Con Đường Điểm Đạo (Chương IX, DDTNLVTDH)

Giới thiệu: Đây là Chương 9 của quyển Điểm Đạo Trong Nhân Loại Và Thái Dương Hệ, với phần bình giảng của GS Michael D. Robbins, Hiệu trưởng Trường Morya Federation. Bản dịch do một số học viên Việt Nam của Trường dịch.

Con đường điểm đạo nối tiếp Con Đường Đệ Tử, hay đúng hơn là chồng lấp phần nào Con Đường Đệ Tử. Những thông tin được Chân sư DK đưa ra ở đây cho ta một cái nhìn “trung thực” về các cuộc điểm đạo, đúng đắn hơn, và “đính chính” một số ngộ nhận mà một số đệ tử đã trình bày trước đây. Giai đoạn từ điểm đạo lần 2 đến lần 5 xảy ra chỉ trong vài kiếp sống, và như bà Blavatsky có nhắc đến (trong Secret Doctrine III), Chân sư Jesus ngay sau kiếp sống ở Palestine, Ngài khoác lấy xác thân của Apollonius of Tyana và đạt quả vị Chân sư trong kiếp sống đó. Giai đoạn điểm đạo từ 1 đến 3, con người được xem ở trên “Thập Giá Cố Định”, và chuyển sang “Thập Giá Chủ Yếu” ở lần điểm đạo thứ 5. Do đó, Thập Giá Cố Định được xem là ngắn nhất trong ba Thập Giá, được ví như nút thắt giữa của đồng hồ cát mà 2 đầu là Thập Giá Biến Đổi và Thập Giá Chủ Yếu.

Con Đường Đệ Tử (Chương 8 DDTNLVTDH)

Chương 8 của quyển Điểm Đạo Trong Nhân Loại Và Thái Dương Hệ, nói về Con Đường Đệ Tử, tiếp theo sau Con Đường Dự Bị. Phần bình giảng của GS Michael D. Robbins, Hiệu trưởng trường Morya Federation, phần biên dịch do nhóm học viên Việt Nam của Trường thực hiện

Một đệ tử phụng sự nhân loại chứ không phải mong muốn cá nhân của riêng mình. Đối với bất kỳ đệ tử nào, việc phụng sự Thiên cơ là ưu tiên hàng đầu; sau đó là phụng sự những người mà Thiên cơ phụng sự (cụ thể là nhân loại); và sau đó, phụng sự những người phụng sự Thiên cơ (các đệ tử đồng nghiệp của một người và Thánh đoàn truyền cảm hứng cho họ). Cần phải nhận ra rằng không có chuyện phụng sự Thiên cơ và các Chân sư mà lại không đồng thời phụng sự nhân loại.

Con Đường Dự Bị—Chương 7 (DDTNLVTDH)

Con đường Dự bị bắt đầu khi một cá nhân trải qua sự tiếp xúc có ý thức đầu tiên của mình với linh hồn. Sau đó, y bắt đầu sống một cuộc sống nhị nguyên, nhận ra rằng có một thế giới cao hơn và một thế giới thấp hơn. Khi hướng tới thế giới cao hơn mà y khao khát, cuộc sống của y bị giằng xé bởi sự xung đột giữa các năng lượng và mãnh lực của hai thế giới này. Y được định vị như thể ‘ở giữa’ linh hồn và phàm ngã, và bị thu hút bởi cả hai.

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần II – So sánh Cung 3 & các Cung còn lại

Sự khác biệt giữa cung 3 và cung 4
Sự khác biệt chính giữa hai cung này xoay quanh các loại sáng tạo khác nhau, vì cả hai cung đều là “sáng tạo”. Cung ba ban cho sự thông tuệ sáng tạo, và cung bốn, “tâm lý – tri giác sáng tạo” dẫn đến biểu hiện của sự mỹ lệ.

