Những nguy hiểm cần tránh khi tham thiền (1)

Bài sau đây trích từ chương Những Nguy hiểm cần tránh trong khi tham thiền của quyển Letters on Occult Meditation, do Trân Châu dịch. Đây là những huấn thị quan trọng cho người học đạo khi bắt đầu tham thiền theo phương pháp huyền môn. Những lời dạy của Ngài luôn luôn chứa đựng minh triết mà một thường nhân không thể nào có được. Chương khá dài, chúng tôi chia thành ba bài để các bạn dễ theo dõi. Sau đây là những điểm chính mà ta ghi nhận từ bài viết của Ngài:
1. Toàn chương nói về tất cả các mối hiểm nguy mà một người học thiền có thể gặp phải, trong đó Ngài chia làm ba nhóm chính:

  1. Những nguy hiểm cố hữu trong Phàm ngã.
  2. Những nguy hiểm phát sinh do quá khứ của chúng ta (Nghiệp quả).
  3. Những nguy hiểm do giới thiên thần, tinh linh, bàng môn tả đạo, người đã bỏ xác phàm … gây ra (những trường hợp bị ám).

2. Trong phần nói về những nguy hiểm xuất phát từ ba hạ thể của người học viên, phần nói về thể trí đáng cho ta quan tâm. Ngài nói rằng:

… sự nồng nhiệt thái quá, và sự chuyên nhất có thể đưa đến phát triển mất quân bình. Nhất tâm thẳng đến mục đích là một đức tốt, nhưng đó nên là sự chuyên chú vào mục tiêu, mục đích, chứ không phải chỉ chuyên chú phát triển theo một đường lối độc nhấtloại trừ mọi phương pháp khác.

Các bạn thấy, tính tốt đôi khi cũng gây hại không kém tính xấu, nếu không đi kèm đức tính phân biện có thể dẫn đến tai hoạ.

3. Một ý khác là trong khi tìm cách làm an tịnh thể trí người học viên đôi khi phạm phải sai lầm, nôn nóng dẫn đến thể trí bị congestion. Ngài nói thể trí một người giống như một hình bầu dục của các luồng năng lượng xoay chuyển không ngừng. Khi chúng ta cố đè nén, không cho nó chuyển động thì giống như vùng xoáy nước bị ngăn chặn lại. Hậu quả là “Sự ức chế này có tác dụng trực tiếp đến bộ não của xác thân và đây là nguyên nhân của phần lớn sự mệt mỏi sau khi tham thiền. Nếu cứ tiếp tục dồn ép như thế, nó sẽ gây tai họa cho hành giả. Tất cả những người mới tập thiền ít nhiều gì cũng có làm điều này.” Tiếp đến Ngài chỉ cho ta cách làm an tịnh thể trí theo phương pháp huyền linh:

Sau khi đã thu tâm thức lên cõi trí, tại một điểm nào đó trong não bộ, hành giả nhẹ nhàng xướng Thánh ngữ ba lần. Y hãy hình dung luồng hơi thở phát ra là một sức mạnh thanh lọc, và nó sẽ quét sạch những hình tư tưởng đang luân chuyển ra khỏi hình trứng của thể trí. Sau khi xướng xong, y hãy nhận thức rằng thể trí của mình đã hết sạch các hình tư tưởng.

 

Sau đó hành giả nên nâng sự rung động của mình càng cao càng tốt. Kế đến là nâng sự rung động đó vượt khỏi hạ trí lên đến thể nguyên nhân, để đem lại sự tác động trực tiếp của Chân nhân vào ba hạ thể. Nếu giữ được tâm thức ở cấp cao và giữ được mức rung động của Chân nhân (trên cảnh giới của Chân nhân) thì hành giả sẽ giữ được thể trí trong trạng thái quân bình. Nó không còn mang sự rung động thấp kém nào tương tự như rung động của các hình tư tưởng đang luân chuyển trong môi trường chung quanh nó. Mãnh lực của Chân nhân sẽ luân chuyển trong hình trứng của thể trí, khiến cho không đơn vị tư tưởng dạng hình học nào ở ngoài có thể xâm nhập và hành giả sẽ tránh được những nguy hiểm của sự ức chế. Ta có thể làm nhiều hơn nữa khi, với thời gian cố gắng, chất liệu trong thể trí theo nhịp rung động này trở nên bền vững và sẽ tự động loại bỏ tất cả những gì thấp kém và bất hảo.

Tại “một điểm nào đó trong não bộ” các bạn xem lại bài về kỹ thuật hình dung Đây là phương pháp huyền linh để loại tất cả những hình tư tưởng bên trong thể trí chúng ta ra khỏi vòng hào quang thể trí.

4. Một nguy hiểm khác trái ngược với nguy hiểm trên là việc quá chú trọng đến thể trí, tham thiền mà quên đi hai hạ thể còn lại. Ngài giảng giải qua ý nghĩa của mỗi kiếp sống của chúng ta là nhằm thực hiện một mục đích nào đó của linh hồn. Khi chúng ta chưa thực hiện được mục đích đó thì chúng ta phải lập lại bài học cho đến khi chúng ta đã thuộc bài học đó.

Còn nhiều điều bổ ích nữa mà những người học đạo như chúng ta cần ghi nhớ để áp dụng cho mình.

***

NHỮNG NGUY HIỂM CẦN TRÁNH KHI THAM THIỀN (1)

LETTER V – DANGERS TO BE AVOIDED IN MEDITATION

 

  1. Những nguy hiểm cố hữu nơi Phàm ngã.
  2. Những nguy hiểm phát sinh do Nghiệp quả.
  3. Những nguy hiểm do các mãnh lực tinh vi gây ra. [88]

1—Dangers inherent in the Personality.

2—Dangers arising from Karma.

3—Dangers arising from subtle forces. [88]

 

Ngày 22-7-1920.

 

Phải giữ lại một số Giáo huấn – The Withholding of Information.

Đến đây, sự hiểu biết của chúng ta đã được đặt căn bản. Sự hiểu biết này khiến người môn sinh khôn ngoan có ý muốn tuân thủ những qui luật cần thiết, làm đúng theo những điều kiện được ấn định, và biến những quan niệm tri thức y đã hiểu thành những kinh nghiệm thực tế trong đời sống hằng ngày. Ý muốn này thật là chính đáng và khôn ngoan, và là mục tiêu của tất cả những gì đã được truyền thụ. Nhưng đến đây phải sáng suốt đưa ra lời khuyến cáo, để chỉ rõ một số nguy hiểm có thể xảy ra, để người môn sinh tự đề cao cảnh giác, tránh sự hăng say thái quá, có thể đưa y theo những con đường gây trở ngại cho sự phát triển, hoặc có thể tạo nên những loại rung động mà cuối cùng phải được làm cân bằng. Điều này khiến công việc của y bị chậm trễ, phải làm lại, mà nếu nhận thức được kịp thời thì có thể ngăn ngừa.

We have reached a point now where the foundations of knowledge have been laid,—that knowledge which instills into the wise student the desire to submit to the necessary rules, to conform to the prescribed requirements, and to make the comprehended mental concepts practical experiences in daily life. This desire is wise and right, and the object of all that has been imparted, but at this juncture it may be wise to sound a warning note, to point out certain dangerous possibilities, and to put the student on his guard against an enthusiasm that may lead him along paths that will hinder development, and that may build up vibrations that will ultimately have to be offset. This entails delay and a recapitulation in work that (if realised in time) might be obviated.

Có ba lý do khiến không thể nói ra hay viết ra một số điều giáo huấn cho các môn sinh:—

Certain statements and instructions cannot be made or given in writing to students for three reasons:—

  1. Một số giáo huấn luôn luôn được khẩu truyền, vì chúng kêu gọi đến trực giác chứ không phải để cho hạ trí suy ngẫm hay lý luận. Những lời dạy đó cũng có những yếu tố nguy hiểm nếu truyền cho kẻ chưa chuẩn bị sẵn sàng.
  2. Một số giáo huấn thuộc về những bí mật của Đường Đạo, và chính yếu là áp dụng cho những nhóm mà người môn sinh gia nhập. Các giáo huấn ấy chỉ có thể dạy chung cho các môn sinh khi họ đều ở ngoài thể xác. Đó là những lời dạy về thể nguyên nhân của nhóm, về một số bí mật của các cung, và cách kêu gọi sự trợ giúp của những thiên thần cấp cao để mang [89] lại những kết quả mong muốn. Những mối nguy hiểm kèm theo giáo huấn đó quá lớn nên không thể phổ biến cho công chúng được. Những hiệu quả huyền bí của lời nói và của chữ viết đều khác nhau và rất thú vị. Ngày nào chưa có một Huấn sư minh triết mang xác phàm ở giữa các bạn, ngày nào Ngài chưa có thể qui tụ các môn sinh quanh Ngài để dùng hào quang của Ngài mà bảo vệ và kích thích họ, và ngày nào mà thế giới chưa đủ điều kiện vượt qua được hiện tình lo âu căng thẳng để đến một giai đoạn thái hòa, thì vẫn chưa có thể truyền dạy những phương thức, những cách thỉnh cầu và những câu chân ngôn có tính cách đặc biệt, và vẫn chưa thể đánh thức các luân xa sớm hơn mức tiến hóa cần thiết, trừ một vài trường hợp cá nhân khi một số môn sinh (một cách vô ý thức) đang trải qua những tiến trình xác định có tác dụng tăng cường nhịp độ rung động rất cao. Công việc này đang được thực hiện cho chỉ một ít người trong mỗi nước, dưới sự trông nom trực tiếp của một vị Chân sư, tập trung qua H.P.B.

1—Some instructions are always given orally, as they appeal to the intuition and are not for the pondering and logical reasoning of lower mind; they also contain elements of danger if submitted to the unready.

2—Some instructions pertain to the secrets of the Path, and are mainly applicable to the groups to which the student is attached; they can only be given in joint instruction when out of the physical body. They pertain to the group causal body, to certain ray secrets, and to the invoking of the assistance of the higher devas to bring [89] about desired results. The dangers attached thereto are too great to permit of their being communicated in an exoteric publication. The occult effects of the spoken word and of the written word are diverse and interesting. Until such time as you have among you a wise Teacher in physical person, and until it is possible for Him to gather around Him His students, thus affording them the protection of His aura and its stimulating vibration, and until such time as world conditions permit of a certain period of relaxation from the present strain and suspense, it will not be possible to impart forms, invocations and mantrams of a specific character; it will not be possible to arouse the centres ahead of the necessary evolutionary rate, except in a few individual cases where certain pupils (perhaps unconsciously to themselves) are being subjected to definite processes, which result in a greatly increased rate of vibration. This is only being done to a few in each country, and is directly under the eye of a Master, focusing through H.P.B.

  1. Những chỉ dẫn cách thỉnh cầu các thiên thần qua tham thiền vẫn chưa có thể trao cho cá nhân một cách an toàn dù đã có thí nghiệm mở đầu trong các nhóm, như trong nghi lễ của Hội Tam điểm và Giáo hội. Những phương thức để ý chí con người chế ngự những vị thần hạng thấp vẫn chưa được truyền dạy. Nhân loại vẫn chưa được giao phó cho quyền năng đó, vì đa số đều bị sự ham muốn ích kỷ thúc đẩy nên họ sẽ lạm dụng quyền năng đó vào những mục đích riêng tư. Các Huấn sư minh triết của nhân loại đều cho rằng—như có lẽ trước đây tôi đã nói—hiểu biết quá ít thì ít nguy hiểm hơn là hiểu biết quá nhiều, và nếu những nhà huyền bí học sơ cấp có quyền năng, có thể họ sẽ áp dụng sai lầm và gây chướng ngại nghiêm trọng cho nhân loại hơn là họ thiếu những hiểu biết đó nên không gây nghiệp quả. Những quyền năng đạt được trong tham thiền, những khả năng tạo được [90] do việc chỉnh đốn các hạ thể qua tham thiền, những năng khiếu khai mở được trong mỗi thể bằng những định thức tham thiền, sự điều dụng vật chất (là một trong những chức năng của nhà huyền bí học, là kết quả của những thể đã được chỉnh hợp nên ứng đáp hoàn toàn với các điều kiện của cảnh giới), và việc đạt được tâm thức của thể nguyên nhân—một tâm thức có khả năng bao gồm trong nó tất cả các tâm thức cấp thấp hơn—những điều đó đều có tính cách quá nghiêm trọng, không thể xem thường. Còn việc huấn luyện con người theo các đường hướng đó thì chỉ những ai có thể được huấn sư tin cậy, Ngài mới khuyến khích thực hành. Được tin cậy theo nghĩa nào? Ngài tin y sẽ suy tư vì tập thể, chứ không vì riêng mình. Ngài tin rằng y dùng sự hiểu biết về các thể, về nghiệp quả của những người chung quanh có liên hệ với y chỉ nhằm giúp đỡ họ một cách khôn ngoan chứ không cho những mục tiêu ích kỷ. Và Ngài tin rằng y sẽ dùng những quyền năng huyền bí để thúc đẩy cuộc tiến hóa và phát triển trên tất cả mọi cảnh giới, cho các đề án mà ba vị Trưởng ngành đã hoạch định.

