Luật Nhân Quả – Chương 1 – Karma của Bệnh tật

Luật Nhân Quả – Karma của bệnh tật

Luật Nhân Quả – Douglas Baker

Lan Hương và Vũ Thành Khánh dịch

 

Xin giới thiệu với các bạn bản dịch Chương đầu tiên của quyển Karmic Laws của Douglas Baker, một nhà huyền bí học người Anh trong Ashram của The English Master do Lan Hương và Vũ Khánh dịch, Mai Oanh hiệu đính. Xin hoan nghênh tinh thần phụng sự vô kỷ của các bạn.

Tìm hiểu sâu về Định Luật Nhân Quả theo giáo lý của đức DK, đối chiếu với các quan niệm thông thường sẽ là một công việc hấp dẫn và hữu ích. Trong huấn thị cho các đệ tử, Chân sư DK viết như sau:

The ordinary teaching on Karma (particularly as to the time element) has been terribly prostituted by the purely selfish rendering given to it by those early theosophical teachers who misunderstood and misinterpreted what H.P.B. said. They had little chance to do much else than relate it to individual affairs, if they were going to familiarise the public with the concept, but they nevertheless did much harm with their puerile setting of times and seasons, and their attempt to take to themselves the mysterious functions of a Lord of Karma. It is always difficult to convey any true concept of Karma, because it predominantly concerns cycles and the sequence of world events. There is much to be done in relating time and conscious recognition together.

Giáo lý thông thường về Karma (đặc biệt là về yếu tố thời gian) đã bị bán rẻ khủng khiếp bởi sự diễn giải hoàn toàn ích kỉ do những nhà Thông Thiên Học buổi ban đầu đã hiểu lầm và hiểu sai những gì H.P.B. nói. Họ có ít cơ hội để làm gì nhiều hơn là liên hệ nó với các vấn đề cá nhân, nếu họ muốn công chúng quen với khái niệm đó, tuy nhiên họ gây hại nhiều với việc ấn định thời gian và chu kỳ, và nỗ lực của họ diễn giải chức năng bí ẩn của Đấng Chúa tể của Karma. Luôn luôn có khó khăn để truyền đạt bất kỳ khái niệm thực sự về Karma, bởi vì chủ yếu nó liên quan với các chu kỳ và chuỗi các sự kiện thế giới. Có nhiều việc phải làm liên quan đến thời gian và sự nhận có ý thức với nhau…

Ngài cũng yêu cầu đệ tử R.S.W nghiên cứu sâu về Định Luật Karma và viết ra thành bài viết, vừa ích lợi cho mình, cũng đồng thời là công việc phụng sự các bạn đồng môn:

I would ask you (in order to help you to see clearly and so be of greater service to others) to make a study this winter of the Law of Karma. Read the books upon the subject but take not too seriously their deductions. Gather out of that which I have written all the information you can find concerning this theme. And, my brother, having done so, you will then arrange that material in its right and spiritual order and significance, and at the same time reduce your ideas to written form for your own clarification and the helping of your brothers. This teaching has a group significance.

Tôi sẽ yêu cầu bạn (nhằm giúp bạn nhìn thấy rõ ràng và nhờ thế sẽ phụng sự tốt hơn cho người khác) mùa đông này thực hiện một nghiên cứu về Định Luật Karma. Bạn hãy đọc các cuốn sách về chủ đề Karma, nhưng đừng quá quan tâm đến các suy diễn của họ. Hãy thu thập từ những gì tôi đã viết tất cả các thông tin mà bạn có thể tìm thấy liên quan đến chủ đề này. Và, huynh đệ của tôi, sau khi đã làm như vậy, bạn hãy sắp xếp tài liệu theo đúng trật tự tinh thần và ý nghĩa của nó, đồng thời rút gọn ý tưởng của bạn thành bài viết để làm sáng tỏ cho bạn và giúp đỡ huynh đệ của bạn. Giáo lý này có ý nghĩa nhóm.

Quyển The Karmic Laws là quyển sách “vừa tầm” với đa số mọi người. Các bạn sẽ có dịp đối chiếu với các quyển khác của bà Annie Besant và Ông Leadbeater. Chúng tôi sẽ lần lượt post lên trang web lần lượt 12 chương của quyển sách.

