Thái dương hệ – Phần 5: TDH theo giáo lý Thông Thiên Học (tiếp theo)

Blavatsky

H.1 – Sự chuyển di năng lượng và thành lập dãy hành tinh mới

Theo giảng dạy của bà Blavatsky thì Hệ tiến hoá Địa cầu bao gồm bảy dãy hành tinh, trái đất của chúng ta thuộc về dãy hành tinh thứ tư (còn gọi là dãy hành tinh địa cầu). Dãy hành tinh thứ ba trước đó là dãy hành tinh nguyệt cầu, trong đó mặt trăng là bầu hành tinh trọng trược nhất của dãy hành tinh này. Dãy hành tinh này đã trải qua chu trình tiến hoá của nó và đang trong quá trình tan rả, chỉ còn sót lại mặt trăng là hành tinh chết. Sự chuyển dịch sự sống từ dãy hành tinh Nguyệt Cầu sang dãy hành tinh Địa Cầu được bà H.P. Blavatsky diễn tả trong bộ sách Giáo lý Bí truyền như sau:

Khi một Dãy Hành Tinh đã đi vào Cuộc Tuần Hoàn cuối cùng, thì Bầu A trước khi chết hẳn phóng ra tất cả năng lượng của nó và các “nguyên khí” (“principles”) vào một trung tâm có mãnh lực tiềm ẩn gọi là “trung tâm laya”, và do đó, thức động một cứ điểm mới của khí Tiên Thiên làm cho nó hoạt động, hoặc chuyển sinh khí vào đó. Giả sử rằng diễn biến đó xảy ra trên Dãy Nguyệt Cầu, và tạm cho rằng Mặt Trăng già hơn Trái Đất rất nhiều. Ta hãy tưởng tượng sáu bầu thế giới anh em của Mặt Trăng (vô vàn năm trước khi bầu thứ nhất của Dãy Địa Cầu xuất hiện) ở vào vị trí giống như những Bầu thế giới của Dãy Địa Cầu đối với Trái Đất trong hiện tại. Bây giờ ta có thể tưởng tượng dễ dàng rằng bầu A của Dãy Nguyệt Cầu di chuyển năng lượng của nó sang bầu A của Dãy Địa Cầu rồi tắt nghỉ; rồi Bầu B của nó cũng làm như vậy với Bầu B của Dãy Địa Cầu; kế đó, đến Bầu C của nó tạo nên Bầu C của Dãy Địa Cầu, rồi đến lượt Mặt Trăng (vệ tinh của trái đất), chuyển tất cả năng lượng và sinh khí của nó sang Bầu thấp nhất của Dãy Địa Cầu, tức là Bầu D là Trái Đất của chúng ta, và sau khi chuyển di tất cả qua một trung tâm mới, nó trở nên một hành tinh chết sự xoay vòng hầu như đã ngừng nghỉ từ khi Địa Cầu xuất hiện

When a planetary chain is in its last Round, its Globe 1 or A, before finally dying out, sends all its energy and “principles” into a neutral centre of latent force, a “laya centre,” and thereby informs a new nucleus of undifferentiated substance or matter, i.e., calls it into activity or gives it life. Suppose such a process to have taken place in the lunar “planetary” chain; suppose again, for argument’s sake (though Mr. Darwin’s theory quoted below has lately been upset, even if the fact has not yet been ascertained by mathematical calculation) that the moon is far older than the Earth. Imagine the six fellow-globes of the moon — aeons before the first globe of our seven was evolved — just in the same position in relation to each other as the fellow-globes of our chain occupy in regard to our Earth now. (See in “Esoteric Buddhism,” “The Constitution of Man,” and the “Planetary Chain.”) And now it will be easy to imagine further Globe A of the lunar chain informing Globe A of the terrestrial chain, and — dying; Globe B of the former sending after that its energy into Globe B of the new chain; then Globe C of the lunar, creating its progeny sphere C of the terrene chain; then the Moon (our Satellite*) pouring forth into [156] the lowest globe of our planetary ring — Globe D, our Earth — all its life, energy and powers; and, having transferred them to a new centre becoming virtually a dead planet, in which rotation has almost ceased since the birth of our globe.

