Phân tích cấu trúc cung của nhà Bác học Louis Pasteur

Bài phân tích của GS Michael D. Robbins về các cung chi phối Louis Pasteur, linh hồn cung 5. Bài do Mai Oanh dịch.

 

Louis Pasteur

Louis Pasteur

Louis Pasteur, Sinh ngày 27 tháng 12 năm 1822 – Mất ngày 28 tháng 9 năm 1895

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9d/Louis_Pasteur_Signature.svg/200px-Louis_Pasteur_Signature.svg.png

Chân dung và chữ ký của Louis Pasteur

 

C:\SIRIUS20\SavedReports\LouisPasteur.PNG

Lá số Chiêm tinh của Louis Pasteur – Sinh ngày 27 tháng 12 năm 1822 – Mất ngày 28 tháng 9 năm 1895

 

Louis Pasteur là nhà hóa học và nhà vi sinh học nổi tiếng thế giới. Các đóng góp khoa học của ông vô cùng đa dạng và nằm trong số những đóng góp có giá trị lớn nhất trong lịch sử của khoa học và công nghiệp. Trong số những thành tích xuất sắc nhất của ông cần phải kể đến: việc chứng minh vi sinh vật là nguyên nhân gây lên men và bệnh tật; phát triển và sử dụng vắc-xin phòng bệnh dại, bệnh than và bệnh tả gà; Những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực hóa học lập thể; Đưa ra quá trình thanh lọc hiện nay được gọi là phương pháp tiệt trùng pasteur; và (thậm chí) cả những phát minh giúp giải cứu ngành công nghiệp bia, rượu vang và công nghiệp lụa của Pháp và nhiều nước khác.

Các cung thể hiện

C:\Users\lamkiet\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\LouisPasteur2.png

Sự hiện diện của cung năm

Không có nghi ngờ gì về việc hệ năng lượng của Pasteur chịu ảnh hưởng mạnh bởi cung 5 – Cung Kiến thức và Khoa học Cụ thể. Trên thực tế, ông thực sự là một nguyên mẫu tiêu biểu của cung năm. Từ tuổi trưởng thành, cuộc đời của ông luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải cống hiến hết mình và sáng tạo tối đa. Đó là niềm đam mê lớn nhất của ông, và qua đó, ông trở thành một ân nhân vĩ đại của nhân loại. Một số phát biểu của ông là lời chứng hùng hồn về ảnh hưởng của cung năm trong cuộc đời của ông:

Đừng bao giờ đưa ra bất kỳ sự khẳng định nào mà không thể chứng minh một cách đơn giản và chắc chắn.

Nếu bạn muốn được xếp hạng trong số các trí thức khoa học—là những trí thức duy nhất đáng quan tâm—bạn phải từ bỏ những khái niệm và lập luận đã có trước đó và giới hạn bản thân vào việc suy luận nghiêm túc từ thực tế được quan sát; Bạn phải bỏ việc suy luận từ các giả thuyết đơn thuần.

Tôi xin các quý vị quan tâm thích đáng đến những nơi linh thiêng được biết đến như những phòng thí nghiệm. Chúng ta cần phải có nhiều phòng thí nghiệm được trang bị tốt nhất có thể; vì đó là những ngôi đền của tương lai … Chính nhờ những nơi đó, con người mới trưởng thành và tiến hóa; Chính trong những nơi đó, con người mới học cách giải mã những công trình của thế giới tự nhiên, các công trình của sự tiến bộ và hòa hợp phổ quát, trong khi các tác phẩm của con người thường là thành quả và nguyên nhân của sự man rợ, cuồng tín và tàn phá.

Bất kỳ nhà khoa học nào cho phép mình bị lôi kéo bởi triển vọng ứng dụng công nghiệp nên tự động ngừng làm người phục vụ khoa học thuần túy; người đó đã xáo trộn cuộc sống và suy nghĩ của mình bởi những mối bận tâm làm tê liệt năng lực khám phá của chính mình.

Khoa học không bao giờ nên tự quan tâm đến những hệ quả triết học của các cuộc nghiên cứu.

Tôi không có lý thuyết gì—chỉ có các dữ kiện thực tế và những kết luận phù hợp với thực tế đó.

Từ những câu nói trên, chúng ta có thể đánh giá được sự tận tâm sâu sắc của Pasteur đối với khoa học. Cũng có những chỉ dẫn cho thấy ít nhiều rằng sự hiện diện của cung cung ba (cả về mặt thực tế, lý thuyết và triết học) không đóng vai trò quan trọng trong động cơ hành động của ông, bất chấp sự hiện diện của sáu hành tinh trong cung Ma Kết, một chòm sao mà Thổ tinh là chủ tinh, là hành tinh dẫn truyền chủ yếu của cung 3.

