Bộ sách Huyền môn của Nguyễn Hữu Kiệt

Trước 1975 Nguyễn Hữu Kiệt dịch khá nhiều sách về đời sống và tiểu sử của các nhà huyền bí học trên khắp thế giới. Văn phong của Ông lưu loát, lôi cuốn. Ông vốn là một hội viên của hội Thông Thiên Học Việt Nam, nên trong các tác phẩm dịch của Ông có một số tác phẩm của các nhà Thông thiên học (Theosophist) nổi tiếng thế giới như Henry Steel Olcott, C.W. Leadbeater … Sau 1975 Ông có dịch vài quyển của bà A.A Bailey như Đường đạo trong kỷ nguyên mới (Discipleship In the New Age) (Thực ra đây là tác phẩm của Chân sư D.K – còn gọi là Chân Sư tây Tạng – The Tibetan). Các phẩm nầy được đánh máy và phổ biến hạn chế. Những tác phẩm trước 1975 dễ đọc, dễ hiểu, đã mang lại cảm hứng cho nhiều người về một đời sống tinh thần tốt đẹp, những hiểu biết về đời sống tâm linh.

  1. Tây Phương huyền bí dịch Zanoni của Edward Bulwer-Lytton một nhà huyền bí học thuộc phái Hồng Hoa Thập Tự
  2. Các bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ – Hồi ký của nhà Yogi Yogananda
  3. Đông Phương huyền bí
  4. Á Châu Huyền bí dịch The Life and Teachings of the Masters of the Far East
  5. Tây Tạng Huyền bí – Dịch The Third Eye của Lobsang Rampa
  6. Lịch sử Hội Thông Thiên Học Tập III của Cố Hôi trưởng Hội TTH thế giới Olcott.
  7. Những Bí Ẩn Của Cuộc Đời – Dịch tác phẩm Many Manions nói về luật nhân quả qua các cuộc soi kiếp của Ông Edgar Cayce.
  8. Chân Sư Và Thánh Đạo – Dịch The Master And The Path của Ông C.W Leadeater – tác phẩm nói về Huyền Giai (The Hierarchy) và con đường của ngưởi đệ tử.
  9. Đường đạo trong kỷ nguyên mới, dịch quyển Discipleship in The New Age của Alice A. Bailey, Quyển I

Xin nhấn mạnh, chúng tôi đưa những quyển sách do Dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt dịch (cũng như các quyển của Lobsang Rampa do Emil Group dịch) chỉ như một phương tiện để các bạn tham khảo, trong đó có nhiều quyển còn gây tranh cãi như Tây Tạng Huyền Bí (xem link), hoặc Á Châu Huyền Bí (xem http://www.bairdtspalding.org/frequently-asked-questions-about-baird-t-spalding/). Chúng đã được dịch cách đây hơn 45 năm rồi, và các  tác phẩm gây tranh cãi đó nếu là hư cấu, nó cũng làm được một một lợi ích nhỏ là đưa nguồn cảm hứng tâm linh đền một số người mới bắt đầu tìm hiểu.

Ebook

Tác phẩm
Ebook PRC
Ebook epub
1
2
3
4
5
6
Lịch sử Hội Thông Thiên Học Tập I
7
Lịch sử Hội Thông Thiên Học Tập II
8
9
10 Ebook PRC Ebook Epub
11
12 Ebook PRC Ebook Epub

 

Sách Lobsang Rampa (Emil Group dịch)

 

 
Tác phẩm
Ebook PRC
Ebook epub
1
2 Ebook PRC Ebook epub
3 Ebook PRC Ebook epub

17 Comments

  1. Hoai

    Mình đã tìm kiếm và say mê đọc sách Thông thiên học. Theo mình thì đối với những người Việt trẻ, có trình độ thì đọc sách Thông thiên học dễ “vào” hơn. Chúng ta lãnh hội 2 nền văn hóa: Nền giáo dục – đào tạo hiện nay theo mô hình phương Tây (Pháp, Mỹ, Nga – Liên Xô trước đây…) biện chứng và duy lý. Còn chúng ta lại sống trong xã hội phương Đông với nhiều tín ngưỡng dân gian, tôn giáo. Con người chúng ta thuộc Đại chủng thứ 4 – da Vàng, nặng về tình cảm, duy tình. Cho nên sách Thông thiên học giải thích con đường ĐẠO = khoa học (phương Tây) thì dễ được chấp nhận hơn.

