Luân xa và Các Trường Năng Lượng của Con người -6-

Chương 12 của quyển Luân xa và Các Trường Năng lượng của Con người do Quỳnh Anh dịch. Trong bài sử dụng rất nhiều thuật ngữ y học, do đó chúng tôi đính kèm phần nguyên tác tiếng Anh ở cuối bài để các bạn đối chiếu.

************************

XII. Bệnh tật liên quan đến Tâm thức và Não bộ
Ở những chương trước, thông tin được trình bày dựa trên quan sát bằng nhãn thông về những bất thường trên các luân xa và vùng tương ứng của trường năng lượng dĩ thái. Chương này sẽ chú trọng đến những thay đổi và tình trạng rối loạn của năng lượng dĩ thái trong não bộ và những khiếm khuyết bệnh lý hệ luỵ.

Vì DVK không biết gì về các thuật ngữ giải phẫu, chúng tôi đã sử dụng một mô hình mô phỏng hình não bộ của Nasco nhờ đó bà có thể chỉ ra những quan sát của mình. Đây là một hộp sọ đầu người hai phần, bao gồm luôn cổ, được làm bằng việc phân tách thật sự não bộ người, tạo khuôn và đúc bằng nhựa cao su tổng hợp. DVK được thông tin ngắn gọn về các phương thức giải phẫu, nhờ đó, bà có thể ghi nhận lại bất cứ sự thay đổi nào nhận thấy ở cả trạng thái bình thường và không bình thường. Để cho bà có thêm hiểu biết cụ thể về não bộ, bà được đưa tới khoa giải phẫu thần kinh của một trường y và cho xem một bộ não người hoàn chỉnh cũng như các mặt cắt của nó.

Rất nhiều trong số những quan sát của DVK liên quan đến tiểu não, phần não nằm giữa cuống não và phía sau não (hình 1). Tiểu não đặc biệt liên quan đến sự phối hợp giữa các cơ và việc giữ cân bằng của cơ thể. Để làm rõ cho những quan sát của DVK trên não bộ và cột sống trong hoàn cảnh thích hợp, chúng tôi trích dưới đây phần mô tả từ cuốn Giải phẫu học của Gray:

Về mặt giải phẫu, tiểu não bao gồm một bộ phận trung gian hẹp gọi là thuỳ nhộng (vermis), nằm giữa hai bán cầu tiểu não nhô ra phía trước và sau, hai bán cầu này nằm phía lưng của cầu não và hành não. Tiểu não thường được xem là một cơ quan điều hoà siêu đoạn tính cho cử động cơ, đặc biệt là những chức năng vận động cần đến các loại chuyển động liên tiếp, lặp đi lặp lại hay phức hợp. Nó giúp điều hoà trương lực cơ và đảm bảo độ thăng bằng thích hợp cho việc đứng, đi bộ và chạy.

Hình 1. Mặt cắt của não nằm trong hộp sọ, biểu thị vị trí tương đối của các cấu trúc khác nhau được nhắc đến trong bài.

Theo DVK, năng lượng dĩ thái di chuyển từ đáy cột sống vào hành tuỷ, đó là phần não liên kết với cột sống (xem biểu đồ), nơi có một xoáy nhỏ năng lượng. Tuy nhiên, trung tâm này dường như quan trọng ở tầng cảm dục hơn là tầng dĩ thái. Tiểu não dĩ thái có vẻ như là một bộ phận tiếp nhận và vì vậy có thể hấp thụ năng lượng dư thừa từ phần còn lại của não. Nó hoạt động dường như một miếng bọt biển hay bộ giảm xốc cho dòng năng lượng dĩ thái thừa. Ở trẻ em, tiểu não được nhận thấy hoạt động mạnh hơn ở vùng trung tâm so với vùng ngoại biên, trong khi ở người lớn thì ngược lại. (Cũng cần lưu ý rằng các khối u ở trung tâm tiểu não, được biết đến như là thuỳ nhộng, xảy ra chủ yếu ở trẻ em).

Có một mối liên hệ trực tiếp giữa tiểu não và luân xa đỉnh đầu ở cấp độ dĩ thái.

Đồi não (thalamus—hình 1) dường như có điện tích dương ở thể dĩ thái, và được cân bằng bởi điện tích âm ở tiểu não. Năng lượng dĩ thái của não bộ dường như được giải phóng và phóng thích qua vùng não liên kết với đồi não. Điều này có thể gây ra hiện tượng tích quá nhiều năng lượng mà theo đó, tiểu não với điện tích âm của nó hoạt động như một cơ quan trung hoà.

Một hệ thống tạo bởi tiểu não và các nhân đuôi (caudate nucleus—các nhân đuôi này là một phần của nền tâm thất bên, một trong những khoang nối liền với cột sống). Chính là ấn tượng của DVK rằng hai nhân đuôi cùng với hai phần tiểu não cùng hoạt động và có hiệu quả bảo vệ và giữ cân bằng. Các phần khác nhau của não bộ đều liên quan đến hệ thần kinh qua dịch não tuỷ, là một chất phản ứng với các loại điện tích. Nó dường như hoạt động như một đường dẫn năng lượng trong não và cột sống, và có thể còn phục vụ chức năng này ở trong những tầng năng lượng cao hơn tầng vật lý.

Luân xa đỉnh đầu cũng như tuyến tùng, cầu não và não giữa (hình 1) có thể có nhiều vai trò đối với nhận thức có ý thức hơn là những gì người ta nghĩ hiện nay.

Dòng chảy năng lượng theo vận hà trung tâm sushumma hay kênh dĩ thái từ luân xa đáy cột sống lên đến hành tuỷ (hình 1) có thể có một vài tác động đến dịch não tuỷ và mức năng lượng của nó. Ở người trung bình, dòng chảy trong vận hà sushumma thường chậm, nhưng nó nhanh và mạnh mẽ ở người phát triển về mặt tâm linh. Nếu như năng lượng xà hoả kundalini ở đáy cột sống được khơi hoạt và chảy ngược lên dọc theo cột sống đến hành tuỷ thì điều này có ảnh hưởng không chỉ tới não bộ mà còn tới toàn thể năng lượng trong cơ thể.

Về mặt dĩ thái, trung tâm lực alta major là một vùng nhỏ, khu vực giao thoa của hộp sọ và cột sống. Khi phát triển đầy đủ, nó tạo nên một trung tâm giao tiếp giữa sinh lực của cột sống và sinh lực của luân xa đỉnh đầu và luân xa chân mày.

Chứng khó đọc – Dyslexia

Từ “dyslexia” có nguồn gốc từ Hy Lạp. Thuật ngữ này được dùng trong tâm lý học để chỉ các trường hợp có khó khăn nghiêm trọng trong việc đọc chữ và số. Đây là tình trạng mà một người với thị lực bình thường không thể hiểu những từ được viết ra một cách chính xác do một rối loạn trong khả năng nhận thức bằng thị giác. Trong hầu hết trường hợp, chủ thể nhầm lẫn các chữ cái và con số: b có thể được nhìn thấy như là d, hay p như là q, hay các chữ cái có thể bị nhìn ngược theo chiều dọc, như trong n và u, hay w và m. Giống như trên, các số 6 và 9 hay 5 và 8 có thể bị đọc nhầm. Các kích thích thông qua âm thanh hay xúc giác thường hoạt động bình thường và vì vậy có vai trò quan trọng trong việc huấn luyện bệnh nhân vượt qua khuyết tật này.

DVK được yêu cầu theo dõi các đường dẫn truyền dĩ thái liên quan đến thị giác, ban đầu ở người bình thường và sau đó ở não bộ bị mắc chứng khó đọc, với hi vọng có thể khám phá ra cơ chế của các khiếm khuyết này. Với sự hỗ trợ của mô hình não Life/Form, bà có thể chỉ ra chính xác hơn khu vực mà bà nhận thấy có sự sai khác so với thông thường.

Nhìn chung, bà quan sát thấy ở người mắc chứng khó đọc có một sự lệch cục bộ nhẹ ở trường năng lượng dĩ thái khỏi não vật chất ở một số đoạn nhất định của đường dẫn truyền thị giác. Đối với bà dường như thể các đường dẫn truyền thị giác đã không tạo ra một thứ mà bà gọi là “rãnh” đủ sâu trên bề mặt não. Cũng cần lưu ý rằng chứng khó đọc là một khiếm khuyết cục bộ.

Năm 1973, DVK quan sát CT, một phụ nữ ba con mắc chức khó đọc từ thời thơ ấu. CT cảm thấy có một “sự tắc nghẽn” nhẹ khi đọc đến chữ b và d, số 5 với số 8 hay số 6 với số 3, và bà cũng gặp khó khăn trong việc giữ các con số trong trí nhớ. Bà không thể sử dụng máy tính tay bởi vì bà gặp khó khăn trong việc chạm đúng con số. Con trai bà, JT, 15 tuổi, biểu hiện chứng khó đọc ở mức cao hơn. Nhiều năm trước khi chúng tôi gặp bà, cả hai mẹ con đã được tập luyện để vượt qua khiếm khuyết về thị giác bằng cách sử dụng giác quan xúc giác.

