Luân xa và Các Trường Năng Lượng của Con người -6-

Bài viết bao gồm các chương X và XI của quyển Luân xa và các Trường Năng lượng của Con người, do Quỳnh Anh dịch. Chương X mô tả thể dĩ thái và luân xa trong việc chẩn đoán sức khỏe hay bệnh tật. Chương XI nói về Luân xa và các tuyến nội tiết tương ứng. Phần trình bày do quan sát của bà Dora Van Gelder Kunz có hai chỗ sai lệch với giáo lý của đức DK. Theo bà DVK thì tuyến nội tiết liên quan với luân xa đáy cột sống không rõ, và luân xa tùng thái dương liên hệ với tuyến thượng thận. Theo đức DK thì tuyến thượng thận liên quan đến luân xa đáy cột sống và luân xa tùng thái dương liên quan đến tuyến tụy, gan, bao tử. Ngoài điểm khác biệt trên, các quan sát của bà rất hữu ích để chúng ta tham khảo trong việc nghiên cứu luân xa và bệnh tật. Cũng xin các bạn lưu ý, hai chương có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành y khoa, do đó sự sai sót có thể xảy ra. Rất mong các bạn góp ý những sai sót.

=====================================================

4. Những quan sát quá trình bệnh tật

X. Những thay đổi trong trường năng lượng dĩ thái

Một trong những mục tiêu cơ bản trong nghiên cứu của chúng tôi là có được một sự mô tả chính xác và rõ ràng thể dĩ thái dưới trạng thái sức khoẻ bình thường, và ghi nhận những thay đổi diễn ra khi bệnh tật bắt đầu xuất hiện hay lan rộng. Điều quan trọng không kém là việc quan sát, khi có thể, cách thức quá trình chữa lành diễn ra—chữa lành một cách tự động hay với sự hỗ trợ của thuốc men, nhờ nhà trị liệu hay các phương pháp trị liệu khác—và nhờ đó mà dẫn đến những thay đổi đótrong các chức năng trọng yếu.

Những chỉ dẫn của sức khoẻ hay bệnh tật

Sau một năm chuẩn bị công việc, chúng tôi đã phát triển một đề cương liệt kê toàn bộ các đặc điểm của thể dĩ thái được xem là quan trọng trong việc chuẩn đoán.

Đầu tiên trong số này là màu sắc: Bình thường, tím nhợt hay xanh xám.

Thứ hai là mức độ sáng sủa: độ sáng có thể thay đổi từ sáng chói đến mờ đục, nhưng nên đồng nhất toàn bộ.

Thứ ba là chuyển động: Sự chuyển động cần có tiết điệu suốt toàn trường năng lượng, nhưng có thể nhanh, trung bình hay chậm.

Thứ tư là hình dáng: Kích cỡ, hình dáng và cấu trúc đối xứng tất cả đều quan trọng.

Thứ năm là góc độ: thể dĩ thái thường hiện ra ngoài vuông góc với thể vật lý; nếu nó bị rũ xuống một phần hay hoàn toàn thì là dấu hiệu sức khoẻ kém.

Thứ sáu là khả năng đàn hồi: khả năng của thể dĩ thái có thể kéo căng và mở rộng là một dấu hiệu của sức khoẻ

Thứ bảy là cấu trúc: cấu trúc nên trông chắn chắn và mịn; nếu nó thô ráp, thủng lỗ, lỗ rỗ, mỏng hay bị vỡ thì cần lưu ý xem liệu tình trạng này là tình trạng chung hay chỉ hạn chế trong một khu vực của thể dĩ thái, bởi điều này chỉ ra một số hình thức đau ốm hay bất thường.

Tất cả những đặc điểm này cho ta những gợi ý về tình trạng chung của sức khoẻ và chỉ ra vị trí chúng ta nên nghĩ rằng sẽ có vấn đề ở thể vật lý xuất hiện và liệu chúng sẽ biểu hiện sớm hay muộn trong cuộc sống.

Cuối cùng, chúng tôi xem xét chức năng chung của thể dĩ thái như một toàn thể bao gồm tính chất của những tương tác trong hệ thống luân xa như một tổng thể, cũng như năng lượng chuyển di qua toàn bộ thể dĩ thái.

Với mục đích so sánh, chúng tôi thiết lập một tiêu chuẩn mà dựa vào đó chúng tôi kiểm tra mỗi bệnh nhân:

Thể dĩ thái khoẻ mạnh và bình thường thường có những đặc điểm sau đây:

Màu sắc xám tím nhợt
Độ sáng vừa phải
Cấu trúc cứng và khá mịn
Độ đàn hồi Vừa phải
Hình thể Đối xứng
Tiết điệu nhịp nhàng và tốc độ vừa phải

Những chỉ dẫn đặc biệt

Theo kinh nghiệm của DVK, những đặc điểm nhất định của thể dĩ thái đã trở thành những chỉ dẫn về tình trạng kém hoạt động hay là bằng chứng của một tiến trình bệnh tật. Khi đường nét của thể dĩ thái khá ổn định và không nhăn nhúm hay nứt vỡ thì đó là biểu hiện của sự khoẻ mạnh. Nếu một người không khoẻ, đường nét của thể dĩ thái trở nên khấp khểnh và dòng chảy năng lượng thông thường xuyên qua các luân xa bị suy giảm. Điều này ảnh hưởng lên dòng chảy năng lượng của các bộ phận vật lý khác có liên quan đến quá trình bệnh tật.

Khi mô hình năng lượng khép kín một cách chặt chẽ, nó sẽ kháng cự tốt với sự xâm nhập từ ngoại giới. Nhưng khi lỏng lẻo và thủng lỗ chỗ, nó có thể bị thâm nhập dễ dàng hơn và do đó chủ thể dễ thu nhận bất cứ thứ gì có thể ở môi trường xung quanh. Theo ý kiến của DVK, việc tiêm chủng hay phòng ngừa viêm nhiễm mà nhờ đó chúng ta tăng cường khả năng miễn dịch tạo ra những thay đổi trong chu kỳ của hình mẫu dòng chảy năng lượng, dù có thể là rất ít.

Dòng máu và hệ bạch huyết cũng quan trọng. Nhìn bằng thông nhãn, hệ bạch huyết trông xốp và đan vào nhau lỏng lẻo. Về mặt thể dĩ thái, bạch huyết dường như mang điện tích âm trong khi máu mang điện tích dương. Kết luận này dựa trên một quan sát cho thấy trong máu có nhiều “tia sáng” của năng lượng dĩ thái hơn trong tế bào bạch huyết, trông mờ nhạt, màu sắc hơi xám và ít sức sống hơn. Trong mối tương tác với dòng máu, hệ bạch huyết dường như tiếp nhận khi những sản phẩm không mong muốn trong máu được chuyển tới các tuyến bạch huyết, những tuyến này được xem như những điểm cất giữ một số năng lượng nhất định bị máu thải ra.

Hệ bạch huyết dường như cân bằng năng lượng của thể dĩ thái bằng cách kiểm soát lượng máu chảy đến bất kỳ một khu vực nào.

Những biến đổi trong thể Dĩ Thái do những Năng Lực khác thường

Ở những cá nhân có tri giác cao hơn, đặc biệt là viễn cảm, thể dĩ thái dường như có cấu trúc mịn hơn người bình thường, và cũng hơi lớn hơn và có nhịp điệu hơn.

Ở trường hợp những người chữa lành, biểu hiện bên ngoài của trường dĩ thái có nhiều khác biệt. Phần lớn những người sử dụng bàn tay cho việc chữa trị thì ở mức độ nào đó đều dùng một phần trường dĩ thái của họ để giúp bệnh nhân, mặc dù những nguồn năng lượng khác từ trường vũ trụ cũng có tác động. Kết quả là, các trường năng lượng dĩ thái dường như có độ đàn hồi cao hơn ở người trung bình, do vậy khiến họ có thể truyền chuyển năng lượng tới bệnh nhân. Một trường hợp ngoại lệ cho thực tế này là trường hợp của một nhà chữa lành nổi tiếng, Katherine Kuhlman,(xem Chương XVI) người đã chuyển một loại năng lượng không có liên quan trực tiếp đến trường năng lượng dĩ thái của mình. Bà hoạt động bằng cách nào đó như kim thu lôi, trong đó bà là trung gian qua đó các năng lượng cảm dục hay/và dĩ thái trong trường năng lượng chung được kích hoạt và truyền đi. Trong trường hợp của các nhà chữa trị ngoại lệ, như là Miss Kuhlman, có những yếu tố khác tham gia vào hoạt động và những yếu tố này sẽ được thảo luận đầy đủ hơn ở Chương XVI.

Tình trạng thể dĩ thái của đồng cốt

Ở một người đồng cốt, thể dĩ thái khác biệt so với bình thường theo một số cách. Nếu người đồng đi vào trạng thái cầu hồn thường xuyên trong một khoảng thời gian dài, một số thay đổi nhất định xảy ra. Chất liệu của thể dĩ thái trở nên ngày càng xốp và rỗ, và những kết nối với thể xác bị lỏng ra. Các nguy cơ ở thể xác liên quan đến thận, tuyến thượng thận và quá trình trao đổi nước có thể phát triển từ những thay đổi trong thể dĩ thái này và những bất thường này biểu hiện qua sự lên xuống thất thường của cân nặng cơ thể. Trong nhiều trường hợp đồng cốt, thể xác vật lý thường nặng và giữ chất lỏng. Những trạng thái nhận hồn cũng gây lỏng lẻo của trường cảm dục và thể trí khỏi thể dĩ thái/vật lý. Bằng việc thở rất gấp, người đồng đôi khi có thể thoát ra ngoài cơ thể, không theo cách thông thường là qua luân xa đỉnh đầu, mà qua bí huyệt tùng thái dương. Việc này tách thể dĩ thái khỏi trường cảm dục và thể trí và khiến người đồng không thể nhớ lại những gì đã diễn ra trong khi nhập hồn. Đây cũng là nguyên nhân cho trạng thái mệt mỏi và kiệt sức sau đó.