Trong đoạn văn trên bà Blavatsky mô tả sự hình thành của dãy hành tinh Địa cầu từ dãy hành tinh trước đó là Dãy hành tinh Nguyệt Cầu. Mỗi một bầu hành tinh của dãy Nguyệt cầu chuyển di năng lượng và sự sống sang bầu hành tinh tương ứng của dãy kế tiếp đang thành lập. Bầu A chuyển năng lượng sang bầu A của dãy kế, và tương tự như thế cho các bầu B, C, D, E, F, G. Từ điều này liệu ta có thể suy luận ra rằng các dãy hành tinh phải có cùng cấu trúc, nghĩa là chúng có 2 bầu bằng thượng trí, 2 bầu hạ trí, 2 bầu cảm dục và một bầu bằng vật chất hồng trần không? Điều này khác hẳn mô tả của các vị C.W. Leadbeater, Annie Besant, A.P. Sinnett là cấu trúc của các dãy hành tinh khác hẳn nhau, dãy hành tinh số 2 trọng trược hơn dãy trước đó, dãy số 3 lại trọng trược hơn dãy số 2 và số 1… ngoài ra trong đoạn trích trên, có hai điểm ta cần lưu ý là (1) Mặt trăng cổ xưa hơn Trái đất rất nhiều vì nó thuộc dãy hành tinh thứ 3, trong khi trái đất thuộc dãy hành tinh thứ tư; (2) tốc độ quay xung quanh trục của mặt trăng rất chậm so với trái đất vì nó là hành tinh đang chết dần.

Đồ hình dưới đây là mô tả của C.W. Leadbeater về cấu trúc của dãy hành tinh của một hệ tiến hoá. Mô tả này trích trong quyển The Inner Life, Vol I, và được ông A.E. Powell trích lại trong quyển The Solar System.

Bay Day Hanh tinh

H.2 – Cấu trúc của bảy dãy hành tinh của hệ tiến hoá Địa cầu theo C.W. Leadbeater

 

Dưới đây là một đoạn khác trong quyển The Secret Doctrine, Vol I nói về sự tạo lập của các dãy hành tinh. Trong sơ đồ bên trên chúng tôi vẽ lại với màu sắc để bạn đọc dễ nhìn hơn.

Chains_Blavatsky_VN

H.3 – Sự chuyển di năng lượng và thành lập dãy hành tinh mới theo H.P. Blavatsky

 

Trong đồ hình II, sơ đồ bên mặt chỉ Dãy Nguyệt Cầu gồm bảy Bầu thế giới vào lúc bắt đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy hay cuộc Tuần Hoàn cuối cùng, còn sơ đồ bên trái chỉ “Dãy Địa Cầu” tương lai, chưa thành hình. Bảy Bầu của mỗi Dãy được phân biệt theo thứ tự bằng những chữ cái từ A tới G, những Bầu của Địa Cầu được ghi thêm chữ thập (+)— chữ thập (+) là biểu tượng của Địa Cầu. Ta nên nhớ rằng các Chân Thần luân chuyển trên bất cứ Dãy thất phân nào cũng đều chia ra làm bảy Loại hay bảy Thành phần, tuỳ theo các mức độ tiến hoá, phát triển tâm thức và công quả liên hệ của chúng. Chúng ta hãy theo dõi trật tự xuất hiện của chúng trên Bầu A, trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất. Thời gian giữa những chu kỳ xuất hiện của những Thành phần hay loại đó trên bất cứ bầu nào được điều chỉnh theo cách để khi Loại 7 (là loại cuối cùng) xuất hiện trên Bầu A, thì loại 1, tức là loại đầu tiên, đã vừa chuyển qua Bầu B, và cứ thế tuần tự khắp từng bước một vòng quanh khắp Dãy.