Sự hiện diện của cung bốn

Thời trẻ Pasteur tỏ ra rất ít quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài hội họa, và cho ra đời rất nhiều các tác phẩm chân dung và tranh pastel về cha mẹ và bạn bè. Các bức tranh pastel của ông được thể hiện rất tốt—sống động và thực tế. Ngay cả khi ông bước vào cuộc đời nghiên cứu khoa học, sự nhạy cảm thẩm mỹ của ông vẫn được thể hiện rõ ràng. Ông luôn bị mê hoặc bởi tinh thể học, “bị thu hút bởi các phương pháp vi tế và tinh xảo được sử dụng để nghiên cứu những cấu trúc tinh thể xinh đẹp này.”

Tuy nhiên, trong những khía cạnh khác (và đặc biệt là khi ông dấn sâu hơn vào sự nghiệp khoa học) những phẩm chất cung 4 dần bị mai một. Ông thiếu khả năng tạo ra sự hòa hợp, và đã có rất nhiều tranh cãi và bàn luận xoay quanh ông. Theo lời của M. René Vallery-Radot, “Ông thiếu nghệ thuật hoá giải một tình huống khó khăn bằng một lời nói đúng lúc, hay ngăn chặn một nguy cơ từ trong trứng nước bằng một nụ cười.” Khả năng ngăn chặn xung đột liên quan đến các khía cạnh hài hòa (cung 4A) của cung Hòa giải thông qua Xung đột. Ông cũng không có sự bất ổn cá nhân, và tâm trạng thay đổi thất thường luôn gắn liền đến khía cạnh xung đột (4B). Ông không phải là người đưa ra thỏa hiệp. Cung 4 dường như chỉ được thể hiện qua khả năng thẩm mỹ và thể hiện nghệ thuật trong giai đoạn đầu cuộc đời.

Sự hiện diện của cung Một

Pasteur thường khắc nghiệt và hay tranh cãi, đặc biệt là với các trợ lý của ông. Ông không làm cho cuộc sống của chính mình và cho những người ở bên dễ dàng, ông nghiêm khắc điều hành họ, nhưng cũng rất công bằng (Cung Ma Kết tạo ra sự nghiêm khắc, và cung mọc của ông, Thiên Bình, tạo công bằng). Một trong những trợ lý được đánh giá cao nhất của ông, Duclaux, nói, “Ông giữ khoảng cách giữa chúng tôi và những suy nghĩ của ông.” Pasteur đã duy trì cái mà dường như là một “sự im lặng của thần Olympia”, phân công nhiệm vụ “cộc lốc và không có sự giải thích chi tiết.” Pasteur không quan tâm đến những người làm việc cho ông, tạo ra một rào cản cô lập thường thấy ở những người có năng lượng cung 1. Đây không phải là kết quả của tính ích kỷ hay tự cao; Ông chỉ đơn giản là một người hết lòng theo đuổi mục đích của mình, không có thời gian cho những sự tế nhị “vô nghĩa”.

Pasteur có khả năng duy trì một lịch trình làm việc đến kiệt sức. Ông tự buộc mình quay cuồng với công việc, không tính tới những nhu cầu hay giới hạn về thể chất—thậm chí là quên ăn và uống. Ông là một người có kỷ luật rất cao. Trong bức thư gửi cho các chị em của mình, ông đã đề ra một nguyên tắc chỉ đạo về “làm việc chăm chỉ”:

Một người đã quen với nỗ lực làm việc thì sau đó không bao giờ có thể sống mà không có nó. Và công việc là nền tảng của mọi thứ trên thế giới. Kiến thức làm chúng ta cao hơn người khác. Công việc phụ thuộc vào quyết tâm; hơn nữa, nó gần như luôn luôn dẫn đến thành công. Ba điều—công việc, quyết tâm và thành công—là toàn thể của cuộc sống con người; Quyết tâm mở ra một sự nghiệp sáng chói và thịnh vượng, làm việc chăm chỉ giúp người ta vượt qua các giới hạn, và cuối cùng sẽ mang đến vương miện của thành công.

Người ta nói rằng người cung 1 sẽ “đứng đầu cho dù họ ở đâu”, và cương lĩnh của Pasteur hẳn nhiên đã cho thấy điều này. Những người quen thuộc với chiêm tinh học cũng sẽ nhận ra màu sắc đặc trưng của cung Ma Kết và Thổ Tinh thể hiện trong cương lĩnh này; Cả Ma Kết và Thổ Tinh đều dẫn truyền năng lượng cung 1 (trong số các dòng năng lượng khác).