Khi DVK được yêu cầu nhìn cụ thể vào não bộ của các chủ thể trên, bà miêu tả những bất thường như một hình mẫu luôn thay đổi—một “độ trễ thời gian” nhẹ—giữa những kích thích dĩ thái từ củ não sinh tư (corpora quadrigemina) tại trung não đến thuỳ đỉnh, vùng xúc giác và vận động của não bộ (hình 1). Bất thường này rõ hơn ở người con trai hơn ở người mẹ, mặc dù DVK không biết người con trai bị mắc chứng khó đọc nặng hơn. Khi CT bị lo âu, bà chặn dòng chảy năng lượng dĩ thái và vì vậy làm chậm đi cơ chế hoạt động mà DVK gọi là “hiểu cái nhìn thấy.”

image3

Hình 2. Bán cầu não trái của não bộ. Mỗi bán cầu não được chia thành bốn thuỳ, thuỳ trán, thuỳ đỉnh, thuỳ chẩm và thuỳ thái dương (the frontal, parietal, occipital, and temporal). Các thuỳ có các chức năng riêng biệt. Một thuỳ não là một nếp cuộn trong não.

Khi CT được cho đọc một trang giấy, DVK thấy một sự chậm nhẹ ở hai bên thuỳ đỉnh nhưng khi âm thanh được sử dụng thì thấy độ sáng tăng nhẹ xung quanh khu vực thuỳ thái dương đầu tiên, nơi những ấn tượng về âm thanh được tiếp nhận và hiểu biết trong não (hình 2). (Quan sát này phù hợp với thông tin y khoa). Do độ sáng này, DVK cho rằng việc sử dụng âm thanh có giai điệu có thể giúp người phụ nữ trên đồng hoá khuôn mẫu và vượt qua khó khăn của việc hiểu nghĩa bằng thị giác. Độ nhạy của bà với âm thanh được thấy là tốt ở phía bên trái hơn phía bên phải của vùng thuỳ thái dương. Vì phần âm thanh trong não bà phát triển mạnh hơn là vùng hình ảnh, âm nhạc chắc chắn có ảnh hưởng đến cảm xúc của bà.

Khi từng con số riêng lẻ được viết lên một mảnh giấy và loé lên trước mắt CT, DVK thấy rằng bộ phận tiếp nhận ở vùng thuỳ đỉnh bên phải không hoạt động tốt như bên trái, như thể phía bên phải liên quan với con số hơn là với chữ cái. CT có trí nhớ kém khi nhận thức trực quan các con số, liên quan đến việc nhìn con số bằng mắt.

Trường dĩ thái chung của bà hơi lỏng lẻo và thô. Khi bà trải qua một phản ứng xúc động trong một hoàn cảnh, bà có xu hướng cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi, và không thể suy nghĩ một cách rõ ràng. Các cảm xúc điều khiển bà, do mối liên hệ chặt chẽ giữa thể dĩ thái lỏng lẻo và thể cảm dục, và những phản ứng xúc động mạnh này đến lượt nó lại sinh ra những biến động trong sức khoẻ vật lý của bà.

Thể cảm dục trông mỏng nhẹ, chuyển động của nó thì vừa nhanh vừa mạnh mẽ. Có một sự bực bội và bất an, với sự lo âu thường trực từ lâu và bà không thể từ bỏ xu hướng này. Tuy nhiên, âm nhạc giúp giải phóng bà khỏi những kìm kẹp của những xúc động này và cho bà cảm giác thoả mãn lớn lao. Bà đã từng hát trước công chúng nhưng khi bà được gợi ý rằng khôi phục lại thói quen ca hát có thể giúp bà thư giãn, bà đáp lại, “Tôi cần có khán giả.”.

Con trai bà, JT, có xu hướng nhầm lẫn giữa chữ b và h, p và q khi đọc. Anh đã được tập luyện để vượt qua khiếm khuyết này.

Với sự hỗ trợ của mô hình não bộ, DVK chỉ ra cách bà nhận thấy những xung động hình ảnh ở một người bình thường. Trong trường hợp người bị chứng khó đọc, có một sự chậm trễ nhẹ trong mô hình não thể dĩ thái và kết quả là những kích thích từ dây thần kinh thị giác đến phần lõi sinh tư có phần bị trì hoãn khi chúng di chuyển đến vùng thuỳ đỉnh để thực hiện chức năng cắt nghĩa hình ảnh (xem hình 1). Có một sự trì hoãn rất nhỏ, với với sự bất đồng bộ ở phía bên trái so với phía bên phải.

DVK chỉ vào khu vực trên mô hình não Life/Form khoảng 2cm phía trên thuỳ thái dương. Khi JT được yêu cầu đọc, DVK quan sát mô thức não dĩ thái của anh và thấy rằng khi anh đọc đến chữ b và d, có những sự ngập ngừng nhỏ trong khi đọc. Những hiện tượng này dường như liên quan đến thuỳ đỉnh, nơi phản ứng chậm hơn, như thể đường đi của những kích thích thần kinh chậm hơn và rộng hơn ở người bình thường. Một chậm trễ về thời gian ở thể vú (mammillary body) trong đồi dưới não được nhận thấy.

Khi các chữ cái riêng biệt như p và q được viết trên một mảnh giấy và đưa ra bất ngờ trước mắt JT, DVK quan sát thấy có một giây chững lại, như thể những kích thích thị giác này hơi bị trệch hướng đến một phần khác của não bộ trước khi anh có thể tập trung vào chúng và có được hiểu biết chính xác. Tuy nhiên, khi thử nghiệm được lặp lại vài lần thì anh trở nên ý thức được chữ cái nào anh sẽ thấy và khả năng đọc của anh tốt hơn. Điều này như thể việc tập trung chú ý của anh đã sửa chữa những tác dụng phụ của năng lượng dĩ thái. Điều này có thể giải thích tại sao và bằng cách nào mà kích thích thị giác và xúc giác được sử dụng trong việc tập luyện cho trẻ em mắc chứng khó đọc giúp kích thích điện từ “in hằn lên” một mô thức liên tục và tập trung vào khu vực thích hợp cho việc hiểu được những kích thích thị giác. Khi các chữ cái như k hay g được cho JT xem thì quá trình truyền dẫn trong não có vẻ diễn ra bình thường.

Năm 1981, Tiến sĩ Albert Galaburdo và Thomas Kemper từ Boston đã chỉ ra những khác biệt trong giải phẫu đáng chú ý giữa não bộ của người mắc chứng khó đọc và người bình thường. Họ nghiên cứu những người trẻ tuổi qua đời ở độ tuổi đôi mươi và tìm thấy những tổ chức bất thường trong tế bào, điều này gợi ý cho họ rằng khu vực ngôn ngữ đã bị rối loạn ở cả hai bên não. Phát hiện này đã giúp khẳng định những quan sát bằng thông nhãn của DVK.

Tự kỷ—Autism

Tự kỷ được định nghĩa như một rối loạn bẩm sinh trong não, đặc biệt trong việc tạo ra âm thanh và trải nghiệm liên tục. Triệu chứng chủ yếu là một vấn đề ngôn ngữ trầm trọng. Đây là một hội chứng xuất hiện từ thời thơ ấu với những dấu hiệu như chìm đắm trong thế giới riêng, khó gần, cô đơn, không thể quan hệ với những người khác, với việc chơi lặp đi lặp lại nhiều lần và có khi có những cơn phản ứng thịnh nộ. Trẻ tự kỷ có cử động biểu hiện sự kỳ quặc ở chân và tay, gặp khó khăn trong khi nói và không thể giao tiếp một cách bình thường.

Trẻ tự kỷ thường bị hiểu lầm và đôi khi bị ngược đãi vì sự thiếu hiểu biết của y học về cơ chế và các yếu tố gây bệnh của hình thức rối loạn này. Cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ, đã thường phải chịu trách nhiệm ở mức độ nào đó về tình trạng của đứa trẻ và bị làm cho cảm thấy có lỗi. Khi hiểu biết của chúng ta cải thiện, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về tình trạng bất thường rất nghiêm trọng này. Năm 1972, sau khi thấy trẻ em được trình chiếu trên một chương trình truyền hình, SK bắt đầu tin chắc rằng bệnh tự kỷ là một loại rối loạn thần kinh hơn là tâm lý.

DVK được đưa tới thăm một trẻ em tự kỷ tại nhà của em, cũng như tại trường nơi bà có thể quan sát các chứng bệnh tự kỷ, hội chứng Down và trẻ em có những bất thường khác.

Tháng 10 năm 1972, chúng tôi thăm nhà của Billy, một trẻ tự kỷ. Khi đến nơi, Billy, một cậu bé điển trai 14 tuổi, xuất hiện trước cửa và với dáng vẻ kỳ lạ, một chân xoắn lại và cánh tay khum theo hình góc. Đôi mắt cậu bé trông cảnh giác, lạnh lùng và vô hồn. Không có một biểu hiện ấm áp nào trên khuôn mặt cậu cũng như có một phản ứng nào trước nỗ lực của chúng tôi đang cố gắng giao tiếp với cậu. Cậu bé đứng ở tư thế lạ lùng trong một số khoảnh khắc rồi đột nhiên di chuyển nhanh chóng vào trong nhà.

Trong suốt chuyến thăm của chúng tôi, Billy thường lang thang không ngừng nghỉ vào trong và ra ngoài căn phòng; không thể ngồi yên một chỗ, cậu bé đu người ra sau và phía trước rồi đột ngột nhảy lên và bỏ đi. Những chuyển động cơ thể của cậu bé như chim, chuyển động cánh tay và chân theo hình góc cạnh chứ không nhịp nhàng. Không có một khiếm khuyết hay điểm yếu nào trên các phần cơ thể và khả năng phối hợp vận động, như khả năng chạy, dường như vẫn tốt.