Quan sát một đồng cốt trong khi cầu hồn

Vào năm 1958 chúng tôi quan sát B. Me., một người hành nghề đồng cốt chuyên nghiệp đã được nhiều năm. Trường dĩ thái của bà có những đặc điểm sau: có màu sương mù mờ ảo, xám hơn bình thường và tối tăm. Nó có nhịp điệu và độ sáng trung bình nhưng tốc độ di chuyển chậm, tăng lên khi ở trạng thái nhập hồn. Thể dĩ thái của bà hơi lớn hơn bình thường, mở rộng ra ngoài thể vật lý. Các dòng năng lượng thay vì ngay thẳng thì bị xụ xuống và dường như có một chỗ lõm ở phía bên trái đầu. Khả năng đàn hồi tuyệt vời nhưng bề mặt bị rỗ và xốp, và ở khu vực tùng thái dương, nó bị vỡ và đứt đoạn. Sự lỏng lẻo và thủng lỗ chỗ là những đặc điểm nổi bật nhất của thể dĩ thái này.

DVK quan sát B.Me cả trước và sau trạng thái nhập hồn. Ngay trước khi bà đi vào trạng thái nhập hồn và trở nên mất ý thức, trung tâm lực tùng thái dương của bà bắt đầu rung, và vào lúc này bà lấy năng lượng từ luân xa tương ứng của những người có mặt mà bà đang “cầu hồn” cho họ, nhờ vậy thiết lập mối liên hệ.

Khi bà mở bản thân đi vào tâm thức cảm dục, cả trường dĩ thái của bà trở nên mềm rũ và trũng xuống. Hơi thở trở nên nhanh hơn, điều này tác động tới não và bà để bản thân mất kiểm soát ý thức về cơ thể mình. Khi phần cốt lõi của bí huyệt đầu mở ra và trở nên đàn hồi, chính bà trở nên mở rộng vào tâm thức cảm dục. Quá trình này mất vài phút, trong đó một mức độ hài hoà và cấu kết được thiết lập giữa bà và nhịp đập của thể năng lượng cảm dục mới này.

Không lâu sau đó, B.Me. đi vào trạng thái hoàn toàn nhập hồn và thoát khỏi cơ thể bà. Ý thức của bà trở nên hoàn toàn thinh lặng khi sự hoà quyện đầy đủ được thiết lập với ý thức cảm dục đó. Nhịp điệu đó hoàn toàn ấn định lên bà, do vậy khiến nó có thể sử dụng một phần cơ chế não bộ của bà, phần đã bị thay đổi trong khi bà nhập vào trạng thái ngồi đồng. Mẫu hình não bộ thể dĩ thái tăng tốc, nhưng cùng lúc đó bị kìm lại. Vì vậy bà trở thành tụ điểm cho những ảnh hưởng khác, nói to và đưa ra các thông điệp trong một giọng nói đã bị thay đổi. Trong thời gian nhập đồng, cả hai bí huyệt đỉnh đầu và tùng thái dương tăng tốc độ rung động. Tuy nhiên phần trung tâm của huyệt tùng thái dương là một trong những bị huyệt bị tác động nhiều nhất: khi nó ngày càng mở rộng ra, nó trở nên co giãn và nhịp điệu rối loạn, tình trạng này tăng lên trong suốt trạng thái nhập hồn. Màu đỏ của luân xa này cũng ngày càng nổi bật.

Bí huyệt tùng thái dương của B. Me. Là một trong những luân xa phát triển nhất trong các luân xa của bà, việc này khiến bà nhạy cảm với cảm xúc của người khác, nhưng đồng thời nó có gây hại cho các tuyến thượng thận của bà.

Trường hợp này được đưa vào bởi đặc điểm của nó khá tiêu biểu cho hiện tượng đồng cốt. Trong những trường hợp như vậy, các giác quan vật lý trở nên kém đi; người đó thường không nhận biết được những gì đang diễn ra, và không nhớ được những gì đã nói. Ý thức người này được tập trung hoàn toàn ở một phân cảnh khác.

Ngày nay có nhiều người cởi mở với những ấn tượng từ phân cảnh cảm dục hay xúc cảm. Tuy nhiên loại nhạy cảm này không cùng loại với trường hợp đồng cốt, một hiện tượng khá hiếm hoi mà thường phát triển khá sớm trong kiếp sống.

XI. Luân xa và các tuyến nội tiết

Trong quá trình nghiên cứu về vai trò của luân xa trong sức khoẻ và bệnh tật, hơn 200 trường hợp đã được quan sát bằng nhãn thông, và trong một lượng lớn các trường hợp bệnh tật được thấy có liên quan đến các tuyến nội tiết (xem tờ đính kèm trong bìa sau sách). Trong một nhóm nhỏ các đối tượng, thể cảm dục cũng như luân xa dĩ thái được nghiên cứu, và ở một số rất ít đối tượng, luân xa thuộc thể trí được nghiên cứu thêm.

Chúng tôi có may mắn là có thể giữ liên lạc với một vài người trong số các đối tượng được nghiên cứu trong một khoảng thời gian—trong một số trường hợp, trong vòng nhiều năm. Ở những người được theo dõi kéo dài (hơn hai mươi năm), thì có thể xác nhận chuẩn đoán ban đầu của DVK về những bất thường qua sự bắt đầu xảy đến theo sau một bệnh tật đã được chỉ ra. Trong điều kiện hiểu biết có hạn về toàn bộ nghiên cứu bằng thông nhãn của chúng tôi, chúng tôi không biết có thể sửa đổi một tình trạng bất thường quan sát được trong các trung tâm lực dĩ thái trước khi bệnh biểu hiện ra ngoài, và nhờ vậy loại bỏ các nguyên nhân của nó hay không.

Các nghiên cứu về luân xa dĩ thái cho thấy bất cứ khi nào có những bất thường nghiêm trọng trong màu sắc, nhịp điệu, chiều chuyển động, độ sáng, hình dạng, độ đàn hồi và cấu trúc của nó, thì điều này chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến sự phát triển của một bệnh tật trong các tuyến nội tiết liên quan đến trung tâm lực đó hoặc là trong phần cơ thể mà trung tâm lực đó cung cấp năng lượng.

Hệ thống luân xa

Tên Màu sắc Vị trí Tuyến
Đỉnh đầu Vàng ở tâm

Tím/vàng ở cánh

Phía trên đầu Tuyến tùng
Chân mày Hồng/vàng

Xanh da trời/Tím

Giữa hai mắt Tuyến yên
Cổ họng Xanh da trời ánh bạc Đáy cổ Tuyến giáp/tuyến cận giáp
Tim Vàng đồng Giữa hai bả vai Tuyến ức
Tùng thái dương Nhiều màu: đỏ và xanh lá cây Rốn Tuyến thượng thận/ tuyến tuỵ
Gốc Cam-đỏ Đáy cột sống Cột sống/hệ tuyến
Luân xa phụ
Lá lách Nhiều màu: vàng, hồng-đỏ nổi trội hơn Bên trái bụng, dưới xương sườn số 10 Lá lách, gan
Xương cùng Đỏ son Sinh dục/ khu vực xương cùng Buồng trứng/tinh hoàn

Luân xa phụ: Bàn tay- bàn chân

Lưu ý: tờ bìa phía sau cuốn sách về hình ảnh minh hoạ các luân xa chính. Bảng phụ chú cho mỗi luân xa có thể được mở nếp gấp ra để nhìn được trong khi bạn đang đọc cuốn sách này.

Trạng thái hoà hợp giữa các luân xa trong các trường dĩ thái, cảm dục và thể trí là một yếu tố quan trọng, vì sự rối loạn có thể gây ra bệnh tật tại phần cơ thể mà trung tâm lực đó phục vụ. Những nghiên cứu về luân xa thực hiện ở ba cấp độ đã tạo nền tảng thông tin về sự hoà hợp trong hệ thống luân xa. Ví dụ, nếu ta giả định rằng nếu tốc độ xoay của trung tâm lực thể dĩ thái là một, thì tốc độ xoay chuyển của các trung tâm lực thể cảm dục nên gấp đôi và tốc độ của trung tâm lực thể trí thì gấp bốn lần tốc độ đó, ví dụ, a tỉ lệ là 1:2:4. Tất nhiên, trong thực tế, tốc độ xoay này cao hơn nhiều, nhưng tỉ lệ sẽ cho thấy các luân xa đang hoạt động cùng nhau một cách hài hoà. Ngược lại nếu tốc độ của trung tâm lực cảm dục nhanh hơn luân xa ở thể trí, ví dụ như 1:5:3, thì điều đó chỉ ra khả năng rối loạn và bệnh tật liên quan với trung tâm lực thể cảm dục. Trong mọi trường hợp, nó cho thấy rằng cảm xúc của người bệnh, không phải lý trí, kiểm soát các phản ứng vật lý của anh ta.

Một điều đáng lưu ý là một số nhà trị liệu hiện nay ủng hộ việc hình dung để giúp các bệnh nhận vượt qua các tác động của những loại bệnh nhất định, như là ung thư, một bệnh có thể bắt nguồn từ cấp độ cảm xúc- mặc dù nguyên nhân gây ra ung thư thì phức tạp, và có nhiều yếu tố nguyên nhân tham gia vào. Nếu việc hình dung đem lại lợi ích, đó có thể do việc này làm tăng dòng lưu chuyển của năng lượng thể trí và làm cân bằng và êm dịu các cảm xúc.