Pasteur hết sức thẳng thắn—và thường nói chính xác những gì ông nghĩ. Sự khiêm tốn không phải là một trong những đức tính của ông; Đôi khi ông tỏ ra ngạo mạn, nhưng ông hoàn toàn không kiêu ngạo hay tự cao tự đại. Ông chỉ đơn giản biết được giá trị của mình, và thành thật mà không hề che giấu điều đó. Tuy nhiên, ông thường có vẻ ngoài khá lạnh lùng và khép kín.

Ông cũng là một người độc tài, và ông hầu như không thay đổi, chịu xuống nước trong sự áp chế mà ông dựng nên. Về mặt này, ông rất nghiêm khắc và không dung thứ cho những gì ông coi là bất phục tùng—đặc biệt là đối với những người dưới quyền và chịu sự quản lý của ông.

Louis Pasteur là một người đầy tham vọng, đôi khi nôn nóng, tràn đầy quyết tâm không để bị đánh bại bởi hoàn cảnh. Luôn hướng tới những tiến bộ trong khoa học, ông cũng là một người mong muốn vượt lên chính mình trong nghề nghiệp. Ông quyết tâm là người chiến thắng trong mọi cuộc chạm trán trong cuộc sống; ông không hề có tính kiên trì chịu đựng. Khi ném mình vào các tranh chấp khoa học (và điều này thường xuyên xảy ra), ông vừa độc đoán, vừa vô cùng hiếu chiến. Trong cuộc chiến bác bỏ giả thuyết về “sự sinh sản ngẫu nhiên” (spontaneous generation=sự tự sinh), ông đã phát động một cuộc công kích dữ dội những người ủng hộ lý thuyết này. Ông không hề kiên nhẫn với những người theo ông là duy trì quan điểm khoa học không vững vàng, và sẽ đối đầu với họ với sự tất cả dũng cảm, can trường (và khắc nghiệt) bất thường. Trên thực tế, bất cứ ai trong cộng đồng khoa học đã mâu thuẫn với ông cũng đều chịu sự phản ứng trực tiếp và gay gắt như vậy. Về sau trong cuộc đời mình, ông đã xin lỗi vì “đôi khi làm phiền sự yên bình của các Viện Hàn Lâm”, nhưng ông tự thanh minh rằng “đơn giản là tôi chỉ muốn bảo vệ Chân Lí.”

Có một điểm đáng nhắc tới nữa, và điểm này cũng rất thú vị. Các nghiên cứu của Pasteur thường liên quan đến sự phát triển của bệnh tật, suy thoái, sự phân rã, lên men và nghiên cứu các bệnh gây chết chóc (cả cho con người lẫn súc vật). Ông tập trung vào những ảnh hưởng phá hoại và dẫn tới cái chết của các vi khuẩn, và làm cách nào để chống lại chúng. Ở cấp độ vi mô, ông rất quan tâm đến sự sống và cái chết, và không có chút nguy hiểm nào trong hầu hết các nghiên cứu ông đã thực hiện. Theo một cách khác thường, những chủ đề này cho thấy sự hiện diện của cung 1.

Sự hiện diện của cung sáu

Qua các đoạn viết mô tả sự hiện diện của cung 1, người đọc có thể đã nhận thấy một số phẩm tính của cung 6. Những đặc điểm này rõ ràng hiện diện, và khá rõ nét. Cho tới giờ, chúng ta vẫn thấy hiển nhiên là cung 1 và cung 6 có nhiều tương đồng, và có thể bị nhầm lẫn ở một số điểm.

Pasteur là một người nhiệt tình, bốc lửa, với sự sùng tín không gì lay chuyển. (Những người quen thuộc với động lực của cung Mặt trời Ma Kết có thể gọi đó là “thái độ bợ đỡ” đối với những người có thẩm quyền.) Ông không chỉ trở thành một người yêu nước mà còn theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan (Sô vanh). Trong cuộc chiến Pháp-Phổ, Pasteur đã lên án toàn bộ quốc gia Đức, và bỏ qua những sai sót trong phán quyết của Napoléon III và các cố vấn của ông ta. Nhắc tới cuộc xung đột đó, ông nói:

Tôi muốn thấy Pháp chiến đấu tới người cuối cùng và phòng vệ tới cùng. Tôi muốn thấy chiến tranh kéo dài suốt cả mùa đông, nhờ đó, phía ta có thể tập hợp được lực lượng, còn những kẻ phá hoại đối mặt với chúng ta sẽ chết vì đói, rét và bệnh tật. Tất cả sự nghiệp của tôi, cho tới ngày tôi nhắm mắt, sẽ ghi khắc một câu “Hận thù đối với quân Phổ! Trả thù! Trả thù! Trả thù! “

Điều này cho thấy không chỉ chút ít dấu vết của chủ nghĩa cuồng tín phá hoại, và là một sự pha trộn của cung sáu và cung một.

