Tiểu Luận Cuối Khoá Học Great Quest của Học viên Thái Thị Tú Anh.
Giới Thiệu: Chúng tôi giới thiệu Tiểu luận cuối Khoá học Great Quest của một học viên, phân tích Michelangelo về hai phương diện nội môn: cấu trúc cung và các dấu hiệu chiêm tinh. Bài khá dài, các bạn đọc toàn bộ bài viết ở đây.
Sau đây, chỉ là trích đoạn một số phần trong bài tiểu luận.
********
I. Sơ Lược về cuộc đời
“Ngôi sao định mệnh và hạnh phúc đã chiếu xuống thung lũng Casentino khi vợ ông Lodovio di Leonardo Buonarroti Simoni sinh hạ cậu con trai vào năm 1474 (theo cách tính tại Florentine, nếu tính theo cách của Rome là năm 1475).” Người con trai của ông bà chính là Michelangelo – một thiên tài hiếm có của thế giới trong lĩnh vực điêu khắc, hội họa và kiến trúc ở Florence và tỏa sáng khắp thế giới.
Daniele da Volterra, Chân dung Michelanelo, k. 1545
Tên đầy đủ của ông là Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, sinh vào lúc 1h45 sáng ngày 06 tháng 3 năm 1475 (tức ngày 15 tháng 3 năm 1475 theo lịch mới) tại thị trấn Caprese, thuộc giáo phận Arezzo, cách Florence khoảng 100 km. Với vẻ đẹp cổ kính và vị trí tách biệt với thành thị, Caprese được coi là một địa danh xứng đáng là nơi ra đời của thiên tài vĩ đại Michelangelo. Chúng ta có thể dành một chút thời gian hình dung khung cảnh nơi Michelangelo ra đời. Một thị trấn nhỏ bé chìm vào trong màu xanh bất tận của núi rừng. Phía xa là những dãy núi Apennies xanh thẳm nối tiếp nhau kéo dài rồi dường như tan đi vào đỉnh núi Perugia. Chính tại nơi không gian sống của con người hòa mình vào thiên nhiên này là nơi mà Michelangelo lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Trong vài năm đầu đời, như mọi bé trai khác, Michelangelo được gửi tới ở với một bà vú – vợ của một người thợ cắt đá ở thị trấn Settignano, nằm ở phía đông bắc Florence. Ông đã từ nhỏ sống trong môi trường của các mỏ đá, nơi vốn sinh ra các thợ làm đá giỏi nhất Florence. Chính nơi đây cũng là nơi sản sinh ra ít nhất hai nhà điêu khắc nổi tiếng khác ngoài Michelangelo. Điều đó chứng tỏ rằng ranh giới giữa những người thợ đá lành nghề và một nghệ sĩ điêu khắc đáng ngưỡng mộ đôi khi không phải là quá xa vời. Chính Michelangelo cũng đã thừa nhận môi trường ban đầu của tuổi thơ ông như là một định mệnh cho cuộc đời mình. Trong một bức thư gửi bạn mình, ông viết: “Giorgio, nếu tôi có bất cứ điều gì đẹp đẽ trong đầu mình, là do tôi được sinh ra trong bầu không khí thuần khiết tại quê hương Arezzo của cậu, ngay khi còn bú sữa của nhũ mẫu tôi đã biết cầm đục và búa để tạc tượng.” [1]
Dòng họ Buonarroti của ông vốn là một gia tộc Florence nổi tiếng, thuộc dòng dõi của một triều đại nổi tiếng nhất xứ Tuscany – Bá tước xứ Canossa. Lúc cuối đời, Michelangelo vẫn nhắc lại với cháu mình về bá tước Canossa như một sự tự hào rằng ông ta “đã từng tới thăm bác ở Rome như một người họ hàng”. Tuy nhiên tên tuổi nhà Buonarrroti từ lâu đã lu mờ, nhưng chính gốc gác này đã tạo cho Michelangelo tính cách trưởng giả và bảo thủ. Tuy cả ông nội tới bố và bác ruột của ông đều chật vật trong việc xoay sở vật chất cho gia đình, tất cả họ đều giữ trong mình lòng tự hào mãnh liệt về gia thế cổ xưa và cao quý của mình.
Mặc dù ông có một người anh trai cùng cha khác mẹ, nhưng dường như Michelangelo đóng vai trò như là chỗ dựa chính cho cha mình, và đóng vai trò như là người cha đối với các em trai còn lại của mình. Sau khi hạ sinh 3 người em trai còn lại sau Michelangelo, năm ông lên 6 tuổi thì mẹ ông qua đời. Có ý kiến cho rằng chính sự mất mát đầu đời này tạo nên cú sốc và có nhiều biểu lộ phân tâm học pháp y (một dạng rối loạn tâm thần). Do đó có thể thấy điều này qua mô típ mẫu tử trong rất nhiều tác phẩm của ông.
