Krishnamurti và hội Theosophia

Krishnamurti krishnamurti Krishnamurti có lẽ là một trường hợp đặc biệt đối với hội Theosophia. Ông được C.W. Leadbeater phát hiện khi còn là đứa bé ốm yếu bệnh tật, được bà Annie Besant nhận nuôi dưỡng và giáo dục, và Krishnamurti vẫn xem là là mẹ nuôi của mình, Chính bà A. Besant và Ông C.W. Leadbeater công bố ông sẽ trở thành hiện thân (vehicle) của đức Christ khi Ngài giáng lâm trong thế kỷ 20. Tất cả mọi việc đều được sắp đặt để chuẩn bị cho việc trọng đại đó. Hội Theosophia đã thành lập Hội Ngôi Sao Phương Đông do Krishnamurti làm chủ tịch… Nhưng năm 1929, sau một số biến cố và biến chuyển nội tâm, Krishnamurti thay đổi hoàn toàn quan điểm. Ông giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông, không nhắc đến đức Christ, Chân sư, điểm đạo…  Lời tuyên bố nổi tiếng của Ông khi giải tán hội Ngôi sao Phương đông: “tôi vẫn giữ quan điểm chân lý là mảnh đất không lối vào— pathless land—… và bạn không thể đạt đến đó bằng bất cứ con đường nào, hay bất kỳ tôn giáo hoặc tổ chức nào. Đó là quan điểm của tôi và tôi tuân thủ theo nó tuyệt đối và không điều kiện.” Hội Theosophia hoàn toàn bị sốc trước điều đó và nhiều người quay lại chống Ông, nói Ông đã sa ngã do tính kiêu ngạo.

I maintain that truth is a pathless land, and you cannot approach it by any path whatsoever, by any religion, by any sect. That is my point of view, and I adhere to that absolutely and unconditionally.

Bà A.A. Bailey trong quyển Tự truyện chưa hoàn tất có nhắc qua sự việc nầy như sau:

Một giai đoạn xu hướng thần thông mạnh mẽ đã lan khắp Hội do những lời tuyên bố về thần thông của Ông Leadbeater và việc ông chi phối Bà Besant quá mức bình thường. Hậu quả vụ tai tiếng (scandal) của ông Leadbeater vẫn còn gây nhiều bàn tán. Những lời tuyên bố của Bà Besant về Krishnamurti làm cho Hội bị chia rẽ nặng nề. Các mệnh lệnh đưa ra từ Adyar, dựa trên những điều mà người ta tuyên bố là các mệnh lệnh của một vị Chân sư gởi cho Ngoại trưởng Bí giáo, nói rằng mọi hội viên Hội Thần Triết phải giúp vào một hay cả ba loại công việc — Công tác Tam Điểm, Công tác Phụng sự và một phong trào giáo dục. Nếu không làm thế thì người hội viên sẽ bị xem là không trung thành, không quan tâm đến những lời yêu cầu của các Chân sư, và là một nhà Thần Triết xấu.

Đức D.K trong quyển Discipleship in the New Age II, trang 171-2 có nhắc đến trường hợp Krishnamurti như sau:

Krishnamurti là một trong những thử nghiệm đầu tiên mà Ngài [Đức Christ] làm khi Ngài chuẩn bị cho hình thức hoạt động nầy. Cuộc thử nghiệm chỉ thành công một phần nào. Năng lực của Ngài sử dụng đã bị biến dạng và áp dụng sai lạc bởi loại hội viên sùng tín vốn chiếm đa số trong hội Thần triết. Và do đó cuộc thí nghiệm bị chấm dứt. Tuy nhiên nó cũng phục vụ được một mục đích hữu ích nhất … Khi đức Christ lần nữa ứng linh (overshadow) những đệ tử của Ngài, Ngài mong muốn những phản ứng sẽ khác đi. Chính vì điều nầy mà A.A.B luôn luôn cổ vũ sự độc lập tinh thần và xem nhẹ đức tin. Không một tín đồ nào độc lập cả; y là tù nhân của một ý tưởng hoặc một ai đó…

One of the first experiments He [Christ] made as He prepared for this form of activity was in connection with Krishnamurti. It was only partially successful. The power used by Him was distorted and misapplied by the devotee type of which the Theosophical Society is largely composed, and the experiment was brought to an end: it served, however, a most useful purpose. As a result of the war, mankind has been disillusioned; devotion is no longer regarded as adequate or necessary to the spiritual life or its effectiveness. The war was won, not through devotion or the attachment of millions [Page 172] of men to some prized ideal; it was won by the simple performance of duty, and the desire to safeguard human rights. Few men were heroes, as the newspapers stupidly proclaim. They were drafted and taught to fight and had to fight. It was a group recognition of duty. When Christ again seeks to overshadow His disciples, a different reaction will be looked for. It is because of this that A.A.B. has so consistently belittled devotion and advocated spiritual independence. No devotee is independent; he is a prisoner of an idea or a person.

Trong một đoạn khác của quyển The Rays and Initiations Ngài viết:

Không biết những ý tưởng nầy có thể làm cho ý niệm về điểm đạo hữu ích hơn và thực tế hơn với bạn hay không? Bất kỳ một cuộc điểm đạo nào không diễn giải ra bằng những hành động trong cuộc sống đời thường đều không ích lợi cho việc phụng sự và về cơ bản là không thực. Chính vì những diễn giải phi thực tế của mình mà Thánh đoàn đã phủ nhận Hội Theosophia như là tác nhân của mình trong giai đoạn hiện tại. Trước khi Hội nhấn mạnh một cách buồn cười về các cuộc điểm đạo và các đạo đồ, trước khi Hội xem các đệ tử tập sự như là các Điểm Đạo đồ thực thụ, Hội đã làm nhiều điều tốt. Tuy nhiên Hội đã không nhận ra sự tầm thường và không nhận thức được rằng không ai có thể “được điểm đạo” và trải qua các cuộc khủng hoảng nầy mà không trước đó đã thể hiện một sự hữu ích to lớn và một khả năng trí tuệ được trui rèn. Điều nầy không nhất thiết phải có trong kỳ điểm đạo thứ nhất, nhưng trong lần điểm đạo thứ hai phải thể hiện được một nền tảng bằng cuộc đời hiến dâng và một quyết tâm phụng sự thế giới nhân loại. Và cũng phải có sự khiêm tốn cũng như sự nhận thức được bản tính thiêng liêng trong tất cả mọi con người. Với các yêu cầu nầy các vị được gọi là điểm đạo đồ của Hội Theosophia (ngoại trừ bà Annie Besant) không đáp ứng được. Tôi sẽ không nhắc đến điều nầy nếu họ không thể hiện một cách tự phụ và tạo ra các ảo tưởng cho quần chúng.

