Khoa học về Antahkarana – 7

Bài 7 giảng luận các trang 459-462 của quyển Các Cung Và Điểm Đạo (The Rays and The Initiations)

**********************************

Mục tiêu mà người đệ tử trung bình trong quá khứ hướng tới là tiếp xúc với linh hồn, cuối cùng dẫn đến việc “gia nhập vào Thánh Đoàn” (“hierarchical inclusion”). Phần thưởng cho nỗ lực của người đệ tử là được nhận vào Ashram của một Chân Sư nào đó, được tăng thêm cơ hội phụng sự thế gian, và để được một số cuộc điểm đạo. Mục tiêu mà các đệ tử cao cấp đang hướng tới không chỉ liên quan đến sự tiếp xúc với linh hồn như là mục tiêu chính của nó (vì điều này đã được đạt đến ở một mức độ nào đó) mà còn là việc xây dựng nhịp cầu từ phàm ngã đến Tam nguyên tinh thần, với việc nhận thức được Chân Thần tiếp đó, và việc mở ra cho người đạo đồ Con Đường Tiến Hóa Cao Siêu trong nhiều phân nhánh khác nhau với những mục tiêu và mục đích khác nhau. Sự phân biệt (distinction) giữa hai cách (tôi không nói sự khác nhau—“difference” —, và muốn bạn lưu ý điều này) có thể được nhìn thấy trong các so sánh được liệt kê sau đây:

1. Đoạn trên nói về mục tiêu của hai cấp bậc đệ tử: đệ tử bậc trung và đệ tử cao cấp trong việc tu luyện.

2. Đối với người đệ tử bậc trung (từ 2 lần điểm đạo trở xuống) đó là gia tăng sự tiếp xúc với linh hồn của mình, trở thành đệ tử của một chân sư nào đó, và để được điểm đạo. “Phần thưởng” cho nỗ lực của người đệ tử là được có thêm cơ hội để phụng sự, và được phụng sự là phần thưởng lớn nhất của những người học đạo. Nó khác hoàn toàn với phần thưởng của những người còn sống trong thế giới của hình tướng.

3. Mục tiêu của người đệ tử cao cấp (trên hai lần điểm đạo) còn cao hơn nữa: thay vì tiếp xúc với linh hồn, người đệ tử cao cấp tiếp xúc với Tam nguyên tinh thần, sau đó là tiếp xúc với Chân thần. Việc tiếp xúc với Chân thần xảy ra lần đầu tiên ở cuộc điểm đạo lần 3, và theo Chân sư DK, người điểm đạo bậc 4 tiếp xúc với Chân thần của mình dễ dàng và thường xuyên hơn người chí nguyện tiếp xúc với linh hồn của mình.

4. Con Đường hướng đến Sự Tiến Hóa Cao Siêu (The Ways to The Higher Evolution) là Bảy (hay chín) Con Đường Tiến Hóa Siêu Nhân loại mà một điểm đạo đồ bậc 6 sẽ chon khi được điểm đạo lần 6.

5. Giữa 2 con đường không có sự tách biệt hoàn toàn, mà cả 2 tạo thành một con đường duy nhất với các mục tiêu khác nhau tùy theo giai đoạn. Do đó Ngài dùng từ sự phân biệt (distinction) thay vì differrence, vìhai con đường có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Dục vọng – Khát vọng Trí tuệ – Phóng chiếu
Các cuộc điểm đạo 1 và 2 Các cuộc điểm đạo 3 và 4
Tình thương đại đồng và Trực giác Ý chí đại đồng và Trí tuệ
Con Đường Ánh Sáng Con Đường Tiến Hóa Cao Siêu
Điểm tiếp xúc Antahkarana hay Cầu Nối
Thiên Cơ Mục đích (Purpose)
Ba Lớp cánh hoa của Hoa Sen Chân Ngã Tam nguyên tinh thần
Thánh Đoàn Shamballa
Huyền Viện của Chân Sư Huyền Linh Nội Điện
Bảy Con Đường Bảy Con Đường

6. Bảng trên tóm tắt những nét chính của 2 con đường, bên trái là những tính chất của con đường của người đệ tử bậc trung, bên phải là con đường của người đệ tử cao cấp. Những từ trên dịch sang tiếng Việt khá khó hiểu vì cô đọng.