Bìa sách Karmic Laws

Bìa sách Karmic Laws

992.jpg

First Published by Dr Douglas Baker in 1977

This ebook edition published in 2013 under license by Claregate Ltd, Dangraig Fach, Pentrecwrt Road, Llandysul, Carmarthenshire, Wales, SA44 5AR.

www.claregategroup.org

Tác giả Douglas M. Baker

 

CHƯƠNG 1

Karma của Bệnh tật

 

Thế Giới của Các Nguyên Nhân

Là các nhà triết học, chúng ta nói rằng không có nỗ lực nào, dù đúng hay sai được thực hiện trong cuộc sống, dù tiến hóa hay thụt lùi- lại có thể biến mất khỏi thế giới của nguyên nhân. Mỗi cuộc đời là một kết quả của một tập hợp các nguyên nhân và kết quả riêng biệt. Một loại bệnh tật có thể phát ra ở một số cá nhân, nhưng mỗi cá nhân lại phát loại bệnh đó từ tập hợp các nguyên nhân riêng biệt của y và tất cả đều khác nhau ở khía cạnh này.

Một trong những ảo tưởng sai lầm của y học phương Tây là mọi người được điều trị theo các tác động bề ngoài của bệnh mà không quan tâm đến sự không hài hòa cơ bản hay sự mất cân bằng đã gây ra căn bệnh đó. Mỗi một cá nhân chịu trách nhiệm cho cơ thể mà y có và y, với tư cách là Linh hồn, là nguyên nhân của điều đó. Về mặt cấu trúc, nó là sự cô đọng lại của các hành động đã diễn ra trong quá khứ. Con người gặt hái ngày hôm nay những gì y đã gieo trồng trong quá khứ. Hơn thế nữa, con người là người tạo dựng tương lai của chính mình thông qua các nguyên nhân được hình thành trong quá khứ.

Và khi nói các hành động trong quá khứ, chúng ta không chỉ có ý rằng đó là quá khứ vừa mới xảy ra như là sự thèm ăn của tuần trước hay sự nhịn ăn của tuần này-mà là các nguyên nhân đã xuất hiện từ quá khứ có thể của rất nhiều các kiếp sống đã qua. Các cơ thể của chúng ta, cả bên trong và bên ngoài, là nơi tiếp nhận sự biểu hiện của các năng lượng, cả sáng tạo lẫn hủy hoại. Chúng là kết quả của các luật Nhân Quả mà các nhà huyền bí học gọi là KARMA.

Có hẳn một nhánh của y học dựa trên luật bí truyền này chỉ ra rằng sự mất cân bằng tâm sinh lý trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ các nguyên nhân từ xa xưa. Các tập hồ sơ về Edgar Cayce, một nhà thông nhãn nổi tiếng người Mỹ, cung cấp những bằng chứng về Luật Karma và cho thấy kiến thức về những nguyên nhân thật sự ẩn phía dưới của bệnh tật hoặc tình trạng bệnh trên khía cạnh Karma có thể chữa được các chứng bệnh bệnh kinh niên ngoan cố nhất như thế nào. Điều này giải thích tại sao một số người trở thành bệnh nhân trong một trận đại dịch trong khi những người khác lại thoát khỏi nó, và tại sao trong rất nhiều trường hợp người có cơ thể vật lý khỏe nhất lại rơi vào trạng thái stress trong khi những người anh em “yếu hơn” của họ lại sống sót. Cayce nói về Karma như sau:

Trong tất cả trường hợp mà chúng tôi nghiên cứu, dù người đó đẹp hay xấu, họ có phải trả giá, bị trừng phạt hay tưởng thưởng, thì đều có một điểm chung. Trong tất cả, thái độ và hành động của Linh hồn trong quá khứ dẫn đến các đặc điểm được biểu hiện bởi cơ thể mà hiện giờ Linh hồn bị hấp dẫn từ tính, một cơ thể không chỉ là một công cụ phù hợp một cách mơ hồ của ý thức. Nó chắc chắn là một khí cụ – một công cụ vận động theo ý nghĩa rất thật. Nó không phải là một thứ tách rời, riêng biệt và không nhất thiết liên quan tới con người cư ngụ bên trong theo kiểu mà một chiếc taxi thì riêng biệt và không liên quan đến hành khách thuê nó trong một chuyến hành trình qua thị trấn. Nó đúng là một công cụ, tự nó là một sản phẩm trực tiếp, là sự kiến tạo của con tằm đã nhả tơ ra. Đồng thời, cơ thể cũng là một tấm gương chính xác, mật thiết và vô cùng vi tế. Nó phản chiếu cả quá khứ và hiện tại – trong các chuyển động của nó và sự biểu hiện thay đổi liên tục phản ánh các thái độ hiện tại, đạo đức và cách hành xử của linh hồn hiện tại và của linh hồn qua nhiều kiếp sống trong quá khứ.