Do these ideas make the concept of initiation more useful to you and more practical? Any initiation which does not find interpretation in daily reactions is of small service and basically unreal. It is the unreality of its presentation which has led to the rejection of the Theosophical Society as an agent of the Hierarchy at this time. Earlier and prior to its ridiculous emphasis upon initiation and initiates, and prior to its recognition of the probationary disciples as full initiates, the Society did good work. It however failed to recognise mediocrity and to realise that no one “takes” initiation and passes through these crises without a previous demonstration of a wide usefulness and of a trained intelligent capacity. This may not be the case where the first initiation is concerned, but where the second initiation is involved there must ever be the background of a useful dedicated life and an expressed determination [Page 679] to enter the field of world service. There must also be humility and a voiced realisation of the divinity in all men. To these requirements, the so-called initiate of the Theosophical Society (with the exception of Mrs. Besant) did not conform. I would not call attention to their prideful demonstration, were it not that the same claims are being made and the same delusions presented to the public. [RI]

Để hiểu rõ những gì đức D.K nói ở trên, ta có thể quay lại bối cảnh những năm 1922-1929 của hội Theosophia. Trong quyển tiểu sử của Krishnamurti, Krishnamurti, The Years of Awakening, Mary Lutyens kể như sau:

Vào đêm ngày 7 tháng 8, K [Krishnamurti] (ở Ojai), Raja [Jinaradasa] (ở Ấn độ), George [ G. Arundale—hội trưởng hội Theosophia thế giới sau bà A. Besant] và Wedgwood tất cả đều được điểm đạo La hán. Ông Leadbeater và bà A. Besant đã là bậc La hán trước đó. George bảo bà Emily rằng những ai đã đạt bậc điểm đạo nầy được quyền xin cho mình một đặc ân, và Krishnamurti đã cầu xin sự sống của Nitya [em trai Krishnamurti]

Và người ta cũng khám phá ra là George và Wedgwood là đệ tử trực tiếp của đức MahaChohan [đức Văn Minh đại đế]. Wedgwood sẽ là đức Mahachohan của giống dân chánh thứ bảy, cùng với bà Besant là đức Manu và Ông Leadbeater sẽ đức Bồ tát của giống dân đó. Vì lí do nầy đức Mahachohan đang dần dần rút ảnh hưởng của mình khỏi Raja, vốn trước đó giữ vị trí nầy trong tam giác [Manu-Mahachohan-Bodhisattva]. George sẽ là đấng cai quản chính của giống dân chánh thứ bảy, và ông ta nói với tôi rằng đây sẽ là kiếp cuối cùng của ông, vì sau đó ông sau đó được gởi đến khắp vũ trụ, chứ không giới hạn trong hành tinh nào…

On the night of August 7, K (in Ojai), Raja (in India), George and Wedgwood all took the fourth, or Arhat, Initiation. Leadbeater and Mrs Besant were already Arhats. George told Lady Emily that those who had taken this Initiation were allowed to ask for a boon and that K had asked for Nitya’s life.

It was also discovered that George and Wedgwood are direct pupils of the Mahachohan [Lady Emily noted in her diary on August 10]. Wedgwood is to be Mahachohan of the 7th Root-Race with Amma [Mrs Besant] as the Manu and C.W.L. as the Bodhisattva. For this reason the Mahachohan is gradually withdrawing his influence from Raja, who has hitherto held this position in the triangle. George told me that much help was needed for Raja, as he was feeling much depressed in consequence of this new appointment. George himself is to be Chief of Staff of the 7th Race, and he told me this was his last incarnation, as henceforth he would be sent all over the Universe and not attached to any one planet.

Tiếp nữa:

Trong đêm 9 George truyền đạt “tên của 12 vị tông đồ mà đức Christ đã chọn để làm việc với Ngài khi Ngài giáng lâm; đó là: bà Besant, Ông Leadbeater, Raja, George, Wedgwood, Rukmini, Nitya, bà Emily, Rajagopal và Oscar Köllerström. Hai vị khác chưa được xác định.

Vào sáng ngày 11, một ngày sau khi khai mạc Trại, bà Besant trong một diễn văn rất dài công bố tên của những vị tông đồ nầy… Bà tiếp tục:

Sự ứng linh của Ngài vào thể xác đã chuẩn bị sẵn được thể hiện trong sự giáng sinh mà bạn đọc trong Kinh Thánh, và điều nầy … sẽ sớm xảy ra. Và khi đó Ngài sẽ chọn, như trước đây, 12 vị Tông đồ… Ngài đã chọn, nhưng tôi được lệnh chỉ công bố tên của 7 vị đã đạt quả vị La hán…Hai vị đầu là huynh C.W. Leadbeater và tôi, đã trải qua kỳ điểm đạo lớn đó … vào thời điểm mà tôi trở thành Hội trưởng Hội Thesosophia. Các huynh đệ trẻ tuổi hơn ở đây… cũng đã trải qua bốn kỳ điểm đạo … Đó là … C. Jinaradasa, người đệ tử có phẩm chất và ngôn từ cao đẹp … Huynh Leadbeater  và tôi dĩ nhiên đã hiện diện trên cõi trung giới trong buổi lễ đó, và cũng trong buổi lễ của Krishnamurti… Kế đến là huynh đệ George… Kế đần là Oscar Köllerström … và cuối cùng là người mà tôi gọi là con gái của tôi, Rukmini Arundale, … trẻ trong thể xác nhưng già dặn trong minh triết và ý chí, “đứa con của ý chí không thể khuất phục” là lời chào đón em đến thế giới cao cả…

Rukmini được điểm đạo lần 3 và 4 trong cùng đêm 12, khi bà Emily và Shiva Rao được điểm đạo lần thứ hai, theo nhật ký của bà Emily.

 

On the night of the 9th George had ‘brought through’ the names of ten of the twelve apostles whom the Lord had chosen to work with him when he came; they were—Mrs Besant, Leadbeater, Raja, George, Wedgwood, Rukmini, Nitya, Lady Emily, Rajagopal and Oscar Köllerström. The other two were as yet undecided.