Các trích đoạn từ bức thư sau đây thể hiện điều chỉ có thể được gọi là đặc tính của sự sùng bái không gì lay chuyển—đặc biệt đối với người cầm quyền:

Tôi được cha tôi nuôi dưỡng và dạy rằng phải luôn ngưỡng mộ người đàn ông vĩ đại [tức Napoleon I] và căm hận dòng họ Bourbon … Đối với ông, Hoàng đế là một người siêu phàm … Ông ấy nói đúng. Một cách tự nhiên, tôi được thừa hưởng những cảm xúc này, là một phần của nền tảng không thể thiếu của quyền lực triều đại hiện nay. Cũng chính những cảm xúc tương tự đã tạo cảm hứng cho chiến dịch bất tử năm 1814 và sự trở lại của Napoléon I từ Elba đã nhận được sự đón chào trên toàn nước Pháp…

Triều đại cai trị là không gì lay chuyển được, có rất nhiều ký ức về triều đại đó, những kỷ niệm về sự vinh quang và vĩ đại, được củng cố thêm bởi một triều đại như hiện nay đang trải rộng trước mắt chúng ta,… Sự dũng cảm như vậy là phù hợp để phụng sự một quốc gia với niềm tự hào cao cả, đặc biệt là một quốc gia như của chúng ta, được yêu mến nhất trên toàn Châu Âu, xứng đáng là quốc gia đứng lên thống trị bởi một nhân cách xuất chúng [nhấn mạnh, MDR].

Ở đây, chúng ta chắc chắn nhìn thấy cung sáu hiển lộ và gây ảnh hưởng, và có lẽ, có sự điều chỉnh trên cung Sư tử (cung dẫn truyền cung một), là cung phàm ngã của quốc gia Pháp.

Thêm một vài suy nghĩ của ông cho thấy yếu tố bốc lửa và sùng tín trong tính cách:

Tôi muốn được trẻ hơn, để cống hiến bản thân mình với sự nhiệt tình mới để nghiên cứu các bệnh mới.

Tất cả những gì tôi muốn là làm một công dân, một công nhân tận tâm cho đất nước tôi.

Sự nhiệt tình là Thiên Chúa bên trong, Đấng dẫn đến mọi điều.

Hãy chú trọng tới sự nhiệt tình của bạn, nhưng hãy để việc chứng minh chặt chẽ là bạn đồng hành của bạn.

Với những câu nói trên, Pasteur cho thấy cách thức cung 5 và cung 6 song hành cùng nhau trong cuộc đời của ông. Những lời khuyên ông đưa ra phản ánh cách sống của ông, luôn hiến mình với tất cả sự nhiệt thành cho khoa học và những ứng dụng khoa học trong thuốc chữa bệnh, nông nghiệp và công nghiệp.

Sự hiện diện của cung bảy

Dù là người tạo nên những bước đi cách mạng trong khoa học, Pasteur là một con người rất truyền thống, và nhiều khi, hạn hẹp. Sự hạn hẹp được tăng cường bởi cung 5 và cung 6, nhưng chắc chắn rằng cung 7 mới là nguyên nhân chính, bởi vì nó tạo ra một mẫu người hài lòng với những chuẩn mực đã có. Pasteur, trong nhiều khía cạnh, là một người tuân thủ tuyệt đối, và sự khuôn mẫu của ông đã được phản ánh trong quan điểm chính trị, xã hội, yêu nước và tôn giáo của ông. Ông cố gắng trở thành một công chức, một công dân mẫu mực và người đứng đầu một gia đình—một người được kính trọng với một tính cách điển hình. Ông hầu như tôn thờ những trật tự đã được thiết lập, và nghiêm cẩn bảo vệ chúng. Ngay cả một nhà viết tiểu sử rất ủng hộ ông cũng kết luận rằng “Pasteur là một người bảo thủ thuộc tuýp những người khó được khai sáng nhất … một người cứng nhắc với xu hướng cơ hội.” Qua tính cách dữ dội hơn và không thoả hiệp của Ông, chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của những cung khác ngoài cung bảy, nhưng sự ủng hộ không lay chuyển những gì “đã được thiết lập” chắc chắn là phẩm chất cung 7 (cụ thể hơn, là khía cạnh bảo thủ [7A] của cung bảy). Thêm vào đó, những đặc điểm này là sự phản chiếu của hiện tượng “tụ tinh” (stellium) vô cùng đặc biệt của sáu hành tinh trong cung Ma Kết, một cung Hoàng Đạo, tạo ra sự cứng nhắc và rập khuôn nhiều hơn bất cứ cung nào khác. Hơn nữa, tại thời điểm này Ma Kết là chòm sao dẫn truyền chủ yếu của cung bảy.

