Sự Chết (Phần 4) – Kinh nghiệm Devachan

Đây là phần thứ tư trong loạt bài nói về cái chết theo giáo lý của đức DK. Trong phần này, Ngài nói về giai đoạn sau khi con người rủ bỏ thể cảm xúc và sống trong thể trí (mental body). Ngài cũng tóm tắt lại các cách bỏ thể cảm xúc tuỳ thuộc vào trình độ tiến hoá của con người. Ngài cũng sửa sai một số quan niệm sai lầm về tâm thức Devachan. Devachan là từ Tây Tạng bao gồm Deva=Thần, Thiên thần, và chancõi giới. Devachan là cõi giới của chư thiên, là Cực lạc quốc của Phật giáo. Sách vở Thông Thiên học của Ông C.W. Leadbeater và một số vị khác cho rằng thời gian Linh hồn ở trong cõi Devachan tuỳ thuộc vào mức tiến hoá của Linh hồn. Linh hồn càng tiến hoá thì càng ở trong đó càng lâu, và ngược lại, người kém tiến hoá thì thời gian trong Devachan càng ngắn. Ngài nói không đúng như thế và giải thích cho ta hiểu tại sao. Ngài nói rằng người tiến hoá cao, đã phát triển trí tuệ thì tiến trình “review” trong cõi Devachan được thực hiện ngay khi còn sống, do đó họ không cần thiết ở lâu trong đó. Do vậy “đối với đa số những người này kinh nghiệm “devachan” đương nhiên sẽ ngắn hơn so với trường hợp thiểu số những người sống thiên về cảm xúc, bởi vì kỹ thuật review và nhận biết các ý nghĩa của kinh nghiệm của cõi Devachan đang dần kiểm soát con người trên cõi trần, khiến y hiểu tầm quan trọng của ý nghĩa và học hỏi thường xuyên qua kinh nghiệm khi còn sống”. Bạn cũng lưu ý sách của Ông C.W. Leadbeater thường có một số chi tiết nghịch hẳn với những gì mà đức DK mô tả, như khi ông mô tả vị trí của các luân xa.

Nhưng đối với người còn sơ khai, kém tiến hoá, họ gần như chưa có thể trí, do đó có thể nói là họ không có kinh nghiệm Devachan. Riêng đối với các điểm đạo đồ và đệ tử Chân sư họ không nhất thiết trải qua kinh nghiệm Devachan mà có thể tái sinh ngay lập tức để làm công việc của Ashram. Trong các bài tiếp theo, chúng tôi sẽ điểm qua một số giáo lỳ Thông Thiên học có liên quan để so sánh.

Kinh Nghiệm Devachan – The Devachan Experience

Tôi muốn nêu ra rằng việc thực hiện một cách có ý thức thuật loại bỏ, cũng như việc hiểu biết tiến trình và mục đích của nó, chính thực cấu thành trạng thái tâm thức mà các nhà Thông Thiên Học chính thống gọi là devachan. Đã có rất nhiều nhầm lẫn về kinh nghiệm này. Ý tưởng thông thường là sau quá trình loại bỏ thể cảm xúc và thể trí, con người bước vào một loại trạng thái mơ màng (dream state), trong đó y trải nghiệm lại và xem xét các biến cố đã qua dưới ánh sáng của tương lai, và trải qua một thời kỳ yên nghỉ, một loại tiến trình tiêu hóa (digestive process) chuẩn bị cho kiếp tái sinh mới. Ý tưởng có phần sai lạc này xuất hiện vì cách trình bày chân lý của các nhà Thông Thiên học vẫn còn bị chi phối bởi khái niệm thời gian.

I would also point out that this conscious undertaking of the art of elimination, and this awareness of process and purpose, in reality constitute the state of consciousness which has been called devachan by the orthodox theosophist. There has been a great deal of misunderstanding of this experience. The general idea has been that, after the process of ridding himself of the astral and mental bodies, the man enters into a sort of dream state wherein he reexperiences and reconsiders past events in the light of the future and undergoes a sort of rest period, a kind of digestive process, in preparation for the undertaking of renewed birth. This somewhat erroneous idea has arisen because the concept of time still governs theosophical presentations of truth.

Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rằng khi tách khỏi kinh nghiệm trần gian thì khái niệm thời gian không còn nữa thì toàn bộ ý niệm về devachan sẽ sáng tỏ. Từ khi tách khỏi xác thân và thể dĩ thái hoàn toàn, và khi tiến trình loại bỏ xảy ra, con người ý thức được quá khứ và hiện tại;khi quá trình loại bỏ hoàn tất và thời điểm tiếp xúc với linh hồn bắt đầu, thể trí đang ở trong tiến trình tan rả, con người ngay lập tức ý thức biết được tương lai, tiên đoán là một khả năng của tâm thức linh hồn (soul consciousness), và tạm thời con người chia sẻ khả năng đó. Do đó, con người thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai như một; việc nhận biết cái Hiện Tại Vĩnh Cửu dần dần được phát triển qua từng kiếp sống trong quá trình tái sinh liên tục. Điều này tạo thành một trạng thái tâm thức (vốn là đặc điểm của trạng thái bình thường của người tiến hóa) có thể được gọi là trạng thái devachan.

If, however, it is realized that time is not known apart from physical plane experience, the entire concept of devachan clarifies. From the moment of complete separation from the dense physical and etheric bodies, and as the eliminative process is undertaken, the man is aware of past and present; when elimination is complete and the hour of [497] soul contact eventuates and the manasic vehicle is in process of destruction, he becomes immediately aware of the future, for prediction is an asset of the soul consciousness and in this the man temporarily shares. Therefore, past, present and future are seen as one; the recognition of the Eternal Now is gradually developed from incarnation to incarnation and during the continuous process of rebirth. This constitutes a state of consciousness (characteristic of the normal state of the advanced man) which can be called devachanic.

Tôi không định đi sâu vào chi tiết kỹ thuật của tiến trình loại bỏ. Nhân loại ở rất nhiều trình độ tiến hoá khác nhau nằm trong ba loại mà tôi đã nêu, do đó không thể nói ngắn gọn hoặc xác định rõ rệt được. Cách loại bỏ thể cảm xúc bằng cách tiêu hao (attrition) tương đối dễ hiểu; thể cảm xúc suy mòn dần vì không có gì nuôi dưỡng nó, bởi thể xác không còn, sự lôi cuốn từ vật chất trần gian khêu gợi lòng ham muốn không còn nữa. Thể cảm xúc hiện hữu do tác động hỗ tương giữa cõi trần, vốn không phải là một nguyên khí, với nguyên khí dục vọng; và trong quá trình tái sinh, linh hồn ở trong thể trí sử dụng nguyên khí này một cách tích cực để đảo ngược sự lôi cuốn, và bấy giờ vật chất đáp ứng lại lời kêu gọi của con người lâm phàm. Sau một quá trình hao mòn lâu dài con người thiên về cảm xúc trở nên tự do bên trong thể trí còn sơ khai, và giai đoạn đời sống bán-trí-tuệ này cực ngắn, và kết thúc khi linh hồn bất ngờ “hướng con mắt vào cái đang chờ”, và bằng sức mạnh của mãnh lực được định hướng ngay lập tức tái định hướng con người cảm xúc vào con đường tái sinh xuống trần.

It is not my intention to elaborate the technique of the eliminative process. Humanity is at so many different stages—intermediate between the three already outlined—that it would be impossible to be definite or concise. Attrition is relatively easy to understand; the kamic body dies out because, there being no call from physical substance, evoking desire, there is nothing with which to feed this vehicle. The astral body comes into being through the reciprocal interplay between the physical plane, which is not a principle, and the principle of desire; in the process of taking rebirth, this principle is utilized with dynamic intent by the soul in the mental vehicle to reverse the call, and matter then responds to the call of the reincarnating man. Kamic man, after a long process of attrition, is left standing free within an embryonic mental vehicle, and this period of semi-mental life is exceedingly brief and is brought to an end by the soul who suddenly “directs his eye to the waiting one,” and by the power of that directed potency instantaneously reorients the individual kamic man to the downward path of rebirth.

