Luật Nhân Quả – Chương 5 – Chết Hay Chôn Sống

CHƯƠNG 5

Chết Hay Chôn Sống –

Ở đây tại Phương Tây, thực tế chúng ta chẳng biết gì về cái chết. Cho đến rất gần đây, chúng ta thậm chí còn không biết cái gì tạo ra sự khác biệt giữa một cơ thể sống và một cơ thể chết. Trong rất nhiều năm, chúng ta cho rằng khi một người chết đi, chỉ cần chứng nhận một người đã chết thông qua các xác nhận mang tính vật lý là đủ. Bác sỹ thường kéo mi mắt mở ra, ghi nhận sự không phản ứng với ánh sáng…cảm nhận nhịp tim dường như đã dừng lại vĩnh viễn…thấy rằng không còn tín hiệu nào của não…kiểm tra tất cả các dấu hiệu hơi thở… và sau đó “chuyển sang việc cử hành tang lễ”

Minh Triết Cổ Xưa đã cảnh báo trong rất nhiều năm rằng việc kiểm tra một cách hời hợt một cơ thể đang nằm trơ ra đó và với tất cả các biểu hiện bề ngoài không còn dấu hiệu của sự sống là chưa đủ để giao phó cơ thể đó cho nhà tang lễ…rằng trong rất nhiều trường hợp, con người có thể nằm trong trạng thái chết và có thể không thể ghi nhận một số hoạt động trong các khu vực như phổi, tim.. do bị đứt sợi chỉ sống (sinh mệnh tuyến) ở chỗ mà ở đó nó được gắn vào. Tuy nhiên, sợi chỉ ý thức (thức tuyến) có thể vẫn hoạt động ở điểm nối kết trong não thất thứ ba ở bộ não, và miễn là nó vẫn còn bám vào cơ thể vật lý thì vẫn còn có khả năng linh hồn đó kết nối lại sợi chỉ sự sống đó với trái tim và khôi phục lại sự biểu hiện ở hình thức sống trong một thời gian. Cái chết thật sự sẽ không xảy ra cho đến khi cả hai sợi chỉ này đã bị rút khỏi cơ thể.

Hôn mê, nhưng chưa chết!

Trong nhiều trường hợp như thế, một người có thể không thể mở mi hoặc cho thấy bất kỳ một sự chuyển động nào trong cơ thể vật lý – nhưng suốt lúc này vẫn hoàn toàn ý thức và nhận biết mọi thứ đang được nói hay làm tại thời điểm đó. Mặc dầu trái tim y có thể không đập, con mắt không phản xạ với ánh sáng, não bộ không phát ra một sóng não nào có thể ghi nhận được, hay không còn hơi thở… thì người đó có thể vẫn còn sống – và Ý THỨC!

Tác giả đã cảnh báo về điều này trong năm 1960 trên một buổi phát thanh ở Mỹ – liên quan đến sự kiện trong chiến tranh giữa Ả rập – Isreal, khi bốn người lính trẻ được tìm thấy trên chiến trận không còn có một trong bốn dấu hiệu nào của sự sống như liệt kê ở trên. Những người lính trẻ này được đặt các máy trợ tim phổi bổ sung như một thí nghiệm và máu của họ vẫn được giữ lưu thông bình thường. Sau khoảng thời gian là 2 tuần, trái tim của tất cả bốn người lính này bắt đầu tự đập, não bắt đầu có tín hiệu, và họ hồi phục đủ để có thể bỏ các thiết bị ra và tiến hành các biện pháp hồi sức thông thường

Vào năm 1962, một buổi tang lễ đã thu hút sự chú ý của báo chí khắp nước Pháp. Khi quan tài đang được đưa vào vị trí đặt mộ, có tiếng cạo ở bên trong, ở đó nắp quan tài mở ra. Cơ thể được thấy là vẫn còn ấm nhưng tại thời điểm đó đã chết hoàn toàn. Đã có cuộc tranh luận sôi nổi sau vụ việc này buộc giới chuyên gia y tế phải phát biểu. Người phát ngôn của tổ chức đáng kính đó đã nói rằng ở Pháp có ít nhất 1 trong số 500 người đã được chôn khi vẫn còn sống, trong những hoàn cảnh phần nào tương tự như thế.

Trong vài ngàn năm qua, con người đã phát triển khái niệm về cái chết một cách hết sức chậm chạp. Người nguyên thủy có thể mô tả hiện tượng nhật thực như là một con quái vật khổng lồ đã ăn mất quả cầu phát sáng từ bầu trời, và khi nhật thực kết thúc, người ta nói rằng con quái vật đó cuối cùng đã nhả lại mặt trời lại cho bầu trời.