Từ khi còn nhỏ, Pasteur đã là một người phác họa xuất sắc. Năng lực này thể hiện trong các bản vẽ của ông; Ông có một tài năng nổi bật trong việc tạo ra các hình thểhiện thực, thể hiện chúng có độ rõ nét và chính xác rất cao. Cũng thú vị là ông đã bị mê hoặc bởi cấu trúc tinh thể, và những nghiên cứu và khám phá khoa học đầu tiên của ông là trong lĩnh vực tinh thể học. Tinh thể và sự hình thành tinh thể (như mọi người đều biết biết) có liên quan mật thiết đến cung bảy của trật tự—cung của sự “sắp đặt chính xác”.

Trong tất cả các nghiên cứu khoa học của mình, Pasteur cực kỳ cẩn trọng, mọi diễn trình thực nghiệm đều được thực hiện thành các giai đoạn liên tiếp và theo trật tự. Đây là một phần đặc tính cung năm, nhưng sự hiện diện của cung bảy chắc chắn là có ảnh hưởng. Về mặt phương pháp và thủ tục, cung 5 và cung 7 có nhiều điểm tương đồng.

Biểu đồ cung đề xuất

5

V 1 6 L: 4

7

Diễn giải

Gần như không có nghi ngờ gì rằng Pasteur có linh hồn cung năm. Khoa học là niềm đam mê lớn lao của ông, và là lĩnh vực mà ông đã đóng góp lớn nhất cho lợi ích của nhân loại. Đó là công việc của toàn bộ trái tim và nguồn nhiệt thành nơi ông. Một con người tiến hóa cao đạt được những thành tựu được công nhận thường được biết đến với phẩm chất linh hồn của anh ta, và tất cả các phẩm chất khác, cho dù cũng quan trọng trong cuộc sống, chỉ là thứ yếu.

Pasteur tuyệt đối giống hình mẫu cung năm mà chân sư Tây Tạng đã mô tả trong phần “Các phương pháp phân biệt của Công việc Phụng Sự theo Cung” trong Tâm lý học nội môn, Quyển. II, tr.143:

Những người phụng sự trên cung này nhanh chóng nổi bật. Họ là những người nghiên cứu các hình thể để tìm ra ý tưởng ẩn chứa trong đó, sức mạnh thúc đẩy của nó, và vì mục đích này họ làm việc với các ý tưởng, chứng minh chúng đúng hay sai. Họ tập hợp vào hàng ngũ của mình những người có phàm ngã trên cung này và đào tạo họ về nghệ thuật nghiên cứu khoa học …

Mô tả này này hoàn toàn phù hợp với Pasteur – trên hết là một nhà khoa học.

Khi chúng ta tiếp cận đến lĩnh vực phàm ngã hình ảnh trở nên kém rõ ràng hơn. Có vẻ như có nhiều lựa chọn hợp lý cho cung phàm ngã. Trước hết, chúng ta hãy loại trừ cung 4—một cung gần như chắc chắn là “cung di sản’. Năng lực nghệ thuật mạnh mẽ của ông, thể hiện qua các bức vẽ, tranh sơn dầu, màu nước, chỉ thể hiện khi còn trẻ, và kết thúc trước khi ông bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc. Dường như phẩm tính cung 4 đã được đưa vào cuộc đời ông bởi những động lực từ trong quá khứ, và nhanh chóng biến mất khi mục đích của linh hồn thực sự thu giữ ông. Phong cách thường xuyên nghiêm khắc và cộc cằn, khép kín, vững vàng và kiên trì của ông, chắc chắn không giống với tính cách cung 4 sống động, hay dao động và không ổn định. Chúng ta nhớ rằng Pasteur không có năng lực hòa giải; Ông không quen với sự thỏa hiệp, và ông chắc chắn không quan tâm đến sự hoà giải với đối thủ của ông (tất cả tính chất này đều là đặc tính nổi bật của cung 4). Dù vậy, thật thú vị, vì Thiên Bình (cung của hòa bình và sự cân bằng) là cung mọc của ông, ông trở nên dễ chịu hơn khi về già, và xin lỗi vì những rối ren ông đã gây ra. Có thể nói, chỉ trong nhiệt tình chiến đấu của mình, ông mới có nét giống với tính cách của cung 4 (ở khía cạnh 4B), nhưng một lần nữa, ông quá cứng nhắc, có chừng mực, ổn định, và có kỷ luật so với người cung 4. Hơn nữa, ông chỉ đấu tranh dựa trên nguyên tắc, và để bảo vệ chân lý khoa học, chứ không chỉ đơn thuần là vì tình yêu và sự phấn khích với các xung đột, điều này thường xảy ra với những người bị ảnh hưởng bởi khía cạnh kịch tính (4B) của cung 4.