Người trí cảm thực hành tiến trình rút lui và đáp ứng lại “sức kéo” của thể trí đang phát triển nhanh chóng. Việc rút lui ngày càng nhanh và tích cực cho đến khi nó đạt đến tình trạng mà người đệ tử dự bị –do tác động của việc tiếp xúc với linh hồn ngày càng tăng– phá vỡ thể trí-cảm cùng một lúc bằng một tác động của ý chí trí tuệ thực hiện bởi linh hồn. Bạn cần lưu ý rằng đối với đa số những người này kinh nghiệm “devachan” đương nhiên sẽ ngắn hơn so với trường hợp thiểu số những người sống thiên về cảm xúc, bởi vì kỹ thuật tái xem xét (review) và nhận biết các ý nghĩa của kinh nghiệm của cõi Devachan đang dần kiểm soát con người trên cõi trần, khiến y hiểu tầm quan trọng của ý nghĩa và học hỏi thường xuyên qua kinh nghiệm khi còn sống. Như thế bạn cũng sẽ nhận thấy rằng sự liên tục tâm thức đang được phát triển dần, và ý thức về con người nội tại bắt đầu thể hiện trên cõi trần, trước tiên qua trung gian bộ óc xác thịt, và kế đó độc lập với nó. Ở đây tôi đã chỉ cho bạn một ẩn dụ xác định về một đề tài sẽ nhận được quan tâm rộng rãi trong hai trăm năm nữa.

The kama-manasic man practices a process of withdrawal and responds to the “pull” of a rapidly developing mental body. This withdrawal becomes increasingly rapid and dynamic until it reaches the state where the probationary disciple—under steadily growing soul contact—shatters the kama-manasic body, as a unit, by an act of the mental will, [498] implemented by the soul. You will note that the “devachanic” experience will necessarily be briefer in connection with this majority than with the kamic minority, because the devachanic technique of review and recognition of the implications of experience is slowly controlling the man on the physical plane so that he brings the significance of meaning and learns constantly through experience whilst incarnating. Thus you will realize also that continuity of consciousness is also being slowly developed, and the awareness of the inner man begin to demonstrate on the physical plane, through the medium of the physical brain at first, and then independently of that material structure. I have here conveyed a definite hint on a subject which will receive wide attention during the next two hundred years.

Như các bạn đã thấy, người thiên về trí tuệ, hay là phàm ngã gắn kết, hoạt động theo hai cách thức phụ thuộc đương nhiên vào sự gắn kết đã đạt được. Sự gắn kết này có hai dạng:

  1. Một dạng trong đó phàm ngã gắn kết tập trung vào thể trí và đạt đến một sự hoà hợp ngày càng tăng với linh hồn.
  2. Một dạng mà người đệ tử có phàm ngã gắn kết đang nhanh chóng hoà nhập với linh hồn.

The manasic person, the integrated personality, works, as we have seen, in two ways which are necessarily dependent upon the integration achieved. This integration will be of two kinds:

  1. That of the integrated personality focused in the mind and achieving a constantly growing rapport with the soul.
  2. The disciple, whose integrated personality is now being rapidly integrated into and absorbed by the soul.

Trong giai đoạn phát triển trí tuệ và kiểm soát của tâm trí (dựa trên sự kiện tâm thức con người hiện nay tập trung và thường xuyên định tâm vào thể trí), các tiến trình phá hủy thể cảm xúc trước kia qua việc làm tiêu hao và bằng “sự phủ định mạnh mẽ” được thực hiện ngay khi con người còn lâm phàm ở cõi trần. Con người trên cõi trần không còn để dục vọng chi phối; những gì còn sót lại của thể cảm xúc giờ đây bị chế ngự bởi thể trí, con người quyết tâm một cách có ý thức thôi không cho các thôi thúc tác động nhằm thỏa mãn sự ham muốn.  Họ làm điều này hoặc bởi vì các tham vọng ích kỷ và các ý định tâm trí của phàm ngã gắn kết, hoặc do sự hứng khởi của linh hồn tác động lên thể trí tuân theo các mục tiêu của nó. Khi con người đạt đến trình độ tiến hóa này thì con người có thể phá tan các dấu vết còn sót lại cuối cùng của tất cả dục vọng bằng sự soi sáng.

In this stage of mind development and of constant mental control (based on the fact that the man’s consciousness is now definitely focused and permanently centered in the mental vehicle), the earlier processes of the destruction of the astral body through attrition and by “dynamic negation” are carried on whilst in physical incarnation. The incarnated man refuses to be ruled by desire; what is left of the illusory astral body is dominated now by the mind, and the urges towards the satisfaction of desire are refused with full and [499] conscious deliberation, either because of the selfish ambitions and mental intentions of the integrated personality, or under the inspiration of soul intention which subordinates the mind to its purposes. When this point in evolution is attained, the man can then dissolve the last remaining vestiges of all desire by means of illumination.