3—Information as to the invoking of devas in meditation cannot yet be safely given to individuals, though a beginning is being made with groups such as in the rituals of the Masons and of the Church. Formulas that put the lesser devas under the control of man will not yet he imparted. Human beings are not yet to be trusted with that power, for the majority are but animated by selfish desire and would misuse it for their own ends. It is deemed by the wise Teachers of the race,—as I think I have before said—that the dangers of too little knowledge are much less than the dangers of too much, and that the race can be more seriously hindered by the misapplication of powers gained by incipient occultists than it can by a lack of knowledge that engenders not karmic results. The powers gained in meditation, the [90] capacities achieved by the adjustment of the bodies through meditation, the faculties developed in each vehicle by definite formulas in meditation, the manipulation of matter that is one of the functions of the occultist (the result of well-adjusted vehicles that respond perfectly to plane conditions) and the attainment of causal consciousness—a consciousness that carries with it the ability to include within itself all the lesser—are of too serious a character to be lightly disposed of, and in the training of man along these lines only those are encouraged by the teacher who can be trusted. Trusted in what sense? Trusted to think in group terms and not in terms of self, trusted to use the knowledge gained anent the bodies and the karma of environing associates solely for their wise assistance and not for selfish purposes, and trusted to use occult powers for the furtherance of evolution and for the development on all planes of the schemes of evolution as planned by the three Great Lords.

Tôi sẽ giải thích điều này rõ hơn:—

Khi hành thiền điều hòa theo lời chỉ dạy đúng đắn, thì một trong những điều đạt được là tâm thức phàm ngã chuyển nhập vào tâm thức của Chân nhân. Điều này cũng kèm theo khả năng nhìn thấy từ mức độ của thể nguyên nhân, trực nhận được các sự thật trong cuộc sống kẻ khác, thấy trước được các biến cố và những việc sắp đến, và biết được giá trị tương đối của phàm nhân. Chỉ khi nào người môn sinh có thể im lặng, vô kỷ, và bền vững thì điều này mới có được. Hiện giờ ai đáp ứng được tất cả những đòi hỏi đó?

Let me illustrate:—

One of the things accomplished in meditation when pursued with regularity and under correct instruction is the transference of the consciousness of the lower self into the higher. This carries with it the capacity to see on causal levels, intuitively to recognize facts in the lives of others, to foresee events and occurrences and to know the relative value of a personality. This can only be permitted when the student can be silent, selfless and stable. Who as yet answers to all these requirements?

Tôi cố gắng truyền cho các bạn ý niệm tổng quát về những mối nguy hiểm trong việc phát triển quyền năng quá sớm qua tham thiền. Tôi muốn cảnh báo—không phải để làm bạn nản lòng—mà chỉ nhấn mạnh rằng người môn sinh phải có thể xác tinh khiết, thể cảm dục ổn định và thể trí thăng bằng, trước [91] khi được hiểu biết nhiều hơn. Chỉ khi tâm hồn mở ra cho trực giác và khép chặt đối với thú tính, thì y mới có thể tiến hành công việc một cách khôn ngoan. Chỉ khi tâm hồn rộng mở, cảm thông với tất cả chúng sinh, yêu thương tất cả mọi người mình gặp, hiểu biết và thiện cảm với những tạo vật của Thượng Đế, dù đó là vật đáng ghét nhất, bấy giờ công việc mới có thể tiến hành như mong muốn. Chỉ khi sự phát triển được đồng đều, chỉ khi trí tuệ (sự hiểu biết) không vượt quá xa trái tim (tình thương), và rung động của hạ trí mở ra cho thượng trí của Tinh thần, bấy giờ người môn sinh mới được tin cậy để đạt các quyền năng, mà nếu sử dụng sai lầm y sẽ gây tai họa cho chính mình và những người chung quanh. Chỉ khi người môn sinh không còn tạo ra những tư tưởng nào khác ngoài mục đích giúp đỡ thế gian, bấy giờ y mới được vị huấn sư sáng suốt tin cậy và chỉ cách điều dụng chất liệu của tư tưởng. Chỉ khi y không ham muốn điều gì khác hơn việc tìm biết những kế hoạch của Chân sư, rồi nhất định trợ giúp thực hiện các kế hoạch đó, bấy giờ y mới được tin cậy giao cho những phương thức chế ngự các thần linh bậc thấp. Những nguy hiểm thật quá to lớn và những rủi ro đe dọa người môn sinh bất cẩn nhiều đến đỗi, trước khi đi xa hơn, tôi muốn các bạn hãy lưu ý đề phòng.

I am endeavoring to give you a general idea of the dangers incident to the too early development of the powers achieved in meditation. I seek to sound a note—not of discouragement—but of insistence upon physical purity, on emotional stability and on mental equilibrium before the student passes on to greater knowledge. Only [91] as the channel opens to the intuition and closes to the animal nature can a man wisely proceed with his work. Only as the heart enlarges its capacity to suffer with all that breathes, to love all that is contacted, and to understand and sympathise with the least desirable of God’s creatures, can the work go forward as desired. Only when the development is equable, only when the intellect runs not too far ahead of the heart, and the mental vibration shuts not out the higher one of the Spirit can the student be trusted to acquire powers that, wrongly used, may result in disaster to his environment as well as to himself. Only as he formulates no thoughts save such as he purposes to make for the helping of the world can he be trusted wisely to manipulate thought matter. Only as he has no desire save to find out the plans of the Master, and then to assist definitely in making those plans facts in manifestation, can he be trusted with the formulas that will bring the devas of lesser degree under his control. The dangers are so great and the perils that beset the unwary student so many that before I proceed further I have sought to urge caution.

Bây giờ chúng ta hãy kể ra một số nguy hiểm cần phải đề phòng khi hành thiền. Có nguy hiểm thuộc nguyên nhân này, có mối nguy thuộc nguyên nhân khác, và chúng ta sẽ phải trình bày thật chính xác.

Let us now specify and enumerate certain dangers that must be guarded against by the man who progresses in meditation. Some of them are due to one cause and some to another, and we shall have to specify with accuracy.

  1. Những nguy hiểm sẵn có trong Phàm ngã của môn sinh. Có thể phân thành ba nhóm:— Những nguy hiểm cho thể xác, những nguy hiểm cho thể tình cảm và những nguy hiểm cho thể trí.

l—Dangers inherent in the Personality of the pupil. They can, as you foresee, be grouped under the three heads:—physical dangers, emotional dangers, and mental dangers.

  1. Những nguy hiểm do nghiệp quả của môn sinh gây ra, và do hoàn cảnh của y. Nhóm này cũng có thể được chia thành ba loại: [92]

a. Nghiệp quả của kiếp sống hiện tại, “vòng hạn định” của cá nhân y, tượng trưng bằng cuộc sống hiện tại.

b. Sự di truyền và bản năng của quốc gia, ví dụ như y có loại thể xác người Tây phương hay Đông phương.

c. Những liên hệ của y với nhóm, dù là nhóm nội môn hay ngoại môn.

2—Dangers arising from the karma of the pupil, and from his environment. These also may be enumerated under three divisions: [92]

a—The karma of his present life, his own individual “ring-pass-not,” as represented by his present life.

b—His national heredity and instincts as, for instance, whether he possesses an occidental or an oriental type of body.

c—His group affiliations, whether exoteric or esoteric.

  1. Những nguy hiểm do các mãnh lực tinh vi gây ra, mà do không hiểu nên các bạn gọi là ma quỷ. Những nguy hiểm này bao gồm sự tấn công môn sinh do những sinh linh bên ngoài, trên một cảnh giới nào đó. Những sinh linh này có thể chỉ là người đã bỏ xác phàm. Đó cũng có thể là những dân cư của các cảnh giới khác nhân loại. Về sau khi môn sinh đã trở nên khá quan trọng, đủ gây chú ý, thì sự tấn công có thể là do những kẻ chỉ sử dụng thuần vật chất để cản trở công cuộc phát triển tinh thần,—những nhà hắc thuật, những anh em hắc đạo, hoặc những mãnh lực có vẻ hủy hoại khác. Nhìn theo khía cạnh thời gian và trong ba cõi thấp của chúng ta, thì sự việc đó có vẻ như vậy, chứ thực ra là do Đức Thái Dương Thượng Đế Ngài cũng đang tiến hóa, và (theo quan điểm của những Đấng vô cùng cao cả đang giúp Ngài phát triển) đó cũng do những khuyết điểm nhất thời của Ngài. Những khuyết điểm mà chúng ta gọi là của thiên nhiên, vốn là những bất toàn của Thượng Đế, và cuối cùng sẽ được khắc phục.

Thế là sáng nay tôi đã nói sơ lược về những đề tài mà tôi sẽ truyền đạt trong những ngày tới.

3—Dangers arising from the subtle forces that you ignorantly call evil; such dangers consist in attack on the pupil by extraneous entities on some one plane. These entities may simply be discarnate human beings; they may be the denizens of the other planes who are nonhuman; later on, when the student is of sufficient importance to attract notice, the attack may come from those who deal purely with matter to the hindrance of spiritual growth,—the black magicians, the dark brothers, and other forces that appear destructive. This appearance is only such when viewed from the angle of time and in our three worlds, and is but incidental to the fact that our Logos Himself is also evolving, and (from the standpoint of the infinitely greater Ones Who assist Him in His development) it is dependent upon His transitory imperfections. The imperfections of nature—as we term them—are the imperfections of the Logos, and will eventually be transcended.

I have therefore outlined for you this morning the material I shall seek to impart during the coming days.

 

Ngày 24-7-1920.

Những mối nguy hiểm chực chờ người môn sinh hành thiền tùy thuộc vào nhiều yếu tố, và tôi không thể làm gì hơn là nêu vắn tắt một số tình trạng hiểm nguy đe dọa, khuyến cáo để đề phòng một số tai họa có thể xảy ra, và cảnh giác người môn sinh hãy coi chừng những hậu quả có thể mang lại [93] do sự ráng sức không hợp lý, do sự nồng nhiệt thái quá, và do sự chuyên nhất có thể đưa đến phát triển mất quân bình. Nhất tâm thẳng đến mục đích là một đức tốt, nhưng đó nên là sự chuyên chú vào mục tiêu, mục đích, chứ không phải chỉ chuyên chú phát triển theo một đường lối độc nhấtloại trừ mọi phương pháp khác.

The dangers that beset the student of meditation are dependent upon many factors, and it will not be possible to do more than briefly indicate certain menacing conditions, to warn against certain disastrous possibilities, and to caution the pupil against results that are to be [93] reached by undue strain, by over-excess of zeal, and by a one-pointedness that may lead to an unbalanced development. One-pointedness is a virtue, but it should be the one-pointedness of purpose and of aim, and not that which develops one sole line of method to the exclusion of all others.