Bà Blavatsky đã nói điều sau về Karma như sau khi viết cuốn Giáo lý Bí truyền:

Những người tin tưởng vào KARMA phải tin vào ĐỊNH MỆNH, theo đó từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi người đang dệt nên những sợi chỉ xung quanh y, như một con nhện đang miệt mài giăng tơ; và định mệnh này được hướng dẫn bởi tiếng nói thiên đường của nguyên mẫu nội tại (hay Chân Ngã)… hoặc bởi thể tình cảm hay thể CẢM DỤC mật thiết hơn của của chúng ta.. cái mà rất thường xuyên là những thói xấu của một thực thể biểu lộ được gọi là con người. Cả hai cái này đều ở trong con người, nhưng một trong hai sẽ chiến thắng, và từ thời kỳ ban sơ của sự tranh đấu, LUẬT HOÀN TRẢ nghiêm khắc không khoan nhượng đã ở đó và và kiên định giữ vững vai trò của mình qua những biến động. Khi viền cuối cùng của cái kén trần gian được hoàn tất, và con người dường như được bọc trong mạng lưới của chính những hành động của y, thì y thấy mình hoàn toàn dưới đế chế của định mệnh TỰ TẠO này. Điều này một là sẽ gắn liền với y y giống như chiếc vỏ sò bám trên tảng đá không gì lay chuyển nổi, hoăc sẽ cuốn y bay đi như chiếc lông vũ bay theo cơn gió tạo ra bởi chính các hành động của y…và đó là KARMA” (Giáo Lý Bí Truyền, quyển I, trang 639)

Con người, nhân vật chính trong bất cứ chuỗi sự kiện nào, là người phải gánh trách nhiệm và karma, có thể tốt và có thể xấu. Tự nhiên sẽ buộc người đó trả giá chính xác cho hành động đã được thực hiện và sẽ tưởng thưởng và bù đắp theo cùng một phương cách. Tất cả những huấn sư vĩ đại – H.P Blavatsky, Alice Bailey, Edgar Cayce, và các chân sư – đều chịu sự chi phối của luật này

Karma KHÔNG PHẢI thuyết Định Mệnh, nó không phải Số Phận…hay sự báo oán. Hành động của nó phụ thuộc vào chúng ta. Mỗi người đều tự tạo ra nó, mỗi người là một nhà lập pháp hoàn toàn của chính mình:

“ Mỗi người là một nhà lập pháp của chính mình, người tạo ra vinh quang hay tủi hổ cho chính y, là người phán quyết cuộc đời mình, với phần thưởng hoặc hình phạt” (From The Idyll of the White Lotus)

Luật Karma

Trong Chữa trị Huyền môn, phương pháp trị liệu tâm lý sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu người chữa trị không giải quyết vấn đề Karma một cách tổng quát và cụ thể. Sẽ không thể hiểu được Karma nếu không hiểu chút gì về toàn bộ con người. Nó cũng giống như việc cố gắng viết một bài luận về một bông hoa hồng mà chỉ nghiên cứu về hình dáng của nó. Điểm tương đồng này sẽ được khai triển rộng sau này và sẽ được nhìn nhận là đúng như nghiên cứu này chỉ ra

Thứ hai là, Karma sẽ được hiểu tốt hơn nếu người ta chấp nhận rằng con người được kết nối và phản ứng với chính vũ trụ. Karma là một trong những luật chi phối vũ trụ, do đó, luật này chắc chắn cũng chi phối con người – một đơn vị ý thức trong vũ trụ đó

Trong bộ sách về các bài giảng phát hành dưới tựa đề Bảy Cột Trụ Của Minh Triết Cổ Đại, người viết đã rất nỗ lực để có thể mô tả bao trùm về toàn thể con người khi ngụ ở trong các thể vật lý-dĩ thái, thể cảm xúc và thể trí. Và sự nhấn mạnh đặc biệt được đặt ở tầm quan trọng của Linh hồn con người và sự bất tử của linh hồn:

