Luân xa (Phần XI) – Bài tham thiền “Master in the Heart” (Updated)

Trong phép tham thiền huyền môn mà đức D.K giảng dạy bạn lưu ý tầm quan trọng của phép hình dung (visualization), bởi vì năng lượng đi theo tư tưởng (“energy follows thought”), bạn hình dung như thế nào thì bạn sẽ đạt đến kết quả mà bạn mong muốn, đương nhiên nó cũng tùy thuộc vào năng lực hình dung của bạn.

Luân xa (Phần X) – Luân xa trong đầu

Rải rác trong các quyển sách của mình, đức D.K đôi khi hé lộ cho chúng ta biết ngoài bảy luân xa chính và các luân xa phụ, còn có 7 luân xa đặc biệt khác nằm trong phạm vi vùng đầu của chúng ta. Ngài gọi các luân xa nầy là controlling center, nghĩa là các luân xa nầy giữ vai trò kiểm soát các luân xa tương ứng trong cơ thể. Thông qua việc phát triển các luân xa nầy chúng ta có thể khai mở các luân xa chính trong cơ thể.

Luân xa (Phần IX) – Luân xa lá lách và tam giác prana –

Prana hay là sinh lực là nguồn năng lượng xuất phát từ mặt trời giúp duy trì sự sống của muôn loài. Đức D.K nói rằng prana của mặt trời được truyền đến địa cầu chúng ta qua trung gian các thiên thần (deva) cấp bậc rất cao màu vàng kim (golden hue). Các Ngài tập trung các tia prana qua cơ thể của các Ngài và phóng xuất chúng đến đến địa cầu. Các Ngài tác động giống như một kính hội tụ năng lượng (burning glass).

Luân xa (Phần VIII) – Luân xa và bệnh tật (updated)

Một chủ đề cực kỳ quan trọng và hấp dẫn với người học đạo là mối quan hệ giữa các luân xa và bệnh tật. Y khoa hiện nay chưa nhìn nhận thể dĩ thái (etheric body) và do đó không thể biết được tầm quan trọng của thể dĩ thai đến sức khoẻ của con người. Đức D.K nói rằng tương lai khi khoa học chấp nhận đằng sau xác thân vật chất còn có một thể vô hình (đối với người thường) có một vai trò quan trọng hơn xác thân rất nhiều. Các nhà Thần triết học gọi thể dĩ thái là khuôn dĩ thái (etheric double), bởi vì nó là cái khuôn mẫu mà theo đó xác thân của ta được nặn thành. Do đó đối với nhà huyền linh học thì thể dĩ thai có tầm quan trọng hơn rất nhiều so với xác thân vật chất.

Luân xa (Chakras) – Phần VII – Việc khai mở các luân xa

Như phần II đã giới thiệu, việc khai mở một luân xa là một quá trình dài trải qua nhiều kiếp sống, từ giai đoạn luân xa gần như yên tỉnh không hoạt động đến giai đoạn thứ 5 trải qua hằng triệu năm. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu việc khai mở luân xa xảy ra một cách vô thức và rất chậm chạp. Tuy nhiên càng về sau việc khai mở luân xa nhanh hơn, nhất là khi con người bước vào đường đạo. Trong phần nầy ta sẽ tìm hiểu việc khai mở luân của người đệ tử trên đường đạo như thế nào.

Luân xa (Chakras) – Phần VI – Sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa

Khi một luân thấp đã phát triển mạnh, năng lượng của nó sẽ từ từ dịch chuyển lên luân xa tương ứng cao của nó. Người ta hay nói đến ba sự chuyển di năng lượng cơ bản trong hệ thống luân xa như sau:

Năng lượng của luân xa xương cùng di chuyển đến luân xa cuống họng.
Năng lượng của luân xa tùng thái dương chuyển đến luân xa tim.
Năng lượng của luân xa gốc chuyển đến luân xa đỉnh đầu.

Luân Xa (Chakra) – Phần V – Luân xa xương cùng và luân xa gốc

Để thống nhất thuật ngữ, chúng tôi xin dịch sacral center là luân xa xương cùng và Base center là luân xa gốc hay luân xa đáy cột sống. Luân xa nầy có sáu cánh và nằm ở phía dưới vùng thắt lưng. Nó là luân xa điều khiển năng lượng tính dục. Cũng giống như luân xa tùng thái dương, luân xa nầy cũng hoạt động rất mạnh trong con người từ rất lâu, kể từ giống dân chánh thứ ba–giống dân Lemurian.

Luân Xa (Chakra) – Phần IV – Luân xa cổ họng và luân xa tim

Luân xa nầy có 12 cánh, nằm ở phía sau lưng, giữa hai bờ vai. Nó thể hiện năng lượng của cung 2, cung của Minh triết và Tình thương. Luân xa nầy được khai mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thừ hai, khi đó con người đã làm chủ được dục vọng và chuyển hóa nó thành bác ái và tình thương. Do đó nó cũng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa tùng thái dương. Đức D.K nói rằng hoạt động của luân xa tim không bao giờ dính dáng với cá nhân. Luân xa tim chỉ phản ứng với những xung động của tập thể, những hạnh phúc hoặc bất hạnh của tập thể. Nói tóm tắt, nó là luân xa của nhóm, của đoàn thể. Ví dụ một người mẹ có lòng thương con vô biên, có thể linh cảm được những mối hiểm nguy mà đứa con đang gặp phải, những linh cảm đó chỉ xuất phát từ luân xa tùng thái dương chứ không phải từ luân xa tim. Một bậc giáo chủ có lòng thương đến cả nhân loại, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, thì tình thương đó mới có thể xem là xuất phát từ luân xa tim.

Luân Xa (Chakras) – Phần III – Tổng quan về luân xa. Luân xa đỉnh đầu và luân xa Ajna

Chân Sư D.K có thể nói là người viết đầy đủ nhất về Chakra, và là nguồn tài liệu tin cậy nhất cho việc học hỏi về luân xa. Tuy nhiên, như Ngài đã khẳng định, Ngài cố tình phân tán gíao lý về luân xa rải rác ra trong 18 quyển sách của Ngài. Lý do đấu tiên của điều nầy là nhằm thử thách sự kiên nhẫn và bền chí của người học đạo. Lý do thứ hai là bảo vệ kiến thức về Luân xa khỏi sự tò mò của những ai không xứng đáng hoặc chưa phù hợp để biết về nó. Ngài cũng khuyến khích các đệ tử của Ngài nên sưu tập và biên soạn lại (compile) những gì Ngài đã viết thành một quyển sách chuyên đề về Chakra, vì những người đạo sinh cần được biết một cách khoa học về hệ thống luân xa.

Luân xa (Chakras) – Phần II – Tổng quan về các luân xa (tt)

Chakra trong tiếng Phạn nghĩa là bánh xe quay, hay luân xa. Trong quyển The Chakras, Ông Leadbeater giải thích như sau:

Chakras hay Trung tâm lực là những điểm giao tiếp mà tại đó năng lượng chảy từ một khí thể nầy đến một khí thể khác. Bất kỳ ai có chút ít nhãn thông đều có thể dễ dàng thấy chúng trong thể dĩ thái, trông chúng giống như những dòng xoáy năng lượng, bề mặt lõm vào giống như một cái đĩa.