On the morning of the 11th, the day after the Camp opened, Mrs  , in the couse of a very long speech, publicly gave out the names of some of these apostles. Talking about ‘Sri Krishna-Christ’ she told her audience that the birth, the transfiguration, the crucifixion, the resurrection and the ascension were the symbols of the journey of the human spirit through the five great Initiations. She went on:

His taking possession of His chosen vehicles is typified by the birth you read of in the Gospels, and that … will be soon. Then He will choose, as before, His twelve Apostles. … He has already chosen them, but I have only the command to mention seven who have reached the stage of Arhatship, which seems to be the occult status for the small circle of His immediate disciples. … The first two, my brother Charles Leadbeater and myself, passed that great Initiation … at the time I became President of the T.S. Our younger brothers here … have passed the four great Initiations. … They are … that disciple of beautiful character and beautiful language, C. Jinarajadasa. … My brother Leadbeater and myself were of course present on the astral plane at this Initiation, and also that of Krishnaji, and welcome the new additions to our band. Then my brother George Arundale, whose consecration as Bishop was necessary, as the last step of his preparation for the great fourth step of Initiation; and my brother Oscar Köllerström … and then one whom I have called my daughter, Rukmini Arundale, this Indian girl of glorious past, will be one in a few days. … Young in body yet old in wisdom and will- power; ‘child of the indomitable will’ is her welcome in the higher worlds.

Rukmini took her third and fourth Initiations on the night of the 12th when Lady Emily and Shiva Rao took their second, according to Lady Emily’s diary.

Đọc qua những đoạn trên ta thấy sự buồn cười và ảo tưởng cực kỳ đã chi phối hội Theosophia như thế nào. Ngay cả Ông Leadbeater khi nghe được những điều trên đã rất phiền muộn và nói với ông E. Wood lúc đó đang ở Sydney với ông như sau

Ôi, tôi hi vọng là bà ấy [Besant] sẽ không phá hỏng hội…

When Leadbeater heard from Mrs Besant about all these pronouncements he was ‘visibly distressed’, according to Ernest Wood who happened to be with him in Sydney at the time. He did not believe in any of it and said to Wood, ‘Oh, I hope she does not wreck the Society.’

Và khi Krishnamurti chứng kiến tất cả những điều đó, khi rời đi Ooty đã viết cho Ông C.W. Leadbeater như sau:

Tôi rất mừng khi Chân sư muốn George ở lại Úc trong một năm. Điều nầy sẽ giúp chúng ta khỏi phải những phiền toái và những kích động tưởng tượng không cần thiết. Tôi đã thức tỉnh quá thường xuyên với cảm giác nổi loạn và chán ghét đến nỗi những ấn tượng và trực giác của tôi ngày càng mạnh mẽ hơn và tôi cảm thấy rằng những biến cố trong mười tháng qua không trong sạch và lành mạnh. Dĩ nhiên chúng ta không có gì phải làm ngoài việc chờ cho sự việc tự phát triển. Dĩ nhiên không có việc gì quá quan trọng ngoại trừ chuyện các vị tông đồ đã đi quá giới hạn. Tôi không tin điều nầy chút nào và điều nầy không phải vì thành kiến… Tôi nghĩ điều nầy là sai lầm và chỉ thuần là sự tưởng tượng của George. Đó chỉ là chuyện vặt vảnh nhưng những người khác lại quan trọng hóa nó.

…Wedgwood đang phân bố quả vị điểm đạo cho mọi ngườiĐiểm đạo và những chuyện thiêng liêng giờ trở thành trò đùa Tôi tin vào tất cả những điều nầy hoàn toàn nên việc những điều thiêng liêng bị lôi vào bùn nhơ đã làm tôi khóc…

I am very glad the Master wants George to stay in Australia for a year. [George stayed for two years as General Secretary of the T.S.] This will ensure us from complications and unnecessary and absurd romantic excitement. I have woken up so often with feelings of revolt and distrust that my impressions and intuitions are growing stronger and stronger and I feel that the events of the last ten months aren’t clean and wholesome. Of course there’s nothing to be done but wait for events to develop. Of course none of them are very important but this apostles business is the limit. I don’t believe in it all and this is not based on prejudice. With that we shall have difficulty and I am not going to give in over that. I think it’s wrong and purely George’s imagination. Anyhow it’s a trivial thing but other people are making a mountain of it.

… Wedgwood is distributing initiations around … Initiations and sacred things will be a joke presently. … I believe in all this so completely that it makes me weep to see these sacred things dragged in the dirt.

Có lẽ đọc những dòng trên của Krishnamurti ta mới hiểu tại sao Ông lại phản đối quyết liệt sự áp đặt mù quáng và giả dối của những vị trong hội Theosophia vào thời điểm đó, và hiểu được những nhận xét phê bình của đức D.K. như trên. Đọc lại những chuyện quá khứ để chúng ta có cái nhìn tỉnh táo trong khi học đạo, tránh những huyễn cảm và ảo tưởng như trên. Trong thời đại Internet ngày nay chuyện vị nầy vị nọ tuyên bố là đệ tử, là đạo đồ, tiếp xúc với Chân sư trên cõi trung giới xảy ra quá thường xuyên… Có lẽ lời của H.P. Blavatsky vẫn mãi có giá trị của nó: cái cây được biết bằng quả của nó, một vị đệ tử đạo đồ phải thể hiện vị trí của mình bằng những hành động, việc làm, lời nói và ảnh hưởng đến thế giới, môi trường xung quanh. Và như đức DK đã nói, các Chân sư không tiếp xúc với các đệ tử trên cõi trung giới, cõi mà các Ngài gọi là cõi của huyễn cảm, và việc điểm đạo nếu có xảy ra cũng không xảy ra trên cõi trung giới. Có điều chúng ta ngạc nhiên một bậc đạo đức như bà A. Besant lại mắc phải những huyễn cảm sai lạc như thế?

17 Comments

  1. jupiter nguyen

    Đối với tôi thì Krishnamutri là một triết gia và một nhà tâm lý học siêu đẳng , ông đã nói ra nhiều điều rất hay về những vấn đề tâm lý hay nội tâm của con người. Ví dụ như về vấn đề ” sợ chết ” , K đã giải thích rất đúng khi nói ” sợ chết tức là sợ mất đi những gì mình đã biết ” , sợ mất đi nhiều thứ mà mình đã chiếm được, đã tranh giành được khi còn sống như vợ đẹp, con thơ , nhà cao cửa rộng, tài sản và địa vị trong xã hội … nói tóm lại một người mà càng chiếm được nhiều thứ của cải vật chất và đàn bà đẹp khi còn sống thì lòng lưa luyến nhiều và dĩ nhiên sẽ sợ chết nhiều hơn so với những người nghèo , những người bệnh tật . K cũng nói thêm rằng ” hễ ta chiếm được cái gì thì cái đó chiếm lại ta “. K đã khám phá ra nhiều điều rất hay và đã trao truyền cho chúng ta những những điều đó . Thanks Krishnamutri.

