Luật Nhân Quả – Chương 3 – Karma và Đau Khổ

Chương 3

Karma và Sự Đau khổ

Triết học hiện đại Phương Tây không thể trả lời những câu hỏi đơn giản nhất của con người ngày nay, thậm chí là những câu hỏi cơ bản như chúng ta là ai, tại sao chúng ta lại có mặt trên Trái Đất này, chúng ta đang đi đến đâu và tại sao một số người lại phải chịu đựng nhiều đau khổ như vậy? Các nhà huyền linh học đã có các câu trả lời cho các câu hỏi này từ thời cổ đại trong những lời truyền dạy của Minh Triết Cổ Xưa.

Nghiệp quả và Sự Đau khổ

Một trong những câu hỏi làm rối trí nhất đã quấy rầynhân loại trong suốt nhiều thế kỷ là tại sao một số người phải chịu những nỗi khổ đau to lớn như bị nhiều loại bệnh tật hay gặp bất hạnh, và tại sao những người khác lại được bao quanh bởi tình yêu, sự may mắn và những thứ “tốt đẹp” trong cuộc đời này. Tại sao một số người khi sinh ra lại không lành lặn hoặc có thiên hướng ốm đau, bệnh tật khi về già và những người khác lại không biết lấy một ngày ốm đau, bệnh tật trong suốt cả cuộc đời họ? Tại sao có những người lại có thân hình duyên dáng, đẹp đẽ, đầy sức sống và những người khác lại xấu xí hoặc không hài hòa?

Khoa học đã tiến một bước dài trong thế kỷ này, khẳng định một sự chắc chắn không nghi ngờ gì rằng có một trật tự trong vũ trụ này – ở tất cả mọi nơi và bất kỳ chỗ nào mà chúng ta chú ý đến. Các hành tinh xoay tròn trong các quỹ đạo của chúng theo các quy luật nhất định, được khám phá bởi nhà thiên văn học Kepler hơn ba trăm năm trước… hay áp lực của dòng máu lên các động mạch và tĩnh mạch tăng và giảm theo quy luật mà chúng ta có thể liên hệ đến các hệ thống khác trong cơ thể…sự nở hoa của cả trái đất được dệt trong tấm thảm của những sự thay đổi theo mùa bởi các luật nhất định phổ biến của tự nhiên

Nhưng với tất cả những kiến thức về cấu trúc có trật tự của mọi vật trong vũ trụ, khoa học vẫn từ chối thừa nhận rằng có các luật chi phối hình thức mà một người được sinh ra và hình thức môi trường mà thân thể đó được sinh vào. Quan ngại hơn là sự thất bại của khoa học khi không thừa nhận rằng chắc chắn phải có các luật nào đó chi phối cách chúng ta sống cuộc đời này và các luật để nói ra điều gì sẽ xảy ra với tâm thức của chúng ta sau khi chúng ta chết đi

Các câu trả lời trong Minh Triết Cổ Xưa

Theo những lời dạy trong Minh Triết cổ xưa, có những luật chi phối vũ trụ, nguyên tử và tự nhiên –và do đó có những luật chi phối sự tồn tại của con người trong vũ trụ như một phần của tự nhiên, và chứa đựng các nguyên tử như một phần của vũ trụ tồn tại của y…luật Nghiệp quả chi phối bệnh tật và sự tái sinh

Chỉ có thông qua việc thừa nhận sự thật về Karma và sự tái sinh trong các triết học của chúng ta thời nay mới có thể có câu trả lời cho tất cả mọi sự vật tồn tại trên hành tinh này. Khi đó những triết lý này có thể giải thích các hiện tượng như đi trên lửa, thuật thôi miên, chữa bệnh tâm linh – thực chất là tất cả các hiện tượng của các thế giới bên trong

Lời dạy của Đức Phật

Khi Đức Phật, một Người thuộc vòng Tuần Hoàn thứ 6 đến với hành tinh Trái Đất, lúc đó mới đang ở vòng Tuần hoàn thứ 4, việc này cũng giống như là đưa một người như Anhxtanh đến và làm một nô lệ khổ sai trong thời cổ đại. Đức Phật đến để dạy con người rằng đau khổ là không tránh khỏi và rằng nó là một phần vai trò của nghiệp quả với hành tinh này và một thái độ đúng đắn với việc chịu đựng đau khổ sẽ giúp con người vượt qua được nó:

“Một người phụ nữ trẻ, vừa mất đứa con đầu đời của mình, rất suy sụp với nỗi đau to lớn này, cô lang thang khắp các phố cầu xin một phương thuốc thần tiên để làm sống lại đứa con của cô. Một số người ngoảnh mặt đi trong sự thương xót, một số thì chế nhạo cô và gọi cô là tâm thần, không ai có thể tìm đươc một lời nào để an ủi được cô. Tuy nhiên có một nhà thông thái biết chuyện và nói với cô: “Trên thế giới này chỉ có một người có thể làm được điều kỳ diệu đó. Đó là Đấng Toàn Thiện (Đức Phật), Ngài sống ở đỉnh ngọn núi kia. Hãy lên đó tìm Ngài và hỏi”

