Luân Xa (Chakra) – Phần V – Luân xa xương cùng và luân xa gốc

Để thống nhất thuật ngữ, chúng tôi xin dịch sacral center là luân xa xương cùng và Base center là luân xa gốc hay luân xa đáy cột sống. Luân xa nầy có sáu cánh và nằm ở phía dưới vùng thắt lưng. Nó là luân xa điều khiển năng lượng tính dục. Cũng giống như luân xa tùng thái dương, luân xa nầy cũng hoạt động rất mạnh trong con người từ rất lâu, kể từ giống dân chánh thứ ba–giống dân Lemurian.

Luân Xa (Chakra) – Phần IV – Luân xa cổ họng và luân xa tim

Luân xa nầy có 12 cánh, nằm ở phía sau lưng, giữa hai bờ vai. Nó thể hiện năng lượng của cung 2, cung của Minh triết và Tình thương. Luân xa nầy được khai mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thừ hai, khi đó con người đã làm chủ được dục vọng và chuyển hóa nó thành bác ái và tình thương. Do đó nó cũng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa tùng thái dương. Đức D.K nói rằng hoạt động của luân xa tim không bao giờ dính dáng với cá nhân. Luân xa tim chỉ phản ứng với những xung động của tập thể, những hạnh phúc hoặc bất hạnh của tập thể. Nói tóm tắt, nó là luân xa của nhóm, của đoàn thể. Ví dụ một người mẹ có lòng thương con vô biên, có thể linh cảm được những mối hiểm nguy mà đứa con đang gặp phải, những linh cảm đó chỉ xuất phát từ luân xa tùng thái dương chứ không phải từ luân xa tim. Một bậc giáo chủ có lòng thương đến cả nhân loại, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, thì tình thương đó mới có thể xem là xuất phát từ luân xa tim.

Luân Xa (Chakras) – Phần III – Tổng quan về luân xa. Luân xa đỉnh đầu và luân xa Ajna

Chân Sư D.K có thể nói là người viết đầy đủ nhất về Chakra, và là nguồn tài liệu tin cậy nhất cho việc học hỏi về luân xa. Tuy nhiên, như Ngài đã khẳng định, Ngài cố tình phân tán gíao lý về luân xa rải rác ra trong 18 quyển sách của Ngài. Lý do đấu tiên của điều nầy là nhằm thử thách sự kiên nhẫn và bền chí của người học đạo. Lý do thứ hai là bảo vệ kiến thức về Luân xa khỏi sự tò mò của những ai không xứng đáng hoặc chưa phù hợp để biết về nó. Ngài cũng khuyến khích các đệ tử của Ngài nên sưu tập và biên soạn lại (compile) những gì Ngài đã viết thành một quyển sách chuyên đề về Chakra, vì những người đạo sinh cần được biết một cách khoa học về hệ thống luân xa.

Bác sĩ từ Lhasa

Website www.minhtrietmoi.org vừa nhận được bản dịch quyển Doctor From Lhasa của gia đình EmileGroup. Đây là tác phẩm thứ hai của Lobsang Rampa kể về cuộc đời của mình, tiếp theo quyển Con Mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí. Xin giới thiệu với các bạn đọc. Download ebook tại đây

Nhân mùa Vu Lan nghĩ về lòng biết ơn

Biết ơn những người đã giúp đỡ, cưu mang, hay giáo dục, dạy dỗ mình là một truyền thống tốt đẹp hằng ngàn năm nay của người Phương Đông, nhất là các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của Triết lý Khổng giáo. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”–“một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” — là câu châm ngôn từng ăn sâu vào tâm thức của bao nhiêu thế hệ người Việt. Cách đây vài ba chục năm, trẻ con khi gặp người lớn phải khoanh hai tay trước mặt, gập người chào lễ phép… Tiếc thay, những truyền thống đó đã gần như mai một dần. Lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà không còn nữa, thay vào đó là những chuyện phi đạo lý xảy ra hằng ngày trên mặt báo chí, những chuyện tưởng chừng như chỉ có thể xảy ra trong thế giới của loài vật lại nhan nhãn hiển hiện trong đời sống hiện nay.

Luân xa (Chakras) – Phần II – Tổng quan về các luân xa (tt)

Chakra trong tiếng Phạn nghĩa là bánh xe quay, hay luân xa. Trong quyển The Chakras, Ông Leadbeater giải thích như sau:

Chakras hay Trung tâm lực là những điểm giao tiếp mà tại đó năng lượng chảy từ một khí thể nầy đến một khí thể khác. Bất kỳ ai có chút ít nhãn thông đều có thể dễ dàng thấy chúng trong thể dĩ thái, trông chúng giống như những dòng xoáy năng lượng, bề mặt lõm vào giống như một cái đĩa.

Luân xa (Chakras) – Phần I – Tổng quan

Có lẽ chưa bao giờ trên mạng internet và trong xã hội phong trào thiền để mở luân xa lại phát triển rầm rộ như hiện nay. Thử gõ “mở luân xa” vào google ta sẽ thấy vô số thông tin liên quan. Cách đây hơn thế kỷ, những tài liệu đầu tiên về hệ thống luân xa (chakras) đươc phổ biến trong thế giới Tây phương chỉ là một vài quyển sách, hoặc là dịch từ những cổ thư của Ấn độ hoặc Tây tạng, hoặc do các nhà Huyền bí học viết ra từ những khảo cứu của bản thân mình. Trong giới Thần triết học chỉ có Ông C.W. Leadbeater viết quyển The Chakras, còn bà H.P. Blavatsky gần như không nhắc gì đến hệ thống Chakras trong các sách của mình trừ trong một số tài liệu huấn luyện của trường Bí Giáo (Esoteric Section)….

Tôi tin – I believe của Lobsang Rampa

Website www.minhtrietmoi.org vừa nhận được bản dịch Tôi tin (nguyên tác I believe của Lobsang Rampa), do gia đình Emil Group dịch. Xin giới thiệu  với các bạn đã yêu thích Tây tạng huyền bí một tác phẩm khác của Lobsang Rampa. Trong cuốn sách này Bác sĩ Rampa nói về một người tự sát, chính xác những gì sẽ xảy ra, và họ sẽ phải trả như thế nào món nợ mà nó có thể trải dài qua nhiều kiếp sống – mỗi một lần điều kiện sẽ trở nên càng khó khăn hơn nếu họ không học hỏi từ những sai lầm của họ. Bất cứ ai dự tính tự tử nên đọc điều này trước khi hành động quyết liệt như vậy. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra cái nhìn về Thượng Đế từ những quan điểm khác nhau, về Phong trào Giải phóng Phụ nữ, nơi phụ nữ bắt đầu đi sai đường.

Ý nghĩa huyền linh của tiền bạc

Một trong những thử thách lớn nhất mà một người bước vào con đường đệ tử tập sự phải đối mặt là thái độ của y đối với tiền bạc và cách mà y hành xử với cái mà mọi người đều tìm kiếm để thỏa mãn dục vọng của mình. Chỉ khi nào y không mong cầu điều gì cho riêng y cả thì y mới mong nhận được của cải giàu sang và trở thành người ban phát tài nguyên của vũ trụ. Bằng ngược lại, tiền bạc càng nhiều thì càng mang đến khổ đau, phiền muộn, bất mãn, và lạm dụng.