Những nguy hiểm trong tham thiền phần lớn là mối nguy của các tính tốt, và có nhiều nỗi khó khăn trong đó; phần lớn là những nguy hiểm do người môn sinh có quan niệm trí thức tinh tế, vượt quá khả năng của các hạ thể, nhất là xác thân. Chí nguyện, chú tâm và cương quyết là những tính tốt cần thiết, nhưng nếu áp dụng thiếu phân biện, không phù hợp với trình độ tiến hóa thì những tính tốt ấy có thể đưa đến sự hủy hoại xác thân, làm đình hoãn tất cả sự tiến bộ trong một kiếp sống nào đó. Không biết tôi có làm bạn hiểu rõ không? Tôi chỉ muốn nói rằng người môn sinh huyền bí học tuyệt đối cần phải có lương tri mạnh mẽ là một trong những đức tính căn bản của y. Kèm theo đó là ý thức cân đối tỉ lệ quí hóa để đưa đến sự cảnh giác thích hợp và áp dụng gần đúng phương pháp cần thiết cho nhu cầu trước mắt. Vì thế, người hết lòng hành thiền huyền môn cần ghi nhớ những điều tóm lược sau đây:—

The dangers of meditation are largely the dangers of our virtues, and therein lies much of the difficulty. They are largely the dangers of a fine mental concept that runs ahead of the capacity of the lower vehicles, especially of the dense physical. Aspiration, concentration and determination are necessary virtues, but if used without discrimination and without a sense of time in evolution they may lead to a shattering of the physical vehicle that will delay all progress for some one particular life. Have I made my point clear? I seek but to bring out the absolute necessity for the occult student to have a virile common sense for one of his basic qualities, coupled with a happy sense of proportion that leads to due caution and an approximation of the necessary method to the immediate need. To the man therefore who undertakes wholeheartedly the process of occult meditation I would say with all conciseness:—

  1. Bạn hãy tự biết mình.
  2. Hãy tiến hành một cách chậm rãi và luôn cảnh giác.
  3. Hãy nghiên cứu các hiệu quả.
  4. Vun bồi sự nhận thức rằng cuộc sống vĩnh cửu thì vô cùng lâu dài và điều gì được xây dựng một cách chậm rãi thì còn mãi.
  5. Hãy nhắm tới sự đều đặn.
  6. Luôn luôn nhớ rằng những hiệu quả phát triển tinh thần đích thực phải thấy được trong cuộc sống phụng sự ngoài đời.
  7. Cũng nên nhớ rằng những hiện tượng thần thông không phải là dấu hiệu cho thấy sự thành công của tham thiền. Thế gian sẽ thấy những hiệu quả của [94] tham thiềnlà quan toà sáng suốt hơn chính người môn sinh. Trên hết, Chân sư sẽ biết, vì Ngài thấy rõ những kết quả nơi thể nguyên nhân của môn sinh rất lâu trước khi y ý thức được một sự tiến bộ nào đó.

Giờ đây, chúng ta hãy xem xét chi tiết các điểm này.

 

a—Know thyself.

b—Proceed slowly and with caution.

c—Study effects.

d—Cultivate the realisation that eternity is long and that that which is slowly built up endures forever.

e—Aim at regularity.

f—Realise always that the true spiritual effects are to be seen in the exoteric life of service.

g—Remember likewise that psychic phenomena are no indication of a successful following of meditation. The world will see the effects and be a better [94] judge than the student himself. Above all, the Master will know, for the results on causal levels will be apparent to Him long before the man himself is conscious of any progress.

Let us now take up these points in detail.

 

Những Nguy hiểm cố hữu trong Phàm ngã. Dangers inherent in the Personality

Trước hết, chúng ta hãy xem xét những mối nguy hiểm gần gũi nhất trong đời sống của mỗi cá nhân. Những nguy hiểm này tùy thuộc ba hạ thể, tùy trình trạng riêng của mỗi thể và sự tương quan giữa chúng. Vấn đề này thật quá rộng lớn, nên chỉ có thể đưa ra một số kết quả do một số điều kiện gây nên. Mỗi người có một vấn đề khó khăn riêng, mỗi thể gây ra một phản ứng khác nhau, và mỗi đơn vị hạ thể này chịu ảnh hưởng của sự chỉnh hợp hay thiếu chỉnh hợp của nó. Trước chúng ta hãy xét riêng từng thể, rồi sau đó mới xét cả ba trong một tổng thể. Bằng cách này, các bạn có thể được truyền thụ một vài sự kiện đặc biệt.

Let us, therefore, consider first those dangers most closely connected with the man’s own personal life, and which are dependent upon his three bodies, their separate condition and their interrelation. This subject is so vast that it will not be possible to do more than indicate certain results due to certain conditions; each man presents a different problem, and each body causes a different reaction, and each totality in his threefold nature is affected by its alignment or by its lack of alignment. Let us take each body separately at first and then in their threefold totality. In this way some specific facts may be imparted.

Tôi bắt đầu nói đến thể trí, vì đối với người môn sinh hành thiền, thì nó là trọng tâm cố gắng của y, và nó kiểm soát hai thể kia. Người môn sinh chân chính tìm cách đưa tâm thức ra khỏi thể xác, thể tình cảm, để đến lĩnh vực tư tưởng hay là nhập vào hạ trí. Khi việc này đã đạt mức khả quan, y mới tìm cách vượt cao hơn hạ trí và trở nên phân cực trong thể nguyên nhân, dùng cầu antahkarana làm vận hà liên lạc giữa thượng trí và hạ trí. Bấy giờ bộ óc chỉ là một máy thu, lặng lẽ nhận những gì từ Chân nhân hay Chân ngã truyền xuống, và sau đó là từ Tinh thần tam phân hay là Tam nguyên. Công việc nhất thiết phải đi từ ngoại vi vào trung tâm, và tạo sự tập trung. Khi [95] đã tập trung được và đã gom vào tâm điểm ổn định—lúc này luân xa tùng thái dương và luân xa tim đều yên lặng—thì một điểm bên trong luân xa đầu, một trong ba luân xa chính ở đầu trở thành trung tâm ý thức, và cung Chân nhân của mỗi người sẽ quyết định trung tâm này. Đây là phương pháp dùng cho phần đông các môn sinh. Khi đạt mức này rồi, hành giả mới theo phương pháp thiền của cung y, như tôi đã nói tổng quát trong các bức thư trước. Trong mỗi trường hợp, thể trí đều trở thành trung tâm ý thức, và về sau nhờ thực hành nó trở thành khởi điểm để chuyển sự phân cực vào một thể cao hơn, trước là thể nguyên nhân, sau là nhập vào Tam nguyên.

I begin with the mental body as it is for the student of meditation the one that is the centre of his effort and the one that controls the two lower bodies. The true student seeks to draw his consciousness away from his physical body, and away from the emotional body into the realms of thought, or into the lower mind body. Having achieved that much, he seeks then to transcend that lower mind and to become polarised in the causal body, using the antahkarana, as the channel of communication between the higher and the lower, the physical brain being then but the quiescent receiver of that which is transmitted from the Ego or Higher Self and later from the threefold Spirit, the Triad. The work to be done necessitates a working from the periphery inwards, and a consequent centralisation. Having achieved that [95] centralisation and focussed in that stable centre—with the solar plexus and the heart quiet—a point within the head, one of the three major head centres, becomes the centre of consciousness, the ray of a man’s ego deciding which that centre will be. This is the method of the majority. Then that point having been reached, a man will follow the meditation of his ray as indicated to you in general terms earlier in these letters. In each case, the mental body becomes the centre of consciousness and then later—through practice—it becomes the point of departure for the transference of the polarisation into a higher body, first the causal and later into the Triad.

Những nguy hiểm đối với thể trí thật là hiển nhiên và cần phải đề phòng. Quan trọng nhất là hai loại, một loại gọi là trí tuệ bị ức chế, còn loại kia là trí tuệ suy nhược.

The dangers to the mental body are very real and must be guarded against. They are paramountly two, and might be termed the dangers of inhibition and those due to the atrophying of the body.

a. Trước hết chúng ta hãy xét những nguy hiểm do bị ức chế. Một số người nhờ có ý chí mạnh mẽ nên trong tham thiền có thể đạt đến mức kiềm hãm được ngay những diễn tiến trong hạ trí. Nếu các bạn hình dung thể trí là một hình bầu dục, bao quanh thể xác và phần nhiều ló ra ngoài thể xác, nếu bạn biết rằng những hình tư tưởng đủ loại (là những gì chứa trong thể trí hành giả và tư tưởng của những người chung quanh) đang liên tục luân chuyển trong hình bầu dục đó, vì thế, thể trí hình trứng này được tô điểm bằng những điều hấp dẫn nổi bật và nhiều dạng hình học khác nhau, tất cả đều ở trong tình trạng biến động hay luân chuyển, thì có lẽ các bạn sẽ hiểu được phần nào điều tôi muốn nói. Khi hành giả tìm cách buộc thể trí yên lặng bằng cách ức chế hay đè nén tất cả sự vận hành của tư tưởng, y sẽ làm các hình tư tưởng ngưng lại bên trong hình bầu dục của thể trí, y sẽ làm đình chỉ sự luân chuyển và có thể gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sự ức chế này có tác dụng trực tiếp đến bộ não của xác thân và đây là nguyên nhân của phần lớn sự mệt mỏi sau khi tham thiền. [96] Nếu cứ tiếp tục dồn ép như thế, nó sẽ gây tai họa cho hành giả. Tất cả những người mới tập thiền ít nhiều gì cũng có làm điều này, nếu họ không học cách đề phòng thì họ sẽ làm vô hiệu bước tiến của mình và làm trì hoãn sự phát triển. Những hậu quả thực ra có thể còn nghiêm trọng hơn nữa.

a—Let us take first the dangers due to inhibition. Some people, by their sheer strength of will, reach a point in meditation where they directly inhibit the processes of the lower mind. If you picture the mental body as an ovoid, surrounding the physical body and extending much beyond it, and if you realise that through that ovoid are constantly circulating thoughtforms of various kinds (the content of the man’s mind and the thoughts of his environing associates) so that the mental egg is coloured by predominant attractions and diversified by many geometrical forms, all in a state of flux or circulation, you may get some idea of what I mean. When a man proceeds to quiet that mental body by inhibiting or suppressing all movement, he will arrest these thoughtforms within the mental ovoid, he will stop circulation and may bring about results of a serious nature. This inhibition has a direct effect upon the physical brain, and is the cause of much of the fatigue complained of after a period [96] of meditation. If persisted in, it may lead to disaster. All beginners do it more or less, and until they learn to guard against it they will stultify their progress and retard development. The results may indeed be more serious.

Phương pháp đúng để loại trừ tư tưởng là gì? Làm sao có thể trí thanh tịnh mà không phải dùng ý chí để đè nén? Những lời đề nghị sau đây có thể hữu ích và giúp đỡ các bạn:—

Sau khi đã thu tâm thức lên cõi trí, tại một điểm nào đó trong não bộ, hành giả nhẹ nhàng xướng Thánh ngữ ba lần. Y hãy hình dung luồng hơi thở phát ra là một sức mạnh thanh lọc, và nó sẽ quét sạch những hình tư tưởng đang luân chuyển ra khỏi hình trứng của thể trí. Sau khi xướng xong, y hãy nhận thức rằng thể trí của mình đã hết sạch các hình tư tưởng.

What are the right methods of thought elimination? How can placidity of mind be achieved without the use of the will in inhibition? The following suggestions may be found useful and helpful:—

The student having withdrawn his consciousness on to the mental plane at some point within the brain, let him sound forth the Sacred Word gently three times. Let him picture the breath sent forth as a clarifying, expurgating force that in its progress onward sweeps away the thoughtforms circulating within the mental ovoid. Let him then at the close realise that the mental body is free and clear of thoughtforms.

Sau đó hành giả nên nâng sự rung động của mình càng cao càng tốt. Kế đến là nâng sự rung động đó vượt khỏi hạ trí lên đến thể nguyên nhân, để đem lại sự tác động trực tiếp của Chân nhân vào ba hạ thể. Nếu giữ được tâm thức ở cấp cao và giữ được mức rung động của Chân nhân (trên cảnh giới của Chân nhân) thì hành giả sẽ giữ được thể trí trong trạng thái quân bình. Nó không còn mang sự rung động thấp kém nào tương tự như rung động của các hình tư tưởng đang luân chuyển trong môi trường chung quanh nó. Mãnh lực của Chân nhân sẽ luân chuyển trong hình trứng của thể trí, khiến cho không đơn vị tư tưởng dạng hình học nào ở ngoài có thể xâm nhập và hành giả sẽ tránh được những nguy hiểm của sự ức chế. Ta có thể làm nhiều hơn nữa khi, với thời gian cố gắng, chất liệu trong thể trí theo nhịp rung động này trở nên bền vững và sẽ tự động loại bỏ tất cả những gì thấp kém và bất hảo.

