“Người Thông Thiên Học”

“Người Thông Thiên Học” (Theosophist)

Chúng tôi vừa nhận được bản scan các bài báo mà Lutyens trích dẫn trong sách của bà (nói về lần điểm đạo thứ nhất và thứ hai của Krishnamurti), do Bà Jennifer thủ thư của thư viện The Campbell Theosophical Research Library thuộc Hội Thông Thiên Học Úc gởi đến. Thật tử tế biết bao những người Thông Thiên Học chân chính! Hai tuần trước, chúng tôi viết thư nhờ Thư viện tìm giúp các tài liệu đang cần, người trực báo thủ thư đi vắng, khi trở về sẽ trả lời. Đúng 10 ngày sau, Bà quản lý thư viện trở về, nói sẽ scan giúp các bài báo. Bà cũng cho biết thêm thư viện là tổ chức phi lợi nhuận nên sẽ làm dùm không lấy phí, chỉ một điều, do thư viện ít người nên Bà sẽ làm từ từ trong nhiều ngày. Và ngay ngày hôm sau, Bà đã gởi hai file đang cần (The Childhood of Krishnaji số tháng 8 và 9 năm 1928 của tạp chí The Australian Theosophist, do Ông C.W. Leadbeater làm chủ biên). Bà hẹn qua tuần sau sẽ scan tiếp các file còn lại.

Nhân câu chuyện những người Thông Thiên Học chân chánh, chúng tôi nhớ hơn 40 năm về trước, trong dịp ghé thăm Hội quán Thông Thiên Học Việt Nam ở đường Võ Di Nguy Phú Nhuận, gặp một chị còn rất trẻ của chi bộ Thanh Niên Phụng Sự. Chị ân cần giới thiệu quyển The Thought Forms của Ông Leadbeater, xong đưa quyển sách bảo cứ mang về đọc. Sách ngoại văn tại Sài Gòn lúc đó rất quí, nên việc đưa sách cho một người lạ là điều hiếm. Cũng đúng chất Thanh Niên Phụng sự.

Và nhắc đến Hội Thông Thiên Học Việt Nam, không thể không nhắc đến các vị ở trụ sở chính của Hội tại Phú Nhuận: Bà Lưu Thị Dậu, Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học VN, ân cần, nhẹ nhàng; Ông Tư Long (Phan Văn Long) người thư ký kỳ cựu, “canh giữ” hội quán cho đến ngày bàn giao cho chính quyền; anh Lê Toàn Trung, Chi trưởng Bồ Đề… những người thật dễ thương và đượm tinh thần Thông Thiên Học biết bao…

Nhưng trong Hội không phải không có những con người “đặc biệt”. Tôi nhớ Ông LVT, gặp Ông là nghe Ông chê tuốt từ VN qua đến quốc tế, từ Nguyễn Hữu Kiệt đến Geoffrey Hodson, C.W. Leadbeater, Annie Besant … và Ông chỉ ‘phục’ có bà HP Blavatsky và A.A. Bailey. Huynh CNH nhận xét “ông ấy là học giả chứ không phải hành giả”. Có lẽ đúng, Ông học rất rộng, có lẽ vì thế mà dưới con mắt của Ông tất cả đều sai!

1. tthvietnamnh_truoctruso

Những “Người Thông Thiên Học” dễ thương tại Hội Quán Thông Thiên Học tại Phú Nhuận (hình trích từ www.phungsutheosophia.org)

Trở lại câu chuyện của Mary Lutyens, khi tra cứu các bài báo mà bà trích dẫn chúng tôi chỉ muốn kiểm tra tính xác thực của những gì bà viết, phải chăng câu chuyện mà Lutyens viết là “hư cấu” hoặc “nói láo ăn tiền” như một số người cáo buộc, chứ thực tình không muốn tranh luận thêm gì cả. Nếu quả thật Lutyens đã ‘sáng tác’ ra câu chuyện điểm đạo của Krishnamurti lần 1 vào năm 1910 thì phải xem xét lại gía trị toàn bộ quyển sách và đính chánh cho các bạn đọc biết.

