Khoa Học Về Antahkarana – 2

Đây là bài thứ hai học về Antahkarana, bắt đầu từ trang 441 đến 444 của quyển The Rays and the Initiations. Mỗi bài tiếp theo sẽ trích ba trang của quyển The Rays and the Initiations, kèm theo phần giảng luận (chữ màu xanh blue). Phần dịch tiếng Việt có tham khảo bản dịch của dịch giả Trần Văn Khá, phần giảng luận dựa vào phần bình giảng của GS Michael D. Robbins.

***************************

Khi chúng ta bước vào việc xem xét “đời sống song đôi của quá trình điểm đạo” Tôi muốn các bạn chú ý đến thuật ngữ được sử dụng, và đặc biệt đến ý nghĩa của nó liên quan đến quá trình điểm đạo. Như chúng ta sẽ thấy, không đề cập đến nỗ lực của người đệ tử để sống đồng thời cuộc sống của thế giới tinh thần và cuộc sống thực tế của công việc phụng sự trần gian, mà hoàn toàn đề cập đến sự chuẩn bị của người đệ tử cho việc điểm đạo, và do đó với đời sống trí tuệ và các thái độ trí tuệ.

As we enter on the consideration of “The dual life of the initiatory process” I would call your attention to the wording used, and particularly to its significance in reference to the initiatory process. This deals, as we shall see, not with the effort of the disciple to live simultaneously the life of the spiritual world and the practical life of physical plane service, but entirely with the preparation of the disciple for initiation, and therefore with his mental life and attitudes.

1. Các bạn lưu ý đến thuật ngữ “quá trình điểm đạo” (process of initiation). Chân sư DK sử dụng thuật ngữ này rất nhiều trong các sách của Ngài. Thông thường, người ta hiểu điểm đạo thông qua “buổi lễ” hay nghi thức điểm đạo, và một người sẽ trở thành điểm đạo đồ sau khi đã trải qua buổi lễ điểm đạo, trong khi thật sự ra người ấy phải trở thành điểm đạo đồ trước khi được điểm đạo, và đó là cả một diễn trình. Buổi lễ chỉ là nghi thức để công nhận điều đã xảy ra.

I would here remind you that, though initiation is taken in Capricorn, the man is an initiate before he is initiated. This is the true secret of initiation. [RI 229]

2. Một thuật ngữ thứ hai mà ta hay gặp là “the dual life”, cuộc sống (hay đời sống) song đôi, lưỡng phân. Đời sống song đôi này thông thường để chỉ 2 mặt của cuộc sống mà người đệ tử trải qua: một cuộc sống của người đệ tử, trong đó y cố gắng thực hiện nhiệm vụ của người đệ tử với Ashram, với Thánh đoàn, và một cuộc sống thứ hai giữa trần gian, làm nhiệm vụ của một người bình thường trong gia đình trong xã hội. Tuy nhiên, trong đoạn văn trên, cái “đời sống song đôi” mà Ngài nói đến lại có ý nghĩa khác. Đoạn trích tiếp theo Ngài giải thích rõ hơn ý nghĩa của đời sống song đôi này.

Phát biểu này tự nó có thể được xem là liên quan chủ yếu đến hai khía cạnh chính của đời sống trí tuệ của y, chứ không phải đến đời sống của mối quan hệ giữa linh hồn và phàm ngã. Do đó, đó là điều thích hợp để xem xét sự lưỡng tính đang tồn tại trong tâm thức của người đệ tử, và cả hai khía cạnh của nó hiện tồn song song nhau:

  1. Đời sống của nhận thức mà trong đó y thể hiện thái độ của linh hồn, nhận thức của linh hồn và tâm thức của linh hồn thông qua trung gian phàm ngã trên cõi trần; y học cách ghi nhận và thể hiện điều này một cách có ý thức.
  2. Đời sống thuần túy nội tại và mãnh liệt riêng tư về sự thể hiện mà y—như là phàm ngã hòa nhập với linh hồn—định hướng về cõi giới trí tuệ, tạo ra sự hòa hợp ngày càng tăng giữa:
    1. Hạ Trí Cụ thể và Thượng Trí Trừu Tượng của y.
    2. Giữa chính y và Chân sư của Nhóm Cung của y, và do đó phát triển tâm thức đạo viện.
    3. Giữa chính y và Thánh Đoàn như một toàn thể, y trở nên ngày càng nhận thức được tính tổng hợp tinh thần nằm sau các Asram hiệp nhất. Do đó y ý thức và dần tiếp cận Trung tâm rạng ngời của Ashram Thái dương này là đức Christ, đấng Điểm đạo đầu tiên.