Let him then raise his vibration as high as may be, and aim next at lifting it clear of the mental body into the causal, and so bring in the direct action of the Ego upon the lower three vehicles. As long as he can keep his consciousness high and as long as he holds a vibration that is that of the Ego on its own plane, the mental body will be held in a state of equilibrium. It will hold no lower vibration analogous to the thoughtforms circulating in its environment. The force of the Ego will circulate throughout the mental ovoid, permitting no extraneous geometrical units to find entrance, and the dangers of inhibition will be offset. Even more will be done,—the mental matter will in process of time become so attuned to the higher vibration that in due course that vibration will become stable and will automatically throw off all that is lower and undesirable.

b. Còn những nguy hiểm của sự thoái hóa, suy nhược là [97] gì? Đơn giản là như vầy: Một số người có tính chất quá phân cực trên cõi trí đến đỗi họ đứng trước nguy cơ bị cắt đứt liên lạc với hai thể dưới. Các thể này hiện hữu là để tiếp xúc, thu đạt kiến thức ở các cõi thấp và tích lũy kinh nghiệm, thêm dung tích cho thể nguyên nhân. Vì vậy, các bạn sẽ thấy rõ rằng nếu tâm thức nội tại không xuống thấp hơn cõi trí và bỏ bê thể tình cảm và thể xác, thì có hai hậu quả xảy ra. Hai hạ thể này sẽ bị bỏ mặc và vô dụng, không đạt được mục đích. Theo quan điểm của Chân nhân thì chúng đang suy nhược và chết dần, còn thể nguyên nhân thì không được kiến tạo như mong muốn và thế là phí thời gian. Thể trí cũng trở nên vô dụng, chỉ chứa đựng những sự ích kỷ, không giúp ích được ai và giá trị kém cỏi. Một người mơ mộng mà không bao giờ thực hiện điều mơ ước, một nhà xây dựng chỉ dự trữ vật liệu mà không bao giờ dùng đến, một nhà viễn tưởng mà các viễn ảnh của y không giúp ích gì cho thần thánh hay con người, thì đó là một mối trở ngại trong đại cuộc. Y đang lâm vào nguy cơ rất lớn là bị suy nhược.

b—What do I mean by the dangers of atrophy? [97] Simply this: Some natures become so polarised on the mental plane that they run the risk of breaking connection with the two lower vehicles. These lower bodies exist for purposes of contact, for the apprehension of knowledge on the lower planes and for reasons of experience in order that the content of the causal body may be increased. Therefore it will be apparent to you that if the indwelling consciousness comes no lower than the mental plane and neglects the body of emotions and the dense physical, two things will result. The lower vehicles will be neglected and useless and fail in their purposes, atrophying and dying from the point of view of the Ego, whilst the causal body itself will not be built as desired and so time will be lost. The mental body will be rendered useless likewise, and will become a thing of selfish content, of no use in the world and of littler value. A dreamer whose dreams never materialise, a builder who stores up material which he never employs, a visionary whose visions are of no use to gods or men, is a clog upon the system universal. He is in great danger of atrophying.

Tham thiền nên có hiệu quả là làm cả ba hạ thể ngày càng ở dưới sự kiểm soát hoàn toàn hơn của Chân nhân, đưa đến sự điều hợp và chỉnh hợp, phát triển cân đối và đầy đủ, khiến con người trở nên thật hữu dụng cho các Đấng Cao cả. Khi hành giả nhận thấy có lẽ y chú tâm quá nhiều vào cõi trí, thì y nên nhắm mục đích rõ rệt là làm cho tất cả những kinh nghiệm trí tuệ, những nguyện vọng và cố gắng của y thành sự thực ở cõi trần, đặt hai hạ thể dưới sự chế ngự của thể trí và khiến chúng trở thành những khí cụ cho các hoạt động và sáng tạo trí tuệ.

Tôi đã chỉ cho các bạn hai mối nguy trong số những mối nguy hiểm thường gặp nhất, và khuyên tất cả các môn sinh [98] huyền bí học nhớ rằng cả ba hạ thể đều quan trọng như nhau trên cả hai mặt phục vụ Chân nhân và phục vụ Nhân loại. Hãy để cho ba hạ thể phát biểu một cách hòa hợp khôn ngoan, cho vị Thượng Đế nội tâm có thể xuất lộ để giúp đỡ thế gian.

Meditation should have the effect of bringing all three bodies more completely under the control of the Ego, and lead to a co-ordination and an alignment, to a rounding-out and a symmetrical development that will make a man of real use to the Great Ones. When a man realises that mayhap he is too much centralised on the mental plane he should definitely aim at making all his mental experiences, aspirations and endeavours matters of fact on the physical plane, bringing the two lower vehicles under control of the mental and making them the instruments of his mental creations and activities.

I have here indicated two of the dangers most frequently met with, and I advise all students of occultism [98] to remember that all the three bodies are of equal importance in carrying out the work to be done, both from the egoic standpoint and from the standpoint of service to the race. Let them aim at a wise co-ordination in expression, that will enable the God within to manifest for the aiding of the world.

Ngày 25-7-1920.

Hiện nay thể cảm dục là thể quan trọng nhất trong Phàm nhân vì nhiều lý do. Khác với thể xác và thể trí, nó là một đơn vị toàn diện, là trung tâm phân cực của phần đông nhân loại. Nó là thể khó chế ngự nhất và thực tế là thể chỉ đến sau cùng mới được thu phục hoàn toàn. Lý do là sự rung động của dục vọng đã chế ngự không chỉ trường tiến hóa nhân loại mà còn trong các giới động vật và thực vật với mức độ ít hơn. Vì thế con người nội tâm đang tiến hóa phải chống chế được các khuynh hướng do cả ba giới kể trên gây ra. Trước khi tinh thần có thể hoạt động thông qua các hình thể của giới thứ năm (giới tinh thần) thì rung động dục vọng ấy phải được loại trừ và các khuynh hướng ích kỷ phải được chuyển hóa thành nguyện vọng tinh thần. Thực tế thì thể cảm dục hợp với thể xác thành một đơn vị, vì một người bình thường hầu như hoạt động do sự xúi giục của tình cảm,—thể thấp nhất của y tự động vâng theo những mệnh lệnh của thể cao hơn. Như tôi đã thường nói, thể tình cảm cũng là thể liên kết trực tiếp nhất với các cấp độ trực giác, và đó cũng là một con đường để thành tựu. Trong tham thiền, thể tình cảm nên được thể trí kiểm soát, và khi sự phân cực đã được chuyển vào thể trí qua những phương thức hành thiền với chủ đích và ý chí mạnh mẽ, lúc đó thể cảm dục trở thành an tịnh và thụ cảm. [99]

The emotional body is at this time the most important body in the Personality for several reasons. It is a complete unit, unlike the physical and mental bodies; it is the centre of polarisation for the majority of the human family; it is the most difficult body to control, and is practically the very last body to be completely subjugated. The reason for this is that the vibration of desire has dominated, not only the human kingdom but also the animal and vegetable kingdoms in a lesser sense, so that the evolving inner man has to work against inclinations set up in these kingdoms. Before the spirit can function through forms of the fifth or spiritual kingdom, this desire vibration has to he eliminated, and selfish inclination transmuted into spiritual aspiration. The emotional body forms practically a unit with the physical body, for the average man functions almost entirely at the instigation of the emotional,—his lowest vehicle automatically obeying the behests of a higher. It is also the body that connects most directly, as has been oft-times said, with the intuitional levels, and one path of attainment lies that way. In meditation the emotional body should be controlled from the mental plane, and when the polarisation has been transferred into the mental body through forms of meditation and intensity of purpose and of will, then the emotional becomes quiescent and receptive. [99]

Chính thái độ tiêu cực này, nếu đi quá mức, cũng mở lối cho những nguy hiểm nghiêm trọng, mà tôi sẽ bàn rộng sau này khi nói đến vấn đề ám ảnh, đôi khi có tính cách thiêng liêng nhưng thường thì ngược lại. Tình trạng tiêu cực thụ động không tốt cho bất cứ thể nào cả, và những người mới học thiền thường đạt đến chính sự tiêu cực này, nên họ mới lâm nguy. Mục đích là nên làm cho hình bầu dục của thể tình cảm trở nên tích cực đối với những gì thấp kém và đối với những gì chung quanh nó, và chỉ thụ cảm đối với Tinh thần thông qua thể nguyên nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách phát triển khả năng kiểm soát hữu thức—sự kiểm soát mà ngay trong những lúc rung động và tiếp xúc cao nhất, khả năng này vẫn linh mẫn trông nom và bảo vệ các hạ thể. “Hãy trông chừng và cầu nguyện” là lời dạy của Chúa khi Ngài còn tại thế. Ngài nói câu này theo những thuật ngữ huyền môn mà nhân loại vẫn chưa diễn giải và chú tâm đúng mức. Thế thì phải trông chừng những gì?

This negative attitude in itself, if carried too far, opens the door to serious dangers, which I will later enlarge upon when we take up the subject of obsessions, divine sometimes, but more oft the reverse. A negative condition is not desired in either of the bodies, and it is just this very negativeness that beginners in meditation so oft achieve, and so run into danger. The aim should be to make the emotional ovoid positive to all that is lower and to its environment and only receptive to the Spirit via the causal. This can only be brought about by the development of the faculty of conscious control—that control which even in the moments of highest vibration and contact is alert to watch and guard the lower vehicles. “Watch and pray,” the Great Lord said when last on earth, and He spoke in occult terms, that have not as yet received due attention or interpretation.

  1. Thái độ của thể tình cảm và sự tích cực hay tiêu cực chế ngự thể này.
  2. Độ ổn định của vật chất tình cảm và tính thụ cảm hữu thức của nó.
  3. Sự chỉnh hợp của nó với thể trí và với thể nguyên nhân. Nếu sự chỉnh hợp này bất toàn (rất thường là như vậy) thì sự thụ cảm từ các cảnh giới cao sẽ không chính xác. Những chân lý truyền xuống qua Chân nhân sẽ bị lệch lạc, và gây nên điều rất nguy hiểm là chuyển mãnh lực đến những luân xa không đáng mong muốn. Sự thiếu chỉnh hợp này là nguyên nhân khiến những người có khuynh hướng tinh thần rõ rệt thường không giữ được sự tinh khiết về tình dục. Họ có thể đạt đến một vài cấp độ trực giác. Chân nhân có thể chuyển một phần năng lượng từ cõi cao xuống, nhưng vì sự chỉnh hợp bị bất toàn, nên mãnh lực từ các cấp cao xuống bị lệch lạc, những luân xa không nhắm đến lại bị kích thích quá độ, và gây ra tai họa.
  4. Một mối nguy khác cần phải đề phòng là sự ám ảnh, [100] nhưng tư tưởng thanh khiết, mục đích tinh thần, và đức hạnh vô kỷ thắm tình huynh đệ là những điều cơ bản để bảo vệ an toàn. Nếu ngoài những điều chính yếu này lại có thêm lương tri trong tham thiền và sự áp dụng một cách khôn ngoan các qui luật huyền môn, có sự xem xét đúng đắn về các cung và nghiệp quả, thì những nguy hiểm này sẽ không còn nữ

What must therefore be watched?

l—The attitude of the emotional ovoid and its positive-negative control.

2—The stability of the emotional matter and its conscious receptivity.

3—Its alignment with the mental and with the causal bodies. If this alignment is imperfect (as it so frequently is) it causes inaccuracy in reception from the higher planes, distortion of the truths sent down via the Ego, and a very dangerous transference of force to undesirable centres. This lack of alignment is the cause of the frequent straying from sexual purity of many apparently spiritually inclined persons. They can touch the intuitional levels somewhat, the Ego can partially transmit power from on high, but as the alignment is imperfect the force from those higher levels is deflected, the wrong centres are over-stimulated, and disaster results.

4—Another danger to be guarded against is that of [100] obsession, but in pure thoughts, spiritual aims, and unselfish brotherly conduct, lie the fundamentals of protection. If to these essentials is added common sense in meditation and a wise application of occult rules, with due consideration of ray and karma, these dangers will disappear.

 

Ngày 28-7-1920.

Vài ý tưởng về LỬA. Some thoughts on FIRE.

Trước khi xét đến vấn đề đang bàn, tôi muốn nêu lên một sự kiện khá thú vị. Nếu suy nghĩ kỹ, các bạn sẽ nhận thức rằng hầu hết các hiện tượng tâm lý của địa cầu này đều ở dưới quyền kiểm soát của Hỏa đức Tinh quân, vị Đại đế đầu tiên của lửa, vị Chúa tể của cõi trí. Lửa vũ trụ là nền tảng của cuộc tiến hóa của chúng ta. Lửa của cõi trí kiểm soát và ngự trị nội tại và có khả năng tinh luyện cùng những hiệu quả thanh lọc, đó là mục đích tiến hóa của cuộc sống ba trạng thái của chúng ta. Khi nội hỏa của cõi trí và lửa tiềm tàng trong các hạ thể hòa hợp với lửa thiêng của Tam nguyên Tinh thần thì công việc đã hoàn tất và con người trở thành một vị Chân sư. Sự nhất quán đã được thực hiện và công việc nghìn đời đã hoàn thành. Toàn bộ công việc này được thực hiện nhờ sự hợp tác của Hỏa đức Tinh quân và các vị thần cao cấp ở cõi trí, họ làm việc với vị Chúa tể của cõi này, và vị Đại Thiên vương, Chúa tể của cảnh giới thứ hai.