Trong các giai đoạn đầu của đời sống thuần trí tuệ, điều này được thực hiện nhờ sự soi sáng mà sự hiểu biết mang lại, và có quan hệ chính yếu đến với ánh sáng cố hữu của chất liệu trí tuệ. Sau này, khi linh hồn và trí tuệ hoà nhập chặt chẽ, ánh sáng linh hồn sẽ thúc đẩy và bổ sung cho tiến trình. Bấy giờ người đệ tử dùng các phương pháp huyền linh hơn, nhưng tôi không thể bàn rộng về các phương pháp này ở đây. Việc phá hủy hạ trí không còn được thực hiện bằng sức mạnh hủy diệt của chính ánh sáng, mà được đẩy nhanh thông qua một vài âm thanh, xuất phát từ cõi giới của ý chí tinh thần; người đệ tử nhận biết các âm thanh này và được phép sử dụng chúng trong dạng ngôn từ thích hợp, được truyền đạt cho y bởi một điểm đạo đồ cao cấp trong Ashram hoặc bởi chính Chân Sư, khi thời gian lâm phàm đã hết.

In the early stages of purely manasic or mental life, this is done through the illumination which knowledge brings and involves mainly the innate light of mental substance. Later, when soul and mind are establishing a close rapport, the light of the soul hastens and supplements the process. The disciple now uses more occult methods, but upon these I may not here enlarge. The destruction of the mental body is no longer brought about by the destructive power of light itself, but is hastened by means of certain sounds, emanating from the plane of the spiritual will; these are recognized by the disciple, and permission to use them in their proper word-forms is given to him by some senior initiate within the Ashram or by the Master Himself, towards the close of the cycle of incarnation.

9 Comments

  1. jupiter nguyen

    Tôi tin rằng cõi giới Devachan đích thật chính là cõi giới Không Thời Gian ( thời gian không tồn tại) . Krishnamutri gọi nó là cái vô lượng vô biên và không thể diễn tả được . Tôi cũng tin chắc rằng trạng thái tâm thức không thời gian đó hay là cõi giới tâm thức không thời gian đó là một điều có thật chứ không phải là một ảo tưởng. Chúng ta hãy chắc chắn rằng chúng ta không phải là những người điên , do đó chúng ta chỉ tìm kiếm những thứ thiệt mà thôi ( những điều có thật ).

  2. Jupiter nguyen

    Tôi nghĩ rằng cái inner man ( con người nội tại ) đó chính là cái siêu tâm thức của linh hồn . Khi mà mọi tư tưởng, mọi ảo tưởng và mọi sự vọng động của tâm thức phàm ngã tạm thời bị xoá bỏ thì ta sẽ tạm thời tiếp xúc được với cái tâm thức siêu đẳng đó và nó chính là con người thật của ta ( inner man ). Tôi nghĩ rằng khi chúng ta tiếp xúc được với cái inner man đó thì tâm thức linh hồn sẽ nghe được cái mà bà Blavatky gọi là ” tiếng nói vô thinh ” và khi tiếp xúc được với trạng thái siêu tâm thức đó thì tâm thức linh hồn sẽ hiểu được rằng quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một.

  3. Jupiter nguyen

    ” … khi con người đạt đến trình độ tiến hoá này thì con người có thể xoá tan tất cả những dục vọng còn xót lại cuối cùng bằng sự soi sáng “. Phải chăng câu nói đó của master D.K có nghĩa là đến lúc đó thì thật sự ” Ngọn Lửa Ham Muốn Đã Tắt ” , vậy thì điều gì sẽ xảy ra sau đó ??? . Krishnamutri nói rằng ” dù sao khi điều đó xảy ra thì không phải là mất đi mà thật sự con người đã tìm thấy … ” . Krishnamutri cũng nói rằng ” giá trị của nó chính là giá trị của Cái Chưa Biết ” .

  4. conghk

    Hay bác Jupiter ạ, em mới có một chút cảm thụ về tâm linh. Đọc qua các sách tâm linh, học Kinh Dịch, bói Kinh Dịch và tự ngẫm trong thế giới này ẩn tàng bao điều mình chưa biết, chưa hiểu. Mình còn bị cám dỗ về vật chất, dục vọng nhiều và càng ham muốn thì càng đau khổ. Cảm ơn các bác đã xây dựng trang web này để mọi người thêm mở mang kiến thức.