Lại nữa, trong cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy trên Dãy Nguyệt Cầu, khi Loại 7 (Class 7) rời khỏi Bầu A, thì Bầu này, thay vì ngủ yên như trong các Cuộc Tuần Hoàn trước, bắt đầu chết đi ([1]), khi đó nó di chuyển dần dần, như đã nói trên, những nguyên khí hay sinh khí, năng lượng v.v.. của nó tuần tự từng thứ một, sang một trung tâm Laya mới để bắt đầu cấu tạo nên bầu A của dãy Địa Cầu. Một phương thức tương tự diễn ra cho mọi bầu Dãy Nguyệt Cầu, tuần tự từng Bầu một, cái nọ sang cái kia, mỗi Bầu như thế tạo nên một Bầu mới của Dãy Địa Cầu. Mặt Trăng là Bầu thứ tư của Dãy Nguyệt Cầu và cũng thuộc về vật chất hồng trần như Trái Đất. Nhưng Bầu A của Dãy Nguyệt cầu không hoàn toàn “chết” trước khi các Chân Thần đầu tiên của Loại 1 (first Class) đã từ Bầu G (hay Z), tức Bầu cuối cùng của Dãy Nguyệt Cầu, bước vào Niết Bàn vẫn chờ đợi chúng ở khoảng giữa hai Dãy. Điều này cũng diễn ra tương tự với tất cả những Bầu khác như đã nêu trên, mỗi bầu đó lại sinh ra một bầu tương đương trên Dãy Địa Cầu.

In the diagrams on p. 172, Fig. 1 represents the “lunar-chain” of seven planets at the outset of its seventh or last Round; while Fig. 2 represents the “earth-chain” which will be, but is not yet in existence. The seven Globes of each chain are distinguished in their cyclic order by the letters A to G, the Globes of the Earth-chain being further marked by a cross — + — the symbol of the Earth.

Now, it must be remembered that the Monads cycling round any septenary chain are divided into seven classes or hierarchies according to their respective stages of evolution, consciousness, and merit. Let us follow, then, the order of their appearance on planet A, in the first Round. The time-spaces between the appearances of these hierarchies on any one Globe are so adjusted that when Class 7, the last, appears on Globe A, Class 1, the first, has just passed on to Globe B, and so on, step by step, all round the chain.

Again, in the Seventh Round on the Lunar chain, when Class 7, the [172] last, quits Globe A, that Globe, instead of falling asleep, as it had done in previous Rounds, begins to die (to go into its planetary pralaya);[2] and in dying it transfers successively, as just said, its “principles,” or life-elements and energy, etc., one after the other to a new “laya-centre,” which commences the formation of Globe A of the Earth Chain. A similar process takes place for each of the Globes of the “lunar chain” one after the other, each forming a fresh Globe of the “earth-chain.” Our Moon was the fourth Globe of the series, and was on the same plane of perception as our Earth. But Globe A of the lunar chain is not fully “dead” till the first Monads of the first class have passed from Globe G or Z, the last of the “lunar chain,” into the Nirvana [173] which awaits them between the two chains; and similarly for all the other Globes as stated, each giving birth to the corresponding globe of the “earth-chain.”

Trong đoạn trích ở trên nói rất rõ, mỗi bầu hành tinh của một dãy hành tinh khi hoàn tất chu kỳ tiến hoá của nó góp phần vào việc hình thành tạo nên bầu tương ứng của dãy hành tinh kế tiếp.