Just prior to beginning the consideration of the matter on hand, I would like to point out to you a certain rather interesting fact. Most of the psychological phenomena of the earth are—as you will realise, if you think clearly,—under the control of the Deva Lord Agni, the great primary Lord of Fire, the Ruler of the mental plane. Cosmic fire forms the background of our evolution; the fire of the mental plane, its inner control and dominance and its purifying asset coupled to its refining effects, is the aim of the evolution of our three-fold life. When the inner fire of the mental plane and the fire latent in the lower vehicles merge with the sacred fire of the Triad the work is completed, and the man stands adept. The at-one-ment has been made and the work of aeons is completed. All this is brought about through the co-operation of the Lord Agni, and the high devas of the mental plane working with the Ruler of that plane, and with the Raja-Lord of the second plane.

Cuộc tiến hóa của đại vũ trụ cũng tương tự như vậy. Những luồng nội hỏa ở sâu trong tâm địa cầu chúng ta sẽ hòa hợp với lửa thiêng của mặt trời ở cuối đại chu kỳ này, và bấy giờ thái dương hệ sẽ đạt mức thánh hóa. Dần dần, khi những kỳ gian vô lượng và những tiểu chu kỳ trôi qua, lửa sẽ thẩm thấu các cấp dĩ thái và ngày càng được nhận thức và kiểm soát [101] cho đến khi cuối cùng lửa vũ trụ và lửa của địa cầu sẽ hợp nhất (các hình thể mang những hình tướng vật chất tự thích nghi với những điều kiện thay đổi) và sự tương ứng sẽ được phô bày. Khi điều này được nhận thức thì những hiện tượng của địa cầu—chẳng hạn như vấn đề xáo trộn do động đất—sẽ được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Về sau khi vấn đề đã được thấu đáo hơn, người ta sẽ hiểu những hiệu quả của các xáo trộn đó cũng như các phản ứng của chúng vào con người. Trong những tháng mùa hè—khi chu kỳ lớn ấy đến trên các miền khác nhau trên địa cầu—thì các hỏa thần, các hỏa tinh linh và những thực thể tiềm ẩn “agnichaitans” của những lò lửa nội tại hoạt động mạnh mẽ, rồi trở lại tình trạng cũ, ít hoạt động hơn khi mặt trời xa dần. Ở đây có sự tương ứng giữa các trạng thái lửa của cơ cấu tổ chức địa cầu trong quan hệ với mặt trời cũng như giữa các trạng thái nước trong liên hệ với mặt trăng. Đây hoàn toàn là một điều ngụ ý huyền môn. Tôi cũng muốn đưa ra một đoạn dù ngắn nhưng có tính huyền môn . . . mà hiện nay có thể phổ biến được. Nếu suy ngẫm sâu xa, nó sẽ đưa người môn sinh đến một cảnh giới cao hơn và kích thích được sự rung động nơi y.

Macrocosmic evolution proceeds in like manner to the microcosmic. The internal fires of the terrestrial globe, deep in the heart of our earth sphere, will merge with the sacred fire of the sun at the end of the greater cycle, and the solar system will then have reached its apotheosis. Little by little as the aeons slip away and the lesser cycles run their course, fire will permeate the ethers and will be daily more recognisable and controlled till eventually [101] cosmic and terrestrial fire will be at-one (the bodies of all material forms adapting themselves to the changing conditions) and the correspondence will be demonstrated. When this is realised the phenomena of the earth—such as, for instance, seismic disturbance—can be studied with greater interest. Later, when more is comprehended, the effects of such disturbances will be understood and likewise their reactions on the sons of men. During the summer months—as that great cycle comes around in different quarters of the earth—the fire devas, the fire elementals and those obscure entities the “agnichaitans” of the internal furnaces, come into greater activity, relapsing as the sun moves further away, into a less active condition. You have here a correspondence between the fiery aspects of the earth economy in their relationship to the sun similar to the watery aspects and their connection with the moon. I give you quite an occult hint here. I would like also to give you here a very brief though occult fragment that…may now be made public. If pondered on, it carries the student to a high plane and stimulates vibration.

“Bí mật của Lửa ẩn trong mẫu tự thứ nhì của Thánh ngữ. Bí mật của sự sống ẩn trong luân xa tim. Khi điểm thấp này rung động, khi tam giác Thánh thiện ngời sáng, khi điểm này, luân xa ở giữa và luân xa ở đỉnh cùng bừng cháy, thì cả hai tam giác lớn và nhỏ hòa lẫn thành ngọn lửa duy nhất, nó thiêu rụi tất cả.”

“The secret of the Fire lies hid in the second letter of the sacred Word. The mystery of life is concealed within the heart. When that lower point vibrates, when the Sacred Triangle glows, when the point, the middle centre, and the apex likewise burn, then the two triangles—the greater and the lesser—merge into one flame which burneth up the whole.”

Giờ đây chúng ta hãy đề cập vắn tắt đến những nguy hiểm nơi thể xác khi hành thiền. Giống như rất nhiều điều khác trong Thiên cơ, những mối nguy hiểm này cũng có tính [102] tam phân, tấn công vào ba thành phần của thể xác. Chúng biểu lộ trong:—

  1. Bộ não.
  2. Hệ thần kinh.
  3. Các cơ quan sinh dục.

Không cần phải nói rõ tại sao tôi lại bàn về những nguy hiểm ở thể trí và thể cảm dục trước. Cần phải làm như vậy vì nhiều nguy hiểm đe dọa đến thể xác đều bắt nguồn từ những cảnh giới tinh vi hơn cõi trần và chỉ là những biểu hiện ra ngoài của những điều ác hại bên trong.

It is our task now to deal briefly with the dangers that attend the practice of meditation as they manifest in the physical body. These dangers—like so much else in the Logoic scheme—assume a three-fold nature, attacking [102] three departments of the physical body. They show themselves:

a—In the brain.

b—In the nervous system.

c—In the sex organs.

It is needless to point out now the reason why I dealt first with the dangers of the mental and emotional bodies. It was necessary so to do, for many of the perils besetting the dense vehicle find their commencement on the subtler planes, and are only the outer manifestations of inner evils.

Mỗi cá nhân khi sinh ra đều có một thể xác và thể dĩ thái với những thành phần nhất định, những thành phần này là sản phẩm của tiền kiếp. Thực ra thì các thể này được tái tạo y hệt như các thể cũ mà mỗi người bỏ lại khi từ trần. Công việc trước mắt mọi người là nhận thể đó, nhận biết những khuyết điểm và nhu cầu của nó, rồi cẩn thận tiếp tục kiến tạo một thể mới tỏ ra thích hợp hơn cho nhu cầu của sự sống tinh thần ở nội tâm. Đây là một công việc có tầm mức rộng lớn và cần thời gian, cần giới luật nghiêm minh, sự từ bỏ và trí phán đoán.

Each human being enters into life equipped with a physical and etheric body of certain constituents, those constituents being the product of a previous incarnation; they are virtually the body, reproduced exactly, that the man finally left behind him when death severed him from physical plane existence. The task ahead of everybody is to take that body, realise its defects and requirements, and then deliberately set in and build a new body that may prove more adequate to the need of the inner spirit. This is a task of large dimensions and involves time, stern discipline, self-denial and judgment.

Một người bắt đầu hành thiền huyền môn quả thực là đang “đùa với lửa.” Tôi muốn các bạn chú trọng đến câu này vì nó bao hàm một chân lý ít người nhận thức được. “Đùa với lửa” là một chân lý xưa đã mất ý nghĩa do việc lặp đi lặp lại một cách hời hợt. Tuy nhiên câu này hoàn toàn và tuyệt đối chính xác. Nó không phải là một lời dạy tượng trưng mà có thực nghĩa rõ rệt. Lửa là căn bản của tất cả—Chân ngã là lửa, trí tuệ là một hình thái của lửa, và bên trong thể xác của con người có ẩn một ngọn lửa thực sự, nó có thể hoặc là sức mạnh hủy hoại, đốt cháy các mô trong cơ thể và kích thích sai lạc các luân xa, hoặc là một yếu tố làm sinh động, là tác nhân [103] kích thích và đánh thức. Khi được hướng theo những đường dẫn đã chuẩn bị sẵn, lửa này có thể là sức mạnh tinh luyện và là mối liên kết quan trọng giữa phàm ngã và Chân ngã.

The man who undertakes the practice of occult meditation literally “plays with fire.” I wish you to emphasise this statement for it embodies a truth little realised. “Playing with fire” is an old truth that has lost its significance through flippant repetition, yet it is absolutely and entirely correct, and is not a symbolic teaching but a plain statement of fact. Fire forms the basis of all—the Self is fire, the intellect is a phase of fire, and latent in the microcosmic physical vehicles lies hid a veritable fire that can either be a destructive force, burning the tissue of the body and stimulating centres of an undesirable character, or be a vivifying factor, acting as a [103] stimulating and awakening agent. When directed along certain prepared channels, this fire may act as a purifier and the great connector between the lower and the Higher Self.

Khi tham thiền, người môn sinh tìm cách tiếp xúc với ngọn lửa thiêng tức là Chân ngã của y, đồng thời liên kết mật thiết với lửa của cõi trí. Khi sự tham thiền bị thúc bách, hoặc là hành thiền quá mãnh liệt, trước khi sự chỉnh hợp giữa các thể cao và thấp xuyên qua thể cảm dục được hoàn tất thì lửa này có thể tác động vào luồng lửa ẩn tàng ở chót xương sống (gọi là kundalini) và có thể khiến nó vận chuyển quá sớm. Việc này sẽ gây tan vỡ và hủy hoại chứ không phải là kích thích và làm sinh động các luân xa trên. Có một con đường hình xoắn ốc thích hợp mà luồng lửa này phải đi theo, tùy theo cung của môn sinh và nốt khóa rung động trong các luân xa cao của y. Luồng lửa này chỉ nên cho luân chuyển dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Chân sư và do chính người môn sinh hữu ý phân phối theo lời khẩu truyền cụ thể của vị thầy. Đôi khi luồng lửa có thể được đánh thức theo vòng xoắn đi trên một cách đúng đắn mà ở cõi trần (lúc thức) người môn sinh không hề hay biết gì cả. Trên những cõi cao y biết điều đó, nhưng y không đưa được sự hiểu biết này xuống đến tâm thức hồng trần.

In meditation the student seeks to contact the divine flame that is his Higher Self, and to put himself likewise en rapport with the fire of the mental plane. When meditation is forced, or is pursued too violently, before the alignment between the higher and lower bodies via the emotional is completed, this fire may act on the fire latent at the base of the spine (that fire called kundalini) and may cause it to circulate too early. This will produce disruption and destruction instead of vivification and stimulation of the higher centres. There is a proper geometrical spiralling which this fire should follow, dependent upon the ray of the student and the key of the vibration of his higher centres. This fire should only be permitted to circulate under the direct instruction of the Master and consciously distributed by the student himself, following the specific oral instructions of the teacher. Sometimes the fire may be aroused and spiral with correctness without the student knowing what is occurring on the physical plane; but on the inner planes he knows and has but failed to bring the knowledge through to the physical plane consciousness.

Bây giờ chúng ta hãy bàn đến ba sự nguy hiểm chính yếu thường đe dọa xác thân. Xin lưu ý rằng tôi bàn đến những mối nguy hiểm này ở mức cùng cực, trong khoảng đó có nhiều mức độ nguy hại khác nhau tấn công người môn sinh bất cẩn.

Let us take up for a moment the three dangers that principally beset the physical vehicles. I would like to point out that I deal with the trouble in its extreme, and that there are many intermediate stages of risk and trouble that attack the unwary student.

Những nguy hiểm cho não bộ hồng trần. Dangers to the physical brain.

Bộ não thường chịu hai nguy hiểm chính:—

Sự sung huyết, làm cho tràn dịch các huyết quản và hậu [104] quả căng thẳng ở mô não mảnh mai. Điều này có thể làm tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể gây nên sự đần độn. Trong những giai đoạn đầu, nguy hiểm này có biểu hiện mất cảm giác hay mệt mỏi. Nếu người môn sinh vẫn cứ tiếp tục tham thiền khi thấy tình trạng đó thì hậu quả sẽ thành nghiêm trọng. Luôn luôn khi hành thiền, người môn sinh phải đề phòng khi cảm thấy mệt mỏi, phải ngưng ngay khi bắt đầu thấy có bất cứ dấu hiệu trở ngại nào. Có thể dùng lương tri để đề phòng tất cả những nguy hiểm này, và hãy nhớ rằng bao giờ việc rèn luyện và kiến tạo các thể cũng phải chậm rãi, từ từ. Trong kế hoạch tiến hóa của các Đấng Cao cả, không có điều gì cần phải hấp tấp cả.

The brain suffers principally in two ways:—

From congestion, causing a suffusion of the blood [104] vessels and a consequent strain upon the delicate brain tissue. This may result in permanent injury, and may even cause imbecility. It shows in the initial stages as numbness and fatigue, and if the student persists in meditation when these conditions are sensed the result will be serious. At all times a student should guard against continuing his meditation when any fatigue is felt, and should stop at the first indications of trouble. All these dangers can be guarded against by the use of common-sense, and by remembering that the body must ever be trained gradually and be built slowly. In the scheme of the Great Ones, hurry has no place.