“Linh hồn của con người là bất tử, và tương lai của nó là tương lai của một thứ mà sự tăng trưởng và huy hoàng không có giới hạn” (Từ cuốn “The Idyll of the White Lotus

Lời trích dẫn từ Từ Điển Thuật Ngữ Bí Truyền của G.de Purucker là phù hợp ở đây:

“Từ Karma xuất phát từ tiếng Phạn Karman – là một danh từ có nguồn gốc từ chữ “kri” nghĩa là “sẽ làm”, “sẽ thực hiện”. Theo nghĩa đen, KARMA nghĩa là “làm”, “tạo ra”, “hành động”. Nhưng khi sử dụng trong khía cạnh triết học, nó có nghĩa chuyên ngành và ý nghĩa chuyên ngành này có thể được dịch đúng nhất sang từ Tiếng Anh tương ứng là “kết quả, hậu quả”. Ý nghĩa của nó là: Khi một thực thể hành động, y hành động trong một hạn định, anh ta hành động thông qua việc tiêu tốn năng lượng nhiều hay ít, và do nó ảnh hưởng đến mọi vật xung quanh, đến Tự Nhiên xung quanh chúng ta, và Tự Nhiên xuất hiện một phản ứng hay sự đáp trả ngược lại thực thể đã tạo ra hành động đó – có thể là ngay lập lức hoặc có thể là trễ hơn. Nói cách khác, Tự nhiên phản ứng lại sự tác động của năng lượng đó; và sự kết hợp của cả hai thứ này – năng lượng tác động lên Tự nhiên và Tự nhiên phản ứng lại tác động của năng lượng đó – là cái được gọi là karma, một sự kết hợp của hai yếu tố. Karma, theo một cách nói khác, về bản chất là một chuỗi các nguyên nhân, kéo dài đến vô tận về quá khứ, và do đó, cần thiết phải được trải dài đến vô cùng tới tương lai. Karma là không tránh khỏi, bởi vì nó phổ quát trong Tự nhiên, vô cùng vô tận và do đó, ở mọi nơi và không có thời gian, sớm hay muộn thì sự tác động trở lại là không tránh khỏi lên người đã tạo ra chúng.

Đó là một giáo lý rất cổ, được tất cả các tôn giáo và triết học biết tới, và kể từ thời kỳ phục hưng của nghiên cứu khoa học ở Phương Tây, đã trở thành một trong các tiên đề cơ bản của kiến thức hợp nhất hiện đại. Nếu bạn ném một hòn đá cuội xuống một bể nước, nó sẽ tạo ra các gợn sóng lăn tăn trên mặt nước, các gợn sóng này mở rộng ra và cuối cùng sẽ tác động lên bờ xung quanh bể; và khoa học hiện đại cho chúng ta biết rằng các gợn sóng này chuyển thành các rung động được đưa đến vô cùng tận. Nhưng ở mỗi bước của quá trình tự nhiên này, có một phản ứng đáp lại từ tất cả mọi người và từ tất cả vô số các hạt nguyên tử chịu ảnh hưởng của năng lượng lan tỏa đó.

Karma hoàn toàn không liên quan gì đến Thuyết Định mệnh, lẫn “Sự sắp đặt tình cờ” như người ta hay nói. Nó thực chất là thuyết của Tự Do Ý Chí, bởi vì về mặt tự nhiên thực thể khởi nguồn một hành động – tâm linh, tinh thần, tâm lý, vật lý – chịu trách nhiệm sau đó dưới hình thức các hậu quả và tác động tạo ra từ hành động đó, mà sớm hay muộn dội lại chính người gây ra hành động đó.

Vì mọi thứ đều khớp nối, liên kết và hòa vào những thứ khác, không một thứ gì và một thực thể nào có thể sống đơn độc một mình, các thực thể khác đều cần thiết ở mức độ lớn nhỏ khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân của các hành động được khởi nguồn từ bất kỳ một thực thể riêng biệt nào, nhưng những tác động hoặc hậu quả lên các thực thể, mà không phải là người khởi nguồn chính chỉ là sức mạnh khơi gợi tinh thần gián tiếp, đúng nghĩa với từ “luân lý” (moral)