Các quan sát của chúng tôi cho thấy khi những thay đổi diễn ra ở những trung tâm lực dưới dạng rối loạn nhịp điệu, đặc biệt nếu có một sự di chuyển ngược chiều từ theo chiều kim đồng hồ thành ngược chiều kim đồng hồ, thì khả năng về bệnh tật là rất rõ ràng. Nếu tình trạng này kèm theo những thay đổi khác, như là trong màu sắc, độ sáng, hình dạng hay kết cấu, thì mức độ suy giảm chức năng càng gia tăng. Ngoài ra, nếu phần tâm của một bí huyệt biểu hiện hoạt động theo hai hướng đối nghịch, nghĩa là, xoay cả cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ, thì trong vòng một vài năm, người bệnh rất có thể phát triển một sự lớn lên, có thể theo kiểu khối u, liên quan tới những phần cơ thể được cấp sinh lực bởi trung tâm lực đó. Quan điểm này dựa trên số lượng các trường hợp mà các quan sát được thực hiện nhiều năm trước khi có sự bắt đầu biểu lộ của bệnh tật.

Trong những trường hợp bất thường nghiêm trọng ở thể vật lý, khi các tuyến liên quan đến luân xa đã bị phẫu thuật cắt bỏ, cần lưu ý rằng việc phẫu thuật không chữa khỏi được bất thường trong chính trung tâm lực đó. Sự tồn tại của tình trạng khác thường này có thể giải thích được sự tái phát của loại bệnh trong bộ phận cơ thể mà đã từng bị cắt bỏ một phần, như là tuyến giáp.

Phân loại những bất thường của luân xa

Một đoạn trích ngắn trong những thảo luận đưa đến việc phân loại những bất thường trong luân xa có thể đáng quan tâm:

SK: Bà nhìn nhận thế nào về một “vết nứt”, hay rò rỉ, tại một trung tâm lực dĩ thái?

DVK: Mỗi khi trung tâm lực này, trong chu kỳ xoay tròn của nó, quay đến vị trí bị rò rỉ thì tạo ra một sự xáo trộn trong nhịp điệu. Dường như thể là năng lượng bị đảo lộn khi nó di chuyển qua đó để vào cơ thể.

SK: Bà thấy điều gì nếu chỉ có một ít rò rỉ ở một trung tâm lực?

DVK: Sẽ có một rối loạn tương ứng trong nhịp điệu, nhưng không nhất thiết là một sự mất thống nhất.

SK: Ý bà là gì khi nói có sự hoà nhịp tốt trong luân xa?

DVK: Nếu có một sự hoà hợp tốt thì thông thường sẽ không có rối loạn về nhịp điệu hay màu sắc. Nhưng nếu có rối loạn, tôi sẽ tìm kiếm biểu hiện loạn nhịp hay lạc điệu. Nếu nhịp điệu và màu sắc ở trong ngưỡng bình thường, sẽ không có sự bất hoà nào, mặc dù luân xa đó có thể không thực sự hài hoà.

Hiện tại, chúng ta đang tìm hiểu những phần cơ thể nào được cấp năng lượng và vì vậy nằm dưới sự kiểm soát của những luân xa khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn chưa thể biết được những yếu tố nào quyết định đích xác nơi mà bệnh tật sẽ biểu lộ khi một bất thường nảy sinh tại một trung tâm lực. Ví dụ, nếu luân xa dĩ thái cổ họng cho thấy một số bất thường trong màu sắc, như có sự hiện diện của màu đỏ trong tâm hay các cánh, thì chúng tôi không biết liệu biểu hiện này chỉ ra rằng bệnh tật sẽ xuất hiện ngay tại tuyến giáp, hay cả ngực và lồng ngực cũng bị ảnh hưởng. Tất cả những khu vực này đều được cấp sinh lực bởi trung tâm lực cổ họng. Tương tự, chúng tôi không biết được liệu tình trạng chức năng kém là vì hormone hay liệu điều này có dẫn đến sự tăng trưởng u lành hay ung thư. Mặt khác, không tìm thấy bệnh tật nào liên quan tới luân xa dĩ thái nếu trung tâm lực này được nhận thấy là hoàn toàn bình thường.

Một quan sát khác có phạm vi ứng dụng cao là trường hợp những khiếm khuyết di truyền học thể hiện ở luân xa.

Toàn bộ những dấu hiệu này đã đưa chúng tôi đến hi vọng rằng trong tương lai, kĩ thuật mới sẽ phát triển với khả năng xác định cách vận hành của các luân xa dĩ thái, để có thể phát hiện những bất thường trước khi những triệu chứng vật lý biểu lộ. Điều này là một bước tiến lớn trong chiều hướng của y tế dự phòng thực sự. Ý tưởng này có vẻ là xa vời ở thời điểm hiện tại, nhưng chỉ bằng cách xem xét nguồn gốc của bệnh tật mà chúng ta có thể hi vọng tìm ra các phương pháp phòng ngừa.

Những bất thường dai dẳng ở các trung tâm lực có thể tương tự như thời kỳ ủ bệnh tồn tại trong các bệnh truyền nhiễm. Chúng ta biết rằng ở một số trong những giai đoạn ủ bệnh này khác nhau từ ba đến bảy hay từ mười bốn đến hai mươi mốt ngày. Một câu hỏi cần xem xét là: Những yếu tố nào quyết định thời gian từ khi lây nhiễm cho đến khi phát lộ các triệu chứng của một căn bệnh? Câu hỏi thứ hai là: Tại sao chúng ta có một tập hợp đặc trưng các triệu chứng thể hiện đặc tính cho mọi loại bệnh?

Câu trả lời cho những câu hỏi trên và những câu hỏi đầy khúc mắc khác có thể nằm ở sự hài hoà trong hệ thống luân xa.

Mỗi nhận xét và kết luận chúng tôi viết trong cuốn sách này đều dựa trên những chứng cứ thực tế có được từ các hồ sơ bệnh án trong đó tiến trình bệnh tật tự nó cho thấy những sự khác thường ở cả các trường năng lượng và các luân xa. Một số bạn đọc có thể muốn tự mình nghiên cứu những bằng chứng này; số khác có thể thấy việc này tẻ nhạt và mong muốn chúng tôi suy diễn sâu hơn. Do vậy, phần văn bản này sẽ được kèm theo một phụ lục trong đó các hồ sơ bệnh án được trình bày đầy đủ, nhưng tại mỗi phần mô tả, chúng tôi chỉ khái quát cho người đọc mức độ đảm bảo mà chúng tôi cảm nhận.

Tuy nhiên, để mỗi phần mô tả khái quát có ý nghĩa, người đọc nên nhận thức được bằng cách nào chúng tôi đã có được chúng, và vì thế, những tương ứng giữa luân xa mỗi người với các tuyến nội tiết khác nhau cần được nhận ra. Các hồ sơ bệnh án trong phần phụ lục không thực sự liên quan tới mỗi luân xa xác định được chỉ ra. Bởi vì các luân xa đều có tương tác với nhau, tuy rằng, trong một số trường hợp, thông tin đầy đủ hơn về toàn bộ hệ thống luân xa là cần thiết; trong những trường hợp đó, dữ liệu sẽ nhiều chi tiết hơn và bao gồm một mô tả về các luân xa khác và/hoặc toàn bộ trường năng lượng; ở số ít trường hợp, luân xa cảm dục cũng được mô tả.

Cũng cần nhấn mạnh là DVK không biết gì về chuẩn đoán y khoa trước thời điểm quan sát các bệnh nhân, ngoại trừ những trường hợp đó là một lần thăm khám lại.

Luân xa đỉnh đầu

Như đã nói ở Chương V, luân xa đỉnh đầu là trung tâm lực lớn nhất và quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng đến chức năng của toàn bộ não, những đặc biệt có liên quan tới tuyến tùng. Bởi những kết nối qua lại của nó với những luân xa khác, bất cứ một xáo trộn nào ở trung tâm lực đỉnh đầu sẽ phản ánh ở hầu hết các trung tâm lực còn lại.

Tuyến tùng là một bộ phận có màu đỏ xám, cỡ khoảng hạt đậu và có hình nón thông; do đó nó có tên gọi như vậy. Nó nằm sâu trong não (phía trên và đằng sau phần nối sau, giữa lõi sinh tư phía trước, nó nằm trên đó, đồng thời ở dưới bờ sau của thể chai).

Trong một thời gian dài, tuyến tùng được xem như một cơ quan vết tích không có chức năng hay tác dụng gì. Tuy nhiên vào thế kỷ 17, triết gia Descartes đã tuyên bố rằng tuyến tùng là trụ sở của linh hồn và chỉ ở đây tâm trí và thể xác tương tác với nhau, bởi vì tại những nơi khác, chúng bị phân tách ra hoàn toàn, thành (như ông lập luận) hai loại vật chất hoàn toàn khác biệt. Những ghi chú của ông cũng ám chỉ rằng đôi mắt có thể có vai trò trong cơ chế hoạt động này. Nhiều người cười nhạo những tuyên bố của ông, nhưng ngày nay, 300 năm sau, tuyến tùng vẫn đang được tích cực nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong lĩnh vực y khoa, ngay cả khi thuyết nhị nguyên luận cứng rắn của ông bị bác bỏ để ủng hộ một quan điểm hợp nhất hơn về thế giới hiện thực.

Năm 1959 đã có một bước đột phá trong hiểu biết về chức năng của tuyến tùng, khi Lerner, một bác sĩ da liễu, đã thành công trong việc tách biệt hormone melatonin được sản xuất bởi tuyến tùng. Kết quả tìm thấy là hoạt động sản sinh ra melatonin tăng cao trong quãng thời gian ban đêm và xuống thấp vào ban ngày; chu trình ngày và đêm này quan trọng về mặt đồng hồ sinh học. Những hoạt động phức hợp tương tự được tìm thấy trong võng mạc của mắt.

Nghiên cứu hiện nay xác nhận rằng tuyến tùng sản sinh ra các hormones kiểm soát các chu kỳ sinh học, và có một vài liên kết đến tuyến nội tiết. Năm 1960, Kappers phát hiện ra những dây thần kinh chính tiếp tế cho tuyến tùng không bắt nguồn từ não bộ, mà từ hệ thần kinh giao cảm (cụ thể là ở những bộ phận tế bào giao cảm nằm ở hạch thần kinh cổ trên), (nguồn. The New Scientist, July 25, 1985, and Science News, November 9, 1985.).