Sự điên khùng. Điều tai hại này thường thấy ở những môn sinh quá nhiệt tâm cứ cố chịu mãi một sức ép không hợp lý, hoặc tìm cách khơi luồng hỏa hậu bằng những phép luyện hơi thở và những cách tập tương tự mà không phòng bị gì cả. Họ phải trả giá cho sự liều lĩnh này do thiếu suy xét của lý trí. Luồng hỏa không đi theo dạng hình học đúng đắn, không tạo được những tam giác cần thiết, dòng điện lưu đi lên với tốc độ và sức nóng ngày càng tăng, và thực sự đốt cháy tất cả hay một phần mô não, vì thế mà gây nên điên khùng và đôi khi tử vong.

Khi những điều này được hiểu biết rộng rãi hơn và được công khai thừa nhận, các bác sĩ và các chuyên gia về não sẽ nghiên cứu một cách thận trọng và chính xác hơn về điều kiện điện tích của cột sống, và liên hệ điều kiện đó với điều kiện bộ não để đạt được những kết quả tốt.

From insanity. This evil has often been seen in earnest students who persist in unwise pressure or seek unguardedly to arouse the sacred fire through breathing exercises and similar practices; they pay the price of their rashness through the loss of their reason. The fire does not proceed in due geometrical form, the necessary triangles are not made, and the electrical fluid rushes with ever increasing speed and heat upwards, and literally burns away all or part of the brain tissue, thus bringing about insanity and sometimes death.

When these things are more widely comprehended and openly acknowledged, doctors and brain specialists will study with greater care and accuracy the electrical condition of the spinal column, and correlate its condition with that of the brain. Good results will thus be achieved

.

Những nguy hiểm cho hệ thần kinh. Dangers to the nervous system.

Những trở ngại liên quan đến hệ thần kinh thường có hơn các mối nguy tấn công bộ não như điên khùng hay phá vỡ mô não. Hầu hết những người hành thiền đều cảm biết có [105] ảnh hưởng đối với hệ thần kinh. Đôi khi đó là tình trạng mất ngủ, dễ bị kích động hoặc năng lượng căng thẳng và bứt rứt không được thư thả. Hoặc họ trở nên dễ bực bội khác với tính khí trước khi tham thiền. Hoặc đó là một lối phản ứng thần kinh—như co giật tay chân, ngón tay hay mắt—hoặc buồn nản hay giảm sút sinh lực. Cũng có những ảnh hưởng khác như thần kinh căng thẳng, bồn chồn, tùy theo tính khí và bản chất của mỗi cá nhân. Những dấu hiệu bệnh thần kinh này có thể nặng hay nhẹ, nhưng tôi muốn nói rõ rằng điều đó không nhất thiết là phải có nếu người môn sinh tuân theo những qui tắc của lương tri, nếu y nghiên cứu tính khí của mình một cách khôn ngoan và không mù quáng theo những thể thức và phương pháp nào nếu không hiểu được lý do tại sao phải làm như thế. Nếu các môn sinh huyền bí tuân theo giới luật trong cuộc sống một cách khôn ngoan hơn, nếu họ nghiên cứu cẩn thận hơn về vấn đề thực phẩm, nếu họ cương quyết hơn để ngủ đủ số giờ cần thiết, nếu họ làm việc một cách chậm rãi thận trọng, chứ không theo những kích động nhất thời (dù ước nguyện của họ có cao đến đâu), thì họ sẽ thấy có những kết quả lớn lao hơn và các Đấng cao cả sẽ có những phụ tá nhiều hiệu năng hơn trong việc phụng sự nhân loại.

The troubles connected with the nervous system are more frequent than those attacking the brain, such as insanity and disruption of the brain tissue. Almost all who undertake meditation are conscious of an effect in [105] the nervous system; sometimes it takes the form of sleeplessness, of excitability, of a strained energy and restlessness that permit of no relaxation; of an irritability that has been foreign perhaps to the disposition until meditation was pursued; of a nervous reaction—such as a twitching of the limbs, the fingers or the eyes—of depression or a lowering of the vitality, and of many individual modes of showing tension and nervousness, differing according to nature and temperament. This display of nervousness may be either severe or slight, but I seek earnestly to point out it is quite needless, provided the student adheres to the rules of common-sense, that he studies wisely his own temperament, and that he does not blindly proceed with forms and methods but insists on knowing the raison d’etre of instituted action. If occult students disciplined the life more wisely, if they studied the food problem more carefully, if they took the needed hours of sleep with more determination, and if they worked with cautious slowness and not so much from impulse (no matter how high the aspiration) greater results would be seen and the Great Ones would have more efficient helpers in the work of serving the world.

Dụng ý của tôi trong các bức thư này không phải là đặc biệt nói về các bệnh tật của bộ não và hệ thần kinh. Tôi chỉ muốn nêu ra những lời chỉ dẫn và khuyến cáo tổng quát, và (để khích lệ các bạn) bày tỏ rằng sau này khi các Huấn sư minh triết thực sự sống giữa nhân loại và công khai giảng dạy trong các trường chuyên khoa, thì nhiều dạng trở ngại trong não bộ và các bệnh thần kinh sẽ được chữa trị bằng phương pháp hành thiền có điều chỉnh cho hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Những lối thiền thích hợp sẽ được ấn định để kích thích các luân xa còn yên lặng, để chuyển luồng nội hỏa vào những đường truyền đúng đắn, để phân phối nhiệt lực thiêng liêng trong trật tự điều hòa, để tạo nên những mô [106] mới và để chữa bệnh. Chưa đến lúc thực hiện điều này, dù rằng ngày ấy không còn xa lắm.

It is not my purpose in these letters to take up specifically the diseases of the brain and of the nervous system. I only desire to give general indications and warnings and (for your encouragement) to point out that later when the wise Teachers move among men and openly teach in specific schools, many forms of brain trouble and of nervous complaints will be cured through meditation wisely adjusted to the individual need. Proper meditations will be set to stimulate quiescent centres, to turn the inner fire to proper channels, to distribute the divine heat in equable arrangement, to build in tissue [106] and to heal. The time for this is not yet, though it lies not so far ahead as you might imagine.

 

Những nguy hiểm cho các cơ quan sinh dục. Dangers to the sex organs.

Mối nguy hiểm do kích thích thái quá các cơ quan này các bạn đã biết rất nhiều về mặt lý thuyết và hôm nay tôi không muốn nói nhiều hơn. Tôi chỉ muốn nêu rõ rằng mối nguy này là có thực. Lý do là khi các trung tâm này bị kích thích quá độ luồng nội hỏa chỉ theo lối nào dễ đi nhất, do tình trạng phân cực của toàn thể nhân loại. Vì thế người môn sinh phải làm hai việc:—

The danger of the over-stimulation of these organs is well recognised theoretically, and I do not purpose to enlarge on it greatly today. I but seek to point out that this danger is very real. The reason is that in the overstimulation of these centres the inner fire is but following the line of least resistance, owing to the polarisation of the race as a whole. The work, therefore, that the student has to do is twofold:—

  1. Y phải rút ý thức ra khỏi các trung tâm đó. Đây không phải là việc dễ làm, vì làm thế tức là chống lại những kết quả của sự phát triển đã lâu đời.
  2. Y phải hướng chú tâm động lực sáng tạo của y vào cõi trí. Khi làm như vậy mà thành công, y sẽ chuyển hướng hoạt động của lửa thiêng lên luân xa cổ họng và đến trung tâm tương ứng của nó ở đỉnh đầu chứ không hướng xuống các cơ quan sinh dục. Thế nên, các bạn thấy rõ rằng trong những năm còn trẻ, hành giả không nên bỏ nhiều thời gian để hành thiền, trừ trường hợp người tiến hóa rất cao. Qui luật xưa của giai cấp Bà-la-môn có dạy một cách minh triết rằng mỗi người phải dùng thời gian còn trẻ để lo việc gia đình và chỉ khi nào đã làm tròn nhân đạo thì y mới có thể bước vào cuộc sống của người chí nguyện. Đây là qui luật dành cho người thường. Còn các Chân nhân tiến hoá, các đạo sinh và các đệ tử thì không phải như vậy, mỗi người phải tự giải quyết lấy vấn đề của chính mình.

a—He has to withdraw his consciousness from those centres; this is no easy task for it means working against the results of age-long development.

b—He has to direct the attention of the creative impulse to the mental plane. In so doing, if successful, he will turn the activity of the divine fire to the throat centre and its corresponding head centre, instead of to the lower organs of generation. Therefore, it will be apparent to you why—unless a man is very advanced—it is not wise to spend much time in meditation during the earlier years. There was wisdom in the old Brahmanical rule that a man must give his early years to household endeavour, and only when he had fulfilled his function as a man could he go on to the life of the devotee. This was the rule for the average. With advanced egos, pupils and disciples, it is not so, and each must then work out his own individual problem.

 

Ngày 29-7-1920.

Những nguy hiểm do Nghiệp quả của môn sinh. Dangers arising from the Karma of the student.

Những nguy hiểm này có thể chia làm ba loại như sau: [107]

  1. Những nguy hiểm do nghiệp quả của kiếp sống hiện tại.
  2. Những nguy hiểm do di truyền quốc gia, và bản chất của cơ thể.
  3. Những nguy hiểm do y gia nhập các nhóm dù đó là nhóm ở cõi trần (ngoại môn) hay ở các cõi cao (nội môn).

Các bạn hiểu thế nào là “Nghiệp quả của người môn sinh?” Chúng ta thường dùng ngôn từ một cách hời hợt, nên tôi nghĩ rằng câu trả lời không đắn đo sẽ là: Nghiệp quả của môn sinh là những việc nhất định sẽ xảy đến cho y trong hiện tại hoặc trong tương lai mà y không thể tránh khỏi. Nói vậy cũng đúng phần nào, nhưng đó chỉ là một khía cạnh của toàn vấn đề. Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vấn đề một cách rộng rãi hơn, vì thường là nhờ hiểu được những nét đại cương, chúng ta mới thấu được các tiểu tiết.

These as you know may he grouped under three heads, as follows: [107]

l—Those incidental to the karma of his present life.

2—Those based on his national heredity and his type of body.

3—Those attendant on his group affiliations, whether on the physical plane and so exoteric, or on the subtle planes and so esoteric.

Just what do you mean by the “karma of the student?” We use words lightly, and I presume that the thoughtless reply would be that the student’s karma is the inevitable happenings of the present or the future that he cannot evade. This is somewhat right, but is only one aspect of the whole. Let us look at the matter first in a large manner, for oft in the just apprehension of big outlines comes comprehension of the small.

Khi Đức Thái Dương Thượng Đế tạo lập thái dương hệ, Ngài thu hút vào trong phạm vi biểu hiện một số vật chất đủ dùng cho kế hoạch của Ngài, và các chất liệu thích hợp cho mục tiêu Ngài nhắm đến. Ngài không đặt tất cả những mục tiêu của Ngài vào chỉ thái dương hệ này. Ngài chỉ đặt một mục đích đặc biệt nào đó, nên nó cần một loại rung động đặc biệt và cần loại vật chất đã phân hóa nhất định. Phạm vi này chúng ta gọi là “vòng giới hạn” thái dương hay của hệ thống, nó đặt giới hạn cho tất cả những gì xảy ra trong thái dương hệ, và cuộc biểu hiện nhị nguyên của chúng ta tiếp diễn trong đó. Tất cả những gì trong vòng này đều rung động theo một nhịp điệu chủ yếu, tuân theo những qui luật nhất định, nhằm hoàn thành một mục tiêu đặc biệt và đạt một cứu cánh nhất định mà chỉ có Ngài mới hoàn toàn biết rõ. Tất cả những gì ở trong vòng giới hạn này đều phục tùng những qui luật riêng, và chịu sự chế ngự của một nhịp điệu chính yếu nào đó, và có thể xem như bị chi phối bởi nghiệp quả của cuộc hiện hữu tuần hoàn thất phân đó, và bị thôi thúc bởi những nguyên nhân lâu đời, trước khi có vòng giới hạn. Vì thế mà thái dương hệ chúng ta được liên kết với hệ thống trước và hệ thống sẽ có sau này. Chúng ta không [108] phải là một đơn vị riêng biệt mà là thành phần của một toàn thể vĩ đại hơn. Tất cả chúng ta đều chịu sự chi phối của định luật vũ trụ và cùng nhau thực hiện những mục tiêu nhất định.