  2. Mai Lâm

    Sách hay quá. Tôi đã đọc say mê! Cảm ơn dịch giả đã cống hiến tri thức. Cảm ơn tất cả quý vị hội viên đã đóng góp cống hiến, đăng tải để sách quý và kiến thức triết lý đến với đông đảo độc giả, gieo tình yêu thương bác ái khắp nơi.

    • Không biết ở Việt Nam mình có câu lạc bộ nào của những người thích, đam mê giáo lý Thông Thiên Học không nhỉ? Thật tuyệt nếu có nơi để những người yêu thích Thông Thiên Học gặp gỡ, trao đổi để cùng học hỏi thì tuyệt.
      Huynh nào biết có câu lạc bộ hoặc đại loại có nhóm nào đó thường tụ tập để luận bàn về Thông Thiên Học xin giới thiệu giùm.
      Tôi hiện nay đang ở tỉnh Bắc Ninh (Cách Hà Nội 18 km), rất thích có câu lạc bộ đó. Rất mong có Huynh nào cùng sở thích liên hệ để cùng trao đổi học tập.
      Liên lạc xin gửi: nguoidetu@gmail.com

  3. Chau Thanh Trung

    Những sách Nguyễn Hữu Kiệt tôi đã đọc gần hết.Tác giả là một trong số rất ít người đã đạt đến trình độ cao siêu trong Thông Thiên Học. Nếu ai thích và để tâm chiêm nghiệm sẽ thấy sự mầu nhiệm tuyệt vời! Có thể nói đây là kho tàng tâm linh quý giá. Sách có giá trị vượt không gian và thời gian. Hiếm có lắm. Phải có nhân duyên lớn mới đọc được những sách này! Xin ghi nhận đóng góp quá siêu đẳng của tác giả. Nhiều người có thể giác ngộ khi đọc những sách này. Xin trân trọng….

  4. Jupiter Nguyen

    Tôi cũng rất đồng ý với lời bình luận của Chau Thanh Trung , thật sự Nguyễn Hữu Kiệt là một dịch giả siêu phàm và hiếm có về sách Minh Triết Thiêng Liêng và Huyền Bí Học.

  5. Chau Thanh Trung

    Thật ra có rất nhiều người thích đọc sách huyền môn(đặc biệt là sách Nguyễn Hữu Kiệt).Nếu các bạn là người có nhân duyên lớn thì chỉ cần đọc vài hàng là bạn thích ngay và sau khi đọc xong bạn vẫn còn thấy như có âm vang về tâm linh thôi thúc và lại tiếp tục đọc đi đọc lại nhiều lần để mong chắt lọc lấy tất cả tinh hoa trong đó.Nếu như bạn đọc những sách này như cách đọc tiểu thuyết tình cảm và chỉ thích thú với những phép lạ được thể hiện,và sau khi đọc xong bạn cảm thấy nhàm chán và không muốn đọc lại lần nữa thì xem như bạn không có nhân duyên về tâm linh(đặc biệt về huyền môn).Nói chung khi đọc những sách loại này bạn cần để ý đến từng chi tiết nhỏ…như thái độ của vị chân sư,,,những lời nói đơn giản nhưng hàm chứa chân lý siêu tuyệt trong đó,,cách ứng xử khi vị Thầy gặp hoàn cảnh khó xử,,,,,,cách ăn uống…….Trong thời buổi hiện nay mà tìm được người có sở thích về huyền môn thì thật hiếm lắm.Nhưng các bạn cũng nên biết rằng những gì được tiết lộ trong loại sách dành cho đại chúng là những gì được phép cua Dang Chi ton cho khong phai pho bien tuy tien .Chan ly duoc kham pha do noi cong kho nhoc chat chiu,nang niu ,uu ai cua moi nguoi.Tu moi nguoi phai chiem nghiem va tach ra nhung tinh hoa cho rieng minh giong nhu muon thuong thuc vi ngot cua duong thi tu minh phai nem lay cho khong phai dua vao su ly luan cua nhieu nguoi khac.Chan ly khong the duoc trao doi qua cac buoi man dam vi thien co bat kha lau.Ban phai bo ra nhieu cong suc voi su say me cung tot thi cuoi cung se gat lay nhung dieu dieu ky vuot ca su mong doi.Khi ban da ngo ra mot dieu rat nho nhoi ve chan ly thi ngay lap tuc ban thay rang that su chan ly co o khap moi noi,,,,bat cu mot van de du lon du nho cung deu co an tang chan ly trong do va ban bat chot thay rang cuoc song that dieu ky,,,,phai noi la THAT DIEU KY,,,,,,