Qua hai bài báo mà thư viện The Campbell Theosophical Research Library gởi đến, cũng như bài báo The Coming of Alcyone to Adyar của Ông C.W. Leadbeater đăng trên tạp chí Theosophist năm 1932, có thể khẳng định rằng các chi tiết mà bà Lutyens đưa ra trong sách của mình là hoàn toàn chính xác với những gì được đăng trên các tạp chí Thông Thiên Học lúc đó là tờ Australian Theosophist do Ông C.W. Leadbeater chủ biên và tờ Theosophist là tạp chí chính thức của Hội Thông Thiên Học thế giới do bà Annie Besant làm chủ biên. Ở cuối bài viết là hình chụp lại các trang liên quan, phần quan trọng được chúng tôi tô màu vàng để các bạn dễ nhận ra. Còn tại sao trong The Masters and The Path Ông lại viết cuộc điểm đạo lần 1 của Krishnamurti vào năm 1915 khác với thông tin cũng của Ông viết trên tạp chí The Theosophist thì chúng tôi không biết, và dành cho các bạn cùng suy nghĩ.

Điều dễ nhận thấy Lutyens chỉ là người góp nhặt và chép lại sự kiện từ dữ kiện mà bà thu thập được, những chi tiết bà đưa ra khá làm ‘sốc’ nhiều người có niềm tin nơi hai vị đại đức Annie Besant và Ông C.W. Leadbeater. Bài báo Lutyens trích dẫn mang tựa đề “The Childhood of Krishnaji” (Thời thơ ấu của Krishnaji—Krishnaji là tên gọi thân mật của Krishnamurti), đăng nhiều kỳ trên tạp chí The Australian Theosophist, tác giả là Captain R. Balfour Clarke. Clarke người Anh, sinh năm 1885 tại London, nghề nghiệp chính là kỹ sư điện. Ông gia nhập hội Thông Thiên Học khoảng năm 1904-5, gặp bà Annie Besant tại Anh năm 1908, sang Ấn độ làm việc tại Tổng hành dinh Thông Thiên Học năm 1909.

Scan_20160425 (2)

Captain R. Balfour Clarke

Ông được Ông Leadbeater giao nhiệm vụ quản lý chương trình huấn luyện Krishnamurti từ năm 1909 – 1911, sau đó tháp tùng Krishnamurti và Nityananda sang Anh như người trợ lý và bạn đồng hành từ năm 1911-1914, sau đó theo Krishnamurti đi nhiều nơi cho đến năm 1929 khi Krishnamurti giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông. Ông gia nhập quân đội trong thời gian 1915-1918 (chiến tranh thế giới I), giải ngũ năm 1924. Sau đó ông về sống tại tòa nhà The Manor (Úc) cho đến năm 1930, làm trợ lý cho Ông Leadbeater. Ông được Ông Leadbeater phong linh mục của Nhà thờ Liberal Catholic Church vào năm 1926. Ông xem như người thân cận với Ông C.W. Leadbeater trong thời gian 1909- 1914 và 1924-1934.

Scan_20160425 (6)

Captain R. Balfour Clarke lúc già

Trong bài báo số tháng 8-1928 của tạp chí The Australian Theosophist, có đoạn như sau:

On August 1st, 1909, the two boys took their first definite step in the occult life—that of probation. Krishnaji reached acceptance as a disciple of his Master on the 1st January, 1910, accomplishing the amazing feat of “entering upon the Stream” eleven days afterwards. It was towards the end of August in 1909 that I arrived in Adyar.

Vào ngày 1 tháng 8 năm 1909, hai chàng trai đã bước bước đầu tiên của cuộc sống huyền linh—đó là con đường đệ tử tập sự. Krishnaji đã được chấp nhận như là một đệ tử thực thụ vào ngày 1 tháng 1 năm 1910, hoàn thành kỳ công tuyệt vời “nhập lưu” mười một ngày sau đó.

Và trong bài báo thứ 2 tháng 9 năm 1928:

Only eleven days before, On the 1st January, he had become an accepted disciple of his Master. A telegram came from Dr. Besant, who was, I think, still in Benares, giving special instruction; that the Headquarter’s building of the Theosophical Society at Adyar was to be closed and guarded from all disturbance during the necessary period and that her own rooms were at the disposal of the candidate. And so it was that Krishnaji laid his body temporarily aside that he might pass through that mighty experience in his inner life which is spoken of as the First of the great Initiations, the first Step on the Path of Holiness. And so it was that Krishnaji and his older friend and helper in the spiritual life with Nityananda and myself as guardians of the gate, migrated to the Headquarters building. We disposed ourselves in and around the abode of the President.