  2. jupiter nguyen

    Trong quyển Initiation Human and Solar , master D.K nói rằng ” các vị Chân sư đều là những nhà tâm lý học siêu phàm ” , vì các Ngài rất am hiểu về những vấn đề tâm lý và nội tâm của con người . Krishnamutri ( K ) tuy chưa đạt đến trình độ Chân sư nhưng K đã rất am hiểu về nội tâm và tâm lý con người . Khi tôi đọc sách của K và của master D.K thì tôi nhận thấy có một số tư tưởng giống nhau , đều đó thật thú vị ( vì K chưa bao giờ đọc sách của master D.K ) và nó chứng rằng khi tâm thức của những linh hồn đạt đến trình độ tiến hóa cao thì sẽ có những tư tưởng đồng nhất và giống nhau . Ví dụ K và master D.K đã nói cùng một chân lý như sau ” Bạn chính là phần còn lại của toàn thể nhân loại và không thể tách rời được ” , để cho dễ hiểu K còn nói thêm đều đó như là ” một giọt nước chứa đựng toàn thể nước của Đại dương ” . Tôi có thể hiểu rằng khi một giọt nước rơi vào ( hay hòa tan vào ) Đại dương thì sẽ có 2 điều xảy ra , giọt nước đó không thể tách rời khỏi Đại dương được nữa và giọt nước đó sẽ chứa đựng toàn thể nước của Đại dương đó ( trong Đại dương có chứa đựng giọt nước đó và ngược lại thì giọt nước cũng chứa đựng toàn Đại dương đó ). Trong quyển Bài Hát Của Đấng Tối Cao ( Bhagavad Gita ) Krishna cũng nói tương tự nhưng với tầm mức bao la hơn ” mặc dù Ta đã thấm nhuần toàn cõi vũ trụ này bởi một mảnh của Ta thì Ta vẫn còn nguyên vẹn là Ta “.

  3. jupiter nguyen

    Với tôi thì không một nhà tâm lý học nào kể cả phương đông cũng như phương Tây có thể so sánh được với K ( Krishnamutri ) . Xét về phương diện thấu hiểu tâm lý và nội tâm con người thì tôi cho rằng trình độ của K là ngang hàng với các vị chân sư. K đã khám phá ra rất nhiều điều vô cùng hay và bất ngờ về những vấn đề tâm lý , nội tâm cũng như bản ngã con người . Ví dụ K giải thích rằng khi mình đau khổ và khóc thương cho một người thân yêu nào đó đã ra đi ( đã chết ) thì thật sự là mình đang đau khổ và khóc thương cho chính mình ” Vì Mình Phải Ở Lại ” . Người kia đã ra đi ( đã chết rồi ) nên đã giải thoát khỏi cái địa ngục trần gian này rồi , đã không còn đau khổ nữa , chỉ có người ở lại với cái địa ngục trần gian này mới đau khổ và cô đơn.

  4. jupiter nguyen

    Đối với câu nói lừng danh của K là :
    – “tôi vẫn giữ quan điểm chân lý là mảnh đất không lối vào— pathless land— ”
    Tôi cảm thấy rằng câu nói đúng thật , vì tôi cảm thấy rằng chân lý đó chính là Con Đường Đạo và mỗi người phải tự mình xây dựng và kiến tạo Con Đường Đạo đó chính mình.
    Tôi nhớ Lão Tử cũng nói tương tự :
    ” Đạo ( chân lý ) khả Đạo phi thường Đạo ” , phải chăng Đạo ( chân lý ) mà có thể chỉ đường hay miêu tả con đường đi đến đó được thì không phải là Đạo ( chân lý ) ?

  5. jupiter nguyen

    Tôi cảm thấy rằng K thật sự là một nhân vật siêu phàm có một trí tuệ vượt xa nhân loại , K đã nói nhiều điều gây sốc và vô cùng bất ngờ thậm chí làm ta có đôi khi sợ hãi ( ? ) nhưng tôi nghĩ là đúng thật . Ví dụ K nói :
    ” Nếu bạn thương người nào thì sớm hay muộn bạn sẽ bị người đó làm khổ ( sẽ khổ vì người mà bạn thương ) ” .
    Vượt xa hơn nữa , tư tưởng và trí tuệ của K thật sự thuộc đẳng cấp Thần thánh khi K nói rõ thêm rằng :
    ” Khi bạn ghét người nào thì bạn cũng bị người đó làm cho khổ ( ràng buộc ) y như là thương người ” .

  6. Lan

    Mary Lutyens viết dối trá. Những gì Lutyens viết về sự ngớ ngẩn của bà Besant khi bà nói về những chuyện điểm đạo lần 4, lần 5 là hoàn toàn không thể tin được.
    Như vậy, toàn bộ quyển sách của Lutyens là không thể tin được.

  7. Lan

    Như vậy, thực tế bà Besant chẳng mắc huyễn cảm nào, mà đơn giản là Lutyens nói láo!
    Giữa 1 đệ tử cao cấp như bà Besant và 1 người vô danh viết sách ăn tiền thì ai đáng tin hơn?