Bệnh tật liên quan đến Luân xa đỉnh đầu

Trong số những trường hợp nghiên cứu đặc biệt liên quan đến những bất thường ở luân xa đỉnh đầu, chúng tôi đã chọn ra trường hợp của CT, một mục sư hệ phái Giám Lý và một nhà chữa trị, 75 tuổi, người đã bị liệt bên phải cơ thể với biểu hiện khó khăn khi nói (chứng mất ngôn ngữ và bệnh rối loạn phối hợp động tác) vào ngày mồng 5 tháng 7 năm 1958. Một số dấu hiệu cải thiện đã diễn ra khi ông được kiểm tra vào tháng tư năm 1959. ( xem trang 200-235 phần phụ lục cho toàn bộ chi tiết.)

Quan sát trường năng lượng chung của ông cho thấy thể dĩ thái đã có những mảnh vá màu xám rải rác khắp nơi, với sắc thái xám tối hơn ở vùng quanh đầu. Độ sáng thì hơn mức bình thường nhưng có những đốm mờ nhạt trong pham vi trường này. Có tồn tại cả chuyển động nhịp nhàng và rối loạn trong trường này, trong đó xung quanh đầu thì chuyển động chậm hơn và khả năng đàn hồi cũng kém. Hơn thế nữa, thể dĩ thái trùng xuống phía bên phải đầu và vỡ thành các hạt nhỏ mịn phía bên trái, điều này chỉ ra sự tổn thương ở não bộ. Thể dĩ thái của các ngón tay bên phải thì giãn ra, thể hiện khả năng chữa trị.

Nhận xét của SK về những quan sát này, sau khi tham khảo chuẩn đoán y khoa của bệnh nhân cho thấy mối liên quan giữa mô tả của DVK và tình trạng y khoa thực sự xuất sắc. Tổn thương cơ bản được đánh giá qua sự kết hột của thể dĩ thái bên não trái, và độ trùng phía bên phải phù hợp với sự liệt bên phải.

Luân xa đỉnh đầu bất thường, với sự khác biệt lớn giữa màu sắc, độ sáng, tốc độ chuyển động, độ đàn hồi, cấu trúc của tâm và các cánh. Trong khi độ sáng của các cánh luân xa cho thấy bằng chứng về việc tập luyện thiền định thì độ mờ nhạt ở tâm chỉ ra một quá trình bệnh tật. Miêu tả của DVK về những gì bà nhìn thấy ở thể dĩ thái trong não khá thú vị. Bà nói rằng phần não mà có vẻ như làm việc với cơ chế nghe là cái mà bà nghĩ giống như là “bảng mạch nghe”. Các xung điện thường tác động lên bảng mạch này bị tổn thương trong trường hợp này, và điều này đến phiên nó lại tác động đến cơ chế nghe. Phần “giám sát ngôn ngữ” trong bộ não dĩ thái không hiện diện. Cũng có sự loạn nhịp với sự suy giảm năng lượng trên thuỳ não trước. Năng lượng ở phần sau của não trông sứt mẻ khi so với thuỳ não trước. SK giả thuyết rằng khu vực năng lượng suy giảm bên trái phía trên tâm của luân xa đỉnh đầu có thể là do tổn thương não bên trái gây nên.

Một căn bệnh khác có liên quan đặc biệt tới luân xa đỉnh đầu là bệnh động kinh. Chúng tôi thấy rất nhiều trường hợp như vậy, và chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ điển hình. (Dữ liệu bổ sung được tìm thấy ở phần phụ lục.)

MJ, 21 tuổi, có những bất thường trong điện não đồ EGG ở hai phía, với một bên cho thấy nhiều rối loạn hơn bên kia. Cô được bác sĩ Wiler Penfield chẩn đoán lần đầu ở Viện thần kinh học Montreal vào năm 1952, đã liên tục chịu đựng những cơn động kinh co giật từ những năm đầu thời thơ ấu. Những dấu hiệu cảnh báo, gọi là “aura” tức “hiện tượng thoảng qua”, bao gồm cảm giác trong đầu, tim đập nhanh, nhìn chằm chằm, các chuyển động ở quai nhai và có tính chất vô thức hơn là kiểu hành động tự phát. Những cơn co giật nhẹ này đôi khi, nhưng không phải lức nào cũng vậy, được theo sau bởi một cơn động kinh mạnh với việc mất ý thức.

MJ có một vết bớt lớn trên mặt phải, trán và da đầu. Hành vi của cô không thể đoán trước được và nhiều lúc gây nguy hiểm. Cô bộc lộ những cơn nóng giận, sự ghen tức đầy bạo lực và hành vi hung hăng theo chu kỳ; cô có thể tát mẹ mình, ném đồ đạc xung quanh và đập vỡ đồ vật. Cô có nhu cầu được chú ý liên tục và có ý chí mạnh mẽ.

Báo cáo y khoa cho thấy bằng chứng về tổn thương não (rối loạn sóng động kinh độc lập ở vùng thái dương bên trái, mặc dù nơi đào thải lớn nhất rõ ràng nằm bên phải). Bác sĩ Penfield đã tiến hành hai cuộc phẫu thuật cắt bỏ ở phần mặt sau bên phải của não, (một thuỳ thái dương phía sau bên phải), một lần vào năm 1952 và lần thứ hai vào năm 1953. Đã có 75 phần trăm cải thiện trong các cơn co giật và hành vi của cô nhưng sự ghen tức và những cơn nóng giận vẫn còn.

DVK gặp bệnh nhân tại New York vào năm 1957. Bà không có khái niệm gì về lịch sử y khoa của cô hay nhận được thông tin nào về bệnh nhân này.

Bà báo cáo rằng trường dĩ thái nói chung không cân bằng ở hai bên đầu. Phía bên trái, thể dĩ thái bị đẩy vào trong; phía bên phải đầu cũng như toàn bộ cơ thể thì nó vươn ra ngoài khoảng hơn 2 cm. Chất liệu của dĩ thái bên phải có vẻ như dày hơn, thâm nhập vào 3 cm sâu trong não bộ dĩ thái. Ngoài ra, năng lượng dường như bị giật ở thuỳ não trước bên phải so với thuỳ bên trái.

Màu của khu vực dĩ thái này là xám tối, lẫn với vài màu đỏ thẫm, điều này không bình thường. Chất liệu hơi thô ráp và chuyển động thất thường, với những hướng đan chéo nhau. Tính chất đặc trưng của não bộ dĩ thái dường như là không hoà hợp; dòng chảy năng lượng không ổn định và nhấp nhô ở các thuỳ não trước.

Ở khu vực phía sau của mắt phải, nằm sâu giữa chất liệu não, có những “cú bật lên” trong mô hình năng lượng. Bên phải não có một “miếng vá lộ rõ” nơi mà năng lượng dĩ thái dường như nhảy qua một không gian trống. (DVK nói tới khu vực thái dương bên phải và khu não tiền trung tâm khi thực hiện quan sát này, điều này trùng khớp với phần não của bên đã bị phẫu thuật cắt bỏ). Bà nhìn thấy khu vực rối loạn của vùng não tiền trung tâm “dài, hẹp, như một dòng kênh” nơi dòng chảy dĩ thái không bình thường.

Luân xa đỉnh đầu vào khoảng 15 cm rộng và khoảng 3 cm phía trên đỉnh đầu. Cánh luân xa ở bên phải, toạ độ 6 và 8 giờ, hướng xuống dưới, điều này là không bình thường và chúng cũng cho thấy một vài miếng vá rõ bất thường. Tâm của luân xa vào khoảng 2,5 cm chiều ngang, thon dài, nở ra, vươn rộng và đàn hồi hơn bình thường, và mô hình năng lượng trong luân xa này dường như là phức tạp.

Một rối loạn rõ rệt được nhận thấy ở luân xa đỉnh đầu, cho thấy bệnh chịu những thay đổi trong nhận thức có thể dẫn tới trạng thái mất ý thức toàn phần hay cục bộ. Gốc của trung tâm lực đỉnh đầu ẩn sâu phía trước và dường như gây ra áp lực lên một số trung tâm thần kinh. Điều này lại tác động lên khả năng tri giác của cô và do vậy những phản ứng có vẻ thất thường. Vùng bên phải dường như có những mô hình sóng ngắn và nhấp nhô trong khi bên phải lại có hình mẫu năng lượng dài hơn.

DVK nhấn mạnh rằng nếu bệnh nhân bị xáo trộn tâm lý hay mệt mỏi, năng lượng dĩ thái sẽ bị ngắn mạch, và vì vậy những phản ứng của cô sẽ trở nên thất thường, bị mất cảm giác cân bằng và cô sẽ trở nên nhầm lẫn.

Luân xa dĩ thái trán bề rộng khoảng 7cm và vươn ra khoảng 1 cm phía trước trán. Chuyển động của nó rất chậm chạp, và điều này ảnh hưởng đến khu vực thuỳ trước của não.

Luân xa cổ họng có chiều rộng khoảng 4cm, nằm ở vị trí khoảng 1cm phía trước cổ. Nó cho thấy chủ thể đã trải qua rất nhiều căng thẳng trong một thời gian dài khiến xúc giác của cô đóng lại và bị giới hạn. Tình trạng này lại gây ra những căng thẳng bên trong và làm chậm dòng chảy năng lượng dĩ thái. Tuy vậy, DVK lưu ý rằng có một sự tiến bộ rõ ràng trong tình trạng cô đã có trước đây. Nhận định này hoàn toàn chính xác về mặt y khoa.

