Luật Nhân Quả – Chương 7 – Chứng Biếng Ăn- Bị Mọi Ruột và Sự Ám Ảnh

Chương 7 nói về chứng bệnh biếng ăn và các nguyên nhân bí truyền. Bài do Vũ Thành Khánh dịch.

**************************************

CHƯƠNG 7

Chứng Biếng Ăn: Bị Moi Ruột Và Sự Ám Ảnh

Đây là một hiện tượng tương đối hiếm hoi nhưng nó mang lại nhiều bài học cho các nhà trị liệu huyền môn, cho các đệ tử và những người tử vì đạo. Rất nhiều người trong số chúng ta đã từng chứng kiến sự tiều tụy của những người mắc các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, hay trong điều kiện suy nhược tương tự như mắc bệnh lao, hoặc đã từng xem những thước phim về hình ảnh của các nạn nhân trong trại tập trung. Đó là những cảnh tượng thật bi thảm và chúng ta băn khoăn tự hỏi về karma ẩn sau một kinh nghiệm như vậy, nhưng với người mắc chứng biếng ăn, chúng ta phải đối mặt với một người không hề có dấu hiệu nào của bệnh tật, chối bỏ thức ăn, và không có động cơ chính trị, xã hội hay một động cơ nào khác để làm việc đó. Bệnh nhân sẽ chối bỏ thức ăn, hoặc có thể nhận đồ ăn nhưng sẽ giấu ngay đi rồi tìm mọi cách để tránh phải ăn. Điều này dẫn đến tình trạng bị đói lả, suy dinh dưỡng và cuối cùng là tử vong.

Karma Nhóm

Người ta tự hỏi, liệu việc dũng cảm nhịn ăn của các cá nhân vì lý do chính trị hoặc nhằm phản đối xã hội có hoàn toàn mang tính vị tha và liệu sự tôn sùng lý tưởng chính trị đằng sau việc nhịn ăn đã không trở thành nguyên nhân của sự kích động và việc chối bỏ thức ăn là một phần của sự kích động đó. Tôi nhấn mạnh ví dụ trong trường hợp nạm chết đói có chủ ý vì các nguyên nhân chính trị, bởi vì về cơ bản, nghiệp quả ở đây có liên quan tới karma nhóm, nói rộng ra là karma của cả một quốc gia. Đặc biệt trong 150 năm qua, một số sự kiện khủng khiếp đều gắn liền với các khuynh hướng dân tộc, chia rẽ, hay nói một cách huyền môn hơn, chúng đều liên quan tới Karma nhóm ở mức độ chủng tộc. Một số linh hồn lựa chọn gánh vác gánh nặng này và chấp nhận những kiếp sống trong các điều kiện môi trường đáng lo ngại kéo dài, không nhất thiết dưới dạng biểu lộ bạo lực như các mối đe dọa tấn công của các cuộc không kích, mà có thể thông qua các tình huống nội bộ như người cha trong gia đình nghiện ngập, hay người mẹ có quan điểm hẹp hòi, ti tiện, hay có thái độ quá khắt khe, hay có cuộc sống tài chính bấp bênh.

Yếu Tố Của Sự Biểu Lộ Tính Dục

Cảm giác cô đơn đóng một phần vai trò ở đây. Đa phần con người quay sang thức ăn khi ở trong tình trạng đó, nhưng bệnh nhân này thì quay lưng lại với đồ ăn. Có một sự thực bí truyền rằng các hoạt động mạnh mẽ của tính dục đòi hỏi phải được duy trì bởi lòng tha thiết thèm muốn với thức ăn hoặc, hoặc ngược lại, sự tha thiết thèm muốn thức ăn có thể đòi hỏi biểu lộ hoạt động tính dục mạnh mẽ. Nếu nỗi sợ hãi đủ mạnh, không ngừng nghỉ và có từ khi còn bé, thì sự biểu lộ tính dục (hoặc mọi biểu lộ của nó) trở thành bị ức chế. Không có gì để “tiêu thụ” năng lượng của thức ăn nạp vào. Sự chối từ bản thân trở thành một khuynh hướng trong cuộc sống. Sự cô đơn bị nhầm lẫn với sự độc lập, và ăn ít hàm ý kém phụ thuộc hơn.

Khi có sự nhấn mạnh vào việc buồn nôn ở những bệnh nhân mắc chứng biếng ăn, karma của việc này gần như liên quan tới việc từng bị moi ruột trong một kiếp sống trước kia.

Chứng ám ảnh.