Điều này dường như có vẻ ngu ngốc đối với chúng ta ngày nay, nhưng con người hiện đại cũng chẳng khá hơn mấy trong kiến thức về sự mất đi của con người trên cuộc sống ở trái đất này – cái mà chúng ta gọi là cái chết

Con người trải qua chu kỳ che khuất khỏi đời sống hình thể trong quá trình chết. Có một sự mờ đi tạm thời của cái mà chúng ta gọi là cơ thể vật lý, và một lần nữa—trong lần tái sinh sau này—con người xuất hiện trở lại, không bị ảnh hưởng bởi cái chết trước đó ngoại trừ như là kinh nghiệm cuối cùng trong toàn bộ chu kỳ sống.

Các bác sỹ ở Anh, Canada, và Mỹ đặc biệt đang trở nên quan tâm với tiêu chí để xác định cái chết thực sự của một người vì họ không muốn lấy các cơ quan từ người đang sống để cấy ghép vào người khác. Nhưng làm cách nào để có thể hoàn toàn chắc chắn rằng người đó không còn có thể khôi phục lại sự sống vật lý nữa?

Trong các trạng thái “chết”, rất nhiều người đã thuật lại các trải nghiệm bên ngoài cơ thể, và các phát biểu từ những người bình thường này cho chúng ta một khoảng dừng lại để suy nghĩ. Có một nhóm người khác cũng có các trải nghiệm ngoài cơ thể cũng đáng để nhắc đến. Đó là những cá nhân trải qua cái chết lâm sàng. Trong khi bị nhồi máu cơ tim hoặc trong lúc trải qua một cơn phẫu thuật, một số người đôi khi “chết”. Khi dùng từ chết ở đây, chúng ta muốn nói là trái tim đã ngừng đập và với mọi mục đích, ý định, con người này đã chết. Nếu hoặc khi y được làm tỉnh lại thành công, y thường kể lại trải nghiệm ngoài cơ thể là trạng thái phóng xuất thể cảm xúc (“xuất vía”) thuần tuý và đơn giản trong khi cơ thể vật lý đang nằm “chết” trên bàn phẫu thuật

Leslie Sharpe, một thương nhân ở Toronto đã có trải nghiệm như thế. Vào một chiều muộn mùa xuân năm 1970, trái tim ông ngừng đập trong vòng 3 phút và 11 giây, ông ấy đã “chết”. Tuy nhiên ông ấy vẫn sống sót và thuật lại chi tiết các cảm nhận trong quá trình chết lâm sàng. Tôi xin trích lại bài báo của Sidney Katz trên tờ Ngôi sao Hàng Ngày Toronto:

‘Tôi thấy tôi rời khỏi cơ thể tôi, đi ra thông qua đầu và vai. Cơ thể dường như trong suốt, mặc dù chính xác không phải là thể hơi nước. Nhìn thấy thế, tôi nghĩ, à đây sẽ là cái sẽ xảy ra khi bạn chết’

Khi hồi phục lại ý thức, điều đầu tiên ông kể với bác sỹ ở bên cạnh là: ‘Nếu tôi đi ra một lần nữa, đừng mang tôi trở lại – ở đó rất đẹp. Tôi thấy tôi rời khỏi cơ thể, đi qua đầu và vai. Cơ thể dường như trong suốt, mặc dù chính xác không phải là thể hơi nước. Nhìn thấy thế, tôi nghĩ, à đây sẽ là cái sẽ xảy ra khi bạn chết”

Khung cảnh bỗng nhiên thay đổi và Sharpe giờ đây thấy ông ta đang ngồi trên một vật nhỏ nghiêng một góc 45 độ, bay qua vùng trời xám với một tốc độ lớn… Cảm nhận tiếp theo là ‘trôi một cách sung sướng’ trong luồng ánh sáng màu vàng sáng. Sharpe nhớ lại:

‘Tôi có một vết sẹo ở chân phải, hậu quả của một vết thương cũ. Mặc dù lúc đó, tôi không ý thức có bất kỳ chân tay nào phía dưới, tôi vẫn cảm thấy vết sẹo đang biến mất và tôi nghĩ “Họ luôn nói rằng cơ thể bạn được làm cho hoàn hảo ở đây. Tôi tự hỏi liệu các vết sẹo của tôi đã biến mất?”

