Luật Nhân Quả – Chương 6 – Bệnh Vảy Nến

CHƯƠNG 6

Bệnh Vảy Nến: Sự Thay Đổi Của Cung Linh Hồn Là Cần Thiết

“Tôi như bị nhấn chìm bởi sự ngại ngùng, xấu hổ”; “Tôi gần như chết ngay được”. Đó là những cụm từ được dùng để thể hiện cảm giác khó chịu của không ít người, những người có cuộc sống nhạy cảm lớn với cảm xúc, những người mà dường như luôn luôn không thoải mái với mọi tình huống xảy ra. Điều này được mang theo từ kiếp này sang kiếp khác cho đến khi nó trở thành một trở ngại nghiêm trọng cho mục đích của Linh Hồn là “hợp nhất phàm ngã” như là bước đầu tiên trên con đường tới Điểm Đạo. Sự xấu hổ trong cả kiếp sống thường là đặc tính cho sự xuất hiện của linh hồn sau một thời kỳ rút lui, của quá trình hoạt động bên trong nhằm hợp nhất các thể tinh anh trước khi thực hiện một chuỗi tái sinh. Điều đó cũng báo hiệu rằng một sự thay đổi về Cung linh hồn đã vừa hoàn tất. Do đó, một linh hồn Cung Một, hướng vào trong một kiếp sống hướng ngoại trải qua một chuỗi khoảng ba mươi mốt lần tái sinh có các phàm ngã mang tính hướng nội, giờ đang thay đổi các phẩm tính của nó. Cuộc sống bên trong trở nên hướng nội và các phàm ngã bên ngoài phải trở nên hướng ngoại.

Các yếu tố cung

Một ví dụ của việc chuyển đổi sự phân cực từ một phàm ngã hướng nội có thể được đưa ra trên khía cạnh công cụ Cung (xem quyển Tâm lý học nội môn, Quyển V của tác giả)

Đối tượng, trong kiếp sống trước có thể có Linh hồn Cung 1 và phàm ngã Cung 2, thể trí cung 4 và thể cảm dục cung 2. Trong trường hợp này, cơ thể vật lý có thể thuộc cung 7

  CÁC YẾU TỐ CUNG
A.       4 Thể trí
  I 2   2 Thể cảm dục
  Linh Hồn Phàm ngã 7 Thể vật lí
  Một sự thay đổi cung linh hồn sang cung 2 cần thiết phải có một cung phàm ngã hướng ngoại hơn nằm ở cung Ý chí để cân bằng cung Bác Ái của linh hồn:
B.        
        1
  II 3   1
        7
  Sự chuyển đổi này khá khó khăn và trải qua vài kiếp sống với một tổ hợp các Cung ít hà khắc và sự chuyển đổi sang các cung này sẽ có tác động lớn hơn nhờ sự giúp sức của nhiều yếu tố. Cung 6, mặc dù cũng là Cung Bác Ái, nhưng có tính hướng ngoại hơn rất nhiều so với cung 2:
C.        
        4 hoặc 5
  II 6   6
        3
  Thể xác cung 3 là một cơ thể mạnh mẽ và không quá nhạy cảm, đủ khả năng để hỗ trợ cho sự chuyển đổi. Quá trình chuyển đổi từ một phàm ngã hướng nội (và một linh hồn hướng ngoại) sẽ được hỗ trợ bởi một hoặc hai kiếp sống mà bệnh vảy nến xuất hiện như một sự đảm bảo cho tiến trình. Do đó việc chuyển từ A sang B phải đi qua C:
  A —>  C —-> B

Sự thay đổi sẽ không thực hiện được nếu không trải qua một số khó khăn. Khi mà phàm ngã không sẵn sàng hòa hợp với mục đích của linh hồn ở khía cạnh này, nghĩa là trở nên hướng ra ngoài như một phàm ngã, bệnh vảy nến có thể biểu lộ ra cho sự mâu thuẫn đó. Thông thường thì kiếp sống đó cũng không hoàn toàn là không thể chịu đựng được. Các phàm ngã hỗ trợ (ví dụ như người mẹ hoặc người chồng) sẽ xuất hiện. Sự thương tổn của bệnh vảy nến, thường ở những chỗ dễ thấy, ví dụ như da đầu, và dễ gây chú ý. Nếu bệnh nhân với căn bệnh vảy nến này có thể đương đầu với sự xăm soi khắc nghiệt của xã hội trong một kiếp sống nhất định, thì như vậy thường là đủ để bù đắp những khiếm khuyết nghiêm trọng gây cản trở sự tích hợp phàm ngã

