Never Give Up–Không Bao giờ Bỏ Cuộc

Đây là bức thư của Giáo Sư Michael D. Robbin viết riêng cho học viên của Trường Morya Federation. Chúng tôi thấy chúng có thể hữu ích cho những người tầm đạo nên xin mạn phép trích dịch ở đây.

 

… Việc nghiên cứu Huyền Linh học không chỉ là một quá trình lâu dài suốt cả đời, mà còn có thể trải qua nhiều kiếp sống. Đối với một số người trong chúng ta, đây sẽ là một ý nghĩ đáng khích lệ, bởi vì Huyền Linh học quá rộng lớn nên chúng ta cần thời gian để đồng hóa nó và thể hiện nó trong việc phụng sự—thậm chí trong hình thức đã giảm thiểu nhiều của nó trên hành tinh nhỏ bé không thiêng liêng (non-sacred planet) của chúng ta.

Các Chân lý của cuộc sống là vô cùng huyền bí. Sự tiến bộ thực sự trong tâm linh xảy ra theo những cách thức tinh tế vượt qua những gì mà trí cụ thể có thể hiểu được cho đến ngày hôm nay. Có những chiều sâu của sự nhận thức mà chúng ta khó có thể hiểu được, và còn nhiều hơn nữa những gì mà chúng ta không thể hiểu được chút nào ở giai đoạn tiến hoá hiện tại của chúng ta.

Tất cả điều này có nghĩa rằng điều thực sự khôn ngoan là chúng ta kiên trì trong tham thiền và học tập trong suốt kiếp này, bất kể mọi khó khăn có thể phát sinh. Phàm ngã sẽ tạo ra nhiều chướng ngại vật, và chắc chắn sẽ phát sinh các hoàn cảnh khó khăn. Một số người phản ứng với những chướng ngại vật và hoàn cảnh bằng cách nói, “điều này quá nhiều đối với tôi, tôi phải rời khỏi chương trình và có lẽ tôi sẽ quay trở lại sau này.” Nhưng thường thì cái “sau này” không bao giờ xảy ra.

Tôi chỉ muốn khuyến khích các bạn hãy “tiến lên” bất kể những trở ngại khó khăn và tình huống phát sinh nào. Ý chí thật sự trong con người hiện nay chưa phải phát triển cao lắm. Và Ý chí tinh thần là điều không phải ai cũng hiểu rõ, nhưng tất cả chúng ta đều sở hữu nó và có thể vận dụng nó khi “trở nên khó khăn”.

Bây giờ đến phần thực sự thiết thực! Liên đoàn Morya hiện nay có ba chương trình liên quan đến nhau rõ rệt: Chương trình Thiền Cơ bản (Meditation Quest) được thiết kế như một chương trình một năm; Chương trình hai năm Great Quest (GQ) và Chương trình năm năm Quest Universal (QU). Sinh viên được nhận vào chương trình nào tuỳ thuộc vào kinh nghiệm tham thiền và kiến thức huyền linh học. Những ai đọc nhiều Sách của Chân Sư Tây Tạng (“Blue Books”) chứng tỏ khả năng nhập học khoá Universal Quest, nhưng chúng ta cũng phải cân đối thời gian dành cho tham thiền và nghiên cứu. Điểm tôi muốn nhấn mạnh là ba chương trình này là không thể tách rời nhau, và mục đích của mỗi học sinh tham gia Liên đoàn Morya nên hoàn thành toàn bộ giáo trình tám năm – dù có thể phải mất bao lâu đi nữa!

Vâng, tám năm là một thời gian dài để tham thiền và nghiên cứu (và đồng thời để phụng sự -. Mặc dù tham thiền và nghiên cứu một cách đúng đắn có thể được coi là một hình thức phụng sự) Một số người trong chúng tôi là cựu học viên của Trường Arcane trong đó người ta có thể mất, có lẽ, mười lăm năm để học tập hết các chương trình giảng dạy toàn thời gian. Và tại Trường Morya Federation chúng tôi cũng có những chương trình học một nửa thời gian dành cho những người mà cuộc sống quá nặng gánh gia đình, kinh doanh và trách nhiệm khác. Nhưng điều quan trọng là – tiến lên thông qua những gì cần mong cầu về mặt nội môn!