Những chuyển động chi tiết hơn ở tay mà đòi hỏi sự khéo léo, dường như gây khó khăn cho Billy khi điều phối nhưng cậu bé có thể ký tên của mình. Khi nhạc rock bật lên, cậu bé đáp ứng với nhịp điệu và phản ứng về mặt hình thể theo kiểu méo mó. Giọng nói của cậu đơn điệu và bè bè. Cậu hiểu những câu hỏi đơn giản nhưng không thể nắm bắt hay đáp ứng với những ý trừu tượng. Cậu hay xem TV nhưng thường tắt âm thanh. Cậu có khả năng tốt khi gọi tên những diễn viên trong một chương trình truyền hình mà cậu theo dõi, nhưng cậu không thể nói chương trình đó là về chủ đề gì. Mẹ cậu đối xử tốt với cậu nhưng cứng rắn, và cậu luôn nghe lời bà.

DVK quan sát thấy một rối loạn trong bộ não dĩ thái. Mô hình điện não trái xung quanh vùng nếp cuộn não hậu trung tâm trông bất thường (hình 2). DVK thường quan sát hai mạch vòng chính trong não mà bà gọi là “những đường vòng”: đường vòng nhỏ nằm gần bề mặt não (đó chính là chất xám), và những đường vòng lớn hơn kết nối bề mặt não (chất xám) với những bộ phận nằm sâu hơn (như là trung não và nhân não). Ở một người bình thường, hai vòng mạch dường như đồng bộ với nhau, nhưng DVK quan sát thấy ở một trẻ tự kỷ thì không có sự đồng bộ này.

Trong những vòng mạch nhỏ thấy được trên bề mặt não, các xung điện ở trẻ tự kỷ chậm hơn bình thường, mờ nhạt và kém sống động hơn. Các vòng mạch lớn (là những phần kết nối giữa các nhân, the thalamus, trung não, vv.) hoạt động chậm và không đồng bộ với các vòng mạch lớn, chúng dường như đôi khi hoạt động độc lập. Chính cơ chế hoạt động này gây nên chuyển động giật cục. Não phải không bị rối loạn về mặt dĩ thái nhiều như não trái, phần não đã không hoạt động bình thường khi cậu bé cố gắng nói chuyện. Những kích thích điện não di chuyển trong não chậm. Cậu bé có thể mường tượng và tư duy các từ ngữ cụ thể về vật thể như ô tô hay cái ghế, nhưng từ ngữ liên quan đến khái niệm, như “trường học” thì quá sức của cậu.

Về mặt dĩ thái, phần đỉnh đầu có một khu vực mờ mịt như một cái túi nhỏ nằm giữa. Nhìn chung các kích thích thần kinh hoạt động chậm và thiếu phối hợp. Điều này giải thích sự vắng mặt của tư duy logic và khả năng hiểu khái niệm trừu tượng và tạo nên một cách hiểu tổng thể. Sự thiếu đồng bộ ở vòng não trong cũng giải thích sự phối hợp kém, cả trong khả năng diễn đạt và vận động cơ thể. Hai đầu gối của cậu khum hình góc cạnh và bước đi dạng sang hai bên phần lớn thời gian.

Hình thái luân xa đỉnh đầu không bình thường và phần phụ cận không bằng phẳng, điều này ảnh hưởng đến đường ra của năng lượng dĩ thái vào não vật lý.

Có một tình trạng sai lệch lớn giữa các trường năng lượng dĩ thái, cảm dục và trí tuệ. Chúng không hoà nhập một cách đúng đắn, và kết quả là có một khoảng cách giữa chúng. Điều này gây nên không chỉ chứng loạn nhịp giữa các trường năng lượng mà còn cả chứng rối loạn chức năng. Ví dụ như nếu một ý tưởng hiện lên trong trí Billy và cậu bé bắt đầu nghĩ về nó, cậu có thể hoàn thành một ý tưởng đơn lẻ nhưng ở đây lại có một khoảng trống giữa sự kết hợp của tâm trí và biểu hiện vật lý của các diễn đạt. Điều này dẫn đến hiện tượng là cậu có thể thấy yêu cha mình hay mẹ mình tại bất cứ thời điểm riêng lẻ nào nhưng không thể nghĩ về cả hai người cùng một lúc.

Trường năng lượng dĩ thái không cho thấy tiến trình bệnh tật nào, chỉ có một sự thiếu kết hợp. Những kích thích nhận được một cách chậm chạp, khiến cho tồn tại một độ trễ thời gian trong việc ghi nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài. Để khắc phục điều này, điều cần thiết là việc lặp lại các việc với cậu một cách chậm rãi và cẩn thận.

Thể cảm dục thì nhỏ hơn bình thường, kém phát triển và mờ nhạt, chỉ với một vài màu sắc đơn điệu và nhạt nhoà. Billy không cảm nhận được xúc động mạnh, nhưng khi cảm nhận được thì nó tác động tới cậu theo chiều ngược lại. Lúc đó, cậu sẽ cứng đờ và đóng hoàn bộ thể trí cũng như thể vật lý lại. Ví dụ như nếu cậu có một cơn giận dữ bộc phát, cậu sẽ đột ngột cứng đờ và không nhúc nhích trong một khoảnh khắc, và phản ứng vật lý của cậu sẽ chậm lại. Hiện tượng này một phần là do sự rối loạn chức năng và thiếu đồng bộ của các vòng mạch dài trong não. Ở người bình thường thì có sự phối hợp gần như ngay lập tức giữa các thể vật lý, dĩ thái và cảm dục nhưng trong trường hợp của Billy về mặt vật lý thì cậu không thể phản ứng nhanh được. Vì vậy, cậu không gây nguy hiểm, ngay cả khi đang la hét vì giận dữ.

Thể trí của cậu cũng có kích thước nhỏ, với ít màu sắc, cho thấy ý tưởng của cậu bị hạn chế và kém phát triển. Có tình trạng thiếu đồng bộ giữa trường cảm dục và trí tuệ do sự kết nối yếu kém, rối loạn nhịp điệu và phối kết yếu.

Luân xa dĩ thái chân mày thể hiện sự bất thường và một số rối loạn ở tâm và trong sự tuần hoàn năng lượng gần tuyến yên, mặc dù bản thân tuyến này trông có vẻ bình thường trong một giới hạn nào đó.

Kết luận chung của DVK là chứng tự kỷ xuất hiện như là một tình trạng trục trặc chức năng hoạt động trong các kích thích thần kinh giữa chất xám trong não và các trung tâm não bộ khác. Sự dịch chuyển của vật chất dĩ thái khỏi não bộ rất nghiêm trọng. Không có sự đồng bộ và kết hợp giữa các tầng thể trí, cảm dục và dĩ thái, và ngoài ra có một khoảng cách trong các mối liên kết ở trường năng lượng dĩ thái.

Hội chứng Down—Down’s Syndrome

Hội chứng down là một dạng nghiêm trọng của khuyết tật về trí tuệ hay trí tuệ chậm phát triển liên quan đến nhiễm sắc thể thừa (thứ 21). Những trẻ mắc phải hội chứng Down có đặc điểm chung là đầu nhỏ, mắt xếch với nếp gấp bên trong (epicanthic) của mí mắt trên (vì vậy thường được gọi là mắt kiểu “Mông Cổ”) và lưỡi bị nứt, lưỡi thường lớn và thè ra. Có một trong số tám trẻ em bị khuyết tật về trí tuệ có biểu hiện hội chứng Down, có thể được mô tả như một loại bệnh có giới hạn, chức năng hoạt động chậm, mà có xu hướng ảnh hưởng hay hạn chế cách các kích thích điện não được cảm nhận trong vỏ não.

Micheal, sáu tuổi, được quan sát vào tháng Mười năm 1972. Ở trường hợp của cậu bé, những xáo trộn nổi bật nhất được tìm thấy tại vùng dĩ thái của tuyến yên, tuyến giáp trạng và tuyến tuỵ, cũng như trong tiểu não. Não dĩ thái bên trái có một bộ máy mạch ngắn làm việc với toàn bộ vùng ngoại biên của não. Có một sự chậm lại thường xuyên, mặc dù các phần của não bộ nhận được những nguồn phóng năng lượng gây ra những chuyển động vật lý của cậu bé. Đối lập với trẻ tự kỷ thường trở nên bị khoá trong một vài tư thế của cơ thể, các chuyển động của Micheal thì như bị bắt buộc.

Sự cân bằng hormone của tuyến yên là không bình thường, khiến nó không thể hoạt động đúng cách. DVK cho rằng tuyến yên có ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể vật lý, bao gồm bàn tay và bàn chân. (Ở bệnh to cực, một căn bệnh của tuyến yên, bàn tay, chân và đầu trở nên phì đại rất lớn). Cũng thế, tuyến này ảnh hưởng đến việc tiết tất cả các hormone vào cơ thể. (Điều này cũng đúng về mặt y học.).

Tuyến giáp trạng của Micheal cũng không thực hiện được chức năng thông thường, trong bản thân tuyến này và cả khi kết hợp với tuyến yên, cho thấy sự không cân bằng giữa hai tuyến. Ngoài ra còn có tình trạng mất cân bằng giữa tuyến giáp trạng và các tuyến tuỵ, với nhiều hoạt động diễn ra ở tuyến tuỵ hơn ở một người bình thường.

Tiểu não dường như chặn hệ năng lượng, và do đó sự phát triển trí tuệ bình thường không thể xảy ra.