Cuộc sống nội tại này với ba mục tiêu dần được tiết lộ của nó về cơ bản liên quan đến cuộc sống chuẩn bị cho sự điểm đạo.

This statement might be regarded as concerning itself primarily with two major aspects of his mental life and not with the life of relation between soul and personality. It is proper, consequently, to see a duality existing in the consciousness of the disciple, and both of its aspects existing side by side:

  1. The life of awareness in which he expresses the soul attitude, soul awareness and soul consciousness, through the medium of the personality upon the physical plane; this he learns to register and express consciously. [Conscious soul expression.
  2. The intensely private and purely subjective life[this is not strictly speaking about expression in which he—the soul-infused personality—oriented upon the mental plane, brings into increasing rapport:
    1. His lower concrete mind and the higher abstract mind.
    2. Himself and the Master of his ray group, thus developing the ashramic consciousness.
    3. Himself and the Hierarchy as a whole, becoming increasingly aware of the spiritual synthesis underlying the united Ashrams. He thus consciously and steadily approaches the radiant Center of this solar Ashram, the Christ Himself, the first Initiator. [442]

This inner life with its three slowly revealed objectives concerns essentially the life of preparation for initiation.

3. Như vậy, cuộc sống song đôi này liên quan đến việc chuẩn bị cho việc điểm đạo, trong đó y tìm cách thể hiện các phẩm tính của linh hồn trên cõi trần thông qua việc phụng sự, đồng thời một cuộc sống nội tâm khác trong đó y như một phàm ngã đã hòa nhập với linh hồn hướng về cõi giới trí tuệ, tìm cách hòa nhập ngày càng gia tăng với:

  • thượng trí (yếu tố thấp nhất của Tam nguyên tinh thần)
  • với chân sư của cung của y. Ở đây Chân sư DK không nói đến sự hòa nhập với Chân sư của y mà với vị Chân sư cao hơn, Chân sư của cả một cung. Ví dụ ở cung 2 đó là Chân sư KH.
  • với Thánh Đoàn như một toàn thể. Và các bạn biết rằng Thánh đoàn được xem là Ashram hiệp nhất, là Ashram của đức Sanat Kumara

Không thể có điểm đạo cho người đệ tử cho đến khi y đã bắt đầu xây dựng một cách có ý thức đường Antahkarana, do đó mang Tam nguyên tinh thần và trí tuệ [hạ trí] như phương diện cao nhất trong ba cõi vào một mối quan hệ gần gũi; sau đó, y đưa bộ não vật lý của mình vào một vị trí một tác nhân ghi nhận trên cõi trần, do đó một lần nữa chứng minh sự liên kết rõ ràng và một kênh trực tiếp từ Tam nguyên tinh thần thẳng đến não thông qua đường Antahkarana vốn đã liên kết thượng trí và hạ trí .

There is no initiation for the disciple until he has begun consciously to build the antahkarana, thus bringing the Spiritual Triad and the mind as the highest aspect in the three worlds into a close relationship;  later, he brings his physical brain into a position of a recording agent upon the physical plane, thus again demonstrating a clear alignment and a direct channel from the Spiritual Triad straight through to the brain via the antahkarana which has linked the higher mind and the lower.

4. Trong đoạn trên, câu “không thể có điểm đạo cho người đệ tử cho đến khi y đã bắt đầu xây dựng một cách có ý thức đường Antahkarana” được dùng cho cuộc điểm đạo lần 3. Đối với Thánh đoàn, cuộc điểm đạo lần thứ ba được xem là cuộc điểm đạo chính thức thứ nhất. Các cuộc điểm đạo 1 và 2 là những cuộc điểm đạo dự bị, và người điểm đạo đồ bậc 1 và 2 được gọi là điểm đạo đồ dự bị. Người đệ tử được chỉ dạy cách xây dựng đường Antahkarana một cách có ý thức khi y đang được chuẩn bị cho cuộc điểm đạo lần 2. Trước đó việc xây dựng đường Antahkarana là hoàn toàn vô ý thức.

5. Cuối cùng thì cầu Antahkarana phải được nối kết đến bộ óc hồng trần, nếu không thì cầu Antahkarana không phát huy hiệu quả trên cõi trần.