Trong quyển The Inner Life, Vol I của Ông C.W. Leadbeater xuất bản vào năm 1910, Ông có trình bày chi tiết về cấu tạo của Thái dương hệ, trong đó có những chi tiết gây tranh cải, như Ông cho rằng Thuỷ tinh (Mercury) và Hoả tinh cũng thuộc về dãy Địa cầu của chúng ta, nghĩa là dãy Địa cầu ngoài Trái đất còn hai bầu hành tinh trọng trược khác là Thuỷ tinh và Hoả tinh. Thật ra trước đó Ông A.P. Sinnett đã có ý kiến tương tự trong quyển Esoteric Buddhism của Ông, mà bà H.P. Blavatsky đã bác bỏ sau đó trong quyển The Secret Doctrine, Vol I của bà. Chúng tôi sẽ có một bài riêng về chủ đề này trong phần sau, tuy nhiên đến nay ta có thể kết luận rằng chi tiết này không phù hợp với giáo lý mà đức DK giảng dạy sau này, nó phát sinh từ cách đặt tên cho các bầu, dãy hành tinh, hệ hành tinh… Chúng ta nên biết rằng khi giáo lý về thái dưong hệ được giảng dạy cho các đệ tử trong thế kỷ 19, nó hoàn toàn mới lạ, chưa có thuật ngữ để mô tả và các đệ tử phải tạo ra các thuật ngữ mới như dãy hành tinh, hệ hành tinh, bầu … Các tên gọi như Mercury, Mars, Venus … vừa được dùng để gọi các bầu hành tinh, vừa để gọi tên các dãy, các hệ tiến hoá. Chính điều này đã tạo ra sự nhầm lẫn nơi các đệ tử. Ví dụ, trong dãy hành tinh địa cầu, bầu thứ tư là trái đất của chúng ta, bầu thứ ba được gọi là bầu Hoả tinh, bầu thứ năm là bầu Thuỷ tinh… nhưng hai bầu này không phải là Hỏa tinh và Thuỷ Tinh trên cảnh giới hồng trần mà ta quen thuộc. Đức DK trong quyển A Treatise on Cosmic Fire vẫn áp dụng cách gọi tên như thế trong quyển sách của Ngài, nhưng sau đó Ngài có nói rằng nên bỏ cách gọi tên như thế vì nó dễ gây nhầm lẫn, mà thay vào đó nên gọi tên theo mẫu tự A-F hoặc theo con số 1,2,3 …

Như vậy, theo bà Blavatsky (và cũng theo giáo lý của đức DK sau này), mỗi hệ tiến hoá chỉ có một bầu hành tinh trọng trược; mỗi hệ tiến hoá có bảy dãy hành tinh kế tục nhau, đánh số thứ tự từ 1 đến 7; khi một dãy hoàn tất chu kỳ tiến hoá của nó thì sẽ chuyển di năng lượng, nguyên khí của nó sang dãy kế tiếp. Bà Blavatsky không nói rõ cấu tạo của dãy kế tiếp như thế nào, chỉ nói rằng bầu A của dãy trước chuyển di năng lượng sang bầu A của dãy kế, bầu B của dãy trước sang bầu B của dãy sau… Ông C.W. Leadbeater thì nói rõ hơn, mỗi dãy II, III, IV thì trọng trược hơn dãy liền trước nó một bậc, còn các dãy V, VI, VII thì tinh anh hơn dãy đi trước. Các bạn xem lại đồ hình 2 mô tả lý thuyết của Ông C.W. Leadbeater. Các nhà huyền bi học sau này như Douglas M. Baker chỉnh sửa lại đồ hình 2 của Ông Leadbeater theo giáo lý của đức DK, loại hai hành tinh Thuỷ tinh và Hoả tinh khỏi dãy Địa cầu, thay vào đó là hai bầu thứ 3 và thứ 5 bằng chất dĩ thái, như đồ hình dưới đây, chúng ta thấy hợp lý hơn.

Bay Day Hanh tinh_Corrected

 

Các hành tinh Thuỷ tinh, Hoả tinh nằm trong hệ tiến hoá riêng của mình (hệ tiến hoá Thuỷ tinh và hệ tiến hoá Hoả tinh).