Con người trên trái đất đã chinh phục và chiến thắng rất nhiều lĩnh vực. Con người đã trèo lên các ngọn núi cao nhất trên hành tinh này…lặn vào các độ sâu của đại dương…du hành vào các vùng trời…. thậm chí đi trên mặt trăng. Tất cả những thành tựu ở những lĩnh vực này đã được nghiên cứu bởi con người với thành công lớn, nhưng vẫn còn một khoảng rộng lớn trong trải nghiệm của con người mà họ vẫn còn biết rất ít hoặc chưa biết. Đó là những yếu tố đang đằng sau bệnh tật và cái chết

Thay vì có một thái độ lành mạnh, hạnh phúc và vui vẻ với sự chuyển tiếp trong tâm thức mà chúng ta gọi là cái chết này, ở mọi nơi trên hành tinh này có một nỗi khiếp sợ lớn đối với sự kiện tự nhiên nhất này.

Cho đến tận ngày hôm nay, màu đen vẫn được mặc trong đám tang, và cũng mới đây còn có những con ngựa kéo quan tài đến nghĩa địa với tất cả đồ cúng tế đám ma mà người ta coi là cách đúng đắn để thực hiện trong lễ tiễn đưa ra khỏi thế giới vật chất này. Ít nhất thì việc này diễn ra ở thế giới Phương Tây. Người Phương Đông có cái nhìn khác về sự sống sau chết, và vì thế ở những nước như Bangladesh, Trung Quốc và Ấn Độ người ta có thể chịu đựng được những tai hoạ địa chất khủng khiếp… và họ có thể chịu đựng, xử lý nó, hồi sinh ngoan cường từ những thảm họa này để tái thiết lại với sự nỗ lực và bền bỉ to lớn trong bối cảnh những thiên tai tràn ngập

Người ở Bắc Mỹ vẫn còn nói về trận động đất lớn ở San Francisco ở đầu thế kỷ 19 gần như là ngày tận thế của thế giới. Có đến hàng ngàn cơn chấn động địa vật lý ở mức độ này ở các nước Viễn Đông thậm chí chỉ riêng trong một vài thế kỷ gần đây, và khả năng để sống sót của họ hình thành phần lớn từ thái độ của con người đối với cái chết.

Nhà thờ và Giáo lý về Sự Tái Sinh

Sự tái sinh đã từng được Nhà thờ Thiên Chúa Giáo chấp nhận và là một phần trong lời dạy ban đầu của các nhà thờ. Khoảng 3 hoặc 4 trăm năm sau khi đức Christ xuất hiện, nhà thờ bác bỏ “sự tái sinh”. Có lẽ là bởi vì con người trở nên xao nhãng hơn sự phát triển tâm linh, nghĩ rằng họ có thể tận hưởng “những thứ tốt đẹp trong cuộc sống” và từ bỏ tất cả những nỗ lực ‘cần thiết’ cho sự tiến hóa tâm linh. Dù với bất kỳ lý do nào, nó bị loại bỏ khỏi giáo lí của Nhà Thờ và quên lãng trong nhiều thế kỷ

Với những người quan tâm đến sự phát triển tâm linh, việc chấp nhận Luật Nhân Quả và Tái Sinh sẽ thúc đẩy họ tiến tới những nỗ lực ngày càng lớn hơn nữa. Khi công việc đáng khen thưởng, khi nó để phụng sự cho nhân loại, khi mà nó là sự tiến hóa, thì người đệ tử hoặc người chí nguyện biết rằng y có thể quay lại trong một kiếp sống khác và quay trở lại đúng cái công việc đó.

Cuộc Sống Trên Khía Cạnh Công Lý Và Tình Yêu

Luật Nhân quả và Tái Sinh giúp chúng ta nhìn thấy tất cả sự sống trên trái đất này theo hướng công bằng và yêu thương. Nếu một đứa trẻ lên ba hoặc bốn chết đi trong vòng tay của mẹ nó, đau đớn vì căn bệnh ung thư ruột, không phải trách cứ Chúa: đó có thể là một nghiệp quả công bằng đang diễn ra cho Linh Hồn đó theo một cách lạ lùng. Linh hồn đó đã lựa chọn kiếp sống đó nhằm mục đích ở lần tái sinh sau quay trở lại mà không cần thiết phải trải qua sự trả giá cho những nghiệp quả nặng nề – với sự tự do để trải nghiệm một cuộc sống tâm linh tiến bộ hơn, có lẽ là để phục vụ nhân loại theo một cách đặc biệt và cao cả.

106.jpg

Trải nghiệm bên ngoài thân xác trong “trạng thái chết”

Leave Comment