“Người phụ nữ trẻ trèo lên đỉnh núi và đứng trước Đức Phật, cầu xin “Thưa Đức Phật, xin người hãy mang lại sự sống cho đứa con con” và Đức Phật nói, “Ngươi hãy đi xuống phố, hỏi từ nhà này sang nhà khác và hãy mang cho ta một hạt giống mù tạt từ một ngôi nhà mà chưa từng có ai chết cả”

“Trái tim người phụ nữ trẻ reo mừng và cô nhanh chóng xuống núi đi vào phố. Ở ngôi nhà đầu tiên cô đến, cô nói: “Đức Phật bảo tôi xuống xin một hạt giống mù tạt từ một ngôi nhà mà chưa từng có ai chết”

Họ bảo với cô “Ở ngôi nhà này rất nhiều người đã chết” Vậy nên cô đến nhà bên cạnh và lại hỏi xin, người ta trả lời cô “Không thể đếm hết số người đã chết ở đây. Do đó, cô lại đến ngôi nhà thứ 3, thứ 4 và cứ như thế cô đi hết cả thành phố và không thể tìm thấy một ngôi nhà nào mà cái chết không đến thăm.

“Do đó người phụ nữ trẻ quay lại đỉnh núi. Đức Phật hỏi “Ngươi đã mang về cho ta hạt giống mù tạt kia chưa”.

Cô nói: “Chưa, và con sẽ không tìm kiếm nữa. Nỗi đau của con đã làm con mờ mắt. Con nghĩ rằng chỉ mình con phải chịu đựng dưới cánh tay của Thần Chết”

“Thế tại sao con lại trở lại?” Đức Phật hỏi, Người phụ nữ trả lời: “Để xin người dạy cho con sự thật” Và Đức Phật nói với cô: “Trong tất cả thế giới của con người và thế giới của thánh thần, chỉ có một Luật đó là: Tất cả mọi thứ đều không tồn tại mãi mãi”

Con người có nhiều hơn nhiều hơn 5 giác quan. Một trong số chúng là giác quan về nỗi đau và cơ thể vật lý có rất nhiều cơ quan cảm giác để ghi nhận nỗi đau đó – thậm chí có cả bộ máy đặc biệt trong xương sống dành cho mục đích này

Giá trị của Sự Đau khổ

Nỗi đau có thể chữa lành một khi chúng ta chấp nhận nó và coi nó là một trong những mục đích của Linh hồn để trải nghiệm trong một lần tái sinh nhất định. Chịu đựng trong kiên nhẫn và vui sống thì sự phát triển tâm linh có thể được giải phóng như thể một “thác nước từ các cánh cổng thiên đường”.

Nỗi đau là một trải nghiệm được chia sẻ bởi tất cả các sinh linh trên hành tinh của chúng ta. Cleve Backster đã công bố điều này trong một nghiên cứu khoa học rằng khi một cái cây được tiếp cận bởi một người có ý định đốt nó với một điếu thuốc đã châm lửa thì các lá của cành cây đó đã bắt đầu phản ứng trước khi người đó sờ đến rất lâu trước đó. Một lần, khi ông đang làm một thí nghiệm dài và chán ngắt, ông đói bụng và quyết định ăn một vài quả trứng trong một nhóm mà ông đã lấy ra trước đó để theo dõi phản ứng. Không chỉ tất cả các quả trứng đều cho thấy một mức gia tăng trong thang ghi nhận nỗi đau mà tất cả các cái cây trong phòng thí nghiệm cũng vậy. Các cây cối cũng có một cơ quan giác quan nào đó để có thể cảm thấy và ghi nhận cảm xúc cao nhất của con người: tình yêu và sự từ bi. Chúng phản ứng lại nó và sự tăng trưởng kỳ diệu đã xảy ra khi cây được chú ý và yêu thương.

Triết học của chúng ta sẽ vẫn chưa hoàn thiện cho đến khi người Phương Tây hiểu sự quan trọng thực sự của cái chết. Những khía cạnh còn thiếu này của triết học được tổng kết lại bởi bà Blavatsky trong một câu nói: “Sự chịu đựng là một ơn huệ của của thiên đường dành cho những tâm linh ốm yếu”

Chúng ta không được nghĩ rằng nên phòng tánh tất cả những chịu đựng đau khổ. Đặc biệt ở Phương Tây, việc sử dụng thuốc – hoặc bất cứ thứ gì có thể được để giảm việc trải nghiệm nỗi đau – là một phương pháp không còn gì nghi vấn với các bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc y tế. May mắn thay, chỉ có 5% số người ốm đến bác sỹ khi họ chịu đựng nỗi đau. Hầu hết những người bị mất cân đối về tình cảm và tinh thần đều có những sự điều chỉnh cần thiết trong chế độ sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, các hoạt động bên ngoài…

Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta phải chịu đựng các hoàn cảnh không vui như mất việc, có người thân mất, và những tác động khác của cuộc sống liên quan đến những sự thay đổi và điều chỉnh nặng nề. Tuy nhiên chúng ta không chạy đến bác sỹ để lấy thuốc làm giảm những nỗi đau loại này… hoặc chúng ta không nên như thế

Ai là những tâm linh ốm yếu?