Các cung khác mà chúng ta có thể xem xét nghiêm túc về ảnh hưởng của chúng đến phàm ngã là cung sáu, cung bảy và cung một. Không nghi ngờ gì là Pasteur luôn tràn đầy nhiệt thành và cống hiến trong khoa học—một người nhiệt tình nghiên cứu. Ông cũng là người có quan điểm sô vanh cực đoan và hạn hẹp Đây chắc chắn là phẩm tính cung sáu, và Pasteur chịu ảnh hưởng đầy đủ của năng lượng cung 6, nhưng nó có ở mức độ phàm ngã hay không?

Mặc dù ông là một tín đồ tôn giáo nhưng ông chắc chắn không phải là người sùng tín hay cực đoan. Hơn nữa, ông có ý thức mạnh mẽ về chính mình; Ông biết giá trị của bản thân. Tính cách tập trung cao độ của ông không sùng bái bất kỳ cá nhân “tiêu biểu” nào mà ông cố gắng bắt chước. Ông mang trong mình ý thức mạnh mẽ về quyền lực cá nhân và không “dễ dàng từ bỏ” cho người khác trong quá trình cống hiến. Quan trọng hơn, ông có xu hướng cô lập và tách rời (đặc biệt là trong lúc làm việc); cung sáu ở mức độ phàm ngã sẽ tạo ra sự gắn kết và một cá tính vô cùng sôi nổi. Trên thực tế tính cách của ông khá nghiêm túc và xa cách. Thay vì khích lệ và cố gắng khơi dậy sự nhiệt tình trong đồng sự cấp dưới của mình, ông thống trị và ép họ vào khuôn phép. Pasteur cũng là một người “vô cùng thực tế”. Thông thường khi cung 6 lí tưởng ảnh hưởng đến phàm ngã một cá nhân, người đó sẽ có cách tiếp cận cuộc sống xa rời thực tế, hoặc ít nhất, cách tiếp cận đó gây xung đột với những khía cạnh thực tế hơn của bản chất. Với Pasteur thì không có xung đột nào như vậy, ông vững vàng đứng trên cõi trần gian– một đặc điểm khó có thể nói thuộc phẩm tính cung sáu. Hơn nữa ông là người có kỷ luật tuyệt vời và tự chủ, luôn tiến hành các thí nghiệm của mình theo phương pháp đo lường và tính toán cẩn thận.

Cung sáu trên cấp độ phàm ngã sẽ tạo ra con người khó kiềm chế được cảm xúc mãnh liệt và thường mất tự chủ. Dĩ nhiên, Pasteur tự cuốn mình vào công việc và quên đi hết thảy khi theo đuổi các mục tiêu khoa học của mình, nhưng cung 1 cũng có thể tạo ra được hiệu ứng này—và đặc biệt là khi nó gắn liền với cung 6 (như có thể trong trường hợp của Pasteur). Vì vậy, trong khi cung sáu có hiện diện, gây ảnh hưởng và tạo động lực, có những lý do mạnh mẽ để kết luận rằng đó không phải là cung phàm ngã.

Cung bảy cũng có thể là cung phàm ngã. Ngoài lĩnh vực khoa học, Pasteur là một người đàn ông truyền thống nhất, và sự tôn trọng của ông đối với trật tự đã được thiết lập là không thay đổi. Đây là những phẩm chất liên hệ mạnh mẽ với ảnh hưởng rõ rệt của cung bảy. Tuy nhiên, ông là một người có tính chiến đấu cao và ông thiếu sự khéo léo và khả năng ngoại giao trong cách cư xử—hai phẩm chất mà phàm ngã cung bảy thể hiện rất mạnh. Hơn nữa, phàm ngã cung bảy (trong các cuộc chiến) không đấu tranh hung hăng hay mạnh mẽ—họ thường chiến đấu trong hệ thống, sử dụng hệ thống để đạt được kết quả cuối cùng. Họ thường sử dụng những gì mà nhà tâm lý học huyền môn, Roberto Assagioli đã gọi là “ý chí khéo léo” thay vì dựa chủ yếu vào “ý chí mạnh mẽ” – như nhiều người tính cách cung 1 có xu hướng thực hiện. Pasteur dựa vào ý chí mạnh mẽ; Ông mạnh mẽ đối mặt với những phản ứng từ những người đối lập, và ông vạch ra rõ ràng, thậm chí thẳng thừng chỉ trích phe đối lập.