Bệnh nhân sẽ rất khó chấp nhận sự giải thích theo nghiệp quả như là một sự thay thế cho việc điều trị và chữa lành, nhưng nó sẽ có tác dụng hỗ trợ trong các giai đoạn bệnh trầm trọng gây ra những khó chịu khủng khiếp. Tình trạng này nên được chữa trị, thậm chí trong việc điều trị thì sự chú ý của người chữa trị cũng nên tập trung vào các tổn thương cũng như phàm ngã của bệnh nhân để tiến hành phương pháp chữa bệnh trên cả phương diện phàm ngã và nghiệp quả. Tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ là việc vượt qua những phản ứng tình cảm thái quá với các tình huống trong cuộc sống là yếu tố quan trọng nhất cần vượt qua chứ không phải là những dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh. Nếu bệnh nhân có thể có được một thái độ bình tĩnh, cân bằng trong kiếp sống có bệnh vảy nến, y sẽ không bao giờ bị nhiễu động bởi “những hòn đá và mũi tên” của các kiếp sống sắp tới và “vận may to lớn” sẽ chờ đợi y, ví dụ như trong Hổ Cáp, giống như những thử thách đã được đặt ra cho các nhân vật thần thoại đạo đồ anh hùng và lịch sử như Hecquyn và Rustum

Do đó, yếu tố nghiệp quả ẩn sau bệnh vảy nến là một chuỗi các kiếp sống làm tăng cường mức độ nhạy cảm trong cảm xúc thái quá, sự nhạy cảm xuất phát từ năng lượng của các phân cảnh giới cảm dục cao hơn. Sự thanh lọc cảm xúc dẫn đến một mức độ nhạy cảm bất bình thường với mọi thứ trong môi trường – con người, địa điểm, điều kiện – mà thường được thể hiện ra như là sự xấu hổ trong sự hiện diện của những người thiếu sự tinh tế cảm xúc. Căn bệnh này bắt nguồn từ thời kỳ tân-Atlantis khi mức độ nhạy cảm trong cảm xúc trở nên rất cao. Nó liên quan đến luân xa Tùng Thái Dương và nhóm bệnh chính xuất phát từ thời Atlantis mà đứng đầu là bệnh ung thư. Các căn bệnh này không bao giờ lây nhưng nó có rất thường có tính di truyền.

Cần có sự cẩn trọng trong việc xác định tình trạng nghiệp quả trong bệnh vảy nến. Chỉ khi thực thể cảm xúc có độ nhạy cảm cao đang được tiến hóa thì căn bệnh này mới có thể phát triển được. Những người Atlantis có tiềm năng mắc bệnh vảy nến đã bắt đầu được dùng như các công cụ cho việc tái sinh và những nguyên nhân để những linh hồn với rất nhiều đặc tính Atlantis này lựa chọn các cơ thể như vậy được nêu ra ở phần trước trên khía cạnh các năng lượng Cung.

Chữa trị bệnh vảy nến

Không có phương thuốc gì chữa được bệnh vảy nến được thừa hưởng theo một cách thức di truyền mà chúng ta còn hiểu rất ít về nó. Tuy nhiên, cho đến nay phương pháp chữa trị được biết đến có thể giữ cho da sạch khỏi vảy nến trong thời gian đến 10 tháng. Hàng năm, 8 triệu người Mỹ chi cả tỷ USD vào các phương pháp chữa phức tạp và thường là nguy hiểm. Trong một số trường hợp, việc chữa trị chỉ làm giảm tình trạng và rồi bệnh lại tái phát sau đó.

Các phương pháp mới và hứa hẹn đang xuất hiện trong y học chính thống và chúng mang lại hi vọng cho những bệnh nhân huyền môn bởi vì chúng áp dụng phương pháp chữa trị mang tính tự nhiên hơn. Gần đây người ta chú ý tới việc sử dụng ánh sáng cực tím kết hợp với bột của một loại cỏ bên bờ sông Nil. Ở thời cổ đại, người Ai cập đã nuốt những thứ này và sau đó phơi mình dưới nắng. Điều thú vị cần nhớ là Ai Cập cổ đại là thuộc địa của Atlantis.