Bệnh nhân được quan sát lần nữa vào tháng 2 năm 1958. Vào lúc đó DVK quan sát thấy vẫn có những hình mẫu năng lượng hình zic zac bên trong não ở toạ độ 7 đến 9 giờ. Các cánh của luân xa đỉnh đầu cho thấy những tiến triển tích cực và ít chúc xuống dưới hơn. DVK nhấn mạnh là bệnh nhân thỉnh thoảng có thể có năng lượng dư thừa tích tụ trong người mà không có chỗ thoát. Do vậy, một sự rối loạn nhỏ về cảm xúc sẽ phá vỡ sự tắc nghẽn và cô sẽ hoàn toàn trở nên hung dữ. DVK đề xuất rằng nếu tìm ra có một lối thoát có tính xây dựng cho những biểu lộ cảm xúc của cô, đặc biệt cách gì đó có nhịp điệu như là âm nhạc, nhảy múa hay ca hát kiểu truyền thống, thì điều này sẽ giúp xả những căng thẳng bên trong.

Bởi vì luân xa đỉnh đầu có tính co giãn và rộng hơn bình thường, bệnh nhân để ngỏ cho những ảnh hưởng không mong muốn từ tự nhiên, đặc biệt là trong thời gian diễn ra những hành vi thất thường.

Những ý kiến và luận giải của DVK về những gì bà nhìn thấy ở luân xa đỉnh đầu và dĩ thái não bên trái liên quan một cách chính xác đến những kết quả từ cuộc phẫu thuật cắt bỏ một số phần trong não. Những mô tả của bà bề sự rối loạn xúc cảm và các loại bạo lực của bệnh nhân chính xác một cách phi thường.

Luân xa Trán

Luân xa trán đặc biệt liên quan đến tuyến yên. Tuyến này là một khối mạch đỏ xám nhỏ, hình ovan, nặng khoảng 1gram, kích thước từ 1.2 đến 1.5 cm. Nó nằm ở bên trong cấu trúc xương (được gọi là “hố tuyến yên- sella turcica”) ở đáy của khung xương, khoảng 6cm hay 2 inches từ một điểm nằm giữa hai chân mày. Tuyến yên được nối vào (bởi phễu hạ đồi) phần dưới lớp vỏ của não (phần trục hạ đồi). Về mặt giải phẫu và chức năng, tuyến yên được tạo bởi hai thuỳ, phân cách nhau bởi một lá hay lớp xơ mỏng. Đằng trước hay phần trước thì lớn hơn và có hình thuôn chữ nhật, hơi lõm về phía sau, nơi nó tiếp cận một thuỳ não tròn phía sau (thuỳ sau tuyến yên). Hai thuỳ này khác nhau về sự phát triển, cấu trúc và cách tiết hocmon.

Thuỳ trước tuyến yên có màu nâu đỏ sẫm và giống tuyến giáp về mặt cấu trúc hiển vi. (Nó đã phát triển phôi thai từ lá mặt của lỗ hổng trong miệng). Hormone tuyến yên thuỳ trước được điều chỉnh bởi hành não (hormone thần kinh được sản xuất bởi tế bào thần kinh tiết). Thuỳ trước tuyến yên tiết ra những loại hormones sau đây, việc này lại điều chỉnh các tuyến khác trong cơ thể:

Hormone kích thích vỏ thượng thận Corticotropin (ACTH), ảnh hưởng đến vỏ thượng thận.

Hormone kích thích tuyến giáp (Thyroid stimulating hormone – TSH)

Hormone sinh sản ở phụ nữ (FSH)

Hormone tạo hoàng thể (LH)

Hormone tăng trưởng (GH)

Hormone Lactogenic, hay còn gọi là Prolactin (PRL)

Thuỳ sau tuyến yên được phát triển như một sản phẩm tự nhiên mọc ra ở não khi còn là bào thai. (nó trở thành hợp nhất với thuỳ trước tuyến yên ở loài động vật có vú). Nó sản xuất ra những loại hormones sau đây:

Hormone chống lợi tiểu (ADH) có tác dụng kích thích nước ngấm trở lại bởi thận

Hormone Oxytocin, giúp ích trong các cơn co của tử cung mang thai và sản xuất sữa qua ngực đang tiết sữa.

Các bệnh liên quan đến Luân xa trán

Vì tuyến yên cai quản các hormone của các tuyến nội tiết khác, ngành y học có giả thuyết rằng việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên có thể trì hoãn hay ngăn chặn sự phát triển di căn của bệnh ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong 9 trường hợp rối loạn nghiêm trọng tuyến yên được nghiên cứu ở Trung tâm khám Ngoại trú New York, 7 trường hợp tiến hành cắt tuyến yên cho mục đích chữa trị. Không có dấu hiệu vật lý nào biểu hiện bên ngoài. Trong 5 trường hợp, việc cắt bỏ được thực hiện ở những bệnh nhân bị ung thư vú di căn. Trong 2 trường hợp, việc cắt bỏ được thực hiện vì những rối loạn trong cơ chế chuyển hoá (bệnh Hans-Schuller-Christian và bệnh của Paget).

Trong số 9 trường hợp đó, DVK đã quan sát thấy luân xa trán có những bất thường rõ rệt. Trong 7 trường hợp, bà mô tả sự vắng mặt của năng lượng dĩ thái ở tâm của tuyến yên, một quan sát có lý bởi tuyến yên đã được phẫu thuật cắt bỏ. Trong 2 trường hợp của loại bệnh rất hiếm về xương, bà đã miêu tả chính xác những thay đổi trong cấu trúc xương, mặc dù những thay đổi này hoàn toàn khác hẳn nhau. Không có trường hợp nào bà nhận thấy tuyến yên của người có bệnh là bình thường.

Ban đầu, DVK không biết là có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên nhưng quan sát của bà trên phần dĩ thái tương ứng là chính xác: bà nhận thấy nó mờ nhạt và không có năng lượng. Cuộc phẫu thuật trên vùng não này không phải là một quy trình đơn giản, và tuyến yên có thể không bị cắt bỏ hoàn toàn nhưng bà thuật lại rằng phần trung tâm bị thiếu. Ở số ít trường hợp khi mà phẫu thuật cắt bổ được cho là không hoàn toàn, bà cho biết một lượng nhỏ năng lượng dĩ thái hiện diện ở khu vực lân cận tuyến yên. Tuy nhiên không có trường hợp nào mà luân xa trán khôi phục lại được bình thường sau khi tuyến yên bị cắt bỏ.

Một trường hợp đặc biệt liên quan đến bất thường ở luân xa trán là trường hợp một người phụ nữa phải chịu đựng bệnh đái tháo nhạt, một bệnh liên quan đến tuyến yên với triệu chứng khát nước và bài tiết nước tiểu nhiều hơn bình thường. Bệnh nhân thường xuyên hồi hộp, bồn chồn và e sợ, và trong trường hợp này người đó phải chịu đựng những cơn đau đầu nặng bên phải, lan đến vùng trán. Những hiện tượng này xảy ra 6 tháng sau khi hạ sinh một đứa con. Cuối cùng, bà phát triển loại bệnh Hans-Schuller-Christian, một rối loạn chuyển hóa, và bà được điều trị bằng tia X quang và thuốc.

DVK đã thấy luân xa dĩ thái trán vô cùng khác thường, với bằng chứng như một màu xám ở cả cánh và tâm luân xa, một bất thường ở tâm cũng như vài chỗ rò rỉ và chất liệu thể dĩ thái nói chung là dày và lỏng lẻo. Vùng phụ cận của dĩ thái tuyến yên thì mềm hơn và co giãn hơn bình thường và hoạt động của nó thì có sự bất thường: trung tâm và bên phải của tuyến thì hoạt động mạnh hơn các phần khác. Xương trên đỉnh đầu (ở khu vực thóp) dường như cứng hơn bình thường và cũng dày hơn nhưng không phải chỗ nào cũng đồng đều như vậy. Chúng còn kém đàn hồi hơn.

Trong trường hợp này, các quan sát của DVK tương ứng chính xác với những kết quả y tế, đặc biệt trong những mô tả về chất lượng của xương.

(Chi tiết của trường hợp này và các trường hợp khác liên quan đến luân xa trán có thể được tra trong phần phụ lục.)

Luân xa cổ họng

Luân xa cổ họng có liên quan mật thiết nhất đến tuyến giáp và các tuyến cận giáp. Tuyến giáp có vai trò tối quan trọng đối với sự khoẻ mạnh của người bình thường bởi nó kiểm soát tốc độ trao đổi chất và cân bằng trạng thái tối ưu của cơ thể. Có một mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến cận giáp và hai thuỳ của tuyến giáp.

Tuyến giáp có trọng lượng 30gram và nằm ở cổ ngay dưới yết hầu hay “hộp thanh âm”. Một trong những chức năng của nó là tăng tiêu thụ oxy và vì vậy nó điều hoà quá trình tăng trưởng và chuyên biệt hoá tế bào. Tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp để kiểm soát sự trao đổi chất và hormone calcitonin, một loại hormone giúp làm giảm lượng calcium trong máu. Tuyến giáp rất cần cho duy trì hoạt động ở mức bình thường vì nó làm tăng sự tổng hợp protein ở gần như mọi mô trên cơ thể.

Tuyến cận giáp trạng gồm bốn hay năm tuyến tròn nhỏ, mỗi tuyến cỡ hạt đậu lăng, gắn với mặt sau của thuỳ tuyến giáp. Chức năng chính của các tuyến cận giáp là cân bằng môi trường canxi máu bằng cách kích thích quá trình chuyển hoá ở xương, nhờ đó giải phóng canxi và photpho vào máu. Chúng cũng tăng cường canxi máu bằng việc thúc đẩy sự hấp thu từ ruột và ống thận.

Nhân tố chủ yếu điều tiết sự cân bằng canxi và phốt pho trong cơ thể là hormone tuyến cận giáp và Vitamin D. (Ngày nay, vitamin D được coi là một loại hormone.). Ở bệnh cường giáp, có một rối loạn tổng hợp từ quá trình chuyển hoá canxi pho phát và xương, là kết quả của việc tăng tiết hormone cận giáp từ các tuyến cận giáp, dẫn tới tình trạng tăng canxi máu.