7. Đệ tử cao cấp là những người hướng tới cuộc điểm đạo lần 3 và 4, mục tiêu của họ tiếp xúc với Tam nguyên tinh thần và Chân thần. Phương tiện để tiếp xúc là đường Antahkarana. Ở cấp độ này, họ bắt đầu tiếp xúc với ảnh hưởng của Shamballa, với Huyền Linh Nội Điện (The Council Chamber) của Shamballa, và tiếp cận được Thiên Ý (Purpose).

8. Đệ tử bậc trung hướng đến tiếp xúc linh hồn, là phương diện thứ hai Minh triết – Bác ái. Mục tiêu của người đệ tử bậc trung là được điểm đạo lần 1 và 2, triển khai Thiên Cơ mà họ nhận biết được để thực thi Thiên Ý.

The goal towards which the average disciple has worked in the past has been soul contact, leading eventually to what has been called “hierarchical inclusion.” The reward of the disciple’s effort has been admittance into the Ashram of some Master, increased opportunity to serve in the world, and also the taking of certain initiations. The goal towards which higher disciples are working involves not only soul contact as its primary objective (for that has to some measure been attained), but the building of the bridge from the personality to the Spiritual Triad, with consequent monadic realisation and the opening up to the initiate of the Way to the Higher Evolution in its various branches and with its differing goals and objectives. The distinction (I said not “difference,” and would have you note this) between the two ways can be seen in the following listed comparisons:

Desire—Aspiration Mind—Projection
The 1st and 2nd Initiations The 3rd and 4th Initiations
Universal Love and Intuition Universal Will and Mind [Page 460]
The Path of Light The Way of the Higher Evolution
The Point of Contact The Antahkarana or Bridge
The Plan The Purpose
The Three Layers of the Egoic Petals The Spiritual Triad
The Hierarchy Shamballa
The Master’s Ashram The Council Chamber
The Seven Paths The Seven Paths

Thật ra, ở đây bạn có hai cách chính tiến tới Thượng Đế hay Tổng Thể Thiêng Liêng, cả hai hợp nhất vào lúc điểm đạo lần thứ năm thành Con Đường duy nhất, mà trong chính nó phối hợp mọi Con Đường. Đừng quên một phát biểu mà tôi đã nhiều lần đưa ra, đó là bốn cung thứ yếu cuối cùng phải hoà nhập vào cung 3, và rằng tất cả năm cung sau đó cuối cùng phải nhập vào cung 2 và cung 1. Bạn cũng nên nhớ rằng tất cả các cung này hay các cách thức của Hiện Tồn (Being) đều là những trạng thái hoặc các cung phụ của Cung Bác Ái Vũ Trụ thứ hai và của Lửa.

9. Câu “bốn cung thứ yếu cuối cùng phải hoà nhập vào cung 3, và rằng tất cả năm cung sau đó cuối cùng phải nhập vào cung 2 và cung 1” là điểm quan trọng mà chúng ta phải ghi nhớ khi học về bảy cung. Đồ hình sau đây mô tả ý tưởng đó:

https://www.minhtrietmoi.org/WPress/wp-content/uploads/2016/08/Slide-2-6.png

Bạn cũng chú ý cụm từ “các cung này hay các cách thức của Hiện Tồn”: Cung là cách thức mà Thiêng Liêng hoạt động.

In reality, you have here the two major approaches to God or to the Divine Whole, both merging at the time of the fifth initiation in the one Way, which in itself combines all Ways. Forget not a statement which I have several times made, that the four minor rays must merge eventually into the third ray, and that all five must then finally merge into the second and the first rays; bear also in mind that all these rays or modes of Being are aspects or sub-rays of the second cosmic Ray of Love and of Fire.