Năm 1485, cha của ông tái hôn và gửi ông đi học trường chuyên Francesco da Urbino với mục đích để cho ông có thể kiếm được một nghề nghiệp đáng chú ý. Tuy vậy Michelangelo lại sao nhãng việc học do dành thời gian quá nhiều trong xưởng nghệ thuật. Ông đã khiến cho cha và bác mình vô cùng thất vọng vì đối với họ nghệ thuật là những thứ đáng xấu hổ khi có ở trong nhà. Quả nhiên, dưới sức ảnh hưởng của cha và bác mình, Michelangelo dường như cũng có chung một phần quan điểm về số đông nghệ sĩ vốn theo đuổi các loại hình nghệ thuật thấp kém và tràn lan phổ biến chỉ để kiếm tiền. Do đó, để theo đuổi đam mê của mình, Michelangelo buộc phải chứng minh rằng nghề nghiệp mà ông theo đuổi là một điều gì đó khác biệt, siêu phàm và vô cùng đáng kính trọng. Ông đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp của mình để nâng vị thế nghề nghiệp mình chọn lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Năm 13 tuổi, Michelangelo được nhận vào học việc tại xưởng vẽ của Domenico Ghirlandaio. Ông được học việc ở đây 2 năm và thậm chí được trả tiền thù lao, số tiền đó đã giúp ông đỡ đần cha của mình. Tuy nhiên sau này trong cuốn tiểu sử viết về chính mình, ông đã tìm mọi cách phủ nhận quãng thời gian này bởi vì xưởng vẽ của thầy ông vốn là một công xưởng mang tính công nghiệp chuyên sao chép tranh, phục vụ cho nhu cầu của giới quý tộc thời bấy giờ. Hình ảnh một anh thợ học việc hèn mọn chuyên làm việc vặt cho các hoạ sĩ khác không giống với hình ảnh do ông muốn gây dựng lên đó là một vị quý tộc đi theo đam mê nghệ thuật cao quý và lý tưởng của mình.
Năm 1489, Lorenzo de’ Medici (Người Vĩ Đại) – nhà cai trị (không chính thức) của Florence đã yêu cầu Ghirlandaio gửi đồ đệ xuất sắc của mình cho ông để học tạc tượng nhằm khôi phục lại nghệ thuật điêu khắc từng là niềm tự hào của Florence. Năm 1450, sau khi nhận thấy tài năng của Michelangelo, Người Vĩ Đại đã nhận ông vào gia tộc của mình. Michelangelo có 2 năm ở trong Cung điện Medici tráng lệ cho tới khi Người Vĩ Đại qua đời. Ông được dạy dỗ bởi Poliziano và Ficino – những nhà trí thức uyên bác lỗi lạc mà có lẽ đã giúp cho các tác phẩm của Michelangelo không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật đơn thuần mà được nâng lên thành một loại triết học hữu hình. Hoặc nói cách khác, Michelanglo đã biểu đạt được những triết lý về thần học, triết lý, mối quan hệ của con người… thành một sản phẩm hữu hình.
Quãng thời gian trưởng thành ông đã từng rời Florence tới ở một thời gian tại Venice, Bologna, Rome. Ông mất năm 1564 sau khi hoàn thành tác phẩm cuối cùng của mình là Vương cung thánh đường thánh Peter tại Vantican, thọ 88 tuổi. Ông bị ốm nặng một tuần trước khi chết, khi được nhìn thấy đang dầm mưa trên phố, ông nói rằng: “Tôi bị ốm và tôi không thể tìm chỗ nghỉ ngơi (bình yên) ở nơi nào cả.” Mộ của ông ở Florence được thiết kế với hình tượng ba trinh nữ đau buồn tượng trưng cho: Hội họa, Điêu khắc và Kiến Trúc.