Luân xa dĩ thái đỉnh đầu nhỏ hơn bình thường và tâm của nó cũng nhỏ, mặc dù trong giới hạn của người bình thường. Nhịp điệu của luân xa này chậm và màu sắc mờ nhạt, với những chuyển động bất quy tắc trên các cánh luân xa.

Toàn bộ thể dĩ thái nằm trong giới hạn trung bình nhưng lỏng lẻo hơn trong kết cấu so với người bình thường.

Thể cảm dục biểu hiện ít màu sắc hơn ở người bình thường nhưng nhiều màu hơn ở trẻ tự kỷ. Những màu chiếm ưu thế là hồng đỏ, là biểu hiện của tình trạng bệnh tật. Kết cấu thể cảm dục có thể giãn nở, nhưng những phản ứng tình cảm thường ngắn hạn và thời gian giữ sự tập trung ngắn.

Mặc dù thể trí có cho thấy vài bất thường, nó vẫn có chất lượng tốt hơn là thể trí ở trẻ tự kỷ. Không có bất kỳ sự ngăn chặn nào và những kết nối giữa trường trí tuệ, cảm dục và dĩ thái cũng khá hơn, mặc dù vẫn có vài kết nối lỏng lẻo. Bởi vậy, tiềm năng trí tuệ ở trẻ mắc hội chứng Down cho thấy khả năng phát triển khi cậu bé cố gắng giao tiếp với thế giới bên ngoài, muốn làm hài lòng , trong khi ở trẻ tự kỷ, giao tiếp là một việc rất khó khăn.

Bệnh rối loạn thần kinh ám ảnh- cưỡng chế— Obsessive-Compulsive Neurosis

Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế là một hội chứng tâm thần hiếm gặp. Người bệnh thường thông minh và hoàn toàn ý thức được hành vi cưỡng bách của mình nhưng không thể phá vỡ mẫu thức này. Bệnh này có thể diễn ra dưới hình thức như rửa tay liên tục do sợ lây nhiễm, hay có những suy nghĩ thôi thúc nào đó bên trong mà họ không thể nào bỏ qua được. Những suy nghĩ và hành động không cưỡng lại được khiến bệnh nhân không thể hoạt động bình thường trong xã hội.

Năm 1977, DVK gặp RS, 13 tuổi 13, đã nhận ra những suy nghĩ thường trở đi trở lại về những từ linh thiêng trong kinh Cựu ước. Hành vi của cậu bắt đầu trở nên có tính nghi lễ và cậu luôn bị ám ảnh bởi mong muốn giữ các sách thánh và những vật khác luôn sạch sẽ và ngăn nắp. Cậu cũng bắt đầu nghe thấy giọng nói. Vào lúc 15 tuổi, cậu bắt đầu nhận thấy có những lời nhắc nhở trong đầu mình, thúc đẩy cậu rửa tay và làm sạch các quyển sách. Cậu được đưa vào một viện tâm thần để được điều trị y khoa và tâm thần tích cực, bao gồm hàng tá vitamins, nhưng không có tiến triển thực sự nào trên các triệu chứng của cậu, rồi cậu được cho ra viện.

Năm 1977 khi gặp RS, cậu miêu tả các quá trình ám ảnh tâm thần của mình một cách rất rõ ràng và biết được rằng chúng vô lý nhưng nằm ngoài khả năng kiểm soát của cậu. Tuy nhiên, cậu đã quan sát thấy âm nhạc có giai điệu dường như làm dịu và giảm cường độ những suy nghĩ cưỡng bách của mình. Không ghi nhận có ảo giác thính giác nào trong thời gian giám định.

DVK quan sát thấy trường dĩ thái nói chung có kích cỡ trung bình và không có xáo trộn lớn nào được tìm thấy, ngoại trừ một sự thất thường rất nhỏ ở tầng năng lượng. Tuy nhiên, có một sự mất cân bằng trong nhịp điệu. Phía trái cơ thể dĩ thái nhỏ hơn và ít hoạt động hơn bên phải. Ngoài ra, thể dĩ thái có phần hơi rời khỏi cơ thể vật lý, và cấu trúc của nó có phần xốp rỗ. Có sự không tương xứng trong vòng mạch điện trong não gần khu vực đồi dưới não. Năng lượng ở đây thất thường về độ sáng và trở nên mờ mịt gần dây thần kinh thị giác, như thể dòng chảy không đồng đều. Tuyến giáp trạng dường như không hoạt động và năng lượng dĩ thái của nó không cân bằng. RS đang uống thuốc điều trị, nên không thể đánh giá liệu những loại thuốc có góp phần vào những xáo trộn trên.

Việc nghe thấy tiếng nói dường như bắt nguồn từ những rối loạn trong luân xa tùng thái dương, không từ luân xa cổ họng như thông thường. Luân xa tùng thái dương thể dĩ thái không có nhịp điệu và nhìn chung là “vô tổ chức”. Bệnh nhân dễ dàng bị buồn phiền về cảm xúc, và trong những cơn bồn chồn, năng lượng dĩ thái của cậu bị suy giảm, với các tác động trở lại ở thể vật lý.

Hình dạng nói chung của thể cảm dục có vẻ trong giới hạn thông thường nhưng có một bất thường nổi bật ở cả phần đỉnh của hào quang và ở chu vi, đều trông không bằng phẳng. Một lượng lớn chất xám xuất hiện ở hào quang, đầy màu đỏ, màu cho thấy sự xáo trộn. Một màu vàng xanh kiểu ốm yếu hiện lên thành các vết, thể hiện tính ghen tị. Cũng có sự loạn nhịp hoàn toàn giữa hai bên hào quang, với nhiều xáo trộn hơn ở bên phải.

Như đã đề cập trước đây, nơi mà trường năng lượng dĩ thái và cảm dục gặp nhau chính là cổng vào cõi trung giới. Ở RS cả cấp độ cảm dục và dĩ thái của luân xa tùng thái dương đều rối loạn nhịp điệu mà DVK gọi là “lắc lư”, và mối liên hệ qua lại giữa chúng không bình thường.

Thể trí tuệ thì rõ ràng một cách vừa phải, cho thấy các quá trình tư duy vẫn hoạt động nhưng chậm hơn bình thường. RS có khả năng kết hợp các suy nghĩ nhưng không thể phóng chiếu chúng. Thể trí tuệ cả có mức loạn nhịp ít hơn thể dĩ thái và cảm dục; cậu có thể tạo ra ý nghĩ nhưng không thể nhận ra mình trong đó.

Điều quan trọng nhất, là cách suy nghĩ của cậu không có ảnh hưởng gì tới cảm xúc của cậu. Như thể suy nghĩ và cảm giác nằm ở hai khu vực riêng biệt. Cậu có thể suy nghĩ nhưng không thể thực hành được nó, vì cơ chế thực hiện đòi hỏi suy nghĩ đó được chuyển từ tầng trí tuệ qua thể cảm dục đến tầng dĩ thái. Chính điểm ở giữa thể trí tuệ và thể cảm dục đã xảy xa sự tắc nghẽn này. Sự phủ định các suy nghĩ chính là thứ tạo ra sự cưỡng chế bên trong RS. Vì cậu xem mình là trung tâm, năng lượng dĩ thái của cậu bị chặn lại khi nó chảy vào trong với dòng chảy ra rất nhỏ, và điều này làm giảm đi sức sống của thể dĩ thái.

Bệnh nhân phải chịu đựng hầu hết sự loạn nhịp liên quan đến cả ba trường năng lượng- dĩ thái, cảm dục và trí tuệ- mà DVK đã từng được thấy. Mối liên hệ qua lại giữa trường cảm dục và trí tuệ yếu kém một cách ngoại lệ. Ví dụ, trong một thời điểm cậu có thể suy nghĩ và phân tích một vấn đề, nhưng sang đến thời điểm tiếp theo các cảm xúc của cậu có thể trở nên không ổn định và đẩy cậu ra khỏi trạng thái cân bằng. Cơ chế liên lạc hai chiều giữa thể cảm dục và thể trí không được hoà hợp một cách đúng đắn và do vậy các trường trí tuệ và nguyên nhân không thể kiểm soát thể cảm dục.

Cậu từng vô cùng sợ hãi khi phải ra một quyết định. Bất cứ khi nào cậu nghĩ về việc làm một thứ gì đó, khía cạnh tiêu cực của ý tưởng sẽ hiện ra, khiến cậu cảm thấy như thể cậu không muốn hành động. Cậu luôn đầy sợ hãi cùng những đợt lo âu.

DVK gợi ý rằng có thể tốt cho cậu bé nếu cậu được giao những nhiệm vụ nho nhỏ và được giúp thực hiện chúng cho đến khi hoàn thành. Cậu cần được thúc đẩy để phá vỡ thói quen không có khả năng ra quyết định. Đồng thời, cậu cần được trợ giúp tìm kiếm sự hài lòng trong những thành tựu nhỏ.

Điều hiện lên rõ ràng nhất trong hồ sơ bệnh án này là sự kiện rằng sự tương tác giữa các thể hay trường năng lượng là vô cùng quan trọng, bởi chính những trường này tạo nên sự hợp nhất của phàm ngã và khiến hành động được thực hiện.

Trạng thái hưng trầm cảm —Manic-Depressive States

Một vài trường hợp hưng trầm cảm được chúng tôi quan sát, hai trong số đó là trường hợp khá điển hình.