Luôn luôn có một sự ám ảnh, và theo cách nhìn của tâm lý học, những bệnh nhân mắc chứng chán ăn sẽ dần trở nên suy mòn theo những lối đặc biệt. Theo cách rất riêng, mỗi nhóm bệnh nhân khác nhau sẽ suy mòn theo những lối khác nhau, mặc dù cũng có nhiều chồng chéo và những trường hợp ngoại lệ không phải hiếm hoi. Thông thường, chứng chán ăn ở tuổi vị thành niên thường là sự lo lắng về chứng béo phì và dẫn đến việc ăn kiêng quá mức nhằm tránh khỏi sự chế nhạo của gia đình cũng như bạn bè xung quanh. Chứng cuồng loạn này sẽ làm xáo trộn thể xác và gây ức chế cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nỗi ám ảnh này sẽ làm cho sợ bị béo phì và do đó bỏ ăn. Người có chứng ám ảnh này thường xuyên lo nghĩ về thức ăn và chứng béo phì, theo đuổi chế độ ăn theo công thức và cũng có thể bị dao động không dứt khoát giữa chứng cuồng ăn (không thể thỏa mãn cơn đói) và việc kiêng ăn. Bệnh nhân suy sụp sẽ mất đi vị giác và càng ngày càng chán đồ ăn, trong khi người bị tâm thần phân liệt sẽ phát triển các ảo tưởng về thức ăn, và đa phần họ thường quả quyết thức ăn bị nhiễm độc và bị ngộ độc *.

(*) Tài liệu về Điều trị Y khoa, Dunlop, Davidson, Alstead; London.

154.jpg

 

Cách Điều Trị

Việc điều trị nhằm làm giảm bớt chứng ám ảnh ở những bệnh nhân bằng cách liên tục nhấn mạnh tính cần thiết của việc giải thoát chính bản thân họ khỏi những suy nghĩ đó. Sự ám ảnh nên bị phá bỏ và giải thích lý do cho điều đó. Quan trọng hơn cả là nên lặp đi lặp lại và nhấn mạnh vào lời khuyên đó.

Chứng biếng ăn và việc điều trị chứng này gợi lại một phương pháp cũ nhưng rất hiệu quả của những người bản xứ Châu Phi dùng bắt những con khỉ. Người ta khoét một cái lỗ nhỏ ở quả dưa hay quả kalabash chỉ vừa đủ để lọt chân một con khỉ, rồi để mồi trong ruột quả. Con khỉ sẽ cho tay qua lỗ để lấy những hạt quả ngọt được đặt bên trong. Người dân tấn công con khỉ, và con khỉ trong cơn hoảng loạn không thể bỏ tay khỏi những hạt quả ngọt, và thức ăn quá nhiều đến độ nó không thể rút tay qua lỗ và con khỉ đó không thể chạy đi cùng với quả dưa đeo chặt và khi ấy thật dễ dàng bị tóm. Mối liên hệ giữa khó khăn của con khỉ và sự liên quan giữa sự ám ảnh của một người bị biếng ăn là rất rõ ràng.

Tử Vì Đạo Tinh Thần

Chứng biếng ăn cho ta một ví dụ thú vị về năng lượng cảm xúc hay năng lượng trung giới tập trung trực tiếp vào một vấn đề cụ thể và lơ đi tất cả những thứ khác, sự hình thành bám chấp quá mạnh mẽ và hết sức tiêu cực đến cuồng loạn tới mức đe dọa cuộc sống và cơ thể vật lý của người đó. Người ta có thể hiểu rằng, những mãnh lực tương tự diễn ra ở đây có thể đẩy con chiên vào đấu trường và sẵn sàng tử vì đạo.

Hãy so sánh điều này với cái được gọi là Ý CHÍ – ý chí kiên cường thiêng liêng của Atma – được đánh thức và sử dụng, khi một người tâm linh được thúc đẩy mạnh mẽ để nhịn ăn như một tấm gương anh hùng cho những người khác, một phàm ngã tích hợp cao, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, lạnh lùng và với một hiểu biết đầy đủ về hậu quả. Điều này làm ta gợi nhớ tới Mahatma Ghandi.

Khi Vắng Bóng Atma.

Nó cũng khiến chúng ta liên tưởng đến nỗ lực “siêu nhân” ở một số hiếm hoi vận động viên, những người dưới áp lực nặng nề, vẫn buộc cơ thể nỗ lực ở giai đoạn nước rút tưởng chừng như tuyệt vọng cuối cùng để khuất phục tất cả những đòi hỏi của cơ thể, của tâm trí và cảm xúc, khi lượng acid lactic trong máu tăng lên, khi cơ thể thiếu hụt oxi, khi hàm lượng CO2 tăng cao và rồi bị chuột rút để thoát khỏi tình trạng ấy. Đó là thời điểm mà Atma được gọi xuống từ tam thể thượng. Đôi khi, có thể thấy Atma giáng xuống trong những lúc tuyệt vọng mà một linh hồn cố gắng giữ lại xác thân vật lý, trong cái mà chúng ta gọi là “ý chí sống còn”! Không có nhà trị liệu huyền môn nào nên bỏ qua hiểu biết về “ý chí sống còn” này nơi bệnh nhân, và bằng chứng cho sự hiện diện của nó sẽ buộc quá trình trị liệu sẽ phải tiến hành với sự nỗ lực gấp đôi. Cũng tương tự như vậy, sự vắng bóng hoàn toàn của Atma cần phải được quan tâm thích đáng, vì thông thường đó là biểu hiện của việc Linh hồn muốn rút khỏi hiện thể của nó, cơ thể vật lý.

Leave Comment