    • webmaster

      Sách Nguyễn Hữu Kiệt dịch dành cho những người mới làm quen với Minh Triết Thiêng Liêng, và tạo nguồn cảm hứng cho người đọc để bước vào thế giới tâm linh. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu thêm thì có thể đọc cách sách nêu ra trong bài viết sau đây — Đường Đạo

  6. Trần cương

    Mình cũng rất rất là thích sách huyền môn. Mình luôn có cảm giác hứng thú say mê về những điều bí ẩn, những lời dạy của các nhà tiên tri, của các chân sư. Đọc được khá nhiều sách mình thấy cái quan trọng nhất là tình thương, trí tuệ sáng suốt và xem mình như một phần tử của vũ trụ. Sự tồn tại của mình là vĩnh cửu qua nhiều hình thức để tiến hóa. Mình cũng rất đồng tình là có duyên mới đọc được những sách này. Vì nếu ai đó gặp mà không thấy lôi cuốn, mà không tin thì không trọn duyên. Khi đọc tâm hồn mình như hòa vào câu chuyện, tưởng tượng buổi nói chuyện, nhập vai từng nhân vật. Thật hay, thật ý nghĩa. Nó giúp mình có cái nhìn nhận đầy đủ hơn về cuộc sống con người, vvv… Cảm ơn người có tâm, có tình thương lớn đã chia sẻ cho những người có duyên, có chí hướng.