    • webmaster

      Chào bạn,

      Khi đọc các comment của bạn về các trích dẫn từ quyển sách của Mary Lutyens “The Years of Awakening”, chúng tôi hiểu sự bức xúc của bạn khi bạn comment như trên. Những chi tiết mà Mary Lutyens đưa ra về bà Annie Besant và những người khác vào thời điểm đó được tác giả ghi chú lấy từ tạp chí “The Herald of the Star”, tạp chí của Hội Ngôi Sao Phương Đông, số tháng 9 năm 1925. Trong đó Mary Lutyens trích nguyên văn phát biểu của Annie Besant như sau:

      His taking possession of His chosen vehicles is typified by the birth you read of in the Gospels, and that … will be soon. Then He will choose, as before, His twelve Apostles. … He has already chosen them, but I have only the command to mention seven who have reached the stage of Arhatship, which seems to be the occult status for the small circle of His immediate disciples. … The first two, my brother Charles Leadbeater and myself, passed that great Initiation … at the time I became President of the T.S. Our younger brothers here … have passed the four great Initiations. … They are … that disciple of beautiful character and beautiful language, C. Jinarajadasa. … My brother Leadbeater and myself were of course present on the astral plane at this Initiation, and also that of Krishnaji, and welcome the new additions to our band. Then my brother George Arundale, whose consecration as Bishop was necessary, as the last step of his preparation for the great fourth step of Initiation; and my brother Oscar Köllerström … and then one whom I have called my daughter, Rukmini Arundale, this Indian girl of glorious past, will be one in a few days. … Young in body yet old in wisdom and will- power; ‘child of the indomitable will’ is her welcome in the higher worlds.

      Một quyển sách khác viết về Krishnamurti của Pupul Jayakar cũng nói về phát biểu trên của bà Annie Besant trong tạp chí the Herald, trong bài viết có tựa đề “By Command of the King”,

      Chúng tôi không có điều kiện kiểm tra phát biểu đó từ các tạp chí trên, và có lẽ không cầnkhông nên mất thì giờ như vậy. Và những gì chúng tôi trích dẫn không mảy may nào làm chúng tôi thiếu sự kính trọng đối với các bậc đại đức tiên phong của hội Thông Thiên Học đó, và vẫn tôn kính các vị như những huynh trưởng ở vị trí cao hơn nhiều so với chúng ta, đã giúp đưa ánh sáng đến nhiều người, trong đó có chúng tôi. Nhưng là đệ tử không có nghĩa là không sai lầm, vì như Chân sư DK nói, nếu anh không sai lầm anh đã là Chân sư rồi.

      Bạn nói Mary Lutyens viết dối trá, một người vô danh viết sách ăn tiền, cũng như trong một lá thư khác mà bạn gởi đến chúng tôi, bạn cũng viết như thế đối với tác giả Cyril Scott của quyển “Vị Chân sư”, chúng tôi nghĩ bạn nên kiểm tra cẩn thận trước khi bạn phát biểu như trên, nhất là với người học đạo, người đã tin tưởng giáo lý Thông Thiên Học, mỗi lời nói phải “chơn chánh, dễ thương, và hữu ích” như Dưới Chân Thầy đã dạy. Trong lời mở đầu cuốn sách Mary Lutyens viết rằng quyển sách được viết ra theo đề nghị của chính Krishnamurti và với tất cả sự giúp đỡ mà Ông có thể giúp:

      “This account of the first thirty-eight years of Krishnamurti’s life has been written at his suggestion and with all the help he has been able to give me

      Chúng tôi hiểu sự bức xúc của bạn khi những chi tiết trên đụng đến tín ngưỡng và niềm tin của bạn, nhưng chúng tôi hi vọng rằng chúng tôi sẽ không phải trả lời thêm ở đây nữa, và xin lập lại, những chi tiết được trích dẫn không nhằm làm thấp giá trị của bất kỳ ai.

  8. Lân

    – Trong quyển “Krishnamurti: the years of Awakening”, Mary Lutyens nói rằng Krishnamurti được điểm đạo lần 1 vào ngày 11/1/1910 (Chương IV – First Initiation); điểm đạo lần 2 vào tháng 5/1912 (Chương VII – Legal guardianship)
    – Tuy nhiên, trong quyển “The Masters and the Path”, ông Leadbeater đã tường thuật chi tiết buổi lễ điểm đạo lần 1 của Krishnamurti là vào ngày năm 27/5/1915! Nguồn dẫn chứng: http://anandgholap.net/Masters_And_Path-CWL.htm (đoạn 567, chương VII).

    Trong buổi lễ điểm đạo, ông Leadbeater là chính người đã nhận lãnh vai trò người đệ tử đi trước sẽ chịu trách nhiệm dìu dắt Krishnamurti. Như vậy, giữa điều ông Leadbeater nói (rằng đến 1915 Krishnamurti mới được điểm đạo lần đầu tiên) và điều Lutyens nói (rằng mới 1912 Krishnamurti đã được điểm đạo 2 lần), thì e rằng chỉ có thể đặt lòng tin nơi đại đức Leadbeater mà thôi 🙂

    Đó chỉ là 1 điểm dễ dàng nhận thấy nhất về sự hư cấu của Lutyens để luyện tính phân biện (discrimination) 🙂

    • webmaster

      Vâng, bạn có quyền tin những gì được viết trong The Masters and The Path. Tuy nhiên, chúng tôi những người tin theo giáo lý của đức DK thì không có chuyện một người được điểm đạo lần 1 và 2 trong cùng một kiếp sống. Do đó, những gì mà các tác giả Thông Thiên Học và Ông C.W. Leadbeater viết rằng một người được điểm đạo lần 1 và 2, thậm chí lần 3 và 4 trong một kiếp sống, theo đức DK là không thể xảy ra. Tuy nhiên, tất cả chỉ là niềm tin hay đức tin, và chúng tôi tin ở giáo lý của đức DK. Do đó câu chuyện trong The Masters and The Path và trong The Years of Awakening đối với chúng tôi sẽ có ý nghĩa khác, không có quan trọng gì.

    • webmaster

      Có lẽ cũng nên cho bạn một link về những trích dẫn của Lutyens trong quyển sách của mình về những lời của bà Besant (đã đưa lên web tại https://sites.google.com/site/journeywiththeosophy/home/star-congress-ommen-1925)

      And now I have to give you, by command of the King, I have to give to you, His message, and some of the messages of the Lord Maitreya and His great Brothers. I weave those into a statement in which some of Their words occur, and the facts which they ordered me to deliver. So that what I am saying, as to matter of announcement, is definitely at the command of the King whom I serve.