Một ví dụ của việc này được thấy trong cái mà nhà Thông Thiên Học nói về “karma gia đình” như là sự tương phản với karma của một cá nhân hoặc “karma của một dân tộc”, một chuỗi các kết quả gắn liền với một dân tộc mà ở đó anh ta là một cá nhân; hoặc karma chủng tộc gắn liền với chủng tộc mà ở đó cá nhân đó là một thành viên không thể tách rời. Karma không thể nói là để “phạt” hay để “thưởng” theo nghĩa thông thường của những từ này. Tác động của nó là công bằng không sai chạy vì nó là một phần trong sự vận hành của Tự nhiên, tất cả các hành động mang tính nghiệp quả đều có thể truy xuất trở lại đến trái tim vũ trụ của Sự Hài Hòa, cũng giống như khi nói về tâm thức thuần khiết—tinh thần.

Giáo lý này hoàn toàn hòa hợp với tâm trí của con người, theo cách mà người đó tạo ra định mệnh của chính mình và thực chất là phải làm vậy. Y có thể kiến tạo hoặc làm biến dạng, tạo hình hoặc không tạo hình định mệnh của mình theo ý chí của y; và bằng cách hành động với các năng lượng ẩn phía dưới và rất vĩ đại của Tự nhiên, y đặt mình trong sự thống nhất hay hài hòa với Tự nhiên và do đó trở thành một người đồng sáng tạo với Tự nhiên như các vị thần linh.

Linh Hồn như là Hoa Sen Chân Ngã

Quá trình tăng trưởng của Linh hồn chậm nhưng không gì thay đổi được. Nó trải dài qua nhiều kiếp sống và đôi khi thậm chí cả ở các hệ thống hành tinh. Cấu trúc của nó được xây dựng xung quanh 3 nguyên tử thường tồn Atma, Buddhi và Manas. Hình dạng của nó, như các Chân sư nhìn thấy, là một bông hoa sen với 9 cánh tạo nên 3 lớp. Ba lớp đồng tâm bao quanh những điểm năng lượng sáng chói của các nguyên tử thường tồnmà sau cùng chói sáng rực rỡ như Viên Ngọc Quí trong Hoa Sen. Sự khai mở ra của cơ quan tâm linh huy hoàng và tinh tế này cần thời gian và chịu sự chi phối bởi luật. Các luật chi phối việc khai mở hoa sen chân ngã là các luật của Karma.

Các cánh của hoa sen chân ngã được đánh thức và kích thích để bung nở bởi một quy tắc đơn giản. Quy tắc này được Thánh Paul nói một cách ngắn gọn, súc tích: “Con người gieo gì sẽ gặt nấy”. Trong việc khai sinh ra linh hồn con người, các hạt giống của nó đã được gieo và việc nở hoa của linh hồn chính là sự gặt hái thành quả. Giữa hai sự kiện là những áp lực không hồi kết, giống những gì người ta thấy giữa quá trình hình thành nụ và nở hoa của bất kỳ một cây hạt kín nào (các thực vật nở hoa). Chính thông qua áp lực và thông qua luật này mà hoa nở, và điều này cũng tương tự trong việc xây dựng của Linh hồn xung quanh Tam thể thượng của nó (Xem cuốn In The Steps Of The Master cùng tác giả)

Chân thần và Sức mạnh tâm linh bền bỉ

Chủ đề này có thể được tiếp cận từ một góc độ khác mà giá trị không thay đổi. Chân thần (Monad) kết nối hình thể thông qua nhiều kim quang tuyến (sutratmas) khác nhau. Thông qua các cơ chế khắc nghiệt và thương tổn của việc trở nên không kết nối với các hình thể vật chất mà Chân thần có được sức mạnh tâm linh bền bỉ.Tôi miêu tả điều này một cách cẩn thận trong quyển sách của mình “Chữa trị huyền môn”, phần II

Mục đích của Bệnh tật

Sự phát triển tâm linh của chúng ta từ thể vật chất sẽ đạt được một cách chủ động qua điều mà chúng ta gọi là kỷ luật của con đường đệ tử, nhưng cũng sẽ thu được một cách thụ động thông qua sự tồn tại muôn đời của các luật Karma vì chúng chi phối sự tái sinh.