Điều này liên quan đến nhiều công việc, nhiều khả năng diễn giải và nhiều năng lực để hình dung. Tôi đang chọn lựa từ ngữ của tôi một cách cẩn thận. Năng lực hình dung này không nhất thiết phải liên quan đến hình thể và những thể hiện tâm trí cụ thể; nó có liên quan với một sự nhạy cảm biểu tượng và hình ảnh vốn thể hiện một cách giải thích sự hiểu biết tinh thần, được truyền đạt bởi sự thức tỉnh trực giác—tác nhân của Tam nguyên tinh thần. Ý nghĩa của điều này trở nên rõ ràng hơn khi công việc tiến triển. Thật khó khăn cho những người mới bắt đầu công việc xây dựng đường Antahkarana để nắm được ý nghĩa của việc hình dung như nó được xem là có liên quan đến sự đáp ứng ngày càng tăng đến những gì mà Đạo viện truyền đạt cho y, đến tầm nhìn mới xuất hiện của y về Thiên Cơ như nó tồn tại trong thực tế, và đến những gì được truyền đạt cho y như là hiệu ứng hay kết quả của mỗi kỳ điểm đạo kế tục nhau. Tôi thích từ “hiệu quả” hơn là từ “kết quả” bởi vì điểm đạo đồ ngày càng hoạt động có ý thức với Luật nhân quả trên các cõi giới khác hơn so với cõi trần. Chúng ta sử dụng từ “kết quả” để bày tỏ những hậu quả của Đại Luật vũ trụ như nó thể hiện trong ba cõi của sự tiến hóa của con người.

This involves much work, much interpretive capacity and much power to visualize. I am choosing my words with care. This visualization is not necessarily concerned with form and with concrete mental presentations; it is concerned with a pictorial and symbolic sensitivity which expresses interpretively the spiritual understanding, conveyed by the awakening intuition—the agent of the Spiritual Triad. The meaning of this becomes clearer as the work proceeds. It is difficult for the man who is beginning the work of constructing the antahkarana to grasp the meaning of visualization as it is seen to be related to a growing responsiveness to that which the ashramic group conveys to him, to his emerging vision of the divine Plan as it exists in reality, and to that which is committed to him as the effect or the result of each successive initiation. I prefer the word “effect” to the word “result,” for the initiate increasingly works consciously with the Law of Cause and Effect on planes other than the physical. We use the word “result” to express the consequences of that great cosmic Law as they demonstrate in the three worlds of human evolution.

6. Việc kiến tạo hay xây dựng đường Antahkarana liên quan đến năng lực hình dung (visualisation). Đây là phát biểu quan trọng, và cũng giải thích lý do tại sao trong tham thiền huyền môn rất xem trọng hình dung. Đoạn trên Chân sư DK giải thích cho ta năng lực hình dung dùng trong kiến tạo đường Antahkarana ở đây là gì. Cụ thể hình dung ở đây không liên quan đến việc hình dung những hình ảnh cụ thể, ví dụ hình dung một bông hoa, một hình tam giác màu xanh hay đó… vốn là những bài tập sơ khai của kỹ thuật hình dung. Hình dung mà Ngài nói ở đây “liên quan với một sự nhạy cảm biểu tượng và hình ảnh vốn thể hiện một cách giải thích sự hiểu biết tinh thần, được truyền đạt bởi sự thức tỉnh trực giác”. Khi người đệ tử ngày càng hoà nhập với linh hồn, trực giác trong y phát triển. Nhờ đó y đạt được những hiểu biết tinh thần cao siêu mà trước đây y chưa từng biết, đó là “sự đáp ứng ngày càng tăng đến những gì mà Đạo viện truyền đạt cho y, đến tầm nhìn mới xuất hiện của y về Thiên Cơ như nó tồn tại trong thực tế, và đến những gì được truyền đạt cho y như là hiệu ứng hay kết quả của mỗi kỳ điểm đạo kế tục nhau”.