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần II – So sánh Cung 2 & các Cung còn lại

Có nhiều điểm khác biệt giữa cung hai và cung ba — về cơ bản chúng hoạt động theo những cách khác nhau. Cung hai truyền tải năng lượng của Vishnu, “Đấng Bảo tồn”, và cung ba truyền tải năng lượng của Brahma, “Đấng Sáng tạo.” Về mặt liên quan nhiều hơn đến hành vi của con người, có thể nói rằng các chức năng cung hai thông qua sức mạnh thu hút và sự gắn kết, trong khi các chức năng cung ba thông qua sự sáng tạo và vận dụng. Những người ở cung hai tuôn ra bác ái và minh triết, dựa vào hai nguồn năng lượng này để tạo ra hiệu ứng thu hútđối với người khác, thúc đẩy họ hành động đúng đắn và sắp xếp cuộc sống của chính mình theo mức độ ánh sáng của họ.

Tấm thảm của Thượng đế – Tập I – Phần II – So sánh Cung 1 & các Cung còn lại

Phần II
Phân tích về sự khác nhau và giống nhau của các phẩm tính Cung

Bây giờ chúng ta đã có một ý tưởng khá bao quát về điểm mạnh và điểm yếu của những người tìm thấy họ chủ yếu trên cung này hoặc cung khác trong bảy cung, chúng ta cần giải quyết một vấn đề rất quan trọng: Làm thế nào để người ta phân biệt cung này với cung khác? Và, tại sao cần phải làm như vậy?

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Các nhánh Cung

Các Nhánh Cung
Nhiều học viên thường thắc mắc tại sao nhiều người có bản tính hoàn toàn đối lập lại được thấy ở trong cùng một cung. Ví dụ, có thể nào những triết gia trừu tượng vĩ đại (như Einstein) và những vị tổng giám đốc điều hành tầm cỡ (như J.P Morgan hay John D. Rockerfeller) đều được quy định chủ yếu bởi cung ba? Từ một số phát biểu và gợi ý của Chân sư Tây Tạng, cũng như từ những kết luận của tiến sĩ Roberto Assagioli trong cuốn sách Phân loại tâm lý tổng hợp của ông, và từ những bằng chứng thực tế mà Viện Nghiên Cứu Bảy Cung đã thu thập thông qua một công cụ phân tích được gọi là Hồ sơ đặc tính cá nhân, điều rõ ràng là mỗi cung có thể được chia làm hai (và có thể là ba) loại nhỏ.

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 7

CUNG 7
Cung Trật tự và Nghi lễ Huyền Thuật

Cung bảy được gọi là “Loại năng lượng tạo ra trật tự” (Sự Hiển Lộ của Thánh Đoàn, trang 646). Tạo ra trật tự là sắp xếp tất cả các phần tử trong tổng thể một cách thông minh và có thứ bậc. Sự sắp xếp theo thứ bậc đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến giá trị chức năng của mỗi phần tử và sự định vị lý tưởng của nó trong mối quan hệ với tất cả các phần tử khác—một định vị sẽ nâng cao giá trị chức năng của nó.

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 6

CUNG 6
Cung của Sùng kính và Chủ Nghĩa Lý Tưởng Trừu Tượng

Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt: Từ “idea” (ý tưởng) có nguồn gốc từ “idein” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “nhìn thấy” (và gợi ý cả sự hiện diện của “I” (tôi) và “eye” (mắt)). Hai định nghĩa đầu tiên về “Ý tưởng” được tìm thấy trong Từ điển Đại học Mới của Webster là như sau: “một thực thể siêu việt là một khuôn mẫu thực sự của những thứ hiện tồn vốn là những đại diện không hoàn hảo của nó: một tiêu chuẩn của sự hoàn hảo

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 5

Cung Năm
Cung của Tri Thức và Khoa Học Cụ Thể

Khả năng suy nghĩ và hoạt động khoa học: Chữ khoa học bắt nguồn từ gốc Latinh “Scientia” hoặc “kiến thức”, và “sciens”, “có kiến thức”. Gốc này gần giống với từ “scindere”, “để cắt”. Điều được gợi ý ở đây là việc cắt, quá trình hiểu thấu hoặc phân tích của trí óc dẫn đến kiến thức thực sự, tức là kiến thức khoa học.