Ở đây Tôi muốn nêu ra một số mối quan hệ xa hơn. Bạn cũng biết rõ rằng trên cõi trí tuệ có ba phương diện của trí tuệ, hoặc ba tiêu điểm của nhận thức và hoạt động trí tuệ:

I would like here also to point out some further relationships. You know well that upon the mental plane the three aspects of mind, or the three focal points of mental perception and activity, are to be found:

1. Hạ trí cụ thể. Thể trí này tự biểu hiện một cách đầy đủ nhất qua cung 5, cung Khoa Học Cụ Thể, phản chiếu giai đoạn thấp của trạng thái ý chí của thiên tính và tóm tắt trong chính nó mọi tri thức cũng như ký ức Chân Ngã. Hạ trí cụ thể này được liên kết với các cánh hoa tri thức của hoa sen chân ngã và có khả năng của sự giác ngộ linh hồn rõ ràng, cuối cùng chứng tỏ là ngọn đèn pha của linh hồn. Nó có thể được kiểm soát thông qua các tiến trình định trí. Nó có tính tạm thời trong thời gian và không gian. Nhờ công việc sáng tạo hữu thức, nó có thể được liên kết với nguyên tử thường tồn thượng trí hay là với trí trừu tượng.

fig5-7

10. Nguyên tử thường tồn hạ trí nằm trên phân cảnh giới thứ tư (từ trên xuống) của cõi trí. Gọi là nguyên tử thường tồn nhưng thực ra nó không giống các nguyên tử thường tồn khác vì nó không nằm cõi phụ nguyên tử của một cõi. Thông Thiên Học và đức DK gọi nguyên tử thường tồn hạ trí là mental unit, đơn vị hạ trí.

11. Hạ trí của một thường nhân chỉ nằm trong các cung 1, 4, và 5; các bậc đệ tử và điểm đạo đồ có thể có hạ trí trên bất kỳ cung nào. Tuy nhiên, hạ trí liên quan đến tri thức cụ thể, nên cung 5 thể hiện đặc tính của nó đầy đủ nhất.

12. Giai đoạn thấp của thiên tính (divinity) là những trạng thái thuộc phàm ngã, Tam nguyên hạ; còn giai đoạn cao thuộc về chân ngã, Tam nguyên tinh thần.

13. Trong ba trạng thái của thiên tính, hạ trí phản ảnh trạng thái hay phương diện thứ nhất (Ý Chí), thể cảm dục phản ảnh trạng thái thứ 2 (Bác ái Minh triết).

14. “Nó tóm tắt trong chính nó mọi tri thức cũng như ký ức Chân ngã”, ký ức và tri thức được lưu trữ trong các nguyên tử thường tồn, nhưng ở đây ký ức Chân ngã liên quan đến nguyên tử thường tồn hạ trí.

15. “Nhờ công việc sáng tạo hữu thức, nó có thể được liên kết với nguyên tử thường tồn thượng trí hay là với trí trừu tượng”, là cách diễn đạt khác của cầu Antahkarana.

1. The lower concrete mind. This expresses itself most completely through the fifth Ray of Concrete Science, reflecting the lower phase of the will aspect of divinity and summarising within itself all knowledge as well as the egoic memory. This lower concrete mind is related to the knowledge petals of the egoic lotus and is capable of pronounced soul illumination, proving eventually to be the searchlight of the soul. It can be brought under control through the processes of concentration. It is transient in time and space. Through conscious, creative work, it can be related to the manasic permanent atom or to the abstract mind.

2. Con của Trí Tuệ. Đây là chính linh hồn, được cai quản bởi phương diện thứ 2 của tất cả bảy cung – một điểm mà Tôi muốn bạn ghi nhớ kỹ càng. Nó phản ánh giai đoạn thấp của trạng thái bác ái của thiên tính, và tóm tắt trong chính nó các kết quả của mọi tri thức được tích lũy vốn là minh triết, được soi sáng bằng ánh sáng của trực giác. Một cách diễn tả khác về điều này là mô tả nó như là bác ái, tận dụng kinh nghiệm và tri thức. Nó tự thể hiện đầy đủ nhất qua các cánh hoa bác ái của bản thể cố hữu của nó. Nhờ việc phụng sự hiến dâng và tận tụy, nó đưa Thiên Cơ vào hoạt động trong ba cõi thành tựu của con người. Do đó nó liên kết với trạng thái thứ 2 của Tam nguyên tinh thần, và được khơi hoạt nhờ tham thiền. Khi đó nó kiểm soát và sử dụng phàm ngã đã hiến dâng thông qua trí tuệ được soi sáng đã nói ở trên cho các mục đích tinh thần của riêng nó. Nó vĩnh cửu trong không gian và thời gian.