Nhiều dạng rối loạn nhịp điệu khác nhau đã được quan sát thấy ở bí huyệt cổ họng. Nhiều người cho thấy có nhiều nhiễu loạn ở vùng này hơn ở các luân xa dĩ thái khác. Nếu luân xa này bị “trũng” và nhịp của nó chậm, điều này cho thấy một sự yếu ớt và xu hướng dễ mệt mỏi; Tuy nhiên, trong các giai đoạn căng thẳng, phần lõi trở nên chặt hơn trong khi các cách trở nên lỏng lẻo và năng lượng bị rối loạn nhịp điệu. Đôi khi một khoảng ngắt trong nhịp điêu, như một vết xước trong đĩa thu âm, và điều này cho thấy một rò rì nhỏ của năng lượng. Trong một số bệnh rối loạn tâm thần, luân xa cổ họng có thể cho thấy một vết rách.

Bệnh tật liên quan đến Luân xa cổ họng

Nhiều trường hợp bí huyệt dĩ thái cổ họng bình thường hoặc hơi lệch ra đã được nghiên cứu. Trong số 12 trường hợp bị ung thư, trong đó tuyến giáp trạng đã bị phẫu thuật cắt bỏ, DVK quan sát thấy tuyến giáp thể dĩ thái đã không còn hiện diện. Ở những trường hợp đã có sự cắt bỏ một phần, bà báo cáo rằng phần giáp trạng đã bị cắt bỏ. Trong tất cả các trường hợp được quan sát, luân xa cổ họng vẫn ở tình trạng khác thường ngay cả sau khi đã cắt bỏ phần phát triển của khối u. Thời gian cần thiết để bộ phần này trở về được tình trạng bình thường sau cuộc phẫu thuật là một chủ đề nghiên cứu thú vị.

Trong một trường hợp đặc biệt đáng chú ý, bệnh nhân (RS) phải chịu đựng bệnh Paget, một loại bệnh liên quan đến viêm tấy xương mãn tính, đặc biệt là vùng xương chậu, xương đùi, đốt sống và hộp sọ, mà kích thước của những bộ phận này có thay đổi (xem phụ lục ở phần luân xa trán để biết thêm chi tiết.). DVK quan sát thấy chức năng hoạt động của luân xa cổ họng không bình thường, đặc biệt ở phần xoáy ốc (the vortex), đã chậm lại. Tuyến giáp trạng trông như “đã chết”, và có thể đã bị loại bỏ, và các tuyến cận giáp thì hoạt động không bình thường. Cường độ năng lượng thấp trong các tuyến này dường như có tính chập chờn và không cân bằng với tuyến giáp khiến bà nghi ngờ rằng bệnh nhân có bệnh ở tuyến cận giáp. (Tiền sử bệnh cho thấy tuyến cận giáp bên phải đã bị cắt bổ vì bị u tuyến và bệnh nhân có cắt bỏ nửa tuyến giáp trái.).

Phía bên phải hộp sọ, phần xương trong có vẻ bị “bào mòn”, tình trạng này lặp đi lặp lại với tần suất thưa dần ở phía sau đầu và ở phần xương cột sống và cẳng chân. Ở xương bình thường, chất liệu dĩ thái trông rắn chắc và dày dặn nhưng ở bệnh nhên này, cấu trúc của xương trông “dễ vỡ” và thành nhiều mảnh nhỏ. (Trường hợp này khác đến ngạc nhiên trường hợp xương đã được quan sát trước đó ở người bệnh tiểu đường lạt.). Cấu trúc xương có một phần bào mỏng và có hạt ở phía bên phải đầu. Quan sát các cơ quan, DVK cảm thấy các tuyến thượng thận trong tình trạng giảm hoạt động và lá gan thì uể oải. Thận trái trông có vẻ bình thường, nhưng có vài dấu hiệu cho thấy một viên sỏi mềm. Thận phải hoạt động không bình thường, và thể hiện dáng vẻ “dễ vỡ” giống như tình trạng trong đường ruột. Có một màu xám không bình thường hiện diện ở lõi của luân xa tùng thái dương, trong đó cả tâm và cánh đều hoạt động chậm và loạn nhịp.

Ở trường hợp này, những quan sát của DVK có độ tương quan vô cùng lớn với chuẩn đón y khoa, đặc biệt về mặt tình trạng xương.

Luân xa Tim

Trung tâm tim có liên hệ gần gũi với trái tim vật lý, mạch máu và sự tuần hoàn máu và cân bằng điện từ trong hệ bạch huyết. Luân xa này liên kết với tuyến ức và theo như thông tin hiện có, với cả hệ miễn dịch.

Tuyến ức bao gồm hai thuỳ bên ở vị trí tiếp xúc gần nhau thông qua một mô kết nối, và nó được bao bọc lại. Tuyến này được thấy nằm dọc đường ở giữa ngực (một phần trên cổ và một phần ở trung thất trên, vươn ra từ xương sườn sụn thứ tư hướng lên cao đến phần biên giới tiếp giáp phía dưới của tuyến giáp trạng). Bên dưới, tuyến tuỵ nằm dựa vào tim (màng ngoài tim).

Tuyến ức có màu hồng xám, mềm và chia thành các thuỳ con ở bề mặt. Tuyến này có chiều dài 5 cm và khoảng 3.5 cm bề ngang. Ở trẻ mới sinh, tuyến ức có trọng lượng khoảng 8g nhưng giảm dần ở người trường thành và khó có thể nhận ra ở người cao tuổi. Tuyến này trước kia được xem như một tuyến vết tích và không mấy quan trọng; có một thời gian, người ta tin rằng tuyến này hoạt động đơn giản như là một cơ quan sản xuất tế bào bạch huyết (lympho bào).

Tuy nhiên, kể từ năm 1960, tuyến ức đã được công nhận là rất quan trọng đối với sự trưởng thành của năng lực hệ miễn dịch. Hormone quan trọng của nó là thymosin (một pep-tít hoạt động), có tác dụng với sự phát triển của hệ miễn dịch, và tuyến ức vì vậy là chìa khoá cho khả năng sản xuất kháng thể và chống lại các tế bào và mô lạ.

Đầu năm 1959, khi DVK quan sát nhiều đối tượng và được yêu cầu đánh giá các trung tâm dĩ thái và các tuyến nội tiết tương ứng của họ, quan sát không được chuẩn bị trước đầu tiên của bà là tuyến ức với tác động lên khả năng miễn dịch của cơ thể. Phần này chưa được biết đến trong ngành y thời bấy giờ, bởi đến tận cuối những năm 1960 thì khám phá này mới được công bố trên các tạp chí y khoa.

DVK quan sát thấy tuyến ức thể dĩ thái trông chắc chắn, sáng sủa và ít xốp ở trẻ em hơn so với người trưởng thành, và thấy nó có nhiều năng lượng hơn. Trong khi vận động, tuyến ức của trẻ em có nhiều tác động hơn đến sự tuần hoàn hơn là ở người lớn. Tác động này được thấy rõ hơn ở phần dưới tuyến ức hơn là phía trên.

Có một cầu nối giữa phần trên tuyến ức và tuyến giáp trạng. Nếu một người bị nhiễu động về mặt cảm xúc thì có thể thấy được ở các kết nối dĩ thái giữa tuyến ức và não bộ ở khu vực tuyến yên. Các tuyến bạch huyết ở thể dĩ thái trông đan xe chặt chẽ hơn khi so với tuyến ức, với vẻ lỏng lẻo và dễ ngấm nước hơn.

Ở thể vật lý, luân xa tim dường như chủ yếu tác động tới sự hoạt động của các van tim. Ở người lớn, nhịp tim được quy định bởi cơ quan điều hoà nhịp tim. DVK quan sát thấy có thể có mối liên hệ giữa nhịp tim và các trạng thái cảm xúc, trong đó có tác động tới tuyến ức. Nhịp tim cũng có liên hệ với những tác động từ thiền định trên luân xa tim thể cảm dục.

Bệnh tật liên quan đến Luân xa Tim

MT, 76 tuổi, bị bệnh tim phì đại khá lớn đã 10 năm, không có triệu chứng suy tim, không sưng tấy ở bàn chân, không bị hụt hơi. Đối tượng là người rất năng động.

Vào tháng 8 năm 1985, quyết định được đưa ra là tác động lên màng ngoài tim, từ đó 300 cc chất lỏng được hút ra. Mặc dù dịch lỏng màu trong và kiểm tra nhiễm khuẩn âm tính, bệnh nhân vẫn được cho dùng thuốc chống viêm trong hai tuần. Bản chụp X quang 6 tuần sau đó cho thấy sự cải thiện thấy rõ ngay lập tức sau khi việc hút dịch khỏi màng tim được duy trì liên tục.

Vào tháng 9 năm 1985, DVK quan sát luân xa tim của bệnh nhân. Nó có màu vàng kim nhưng với vài sự trồi sụt; tốc độ cho thấy vài sự loạn nhịp và thất thường; chất liệu thì khá là thô ráp; hình dáng cho thấy một sự bào mỏng nhẹ ở khu vực quanh luân xa.

Nhìn vào trái tim, DVK thông tin rằng có một sự mở rộng nhỏ, điều này là bình thường với đối tượng này. Ngoài ra, có một phần dày lên ở màng ngoài tim phía sau, tình trạng này có thể đã xuất hiện từ lâu và có thể là một bất thường bẩm sinh. Dường như không có tình trạng viêm nhiễm và không có bằng chứng nào về sự viêm nhiễm.

Ấn tượng của DVK là tim lớn hơn bình thường và màng ngoài tim quá chật cho kích thước này. Sự ma sát như một hệ quả của quá trình co bóp giữa tim và màng tim làm tăng lượng dịch trong khoang màng ngoài tim.

Mức sinh lực của thể dĩ thái nói chung rất tốt.