Phương pháp từ trường

Việc sử dụng phương pháp từ trường là biện pháp chữa trị có hiệu quả khi mà các trường cường độ thấp rung động ở mức 256 chu kỳ/giây tao ra sự thuyên giảm— nhưng điều cần nhấn mạnh là—phương pháp này không chữa khỏi được. Việc sử dụng kem cortisone không được ưa thích vì các tác dụng phụ….và với điều này khoa học chữa lành huyền môn bổ sung thêm từ “Amen!” (Xem Phụ lục I)

Cuối cùng, bài học mà Linh hồn của những bệnh nhân vảy nến truyền dạy cần phải được học, nếu không kiếp sống sau sẽ được sử dụng một lần nữa để buộc cá nhân đó học được bài học nghiệp quả. Bài học này rất rõ ràng trên khía cạnh các Cung…việc chuyển dịch năng lượng từ luân xa tùng thái dương lên luân xa tim kết hợp với sự hướng ngoại của phàm ngã. Cung phàm ngã nên chuyển sang một Cung Ý Chí, ví dụ như cung 1,3,5 hoặc 7. Sổ tay hướng dẫn các nguyên tắc tâm linh, Đường đạo trên kỷ nguyên mới, đưa ra những kỹ thuật cho việc đạt được các sự tái chỉnh hợp Cung.

Theo ngôn ngữ thông thường, điều này có nghĩa là sự phát triển của một phàm ngã đối mặt với tất cả các nhu cầu của việc “sống trên thế giới này”, cũng như việc duy trì mức độ nhạy cảm trong cảm xúc có được từ các kiếp tái sinh thời Atlantis. Sự chính xác trong mọi thứ được thực hiện, sự chuẩn xác trong chi tiết, việc hoàn thành các nhiệm vụ, sự phân cực trí tuệ của tâm thức và các mối quan hệ con người đúng đắn là những nguyên tắc chủ đạo cho 75 triệu con người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh vảy nến trên hành tinh này. Tất cả các phương pháp chữa trị khác nên được áp dụng với sự xem xét tới các yếu tố chi phối này.

Rất nhiều phương pháp chữa trị trong giới hạn của “phương pháp chữa trị tự nhiên” có thể làm giảm đi những triệu chứng tồi tệ nhất của bệnh vảy nến như phương pháp vi lượng đồng căn, hóa sinh, và ăn kiêng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nhiều là sự động viên với người bệnh thông qua việc giảng giải yếu tố nghiệp quả cho tình trạng này như đã trình bày ở trên. Điều này sẽ giúp nâng tinh thần của người bệnh lên mức của cõi trí và tránh hoạt động thái quá của luân xa tùng thái dương, là nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh vảy nến này.

Luân xa

Trong giai đoạn bệnh trầm trọng, việc chữa trị nên hướng tới việc thu bớt năng lượng từ luân xa Tùng Thái Dương. Điều này có thể được làm bằng cách gợi ý cho người bệnh các phương pháp chuyển đổi năng lượng của khu vực đó tới Luân xa tim, kỹ luật thông thường của Yoga có thể được áp dụng ở đây:

Không phải là tình yêu ích kỷ, mà là tình yêu vô kỷ,

Vô hại trong suy nghĩ, lời nói và hành động

Không bám chấp mà vô chấp với nỗi đau, với thái độ của người khác, các nhu cầu của người hôn phối, các tổn thương của bệnh vảy nến, .v.v

Trong các giai đoạn thuyên giảm, việc chữa trị vẫn nên được duy trì vì bệnh vẫn còn ở đó. Giờ đây, nên hướng năng lượng chữa lành từ luân xa đầu đến luân xa đầu[1]. Việc tăng cường ý chí của bệnh nhân, sự hứng khởi, khả năng không chỉ bắt đầu mà còn kết thúc các dự án, và sự tự tin … có thể được tăng cường bằng việc chuyển hoá năng lượng này. Sự khêu gợi Ý chí thay vì cảm xúc, sẽ làm cho mỗi đợt tấn công trở nên ít quan trọng hơn trong con mắt của người bệnh. Vấn đề nghiệp quả sẽ chậm nhưng chắc chắn được giải quyết và bệnh nhân sẽ hoàn thành mục đích của linh hồn.

  1. Ghi chú người dịch: từ luân xa đầu của người chữa bệnh và luân xa đầu của bệnh nhân

2 Comments

  1. OnQuest

    • webmaster

      Cám ơn bạn đã phát hiện ra hai trang trong hai quyển sách của Douglas Baker của cùng một đoạn lại khác nhau (trong Esoteric Healing là extrovert và trong Karma là introvert. Có lẽ lỗi chính tả của nhà xuất bản. Chúng tôi đã sửa lại theo bản đúng.

Leave Comment