16. “Con của Trí Tuệ” (Son of Mind) là thuật ngữ được bà Blavatsky dùng trước tiên trong quyển Giáo lý Bí NhiệmChìa Khóa Thông Thiên Học của Bà. Nguyên gốc của từ trên xuất phát từ tiếng Phạn Manasaputra. Manasaputra dịch sang tiếng Anh là “Mind-born Son” hay “Son of Mind”, người Con sinh từ Trí Tuệ hay Con của Trí Tuệ. Thuật ngữ trên xuất phát từ câu chuyện thần thoại của Ấn độ giáo. Từ buổi khai thiên lập địa, thần Brahma (Thần Sáng Tạo, một trong Ba Ngôi Thượng Đế) tạo ra bốn người con từ trí tuệ (gọi là các Kumaras) để giúp Ngài trong việc tạo ra con người. Tuy nhiên, các Người Con của Trí Tuệ được sinh ra đầu tiên này lại từ chối việc giúp Ngài trong việc sinh sản con người, mà các vị chỉ dốc lòng lo thờ phụng Thượng đế và giữ độc thân. Khi đó, Thần Brahma lại tạo ra từ Trí của Ngài bảy người con khác, gọi là Prajapatis, các vị này thủy tổ của loài người. Tất cả các người con này của Brahma đều sinh ra từ Trí của Thượng đế (Brahma) nên đều được gọi là Con của Trí Tuệ–Manasaputra. Tuy nhiên, trong Thông Thiên học, bà Blavatsky dùng thuật ngữ trên để chỉ các vị Thái dương Thiên Thần, các đấng đã giúp vào việc tạo ra Nhân Thể của con người. Vì Hoa Sen Chân Ngã hay Thể Nguyên Nhân được Thái dương Thiên Thần tạo ra từ bản thể của các Ngài nên người ta cũng nói Linh hồn hay Nhân thể là Con của Trí Tuệ. Các Thái dương Thiên Thần đã phát triển trí tuệ trong Chu Kỳ Đại Khai Nguyên trước (mahamanvantara), trong thái dương hệ thứ nhất. Các Ngài đạt đến trình độ tiến hóa rất cao, rất cao ngay cả khi so sánh với các Chân sư của chúng ta. Trong GIÁO LÝ BÍ NHIỆM bà Blavatsky gọi các Ngài là “returning Nirvanee”, còn Chân sư DK gọi các Ngài là “the Initiate of all degrees”—các điểm đạo đồ của tất cả các cuộc điểm đạo. Đây là đoạn trích trong Cosmic Fire nói về các Ngài:

Manasaputras: These are the Sons of Mind, the individual principle in man, the Ego, the solar Angel, in his own body on the abstract levels of the mental plane.

3. The Sons of Mind: are known by various terms, such as:—”The Manasaputras, the Prajapatis, the Kumaras, the Primordial Seven, the Rudras, the Heavenly Men, the Rishis, the Spirits before the Throne.

They are the seven planetary Logoi, and are the Lords of the Rays, the seven Heavenly Men.

They developed the mind aspect in the first solar system, that in which Brahma was paramount, and in Himself embodied objective existence.

17. Dù cho linh hồn của một người có thể chịu ảnh hưởng của một trong bảy cung nhưng bản chất linh hồn luôn luôn “được cai quản bởi phương diện thứ 2 của tất cả bảy cung”. Như vậy, nó thể hiện phương diện Bác Ái Minh triết ở giai đoạn thấp, còn Bồ Đề trong Tam nguyên tinh thần thể hiện Bác Ái Minh triết ở giai đoạn cao.

18, Kinh nghiệm tích luỹ qua bao kiếp sống được chuyển hoá thành Minh triết, là “Bác Ái tận dụng kinh nghiệm và tri thức” để thể hiện Thiên Cơ.