Ở trường hợp này, mối tương quan giữa quan sát của DVK và chuẩn đoán y khoa là tốt.

Luân xa tùng thái dương

Luân xa tùng thái dương liên quan đến tuyến thượng thận cũng như lá lách, gan và vùng dạ dày.

Từ “thượng thận” có nghĩa là ở gần hay phía trên thận, và các tuyến được chỉ tên là hai cơ quan hình tam giác bao phủ vùng mặt trên của thận. Mỗi phần của cặp nội tạng đôi này được tạo bởi lớp ngoài hay vỏ và vùng phía trong hay tuỷ sống. (Về mặt tai học, phần vỏ sinh trưởng từ lớp trung bì, vốn cũng tạo ra tuyến sinh dục , và hành tuỷ từ ngoại bì, vốn cũng tạo ra hệ thần kinh giao cảm.). Toàn bộ tuyến được gắn vào một mô liên kết chắc chắn từ đó các bó cơ (thuộc bè xương) vươn ra đến lớp vỏ. Thượng thận dài vào khoảng 3 đến 5 cm và dày từ 4 đến 6 milimet, với trọng lượng trung bình khoảng 5 gram.

Vỏ não tiết hormone được tổng hợp từ cholesterol. Các hormones đó là:

Glucocorticoids, xử lý việc trao đổi chất từ tinh bột.

Mineralocorticoids, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của natri và kali.

Androgens, bao gồm hormone 17- ketosteroids, nội tiết tố nữ estrogen và hoàng thể tố progestines, quan trọng trong sinh lý sinh sản và trong tinh bột, nước, cơ, xương, hệ thần kinh trung ương,

Lớp vỏ được xem là nguồn của hormone tạo sự sống. Trong trường hợp suy giảm chức năng thượng thận, chúng ta có bệnh Addison, loại bệnh làm teo vỏ tuyến thượng thận với sự gia tăng natri và clo trong máu và tăng kali, gây ra chứng hạ huyết áp và truỵ tuần hoàn, gây tử vong nếu không được điều trị.

Vào năm 1932 nhà phẫu thuật thần kinh người Mỹ, Harvey Cushing mô tả một hội chứng được đặt theo tên của ông. Hội chứng này là kết quả của tình trạng quá tiết của lớp vỏ thượng thận và được đặc trưng bởi bệnh béo phì, huyết áp cao, , dễ mệt mõi, yếu ớt, chứng rậm lông, phù, bệnh đái đường và loãng xương. Có sự sản xuất glucocorticoid quá mức. Bệnh có thể là do khối u của tuyến thượng thận hoặc sự kích thích quá mức tuyến đó do hậu quả của sự tăng chức năng của tuyến yên trước.

Phần tuỷ thượng thận tổng hợp và lưu trữ chất dopamine, norepinephrine và epinephrine (adrenaline) và liên kết với hệ thần kinh giao cảm, tạo ra ảnh hưởng trên các trạng thái cảm xúc.

Bệnh tật liên quan đến Luân xa tùng thái dương

Người ta biết rằng các vết loét dạ dày có liên quan chặt chẽ tới căng thẳng về cảm xúc, và điều này có bằng chứng rõ ràng ở tùng thái dương, nơi lưu trú của những rối loạn cảm xúc mỗi người. Có mối liên hệ gần gũi giữa luân xa này và đối phần của nó ở thể cảm dục cũng như toàn bộ trường cảm xúc. Các quan sát đã cho thấy khi có những bất thường trong luân xa tùng thái dương thể dĩ thái, luân xa tương ứng của thể cảm dục cũng thường bị ảnh hưởng. Một trường hợp thú vị liên quan đến luân xa tùng thái dương là trường hợp của DT, một nhà báo và diễn giả nổi tiếng, người mà chồng bà vừa qua đời vài tháng trước khi bà có cuộc phỏng vấn với chúng tôi. Tại thời điểm đó, chưa có một chuẩn đoán y khoa nào vì bệnh nhân đã không đi bác sĩ trong thời gian gần đó.

Khi quan sát thể dĩ thái nói chung, DVK để ý thấy màu sắc thay đổi xung quanh bụng, sáng hơn mức sáng trung bình và sự loạn nhịp trong khi chuyển động thay đổi từ nhanh sang chậm. Thể dĩ thái rộng hơn về phía trái cơ thể và nó trũng xuống với một vết nứt phía trên đầu.

Nhìn vào bụng và các cơ quan nội tạng, DVK mô tả một khu vực tắc nghẽn ở phần bụng trên bên trái (gần đại tràng góc lách), nơi mà bà nhận dạng bằng cách chỉ tay vào khu vực đó. Đối tượng không phàn nàn gì về hiện tượng đau dạ dày hay có dấu hiệu nào chỉ ra bệnh tật, và như đã nói, bà chưa có một đánh giá y khoa nào.

Màu sắc trên cánh luân xa tùng thái dương là màu vàng hồng và từ đây DVK suy luận rằng người bệnh là người có cảm xúc mạnh mẽ mà người này đã kiểm soát và kìm nén chúng bằng tâm trí và ý chí. Nhiều lần bà ấy đã ngăn chặn những cảm xúc cá nhân nếu bà ấy cảm thấy đây là điều phải làm. Thói quen này đặt tuyến thượng thận của bà dưới sự căng thẳng liên tục và ngoài ra, bà liên tục bắt mình làm việc với một nhịp độ thực sự quá mức với khả năng của cơ thể mình.

Sau khi đánh giá tình trạng, DVK đề nghị bệnh nhân tham khảo ý kiến bác sĩ trị liệu và thực hiện một lần chụp X quang. Kết quả của những lần kiểm tra này cho thấy có một tắc nghẽn ở ruột già tại chính vị trí mà DVK đã chỉ ra. Ba ngày sau, khối u ung thư ở ruột già xuống được chuẩn đoán và được phẫu thuật cắt bỏ.

Trong lần kiểm tra tiếp theo, bệnh nhân được quan sát một lần nữa vài tuần sau cuộc phẫu thuật. DVK thấy thể dĩ thái nói chung đã bớt trùng xuống nhưng vẫn chưa về trạng thái bình thường. Chỗ tắc nghẽn đã mất nhưng các tuyến thượng thận vẫn bị căng thẳng.

Trong trường hợp này, mối liên hệ giữa quan sát bằng nhãn thông và các kết quả y khoa là chính xác nhưng quan sát đi trước chuẩn đoán.

Luân xa lá lách

Lá lách là một bộ phận hình trứng màu đỏ sẫm hình thuôn dài nằm ở góc phần tư phía trên bên trái ổ bụng, ở phía sau và dưới dạ dày.

Một trong những chức năng chính của lá lách là chống lại lây nhiễm bệnh. Đây là nơi sản xuất kháng thể cụ thể (tế bào “B”) và hoạt động để loại bỏ vi khuẩn và tế bào chết từ huyết tương, vì vậy, đóng vai trò như một màng lọc miễn dịch trong hệ tuần hoàn. Lá gồm hai bộ phận: phần “tuỷ trắng” và phần “tuỷ đỏ”. Các chức năng của tuỷ trắng bao gồm việc tổng hợp kháng thể, sản xuất một loại hormone gọi là “tuftsin”, và là nơi cho sự trưởng thành của tế bào pympho “B”, “T” và tế bào huyết tương, những tế bào đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch. Chức năng của tuỷ đỏ bao gồm: loại bỏ những phân bào nhỏ không mong muốn như vi khuẩn hay thành phần máu đang già đi; chức năng dự trữ các thành phần máu, bạch cầu, tiểu cầu; hoạt động chọn lọc và thu hút các thể nhỏ mà nhờ đó loại bỏ được thể vùi (thể ẩn nhập- inclusion bodies).

Luân xa lá lách cung cấp một trong ba con đường quan trọng để năng lượng dĩ thái (sinh khí prana) đi vào cơ thể, hai đường vào khác là thông qua phổi và da. DVK tin rằng sự tạo máu được quyết định phần lớn bởi quy mô bề rộng và mức độ lưu chuyển của năng lượng dĩ thái chảy giữa luân xa lá lách và luân xa tùng thái dương.

Bệnh tật liên quan đến Luân xa lá lách

Nếu lá lách được phẫu thuật loại bỏ, hình thức của luân xa lá lách dường như không bị ảnh hưởng, bởi nó vẫn duy trì được sự hữu hình và hoạt động của nó như các luân xa khác. Các chức năng vật lý liên quan đến việc tạo máu và dự trữ chất sắt, ngược lại với quy trình hoạt động của thể năng lượng dĩ thái, sẽ được chuyển giao cho gan. (Cần lưu ý là kết luận này không phù hợp với quan điểm y khoa hiện tại.).

Tuy nhiên, một bệnh nhân với lá lách bị tổn thương không mong muốn trong quá trình phẫu thuật ổ bụng đã được đưa ra để quan sát một năm sau đó. Mức độ năng lượng dĩ thái ở luân xa lá lách vẫn bình thường nhưng phần tâm luân xa hoạt động chậm hơn bình thường trong việc hấp thụ và điều phối nguồn năng lượng. Nói cách khác, phần tâm của luân xa này mất nhiều thời gian hơn để tái nạp sinh lực.