Từ quan điểm phàm ngã, ông khắc nghiệt hơn là tinh tế, khéo léo và bóng bẩy (như tính cách thông thường của phàm ngã cung bảy). Hơn nữa, phàm ngã cung bảy là một kiểu mẫu của sự tiết chế. Người đó cũng yêu thích công việc, nhưng tôn trọng nhịp điệu và chu kỳ; nói ngắn gọn, y biết khi nào nên làm việc và khi nào nên nghỉ ngơi. Y không tự cuốn mình đi một cách không thương tiếc. Pasteur không thể ngừng làm việc; ông làm việc quá sức không ngừng nghỉ , và đó có lẽ là lý do gây nên đột quỵ và liệt chi năm ông bốn mươi sáu tuổi. Rất nhiều lần, trong suốt nửa sau của cuộc đời, ông đã dùng ý chí mãnh mẽ nhất tự buộc mình phải tiến lên. Sự quyết tâm của ông đã không để ông đầu hàng bệnh tật hay chấp nhận hoàn cảnh. Vì vậy, trong khi cung bảy chắc chắn là một yếu tố mạnh mẽ trong cấu trúc cung của ông, nó có vẻ không phải là đặc trưng nhân cách của ông như một tổng thể. Nhiều khả năng hơn, đó là kết quả ảnh hưởng sâu sắc của cung Ma Kết, và, có lẽ, là cung điều khiển bản chất thể xác – dĩ thái.

Sau khi đã loại trừ các cung sáu và cung bảy, chúng ta còn lại cung 1, có lẽ là cung phàm ngã của ông. Nhiều đặc điểm cung 1 trong nét tính cách của Pasteur đã được thảo luận. Cung này minh hoạ rõ nét cho cho sự ngoan cường dũng cảm mà ông luôn thể hiện trong cuộc đời. Tuy nhiên, nó nên được xem như là một cung nhánh của linh hồn cung năm. Pasteur là một nhà cách mạng trong lĩnh vực vi sinh học. Ông là một chiến binh. Trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh hiểm nghèo, và những quan niệm sai lầm chết người, ông cần năng lực và sức mạnh to lớn để đề xướng và bảo vệ những luận điểm mới mẻ đầy khiêu khích của mình. Cung 1, được coi là phương tiện biểu hiện chính yếu của cung năm, đã cho ông sức mạnh này.

Khi chúng ta xem xét cung trí tuệ, cung năm dường như là sự lựa chọn hợp lý nhất. Lựa chọn này cho thấy khả năng rằng cả cung linh hồn và trí tuệ của Pasteur đều là cung 5 – cung Kiến thức và Khoa học Cụ thể. Mặc dù trí tuệ thường không cùng cung linh hồn (xem Ảo cảm: Một vấn đề khó khăn của thế giới, trang 58), ngay cả trong số các đệ tử đang được huấn luyện của Chân sư Tây Tạng (DK), hai cung này đôi khi cũng trùng nhau. Thể trí của Pasteur quá chính xác để có thể coi là có tính chất cung 4 và quá thực tế và phi triết học để có thể coi là cung ba. Cung 1 có thể là một khả năng, ngoại trừ một điều là thể trí cung 1 không có xu hướng đắm mình trong công việc nghiên cứu chi tiết. Thay vì nghi vấn và nghiên cứu, thể trí cung 1 có xu hướng tin tưởng chắc chắn vào các quan điểm của mình – nhiều khi võ đoán. Thể trí của Pasteur luôn tò mò, đặt câu hỏi, tìm kiếm từng chi tiết, và luôn sẵn sàng thay đổi quan điểm ​​khi bằng chứng cho thấy cần thiết phải làm vậy. Phàm ngã cung 1 mạnh mẽ của ông thấm sâu trong từng thể của phàm ngã—bao gồm cả thể trí—và điều này có xu hướng làm cho phản ứng tinh thần trở nên mạnh mẽ và thể trí trở nên quyết đoán. Vấn đề cung “trùng cung” phải luôn luôn được ghi nhớ trong đánh giá cung. Tuy nhiên, khá hợp lý khi cho rằng trong trường hợp của Pasteur linh hồn và thể trí đã có chỉnh hợp mạnh mẽ và gần gũi; Sự thôi thúc của Linh hồn nhằm khám phá những bí ẩn của tự nhiên tự thể hiện qua hạ trí cụ thể phù hợp tối đa với nhiệm vụ đó.