Chính trong nỗ lực này mà y phát hiện ra giá trị, cách sử dụng và mục đích của sự tưởng tượng sáng tạo. Sự tưởng tượng sáng tạo này là tất cả những gì cuối cùng còn sót lại của đời sống cảm dục tích cực và mạnh mẽ đối với y mà y đã trải qua trong vô vàn kiếp sống; qua quá trình tiến hóa, thể cảm dục của y trở thành một khí cụ chuyển đổi, dục vọng được chuyển đổi thành nguyện vọng, và nguyện vọng tự nó chuyển đổi [Trang 443] thành một năng lực trực giác ngày càng phát triển và biểu cảm. Thực tế của quá trình này được thể hiện ở sự xuất hiện của tính chất cơ bản vốn luôn luôn hiện hữu trong bản thân của dục vọng: phẩm tính tưởng tượng của linh hồn, thực hiện dục vọng và dần trở thành một năng lực sáng tạo cao hơn khi dục vọng chuyển vào trạng thái ngày càng cao hơn và dẫn đến một sự chứng ngộ luôn cao hơn. Năng lực này cuối cùng khêu gợi các nguồn năng lượng của trí tuệ, và trí tuệ, cùng với trí tưởng tượng, theo thời gian trở thành một tác nhân khêu gợi và sáng tạo lớn. Và như thế Tam nguyên tinh thần được đưa vào hòa hợp với phàm ngã tam phân.

It is in connection with this effort that he discovers the value, uses and purpose of the creative imagination. This creative imagination is all that remains to him eventually of the active and intensely powerful astral life which he has lived for so many lives; as evolution proceeds, his astral body becomes a mechanism of transformation, desire being transformed into aspiration and aspiration itself being transformed [443] into a growing and expressive intuitive faculty. The reality of this process is demonstrated in the emergence of that basic quality which has always been inherent in desire itself: the imaginative quality of the soul, implementing desire and steadily becoming a higher creative faculty [we create on lower planes through imagination, that which is found on higher planes … as desire shifts into ever higher states and leads to ever higher realizations. This faculty eventually invokes the energies of the mind, and the mind, plus the imagination, becomes in time a great invocative and creative agent.

It is thus that the Spiritual Triad is brought into rapport with the threefold personality.

 

7. Một đoạn khá trừu tượng mà Chân sư DK giải thích về sự tưởng tượng sáng tạo. Sự tưởng tượng sáng tạo (Imagination) theo Cosmic Fire trang 188 chính là quan năng vị giác (taste) trên cõi trung giới, cũng như vị giác trên cõi trí tuệ là khả năng phân biện (discrimination). Do đó, ta đọc thấy câu: “Sự tưởng tượng sáng tạo này là tất cả những gì cuối cùng còn sót lại của đời sống cảm dục tích cực và mạnh mẽ đối với y mà y đã trải qua trong vô vàn kiếp sống“. Và Ngài nói thêm tưởng tượng là một phẩm tính cố hữu bên trong linh hồn, và khi dục vọng chuyển hóa thành nguyện vọng hay ngưỡng vọng, thì trí tưởng tượng sáng tạo kết hợp với trí tuệ sẽ trở thành tác nhân sáng tạo to lớn.

Tôi đã nói với các bạn trong các bài viết trước rằng về cơ bản cõi trung giới không tồn tại như một phần của Thiên Cơ; căn bản nó là sản phẩm của ảo cảm, của Trí-Cảm (Kama-manas)—một ảo cảm mà chính nhân loại đã tạo ra và đã thực tế sống hoàn toàn trong đó kể từ buổi đầu của giống dân Atlantean. Hiệu quả của sự tiếp xúc linh hồn ngày càng gia tăng không chỉ đơn giản là để xua tan sương mù của ảo cảm, mà nó còn phục vụ vào việc củng cố và do đó đưa vào sử dụng có hiệu quả trí tưởng tượng với khả năng sáng tạo mạnh mẽ đáng kinh ngạc của nó. Năng lượng sáng tạo này, khi thực hiện bởi một trí tuệ giác ngộ (với khả năng tạo hình tư tưởng của nó), khi đó được người đệ tử sử dụng để tiếp xúc với cái cao hơn so với linh hồn, và đưa vào hình thức biểu tượng những gì  mà y đã nhận thức thông qua phương tiện của một dòng năng lượng—đường Antahkarana—mà y đang kiên trì tạo ra một cách khoa học.

I have told you in earlier writings that basically the astral plane is non-existent as a part of the divine Plan; it is fundamentally the product of glamor, of kama-manas—a glamor which humanity itself has created and in which it has lived practically entirely since early Atlantean days The effect of an increasing soul contact has not simply been to dispel the mists of glamor,  but it has also served to consolidate and to bring into effective use, therefore, the imagination with its overwhelmingly powerful creative faculty. This creative energy, when implemented by an illumined mind (with its thought-form making ability), is then wielded by the disciple in order to make contacts higher than with the soul, and to bring into symbolic form that of which he becomes aware through the medium of a line of energy—the antahkarana—which he is steadily and scientifically creating.