      First, it was said by Sri Krshna-Christ, as He is so often called in the outer worlds, that His life upon the earth would, like that of His predecessors, re-tell the story, so that you who know the gospel story, as I presume you all do, should know that the birth, and the transfiguration and the crucifixion and the resurrection and the ascension are the symbols of the journey of the human spirit through the four great initiations; it will be once more lived out before our eyes as a drama on the great stage of the world. And so you should think of those four points in that wonderful oft repeated story of the Saviours of man, so that your eyes may be a little open to the significance of those when some of them are once more acted visibly before us by the Lord of Love Himself. His taking possession of His chosen vehicle is typified by the birth you read in the Gospels, and that , as before His twelve apostles–a significant number, “the twelve”—and their chief, the Lord Himself. He has already chosen them, but I have only the command to mention seven who have reached the stage of Arhatship, which seems to be the occult status for the small circle of His immediate disciples and messengers to the world. The first two, my brother Charles Leadbeater and myself, passed the great Initiation at the same time together because of our future work together, at the time that I became President of the TS. Our younger brothers here, who were living through the stages, as it were, of discipleship, at certain points have passes the four great Initiations and others were welcome a little later by the King as among His Arhats and one will be a few days later. They are, first: one whom you know, I think, well, that disciple of beautiful charadter and beautiful language, C. Jinrajadasa, who must be known to very many of you, and to know him is to love him. My brother Leadbeater and myself were of course present at this Initiation, and also at that of Krishnaji and welcomed the new addtitions to our band. Then my brother, George Arundale, whose consecration as Bishop was necessary, as the last step of his preparation for the great fourth step of Initiation; and my brother, Oscar Kollerstrom, not so well known, perhaps, to you, but beloved for his character and his wisdom by all who know him well, as I am thankful to say I do; and then on whom I have called my daughter, Rukmini Arundale, this Indian girl of a glorious past, will be one in a few days, who, hearing the call of her Master very , very early in life, will be the Rishi Agasthya’s messenger to the women and young ones in India, taking up a large part of the work there I have been carrying on for years. Young in body, yet she is old in wisdom and in will power; “child of the indomitable will” is her welcome in the higher worlds.

      Now , for it is entirely a new thing that the names of people should be announced in this fashion, but there can be no hesitation to those who are His servants in carrying out the will of the Lord; it is not for them to judge, it is for them to obey. As He said, it may cause to us a certain amount of trouble and ridicule, but we are accustomed to that, and what matter” it matters nothing at all. The only thing that natters is the will of the King, and the doing service to His great Messenger, the Bodhisattva.

      I left out one and must leave out another. Naturally, our Krishnaji was one, but he is to be the vehicle of the Lord. And the other is one who is very dear to all of us, as to the whole Brotherhood: Bishop James Wedgwook. He had borne his crucifixion before the seal of Arhatship was set upon him by his King.

      Và để cho bạn yên tâm hơn về trích dẫn trên, chúng tôi chụp lại các trang của tạp chí Theosophist Magazine October 1925-December 1925 bán trên Amazon, có chứa đoạn trên. Hi vọng các trích dẫn này sẽ chấm dứt tranh luận của bạn về quyển sách của Lutyens là “nói láo ăn tiền”.

      Theosophist 1925
      Trang 150
      Trang 151
      Trang 152

      Bạn có thể tham khảo và tự kết luận lấy.

    • Lân

      Chào anh/ chị webmaster,
      Đầu tiên, xin gửi lời cám ơn đến anh/ chị và tất cả những người đã đóng góp cho website này. Trong tất cả những website Theosophy tiếng Việt, Lân không thấy có website nào công phu và có nhiều sách hữu ích như site này (kể cả các site của Hội TTH Việt Nam). Chắc chắn website này có đóng góp rất lớn cho sự phát triển tinh thần của người Việt nói riêng và thế giới nói chung (trong đó, Lân cũng thường xuyên được lợi trong việc tải sách về đọc 🙂

    • Lân

      Về chủ đề đang bàn luận (dĩ nhiên là trên tinh thần cầu thị tìm kiếm sự thật :), thì:

      1) Lân chỉ nói về sự mâu thuẫn giữa sách của Lutyens và Leadbeater trong chuyện điểm đạo của Krishnamurti, mà webmaster thì nói chuyện bà Besant có vấn đề (?) Có lẽ webmaster nghĩ Lân là Lan phía trên chăng? Thực ra vấn đề ai là ai cũng không quan trọng, quan trọng là những vấn đề cần bàn luận thôi 🙂

      2) Trước khi Lân và anh/ chị webmaster thảo luận tiếp các vấn đề liên quan (dĩ nhiên là nếu webmaster muốn, bởi vì từ đầu Lân chỉ đóng góp ý kiến của mình cho website, chứ không có yêu cầu webmaster phải tốn thời gian thảo luận với mình :), thì Lân muốn hỏi rõ quan điểm của webmaster 1 chút, để tránh chuyện “ông nói gà, bà nói vịt”, mất thời gian các bên vô ích:
      a) Theo Lân, 1 người đi tìm đạo, phải là 1 người tìm hiểu và đánh giá các vấn đề 1 cách khách quan, như vậy mới có thể tìm ra sự thật.
      – Trong quyển “At the feet of the Master”, Alcyone (mà thực ra là Chân sư Kuthumi) đã liệt tính phân biện (discrimination) vào đức tính đầu tiên. Và trong toàn bộ quyển sách, search không ra 1 chữ “faith” hay “devotion” nào cả! Như vậy, Lân có thể hiểu rằng niềm tin là vô nghĩa, không có giá trị (mà thậm chí là có hại) đối với 1 đạo đồ (kiểu như niềm tin sai lạc của bà Besant mà webmaster đã post, hoặc sự cuồng tín tai hại của người theo các loại chủ nghĩa cực đoan…)!
      – Trong kinh Kalama, Phật đã phá chấp các loại niềm tin, mà nói là cần phải “biết”:
      “Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
      Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau…”
      b) Nếu khi bà Blavatsky (thực ra là các Chân sư) viết mấy quyển “Isis unveiled” và “The secret doctrine”, mà tất cả các độc giả không ai tranh luận đúng sai, mà chỉ nói 1 câu “bà có quyền tin như vậy, còn chúng tôi thì tin không phải như vậy”, thì chắc bà Blavatsky chỉ có nước đốt sách, vì viết ra chẳng còn ý nghĩa gì 🙂
      c) Hoặc giả sử có 1 lớp hình học, Pythagoras vẽ vẽ viết viết, chứng minh 1 hồi 1 vấn đề, xong có 1 học sinh đứng lên nói “em tin ở kết luận thầy”, thì chắc thầy Pythagoras phải lắc đầu 🙂
      d) Trong khi đó, chỉ trong 1 comment, mà webmaster đã liên tục nói đến chữ “tin”: “bạn có quyền tin”, “chúng tôi tin”…
      e) Nói cho dài dòng, chẳng qua ở đây Lân muốn hỏi cho rõ:
      – Webmaster có muốn trao đổi, thảo luận các sự kiện, vấn đề dựa trên sách vở, luận chứng… không? Hay webmaster muốn “ai muốn tin gì thì tin”?
      – Nếu webmaster muốn trao đổi, thảo luận (dĩ nhiên là trên tinh thần cầu thị và hòa hảo), thì mình sẽ trình bày các quan điểm của bản thân, kèm theo những dẫn chứng để củng cố lập luận của mình, và bỏ qua chuyện “đức tin” đi.
      – Còn nếu webmaster nói “ai muốn tin gì thì tin”, thì xin cứ việc mặc kệ các nhận định của Lân, coi như đó là niềm tin vô căn cứ của kẻ vô danh tiểu tốt 🙂