  7. Lân

    Spair T. Spalding kể 1 câu chuyện như thế này:
    “Chúng tôi đến nhà vị Trưởng làng… Các chỗ ngồi như sau: vị Trưởng làng ở đầu bàn, bên tay phải là mẹ Tuệ Minh, rồi Tuệ Minh, người phụ nữ xinh đẹp, Trưởng nhóm chúng tôi, và trưởng phái đoàn. Bên tay phải Trưởng làng là các vị khách của chúng tôi, sau đó đến con trai và con gái của Tuệ Minh…
    … Bagget Irand đứng dậy và nói rằng lúc nãy họ đang nói về sự giống nhau trong cuộc đời của Đức Phật và Chúa Jesus… “Khi ngươi đã nhận ra Đấng Cứu thế, ngươi có thể nắm bàn tay lại, và nếu ngươi muốn vàng, sẽ có vàng”. Anh ta mở tay ra và có một đồng vàng trong mỗi bàn tay. Anh đưa nó cho 2 người bên cạnh và họ chuyền nó khắp bàn. (Chúng tôi đã giữ chúng và cho chuyên gia kiểm tra, họ nói rằng đó là vàng ròng) “Nhưng không ai trong hai người [Phật và Jesus] nói rằng mình đã đạt sự hoàn hảo mà Thiên Chúa chọn cho các con của Người… Cả Jesus và Phật đều nói rằng ‘Các ngươi sẽ hoàn thiện như chính Cha trên trời’… Các con cái của Thiên Chúa chỉ cần thiết cho Ngài thực hiện kế hoạch hoàn hảo của mình cũng như bất kỳ cọng cây ngọn cỏ, hoa lá nào; và họ cần hợp tác trong kế hoạch hoàn hảo mà Ngài thấy. Chính vì con người rút lui khỏi kế hoạch hợp tác hoàn hảo này đã làm thế giới mất cân bằng và tạo ra các đợt sóng càn hủy hoạt phần lớn con cái Ngài… Khi con người tạo ra các lực tư tưởng tội lỗi và ham muốn, nó quăng quá mạnh khỏi cân bằng làm ra các đợt sóng dữ và gần như tuyệt diệt loài người và công trình của ngài. Vào thưở đó con người đã đạt thành tựu lớn hơn ngày nay rất nhiều. Nhưng Thiên Chúa không thể kiểm soát tư tưởng của con người về tình thương và cân bằng, hay thù ghét và mất thăng bằng; con người phải kiểm soát những thứ đó. Khi lực tư tưởng làm trái đất mất thăng bằng đã bị tiêu tán bởi thảm họa kéo theo, thì Thiên Chúa mới có thể dùng sức mạnh của mình khôi phục lại trạng thái cân bằng của trái đất; nhưng cho đến khi mà tư tưởng của con người còn thống trị, thì Thiên Chúa bất lực không thể làm gì cả.” Đến đây Bagget Irand ngừng nói và ngồi xuống.
    Chúng tôi nhận thấy rằng vị chủ nhà – Trưởng làng, đã không còn giữ được cơn kích động; và khi Bagget Irang ngồi xuống, cơn kích động đó đã bùng lên thành một hang chửi rủa có nghĩa “Đồ con chó, con chó của Công giáo, ngươi đã làm ô danh Đức Phật cao thượng và ngươi sẽ phải đền tội!” Rồi ông ta kéo một sợi dây thừng treo trên trần nhà. Ngay lập tức, ba cánh cửa mở ra phía đối diện phòng và ba mươi tên lính cầm gươm chạy vào. Ông ta đứng dậy và hai tên lính canh phía sau bước lên bên cạnh. Mười người lính đến ngay phía sau Bagget. Không ai nói hay động đậy. Chúng tôi ngồi yên, hoàn toàn bị choáng ngợp bởi sự thay đổi.
    Sau đó có một khoảng lặng và một luồng sáng chói trong phòng ở đầu bàn ngay trước mặt viên Trưởng làng. Mọi ánh mắt đổ vào khi ông ta giơ tay lên, như sắp sửa ra lệnh, nhưng gương mặt ông ta xám ngoét và ra nét kinh sợ. Một hình thù mờ nhạt dường như đứng trước mặt ông. Tất cả nghe thấy một tiếng, “Dừng lại”, rõ ràng và mạnh mẽ và tiếng nói ngưng lại thành những chữ bốc lửa giữa cái bóng mờ và viên Trưởng làng. Viên Trưởng làng có vẻ hiểu, vì ông đứng đờ ra như bức tượng. Lúc này hình thù đó đã hiện rõ và chúng tôi nhận ra đó là Jesus như chúng tôi đã thấy trước đó. Nhưng điều khiến chúng tôi kinh ngạc là một hình bóng khác đứng bên cạnh ngài và viên Trưởng làng và các tên lính nhìn chăm chú hình người này. Họ có vẻ nhận ra và sợ hãi hình bóng mờ nhạt đứng cạnh Jesus hơn là chính Jesus. Khi hình bóng thứ hai trở nên rõ ràng hơn, nó giơ tay phải lên như Jesus đã làm và tất cả tên lính buông kiếm. Căn phòng vang vọng âm thanh. Luồng sáng bùng ra, mạnh đến mức chúng tôi gần như không còn thấy gì.