Trong suốt sự nghiệp của mình, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bức phù điêu David và bức Đức Mẹ Sầu bi, được thực hiện trước năm 30 tuổi. Không chỉ tài năng ở lĩnh vực điêu khắc, ông còn thể hiện tài năng ở lĩnh vực hội hoạ. Hai tác phẩm bích hoạ có sức ảnh hưởng lớn nhất của ông trong lịch sử văn hoá tôn giáo và nghệ thuật phương Tây là cảnh Thiên Chúa sáng thế và Sự phán xét cuối cùng ở Nhà nguyện Sistine ở Rome. Ông cũng có sự nghiệp kiến trúc sư với nhiều công trình đồ sộ như: Nhà thờ thánh Peter, La Mã pháp đình San Lorenzo, Nhà nguyện Medici, Thư viện Laurentian… Sau này, tên của ông được đặt cho một tiểu hành tinh 3001 Michelangelo và một miệng hố va chạm trên sao Thuỷ cũng mang tên ông
II. Phân Tích Lá số chiêm tinh
i. Mô Hình Tù Ngục Của Mặt Trăng Song Ngư Hạn Chế Cuộc Đời Michelangelo
Về mặt ngoại môn, Mặt trăng nhà 2 thể hiện tiền bạc có ý nghĩa quan trọng với ông, nó mang lại cho ông cảm giác an toàn và cảm xúc của ông phụ thuộc và những gì mà ông kiếm được. Mô hình tù ngục của Mặt Trăng Song Ngư là “Hãy đi vào vật chất”, cụ thể hơn với Song Ngư thì chính là đi vào cõi cảm dục, tiện nghi, thú vui… Tuy vậy, dù kiếm được nhiều tiền từ nghệ thuật nhưng ông vẫn sống giản dị, ông đã nói với Condivi rằng “Mặc dù tôi đã trở nên rất giàu có, nhưng tôi vẫn tiếp tục sống như một người nghèo”.
Như vậy, có thể nói với Michel-Ange, mặt trăng nhà 2 chi phối nhiều ở các giá trị mà ông coi trọng hơn là về mặt vật chất. Ông coi trọng nghề nghiệp và các giá trị mà nghệ thuật mang lại cho đời sống tinh thần của con người, do đó cảm xúc của ông (mặt trăng) cũng bị phụ thuộc vào những giá trị đó. Nếu những giá trị nghệ thuật mà ông tôn thờ được phát triển và coi trọng thì ông sẽ cảm thấy an toàn. Điều đó thể hiện rất rõ từ khi còn trẻ, khi ông bị gia đình khinh rẻ nghề nghiệp của mình, ông đã phải vật vã trong đau đớn (Chiron nhà 2) và tìm con đường chứng minh rằng nghệ thuật thật sự vô cùng đáng trân trọng và cao quý. Đây cũng là tù ngục lớn nhất của Mặt trăng nhà 2, một nhu cầu ẩn sâu bên trong tâm lý của người nghệ sĩ luôn muốn được sự phản hồi tích cực từ gia đình, xã hội, nhu cầu được coi trọng, vượt qua cảm giác bị khinh rẻ.
Chúng ta có thể thấy phàm ngã của Michel-Ange đã bị mô hình tù ngục này thôi thúc mạnh mẽ tới mức ông bằng mọi giá chứng minh cho mọi người xung quanh về giá trị của mình. Ông kiếm tiền từ nghệ thuật và nuôi sống gia đình vốn khinh thường chính nghề nghiệp đó. Đó là phản ứng vô thức của mặt trăng ảnh hưởng tới ông mạnh mẽ nhất lúc ông còn trẻ tuổi. Và cũng phải nhấn mạnh rằng chính kiểu mẫu tù ngục này đã thu hút những người gây tổn thương và khiến ông cảm thấy không có giá trị, điển hình nhất là cha và bác của ông.
Tuy vậy, dường như ông vẫn rất khó khăn trong việc đánh giá đúng vị trí và giá trị đích thực của bản thân. Mặc dù trở thành một hiện tượng nghệ thuật nhưng ông lại cảm thấy giá trị của mình có được là nhờ gốc gác mà (gia đình ông tự cho) là quý tộc của mình. Michel-Ange thừa hưởng sự tự hào mạnh mẽ tới nỗi ông đã nghĩ rằng chính tên tuổi gia đình đã làm nên sự nổi tiếng của ông. Trong khi thực tế là tài năng siêu phàm của chính ông mới là điều vực lại tên tuổi cho nhà Buonarroti.