Chúng ta cũng có thể hỏi, “Tại sao tôi nên dành tám hoặc nhiều năm hơn trong việc tham thiền và nghiên cứu, và phải làm tất cả điều này trong khi có lẽ đang sống một cuộc sống ngoại tại rất tích cực và có trách nhiệm liên quan đến việc phụng sự theo một cách nào đó?” Đây là câu hỏi lớn và mỗi người, tùy theo sự hướng dẫn hoặc trực giác nội tâm của mình sẽ phải trả lời nó. Tuy nhiên tôi sẽ đề nghị một câu trả lời có thể hữu ích hay đáng khích lệ với một số người nào đó.

Tôi sẽ đề nghị thế này. Khi chúng ta tiến bước trên Con Đường Đệ Tử và Con Đường Điểm Đạo, sức mạnh của chúng ta để phục vụ Thiên Cơ sẽ phát triển vô cùng. Kế hoạch vĩ đại và đẹp đẽ cùng Thiên Ý của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta sẽ được biểu hiện, và khi thể hiện nó sẽ có nghĩa là niềm vui lớn lao và việc hoàn thành Thiên Cơ cho nhân loại và thực ra, cũng là sự hoàn thành của mọi giới của thiên nhiên. Trong nhiều cách khác nhau Chân sư DK nói về những điều kỳ diệu và vinh quang của Thiên Cơ – cái vẻ đẹp tuyệt vời sẽ khai mở.

Tất cả chúng ta theo thời gian nhất thiết phải là một phần của sự khai mở này, nhưng nếu chúng ta được đào tạo tốt về mặt nội môn chúng ta có thể giữ vai trò một cách đầy đủ và trách nhiệm hơn trong việc nhìn thấy Thiên Cơ biểu hiện trên trái đất này, hơn là những người tham gia một cách ít quyết đoán trong việc khai mở các khả năng thiêng liêng của họ.

Những gì một Chân sư Minh Triết biết thật rộng lớn so với các vòng kiến thức hạn hẹp của con người. Và Chân sư sẽ là người đầu tiên nói rằng những gì Ngài biết là rất nhỏ so với những gì các Hành tinh Thượng đế biết; và cũng tương tự như thế cho Hành tinh Thượng đế đối với Thái dương Thượng đế, và tiếp tục lên cao hơn nữa. Có một biển mênh mông tri thức bí truyền cần biết và đồng hóa; có một chiều sâu thăm thẳm của tình thương Thiêng Liêng cần được thăm dò; có một sức mạnh phi thường của Ý Chí mà chúng ta phải tìm hiểu để xác định và trong đó chúng ta phải học để vận dụng. Tất cả điều này nằm ở phía trước của chúng ta, chỉ cần chúng ta có thể hiểu được phạm vi khả năng chúng ta.

Tất cả điều này có nghĩa là, chúng ta phải tiến tới. Thực tế – khi bạn hoàn thành khóa Thiền Căn bản (Meditation Quest), sau đó tiến lên học khóa Great Quest, hoặc bước vào khóa Quest Universal nếu nhà Trường nghĩ rằng bạn có thể học chương trình tiên tiến đó tại thời điểm đó (và nếu bạn sẵn sàng chấp nhận thêm gánh nặng). Và điều rất quan trọng, khi bạn đã hoàn thành khaá Great Quest, bạn tiến vào khóa Quest Universal – tối thiểu một chương trình năm năm sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết to lớn hơn nữa về vũ trụ bao la.

Điều bí mật của tất cả các trường Nội môn thực sự cuối cùng được tiết lộ bởi Cung một. Dạng chuyển động liên kết với Cung này là “tiến tới phía trước”. Tầm quan trọng của việc tiến về trước, mặc dù bạn có thể bị đè nặng bởi nhiều trách nhiệm khác là những gì sẽ phân biệt bạn với tư cách là một đệ tử (chứ không phải chỉ là một người chí nguyện) và sau đó là một điểm đạo đồ thực sự (không chỉ là một đệ tử – mặc dù thực sự tất cả điểm đạo đồ cho đến những điểm đạo đồ cao cấp hơn đều là đệ tử).