Một số chi tiết khác mà Ông C.W. Leadbeater đưa ra trong cùng quyển sách trên như các hành tinh mà ta quen biết như sao Mộc, sao Hải Vương, sao Thiên Vương … nằm trong dãy hành tinh nào, ở trong cuộc tuần hoàn nào … đều phù hợp với giáo lý đức DK giảng dạy trong quyển sách A Treatise on Cosmic Fire của Ngài. Chúng ta biết rằng The Inner Life I được xuất bản trong năm 1910, trong khi A Treatise on Cosmic Fire xuất bản 1925, do đó chúng ta không thể nói rằng ông C.W. Leadbeater copy từ sách của đức DK, chỉ có thể suy đoán rằng ông C.W. Leadbeater viết từ những gì ông được giảng dạy trong Ashram của đức KH, theo mức tiếp thu và hiểu biết của Ông, cũng như do ông tự khảo cứu nhờ nhãn thông của mình.

Hành tinh Dãy hành tinh Cuộc tuần hoàn
I Vulcan 3 6 (?)
II Sao kim 5 7
III Trái đất 4 4
IV Sao Mộc 3 2
V Sao Thổ 3 Cuộc T.H đầu
VI Sao Thiên Vương 3
VII Sao hải Vương 4

Chi tiết về các hành tinh trong Thái Dưong Hệ theo C.W. Leadbeater

Trong bảng trên chúng ta thấy liệt kê Vulcan là hành tinh hồng trần mà các nhà Huyền bí học nhắc đến nhưng khoa học hiện thời chưa xác nhận. Đức DK cũng nhắc đến Vulcan là một hành tinh nằm trong Hệ tiến hoá Vulcan, nó nằm gần Mặt Trời nhất (giữa Thuỷ tinh và Mặt Trời). Trong bảng của C.W. Leadbeater trên không đề cập đến Pluto (Sao Diêm Vương) vì sao Diêm Vương chỉ được khám phá năm 1930. Đức DK trong quyển A Treatise on Cosmic Fire cũng chưa nhắc đến Pluto, tuy nhiên Ngài có nói rằng trong Thái dưong hệ chúng ta có khoảng 115 hành tinh trọng trược hay dĩ thái, chúng quay quanh Mặt Trời, nhưng ảnh hưởng của chúng không quan trọng lắm. Riêng Pluto là một hành tinh trọng yếu trong thái dưong hệ và Ngài có nhắc đến trong các quyển sách về sau của Ngài.

There are more than 115 of such bodies to be reckoned with, and all are at varying stages of vibratory [794] impulse.  They have definite orbits, they turn upon their axis, they draw their “life” and substance from the sun, but owing to their relative insignificance, they have not yet been considered factors of moment. (TCF 793-794)

Hình dưới đây mô tả 10 hệ tiến hoá trong thái dưong hệ của chúng ta.

Ten Shemes

1] Khoa huyền môn chia các Chu Kỳ Yên Nghỉ (Pralaya) ra làm nhiều loại. Có loại Tiểu chu kỳ Yên Nghỉ của mỗi bầu thế giới khi nhân loại và chúng sinh chuyển qua bầu kế tiếp. Như vậy là có bảy Tiểu chu kỳ Yên Nghỉ trong mỗi cuộc Tuần Hoàn. Kế đó là Chu kỳ Yên Nghỉ của Dãy Hành Tinh khi bảy Cuộc Tuần Hoàn đã chấm dứt. Chu kỳ Yên Nghỉ của một hành tinh hệ khi toàn thể hành tinh hệ gồm bảy dãy đã mãn kỳ. Sau cùng là Đại chu kỳ Yên Nghỉ (Maha-Pralaya) kết thúc một thế hệ của Brahma, cũng gọi là Brahma-Pralaya.