 

2. The Son of Mind. This is the soul itself, governed by the second aspect of all the seven rays—a point I would ask you seriously to register. It reflects the lower phase of the love aspect of divinity and summarises in itself the results of all accumulated knowledge which is wisdom, illuminated [Page 461] by the light of the intuition. Another way of expressing this is to describe it as love, availing itself of experience and knowledge. It expresses itself most fully through the love petals of its innate being. Through dedicated and devoted service it brings the divine Plan into activity in the three worlds of human accomplishment. It is therefore related to the second aspect of the Spiritual Triad and is brought into functioning activity through meditation. It then controls and utilises for its own spiritual ends the consecrated personality, via the illumined mind, referred to above. It is eternal in time and space.

3. Trí trừu tượng. Trạng thái này tự hiện ra một cách đầy đủ nhất dưới ảnh hưởng của cung 1, cung Ý Chí hoặc Quyền Lực, phản ánh khía cạnh cao của ý chí của thiên tính hay của nguyên lý Atma. Khi phát triển đầy đủ, nó tổng lược trong chính nó mục đích của Thượng Đế, và như thế chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của Thiên Cơ. Nó truyền năng lượng cho các cánh hoa ý chí, cho đến lúc mà sự sống vĩnh cửu của linh hồn được hấp thụ vào những gì vốn không phải là tạm thời cũng không vĩnh cửu, mà chính là vô tận, vô biên và vô danh. Nó được đưa vào hoạt động có ý thức qua việc kiến tạo antahkarana. “Chiếc Cầu vồng rực rỡ” này liên kết phàm ngã đã giác ngộ—tập trung vào thể trí, được thúc đẩy bởi tình thương của linh hồn—với Chân Thần hoặc với Sự Sống Duy Nhất, và nhờ thế giúp cho Người Con biểu hiện thiêng liêng của Thượng Đế có thể diễn đạt ý nghĩa của các từ: Thượng Đế là Tình Thương và Thượng Đế là Ngọn Lửa thiêu rụi. Lửa này được truyền năng lượng bằng tình thương, đã đốt sạch mọi tính chất của phàm ngã, chỉ chừa lại một công cụ được tinh luyện, được nhuốm màu bằng cung linh hồn và không cần đến sự hiện hữu của một linh hồn thể nữa. Vào lúc này, phàm ngã đã hoàn toàn được linh hồn hấp thụ, hay có lẽ nói một cách chính xác hơn, cả linh hồn và phàm ngã đã được dung hợp, và nhập lại thành một dụng cụ duy nhất cho việc sử dụng của Sự Sống Duy Nhất.

19. Dù Chân Thần của một người thuộc một trong Ba Cung Trạng Thái (Three Rays of Aspects), nhưng trong Bản Chất Nó chịu ảnh hưởng của Cung 1, Cung Ý Chí Quyền Lực. Tam nguyên tinh thần là thể hiện trực tiếp của Chân thần trên các cõi 3, 4, 5 (từ trên xuống). Trong Tam nguyên tinh thần, Atma thể hiện phương diện Ý Chí, Bồ Đề thể hiện phương diện Bác ái Minh triết của Chân thần.

20. Từ vĩnh cửu (eternal) ở đây không có nghĩa là “vô thuỷ, vô chung”, mà chỉ có nghĩa tương đối; còn cái “không phải là tạm thời cũng không vĩnh cửu, mà chính là vô tận, vô biên và vô danh” chính là Tinh Hoa của Chân thần. Sau điểm đạo lần 4, thể linh hồn tan rả và nó được hấp thu vào Tam nguyên tinh thần.

21. “Thượng Đế là Tình Thương và Thượng Đế là Ngọn Lửa thiêu rụi” có thể diễn đạt cách khác: Chân thần vừa là Bác Ái – Minh Triết (phương diện thứ hai), vừa là Ý Chí- Quyền Lực. “Lửa này được truyền năng lượng bằng tình thương, đã đốt sạch mọi tính chất của phàm ngã, chỉ chừa lại một công cụ được tinh luyện, được nhuốm màu bằng cung linh hồn và không cần đến sự hiện hữu của một linh hồn thể nữa”…

