Khoá Thiền Cơ Bản (Meditation Quest)

Khoá Thiền Cơ Bản (Meditation Quest)

Sẽ đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời khi tất cả sự thành công của chúng ta trên thế gian không còn thỏa mãn được chúng ta nữa và chúng ta bắt đầu tìm kiếm một sự tồn tại nào đó tròn đầy và ý nghĩa hơn. Chúng ta khao khát hướng tới những điều chúng ta chưa biết và chúng ta mong ước nhận thức được các cõi giới nằm ngoài những kinh nghiệm hiểu biết về thế giới trần tục thông thường.

Read More

Trường Morya Federation

Trường Morya Federation

Liên đoàn Morya Federation là một Trường Nội môn quốc tế có các giảng viên và sinh viên đại diện cho hơn 25 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Đông Nam Á, Úc và New Zealand. Khuôn viên của chúng tôi nằm trên Internet, nơi sinh viên có thể truy cập tất cả các nguồn tài nguyên cần thiết để học tập thành công và trải nghiệm Tinh Thần bổ ích. Chúng tôi cung cấp nhiều chương trình phù hợp với sinh viên ở nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau và tuỳ theo thời gian mà cá nhân sẵn có.

Read More

Chân Sư D.K (The Tibetan)

Chân Sư D.K (The Tibetan)

Trong tháng Mười Một năm 1919, tôi tiếp xúc với A.A.B. (Alice A. Bailey) và yêu cầu bà giúp tôi bằng cách viết ra cũng như lo việc xuất bản một số sách — theo trình tự phổ truyền chân lý — đã đến lúc cần được cho ra. Lập tức bà từ chối, vì bà không hề có thiện cảm với những cái gọi là các tác phẩm huyền bí đang tràn ngập, chúng được đưa ra cho công chúng từ nhiều nhóm huyền bí khác nhau,

Read More

Lời Cầu Nguyện các đấng Cao Cả

Sau đây là một mantram được phổ biến trong Trường Minh Triết (Esoteric Section) của Hội Thông Thiên Học, dường như xuất phát từ Ashram của Chân Sư Morya. Trong các quyển sách của Ngài, đức DK có nhắc đến mantram nầy vài ba lần. Đây có thể xem như một lời cầu nguyện tuyệt đẹp. Chúng tôi xin dịch sang tiếng Việt và chia sẽ cùng các bạn. Hai bức ảnh trên hình là chân dung của Chân sư M và KH do Họa sĩ người Đức Schmiechen vẽ trong thế kỷ 19 qua sự giúp đỡ bằng thần giao cách cảm của bà HPBlavatsky và Chân Sư.

Huyễn cảm về vật chất (Glamour of Materiality)

Những ngày cận Tết, tin tức trên báo chí, trên mạng internet lan truyền dồn dập những điều khiến những người có chút đạo tâm phải suy nghĩ. Người ta đưa tin tất bật về sự giàu có sang trọng của các ngôi sao, những chiếc váy cưới cả tỉ đồng, những chiếc “siêu xe” năm bảy, tỉ đồng. Thật tương phản làm sao khi so với những người cùng khổ của xã hội, chầu chực kiếm sống hằng ngày, thu nhập cả tháng chỉ bằng một một phần ngàn của những chiếc váy cưới, những chiếc siêu xe đó.

Hình tư tưởng (Phần II)

Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu qua tính chất của các hình tư tưởng mà con người tạo ra. Gọi chúng là hình tư tưởng không có nghĩa chúng chỉ hiện diện trên cõi trí tuệ. Thật sự chúng xuất phát từ tư tưởng của con người, nhưng trong quá trình phát triển, hình tư tưởng khoác lấy

Hình tư tưởng – The thought form (Phần 1)

Mỗi tư tưởng con người đều tạo ra một hình tư tưởng xác định, có tính chất riêng. Ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant là những người viết nhiều về các hình tư tưởng đó trong các quyển sách của các vị, như các quyển Cõi Trung giới, Hình tư tưởng … Bài sau đây trích dịch từ quyển

Cập nhật tác phẩm của Geoffrey Hodson

Một số tác phẩm quan trọng của Geoffrey Hodson đã được upload lên website như:

– Sharing the Light Vol I (1/2015) và II: Tác phẩm bao gồm toàn bộ các bài báo, bài viết trong suốt cuộc đời của Ông, do vợ Ông là bà Sandra tập hợp lại xuất bản thành hai quyển sau khi Ông mất.

– Light of the Sanctuary: Đây là Nhật ký đời sống tâm linh của Ông, được xuất bản sau khi Ông mất. Các đệ tử huyền môn đều có Nhật ký Tâm linh (Spiritual Diary) của mình.