[2] Occultism divides the periods of Rest (Pralaya) into several kinds; there is the individual pralaya of each Globe, as humanity and life pass on to the next; seven minor Pralayas in each Round; the planetary Pralaya, when seven Rounds are completed; the Solar Pralaya, when the whole system is at an end; and finally the Universal Maha — or Brahma — Pralaya at the close of the “Age of Brahma.” These are the three chief pralayas or “destruction periods.” There are many other minor ones, but with these we are not concerned at present.

4 Comments

  1. jupiter nguyen

    Ôi ! Kỳ diệu. Cuộc đời này ( trong một kiếp sống này đây ) thì có ý nghĩa gì đâu so với các chu kỳ tiến hóa dài nhường như vô tận của linh hồn. Thanks webmaster , bạn đã làm điều khó hiểu và phức tạp thành dễ hiểu và đơn giản hơn.

  2. Lê Trần Quốc

    Mặt trăng đã là một thể xác tan ra, vậy các cõi khác của bầu mặt trăng có còn tồn tại không ạ? Hay các cõi đó đã tan rã hết và giờ chỉ để lại mỗi thể xác của bầu mặt trăng?

    • webmaster

      Viết về mặt trăng và huyền nhiệm của nó có lẽ cần thêm một bài viết dài. Chú chưa tìm thấy chi tiết trong giáo lý Thông Thiên Học trả lời câu hỏi của cháu, nhưng căn cứ vào Luật Tương đồng thì khi chết, thể hồng trần (bao gồm xác thân và thể dĩ thái) của con người tan rả trước, tiếp đến các thể cảm dục và thể trí, ta có thể suy luận điều tương tự cho các hành tinh. Nhưng cũng cần lưu ý là mặt trăng là bầu D của Dãy Mặt Trăng, ngoài Mặt Trăng còn các bầu A, B, C, E, E,G nữa, và các bầu này cũng đang trong quá trình tan rả. Đức DK cũng nói thêm rằng mặt trăng có cái kết cục bất thường, không như những dãy hành tinh khác trong Thái dương hệ. Chính sự suy đồi quá mức trên Dãy mặt trăng đã khiến đức Thái dương Thượng đế (Solar Logos) can thiệp và chấm dứt cuộc tiến hóa trên dãy hành tình này. Điều tương tự nhưng ở trên mức độ thấp hơn đã xảy ra trên địa cầu trong giống dân Atlantide khi trân hồng thủy hủy diệt toàn bộ lục địa Atlantide. Đó cũng là lý do mà trái đất được gọi là Hành Tinh Thống Khổ… Đây là trích đoạn trong A Treatise on Cosmic Fire nói về Mặt Trăng:

      • The Moon chain was a chain wherein a systemic failure was to be seen.
      • It is connected with the lower principles, which H.P.B. has stated are now superseded.
      • The sexual misery of this planet finds its origin in the moon failure.
      • The progress of evolution on the moon was abruptly disturbed and arrested by the timely interference of the solar Logos. The secret of the suffering in the Earth chain, which makes it merit the name of the Sphere of Suffering, and the mystery of the long and painful watch kept by the SILENT WATCHER, 48 has its origin in the events which brought the moon chain to a terrific culmination. Conditions of agony and of distress such as are found on our planet are found in no such degree in any other scheme. [417]
      • The misuse of the vibratory power of a certain center, and the perversion, or distortion of force to certain erroneous ends, not along the line of evolution, account for much of the moon mystery.
      • Certain results, such as the finding of its polar opposite, were hastened unduly on the moon chain, and the consequence was an uneven development and a retardation of the evolution of a certain number of deva and human groups.
      • The origin of the feud between the Lords of the Dark Face and the Brotherhood of Light, which found scope for activity in Atlantean days, and during the present root race, can be traced back to the moon chain.

      • Lê Trần Quốc

        Như vậy mới thấy công việc của các Chân Sư và những người phụng sự thật khó khăn và vất vả. Cảm ơn tất cả!

Leave Comment