    Trưởng toán lính là người hồi phục sớm nhất. Ông chườn tay ra, kêu lên “Đức Phật, Đức Phật của chúng ta, Đấng Cao Cả”. Viên Thị trưởng cũng kêu lên “Đúng thật là Đấng Cao Cả”, và quỳ mọp xuống sàn. Hai tên lính gác bước lên đỡ ông ta dậy, rồi đứng im như tượng.
    Một tiếng la lên từ đám lính, đã xếp hàng cuối phòng “Đấng Cao Cả đã đến tiêu diệt đám chó Công giáo và thủ lĩnh của chúng”. Lúc này Phật bước lùi lại và giơ tay lên “Không chỉ một lần ta nói ‘Dừng lại’, không chỉ hai lần ta nói ‘Dừng lại” mà đã ba lần ta nói ‘Dừng lại’. Mỗi khi ngài phát ra từ đó, nó hiện thành những chữ lửa như Jesus đã thốt ra, và những chữ đó không biến mất mà còn đó.
    Ngài bước lại nơi Jesus đứng và, đặt tay trái bên dưới cánh tay giơ lên của Jesus, nói “Trong chuyện này cũng như tất cả mọi chuyện, ta ủng hộ cánh tay giơ cao của người anh em thân mến nơi đây”. Rồi ngài đặt tay phải lên vai Jesus và họ đứng trong một lúc; rồi cùng bước nhẹ. Viên Trưởng làng ngồi rớt xuống ghế, lùi về sau cho đến khi đụng tường phòng và tất cả mọi người thở phào.
    Sau đó Phật khóa tay với Jesus và cả hai bước tới viên Trường làng. Phật nói “Sao ngươi dám gọi những người anh em thân mến là lũ chó Công giáo? Ngươi, trong một chốt lát, đã nhẫn tâm gạt bỏ một đứa trẻ kêu cứu cho một người thân yêu. Linh hồn vĩ đại, thân mến này đã xuất hiện và đáp lại lời kêu gọi”. Ngài bỏ tay Jesus, quay lại và chỉ về phía mẹ Tuệ Minh, bước lại bà. Ngài ngoảnh mặt nhìn cả viên Trưởng làng và mẹ Tuệ Minh. Rõ ràng là ngài có vẻ xáo trộn sâu sắc. Ngài nói tiếp “Ngươi, kẻ đáng lẽ phải là người đầu tiên đáp lại lời kêu gọi, đã né tránh trách nhiệm; và ngươi gọi người đã đáp lời, là một con chó Công giáo. Hãy đi và nhìn đứa trẻ, mà cơ thể vừa mới bị giằng xé trong đau đớn” … “Ngươi dám gọi những người không có khả năng làm hại ngươi là lũ chó Công giáo; và ngươi gọi ngươi là tín đồ của Phật. Nhục nhã! Nhục nhã! Nhục nhã!”
    Có vẻ từng lời nói đánh vào viên Trưởng làng. Chúng có sức mạnh khiến viên Trưởng làng run sợ và bàn ghế dường như rung động dưới gió lớn…
    Phật quay lại và tiến về phía hai người đã nhân những đồng vàng và hỏi xin chúng. Họ đưa ngài và, ngài bước đến viên Trường làng, nói “Đưa tay ngươi ra”. Viên Trưởng làng đưa tay run rẩy. Phật thả một đồng vàng vào mỗi bàn tay và chúng biến mất ngay lập tức. Phật nói “Thấy không, ngay cả vàng ròng cũng bay khỏi tay ngươi”, và hai đồng vàng xuất hiện ngay trên bàn của hai người đầu tiên nhận chúng.
    Phật đưa ra hai tay, đặt lên hai tay viên Trường làng, nói dịu dàng “Người anh em, ngươi không cần sợ. Ta không phán xét ngươi. Ngươi đang phán xét chính mình”. “Ngươi rút gươm nhanh để xử lý điều ngươi phán xét là sai. Nhưng hãy nhớ, khi ngươi phán xét và nguyền rủa những người khác ngươi đang phán xét và nguyền rủa chính mình”.
    Ngài quay lại với Jesus và nói “Chúng ta cùng đứng với nhau cho lợi ích chung và tình huynh đệ của toàn nhân loại”. Ngài lại cầm tay Jesus và nói “Người Anh Em, ta nghĩ ta đã làm nhiều, câu chuyện bây giờ nằm trong tay người”. Jesus đáp lời “Người đã hành động cao thượng và ta vô cùng cảm ơn”. Họ quay lại cúi chào, và tay trong tay bước khỏi cửa và biến mất.