Vì vậy, đây là thông điệp của tôi cho bạn: công việc của Trường Morya Federation không hề dễ dàng. Nó là một trường chuyển tiếp đến các trường Nội Môn Mới trong tương lai (Preparatory Schools), mà trước tiên sẽ dựa trên một mô hình trường đại học, và sau này (trong các Trường Cao Cấp) dựa vào một mô hình thật sự bí truyền. Chân sư Tây Tạng chỉ gợi ý về hình thức và tiến trình của chúng. Nếu bạn muốn biết chiều hướng mà bạn đang thực sự nhắm đến, xin vui lòng đọc phần nói về các trường Tham Thiền trong tương lai (trang 299 Letters on Occult Meditation). Tôi cũng có một bài bình luận về phần này của quyển sách được đăng ở đâu đó trên website chúng ta! …

Tôi thực sự muốn bạn giữ những suy nghĩ này trong tâm trí khi bạn xử lý các áp lực sẽ đến với bạn khi bạn theo đuổi việc tham thiền và học tập tại trường Morya Federation. Mỗi người chúng ta đã gặp phải trở ngại rõ ràng và chắc chắn sẽ gặp chúng. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao giờ bị các chướng ngại này khuất phục.

Một trong những câu chuyện mà tôi yêu thích là câu chuyện của người đại đệ tử Winston Churchill, người đã phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của một trường đại học danh tiếng ở Anh trong những ngày đen tối nhất của chiến tranh thế giới II. Chuyện kể rằng ông bước lên sân khấu, tiến đến bục giảng, và sau đó nói như sau: “Không bao giờ bỏ cuộc! Đừng bao giờ bỏ cuộc! Đừng bao giờ bỏ cuộc!” Và sau đó, ông rời sân khấu—câu chuyện là như thế. Câu chuyện này gây ấn tượng mạnh với tôi đến nỗi nó đến với tôi vào những lúc tôi thất vọng hoặc chán nản. Một Chân sư Minh Triết là “sự thăng hoa hiếm hoi của một thế hệ những người tìm hiểu”. Nếu chúng ta từng muốn trở thành một Chân sư Minh Triết (mà tất cả chúng ta một ngày nào đó phải trở thành nếu chúng ta tiếp tục bước đi trên con đường Điểm đạo) chúng ta phải không bao giờ bỏ cuộc!

Các bạn học viên hãy ghi nhớ điều này, tiến tới bất kể điều gì xảy ra! Sau đó, bạn chắc chắn sẽ đạt được và sẽ hoàn thành mục đích tinh thần. Mệnh lệnh này không dành cho những thời gian hạnh phúc và tự do xúc cảm khi bạn có thể tiếp tục tiến tới về phía trước một cách tự nhiên, mà chỉ dành cho những khoảnh khắc khi bạn cảm thấy choáng ngợp và rằng bạn không thể tiếp tục và gần như quên mất lý do tại sao bạn tiến về phía trước. Nếu những điều này xảy đến với bạn: “Hãy tiến lên” và nhớ lời khuyên của Winston Churchill: “Không Bao Giờ Bỏ Cuộc!”

 

Với Ánh Sáng, Tình Thương và Quyền Năng,

Michael Robbins: Director: Morya Federation

President: University of the Seven Rays and Seven Ray Institute

 

11 Comments

  1. jupiter nguyen

    Ta phải tiến tới vì đằng sau ta là địa ngục , ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc ( Never Give Up ) vì phía sau ta là địa ngục . Tôi không nhớ rõ đã đọc trong quyển nào nhưng tôi nhớ chân sư D.K có nói câu này ” Chỉ Có Một Địa Ngục Duy Nhất mà thôi , đó là cõi trần của chúng ta ” .

    • webmaster

      Những người học giáo lý của đức DK thường ghi chú các trích dẫn lời của Ngài trong quyển nào, trang nào … để người đọc có thể xem lại nếu cần. Đây là sự cẩn thận cần thiết vì giáo lý của Ngài rất tinh tế, cái ta hiểu chưa chắc giống người khác hiểu và đúng như đức DK muốn nói. Câu bạn nói “Chỉ Có Một Địa Ngục Duy Nhất mà thôi , đó là cõi trần của chúng ta” có lẽ do bạn nhớ từ một quyển sách dịch sang tiếng Việt nên chúng tôi chưa thể kiểm chứng. Chúng tôi hình như chưa đọc được câu này bằng tiếng Anh trong các quyển sách của Ngài. Nếu được bạn nên cho biết trích câu đó từ đâu nhé!

