GIẤC MƠ (C.W. Leadbeater)

Giới thiệu: Như đã nói trong bài trước, chúng tôi dịch tiếp quyển sách nhỏ về Giấc mơ của Ông C.W. Leadbeater như một tài liệu tham khảo về chủ đề giấc mơ. Ông CW Leadbeater có cung năm rất mạnh trong cấu trúc cung của mình, nên Ông trình bày chủ đề rất mạch lạc. Các bạn có thể đọc và đốichiếu đến những chỉ dạy của Chân sư DK, từ đó rút ra những nhận xét của mình.

NHỮNG HÌNH ẢNH NGHIỆP QUẢ

Câu chuyện về nhân quả sau đây do Bà Blavatsky kể lại trong tạp chí Lucifer, số 10, tháng 6 năm 1888, được tập hợp lại trong Collected Writings IX. Đây có thể được xem là một ví dụ tiêu biểu khác của Kỹ Thuật Tích Hợp Cung một mà Chân sư có nhắc đến.
Câu chuyển kể về Nghiệp quả của một linh hồn là Hoàng đế Frederick III của Nước Phổ, mất năm 1888, sau khi lên ngôi được 99 ngày khi Cha của Ông là Hoàng Đế William I cũng qua đời trước đó trong năm đó. Frederick III bị ung thư họng, không nói được, và căn bệnh này như nghiệp quả được truy nguyên đến kiếp sống khi Ông là vua Clovis ở thế kỷ thứ 5, đã tàn bạo dùng ngọn giáo đâm vào cổ họng của một Nữ Tiên Tri (Sybil) vì đã nói những lời trái ý ông, “Y bị tiêu diệt bởi vì y đã tiêu diệt”.

CHẨN ĐOÁN BỆNH TẬT BẰNG THÔNG NHÃN

Geoffrey Hodson là một trong những nhà thông nhãn nổi tiếng của giới Thông Thiên Học, và một số tác phẩm của ông được biết đến rất nhiều, như quyển The Kingdom of the Gods mô tả Thế Giới Thiên thần với các hình màu minh hoạ. Thầy Hiệu trưởng MDR cũng đánh giá rất cao ông Geoffrey Hodson, Riêng cô Leoni Hodgson có thời gian theo học Raja Yoga với ông Hodson. Trong các vị lãnh đạo Thông Thiên Học ban đầu, có vẻ ông Geoffrey Hodson ít có thành kiến với bà Alice Bailey hơn các vị khác, bằng chứng là ông có bài Review quyển Từ Trí Tuệ đến Trực Giác của bà Bailey và khen ngợi bà rất nhiều.

Thuật Trắc tâm—Psychometry

Giới Thiệu: Trong bài này, Geoffrey Hodson viết về khả năng Psychometry, được dịch là thuật trắc tâm, và có nhiều chi tiết thú vị để chúng ta suy nghĩ. 

Đây là phần “thay đổi không khí” trong việc học tập giáo lý của Chân sư DK 😊. Bài viết trích từ The Science of Seership

Tâm thức Chân ngã—Egoic Consciousness

Từ “Chân ngã” thường được áp dụng cho tinh thần của con người khoác lên mình một thể gọi là thể Nguyên nhân, và được cấu tạo bằng vật chất của cõi thượng trí. Phần cấu tạo này của con người được người Hy Lạp gọi là “Augoeides chói sáng”.
Tất cả những năng lực được hoạch đắc trong ¬những kiếp luân hồi liên tiếp trong cõi trí, cõi cảm dục và cõi trần được lưu trữ trong thể Nguyên nhân. Đây là “kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát” mà Đức Christ đã nói đến.

Cập nhật tác phẩm của Geoffrey Hodson

Một số tác phẩm quan trọng của Geoffrey Hodson đã được upload lên website như:

– Sharing the Light Vol I (1/2015) và II: Tác phẩm bao gồm toàn bộ các bài báo, bài viết trong suốt cuộc đời của Ông, do vợ Ông là bà Sandra tập hợp lại xuất bản thành hai quyển sau khi Ông mất.

– Light of the Sanctuary: Đây là Nhật ký đời sống tâm linh của Ông, được xuất bản sau khi Ông mất. Các đệ tử huyền môn đều có Nhật ký Tâm linh (Spiritual Diary) của mình.

– The Hidden Wisdom of the Holy Bible, ba quyển I, II, III. Các bạn nào thích nghiên cứu Thiên Chúa Giáo dưới cách giải thích biểu tượng của Minh Triết Thiêng Liêng sẽ cảm thấy hứng thú với tác phẩm nầy. Theo Hodson, đây là tác phẩm của Chân sư của Ông (Đức Polidorus Isurenus) đọc cho Ông viết.

– ILLUMINATIONS of the Mystery Traditions (1/2015): viết về Huyền linh học Ai Cập.

Đường Đạo

Đôi khi bạn tự hỏi làm thế nào để chúng ta có thể bước vào đường đạo, được làm đệ tử Chân sư? Lập hạnh (character building), sửa mình (ví dụ như theo quyển “Dưới Chân Thầy” …), phụng sự nhân loại … có đủ mang ta đến cửa đạo hay không? Các bước mà người học đạo cần noi theo là như thế nào?

Lobsang Rampa và tác phẩm “Tây Tạng huyền bí” (The Third Eye).

Nguyễn Hữu Kiệt dịch quyển The Third Eye sang tiếng Việt dưới tựa đề Tây Tạng huyền bí và xuất bản tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Sau đó nó trở thành best seller, giống như đã xảy ra khắp thế giới kể từ khi nó xuất bản lần đầu tại Anh tháng 11 năm 1956. Kể từ năm 1975 đến nay quyển sách đã được tái bản nhiều lần tại Việt Nam cũng như được phổ biến rộng rãi trên mạng internet dưới dạng sách điện tử, và luôn luôn đứng đầu trong các quyển sách được người đọc sách tâm linh tìm đọc. Quyển sách cung cấp nhiều chi tiết hấp dẫn về xứ sở Tây Tạng, đời sống trong Lạt Ma Viện, tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng, chuyện huyền bí về Thần nhãn… Nhưng thật ít ai tại Việt Nam biết rằng tác giả thật của nó không phải là một vị Lạt ma Tây Tạng dưới tên gọi Lâm Bá (Lobsang Rampa) mà là một người Anh tên thật là Cyril Henry Hoskins, sinh năm 1910 tại Plympton, Devon, Anh Quốc.