Ông nói trong một bức thư viết cho cháu trai mình: “Hãy nói với linh mục đừng có viết cho bác là ‘Điêu khắc gia Michealangelo’ nữa. Vì ở đây người ta chỉ gọi bác là Michelangelo Buonarroti” như thể chính dòng họ là thứ định danh ông chứ không phải các kiệt tác của ông đã làm nên tên tuổi Michel-Ange. Ông viết: “và nếu một công dân Florence muốn vẽ một bức tranh điện thờ, anh ta sẽ phải tìm đến một họa sĩ. Bác chưa bao giờ là một thợ vẽ hay một thợ điêu khắc sống nhờ vào những tiệm nghệ thuật. Bác không làm thế để giữ thể diện cho cha và các anh em của bác.” Michel-Ange thông qua cơn giận của mình đã tuyên bố một cách cực đoan: ông không phải thợ vẽ cũng như thợ điêu khắc khiêm tốn mà như là một nghệ sĩ “pháp sư” và các tác phẩm của ông được “thổi hồn” và trở thành sự sống. Mặt trăng nhà 2 đã khiến cho tính tự ái và tự phụ của ông trở nên rõ nét. Ở thời điểm đó (lúc ông đã 73 tuổi), các lãnh chúa vĩ đại Châu Âu cũng phải van nài mới có được một tác phẩm nhỏ của ông, hà cớ gì ông phải giận dữ vì một linh mục Florence vô danh? Đó chính là sự bực bội đến từ một người phải đấu tranh cả cuộc đời với những kẻ luôn “vô thức” coi khinh nghề nghiệp của mình.
Ông vốn có khát vọng tình ái với các chàng trai trẻ, cũng là lí do vì sao các bức tượng khỏa thân nam giới chiếm phần lớn trong tác phẩm của ông, cũng là điều góp phần nên sự nghiệp lẫy lừng của ông. Vẻ đẹp của các bức tượng nam giới vừa cuồn cuộn cơ bắp lại vừa có dáng vẻ mềm dẻo nữ tính, một vẻ đẹp phi giới tính vốn thách thức dư luận thời đó.
Với các mối quan hệ đồng giới của Michel-Ange, nhiều sử gia đã cố tình sửa đổi và che đậy hoặc nhắm mắt làm ngơ trước cảm xúc dạt dào không che giấu nổi của ông. Những người hâm mộ ông cho rằng biểu lộ tình yêu của ông đối với các chàng trai trẻ chính là đam mê triết học trừu tượng, là tình yêu thuần khiết cần được tỏ bày giữa con người với nhau, giữa những trí tuệ cao cả và tâm hồn nghệ sĩ đồng điệu. Chính triết học Tân Plato – nơi nhóm hội Michel-Ange hay tham gia, cũng cổ vũ việc bày tỏ tình yêu thương phổ quát đó bởi biểu đạt cao nhất của tình yêu là sự hợp nhất của linh hồn, và với Thượng Đế.
Mặc dù xã hội đương thời có những triết lý giúp Michel-Ange dễ dàng che giấu ham muốn thực sự của mình bằng lớp vỏ bóng bẩy của tri thức, nhưng ông không thể kiềm chế được “Khát khao điên cuồng không phải tình yêu – nó giết chết linh hồn”16 (Michelangelo, Rime e Lettere, 164) Ông có thể lừa dối người khác nhưng không thể tự lừa dối bản thân. Ông vốn là một người Ki-tô ngoan đạo vốn cho rằng dục vọng là tội lỗi, ông lại còn nhiệt thành với thuyết Tân Plato (thể xác là nhà tù giam cầm linh hồn), ông hiểu rõ hơn ai hết những dục vọng tội lỗi của mình và luôn dằn vặt bản thân vì sự tuyệt vọng trong khát khao cứu rỗi linh hồn. Ông vẫn luôn dựa vào ảo cảm rằng sự ngưỡng mộ của ông là với cái đẹp thiêng liêng, rằng vẻ đẹp bên ngoài là cây cầu nối tới vẻ đẹp thần thánh (vốn mâu thuẫn với điều ông từng nói vể vẻ xấu xí của mình là tương phản với nét đẹp tinh thần bên trong):
“Hỡi chúa tể của ta, trên khuôn mặt tuấn tú của em ta thấy,
những điều trong cuộc đời này ta không thể nói rõ
linh hồn, vẫn bị xác thịt che đậy,
được nâng tới Thiên Đường hướng về Chúa
Và đám đông ngu ngốc thô bỉ
đo lòng quân tử bằng những tội lỗi chính chúng phạm phải
chẳng hề chi. Ta ấp ủ
một tình yêu, đức tin, khát vọng, thuần khiết và chân thành”