– The Hidden Wisdom of the Holy Bible, ba quyển I, II, III. Các bạn nào thích nghiên cứu Thiên Chúa Giáo dưới cách giải thích biểu tượng của Minh Triết Thiêng Liêng sẽ cảm thấy hứng thú với tác phẩm nầy. Theo Hodson, đây là tác phẩm của Chân sư của Ông (Đức Polidorus Isurenus) đọc cho Ông viết.

– ILLUMINATIONS of the Mystery Traditions (1/2015): viết về Huyền linh học Ai Cập.

“Chư ác mạc tác” – Không làm điều ác

Trong kinh Pháp Cú, có bài kệ nói về hạnh Bất hại (harmlessness), hoặc “Hạnh không làm điều ác” rất hay như sau:

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành,

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo

Nghĩa là:

Không làm việc ác,

Nguyện làm các điều lành,

Giữ tâm trong sạch

Ðó lời Phật dạy.

Chơn ngã và phàm ngã (Ego and Personality)

Con Người xuất phát (emanation from the Logos) từ Đức Thượng Đế. Con Người là một Điểm Linh-Quang của Ðức Thượng-Ðế (a spark of the Divine Fire). Cái Tinh thần (Spirit) bên trong Con Người đồng bản thể với Thượng-Ðế. Và Tinh thần nầy khoác lên mình nó một linh hồn (Soul) cũng như người ta mặc một cái áo vậy. Cái Linh Hồn giống như cái áo bao phủ Tinh thần, nó cho Tinh thần có cá tính. Ðối với sự hiểu biết thấp thỏi của chúng ta, tấm áo nầy hình như ngăn cách Tinh thần trong một thời gian làm cho nó phải rời xa Thượng-Ðế. Câu chuyện về sự cấu-tạo nguyên thuỷ của Linh-Hồn con người, về sự khai mở Tinh thần được bao bọc trong đó, là một câu chuyện rất tuyệt-diệu và lý-thú, …

Tham thiền để xây dựng tính tốt (lập hạnh – character building)

Một người mới bước vào đường đạo, bước đầu tiên là xây dựng các đức tính tốt đẹp mà y còn thiếu sót nơi mình. Chỉ khi nào y đã thể hiện các đức tính đó đến một mức độ nào đó, khả dĩ y mới có thể bước vào con đường đệ tử dự bị (Probationary Disciple). Làm cách nào ta có thể xây dựng cách đức tính tốt đẹp đó. Sách của đức DK chủ yếu viết cho các đệ tử (Disciple), do đó phần lập hạnh, xây dựng tính tốt, Ngài ít khi đề cập đến, xem như người học đạo đã biết cách và đã đạt được một mức mức độ nào đó. Hơn nữa, các sách của Hội Thần Triết đã viết khá đầy đủ về các đức tính nầy nên Ngài không cần thiết lập lại. Tuy nhiên, rải rác đây đó trong những quyển sách của Ngài (ví dụ các quyển Thư về Tham thiền huyền môn, Luận về Chánh thuật), Ngài có viết khá rõ về phương pháp xây dựng các đức tính một cách khoa học, bằng tham thiền. Chúng tôi xin đúc kết ra đây phương pháp tham thiền lập hạnh như Ngài dạy.

Đọc sách của đức DK có khó không, và đọc như thế nào?

Bản thân bà Alice A. Bailey viết rằng nhiều người lầm tưởng Bà có thể hiểu hết tất cả những gì mà đức DK viết thông qua Bà. Sự thực không phải như vậy. Bà chỉ là là người viết lại những gì mà đức DK truyền đạt thông qua Bà, và có nhiều điều Ngài dạy mà Bà cũng chưa hiểu. Thí dụ như về Chiêm tinh học nội môn, Bà hoàn toàn không biết (như lời đức DK nói trong phần viết về các tác phẩm của mình). Đức DK cũng nói Ngài viết sách không phải cho thế hệ hiện tại (1925-1950) mà Ngài viết cho tương lai, và chỉ có các bậc điểm đạo đồ khả dĩ hiểu được phần nào những gì Ngài viết:

Đường Đạo

Đôi khi bạn tự hỏi làm thế nào để chúng ta có thể bước vào đường đạo, được làm đệ tử Chân sư? Lập hạnh (character building), sửa mình (ví dụ như theo quyển “Dưới Chân Thầy” …), phụng sự nhân loại … có đủ mang ta đến cửa đạo hay không? Các bước mà người học đạo cần noi theo là như thế nào?