      3) Cho dù stop thảo luận phần 2 (về Krishnamurti), webmaster xin vui lòng cho hỏi thêm 1 chút nhé: câu nói “một người được điểm đạo lần 1 và 2, thậm chí lần 3 và 4 trong một kiếp sống, theo đức DK là không thể xảy ra” là trích từ những đoạn nào trong những sách nào của Chân sư D.K.? Lân e là đã có sự hiểu lầm trong sự hiểu của webmaster, và muốn đính chính cho vấn đề đó (hơn là chuyện của Lutyens) 🙂

      • Lân

        (P/S: nếu điều webmaster nói là đúng, thì ta cũng có thể thấy là không chỉ quyển ‘The Masters and the Path’, mà cả quyển ‘Krishnamurti: years of awakening’ cũng viết trật lất 🙂

      • webmaster

      • Lân

        Xin chào,
        I) Vậy về vấn đề Lutyens, Lân nghĩ webmaster đã chọn con đường “ai muốn tin gì thì tin”. Và theo suy đoán chủ quan của Lân (nếu sai xin bỏ quá cho), thì webmaster chọn tin rằng Lutyens vừa viết sai về các lần điểm đạo của K. (lần 1 năm 1910 và lần 2 năm 1912), đồng thời Lutyens cũng viết rất trung thực 🙂