Như đã đề cập ở Chương V, luân xa lá lách có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các luân xa khác, trong đó nó cung cấp thêm sinh khí prana và năng lượng dĩ thái bắt nguồn từ trường vũ trụ. Trong trường hợp của bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu lympho bào mãn tính, với lá lách và gan phình to, tuyến giáp trạng có một khối u nhỏ, thì DVK quan sát thấy nhiều bất thường trên luân xa cổ họng, tùng thái dương và lá lách. Bà nhận thấy trung tâm cổ họng dường như có liên kết chặt chẽ một cách bất thường với trung tâm ở tùng thái dương, và trung tâm lá lách cũng không bình thường. Tình trạng này khiến bà thắc mắc về công thức máu của người bệnh này. Màu sắc trên luân xa lá lách thì mờ nhạt và số lượng màu sắc ít hơn bình thường. (Bạn đọc có thể nhớ lại rằng những màu của trung tâm lá lách là sự nhắc lại màu sắc ở các trung tâm khác.). Có một sự xáo trộn trên các cánh luân xa có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho tùng thái dương. Trung tâm lá lách hơi bị lệch ra ngoài và do vậy không thể thu nhận và phân phát nguồn năng lượng thông thường tới các trung tâm khác. Bởi những bất thường như vậy, DVK nhìn vào cả luân xa lá lách thể cảm dục, và thấy rằng màu sắc hung đỏ của nó nhạt nhoà hơn bình thường, chuyển động thì giật cục, hình dạng trùng xuống và nó có xu hướng tiếp nhận năng lượng xong đóng lại.

Tất cả những rối loạn chức năng trên và đặc biệt là quan sát về công thức máu có tương quan chặt chẽ với chuẩn đoán y khoa.

Luân xa xương cùng

Trung tâm này liên quan đến tuyến sinh dục, một thuật ngữ để chỉ các tuyến sinh sản ở cả người nam và nữ.

Buồng trứng ở người phụ nữ bao gồm hai tuyến có chức năng sản xuất ra tế bào sinh sản, trứng và hai loại hormone nữ được biết đến rộng rãi. Buồng trứng là hai bộ phận có hình hạnh nhân nằm ở hai bên hố khung xương chậu và gắn với tử cung bởi các dây chằng nối tử cung-buồng trứng. Chúng có độ dài 4 cm, độ rộng 2 cm và 1.5 cm bề dày.

Cấu trúc của mỗi buồng trứng bao gồm hai phần, cấu phần bên ngoài gọi là vùng vỏ (cortex) được gắn với một miền tuỷ giữa buồng trứng (a central medulla). Vùng vỏ sản xuất ra trứng và hormone nội tiết nữ estrogen. Hormone nội tiết nữ còn lại là progesterone thì được tiết ra từ một biểu mô màu vàng đỏ gọi là thể vàng. Hoạt động của hai buồng trứng được kiểm soát chủ yếu bởi hormone điều hoà tuyến sinh dục là hormone kích thích nang trứng tuyến yên (FSH) và hormone luteinizing (LH).

Tuyến sinh dục nam hay tinh hoàn, hai tuyến có chức năng sinh sản nằm trong bìu tinh hoàn và sản xuất ra tế bào sinh sản nam hay tinh dịch và hormone nội tiết tố nam testosterone, một loại steroid. Mỗi tinh hoàn có độ dài khoảng 4cm, độ dày và rộng khoảng 2.5 cm, và được gắn trong một màng xơ dày đặc không co giãn. Hormone nội tiết tố nam testosterone kích thích sự phát triển của các đặc điểm tính dục thứ cấp và có vai trò quan trọng trong hành vi tình dục thông thường.

DVK nhận thấy luân xa xương cùng là trung tâm duy nhất trong đó hướng chuyển động của nó khác nhau ở người nam và người nữ. Luân xa dĩ thái của nam thì có sắc đỏ tối màu hơn và quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, luân xa dĩ thái ở người nữ thì có màu đỏ cam và quay ngược chiều kim đồng hồ.

Quan sát bằng nhãn thông thì buồng trứng bình thường có đặc điểm là rung động co bóp và có ánh sáng lấp lánh. Nếu một buồng trứng có u nang thì độ sáng giảm; nếu một buồng trứng bị cắt bỏ thì ánh sáng biến mất nhưng vẫn hiện diện ở buồng trứng còn lại. Nếu cả hai buồng trứng bị cắt bỏ thì những thay đổi được biểu hiện trên luân xa xương cùng. Màu đỏ thể hiện trạng thái bình thường ở tâm luân xa sẽ trở thành màu da cam và các cánh luân xa sẽ có màu vàng hơn. Tuy nhiên kích thước của tâm luân xa vẫn duy trì.

Bệnh tật liên quan đến Luân xa xương cùng

Sách giáo khoa y học miêu tả những “cơn bốc hoả” như một hiện tượng mà cơ chế và căn nguyên của nó vẫn chưa được sáng tỏ. Các cơn bốc hoả thông thường xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh khi các hormone buồng trứng bị suy giảm hay trong trường hợp buồng trứng được phẫu thuật cắt bỏ. Thường thì sẽ có một nhận thức chủ quan về sức nóng xuất hiện chủ yếu ở ngực, cổ và mặt, trong trường hợp nghiêm trọng thì sức nóng lan toả toàn bộ cơ thể. Biểu hiện này ngay lập tức kèm theo tình trạng đỏ bừng trên da và đổ mồ hôi, kéo dài vài phút. Khoảng cách giữa các cơn bốc hoả khác nhau thì từng người và có thể xảy ra mỗi giờ một lần hay mỗi 6 đến 8 tiếng. Nếu xảy ra trong khi ngủ, người phụ nữ được thấy là gạt bỏ chăn ra để làm mát. Một số người dung đến hormone sinh dục nữ estrogen để ngăn chặn các cơn bốc hoả; số khác muốn để tiến trình diễn ra tự nhiên.

DVK được yêu cầu quan sát một bệnh nhân thường bị các cơn bốc hoả tấn công. Sau đó, bà có cơ hội lặp lại quan sát nhiều lần và trong một số lần bà thấy đối tượng trước khi có bất cứ biểu hiện của cơn bốc hoả nào thể hiện ra ngoài.

DVK cho biết năng lượng dĩ thái phát ra từ tuyến yên đi thẳng đến hai buồng trứng và kích thích chúng trong trường hợp đường chuyển di năng lượng kiểu mẫu bình thường. Nhưng vì chủ thể trên có hai buồng trứng đã bị cắt bỏ nên không có phản ứng nào xảy ra. Tuyến yên đáp lại bằng cách tăng dòng năng lượng dĩ thái như một nỗ lực kích thích các hormone buồng trứng nhưng không có tác dụng.(Người ta biết rằng các hormone tuyến yên có ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng.). Tiếp theo đó, tuyến yên dường như gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến tuyến giáp trạng, kêu gọi tuyến này hoạt động như một cách bù đắp cho sự thiếu vắng phản ứng từ buồng trứng. Tuyến giáp trạng, ở mức độ nào đó kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tăng cường hoạt động bằng việc giãn mạch máu và gây đổ mồ hôi.

DVK miêu tả phản ứng này như một luồng sáng nhấp nháy chiếu thẳng đến các tuyến nội tiết khác nhau. Khi các tuyến này đáp ứng, một sự sáng tăng cường lấp lánh được nhận thấy. Khi không có phản ứng nào từ tuyến nội tiết mục tiêu, hệ tuyến giáp đáp lại kích thích từ tuyến yên.

Một bệnh nhân khác được đề nghị đến với chúng tôi để được đánh giá chuẩn đoán. Bà có một khối u trực tràng được 2 năm, và một năm sau bà phát triển một khối u khác trên ngực. Một u nang buồng trứng phải được chuẩn đoán bởi một bác sỹ phụ khoa.

DVK nhận thấy ở buồng trứng bên phải, dòng năng lượng dĩ thái đến tuyến yên bị tắc nghẽn một phần. Buồng trứng này trông có kích cỡ khoảng một quả bóng tennis và bề mặt của nó nhìn xốp hơn phần tâm. Buồng trứng bên trái trông có vẻ bình thường. Tuyến yên cũng không hoạt động tích cực ở bên phải như là nó hoạt động ở bên trái.

Trong trường hợp này, quan sát của DVK về trường dĩ thái toàn thể và các bộ phận đủ cho bà chuẩn đoán trong đó những chuẩn đoán này tương hợp với hồ sơ y tế của bệnh nhân – và không có phần phân tích chi tiết nào về luân xa này.

Luân xa gốc

Không có mối quan hệ nào giữa luân xa gốc với bất cứ tuyến nội tiết chính nào. Tuy nhiên, DVK khẳng định rằng bà nhận thấy một tuyến rất nhỏ, cỡ một hạt đậu, nằm ở đáy cột sống. Đây chính là cuộn mạch cụt (glomus coccygeum) hay đôi khi được biết đến như là xương cụt. Bộ phận này lần đầu tiên được mô tả bởi nhà giải phẫu Luschkas (1820-1875) nhưng dữ liệu về chức năng của nó vẫn chưa nhiều. Tuyến xương cụt nằm ở gần đầu xương cụt tại đáy cột sống, và khoảng 2,5 cm đường kính với hình dạng ovan không tiêu chuẩn. Đôi khi một vài cục u nhỏ được tìm thấy xung quanh hoặc gần khối mạch chính. Cũng có các đối phần thể trí và thể cảm dục của tuyến siêu nhỏ này.

Luân xa gốc có truyền thống liên hệ với luồng xà hoả kundalini thường không hoạt động ở người trung bình. Về mặt dĩ thái, trung tâm gốc có vài liên hệ với não bộ và tuyến tùng bởi nó đặc biệt có mối liên kết với luân xa đỉnh đầu, qua các mối liên kết mở trong một số trạng thái của tâm thức. Tuy nhiên, luân xa gốc cũng có vai trò giúp tiếp sinh lực cho tất cả các trung tâm lực khác.

Trong quá trình quan sát nhiều người, DVK nhận thấy độ sáng khác nhau của trung tâm này ở mỗi người. Khi năng lượng của luân xa gốc được tiếp sinh lực, màu sắc của nó có màu vàng cam không đồng đều và ba vận hà năng lượng trên cột sống: ida, pingala và sushumma, chảy từ tâm theo một dòng chảy vừa rộng vừa sáng. Điều này cho thấy sự phát triển tâm linh của một tâm thức bậc cao.

Không có hồ sơ y tế nào liên quan đến trung tâm lực này được nghiên cứu.

 

Leave Comment