VJ, 25 tuổi, đã kết hôn, có hai con được chuẩn đoán vào năm 1979 mắc bệnh trầm cảm-hoang dại với các đặc tính của ảo giác. Khi 16 tuổi, cô đã cố gắng tự tử và thể hiện nhưng mô thức hành vi bất thường; cô đã không phải nhập viện nhưng được điều trị tại nhà. Vào tháng 2 năm 1979, cô cố gắng thực hiện một cuộc tự sát khác; vào tháng 6 cùng năm đó, sau khi phóng hoả chính nhà mình, cô được cho vào một bệnh viện tâm thần. Chỉ trong vài tháng, cô đã có những phục hồi tạm thời nhưng vào năm 1980 cô đã thành công trong việc tự sát bằng việc uống thuốc quá liều.

Cô được DVK quan sát vào tháng 6 và 11 năm 1979. Cô đã chịu đựng nhiều đợt nghe thấy giọng nói và nhìn thấy hình ảnh. Cô mất cảm giác thèm ăn và có xáo trộn trong chu kỳ ngủ của mình.

DVK quan sát thấy bệnh nhân có dòng chảy xiết của năng lượng dĩ thái trong suốt cuộc đời với những mô thức luôn luôn thay đổi. Lõi của luân xa dĩ thái tùng thái dương bị loạn nhịp và mất cân đối với đối phần của nó ở thể cảm dục, đây chính là nguyên nhân cơ bản cho những rắc rối của cô. Bệnh nhân cảm nhận được năng lượng thoát ra từ khu vực tùng thái dương đang hoạt động mạnh nhưng không thể điều khiển được những nguồn năng lượng này. Cô có tính khí “nóng nảy khủng khiếp” và năng lượng cảm dục thừa thãi mà nó sẽ bùng nổ theo nhiều cách khác nhau. Sau đó, cô không thể nhớ được cô đã làm những gì.

Khi chủ thể bắt đầu hát, DVK thấy việc lấy hơi dài có ảnh hưởng tới luân xa tùng thái dương. Tuy nhiên, cô dường như mất đi sự yêu thích rất nhanh, và trở nên hoảng loạn; điều này đến lượt nó lại mở trung tâm tùng thái dương ra, nó trở nên tự động nạp thêm năng lượng và ngày càng loạn nhịp. Nói một cách ngắn gọn, tầng dĩ thái và cảm dục của luân xa tùng thái dương không thể kiểm soát được năng lượng mà cô tạo ra.

Luân xa dĩ thái chân mày cho thấy cùng loại rối loạn nhịp điệu như ở tùng thái dương với vài chỗ lỏng lẻo ở khu vực phụ cận của trung tâm. Luân xa dĩ thái chân mày thể hiện sự loạn nhịp trên các cánh luân xa và sự lỏng lẻo ở phần phụ quanh trung tâm.

DVK đã cố gắng giúp bệnh nhân ổn định lại trung tâm tùng thái dương bằng cách chỉ cho cô kỹ thuật hít thở sâu mà có thể giúp cô thư giãn và sửa chữa những chỗ hỏng hóc trong luân xa tùng thái dương. Bệnh nhân có mong muốn mãnh liệt chữa lành cho người khác nhưng không yêu thương họ và cô bị lấp đầy bởi những uất hận với cuộc sống. Thật không may, cô đã tự tử vào năm sau đó.

Một trường hợp hưng trầm cảm khác là trường hợp của VT, một sinh viên trường đại học Harvard với bệnh trạng chủ yếu là sự không thể khiến bản thân làm việc. Tình trạng này đã diễn ra trong ba năm.

Lịch sử gia đình bệnh nhân tiết lộ bệnh tâm thần ở phía người mẹ, với các triệu chứng hưng trầm cảm. Một ông bác cố đằng ngoại đã tự tử. Phía đằng nội, có bằng chứng về tâm trạng thay đổi và xu hướng ảo giác từ đời ông. Người cha là một nhà văn rất giàu cảm xúc, hay bồn chồn và không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.

DVK gặp anh ta năm 1955 khi anh bị trầm cảm và muốn tự tử. Anh quá nhạy cảm và dễ bị làm phiền bởi tiếng ồn xung quanh. Toàn bộ thể dĩ thái của anh được thấy có màu xanh da trời dày đặc, với một sự pha trộn của nhiều màu sắc khác nhau. Độ sáng thì trên trung bình và chuyển động cũng nhịp nhàng hơn mức bình thường. Kích thước cũng bình thường nhưng trường năng lượng này rộng hơn ở phía bên trái và trũng xuống tại phần luân xa tùng thái dương. Độ đàn hồi trung bình và kết cấu mịn màng, nhưng có vài vết nứt nông trên toàn bộ cơ thể dĩ thái, cho thấy xu hướng rối loạn cơ thể tâm thần.

Bệnh tâm thần phân liệt— Schizophrenia

PCK là một bệnh nhân ở một bệnh viện tâm thần, được chuẩn đoán mắc bệnh oang tưởng tâm thần phân liệt (paranoid schizophrenia). Anh được đưa đến chỗ chúng tôi để thăm khám vào năm 1960.

Khi DVK quan sát anh, bà để ý thấy tại luân xa dĩ thái đỉnh đầu phần tâm luân xa có màu xám hơn ở cánh luân xa, cho thấy tình trạng hoạt động kém rõ rệt. Độ sáng yếu ớt, chuyển động không có nhịp điệu và theo nhiều hướng khác nhau, ở cả tâm và cánh luân xa. Hình dạng của nó cũng kém hơn tiêu chuẩn, với vùng cánh phụ cận có răng như lưỡi cưa. Bản thân đường viền của tâm luân xa cũng không như thông lệ nhưng điều thậm chí bất thường hơn cả là sự chia cắt xuất hiện trên toàn bộ luân xa từ trước ra sau ở toạ độ 6 giờ, 12 giờ, gây nên hiện tượng loạn nhịp nghiêm trọng.

Có một sự rò rỉ năng lượng nhỏ là kết quả của việc thiếu đường nét rõ ràng ở tâm của luân xa. Cấu tạo của toàn bộ trung tâm này đều xốp và lỏng, và độ đàn hồi kém. Màu xám của luân xa sản sinh ra những bất thường; màu xám “che phủ” tâm luân xa có chiều hướng ngăn chặn anh kết nối với ngã thức ở các tầng cao hơn. Vì vậy, các cảm xúc của anh có xu hướng chiếm quyền kiểm soát, và anh không thể làm chủ bản thân mình.

Vùng đồi não được chú ý với những kích thích khác thường của năng lượng dĩ thái mà nó có ảnh hưởng tới việc làm chậm nhịp điệu, và tuyến tùng cũng không hoạt động bình thường.

Luân xa dĩ thái chân mày cũng bị gắn bởi màu xám ở các bộ phận của nó, điều này chỉ tình trạng sai lạc trong chức năng hoạt động. Một vài màu đỏ cũng như xám được nhìn thấy ở tâm, và màu xám, đỏ và xanh lá cây ở cánh luân xa. Kích thước trong giới hạn trung bình nhưng độ sang mờ nhạt và tốc độ chuyển động vừa loạn nhịp vừa theo nhiều nhịp độ khác nhau. Hình dáng luân xa này không theo tiêu chuẩn, với vùng ngoại vi bị rách. Độ đàn hồi kém, và kết cấu của cả tâm lẫn cánh luân xa đều lỗ chỗ và lỏng lẻo. Chức năng hoạt động của luân xa này cũng không bình thường, được biểu hiện qua màu xám và chuyển động thất thường đã tác động đến nhận thức và khả năng hình dung. Tuyến yên nằm trong giới hạn thông thường.

Ở luân xa dĩ thái cuống họng, các cánh luân xa có màu xanh và xám, với mầu xanh tím than đậm, gần như đen ở tâm luân xa. Màu sắc này cho thấy PCK đang bị chia cắt với chân ngã của mình. Độ sáng mờ nhạt, và chuyển động ở cả tâm và cánh luân xa đều loạn nhịp với tốc độ thay đổi liên tục từ chậm sang trung bình. Kích thước thì trong giới hạn bình thường nhưng các cánh luân xa có phần hơi trùng xuống, với một chút năng lượng rò rỉ gần khu vực 6 giờ. Độ đàn hồi kém, cấu trúc xốp và lỏng lẻo, và sự hoạt động của tuyến giáp thì có nhiều thay đổi.

Luân xa dĩ thái tùng thái dương thì mờ nhạt và không bình thường, các cánh luân xa có màu vàng, xám và đỏ. Ở đây, màu đỏ cho thấy cảm xúc tức giận ngự trị và kiểm soát hành động của anh. Ở những khoảnh khắc như vậy, có một sự chuyển giao vị trí cơ bản của tâm thức từ luân xa đỉnh đầu tới luân xa tùng thái dương.

DVK tổng kết bằng việc để ý đến đặc tính nổi bật nhất trong trường hợp này là vết nứt trên tất cả các luân xa. Ngoài ra, mối quan hệ giữa thể cảm dục và thể dĩ thái, nơi màu xám chiếm ưu thế cho thấy tình trạng trầm cảm, là điều không bình thường.

Danh mục các vấn đề nghiên cứu trong lúc phỏng vấn, mà các kết luận sau này dựa vào, có trong phần phụ lục về tâm thức và não bộ.