When our Logos founded the solar system He drew within the circle of manifestation matter sufficient for His project, and material adequate for the object He had in view. He had not all possible objects in view for this one solar system: he had some specific aim that necessitated some specific vibration and required therefore certain differentiated material. This circle that we term the systemic or solar “ring-pass-not” bounds all that transpires within our system, and contains within its bounds our dual manifestation. All within that ring vibrates to a certain key-measure, and conforms to certain rules with the aim in view of the achievement of a particular goal, and the attainment of a certain end, known in its entirety only to the Logos Himself. All within that circle is subject to specific rules and governed by a certain key measure, and might be regarded as being subject to the karma of that sevenfold periodic existence, and actuated by causes dating back prior to the ringing of that circle, thus linking our system to its forerunner and affiliating it with that which will come [108] after. Not an isolated unit are we, but part of a greater whole, governed in our totality by cosmic law and working out (as a whole) certain definite aims.

Mục đích của tiểu vũ trụ. Microcosmic purpose.

Tiểu vũ trụ cũng thế. Chân nhân trên cảnh giới của mình cũng hành động như Đức Thượng Đế, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp. Chân nhân tạo ra một thể nhất định dùng cho những cứu cánh nhất định. Chân nhân nhắm đến một sự hoàn mãn nào đó bằng cách gom góp một số vật liệu rung động theo cùng nhịp điệu, chịu sự chi phối của một số qui luật trong một kiếp sống nhất định, và nhắm đến một mục tiêu cụ thể,—chứ không phải tất cả các mục tiêu khả dĩ có.

Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế. Đó là môi trường biểu lộ của Chân nhân và là phương cách để Chân nhân đạt được một mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu này có thể là hoạch đắc đức hạnh bằng cách trả giá cho tật xấu. Đó có thể là đạt được sự thành thạo trong kinh doanh bằng cố gắng cung cấp những nhu yếu của đời sống. Đó có thể là mở mang tính nhạy cảm bằng cách phát hiện những điều độc ác trong bản chất. Đó có thể là phát triển lòng yêu thương vô kỷ bằng cách đáp lại lời kêu cầu của những người phụ thuộc đang thiếu thốn. Hoặc đó có thể là chuyển hóa dục vọng bằng phương pháp tham thiền trên Đường Đạo. Chính mỗi linh hồn phải tự tìm lấy mục tiêu. Nhưng sự kiện thực tế mà tôi muốn các bạn ghi nhớ là chính yếu tố này có mang một mối nguy hiểm nhất định. Ví dụ như trong việc thu đạt khả năng trí tuệ để tham thiền, người môn sinh quên mất chính điều y cần đạt khi mang xác phàm, thành ra kết quả chỉ là sự phát triển không đồng đều và tạm thời phí thời gian.

So it is with the Microcosm. The Ego on his own plane and on a tiny scale, repeats the action of the Logos. For certain ends he builds a certain form; he gathers certain material, and aims at a definite consummation that shall be the result of that gathered material vibrating to a certain measure, governed in one specific life by certain rules and aiming at some one particular object,—not all possible objects.

Each Personality is to the Ego what the solar system is to the Logos. It is his field of manifestation and the method whereby he attains a demonstrable object. That aim may be the acquirement of virtue by paying the price of vice; it may be the attainment of business acumen by the struggle to provide the necessities of life; it may be the development of sensitiveness by the revealing cruelties of nature; it may be the building in of unselfish devotion by the appeal of needy dependents; or it may be the transmutation of desire by the method of meditation on the path. It is for each soul to find out. What I want to impress upon you is the fact that there is a certain danger incident to this very factor. If, for instance, in the acquirement of the mental capacity to meditate, the student misses the very thing he came into the physical body to acquire, the result is not so much a gain as an unequal development and a temporary loss of time.

Chúng ta hãy minh họa chi tiết hơn:— Một Chân nhân đã hình thành ba thể để biểu hiện và đặt chúng trong vòng giới hạn với mục đích trước mắt là đưa vào thể nguyên nhân  [109] khả năng “hiểu biết các sự kiện cơ bản của đời sống bằng trí tuệ.” Mục tiêu của kiếp sống này là phát triển trí năng của môn sinh, là dạy cho y những sự kiện cụ thể và khoa học, mở mang thể trí của y, để dùng cho công việc sau này. Y có thể phát triển quá độ về mặt tình cảm hay sùng tín thái quá. Y có thể bỏ ra nhiều kiếp để mơ ước, để nhìn ngắm các linh ảnh và tham thiền thần bí. Nhu cầu lớn của y là phải thực tiễn, phải có đầy đủ lương tri, phải hiểu chương trình của Phòng Học tập và áp dụng sự hiểu biết đã học được một cách thực tế ở cõi trần. Tuy nhiên, dù cho vòng giới hạn của y có vẻ ngăn cản và hạn chế các khuynh hướng sẵn có nơi y, và dù đã có sắp xếp khiến cho dường như y phải học những bài học của cuộc sống thực tiễn ở thế gian, y cũng không chịu học, mà chỉ đi theo lối nào dễ dàng cho y nhất. Y tưởng đến những mơ ước của mình, và sống xa rời thế sự. Y không làm tròn ý muốn của Chân nhân mà bỏ lỡ cơ hội. Y chịu nhiều đau khổ, và trong kiếp tới y cũng cần ở trong sự sắp xếp tương tự với sức thôi thúc mạnh hơn và một vòng giới hạn chặt chẽ hơn, cho đến khi nào y thực hiện được ý muốn của Chân nhân y.

Let us be specific and illustrate:—An Ego has formed his three-fold body of manifestation and set his ring-pass-not with the purpose in view of building into his [109] causal body the faculty of “mental apprehension of the basic facts of life.” The object of that one incarnation is to develop the mental capacity of the student; to teach him concrete facts and science and thus to enlarge the content of his mental body, with a view to future work. He may be over-developed on the heart side, too much of the devotee; he may have spent many lives in dreaming dreams and in seeing visions and in mystic meditation. To be practical, full of common sense, to know the curriculum of the Hall of Learning and to apply practically the knowledge learnt on the physical plane is his great need. Yet, even though his ring-pass-not seems to proscribe and limit his inherent tendencies, and even though the stage is set so that it would seem he must learn the lessons of practical living in the world, he learns not, but follows what is to him the line of least resistance. He dreams his dreams, and stays aloof from world affairs; he does not fulfil the desire of the Ego, but misses opportunity; he suffers much, and in the next life is necessitated a similar staging and a stronger urge, and a closer ring-pass-not until he complies with the will of his Ego.

Đối với một người như thế, tham thiền không giúp đỡ gì được mà chỉ gây trở ngại. Như trước tôi có nói, tham thiền (được áp dụng một cách khôn ngoan) là dành cho những ai đạt mức tiến hóa mà thể nguyên nhân đã phần nào nở nang già dặn và họ đang bước vào một trong những cấp chót của Phòng Học tập. Xin nhớ rằng ở đây tôi nói đến tham thiền huyền môn một cách khoa học, chứ không phải là tham thiền thần bí. Vì thế, những nguy hiểm đó thực tế là làm hao phí thời gian, là tăng cường một rung động đến mức lỗi nhịp, không còn hài hòa với những rung động khác, là sự nảy nở không cân đối và kiến tạo thể nguyên nhân thiên lệch, khiến phải kiến tạo lại trong các kiếp sau.

For such an one, meditation helps not, but mainly hinders. As before I have said, meditation (to be wisely undertaken) is for those who have reached a point in evolution where the rounding out of the causal body is somewhat matured and where the student is in one of the final grades in the Hall of Learning. You need to remember that I refer not here to the mystic meditation but to the scientifically occult meditation. The dangers are, therefore, practically those of wasted time, of an intensification of a vibration out of ill proportion to the key of the other vibrations, and of an unequal rounding out and a lop-sided building that will necessitate reconstructing in other lives. [110]

 

[110]

Ngày 30-7-1920.

Những nguy hiểm do di truyền quốc gia và bản chất của cơ thể.

. . . Như các bạn hiểu, tôi không có ý định bàn rộng về những nguy hiểm do một cơ thể bất toàn gây ra. Nói chung, tôi chỉ nêu ra qui luật rằng đối với người nào có bệnh tật rõ rệt, có căn bệnh bẩm sinh hay một loại suy nhược tâm thần nào đó thì không nên khinh suất mà tham thiền, vì tham thiền có thể chỉ làm tăng cơn bệnh mà thôi. Đặc biệt là tôi muốn nêu ra lời hướng dẫn các môn sinh sau này, cũng như tiên đoán rằng trong thời gian tới khi khoa học tham thiền được hiểu biết nhiều hơn thì có hai yếu tố sẽ được cân nhắc và cứu xét một cách khôn ngoan, trước khi ấn định phương pháp hành thiền. Đó là:—

…As you may well imagine it is not my purpose to enlarge upon the dangers incidental to a defective body, save in general terms to lay down the ruling that where there is definite disease, congenital trouble or mental weakness of any kind, meditation is not the part of discretion, but may serve but to intensify the trouble. I wish specifically to point out for the guidance of future students and as a prophetic statement, that in days to come when the science of meditation is more comprehended, two factors will be wisely weighed and considered before assigning a meditation. These factors are:

a—The man’s subrace characteristics.

b—His type of body, whether it is oriental or occidental.

 

  1. Các đặc tính phân chủng của môn sinh.
  2. Y thuộc mẫu người nào, có xác thân Đông phương hay Tây phương.

Bằng cách đó, sẽ tránh được một số tai nạn và phòng ngừa được một số bệnh tật mà hiện nay ít nhiều gì cũng có trong mọi nhóm bí giáo.

Nói chung, ai cũng thừa nhận rằng mỗi giống dân đều có một đặc điểm nổi bật, tức là một đặc tính nào đó lộ rõ trong thể tình cảm. Đây là qui luật chung. Khi so sánh những khác biệt giữa các dân tộc Ý và Đức thì trí ta tổng kết các điểm dị biệt này trong phạm vi tình cảm. Nghĩ đến người Ý, ta thấy họ có tính nóng nảy, lãng mạn, bất thường, thông minh. Người Đức thì lại điềm tĩnh, thực tế, đa cảm, khôn ngoan, và ưa lý luận một cách lạnh lùng. Vì thế, các bạn thấy rõ là những tính khí khác nhau có mang những mối nguy hiểm riêng, và nếu dại dột theo đuổi những lối tham thiền không thích hợp, thì những tính tốt có thể được chú trọng đến mức gần như thành tính xấu và các nhược điểm trong tính tình có thể được tăng cường đến mức thành những mối đe doạ. Hậu quả sẽ là sự mất thăng bằng thay [111] vì đạt được một trong những mục tiêu trước mắt là làm cho thể nguyên nhân nở nang tốt đẹp và quân bình. Vì thế, khi vị Huấn sư minh triết sống trong nhân loại và chính Ngài hướng dẫn tham thiền, thì những sự dị biệt về chủng tộc sẽ được cân nhắc và những nhược điểm cố hữu của các giống dân sẽ được bù đắp chứ không tăng cường. Những tác dụng làm cân bằng của tham thiền huyền môn sẽ loại trừ sự phát triển thái quá và thành quả không cân đối.

In this way, certain disasters will be avoided and certain troubles obviated that are now found in a more or less degree in every occult group.

It is generally recognised that each race has for its predominant feature some one outstanding quality of the emotional body. This is the general rule. In contrasting the Italian and the Teutonic racial differences, those differences are summed up in our minds in terms of the emotional body. We think of the Italian as fiery, romantic, unstable and brilliant; we think of the Teuton as phlegmatic, matter-of-fact, sentimental and stolidly, logically clever. It will, therefore, be apparent to you that these different temperaments carry with them their own dangers, and that in the unwise pursuit of unsuitable meditations, virtues could be emphasised till they approximated vices, temperamental weaknesses could be intensified till they became menaces, and consequently [111] lack of balance would result instead of that attainment of equilibrium and that fine rounding out of the causal body which is one of the aims in view. When, therefore, the wise Teacher moves among men and Himself apportions meditation, these racial differences will be weighed and their inherent defects will be offset and not intensified. Over-development and disproportionate attainment will be obviated by the equalising effects of occult meditation.