Những người theo chủ nghĩa vật chất của thế giới là những người tâm linh ốm yếu, đó là những cá nhân bị gắn chặt và theo đuổi những mục tiêu của thế giới bên ngoài, trong khi thế giới bên trong lại bị bỏ đói, không quan tâm. Hiện trạng này sẽ tiếp diễn cho đến khi nỗi đau đến với cuộc sống của họ. Với những cá nhân theo đuổi vật chất, nó có thể bắt đầu với một nỗi đau đến nhanh ở cơ thể vật lý trong một trạng thái dễ bị tổn thương – dễ bị tổn thương bởi vì nó đã tiến triển đến điều kiện đó do tác động của luật nhân quả. Với những quốc gia theo chủ nghĩa vật chất, hàng trăm ngàn người có thể bị các chứng đau đớn hay chết do các loại dịch bệnh tự nhiên kéo đến.

Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra? Các nhà thờ sẽ chật cứng những người sống sót cố gắng tìm kiếm ý nghĩa sau tất cả những nỗi đau và sự thống khổ đã bị “reo rắc” xuống cuộc sống của họ. Các chức sắc nhà thờ chỉ có thể thì thầm rằng “đó chắc chắn là ý của Chúa”. Các nhà huyền linh học của thế giới chỉ ra rằng điều đó là do “ý của con người” nhiều hơn, những người này đang gặt quả từ hạt mà họ đã gieo trồng trong sân khấu vũ trụ khổng lồ của nhân và quả – luật nghiệp quả trên một bình diện rộng lớn.

Sự Chịu Đựng Nỗi Đau Là Có Ích

Một trong các khái niệm mà con người sẽ phải chấp nhận trong một nền triết học hoàn thiện là sự chịu đựng nỗi đau là có ích cho Linh Hồn. Thông thường, Linh Hồn chọn một cuộc đời có sự chịu đựng lớn để chữa lành một phần của nó, ví dụ như một người mà thể hiện phàm ngã đã quá chạy theo chủ nghĩa vật chất. Nếu hết cuộc đời này đến cuộc đời khác đều bị cá nhân đó từ chối để thể hiện các mục đích của linh hồn cho mỗi lần tái sinh, thì một hành động quyết liệt hơn sẽ được đưa ra bởi Linh Hồn, để buộc cá nhân đó vượt qua những thách thức để phát triển tâm linh. Những biện pháp này là gì và được áp dụng ở mức độ nào sẽ được tính toán theo nghiệp của cá nhân đó.

Thử và Sai

Tất cả chúng ta chấp nhận một tiền đề là chúng ta học qua phương pháp “Thử và sai”. Chúng ta thậm chí chấp nhận rằng các con vật cũng có thể học theo hệ thống trải nghiệm này. Một khi chúng ta chấp nhận việc tái sinh như là một tiền đề, chúng ta sau đó có thể chấp nhận rằng thậm chí các kiếp sống của chúng ta trên trái đất này cũng có thể là một chuỗi các lần Thử và Sai liên tục. Thông qua hệ thống “thử và sai” được tiến hành qua chiều dài hàng trăm kiếp sống, chúng ta bắt đầu phân biệt được cái đúng từ cái sai, cuối cùng tập trung vào việc phân tách được cái thật từ cái không thật khi chúng ta đi trên Con Đường Của Người Đệ tử.

Tiêu trừ những Nghiệp khó

Một cách mà các nghiệp khó có thể được tiêu trừ đó là cá nhân hòa nhập ý thức của y với người khác trong một nỗ lực nhóm để phụng sự nhân loại. Điều này đặc biệt đúng với Giống dân Aryan đang sống trên trái đất vào lúc này. Như là một thực thể toàn cầu, phụ chủng thứ 5 của chúng ta có một nhiệm vụ cụ thể là khai mở Luân Xa Cổ Họng của hành tinh dưới sự bảo trợ của Cung 3 – Cung Trí tuệ Linh Hoạt: các nhóm phụng sự ở khắp thế giới đang phát triển khả năng để áp dụng trí tuệ linh hoạt thông qua làm việc chăm chỉ cho lợi ích nhân loại. Bằng cách này, mỗi cá nhân có thể giảm bớt gánh nặng nghiệp quả của hành tinh, cho tất cả những những gì chịu tác động của các luật này, thậm chí là cho cả chính cả Chủ quản hành tinh này.

Người ta nói rằng, đấng Cao Cả này đang nhanh chóng đạt đến dự dịnh ban đầu của Ngài, sau khi đã thỏa mãn Luật Nghiệp quả trong chính cuộc đời của Ngài ở điểm thành tựu này. Nhưng đó phải là lúc hàng triệu môn đệ cùng gánh vai chia sẻ nỗi đau và thống khổ của thế giới, và họ cũng sẽ cùng chia sẻ sự vinh quang và sự nâng tầm tâm thức thông qua sự kiện quan trọng đó.

35.jpg

Leave Comment