        II) Về vấn đề điểm đạo “một người được điểm đạo lần 1 và 2, thậm chí lần 3 và 4 trong một kiếp sống, theo đức DK là không thể xảy ra”:
        1) Webmaster không nói là mình căn cứ vào đoạn nào, mà để tự Lân tìm thì khó cho Lân quá, làm sao Lân biết webmaster hiểu lầm chỗ nào mà đính chính được? 🙂 Nhưng theo cách nói chuyện, Lân nghĩ webmaster không muốn nói nhiều hơn, thôi kệ, Lân tự suy nghĩ mà nói chuyện một mình vậy 🙂
        2) Đường link dẫn tới quyển “Initiation, Human and Solar” đúng với ý Lân lắm, vì đó là quyển căn bản nhất của ChS D.K. về điểm đạo. Tuy nhiên, ở đây Lân muốn lưu ý rằng: Lân sẽ chỉ đặt cơ sở lý luận trên những gì ChS D.K. viết, còn những lập luận trong những hàng chữ màu xanh không biết của ai, thì Lân không xem là quan trọng 🙂
        3) Có 1 câu của ChS D.K. như sau: “the third and fourth following probably in the same life”. Như vậy, cùng 1 kiếp sống có thể được điểm đạo lần 3 và 4.
        4) Tiếp đó, ta hãy đọc câu này, cũng trong quyển “Initiation, Human and Solar”: “This accounts for the fact that this initiation and the third, frequently (though not invariably) follow each other in one single life”. Như vậy là trong cùng 1 kiếp sống, 1 người hoàn toàn có thể điểm đạo lần 2 và lần 3 🙂 (và nhắc lại: Ngài Chân sư đã cẩn thận dùng chữ “frequently”, cũng có nghĩa là “thường hay”, chứ KHÔNG NHẤT THIẾT luôn luôn là vậy 🙂
        5) Như vậy, vấn đề mấu chốt là sự điểm đạo lần 1 và 2 có thể xảy ra trong cùng 1 kiếp sống hay không? Ta hãy xem xét câu này (của ChS D.K.): “Many lives MAY intervene between the first initiation and the second”. Bingo! Ngài không nói rằng “Many lives intervene…”, hay “shall intervene”, hay “always intervene”… mà dùng chữ “MAY”, tức là có thể. “Có thể” có nghĩa là “có thể xảy ra mà cũng có khi không” chứ không phải “luôn luôn”. Khi Ngài nói là “many lives MAY intervene…” thì có nghĩa là giữa 2 lần điểm đạo CÓ THỂ có nhiều kiếp sống, nhưng KHÔNG NHẤT THIẾT phải là như vậy 🙂 Thật sự thì tới đây, Lân tin rằng đã có kết luận cho nhận định của webmaster rồi (còn tùy webmaster muốn tin sao thì tin). Nhưng vì lý do học thuật, chúng ta hãy cùng mở rộng vấn đề thêm chút ít nữa.
        6) Mở rộng: (mở rộng thêm, “ai tin thì tin” 🙂 )
        – Đối với trường hợp của Chân sư Jesus, theo sách của ChS D.K. thì trong kiếp sống Jesus 2000 năm trước, ChS Jesus đã đạt điểm đạo lần 4 (Cruxifixion hay Renunciation) trên cây thập giá (cùng lúc với việc Christ đạt điểm đạo lần 6). Trong câu chuyện cuộc đời Jesus, ta có thể thấy từ thưở nhỏ Jesus đã biết được nhiệm vụ của mình. Như vậy, 1 giả thuyết hợp là ông Jesus đã đạt điểm đạo lần 3 trong 1 kiếp sống trước đó, và nhờ đó tâm thức không bị gián đoạn giữa 2 kiếp sống.
        – Đối với trường hợp Thái tử Siddharta Gautama, vị đệ tử đã để cho Phật (the real Buddha) sử dụng thân xác dạy đạo thì có thể thú vị hơn. Ngài Thái tử sinh ra, lớn lên sống 1 cuộc sống tốt đẹp, nhưng hoàn toàn không biết được nhiệm vụ to lớn của cuộc đời mình, và phải đến 29 tuổi (hoặc 28 tuổi = 4 x 7) thì mới phát tâm tìm đạo. Như vậy, có lẽ khi bắt đầu kiếp sống, Thái tử chưa đạt điểm đạo lần 3. Khi Phật thành đạo (có lẽ là real Buddha) vào năm 35 tuổi (của thân xác ông Thái tử), thì có lẽ rằng ngài Thái tử cũng phải đạt 1 lần điểm đạo nào đó, tối thiểu là lần 3 (cũng có thể là lần 4), thì mới đủ năng lực để chủ động cho Phật mượn cơ thể. (cũng giống như trong trường hợp Jesus và Christ: người đệ tử đạt điểm đạo lần 4 cùng lúc vị Thầy đạt điểm đạo lần 6).
        + Có thêm 1 trường hợp cũng có thể dùng phán đoán thêm, dù rằng hơi mơ hồ và độ tin cậy không cao, đó là ông Kiều Trần Như – đệ tử lớn đầu tiên của Phật. Theo Kinh sách chép lại, thì sau khi thành đạo, Phật đã đi tìm nhóm Kiều Trần Như để giảng đạo đầu tiên, và ngay sau bài kinh Chuyển Pháp luân, Phật nhận định rằng ông Kiều Trần Như đã hiểu, đã nhập lưu, và đối với Theosophy, thì “nhập lưu” có nghĩa là “điểm đạo lần 1”. Và theo kinh sách, sau bài kinh thứ 2 (hoặc thứ 3 tùy cách sắp xếp), thì ông Kiều Trần Như trở thành vị đệ tử đầu tiên của Phật đạt quả vị La Hán (điểm đạo lần 4)! Như vậy, trong cùng 1 kiếp sống ông Kiều Trần Như đã đi 1 lèo 4 lần điểm đạo (và thật ra chỉ trong vài tháng!!!)
        + Theo Leadbeater, thì ban đầu ông rất ngạc nhiên và khó tin đối với việc kinh sách ghi lại rất nhiều trường hợp thành La Hán “đột ngột” thời Phật tại thế. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, thì ông nghĩ rằng điều đó không phải là không thể, vì từ lực mạnh mẽ của Phật có thể tạo ra sự đột biến đó.
        + Theo quyển “The Masters and the Path”, thì khoảng cách trung bình giữa lần điểm đạo 1 và 4 là bảy kiếp sống, và giữa lần 4 và 5 cũng là bảy kiếp sống, tuy nhiên thời gian có thể kéo dài và rút ngắn nhiều chứ không nhất định là vậy. (tốc độ “La Hán hóa” quá nhanh vào thời Đức Phật là 1 ví dụ :))
        + Ngoài ra, cũng có 1 lý thuyết rằng trước khi điểm đạo tiếp theo, 1 người phải trải qua lại các cuộc điểm đạo đã đạt được trong các kiếp sống trước đó. Lý thuyết này giải đáp 1 cách hoàn hảo cho sự tưởng như mâu thuẫn giữa lý thuyết là “giữa lần điểm đạo 1 và 2 có thể có nhiều kiếp sống” với thực tế (theo Leadbeater) là Krishnamurti đạt 2 lần điểm đạo đó trong cùng 1 kiếp sống (và có thể là Kiều Trần Như cũng vậy, theo diễn giải Kinh Phật). Krishnamurti và Kiều Trần Như hoàn toàn có thể đã đạt 1-2 lần điểm đạo trong các kiếp sống trước, cho nên trong kiếp này họ đạt nhiều lần điểm đạo một cách nhanh chóng là bình thường (vì hết 1-2 lần đã là “điểm đạo lại” rồi).
        + Quay trở lại về cá nhân Ngài Thái tử Gautama, thì dù người thực tế giảng đạo là Đức Phật thật, nhưng với thân phận đệ tử lập giáo ở trần gian, thì khó mà có chuyện trình độ Thái tử thấp hơn ông Kiều Trần Như (vì nếu vậy thì Phật chọn Kiều Trần Như làm người lập giáo cho rồi 🙂 ). Như vậy, có lẽ ta có thể đoán rằng vào thời điểm mà ông Kiều Trần Như đạt La Hán quả (:)), thì ngài Thái tử cũng ít nhất đã là 1 La Hán từ trước đó rồi. Như vậy, giả thuyết hợp lý nhất là ở dưới gốc bồ đề, ngài Thái tử đã đạt điểm đạo lần 4. Cho nên kinh Phật hay viết lẫn lộn Phật là 1 A La Hán, cũng có lý. Và với trình độ 1 La Hán, ngài Thái tử mới có thể tuyên bố thấu suốt quá khứ vị lai, thoát khỏi sinh tử luân hồi… mà không phải là vọng ngữ (nếu chỉ mới điểm đạo lần 3 thì chưa có tư cách nói như vậy). Tóm lại: trong kiếp sống Thái tử Siddharta Gautama, có thể suy luận rằng ngài đã đạt điểm đạo lần 3 và 4 (và có thể trước đó đã điểm đạo lại lần 1 và 2).

      • Lân

        Ngoài ra, có 1 suy luận cũng có thể cho ra 1 ít vấn đề đáng suy ngẫm về sự điểm đạo của Krishnamurti (viết tắt là K.) sau đây:
        – Trong quyển “Lives of Alcyone”, Leadbeater cho biết trong kiếp sống vào thời Phật tại thế, K. đã xuất gia làm 1 đệ tử của Phật.
        – Dù rằng danh tính K. không được tiết lộ, nhưng ta có thể đoán vào thời điểm đó, K. mới chỉ là 1 đệ tử nhỏ vô danh (dưới sự dìu dắt của 1 đàn anh lớn hơn: ChS D.K.)
        – Theo kinh Đại Bát Niết bàn, trong đêm cuối cùng trước khi nhập Niết bàn, Phật nói rằng trong 500 người đệ tử của Ngài lúc đó, người chậm nhất cũng đã “nhập lưu, và không còn quay trở lại nữa”! Theo ngôn ngữ Phật giáo, thì “nhập lưu” có nghĩa là “đạt điểm đạo lần thứ 1”.
        – Đến đây có lẽ độc giả biết Lân muốn nói gì: K. lúc đó dù là 1 đệ tử vô danh, nhưng có lẽ cũng đã đạt 1 lần điểm đạo trong kiếp sống quan trọng đó (mặc dù thật sự thì theo sách, K. đã chết trước đó, và không có mặt trong số 500 người)
        – Như vậy, vì đã điểm đạo trong 1 hoặc 2 kiếp sống trước kiếp sống thế kỷ 20, nên trong kiếp sống cuối này, K. điểm đạo nhanh chóng là chuyện dễ hiểu.

Leave a Reply to webmaster Cancel reply