 

Trong cơ bản, cách hành thiền hiện nay và trong thời kỳ Atlantis có khác nhau. Trong căn chủng thứ tư có một cố gắng để giúp đạt được dễ dàng từ cõi cảm dục đến cõi trực giác, xuyên qua cõi phụ nguyên tử mà không qua cõi trí. Đó là con đường của tình cảm và có hiệu quả rõ rệt trong thể cảm dục. Cố gắng này bắt đầu từ thể cảm dục đi lên, chứ không như hiện nay chúng ta đang làm việc bằng thể trí và dùng nó để chế ngự hai thể thấp hơn. Trong căn chủng Aryan, đang có cố gắng tạo cầu nối liền Chân nhân và hạ thể và bằng cách tập trung tâm thức vào hạ trí rồi đến thể nguyên nhân để giao tiếp với Chân nhân, cho đến khi dòng thần lực từ Chân nhân tuôn xuống liên tục. Hiện nay, hầu hết các môn sinh tiến hóa đều thỉnh thoảng cảm thấy có những tia sáng khai ngộ chợt lóe lên, nhưng sau này họ sẽ cảm được ánh sáng rạng chiếu liên tục. Cả hai phương pháp đều có những nguy hiểm riêng. Trong thời đại Atlantis, tham thiền có khuynh hướng kích thích tình cảm thái quá, và dù người ta đạt được những đỉnh cao, họ cũng rơi xuống những vực sâu. Ma thuật tình dục (sex magic) đã đến mức hoành hành không thể tưởng tượng nỗi. Luân xa tùng thái dương thường quá sinh động, các tam giác không được theo đúng, và các luân xa thấp bị phản ứng của lửa đưa đến những kết quả đau thương.

Meditation as followed now and as followed in Atlantean days differs fundamentally. In the fourth root race an effort was made to facilitate attainment via the atomic subplane, from the emotional plane to the intuitional, to the practical exclusion of the mental. It followed the line of the emotions and had a definite effect on the emotional body. It worked upwards from the emotional instead of, as now, working on mental levels and from those levels making the effort to control the two lower. In the Aryan root-race, the attempt is being made to bridge the gap between the higher and the lower and, by centering the consciousness in the lower mind and later in the causal, to tap the higher until the downflow from that higher will be continuous. With most of the advanced students at present all that is felt is occasional rushes of illumination, but later will be felt a steady irradiation. Both methods carry their own dangers. In Atlantean days, meditation tended to overstimulation of the emotions and although men touched great heights, yet they also touched great depths. Sex magic was unbelievably rampant. The solar plexus was apt to be over vivified, the triangles were not correctly followed, and the lower centres were caught in the reaction of the fire with dire results.

 

Những nguy hiểm hiện nay lại khác. Sự phát triển thể trí  [112] khiến nó bị những mối nguy ích kỷ, kiêu căng, và mù quáng quên mất Chân nhân, là điều mà phương pháp hiện nay đang nhằm lập lại thăng bằng. Nếu trong thời kỳ Atlantis, các cao thủ hắc đạo đã đạt được những quyền năng lớn, thì hiện nay họ còn nguy hiểm hơn nhiều. Phạm vi hoạt động của họ còn lan rộng hơn trước. Vì thế mà có sự chú trọng vào công tác phụng sự, vào việc giữ vững thể trí là điều cần yếu cho người nào muốn tiến bộ và muốn trở nên một thành viên của Quang minh Chánh đạo.

The dangers now are different. The development of [112] mind carries with it the dangers of selfishness, of pride, of blind forgetfulness of the higher that it is the aim of the present method to offset. If the adepts of the dark path attained great powers in Atlantean days they are still more dangerous now. Their control is much more widespread. Hence the emphasis laid on service, and on the steadying of the mind as an essential in the man who seeks to progress and to become a member of the Brotherhood of Light.

 

Vấn đề mà hôm nay tôi muốn truyền đạt đôi phần thật rất quan trọng đối với tất cả các môn đệ có nhiệt tâm. Đối với nhân loại đang tiến hóa thì người phương Đông cũng như trái tim trong cơ thể con người. Đó là nguồn của ánh sáng, của sự sống, nhiệt lực và sinh lực. Người phương Tây đối với nhân loại cũng như bộ não hay hoạt động trí tuệ đối với xác thân,—đó là yếu tố tổ chức chỉ đạo, khí cụ của hạ trí, là kho tích lũy các sự kiện. Sự dị biệt trong toàn cả “bản tính” của người phương Đông và của người Âu hay Mỹ thật quá lớn và ai ai cũng đều biết rõ nên có lẽ tôi khỏi phải nói đến nữa.

The matter I now seek to give some instruction upon is one of very real importance to all earnest students at this time. The orient is to the evolving race of men what the heart is to the human body; it is the source of light, of life, of heat, and of vitality. The occident is to the race what the brain or mental activity is to the body,—the directing organising factor, the instrument of the lower mind, the accumulator of facts. The difference in the entire, “make-up” (as you term it) of the oriental and of the European or American is so great and so well recognised that it is mayhap needless for me to dwell upon it.

Người Đông phương thiên về triết lý, bản tính mơ mộng, qua nhiều thế kỷ đã được tập suy tư trừu tượng, thích những biện chứng khó hiểu, tính tình yếu đuối và thái độ chậm chạp. Qua nhiều thời đại suy tưởng siêu hình, sống chay lạt, tính trì trệ, thích bảo thủ những hình thức và qui luật sống nghiêm khắc, đã tạo nên mẫu người trái ngược hẳn với người anh em phương Tây.

The oriental is philosophical, naturally dreamy, trained through centuries to think in abstract terms, fond of obstruse dialectics, temperamentally lethargic, and climatically slow. Ages of metaphysical thinking, of vegetarian living, of climatic inertia and of a rigid adherence to forms and to the strictest rules of living have produced a product the exact opposite of his occidental brother.

Người phương Tây thích thực tế, làm việc có hệ thống, năng động, hành động mau lẹ, lệ thuộc sự tổ chức (vốn là một hình thức khác của nghi lễ), được thúc đẩy bằng trí tuệ rất cụ thể, thích thu đạt, ưa chỉ trích, làm tận lực khi công việc trôi chảy mau lẹ, và dùng lý trí quyết định nhanh chóng khi cần thiết. Họ không thích những tư tưởng trừu tượng nhưng biết đánh giá khi hiểu được và khi họ có thể làm những tư tưởng [113] đó thành hiện thực ở cõi trần. Họ dùng luân xa đầu nhiều hơn luân xa tim, và luân xa cổ họng của họ thường được sinh động. Người Đông phương thì dùng luân xa tim nhiều hơn luân xa đầu và tất nhiên là dùng trung tâm ở đầu tương ứng với luân xa tim. Luân xa ở đáy xương sọ, đầu cột sống hoạt động mạnh mẽ hơn luân xa cổ họng.

The occidental is practical, businesslike, dynamic, quick in action, a slave to organization (which is after all but another form of ceremonial), actuated by a very concrete mind, acquisitive, critical, and at his best when affairs move quickly and rapid mental decision is required. He detests abstract thought yet appreciates it when apprehended, and when he can make those thoughts [113] facts on the physical plane. He uses his head more than his heart centre, and his throat centre is apt to be vitalised. The oriental uses his heart centre more than the head and necessarily the corresponding head centres. The centre at the top of the spine at the base of the skull functions more actively than the throat.

Người Đông phương tiến hóa bằng cách thu tâm thức vào luân xa đầu, qua cố gắng tham thiền tích cực. Đó là luân xa y phải chế ngự. Y học hỏi bằng cách dùng các câu thần chú một cách khôn ngoan, bằng cách sống ẩn dật và tham thiền theo những phương thức đặc biệt, mỗi ngày nhiều giờ trong thời gian dài.

Người Tây phương trước hết phải nhằm rút tâm thức vào luân xa tim, vì họ đã dùng luân xa đầu quá nhiều. Họ thường sử dụng các hình thức tập thể thay vì các chú nguyện dùng riêng cho cá nhân. Họ không thường làm việc trong đơn độc như người anh em phương Đông mà phải tập trung tâm thức ngay cả trong sự náo nhiệt và quay cuồng của cuộc sống kinh doanh và trong những đám đông ở các đô thị lớn. Họ dùng những hình thức tập thể để đạt mục tiêu của mình, và việc đánh thức luân xa tim tự biểu lộ trong phụng sự. Vì vậy, người phương Tây phải chú trọng đến tham thiền ở luân xa tim và cuộc sống phụng sự sau đó.

The oriental progresses by the withdrawing of the centre of consciousness to the head through strenuous meditation. That is the centre that he needs to master, he learns by the wise use of mantrams, by retiring into seclusion, by isolation and by the careful following of specific forms for many hours each day for many days.

The occidental has in view the withdrawal of his consciousness to the heart at first, for already he works so much with the head centres. He works more by the use of collective forms and not individual mantrams; he does not work so much in isolation as his oriental brother, but has to find his centre of consciousness even in the noise and whirl of business life and in the throngs of great cities. He employs collective forms for the attainment of his ends, and the awakening of the heart centre shows itself in service. Hence the emphasis laid in the Occident on the heart meditation and the subsequent life of service.

Thế nên, các bạn sẽ thấy rằng khi bắt đầu làm công tác thực sự huyền môn thì phương pháp có thể khác nhau—và nhất thiết phải khác nhau—ở phương Đông và phương Tây, nhưng mục đích thì giống nhau. Chẳng hạn như chúng ta phải ghi nhớ rằng một phương pháp thiền có thể giúp cho người phương Đông phát triển, lại có thể gây nguy hiểm và tai hại cho người anh em Tây phương, hoặc nói ngược lại cũng vậy. Nhưng bao giờ mục đích cũng vẫn như nhau. Những hình thức có thể là cá nhân hay tập thể. Những câu thần chú có thể được mỗi người đọc riêng hay đọc chung cả nhóm. Người ta có thể đặc biệt chú ý khai mở những luân xa khác nhau, [114] nhưng những kết quả vẫn đồng nhất. Sự nguy hiểm sẽ xảy ra khi người phương Tây cố gắng tu tập theo những qui luật chỉ hợp với người Đông phương, như tôi đã vạch rõ nhiều lần. Các Đấng cao cả đang dùng sự minh triết của các Ngài để trừ khử mối nguy này. Mỗi giống dân một phương pháp khác nhau, mỗi dân tộc một hình thức dị biệt, nhưng cũng cùng những hướng dẫn minh triết ở nội giới, cũng cùng Phòng Minh triết vĩ đại, cũng cùng một Cửa Điểm đạo thu nhận tất cả vào bên trong thánh điện. . . .

You will see, therefore, that when the real occult work is begun, the method may differ—and will necessarily differ—in the east and in the west, but the goal will be the same. It must be borne in mind, for instance, that a meditation that would aid the development of an oriental, might bring danger and disaster to his western brother. The reverse would also be the case. But always the goal will be the same. Forms may be individual or collective, mantrams may be chanted by units or by groups, different centres may be the object of specialised attention, yet [114] the results will be identical. Danger arises when the occidental bases his endeavour on rules that suffice for the oriental, as has at times been so wisely pointed out. In the wisdom of the Great Ones this danger is being offset. Different methods for different races, diverse forms for those of various nationalities, but the same wise guides on the inner planes, the same great Hall of Wisdom, the same Gate of Initiation, admitting all into the inner sanctuary….

 

Để kết thúc vấn đề này, tôi muốn đưa ra một lời ngụ ý:— Cung Bảy (Định luật Nghi thức hay Trật tự) đang gia tăng quyền lực và cho người phương Tây những gì mà từ lâu đã là đặc quyền của người phương Đông. Cơ hội hiện nay rất lớn lao, và trên đà chế ngự của cung này có sức thúc đẩy cần thiết (nếu áp dụng đúng) sẽ đưa người Tây phương đến dưới chân Đức Chúa tể Hoàn cầu.

In concluding this subject, I seek to give a hint:—The seventh Ray of Ceremonial Law or Order (the ray now coming into power) provides for the occidental what has long been the privilege of the oriental. Great is the day of opportunity, and in the sweeping onward of this seventh force comes the needed impetus that may—if rightly grasped—drive to the Feet of the Lord of the World the dweller in the occident.

Còn tiếp…

 

1 Comments

  1. jupiter nguyen

    Câu nói ” Bạn hãy tự biết mình – Know thyself. ” là một chân lý lâu đời và không bao giờ mất đi ý nghĩa hay giá trị của nó. Tôi nghĩ rằng người tự biết mình sẽ luôn là một người khiêm tốn , và có một nhân vật đã định nghĩa rằng ” người khiêm tốn là người không tự đánh giá bản thân mình cao hơn những gì mình đang có , và người khiêm tốn cũng không đánh giá bản thân mình cao hơn vị trí mình đang đứng “. Tôi nhớ trong quyển nào đó cũng trên minhtrietmoi.org này , chân sư D.K có nói đại khái như thế này ” người phụng sự phải biết vị trí của mình ở đâu trong công tác phụng sự ” . Quả thật khiêm tốn và tự biết mình chính là sự khôn ngoan đích thật của linh hồn.

Leave Comment