Bệnh tật là một quá trình thanh lọc (Xem cuốn Chữa trị Huyền môn, Phần Một và Hai cùng tác giả). Thông qua bệnh tật mà Linh hồn có thể phá vỡ các mô thức của thói quen đã kìm giữ nó trong nhiều kiếp sống. Đôi khi thông qua bệnh tật mà Linh hồn có thể duy trì được sự kiểm soát với hình thể vật chất trong việc đối mặt với áp lực và sự tăng trưởng nhanh chóng. Trong việc hội chẩn với các bệnh nhân, đặc biệt là đối với các bệnh kinh niên hoặc thậm chí là sắp chết, các điểm này là rất quan trọng. Đôi khi tất cả mục đích của một căn bệnh là để đưa người bệnh vào những hoàn cảnh mà có thể buộc y có được một sự thay đổi về thái độ về tinh thần hoặc thái độ cảm xúc, những điều cho phép linh hồn có được sự tăng trưởng.

Là một nhà triết học, người chữa trị huyền môn biết rằng, không một nỗ lực nào, dù đúng hay sai, có thể xua đuổi được bệnh tật trừ khi thông qua việc chữa trị trước tiên từ thế giới của nguyên nhân. Một nguyên nhân trong sự chuyển động chỉ có thể được trung hòa bởi tác động của nó. Thậm chí một làn khí độc hại cũng để lại dấu vết, giống như việc mà người bị bệnh ung thư phổi có thể cho bạn biết rõ. Một lời nói lỗ mãng phát ra trong một kiếp sống này sẽ trở lại với bạn dưới dạng những lời quở trách từ một người nào đó trong kiếp sống sau.

‘Tội lỗi’ lớn dẫn đến bệnh tật nhiều hơn tất cả những thứ khác đó là sự ích kỷ. Linh hồn có thể gần như bất lực trong việc tiếp cận với một công cụ phàm ngã lạc lối khi phàm ngã này bị choán ngợp bởi sự ích kỷ, và nó dùng đến phương sách bệnh tật – một quá trình phá vỡ xiềng xích ích kỷ và thanh lọc sự vấy bẩn của nó. Qua việc đặt niềm tin vào những thứ vật chất mà chúng ta trở nên ích kỷ, ham muốn những thứ, những người, những địa điểm và sở hữu chúng một cách ích kỷ. Chân lý vĩ đại biểu lộ điều đối lập với việc này và vì Chân Lý đó mà Đức Phật đã giáng sinh là như sau:

“…rằng tất cả sự chiếm hữu vật chất phải đi đến hồi kết – không điều gì là vĩnh cửu, và người nào bám chấp vào các đối tượng vật chất của thế giới này sẽ không tránh khỏi việc chịu đựng khổ đau khi những đối tượng cho sự chú ý của y bị lấy đi”

Thậm chí cả người đệ tử cũng phải thực hiện sự hi sinh cuối cùng với vật sở hữu thân thiết nhất của y, đó là phàm ngã của y. Hạ thấp giá trị phàm ngã, hủy diệt nó và sắp xếp lại xung quanh một điểm tâm thức cao hơn (về mặt tâm linh), là điều kiện tiên quyết cho tâm lý- sinh tổng hợp (psychosynthesis). Mỗi một kiếp sống chúng ta từ bỏ một phàm ngã trong một sự chuyển tiếp vĩ đại hoặc sự thay đổi trạng thái mà chúng ta gọi là cái chết, và cái chết của cơ thể vật lý là một thực tập tốt cho cho cái chết của phàm ngã theo Khoa Tâm Lý Tổng Hợp (psychosynthesis). Xem cuốn Psychosynthesis, viết bởi Roberto Assagioli.

Karma giải phóng chúng ta khỏi những sự bám chấp, một cách chắc chắn như cách mà bệnh tật cuối cùng cũng tạo ra. Sự bám chấp chỉ tồn tại trong vật chất cảm dục, và vật chất cảm dục thể hiện dưới dạng các cảm xúc. Một người mà hoàn toàn cảm xúc, cảm dục, tình cảm đều là ứng cử viên xuất sắc cho bệnh tật, thì y cũng nhấn mạnh sự thật y là người đang phải chịu trách nhiệm với karma của mình:

He who feels punctured

Must once have been a bubble,

He who feels unarmed

Must have carried arms,

He who feels belittled

Must have been consequential,

He who feels deprived

Must have had privilege.

(Lao-Tzu, Tao Teh Ching, Verse 36. Translated by Witter Bynner.)