  5. Jupiter Nguyen

    Chào bạn conghk, hay cho câu bình luận của bạn :

    ” Càng ham muốn thì càng đau khổ ” .

    . Tôi nghĩ rằng câu nói đó đúng nhưng chưa đầy đủ, bởi vì càng ham muốn thì càng đau khổ nhưng đồng thời càng ham muốn thì càng sung sướng , do đó bạn sẽ có cả hai hoặc mất cả hai.

    . Bởi vì như Krishnamutri đã nói ” Càng thèm thì càng sướng ” , và tôi nghĩ câu nói đó đúng 100 %.
    . Lấy một ví dụ đơn giản như bạn thích ăn một món ăn nào đó nhưng vì lý do nào đó khiến bạn phải ngừng ăn nó một thời gian thì khi ăn trở lại bạn sẽ thấy nó rất ngon vì bạn đã thèm khát nó trong một thời gian dài.

    . Do đó về tình cảm, về dục vọng , về tình dục hay bất cứ thứ gì khác dù là người hay vật nếu mà ta càng thèm khát bao nhiêu thì ta lại càng sung sướng bấy nhiêu khi ta được thỏa mãn nó hay có được nó và khi nó ra đi thì ta lại càng đau khổ bấy nhiêu. Lý đó của điều đó là bởi vì hạnh phúc và đau khổ hay khoái lạc và sự đau đớn là các cặp đối lập và chúng luôn có khuynh hướng lập lại trật tự của chúng tức là trạng thái cân bằng . Đó là suy nghĩ và sự cảm nhận của tôi.

    • Duy Sáng

      Gửi các bác tham khảo đoạn tài liệu này:

      “Ham muốn mạnh mẽ đời sống hữu tình là bám chấp (attachment). Điều này cố hữu trong mọi hình thể, có tính tự tồn, và ngay cả người rất khôn ngoan vẫn còn cảm biết nó” (Sutra 2:9). Đời sống là tất cả các bám chấp ở mức độ này hay khác, và sự tiến hóa của linh hồn dường như là sự tiến triển dần từ đối tượng này sang đối tượng khác, từ cái trọng trược nhất đến tinh vi nhất, cho đến khi tất cả đối tượng của sự bám chấp mất dần.
      Ham muốn là bám chấp vào các đối tượng của lạc thú. Các đối tượng của lạc thú nói trên bao gồm tất cả những bám chấp của con người từ tình trạng dã man của nhân loại còn ấu trĩ cho đến những mối bận tâm và phản ứng mà các tình cảm hay những hoạt động trí tuệ mang lại, trạng thái xuất thần ngây ngất của nhà thần bí, cho đến những trình độ cao trên đường đạo. Ham muốn là thuật ngữ chung bao gồm khuynh huớng của tinh thần hướng ngoại đến với cuộc sống hình thể. (Diễn giải từ LOS 135,136)
      Dục vọng chi phối và kiểm soát hành động khi sức sống (life force) được tập trung vào bản chất dục vọng, như tình trạng hiện nay ở đa số con người. Không thể kiểm soát hay chuyển hóa nó trong trường hợp này. Ý chí của con người không đủ mạnh. Khi đời sống con người được điều khiển và kiểm soát bởi trí tuệ từ cõi trí, khi đó sự chuyển hóa tất sẽ xảy ra. sự chuyển hóa (mà nhờ đó bản chất cảm dục được thay đổi và biến chuyển), có thể có bản chất tinh thần hay chỉ đơn thuần có bản chất tiện lợi. Dục vọng có thể được chuyển hóa thành khát vọng tinh thần, hay là thành một thái độ phù hợp với ý chí của trí tuệ đang biểu hiện nó. Rõ rang mục tiêu của chúng ta trong khóa học này là thúc đẩy khát vọng tinh thần (LH diễn giải từ LOS)
      “Buông xả là không còn ham muốn mọi đối tượng của ham muốn, dù thuộc về thế gian hay theo truyền thống, dù trong kiếp này hoặc kiếp sau” (Sutra 1:15). Linh hồn không có ham muốn. Những sự vật của cảm nhận giác quan trong tam giới không còn hấp dẫn hay quyến rũ được Ngài. Tâm thức của Ngài nay hướng nội và hướng thượng, và không hề hướng ngoại hay hướng hạ. Ngài ngự ở tâm điểm và những gì ỏ ngoại vi không còn hấp dẫn được Ngài. Sự khát khao kinh nghiệm, sự thèm muôn đời sống ở cõi trần, và sự ham mê những loại hình hài, sắc tướng khác nhau không còn sức thu hút đôi vối Ngài. Ngài đã thể nghiệm và biết, đã đau khổ và bị buộc phải đầu thai do lòng khao khát cái phi-ngã. Nay tất cả đều chấm dứt, và Ngài là linh hồn giải thoát. (LOS 49)

