong hào quang của người tạo ra nó, hút hết sinh lực của người đó…

Leave a Reply to Hue Cancel reply