  2. Lê Trần Quốc

    “Không bao giờ bỏ cuộc”! Đánh thức ngôi thứ nhất của Thượng Đế trong con người phải không ạ? Ý chí của Thượng Đế thật mãnh mẽ ngài có thể giữ các từ lực, ví dụ như của nhóm nguyên tử hằng tỉ năm như thế. Còn ta chỉ cần giữ ý chí cho mình tham thiền mỗi ngày mà đã khó rồi. Thật hổ thẹn khi là con Thượng Đế mà không là được một chút trong công việc của Ngài

  3. jupiter nguyen

    Chào bạn Webmaster, đêm nay tôi thật vui mừng ( sau 2 đêm thiếu ngủ và thức khuya ) vì tôi đã tìm lại được câu nói đó chân sư D.K , nó ở trang 437 bản dịch tiếng Việt và ở trang 393 bản tiếng Anh , vì đoạn đó rất hay , và vô cùng mới lạ ( một loại tri thức mới lạ chưa từng đó ) . Do đó tôi xin copy lại nguyên đoạn và không hề thêm bớt hay sữa chữa ” … Một nỗi sợ khác khiến cho nhân loại xem cái chết như một tai họa là nỗi sợ mà giáo điều thần học đã khắc sâu, đặc biệt là người theo thuyết chính thống của Tin Lành và Giáo Hội Thiên Chúa La Mã – đó là sợ địa ngục, việc bắt chịu các hình phạt, thường là không tương xứng với các lỗi lầm trong kiếp sống và các kinh hoàng do một Thượng Đế hay nổi giận bắt phải chịu. Trước các sợ hãi này, con người được dạy rằng y sẽ phải tuân phục, và không có cách nào thoát khỏi chúng, trừ việc qua việc chuộc tội thay (vicarious atonement). Như bạn biết rõ, không có một Thượng Đế hay nổi giận, không có địa ngục và không có việc chuộc tội thay. Chỉ có một nguyên lý bác ái vĩ đại làm linh hoạt toàn thể vũ trụ; có Sự Hiện Diện (Presence) của Đấng Christ chỉ cho nhân loại về thực trạng của linh hồn, và chúng ta được cứu giúp bằng nguồn sống của linh hồn đó, còn địa ngục duy nhất là chính cõi trần … ” và đây là đoạn trong bản tiếng Anh ” … Another fear which induces mankind to regard death as a calamity is one which theological religion has inculcated, particularly the Protestant fundamentalists and the Roman Catholic Church—the-fear of hell, the imposition of penalties, usually out of all proportion to the errors of a lifetime, and the terrors imposed by an angry God. To these man is told he will have to submit, and from them there is no escape, except through the vicarious atonement. There is, as you well know, no angry God, no hell, and no vicarious atonement. There is only a great principle of love animating the entire universe; there is the Presence of the Christ, indicating to humanity the fact of the soul and that we are saved by the livingness of that soul, and the only hell is the earth itself, … ” .

    • webmaster

      Vâng bạn đã chính xác, nhưng đặt câu nói của đức DK trong ngữ cảnh của nó sẽ dễ hiểu hơn là cắt nó ra thành một câu độc lập như vậy. Ngài phê bình giáo lý về địa ngục của Thiên Chúa giáo và nói rằng nếu có địa ngục thì thì địa ngục đó chính là cõi trần gian với quá nhiều đau khổ. Cám ơn bạn.

    • Cám ơn các Huynh đã có trích dẫn Minh Triết hay. Đặc biệt là đã trích dẫn chính xác trong giáo lý của Đức Chân Sư DK về “Địa ngục”.
      Đề nghị các Huynh jupiter nguyen, webmaster những người thành thạo tiếng Anh, xin quý vị có thể giải thích thêm về nghĩa của “Địa ngục” trong giáo lý của Đức DK có đồng nghĩa với “Địa ngục” trong Kinh Phật không?
      Bởi Luật Nhân Quả là luật Vũ trụ, vậy nếu không có “Địa ngục của Linh hồn sau khi chết”, tức Linh hồn chỉ trả Quả báo khi đầu thai lại cõi Trần hay sao? Thế thì chẳng lẽ giáo lý của Đức Phật không còn phù hợp nữa hay sao? Thật khó hiểu quá các Huynh, nếu thế, sự tiến hoá của Linh Hồn sẽ gián đoạn khi ở giai đoạn sau khi chết – Cõi Trung Giới hay sao?
      Mong các Huynh giải thích giùm. Xin cảm ơn!