8.”Cõi trung giới không tồn tại như một phần của Thiên Cơ” sẽ là một công án của những người học đạo, nhưng xin các bạn đừng tách cụm từ một phần của Thiên Cơ ra khỏi toàn câu, sẽ sai lệch ý nghĩa của cả câu. 

9. Chân sư DK cũng lặp lại, trí tưởng tượng sáng tạo được thực hiện bởi trí tuệ giác ngộ (được soi sáng) 

Có thể nói (cũng một cách biểu tượng như thế) rằng ở mỗi kỳ điểm đạo y thử nghiệm các cầu nối và phát hiện ra dần dần tính đúng đắn của những gì mà y đã tạo ra dưới cảm hứng của Tam nguyên tinh thần và với sự trợ giúp của ba phương diện của trí tuệ (trí trừu tượng , linh hồn hay Con của Trí Tuệ, và hạ trí cụ thể), kết hợp với sự hợp tác thông minh của phàm ngã hòa nhập với linh hồn. Trong những giai đoạn đầu của việc cầu xin, khí cụ được sử dụng là trí tưởng tượng sáng tạo. Điều này cho phép y ngay ban đầu hành động như thể y có khả năng sáng tạo; và sau đó, khi tâm thức tưởng tượng như thể không còn [Trang 444] hữu ích nữa, y trở nên có ý thức về cái mà y đã—với hy vọng và kỳ vọng— mong muốn tạo ra; y phát hiện ra đây là một thực tế tồn tại và biết vượt qua mọi tranh cãi rằng “đức tin là chất liệu của điều hy vọng, là bằng chứng của những điều không nhìn thấy được.

It might be said (equally symbolically) that at each initiation he tests the connecting bridge and discovers gradually the soundness of that which he has created under the inspiration of the Spiritual Triad and with the aid of the three aspects of his mind (the abstract mind, the soul or the Son of Mind, and the lower concrete mind), combined with the intelligent cooperation of his soul-infused personality.  In the early stages of his invocative work, the instrument used is the creative imagination.  This enables him at the very beginning to act as if he were capable of thus creating; then, when the as if imaginative consciousness is no longer [Page 444] useful, he becomes consciously aware of that which he has—with hope and spiritual expectancy—sought to create; he discovers this as an existent fact and knows past all controversy that “faith is the substance of things hoped for, the evidence of things not seen.”

10. Đoạn trên nói về công dụng và ích lợi của trí tưởng tượng sáng tạo: “hành động như thể y có khả năng sáng tạo”, và Ngài có trích câu nói của Thánh Paul “đức tin là chất liệu của điều hy vọng, là bằng chứng của những điều không nhìn thấy được”. Khi bạn tin tưởng điều gì mãnh liệt, thì những gì bạn tin tưởng sẽ xảy ra, bởi vì đức tin là chất liệu của điều được kỳ vọng, của những gì chưa xảy ra (những gì không nhìn thấy). Và như thế ở đây, bằng trí tưởng tượng sáng tạo, bạn kiến tạo ra cái chưa có là đường Antahkarana.

2 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    ”  Ngài có trích câu nói của Thánh Paul “đức tin là chất liệu của điều hy vọng, là bằng chứng của những điều không nhìn thấy được”. Khi bạn tin tưởng điều gì mãnh liệt, thì những gì bạn tin tưởng sẽ xảy ra, bởi vì đức tin là chất liệu của điều được kỳ vọng, của những gì chưa xảy ra (những gì không nhìn thấy). ”

    . Do đó mới có câu nói :

    ” Tin thì có, không tin thì không có “.

  2. Jupiter Nguyen

    Tôi nghĩ rằng từ ” hình dung – visualize ” trong giáo huấn của Chân sư DK không thể hiểu theo ý nghĩa thông thường được. Mà tôi nghĩ rằng đó là một khả năng, một năng lực nhạy bén và trí tuệ cao siêu để có thể hiểu được cái ý nghĩa huyền bí và cái thông điệp tinh thần của một hình ảnh hay một biểu tượng nào đó. Đó là cái bí mật ở đằng sau mọi hình ảnh và biểu tượng mà chỉ có những người có được năng lực hình dung đó mới thấy và biết được.

Leave a Reply to Jupiter Nguyen Cancel reply