Chỉ 11 ngày trước, vào ngày 1 tháng 1, Krishnaji đã trở thành đệ tử chính thức của Chân sư. Một điện tín của bà Tiến Sĩ Besant, mà tôi nghĩ vẫn còn ở Benares, cho huấn thị đặc biệt; rằng tòa nhà Trung Tâm của hội Thông Thiên Học ở Adyar được đóng cửa và bảo vệ khỏi các sự xáo trộn trong suốt khoảng thời gian cần thiết và các phòng của riêng bà đã sẵn sàng cho ứng viên điểm đạo. Và thế là Krishnaji đã tạm thời đặt cơ thể mình qua một bên để có thể vượt qua trải nghiệm vĩ đại đó trong cuộc sống nội tâm của mình được nói đến như là cuộc Điểm đạo đầu tiên của các cuộc Điểm đạo lớn, bước đầu tiên trên con đường thánh thiện. Và thế là Krishnaji và người bạn lớn tuổi hơn và người giúp đỡ tinh thần của chàng cùng với Nityananda và bản thân tôi là những người gác cổng, di chuyển đến tòa nhà trụ sở chính.

Và đây là bài báo The Coming of Alcyone to Adyar của Ông C.W. Leadbeater đăng nhiều kỳ trên tạp chí The Theosophist năm 1932:

Telegram

BESANT, Benares. 8th January, 1910

Initiation ordered for eleventh. Surya[1] in person will officiate. Ordered afterwards visit Shamballa. Invoke’ thirty-six hours seclusion.

Leadbeater

Telegram

Leadbeater, 8th January, 1910

Care President, Theosophical Society, Madras, Adyar. Close Shrine and my verandah locking stairs door for time required. Use my rooms my Secretary’s and L___’s as needed. You hold my authority for everything.

Besant.

Bức điện tín của Ông C.W. Leadbeater gởi bà Annie Besant vào ngày 8-1-1910 báo cho bà biết cuộc điểm đạo sẽ xảy ra vào ngày 11 (11/1/1910). Cần chỗ ở cô lập trong 36 giờ. Điện tín của bà Besant bảo Ông Leadbeater sử dụng phòng của bà và phòng của Thư Ký, và của L__ nếu cần. Giao Ông Leadbeater toàn quyền trong mọi chuyện.

January 8th, 1910

I TELEGRAPHED you this morning the information given to me last night, lest by any chance you should not bring it clearly through. As you surmised, Krishna’s initiation is to be on Tuesday, the Lord Maitreya Himself will officiate in person, and after it is over we are ordered to take him before the LORD Himself at Shamballa. The necessary work can be compressed into 36 hours, because he already knows the astral work thoroughly and has passed its tests, so that there remain only the ceremony itself and the Buddhic experience…

Of course all the usual astral training had been done long ago, so They could proceed straight to the ceremony, and all that was finished by Tuesday morning. He woke then crying out eagerly: “I remember! I remember!” and I at once said: “Tell me what you remember”. What he then spoke I have written down, correcting his tenses where they were wrong, and supplying a word here and there when he could not express himself, but carefully not adding anything from my own knowledge, or in any way modifying his expressions. All that about the strength of the sea and the smile like the sunlight is word for word as he said it, and it seems quite an inspiration for a boy of thirteen writing in a foreign language. His intention was to write all this out by hand as a letter to you, but it would have taken him two days, and he was so tired that Mrs. Russak offered to type it for him from my notes. But it is entirely his choice of words, not hers, and I think it is a striking account, considering how little English he knows, so I send it to you just as it is.

Tôi đã gởi điện tín cho Bà vào sáng nay những thông tin được trao cho tôi đêm qua, e rằng Bà không nhận được nó rõ ràng. Như Bà đã đoán, lễ điểm đạo của Krishna là vào ngày Thứ ba, chính đức Maitreya sẽ làm chủ lễ trực tiếp, và sau khi kết thúc, chúng ta được lệnh đưa Krishna đến trước mặt đức Ngọc Đế tại Shamballa. Công việc cần thiết có thể được nén vào 36 giờ, bởi vì em đã biết rõ về công việc trên cõi trung giới và đã vượt qua các bài kiểm tra của em, chỉ còn lại buổi lễ và kinh nghiệm của cõi Bồ đề …