Lưu ý cuối: Sự gán ghép mỗi trường hợp vào một luân xa cụ thể nào đó hay khía cạnh nào đó của thể dĩ thái đôi khi có thể khiến độc giả thấy chúng tôi dường như tuỳ tiện. Điều này đặc biệt đúng với những trường hợp liên quan đến luân xa đỉnh đầu và những luân xa liên hệ tới tâm thức và não bộ. Nhiều chỗ trùng lặp có thể được nhận thấy. Bạn đọc sẽ nhận ra chúng tôi chỉ định các trường hợp thuộc về động kinh vào phần luân xa đỉnh đầu ở chương XI (mặc dù não bộ rõ ràng cũng có liên quan). Việc này là do những thay đổi trong thể dĩ thái ở luân xa đỉnh đầu rất đáng nghi ngờ là có liên quan đến loại bệnh này. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải khẳng định một lần nữa rằng không có tự tách biệt nào giữa hệ thống luân xa và những phần đối ứng thể dĩ thái của nó trong não bộ và các bộ phận; tất cả đều hoạt động như một khối thống nhất. Sự phân chia chúng tôi tạo ra về nguyên tắc chỉ nhằm mục đích làm rõ.

++++++++++++++++++++++Bản Gốc tiếng Anh++++++++++++++++++++++++++

XII. Diseases Related to Consciousness and the Brain

In previous chapters, data were presented with respect to clairvoyant observations of changes in the chakras and corresponding areas of the energy fields. In this chapter the focus is upon displacement and malfunctioning of the etheric energy in the brain and the resulting clinical defects.

Since DVK had no knowledge of anatomical terms, we used a Life/Form replica of the brain by Nasco on which she could indicate her observations. This was a bisected human head including the neck, made from an actual dissection of a human brain molded and cast in vinyl rubber. DVK was given a brief demonstration of the anatomical pathways, so that she could note any changes she might perceive in both normal and abnormal states. To give her further tangible knowledge of the brain, she was taken to the neuroanatomy department of a medical school and shown both a total human brain and one that was sliced in sections.

Many of DVKs observations concern the cerebellum, a part of the brain between the brain stem and the back of the cerebum (diagram 1). It is concerned especially with coordination of all the muscles and with the equilibrium of the body. In order to set DVK s observations of the brain and spine in the proper context, we quote the following description from Gray’s Anatomy:

Anatomically the cerebellum consists of a narrow median portion called the vermis, which is located between two laterally and posteriorly protruding cerebellar hemispheres, located dorsal to pons and medulla oblongata. It appears to serve as a suprasegmental coordinator of muscular activities, especially those of motor functions that require sequential, repetitive or complex movements. It helps regulate muscle tone and maintain proper balance for standing, walking and running.

D:\Box\Box Sync\Theosophy_htm\Dora Kunz\media\image2.jpeg

Diagram 1. Cross section of the brain within the skull, showing the approximate location of various structures referred to in the text.

According to DVK, the etheric energy flows from the base of the spine into the medulla oblongata, the part of the brain that joins the spine (see diagram), where there is a small energy vortex. This center, however, seems to be more important on the astral than on the etheric level. The etheric cerebellum seems to be a receptive organ and is therefore able to absorb surplus energy from the rest of the brain. It seems to act as a sort of sponge or shock-absorber for the overflow of etheric energy. In children, the cerebellum is perceived as being more active in the center than on the periphery, whereas in adults the reverse is true. (It is worth noting that tumors of the central portion of the cerebellum, known as the vermis, occur mainly in children.)

There is a direct connection between the cerebellum and the crown chakra at the etheric level.

The thalamus (diagram 1) seems to have a positive etheric charge, which is balanced by the negative or minus charge in the cerebellum. The etheric energy of the brain seems to be released and discharged through the region of the brain connected with the thalamus. This may have an overcharge of energy, to which the cerebellum, with its negative charge, acts as a neutralizer.

A system is formed by the cerebellum and the caudate nucleus (which is part of the floor of the lateral ventricle, one of the cavities continuous with the spinal column). It was DVK’s impression that the two caudate nuclei and the two portions of the cerebellum act together, and have a balancing and protective effect. The various sections of the brain are all interrelated with the nervous system via the cerebrospinal fluid, which is the agent responsive to electrical discharges. It seems to act as a conductor of energy in the brain and spine, and may also serve this function with respect to levels of energy higher than the physical.

The crown chakra, as well as the pineal gland, pons and midbrain (diagram 1) probably have more to do with conscious perception than is currently believed.

The flow of energy up the sushumna or etheric channel from the chakra at the base of the spine to the medulla oblongata (diagram 1) may have some effect on the cerebrospinal fluid and its level of energy. In the average person, this flow in the sushumna is rather slow, but it is swift and powerful in a spiritually developed person. If the kundalini energy at the base of the spine has been aroused and flows up the spine to the medulla oblongata, this produces an effect not only on the brain but on the total energy of the body.

Etherically, the alta major center is a small area where the cranium and the spine approximate contact. When fully developed, it forms a center of communication between the vital energy of the spinal column and that of the crown and brow chakras.

Dyslexia

The word “dyslexia” comes from the Greek. The term is used in psychology to identify cases where there is serious difficulty with reading words or numbers. It is a condition in which a person with normal vision is unable to interpret written words correctly because of a disturbance in visual perception. In most cases the subject confuses letters or numbers: b may be seen as d, or p as q, or the letters may also be reversed vertically, as in n and u, or w and m. In the same way, the numbers 6 and 9 or 5 and 8 may be misread. Auditory and tactile stimuli are often normal and therefore play a part in training the patient to overcome the handicap.

DVK was asked to trace the etheric pathways concerned with vision, first in a normal and then in a dyslexic brain, in the hope that the mechanism of the defects could be discovered. With the aid of the Life/Form model of the brain, she could point more precisely to the areas she perceived as deviating from normal.

In general, she observed that in dyslexia there is a slight local dislodgement of the etheric field from the brain material in certain segments of the visual pathways. It seemed to her as though the visual pathways had not made what she called a sufficient “grooving” in the brain substance. It should be noted that dyslexia is a local defect.

In 1973, DVK observed CT, a woman with three children who had been dyslexic since childhood. CT felt a slight “block” when reading the letters b and d and the numbers 5 and 8 or 6 and 3, and she also had difficulty in retaining numbers in her memory. She was unable to use a calculator because of her difficulty in hitting the right numbers. Her son, JT, aged fifteen, showed a greater degree of dyslexia. Many years before we saw them, both mother and son had received training to overcome their visual disability by using the sense of touch.

When DVK was asked to look specifically at the brains of both these subjects, she described the abnormalities as a fluctuating pattern—a slight “time lag”—between the etheric impulses from the corpora quadrigemina in the midbrain to the parietal lobe, the sensory and motor area of the brain (diagram 1). This abnormality was more marked in the son than in the mother, although DVK did not know that he had the more severe case of dyslexia. When CT became anxious, she blocked the flow of etheric energy, and thus slowed down the mechanism which DVK called “interpreting the seeing.”

D:\Box\Box Sync\Theosophy_htm\Dora Kunz\media\image3.jpeg

Diagram 2. The left hemisphere of the brain. Each hemisphere is divided into four lobes, the frontal, parietal, occipital, and temporal. The lobes have specialized functions. A gyrus is a convolution of the brain.

When CT was given a page to read, DVK observed a slight slowing down on both sides of the parietal lobes, but when sound was used there was a slight increase in the brightness around the area of the first temporal gyrus, where auditory impressions are received and interpreted in the brain (diagram 2). (This observation was in agreement with the medical data.)[1] Because of this brightness, DVK thought that the use of melodious sound could help her to synchronize the pattern and overcome the difficulty of visual interpretation. Her sensitivity to sound was observed to be more on the left than the right side in the temporal area. Since she was more developed in the auditory portion of the brain than in the visual, music had a definite effect on her emotions.

When single numbers were written on a piece of paper and flashed before CT’s eyes, DVK observed that the receptivity in the right parietal region was not as good as on the left, as though the right side had more to do with numbers than letters. CT had a memory lag with respect to visual perception of numbers, related to seeing the number physically and remembering it.

Her general etheric was slightly loose and coarse. When she experienced an emotional reaction to a situation, she tended to feel woozy and tired, and was unable to think clearly. Her emotions dominated her, due to the strong connections between the loose etheric and the astral body, and these strong emotional reactions in turn produced fluctuations in her physical strength.

The astral body appeared volatile, and its movement was both intense and very rapid. There was resentment and insecurity, with a long-established anxiety, and she was unable to let go of this pattern. Music, however, helped to release her from the grip of these emotions and gave her great satisfaction. She had formerly sung publicly, but when it was suggested that a resumption of her singing might help her to relax, she replied, “I need an audience.”

Her son, JT, tended to confuse the letters b with d and p with q when reading. He had received some training to overcome this handicap.

With the aid of the brain model, DVK pointed out how she perceived the visual impulses in a normal person. In the case of a dyslexic, there was a slight slowing in the etheric brain pattern, and as a result the impulses from the optic nerve to the region of the corpora quadrigemina were slightly delayed as they travelled to the parietal region for visual interpretation (see diagram 1). There was a minimum delay, with dyssynchronicity on the left as compared to the right.

DVK pointed to an area on the Life/Form brain model about two centimeters above the first temporal gyrus. When JT was asked to read, DVK observed his etheric brain pattern and noticed that when he came to the letters b and d, there were slight hesitations in his reading. These seemed to be related to the parietal region which reacted more slowly, as though the track of the nerve impulses was slower and wider than in the average person. A time lag in the mammillary body in the hypothalamus was also noticed.