  6. Jupiter Nguyen

    Cám ơn comment rất hay của bạn Duy Sáng, chính lòng ham muốn là nguyên nhân thúc đẩy sự luân hồi. Bởi vì nếu không còn sự ham muốn bất cứ thứ gì ở trên trái đất này nữa thì linh hồn sẽ không còn luân hồi để học hỏi bất cứ kinh nghiệm nào nữa.

    . Tôi biết rằng lòng ham muốn không thể và sẽ không bao giờ bị khuất phục hay đánh bại bởi ý chí được ( nếu làm thế chỉ làm phung phí năng lực mà thôi ) , cho dù là một nghìn lần thì ta cũng sẽ thất bại đúng một nghìn lần.
    . Do đó mà lòng ham muốn chỉ có thể được chuyển hoá bằng tình thương mà thôi. Khi đã có tình thương rồi thì nó không là gì cả và chỉ có tình thương mới đánh bại được nó, đúng vậy chăng ?

  7. Jupiter Nguyen

    Trong comment trên của bạn Duy Sáng, tôi nhận thấy có một câu nói rất đặc biệt trí tuệ và minh triết , nó là :

    . ” Linh hồn không có ham muốn ” .

    Ngoài ra tôi cũng lưu ý một câu nói khác rất hay và rất đúng , nó là :

    . ” Ý chí của con người không đủ mạnh ” , rõ ràng là như vậy và chắc chắn như vậy , bạn hãy thử rồi bạn sẽ thấy thất bại như thế nào. Do đó phương pháp dùng ý chí để khuất phục nó là một phương pháp sai lầm vì nó không bao giờ bị khuất phục bằng ý chí cả cho dù ý chí đó mạnh đến cỡ nào.

  8. Khoa

    jupiter nguyen có ghi nhận bên trên: “Tôi tin rằng cõi giới Devachan đích thật chính là cõi giới Không Thời Gian ( thời gian không tồn tại) . Krishnamutri gọi nó là cái vô lượng vô biên và không thể diễn tả được . Tôi cũng tin chắc rằng trạng thái tâm thức không thời gian đó hay là cõi giới tâm thức không thời gian đó là một điều có thật chứ không phải là một ảo tưởng. Chúng ta hãy chắc chắn rằng chúng ta không phải là những người điên , do đó chúng ta chỉ tìm kiếm những thứ thiệt mà thôi ( những điều có thật ).”

    Trích sách thì Devachan là thế giới của tư tưởng (Hạ trí – thuộc 4 cảnh thấp của cõi Trí) (*). Theo mình Devachan được hình thành bởi tư tưởng ban đầu của một cổ Phật và được củng cố bởi tư tưởng của nhiều tín đồ các tôn giáo. Như vậy, Devachan là cõi thật khi các linh hồn lần đầu tiên đến đó.

    Mình có gợi ý: Devachan là cõi ảo tưởng nếu nhìn với góc nhìn đầu tiên của vị cổ Phật hoặc cái nhìn ở cõi cao hơn. Các bạn nghĩ sao ?!

    Chú thích:
    (*) Trích CÕI DEVACHAN – Tác giả A. E. POWELL
    … Các nhà Thông Thiên Học thường gọi nó là Devachan, nghĩa đen là Cõi Chói Sáng, tiếng Bắc phạn gọi nó là Devasthān, cõi của Chư thiên; tín đồ Ấn giáo gọi nó là Svarga, Phật tử gọi nó là Cõi Tịnh độ (Sukhavati), tín đồ Bái Hỏa giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo gọi nó là Thiên đường; …

    -Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm THE DEVACHANIC PLANE – Tác giả C.W. Leadbeater
    Link: http://www.minhtrietmoi.org/Theosophy/Coi%20troi%20chan%20phuc%20.htm#_Toc309823392

Leave a Reply to Khoa Cancel reply