Dĩ nhiên tất cả các công việc huấn luyện trung giới thông thường đã được thực hiện từ lâu, vì vậy các Ngài có thể tiến hành ngay buổi lễ, và tất cả đã được hoàn tất vào sáng Thứ Ba. Em tỉnh dậy sau đó kêu lên háo hức: “Tôi nhớ! Tôi nhớ!”, và tôi nói ngay lập tức: “Hãy nói cho tôi biết những gì em nhớ”. Và những gì em nói ra tôi đã viết lại, sửa lại những thời dùng (tense) nếu em dùng sai, và thêm vào một từ ở đây hay đó khi em không thể diễn tả được ý của mình, nhưng cẩn thận không thêm bất cứ điều gì từ kiến ​​thức của riêng tôi, hoặc bất kỳ cách nào thay đổi cách diễn đạt của em. Tất cả những diễn tả về sức mạnh của biển và nụ cười như ánh sáng mặt trời là đúng những từ em nói, và nó có vẻ như là một nguồn cảm hứng cho một cậu bé mười ba tuổi viết bằng tiếng nước ngoài. Ý định của em là viết tất cả những điều này bằng tay thành một lá thư cho Bà, nhưng em sẽ mất đến hai ngày, và em đã quá mệt mỏi đến nỗi bà Russak đề nghị đánh máy cho em ta từ các ghi chép của tôi. Nhưng nó hoàn toàn là cách dùng chữ của em chứ không phải của bà ấy, và tôi nghĩ đó là một câu chuyện đáng chú ý, vì em biết rất ít tiếng Anh, vì vậy tôi gửi nó cho Bà y như nó được viết.

Cũng trong số báo tháng 11 năm 1932 nói trên có ghi các thư của Chân sư M. và K.H gởi Ông CW Leadbeater và bà Besant, có ghi “sau khi Alcyone trải qua cuộc điểm đạo lần 2 vào năm 1912” (After Alcyone passed his Second Initiation in 1912).

Như vậy, có lẽ không cần bàn cãi ai là người cần phải “rèn tính phân biện” và chấm dứt câu chuyện về Lutyens “nói láo ăn tiền“.

Dưới đây là hình chụp hai bài báo nói trên:

Toàn bộ các bài báo trên The Australian Theosophist tháng 8 và 9 năm 1928

  1. The name given in the “Lives” for the Bodhisattva, the Lord Maitreya

1 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Cám ơn Webmaster đã có bài viết liên quan đến Krishnamutri , vì vậy tôi có thêm cơ hội để luận bàn về một con người đặc biệt nhất của thế kỷ 20 .

    . Tôi không phải là người đi theo con đường của Krishnamutri ( vì tôi cảm thấy con đường đó có vấn đề ) nhưng tôi rất ngưỡng mộ Krishnamutri ( K ) vì cái trí tuệ vượt xa người thường của K .

    . Tôi đã vô cùng say mê nghiên cứu tư tưởng và triết lý của K ( lúc đó tôi khoảng 14 , 15 tuổi ) sau đó là sách Thông Thiên Học và giờ đây là sách vở và giáo huấn của Đức DK.

    . Tôi cảm thấy tư tưởng , triết lý và giáo huấn của K mang tính chất rất mạnh mẽ về những về đề nội tâm , tâm lý , bộ máy tư tưởng và tâm trí của con người , những mối liên hệ tương quan giữa con người với con người trong xã hội rất hay , rất chính xác. Và có thể đưa ra rất nhiều ví dụ để chứng minh điều đó.

    . Một ví dụ Krishnamutri nói rằng :

    ” Ghét người thì cũng bị người ràng buộc y như là thương người ”

    . Nếu suy ngẫm kỹ thì chúng ta sẽ khám phá rằng điều đó rất đúng , từ trước đến giờ ta cứ nghĩ là ta chỉ bị ” ràng buộc ” bởi những người mà ta thương mà thôi.

    . Nhưng chính những người mà ta thù hận , ghét bỏ hay ta rất ganh gét , đố kỵ thì họ vẫn cứ tiếp tục ràng buộc ( làm khổ ) ta vì nó như là một con quỷ vô hình cứ lảng vãng mãi trong tâm trí của ta , làm mất sinh lực của ta và làm tâm trí ta mỏi mệt.

    . Tóm lại cả người bạn thương và người bạn ghét sẽ vẫn còn hiện diện ở trong tâm bạn nhưng ở hai vị trí khác nhau và có thể diễn tả như sau :

    + Nếu bạn thương người nào thì người đó sẽ xuất hiện trong trái tim ( tâm hồn ) của bạn .

    + Nếu bạn ghét người nào thì người đó sẽ xuất hiện trong tâm trí của bạn ( sẽ làm kiệt sức và mệt mỏi tâm trí bạn ).

Leave Comment