      • webmaster

        Chào bạn,

        Cám ơn bạn đã có những lời nói tốt đẹp về trang web của chúng tôi. Về câu hỏi của bạn:

        “Địa ngục” trong giáo lý của Đức DK có đồng nghĩa với “Địa ngục” trong Kinh Phật không? Bởi Luật Nhân Quả là luật Vũ trụ, vậy nếu không có “Địa ngục của Linh hồn sau khi chết”, tức Linh hồn chỉ trả Quả báo khi đầu thai lại cõi Trần hay sao? Thế thì chẳng lẽ giáo lý của Đức Phật không còn phù hợp nữa hay sao? Thật khó hiểu quá các Huynh, nếu thế, sự tiến hoá của Linh Hồn sẽ gián đoạn khi ở giai đoạn sau khi chết – Cõi Trung Giới hay sao?

        Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

        Trong giáo lý của đức DK, không có “địa ngục” như ta thấy giảng dạy trong Phật giáo phổ truyền–nghĩa là, hình ảnh một nơi chốn để trừng phạt con người sau khi chết do đã làm những điều tàn ác khi còn sống–. Bạn hỏi, chẳng lẽ giáo lý của Đức Phật không còn phù hợp nữa hay sao? Chúng tôi nghĩ, những điều mà người ta nói về địa ngục … có đúng là chính lời Phật dạy hay không? Chúng tôi xin trích đoạn sau đây từ quyển Problems of Humanity của Chân sư DK để bạn suy nghĩ:

        The doctrine of the verbal inspiration of the Scriptures of the world (deemed particularly applicable to the Christian Bible) is today completely exploded and with it the infallibility of interpretation; all the world Scriptures are now seen to be based on poor translations and no part of them—after thousands of years of translation—is as it originally was, if it ever existed as an original manuscript and was not in reality some man’s recollection of what was said. At the same time, it must be remembered that the general trend and the basic teaching, as well as the significance of the symbols, is usually correct, though again, symbolism itself must be subjected to modern translation and not to the misinterpretation of ignorance. The point is that dogmas [Page 127] and doctrines, theology and dogmatic affirmations, do not necessarily indicate the truth as it exists in the mind of God, with Whose mind the majority of dogmatic interpreters claim familiarity. Theology is simply what men think is in the mind of God.

        Giáo lý về nguồn cảm hứng bằng lời nói của các Kinh Thánh của thế giới (đặc biệt là Kinh Thánh Cơ Đốc giáo) ngày nay hoàn toàn sụp đổ, cùng với nó là những giải thích không thể nào sai lầm; tất cả các Thánh Kinh trên thế giới ngày nay được nhìn thấy được dựa trên những bản dịch kém cõikhông phần nào của chúng, sau hàng ngàn năm được dịch lại – là giống như nguyên bản ban đầu–nếu đã từng tồn tại một bản thảo gốc—và thực tế không phải là hồi ức của một số người về những gì đã được nói. Đồng thời, ta phải nhớ rằng xu hướng chung và giáo lý cơ bản, cũng như ý nghĩa của các biểu tượng, thường là đúng, mặc dù, một lần nữa, chính biểu tượng phải lệ thuộc vào bản dịch hiện đại chứ không phải sự giải thích sai lệch do thiếu hiểu biết. Vấn đề là những giáo điều [Trang 127] và giáo lý, những khẳng định thần học và giáo điều, không nhất thiết phải chỉ ra chân lý như nó tồn tại trong trí của Thượng đế, cái trí mà phần lớn các nhà diễn giải giáo điều tuyên bố quen thuộc. Thần học chỉ đơn giản là những gì mà con người nghĩ rằng ở trong trí của Thượng đế.