Bài học lớn mà ông khiến ông giằng xé đau đớn nội tâm đó chính là mối quan hệ tình cảm đồng giới và những cảm xúc dục vọng đang thiêu đốt linh hồn ông. Nó khiến cho ông càng khao khát thoát khỏi tội lỗi để chứng tỏ mình xứng đáng với tình yêu của Chúa: “Tôi muốn có ham muốn, Chúa ơi, với những thứ mà tôi không muốn” – lời thơ của một người đang cố chống lại bản chất cảm dục của chính mình. Một người bạn đã viết thư khuyên nhủ ông: “dừng ra ngoài vào ban đêm và hãy từ bỏ những thói quen tai hại đối với cả tâm hồn và thể xác”. Người bạn đó muốn thức tỉnh Michel-Ange nhưng ông không hề biết rằng chính Michel-Ange hiểu rõ tội lỗi của mình hơn ai hết. Ông đang trong trận chiến để giết chết phàm ngã đầy dục vọng, và rồi hồi sinh trở lại một cách tốt đẹp hơn. Rất nhiều lần trong các tác phẩm thơ ca của mình, ông thường xuyên nhắc tới đêm đen và cái chết như một sự cứu rỗi (Song Ngư) của linh hồn vĩnh cửu:
“để yên bình bao trùm lên những dằn vặt trong ta…
Ôi bóng của cái chết, cận kề
mọi thống khổ của linh hồn, mọi đớn đau của trái tim,
một liều thuốc hóa giải mọi bệnh tật” [2]
ii. Các đặc điểm tích cực của dấu hiệu và các chủ tinh
Mặt trăng Song Ngư nằm ở nhà số 2 mang lại cho ông tài năng nghệ thuật, và chính tài năng nghệ thuật này giúp ông tìm thấy được giá trị của bản thân (nhà 2) cũng như mang lại cho ông tiền bạc vật chất cho bản thân và gia đình. Có lẽ ông đã kế thừa được sự đa tài của Song Ngư từ rất nhiều kiếp sống trước đây, nên ông rất dễ dàng để biểu lộ tài năng của mình từ khi còn rất nhỏ.
Đối với mặt trăng nhà 2, điều Michel-Ange cần học đó là hiểu được giá trị của chính bản thân và những cống hiến của ông cho nhân loại, trân trọng và tự hào về chúng, không để cho sự đánh giá và chê bai của người khác hạ thấp giá trị bản thân. Đó là một thái độ cân bằng không chỉ đối với vật chất mà còn đối với các giá trị sống và các nguyên tắc tinh thần quan trọng.
Hướng dẫn thanh luyện của linh hồn cho mặt trăng Song Ngư là cống hiến hoàn toàn tất cả những gì họ có để phụng sự quên mình. Năng lượng sáng tạo phi truyền thống “không màng kỉ cương phép tắc” của Thủy Tinh ở Bảo Bình đã khiến ông trở thành nghệ sĩ đầu tiên trở thành đối tượng của sự tôn sùng cá tính. Ông đã phá vỡ rào cản giữa cuộc sống và nghệ thuật, đối với ông đời sống không có gì ngoài nghệ thuật và nghệ thuật cũng chính là đời sống tưởng như trần tục được ông biến thành kiệt tác bất hủ. Ông thiết lập một mẫu hình nghệ thuật mới trong thời kỳ Phục Hưng và về sau này được đón nhận và sùng bái trọn vẹn trong phong trào Lãng mạn thế kỉ XIX vốn đề cao cảm xúc và cá tính, tự do, phản kháng các giá trị thực dụng, hướng tới thế giới công bằng, hòa hợp với tự nhiên. Ông đã giãi bày nỗi niềm của mình trong bài nhạc madrigal:
“Vì linh hồn bức tử sự sống
Cuộc đời tôi không còn là của tôi
Mà đã bị cái xấu xa nô dịch”
Ông có một cảm nhận thẩm mỹ tuyệt vời về nghệ thuật đặc biệt là vẽ tranh và điêu khắc (mặt trăng trùng tụ với Thủy Tinh). Phong cách nghệ thuật của ông có lẽ cũng vì vậy mà rất logic, một phong cách nghệ thuật rất chỉn chu nhưng cũng mang đầy tính triết lý và hướng tới sự hợp nhất sâu sắc của con người tinh thần. Thủy tinh “nổi loạn” (Bảo Bình) trong sự nghiệp nghệ thuật điêu khắc, hội họa và kiến trúc của ông. Bất cứ ai muốn đặt hàng tác phẩm của ông đều phải có một niềm tin lớn lao vào Michel-Ange vì tác phẩm của ông thách thức quy chuẩn nghệ thuật chính thống. Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông (Sự phán xét vĩ đại – the Last Judgement), Giáo hoàng vì không chịu nổi dư luận đã phải yêu cầu người khác vẽ thêm phần che đậy những phần trên cơ thể mà họ cho rằng xúc phạm tôn giáo và nghệ thuật.