Thể cảm xúc của Pasteur rõ ràng là cung sáu. Sự nhiệt tình và niềm đam mê khoa học của ông luôn luôn rõ nét. Ông bốc đồng, tự ném mình vào cuộc chiến, cháy hết mình cống hiến cho chân lý khoa học. Việc nghiên cứu kỹ lưỡngnhiều mô tả của chân sư D.K về thể cảm xúc cung sáu. (đặc biệt là trong trường hợp của các đệ tử—và Pasteur chắc chắn là một đệ tử cấp cao) cho thấy một thể như vậy có thể có sức mạnh và có ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào. Nếu việc phân tích cung này là hợp lý, thì thể cảm xúc sẽ là thể duy nhất mà qua đó năng lượng của dòng cung 2-4-6 tiếp cận với hệ năng lượng của ông. Đây là một trong bảy trường hợp trong số các đệ tử của Chân sư D.K. , mà thông qua thể cảm xúc có thể tạo ra đối trọng tương xứng với dòng năng lượng 1-3-5-7. Pasteur chắc chắn là người giàu cảm xúc—”bốc lửa” hơn là “êm dịu”—và sự dâng hiến của ông dễ dàng được khơi dậy.

Thể xác và não bộ của Pasteur dường như thuộc cung bảy. Một số bức ảnh và phác hoạ về ông khi còn trẻ đã cho thấy hình ảnh cơ thể cung bảy. Ý thức mạnh mẽ về hình thể của bản thân, như được phản ánh qua những bức ký họa xuất sắc của Pasteur, cũng gợi ý về cung bảy. Trong giai đoạn đầu của cuộc đời, cung dĩ thái, (và dĩ nhiên, cả thể cảm dục) cũng như cung tiền kiếp hiện diện khá rõ ràng. Người ta có thể thấy một ‘di sản’ cung 4 kết hợp với thể xác và não bộ cung bảy (và Mặt trăng trong cung Song tử—Cung góp phần vào sự khéo léo và khả năng hội họa) tạo nên xu hướng nghệ thuật trong những năm tuổi trẻ của cuộc đời ông.

Trong một số bức ảnh của Pasteur, người ta có thể thấy một số đặc điểm mô tả (giả định) cơ thể cung 5. Đó là sự rắn rỏi, chắc nịch trông giống như một “nhà tài phiệt” bí hiểm. Không thể nói được liệu cung 5 có gây ảnh hưởng tới đặc điểm thể xác đến mức nào (ví dụ như một cung nhánh), nhưng chân sư Tây Tạng nói rằng cung linh hồn sẽ để lại dấu ấn vật lý của nó. Một số đặc điểm bất thường trong diện mạo của Pasteur cũng có thể là do hiện tượng tụ tinh ở cung Ma Kết.

Tóm lại, Louis Pasteur, dường như đã hoàn thành nhiệm vụ của linh hồn mình. Sự nghiệp của ông bắt nguồn từ Ashram (Đạo viện) cung năm, và theo dòng năng lượng đó, những đóng góp của ông là phi thường. Biểu đồ cung của ông cho thấy sự tương phản lớn giữa một thể trí cách mạng và tự do, và thể phàm ngã cứng rắn và kiên quyết. Tuy nhiên, những khiếm khuyết phàm ngã của ông dễ dàng được vượt qua nhờ có sức mạnh của nhiệm vụ khoa học mà ông gánh vác, và ông đã sử dụng sức mạnh của cung 1, sự nhiệt tình cung sáu và sự ổn định tuyệt đối của cung bảy để củng cố mục đích của linh hồn mình. Từ quan điểm cung năm, cuộc đời của ông có thể được xem như một ví dụ về việc hoà nhập với linh hồn, và về cuối cuộc đời, trong ông, tình yêu thương rộng lớn và hướng tới toàn nhân loại (thường hiếm xuất hiện ở cung năm) đã hiển lộ vô cùng đẹp đẽ.

Ghi chú: Nguồn trích dẫn về Louis Pasteur lấy từ cuốn Louis Pasteur: Con người và các lý thuyết của ông, tác giả Hilaire Cuny, bản dịch của Patrick Evans, Nhà xuất bản Camelot Press Ltd., London and Southampton, Copyright 1963; và Bách Khoa toàn thư Encyclopedia, ấn bản thứ 15.

Leave Comment