    • Lân

      Đính chính: “Baird T. Spalding” (thay vì “Spair T. Spalding”), là tác giả quyển ‘Life and Teaching of the Masters of the Far East’, nguyên tác của bản dịch “Á châu huyền bí” được post trong web này.

    • Lân

      Đoạn trích ở trên, Lân dịch từ bản gốc “Life and teachings of the Masters of the Far East”. Đoạn đó ông Nguyễn Hữu Kiệt không dám đưa vào bản dịch “Á Châu huyền bí”. Do đó ở đây phải khen ông Kiệt về tính “phân biện” (“discrimination”, đức tính đầu tiên trong quyển “At the feet of the Master” của Alcyone). Thời mạt pháp, “đạo cao 1 xích ma cao 1 trượng”, có những sư thầy buổi sáng còn tụng kinh buổi tối thấy trong quán bar, vàng thau lẫn lộn (mà vàng thì ít thau thì nhiều :). Có lẽ ông Kiệt đoán 99% đoạn Spalding kể ở trên là giả, nên không dám dịch là phải 🙂

    • Lân

      Rất hoan nghênh tính cầu thị của webmaster ở chỗ không xóa comment của Lân, và đã thêm đoạn ghi chú thật lòng:
      “trong đó có nhiều quyển còn gây tranh cãi như Tây Tạng Huyền Bí (xem link), hoặc Á Châu Huyền Bí… Chúng đã được dịch cách đây hơn 45 năm rồi, và các tác phẩm gây tranh cãi đó nếu là hư cấu…”

      Đó là thái độ đúng đắn và cần thiết trong việc tìm kiếm chân lý 🙂

      • webmaster

        Chào bạn,

        Tất cả các bài vở trên website này chủ yếu viết về giáo lý của đức DK, thi thoảng có trích dẫn của vài tác giả Thông Thiên Học như C.W. Leadbeater, Dora Kunz, Geoffrey Hodson… Các tác phẩm của Nguyễn Hữu Kiệt dịch, trừ 2 quyển đã nói (Tây Tạng Huyền Bí và Á Châu Huyền Bí,) còn lại là hồi ký (như của Henry S. Olcott, Yogananda, Paul Brunton…), hoặc nói về Nhân Quả (Edgar Cayce) là những sách hữu ích cho người mới bắt đầu tìm hiểu. Bảo người mới học mà đọc sách của đức DK chẳng khác bảo học sinh mẫu giáo học giáo trình Đại Học! Do đó, chúng có giá trị nhất định cho người chí nguyện.

      • Lân

        Chào anh/ chị webmaster,
        Lân không phản đối ý kiến của webmaster về sự hữu ích ‘dù ít dù nhiều’ của các sách trong mục này (bản thân Lân cũng đọc những sách này trong thời gian đầu).
        Tuy nhiên, ‘cảm hứng’ (hay có thể gọi là ‘lòng tin’, ‘lòng sùng đạo’, hoặc ‘sự kích thích’…), cũng có thể là con dao 2 lưỡi rất nguy hiểm. Thí dụ IS, các nhóm hồi giáo cực đoan sẵn sàng ‘tử vì đạo’, e rằng trong số các độc giả đọc các sách huyền học trên cũng không tìm ra được những người ‘nhiệt thành’ như vậy.
        Cho nên, ghi chú thêm của webmaster, cảnh báo rằng các sách trên vẫn “gây tranh cãi”, và “có thể hư cấu” là rất cần thiết cho người đọc, bởi vì:
        1) Lòng nhiệt thành có thể giúp ích chút đỉnh ban đầu, nhưng không giúp người ta tiến xa được (giống như Chân sư D.K. cũng có cảnh báo về “devotee type” của Hội Theosophy về sau), mà bước quan trọng phải là tính phân biện (discrimination). Tính phân biện (discrimination) có lẽ tương đương với bước đầu tiên trong Bát chánh đạo của Phật, đó là “chánh kiến”.
        2) Giống như chuyện trưng bày, ví dụ như 1 người bày 2 gian hàng trưng bày ngoài trời. 1 gian ghi rõ “hàng chính hãng”, 1 bên ghi “hàng trôi nổi”, thì người mua nếu có lựa chọn xem hàng trôi nổi và tự mình kiểm tra tính thật giả, thì cho dù có bị lầm đi nữa cũng không phải lỗi của người trưng bày. Còn nếu để lẫn lộn 2 gian hàng với nhau mà không có ghi chú gì, thì rõ ràng là không hay.

        Như vậy, với ghi chú thêm của anh/ chị webmaster, mục này như vậy là ổn 🙂

Leave Comment