Với mặt trăng Song Ngư đã được thanh luyện thông qua Diêm Vương Tinh (chủ tinh nội môn của Song Ngư), Michel-Ange dường như đã biểu lộ được ý thức nhiệm vụ của mình đối với nhân loại, ông đã tạo ra một cuộc cách mạng mới trong nghệ thuật, nâng tầm ý nghĩa của nghệ thuật lên một mức độ tinh thần cao quý bằng cách thể hiện những ý niệm trừu tượng siêu hình thông qua vẻ bề ngoài của con người trần tục.
Bài học lớn mà ông khiến ông giằng xé đau đớn nội tâm đó chính là mối quan hệ tình cảm đồng giới và những cảm xúc dục vọng đang thiêu đốt linh hồn ông. Nó khiến cho ông càng khao khát thoát khỏi tội lỗi để chứng tỏ mình xứng đáng với tình yêu của Chúa: “Tôi muốn có ham muốn, Chúa ơi, với những thứ mà tôi không muốn” – lời thơ của một người đang cố chống lại bản chất cảm dục của chính mình. Một người bạn đã viết thư khuyên nhủ ông: “dừng ra ngoài vào ban đêm và hãy từ bỏ những thói quen tai hại đối với cả tâm hồn và thể xác”. Người bạn đó muốn thức tỉnh Michel-Ange nhưng ông không hề biết rằng chính Michel-Ange hiểu rõ tội lỗi của mình hơn ai hết. Ông đang trong trận chiến để giết chết phàm ngã đầy dục vọng, và rồi hồi sinh trở lại một cách tốt đẹp hơn. Rất nhiều lần trong các tác phẩm thơ ca của mình, ông thường xuyên nhắc tới đêm đen và cái chết như một sự cứu rỗi (Song Ngư) của linh hồn vĩnh cửu:
“để yên bình bao trùm lên những dằn vặt trong ta…
Ôi bóng của cái chết, cận kề
mọi thống khổ của linh hồn, mọi đớn đau của trái tim,
một liều thuốc hóa giải mọi bệnh tật”[3]
iii. Các đặc điểm tích cực của dấu hiệu và các chủ tinh
Mặt trăng Song Ngư nằm ở nhà số 2 mang lại cho ông tài năng nghệ thuật, và chính tài năng nghệ thuật này giúp ông tìm thấy được giá trị của bản thân (nhà 2) cũng như mang lại cho ông tiền bạc vật chất cho bản thân và gia đình. Có lẽ ông đã kế thừa được sự đa tài của Song Ngư từ rất nhiều kiếp sống trước đây, nên ông rất dễ dàng để biểu lộ tài năng của mình từ khi còn rất nhỏ.
Đối với mặt trăng nhà 2, điều Michel-Ange cần học đó là hiểu được giá trị của chính bản thân và những cống hiến của ông cho nhân loại, trân trọng và tự hào về chúng, không để cho sự đánh giá và chê bai của người khác hạ thấp giá trị bản thân. Đó là một thái độ cân bằng không chỉ đối với vật chất mà còn đối với các giá trị sống và các nguyên tắc tinh thần quan trọng.
Hướng dẫn thanh luyện của linh hồn cho mặt trăng Song Ngư là cống hiến hoàn toàn tất cả những gì họ có để phụng sự quên mình. Năng lượng sáng tạo phi truyền thống “không màng kỉ cương phép tắc” của Thủy Tinh ở Bảo Bình đã khiến ông trở thành nghệ sĩ đầu tiên trở thành đối tượng của sự tôn sùng cá tính. Ông đã phá vỡ rào cản giữa cuộc sống và nghệ thuật, đối với ông đời sống không có gì ngoài nghệ thuật và nghệ thuật cũng chính là đời sống tưởng như trần tục được ông biến thành kiệt tác bất hủ. Ông thiết lập một mẫu hình nghệ thuật mới trong thời kỳ Phục Hưng và về sau này được đón nhận và sùng bái trọn vẹn trong phong trào Lãng mạn thế kỉ XIX vốn đề cao cảm xúc và cá tính, tự do, phản kháng các giá trị thực dụng, hướng tới thế giới công bằng, hòa hợp với tự nhiên. Ông đã giãi bày nỗi niềm của mình trong bài nhạc madrigal:
“Vì linh hồn bức tử sự sống
Cuộc đời tôi không còn là của tôi
Mà đã bị cái xấu xa nô dịch”
Ông có một cảm nhận thẩm mỹ tuyệt vời về nghệ thuật đặc biệt là vẽ tranh và điêu khắc (mặt trăng trùng tụ với Thủy Tinh). Phong cách nghệ thuật của ông có lẽ cũng vì vậy mà rất logic, một phong cách nghệ thuật rất chỉn chu nhưng cũng mang đầy tính triết lý và hướng tới sự hợp nhất sâu sắc của con người tinh thần. Thủy tinh “nổi loạn” (Bảo Bình) trong sự nghiệp nghệ thuật điêu khắc, hội họa và kiến trúc của ông. Bất cứ ai muốn đặt hàng tác phẩm của ông đều phải có một niềm tin lớn lao vào Michel-Ange vì tác phẩm của ông thách thức quy chuẩn nghệ thuật chính thống. Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông (Sự phán xét vĩ đại – the Last Judgement), Giáo hoàng vì không chịu nổi dư luận đã phải yêu cầu người khác vẽ thêm phần che đậy những phần trên cơ thể mà họ cho rằng xúc phạm tôn giáo và nghệ thuật.