Người nào cảm giác bị khiêu khích

Chắc chắn đã từng là một người ba hoa

Người nào cảm giác mình trắng tay

Chắc chắn là người đã từng có quyền lực

Người nào cảm thấy bị coi thường

Chắc chắn đã từng là người tự đắc

Người nào cảm thấy bị chiếm đoạt

Chắc chắn đã từng có được hưởng đặc quyền

(Theo Lão tử, Bản dịch Dịch tiếng Anh của Witter Bynner)

Car Jung nói: “Niềm tin của một người càng lớn, thì anh ta càng nên làm việc chăm chỉ hơn, và công việc mà anh ta nên làm sẽ là công việc vì nhân loại”

Bất kỳ ai tham gia vào ashram của tôi sẽ được yêu cầu làm việc chăm chỉ ngay lập tức, đặc biệt là nếu y chưa làm điều đó bao giờ. Những người đệ tử bị dính mắc với những karma khó sẽ nhanh chóng được giải trừ các tác động của nó thông qua hoạt động chăm chỉ vì lợi ích chung của nhóm. Tương tự như vậy, những người đang chịu đựng bệnh tật, nỗi đau với tâm lý vững vàng và khoan dung sẽ giảm đi rất sự tàn phá của bệnh tật của họ rất nhiều. Dù cho điều này có thể không thể hiện rõ ràng trong kiếp sống này, cách tư duy này mang đến cơ sở tốt nhất cho những lời khuyên với các bệnh nhân đang chịu đựng các nỗi đau và bệnh tật.

Hạnh vô hại

Nếu một người dường như đang bị trôi theo dòng chảy của karma, hoang mang và bị chặn lối bởi hết bi kịch này đến bi kịch khác, một người chữa lành giàu lòng trắc ẩn và thấu hiểu có thể chắc chắn một điều sẽ chỉ dẫn y để mang lại sự tư vấn cần thiết – bệnh nhân của y chắc chắn đã có những ý nghĩ, cảm xúc và hành động gây tổn hại đối với những cá thể sống khác. Vậy người này có thể làm gì?

Việc thực hành tính vô hại trong suy nghĩ, lời nói và hành động phải được kiên trì thực hiện bằng mọi giá, nếu người đó muốn thoát khỏi việc ‘không ngừng gánh chịu những hậu quả mà anh ta đã gieo’

Những ý nghĩ tham lam, ghen tỵ, ghen tuông và ghét bỏ hiếm khi ảnh hưởng đến nạn nhân của ý nghĩ đó mà thường quay ngược lại người gửi đi ý nghĩ đó như một chiếc boomerang và sẽ trút sự hủy hoại vào cuộc sống của anh ta. Karma đó, biểu hiện ra dưới dạng bệnh tật hay một cuộc sống khó khăn, có thể là kết quả của các hành động trong kiếp sống này, hoặc như một mô hình kéo dài—hết kiếp này đến kiếp khác, cho đến khi nỗi đau và sự chịu đựng trở nên quá lớn buộc phàm ngã bị trừng phạt đó cuối cùng phải để Linh hồn thể hiện ý định và tiếp tục với nhiệm vụ tăng trưởng tâm linh.

Chân sư K.H, trong kiếp sống là Thánh St.Francis of Assisi, ghi lại những lời hướng dẫn chúng ta trong việc thực hành hạnh vô hại với mọi vật như sau:

Hỡi Thượng đế, hãy để con là một công cụ thể hiện sự bình an của người. Nơi nào có sự ghét bỏ, hãy để con mang tình yêu đến, nơi nào có sự tổn thương, hãy để con mang đến sự tha thứ, nơi nào có sự nghi ngờ, hãy để con mang đến niềm tin, nơi nào có sự tuyệt vọng, hãy để con mang tới niềm hi vọng, nơi nào có bóng tối, hãy để con mang ánh sáng đến, và nơi nào có nỗi buồn hãy để con mang niềm vui tới.

HỠI SƯ PHỤ THIÊNG LIÊNG, đã cho con biết rằng con sẽ không tìm kiếm việc được an ủi nhiều như việc an ủi người khác, tìm kiếm việc được thấu hiểu nhiều như việc thấu hiểu người khác, tìm kiếm việc được yêu thương nhiều như việc yêu thương, vì khi cho đi là ta nhận lại; khi tha thứ ta được tha thứ; và khi chết là ta được sinh vào sự sống vĩnh hằng

(Trích dẫn lời Thánh Francis of Assisi)

 

 

Leave Comment