When single letters such as p and q written on a slip of paper were unexpectedly flashed before JT’s eyes, DVK observed that there was a split second s delay, as though the visual impulses were slightly deviated to another section of the brain before he could focus on them and get the correct interpretation. However, when the experiment was repeated several times and he became aware of which letters he would see, his reading improved. It was as though the focusing of his attention corrected the side-tracking of the etheric energy. This may explain how and why tactile and visual stimuli used in training the dyslexic child can help make the electrical impulse “groove” along a more consistent pattern, and focus in the right area for interpreting the visual stimuli. When the letters k or g were presented to JT visually, the process of transmission within the brain seemed normal.

In 1981, Drs. Albert Galaburdo and Thomas Kemper of Boston pointed to noticeable anatomical differences between dyslexic and normal readers’ brains. They studied young people who had died in their early twenties and found unusual arrangements of cells, which suggested to them that the language areas were disturbed on either side of the brain. This finding confirms DVK’s clairvoyant observations.

Autism

Autism is defined as an inborn brain disturbance, particularly in the sequencing of sounds and experience. A severe language problem is a key symptom. It is a syndrome appearing in childhood, with symptoms of selfabsorption, inaccessibility, aloneness, inability to relate to others, with highly repetitive play and at times rage reactions. The autistic child exhibits bizarre muscular movements of both arms and legs, has difficulty speaking and is unable to communicate adequately.

Autistic children have been misunderstood and at times mistreated because of medical ignorance of the mechanism and causative factors of the disorder. Parents, especially mothers, have been held responsible to some degree for the condition of the child, and made to feel guilty. As our knowledge improves, we will reach a more correct understanding of this very serious abnormality. In 1972, after seeing children presented on a television program, SK became convinced that autism is a neurological rather than a psychological disorder.

DVK was taken to visit an autistic child in his home, as well as to a school where she was able to observe autism, Down’s syndrome and children with other abnormalities.

In October, 1972, we visited the home of Billy, an autistic child. On our arrival, Billy, who was a handsome boy of fourteen, appeared at the front door and assumed a strange position, with one leg twisted and an arm bent in an angular position. His eyes were alert, cold and glassy. There was no warmth of expression in his face, nor was there any response to our efforts to make contact with him. He stood in that awkward position for a few moments and then suddenly moved swiftly into the house.

All during our visit, Billy would wander restlessly in and out of the room; unable to sit in one position, he would rock back and forth and then suddenly jump up and walk away. His general body movements were bird-like, and his arm and leg motions were angular rather than smooth. There was no paralysis or weakness in any part of his body, and his gross physical coordination, such as in running, seemed good.

Finer movements of the hands, which require dexterity, seemed difficult for Billy to coordinate, but he was able to sign his name. When rock music was played, he responded to the rhythm and reacted physically in a distorted way. His voice was monotonous and flat. He understood simple questions but could not comprehend or respond to abstract ideas. He often watched television but would turn the sound off. He had good recall for the names of actors in a television program he watched, yet he was unable to say what the program was about. His mother was kind to him but firm, and he always obeyed her.

DVK observed a disturbance in the etheric brain. The electrical brain pattern on the left side around the area of the postcentral gyrus was abnormal (diagram 2). DVK usually observes two major circuits in the brain which she calls “loops”: small loops near the surface of the brain (that is, the gray matter), and larger loops which connect the surface of the brain (the gray matter) to the deeper parts (the midbrain and other nuclei). In a normal person the two circuits seem to be synchronized, but DVK observed that in an autistic child there is no synchronization.

In the smaller circuits seen on the surface of the brain, the electrical impulses in the autistic child were slower than normal, duller and less vital. The larger circuits (the interconnections with the other nuclei, the thalamus, midbrain, etc.) were slow and, not being synchronized with the smaller circuits, they appeared to act independently at times. This produced the jerky movements. The right side of the brain was not as disturbed etherically as the left, which did not function adequately when the boy tried to speak. The electrical impulses moving within the brain were slow. He could visualize and think in concrete terms about objects like a cat or chair, but words involving concepts, such as “school,” were beyond him.

Etherically, the area at the top of the head had a dull section like a pocket within it. There was a general slowing down and a lack of coordination of the nerve impulses. This may explain the absence of logical deduction and the ability to understand abstract ideas and form a holistic point of view. The lack of synchronization within the inner brain circuitry would also explain the poor coordination, both in speech and in bodily movements. His knees were bent in an angular position, and he walked almost sideways at times.

The form of the crown chakra was abnormal and its periphery was uneven, which influenced the outflow of etheric energy to the physical brain.

There was a striking disalignment between the etheric, astral and mental fields. They did not mesh correctly, and the result was a gap between them. This led not only to a dysrhythmia among the three fields, but also to their dysfunction. For example, if an idea came into Billy’s mind and he started to think about it, he could complete a single idea, but there was a gap between the coordination of the mind and physical expression in speech. This resulted in difficulty in synchronizing the idea with its verbal expression. The effect was that he could love his father or his mother at any single time, but he could not think of both of them simultaneously.

The etheric field showed no disease process, only a lack of coordination. The impulses were received slowly, so that there was a time lag in registering impressions from the outside world. To overcome this, it was necessary to repeat things to him slowly and carefully.

The astral body was smaller than normal, underdeveloped and dull, with only few faint and pale colors. Billy did not feel strong emotion, but when he did it affected him adversely. He then tended to stiffen and block off his mental body as well as his physical. For example, if he had an outburst of anger, he would suddenly stiffen and stand still for a moment, and his physical reactions would slow down. This was partly due to the dysfunction and lack of synchronization of the long circuits of the brain. In a normal person there is an almost instantaneous coordination between the emotional and the etheric/physical bodies, but in Billy’s case he was physically incapable of reacting quickly. Because of this he was not dangerous, even when screaming in anger.

The mental body was also small in size, with little color, showing that his ideas were limited and poorly developed. There was a lack of synchronicity between the mental and astral fields due to their weak connection, dysrhythmia and poor coordination.

The etheric brow chakra showed abnormality and some disturbance in the core and in the circulation of energy near the pituitary, although the gland itself appeared normal enough within certain limits.

DVK’s general conclusion was that autism appears to be a condition of malfunction in the nerve impulses between the gray matter of the brain and other centers. The displacement of the etheric from the brain substance is very severe. There is both lack of synchronization and of integration among the etheric, astral and mental levels, and in addition there is a gap in the interconnections at the etheric field.

Down’s Syndrome

Down’s syndrome is a severe form of mental deficiency or retardation which involves an extra chromosome (number 21). Children afflicted with Down’s syndrome characteristically have a small head, slanting eyes with an inner (epicanthic) fold of the upper eyelids (hence often called “Mongoloid”) and a fissured tongue that is usually large and protruding. One in eight mentally defective children exhibits Down’s syndrome, which may be described as a delimiting disease, slow functioning, that tends to affect or limit the way the electrical impulses are sensed in the brain cortex.

Michael, aged six years, was seen in October 1972. In his case, the most striking disturbances were found in the etheric regions of the pituitary, thyroid and thymus glands, as well as in the cerebellum. The left side of the etheric brain had a short circuitry mechanism dealing with the whole periphery of the brain. There was a regular slowing down, although parts of the brain received spurts of energy which caused his physical movements. In contrast to the autistic child who becomes locked into certain bodily positions, Michael’s movements were compulsive.

The hormonal balance of the pituitary gland was abnormal, so that it did not function properly. DVK stated that the pituitary has an effect on the whole physical body, including the hands and feet. (In acromegaly, a disease of the pituitary gland, the hands, feet and head become greatly enlarged.) Also, this gland affects the release of all the hormones into the body. (This too is medically correct.)

Michael’s thyroid was also abnormal in its functioning, both in itself and in conjunction with the pituitary, indicating an imbalance between the two. There was in addition an imbalance between the thyroid and the thymus glands, with more activity in the thymus than in the average person.

The cerebellum seemed to inhibit the energy system, and thus normal mental development did not occur.

The etheric crown chakra was smaller than average, and the core was also small, although within normal limits. The rhythm was slow and the color dull, with irregularities in the petals.

The whole etheric body was within the average range, but looser in texture than is usual.

The astral body displayed fewer colors than normal, but more than in an autistic child. Its predominant color was a reddish-rose, signifying some affection. The texture was expandable, but the emotional reactions were shortlived, and the span of attention brief.

Although the mental body showed some abnormalities, it was of better quality than that of the autistic child. There were no inhibitions, and the interconnections between the mental field and the etheric and astral were also better, even though there was some looseness. Because of this, the mental potential of a Down’s syndrome child offers some possibility of development as he attempts to make contact with the outside world and wants to please, whereas in the autistic child communication is very difficult.

Obsessive-Compulsive Neurosis

Obsessive-compulsive neurosis is a rare psychiatric syndrome. The patients are usually intelligent and fully aware of their compulsive behavior but unable to break its pattern. This may take the form of constantly washing their hands for fear of infections, or of certain compulsive thoughts which they are unable to get rid of. These compulsive thoughts and actions make it impossible for the patients to function normally in society.

In 1977 DVK saw RS, who at the age of thirteen had become aware of recurrent thoughts about the holy words of the Old Testament. His behavior became ritualistic, and he was continually haunted by the desire to keep the holy books and other things clean and tidy. He also began to hear voices. At the age of fifteen he became aware of admonitions inside his head, exhorting him to wash his hands and clean the books. He was admitted to a mental hospital where he received intensive psychiatric and medical treatment, including massive doses of vitamins, but there was no real improvement in his symptoms, and he was discharged from the hospital.