Với mặt trăng Song Ngư đã được thanh luyện thông qua Diêm Vương Tinh (chủ tinh nội môn của Song Ngư), Michel-Ange dường như đã biểu lộ được ý thức nhiệm vụ của mình đối với nhân loại, ông đã tạo ra một cuộc cách mạng mới trong nghệ thuật, nâng tầm ý nghĩa của nghệ thuật lên một mức độ tinh thần cao quý bằng cách thể hiện những ý niệm trừu tượng siêu hình thông qua vẻ bề ngoài của con người trần tục.
Phân tích cấu trúc cung
A. Mô tả phàm ngã
i. Các đặc điểm tính cách tích cực và tiêu cực đến từ giả thuyết về Cung Phàm ngã
Cung phàm ngã của Michel-Ange có thể được giả thuyết là cung 6 hoặc cung 1. Ông có ý thức về mục đích mạnh mẽ và ý chí bền bỉ để phàm ngã trở thành một công cụ hữu ích cho sự biểu đạt của linh hồn. Mãnh lực mạnh mẽ cung 1 này có thể được truyền dẫn bởi Diêm Vương Tinh (chủ tinh nội môn và huyền giai của Song Ngư). Cung 6 của ông được củng cố bởi Song Ngư (Mặt trăng, Mặt trời, Hỏa tinh), Nhân Mã (Điểm mọc).
Tính cách và phong thái làm việc của Michel-Ange cùng với hàng loạt công trình đồ sộ ông để lại bắt nguồn từ sức mạnh to lớn và ý chí bền bỉ không dễ tìm thấy ở những người bình thường. Ông đã cống hiến cho nghệ thuật với sự tận tâm và ý chí không ngừng với mục đích và lý tưởng cao cả của cung 6. Có lẽ ông đã được ban cho phàm ngã cung 6 để trở thành một công cụ hữu ích cho sự biểu đạt của linh hồn. Nếu không có sự nhất tâm của cung 6 thì không thể chắc được ông đã để lại cho hậu thể 5 thế kỉ sau nhiều di sản nghệ thuật lớn lao như vậy. Tất nhiên, việc lao mình vào công việc, bỏ bê đời sống hàng ngày, ăn uống đạm bạc và vệ sinh cá nhân không đảm bảo đã để lại hậu quả cuối đời qua những cơn bệnh tật đau đớn của ông. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng ông đã có một phàm ngã cung 6 tích hợp hoàn toàn, sức mạnh ý chí tuyệt đối cùng với kỷ luật và sự kiểm soát đã khiến cho các thể thấp phải phục tùng và ít khi bị thực tế làm cho lệch hướng.
Ngay từ lúc nhỏ, Michel-Ange đã thể hiện lòng nhiệt thành của mình thông qua tình yêu đối với nghệ thuật, ông tranh thủ vẽ mọi lúc mọi nơi (một cách bí mật) dù cho bị gia đình la mắng và đánh đập. Ông đã khiến cho người cha khắc nghiệt phải đầu hàng vì không thể nào thay đổi được con mình. Ông biết rõ mình cần gì và sử dụng “sức mạnh tuyệt đối của ý chí” để đi theo mục đích đó mà không bị phàm ngã làm chệch hướng.
Ông đã lựa chọn con đường trở thành nghệ sĩ vĩ đại nhất thời kì Phục Hưng (đồng hành với mục tiêu khôi phục vinh quang mờ ảo của gia tộc Buonarroti) và không bao giờ lệch hướng khỏi lý tưởng đó. Tuy niềm tự hào có chút kiêu ngạo của ông trước hết được di truyền từ người cha, người bác nhưng ông đã từ chối sống cuộc sống lười biếng như một cách giữ gìn danh tiếng một cách cảnh vẻ như cha và các anh em mình. Ngược lại, ông lao vào làm việc như một phụng sự viên đích thực cho mục đích phàm ngã, nhưng cũng là cho tiếng gọi cao cả hơn của linh hồn ông.