3. The abstract mind. This reveals itself most completely under the influence of the first Ray of Will or Power, reflecting the higher aspect of the will of divinity or of the atmic principles it summarises in itself when fully developed the purpose of Deity, and thus becomes responsible for the emergence of the Plan. It energises the will petals until such time as the eternal life of the soul is absorbed into that which is neither transient nor eternal but which is endless, boundless and unknown. It is brought into conscious functioning through the building of the antahkarana. This “radiant rainbow bridge” unites the illumined personality, focussed in the mind body, motivated by the love of the soul, with the Monad or with the One Life, and thus enables the divine manifesting Son of God to express the significance of the words: God is Love and God is a consuming Fire. This fire, energised by love, has burnt out all personality qualities, leaving only a purified instrument, coloured by the soul ray and no longer necessitating the existence of a soul body. The personality has by this time completely absorbed the soul, or to put it perhaps more accurately, both soul and personality have been fused and blended into one instrument for the use of the One Life.

Đây chỉ là một hình ảnh hoặc cách dùng các từ tượng trưng để diễn tả mục tiêu thống nhất của sự tiến hóa vật chất và tinh thần, khi nó đã đi đến mức cuối cùng – trong chu kỳ thế giới này – thông qua sự phát triển của ba trạng thái của trí tuệ trên cõi trí. Các ý nghĩa vũ trụ hàm ý sẽ không mất đối với bạn, nhưng không có lợi gì khi chăm chú nhiều vào chúng. Khi tiến trình này được xúc tiến, ba phương diện vĩ đại của sự biểu lộ thiêng liêng xuất hiện trên sân khấu của cuộc sống thế gian và trên cõi trần. Các phương diện này chính là Nhân Loại, Thánh Đoàn và Shamballa.

22. Shamballa tương ứng với Trí Trừu Tượng, Thánh đoàn với Con của Trí tuệ và Nhân loại với Trí Cụ thể.

This is but a picture or a symbolic use of words in order to express the unifying goal of material and spiritual evolution, as it is carried to its conclusion—for this world cycle—through the development of the three aspects of mind upon [Page 462] the mental plane. The cosmic implications will not be lost to you, but it profits us not to dwell upon them. As this process is carried forward, three great aspects of divine manifestation emerge upon the theatre of world life and on the physical plane. These are Humanity, the Hierarchy and Shamballa.

Nhân loại đã là giới nổi trội trong thiên nhiên; sự thật về Thánh Đoàn và sự xuất lộ sắp đến trên thế gian của Thánh Đoàn ngày nay được hàng trăm ngàn người biết rõ. Sự xuất hiện được nhận biết của Thánh Đoàn sau này sẽ đặt nền tảng cho các giai đoạn chuẩn bị cần thiết mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự cai quản công khai của Đấng Chủ Tể Thế Gian, xuất hiện ra khỏi sự biệt lập trong biết bao thiên kỷ của Ngài trong Shamballa, và hiện ra ngoại tại vào cuối chu kỳ thế giới này.

Đây là bức tranh rộng lớn và cần thiết được trình bày để đưa ra lý do và sức mạnh cho giai đoạn sắp tới của công cuộc tiến hóa của con người.

2. Ngài nói về viễn ảnh thật xa xôi, Đấng Chủ Tể Thế Gian, Sanat Kumara, sẽ trực tiếp cai quản thế gian vào cuối Chu Kỳ Thế Giới này… Nhưng có lẽ trong hình thể dĩ thái.

Humanity is already the dominant kingdom in nature; the fact of the Hierarchy and of its imminent approach into physical appearance is becoming well known to hundreds of thousands of people today. Its recognised appearance will later set the stage for the needed preparatory phases which will finally lead to the exoteric rule of the Lord of the World, emerging from His aeonial seclusion in Shamballa, and coming forth into outer expression at the end of this world cycle.

Here is the vast and necessary picture, presented in order to give reason and power to the next stage of human evolution.

2 Comments

  1. Tranvietdung

    Cho đến cuối cùng thì giọt nước vẫn là giọt nước nhưng đã về với đại dương và chỉ còn có tên gọi là đại dương mà thôi!

  2. Jupiter Nguyen

    Cho nên một giọt nước cũng mang trong nó cái khả năng là chứa đựng tất cả nước của đại dương ( khi mà nó đã hợp nhất ) , và đó là sự thật chứ không phải là lý thuyết.

Leave a Reply to Jupiter Nguyen Cancel reply