In 1977 when RS was seen, he described his obsessive mental processes very clearly and acknowledged that they were unreasonable but beyond his control. He had observed, however, that melodious music seemed to soothe and diminish his compulsive thoughts. There were no auditory hallucinations at the time of his examination.

DVK observed that the general etheric field was normal in size, and no major disturbance could be detected, except for a very slight fluctuation in the energy level. There was, however, an imbalance in the rhythm. The left side of the etheric body was smaller and less active than the right. In addition, the etheric was slightly detached from the physical body, and the texture was somewhat porous. There was an inequality in the electrical circuitry in the brain near the region of the hypothalamus. The energy there fluctuated in brightness and became dim near the optic nerve, as though the flow was spotty. The thyroid gland seemed inactive, and its etheric energy was imbalanced. RS was on medication, and it was impossible to judge whether or not the drugs were partly responsible for the disturbances.

The hearing of voices seemed to originate from disturbances in the solar plexus chakra, not from the throat as is more usual. The etheric solar plexus was dysrhythmic and generally “out of kilter.” The patient was easily upset emotionally, and during fits of anxiety his etheric energy was lowered, with physical repercussions.

The general shape of the astral body seemed within the normal range, but there was a striking abnormality both at the top of the aura and also on its periphery, which appeared ragged. A large amount of gray appeared in the aura, streaked with red which indicated annoyance. A rather sickly greenish-yellow, which appeared in blotches, indicated jealousy. There was complete dysrhythmia between the two sides of the aura, with more disturbance on the right.

As mentioned previously, the point at which the etheric and astral energy fields come together is the gateway to the astral world. In RS both the etheric and astral levels of the solar plexus chakra were dysrhythmic in a fashion which DVK called “rocking,” and their interrelationship was abnormal.

The mental body was moderately clear, showing that the thought processes were working, but more slowly than normal. RS had the ability to coordinate his thoughts, but not to project them. The mental body was less dysrhythmic than the astral and etheric fields; he was capable of producing a thought, but not of identifying himself with it.

Most importantly, his thinking had no effect on his emotions; it was as though thinking and feeling were in two separate compartments. He could think but could not carry out his thoughts, for the mechanism of implementation requires that thought be transmitted from the mental through the astral to the etheric level. It was between the mental and astral that his block occurred. The negation of thinking was what created RS’s compulsion. Since he was self-centered, his etheric energy was cut off as it flowed inward with little outflow, and this diminished the vitality of the etheric body.

This patient suffered the most dysrhythmia involving all three energy fields—etheric, emotional and mental— that DVK had ever seen. The interrelatedness between the astral and the mental was exceptionally poor. For example, at one moment he might be able to think and analyze a problem, but in the next moment his emotions would “wobble” and throw him off balance. The interlocking mechanism between the mental and astral bodies was not properly aligned, and therefore the causal and mental fields were unable to control the emotional.

He was extremely fearful of making a decision. Whenever he thought of something to do, the negative aspect of the idea would arise, so that he would feel as though he did not want to act on it. He was full of fear, accompanied by fits of anxiety.

DVK suggested that it would help him if he were given small tasks to do and was made to carry them to completion. He needed to be forced to break through his inability to make a decision. At the same time, he should be helped to find satisfaction in small achievements.

What emerged most clearly from this case history was the fact that the interrelationships between the various bodies or fields are extremely important, for it is these which create the integration of the personality and make action possible.

Manic-Depressive States

Several cases of manic-depression were seen by us, two of which are fairly typical.

VJ, aged twenty-five, married with two children, was diagnosed in 1979 as manic-depressive with schizophrenic features. At the age of sixteen she had attempted suicide and showed abnormal behavior patterns; she was not hospitalized but was treated at home. In February, 1979, she made another suicide attempt; in June of the same year, after setting fire to her home, she was admitted to a mental hospital. In a few months she made a temporary recovery, but in 1980 she succeeded in committing suicide by taking an overdose of drugs.

She was seen by DVK in June and November of 1979. She had been suffering from recurring episodes of hearing voices and seeing visions. There was a loss of appetite and disturbance in her sleep rhythm.

DVK observed that the patient had had a rapid flow of etheric energy all her life, with constantly changing patterns. The core of the etheric solar plexus chakra was dysrhythmic and out of harmony with its astral counterpart, which was her primary source of trouble. The patient had a sense of power derived from her active solar plexus, but was unable to handle its energies. She had a “terrible temper’ and excessive astral energy which became explosive in different ways. Later, she could not remember what she had done.

When the subject began to sing, DVK observed that the sustained breathing affected the solar plexus. However, she seemed to lose interest quickly, and become frustrated; this in turn opened up the solar plexus center, which became simultaneously more charged with power and more dysrhythmic. In short, the astral and etheric levels of the solar plexus chakra could not handle the energies she generated.

The etheric brow center showed the same type of dysrhythmia as the solar plexus, with some looseness in the periphery of the center. The etheric crown chakra exhibited dysrhythmia in the petals and looseness in the periphery of the center.

DVK tried to help the patient stabilize the solar plexus center by showing her a deep-breathing technique, which might help relax her and repair the breaks in the solar plexus chakra. The patient had a strong desire to heal others but not to love them, and she was filled with resentment toward life. Unfortunately, she committed suicide the following year.

Another case of manic-depression was that of VT, a student at Harvard University whose main complaint was an inability to apply himself to his work. This condition had persisted for three years.

The patient’s family history revealed mental illness on the maternal side, with manic-depressive symptoms. A maternal great-uncle had committed suicide. On the paternal side there was evidence of mood swings and a tendency toward delusions of grandeur. The father was a writer who was moody, apprehensive and unable to control his emotions.

DVK saw him in 1955, when the subject was depressed and suicidal. He was oversensitive and disturbed by noises around him. His general etheric was observed to be misty blue, with a variable mixture of color. The luminosity was above average, and the movement was rhythmic and also above average. The size was normal, but the energy field was wider on the left side of the body and droopy in the solar plexus area. Elasticity was average and the texture fine, but there were slight breaks all over the etheric body, indicating a tendency to psychosomatic disturbances.

Schizophrenia

PCK was a patient in a mental hospital, having been diagnosed as suffering from paranoid schizophrenia. He was brought to us for evaluation in 1960.

When DVK observed him, she noted that the etheric crown chakra was grayer in the petals than in the core, indicating a definite malfunction. The degree of luminosity was low, the movement dysrhythmic as well as variable, both in the core and in the petals. The form also deviated from the norm, as the periphery of the petals were toothed like a saw. The edges of the core itself were irregular, but even more unusual was a split going through the whole chakra from front to back at the six o’clock/twelve o’clock axis, producing a severe dysrhythmia.

There was a slight leakage of energy resulting from the lack of sharp definition in the core of the chakra. The texture of the whole center was both coarse and loose, and its elasticity was poor. The grayness produced abnormality; gray “clouds” in the core of the chakra tended to block him off from the higher levels of the self. Because of this, his emotions tended to take over, and he had no self-control.

The thalamus was marked with irregular impulses of etheric energy which had the effect of delaying the rhythm, and the pineal gland was not functioning normally.

The etheric brow chakra was also tinged with gray in both of its components, which indicated a malfunctioning. Some red as well as gray was seen in the core, and gray, red and green in the petals. The size was within the normal range, but the luminosity was dull and the speed of movement was both variable and dysrhythmic. The shape deviated from the norm, in that the periphery was ragged, and there was a peculiar “banding” of the whole chakra, some normal bands being interposed between those that were abnormal. The core was split in the center like the crown chakra, with a ragged periphery. The elasticity was poor, and the texture of both core and petals was both coarse and loose. The function of this chakra was abnormal, as indicated by the gray color and the irregular movement affected perception and visualization. The pituitary gland was within the normal range.

In the etheric throat chakra, the petals were blue and gray, with a very dark blue, almost black, core. This indicated that PCK was blocking out his higher self. The luminosity was dull, and the movement of both core and petals was dysrhythmic, with a speed which varied from slow to average. The size was within normal, but the petals were slightly droopy, with a leakage of energy at a point near the six o’clock area. The elasticity was poor, the texture coarse and loose, and the function of the thyroid was variable.

The etheric solar plexus chakra was dull and abnormal, and the petals were yellow, gray and red. Here, the red indicated anger which took over, and controlled his behavior. At such moments there was a transfer of the primary seat of consciousness from the crown chakra to the solar plexus.

DVK summed up by noting that the most striking feature in this case was the split in all of the chakras. In addition, the relationship between the etheric and the astral, where the predominance of gray indicated depression, was unusual.

The checklist made at the time of the interview, upon which the foregoing account is based, will be found in the section of the appendix on consciousness and the brain.

A final note: Our assignment of cases to a particular chakra or aspect of the etheric may sometimes appear arbitrary to the reader. This is especially true of the cases related to the crown chakra and those linked to consciousness and the brain. A good deal of overlap maybe perceived. The reader will note that we have assigned cases of epilepsy to the section on the crown chakra in Chapter XI (although the brain is obviously involved as well); this is because etheric changes in the crown chakra are highly conspicuous in this disease. However, we must reemphasize that there is no separation between the chakra system and the etheric counterparts of brain and organs; all work together as one whole. The classifications we have made were principally for the purposes of clarity.

  1. Posterior nuclei of the corpora quadragemini are in fact concerned with the auditory reflex.

Leave Comment