Sự nổi tiếng của ông không chỉ nhờ những tác phẩm kinh điển mà còn vì khả năng biến nghệ thuật trở thành phương tiện hoàn hảo cho đức tin và những lý tưởng tôn giáo sâu sắc. Michel-Ange rất tin tưởng vào việc cầu nguyện (cung 6) và thậm chí còn cho rằng cầu nguyện có tác dụng tốt hơn cả thuốc men. Trong giấy tờ của Michelangelo, người ta tìm thấy lời cầu nguyện: “Hãy ban ân sủng cho con, để chừng nào con còn ở trong nhà tù không thân thiện với linh hồn con [thân xác này] nơi Chúa giữ con, con có thể tôn vinh Ngài.” Sức mạnh nghệ thuật tận tụy tuyệt đối của ông và sự cống hiến của Michel-Ange cũng chính là một dạng cầu nguyện.
Sự vĩ đại của Michelangelo phần lớn được thúc đẩy nhờ đức tin của ông. Nó không chỉ ảnh hưởng tới bản chất tác phẩm ông sáng tạo nên mà còn ảnh hưởng tới tư tưởng của ông về chính nguồn gốc của sự sáng tạo nghệ thuật. Ông tin rằng đá cẩm thạch cũng chính là sáng tạo vĩ đại của Thiên Chúa, nhiệm vụ của người nghệ sĩ là giải phóng hình tượng bên trong tảng đá vô hồn, cũng giống như linh hồn đang bị giam cầm trong thể xác trần tục.
Trong cuộc đời mình, ông đã từng có ý định trở thành tu sĩ dòng tu của linh mục Savonarola. Ông cũng từng làm tình nguyện xây dựng nhà thờ cho Dòng Tên (The Jesuits). Ông hiến dâng cuộc đời mình cho đức tin, và biểu lộ đức tin đó thông qua búa đục và cây cọ. Trong 17 năm cuối đời, ông đã trở thành giám đốc phụ trách xây dựng Vatican và thiết kế mái vòm nổi tiếng (không hoàn thành cho tới sau khi ông chết). Ông làm việc này không nhận thù lao mà ông làm vì “tình yêu với Thiên Chúa”.
Như vậy những phẩm tính cung 6 kể trên thể hiện rõ ở phàm ngã của Michel-Ange: sự mãnh liệt, cuồng nhiệt, sùng tín và cứng nhắc. Cung 6 là cung khó lay chuyển nhất trong các cung, chính Michel-Ange cũng từng phát biểu rằng ông sống vì cái đẹp và nếu “ai đó nghĩ khác ông thì ý kiến của họ là sai lầm.” Lòng sùng tín của ông không phải là mối quan tâm ích kỷ cho phàm ngã mà là lý tưởng cao đẹp và là môi trường để ông phụng sự.
Các đặc điểm cung 1 cũng thể hiện ở tính cách của ông như sự nhất tâm, năng lượng hủy diệt, cô lập, sức mạnh bền bỉ và sự bướng bỉnh ngoan cố. Cả cung 1 và cung 6 đều thể hiện sự bền bỉ hướng tới mục tiêu, ngoan cố và nhất tâm. Tuy nhiên, với đức tin sâu sắc không lay chuyển và toàn bộ công trình nghệ thuật đồ sộ về chủ đề tôn giáo thì cung 6 thích hợp là cung phàm ngã chính của ông hơn.
“Người cung sáu sẽ là nhà thơ đầy cảm xúc (như Tennyson), và nhà văn của những cuốn sách tôn giáo, hoặc theo văn thơ hay văn xuôi. Y hiến dâng cho vẻ đẹp và màu sắc, và tất cả những thứ đáng yêu…”[4]
Công trình thơ ca tôn giáo đồ sộ của ông một lần nữa là minh chứng rõ ràng cho lựa chọn này.
….
Các bạn xem tiếp trong file pdf
********
[1] Michelangelo, Rime e Lettere, 161-162
[2] Vasari, G. Leonardo Michelangelo & Raphael – Lives Of The Reaissance Artists (London: Arcturus Publishing Limited, 2018). 45.
[3] Michelangelo, Rime e Lettere, 161-162
[4] Alice A. Bailey, Tâm Lý Học Nội Môn I, 210