        The more ancient the Scripture, the greater, necessarily, the distortion. The doctrine of a vengeful God, the doctrine of retribution in some mythical hell, the teaching that God only loves those who interpret Him in terms of some particular school of theological thought, the symbolism of the blood sacrifice, the appropriation of the Cross as a Christian symbol, the teaching about the Virgin Birth and the picture of an angry Deity only appeased by death are the unhappy results of man’s own thinking, of his own lower nature, of his sectarian isolationism (fostered by the Jewish Old Testament, but not generally found in the Oriental faiths) and of his sense of fear, inherited from the animal side of his nature—all these are fostered and inculcated by theology but not by Christ, or the Buddha or Shri Krishna.

        Các Kinh thánh càng cổ xưa thì sự biến dạng nhất thiết càng lớn. Giáo lý về một Thiên Chúa đầy hận thù, giáo lý về sự trừng phạt ở một số địa ngục trong truyền thuyết, giáo lý rằng Thiên Chúa chỉ yêu những người nào giải thích Ngài theo thuật ngữ của một số trường phái của tư tưởng thần học đặc biệt, các biểu tượng của sự hiến tế máu, chiếm đoạt thập giá thành một biểu tượng của Kitô giáo, giáo lý về sự sinh sản đồng trinh, và hình ảnh của một vị thần linh nổi giận chỉ dịu đi bởi cái chết là những kết quả không vui vẻ của những suy nghĩ riêng của con người, của bản chất thấp kém của y, của chủ nghĩa biệt lập bè phái của y (được thúc đẩy bởi những người Do Thái trong Cựu Ước, nhưng nói chung không được tìm thấy trong các tôn giáo phương Đông) và của cảm giác sợ hãi, thừa hưởng từ phương diện thú vật của mình -tất cả những điều này được nuôi dưỡng và khắc sâu bởi thần học, chứ không phải do đức Christ, đức Phật hay đức Shri Krishna.

  4. jupiter nguyen

    Câu nói đó của chân sư D.K trong quyển Chữa Trị Huyền Môn ( Esoteric Healing ) , tôi nghĩ dich giả dịch từ earth itself là cõi trần cũng không làm mất đi ý nghĩa của nó . Tôi nghĩ rằng có đôi khi mà ta cần phải hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng cũng như cả nghĩa sâu và hẹp trong vô số câu nói đầy bí hiểm của chân sư D.K ( trong toàn bộ 18 quyển sách vĩ đại của Ngài ) .

  5. jupiter nguyen

    Hỡi những người anh em , câu nói Never Give Up ( không bao giờ bỏ cuộc ) đã ăn sâu vào máu thịt tôi. Phải chăng ta phải hành động và phải tham gia vào khi mà ta đã hiểu và đã nhìn thấy cái mà chân sư D.K gọi là Vision ( nhìn thấy trước Thiên Cơ hay Cơ Trời hay Chương Trình Của Thánh Đoàn ) , tôi xin phép bạn Webmaster cho tôi trích một đoạn của chân sư D.K và dịch theo ý tôi ( theo sự hiểu của tôi ) trong quyển A Treatise On White Magic [ trang 369 bản tiếng Anh ]
    – ” So work, not for joy but towards it; not for reward, but from the inner need to help; not for gratitude, but from the urge that comes from having seen the vision and realisation of the part you have to play in bringing that vision down to earth. ”
    – ” Vậy thì hành động , không phải vì hạnh phúc mà vì phải đi về hướng hạnh phúc ; không phải vì phần thưởng mà vì một sự cần thiết từ bên trong cần phải giúp đỡ ; không phải vì lòng biết ơn , mà vì một sự thôi thúc đã đến từ việc đã nhìn thấy Thiên Cơ và việc tham gia thực hiện của bạn để mang Thiên Cơ đó xuống trần gian ” .

    • webmaster

      Câu bạn chọn rất hay và nhiều ý nghĩa, mang đến cảm hứng thiêng liêng cho những người học đạo. Cám ơn bạn nhiều.

  6. jones

    điều quan trọng nhất là phải thực hành , bằng hành động chứ không phải lời nói . Việc tu luyện ko thể một sớm một chiều ,số phận của chúng ta là do chúng ta định đoạt , never give up , có lòng tốt và sự dũng cảm mọi chuyện rồi sẽ ổn . cảm ơn những người tâm huyết đã làm việc hết sức nhiệt huyết và thành tâm vì sự đi lên của nhân loại .

Leave a Reply to jupiter nguyen Cancel reply