Đôi khi bạn tự hỏi làm thế nào để chúng ta có thể bước vào đường đạo, được làm đệ tử Chân sư? Lập hạnh (character building), sửa mình (ví dụ như theo quyển “Dưới Chân Thầy” …), phụng sự nhân loại … có đủ mang ta đến cửa đạo hay không? Các bước mà người học đạo cần noi theo là như thế nào?
Có lẽ những lời sau đây của đức DK sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về con đường đệ tử (Path of Discipleship):
Cái hình ảnh một người tiến bước trên Con đường Tiến hóa cho đến khi một ngày kia y thình lình đứng trước một cánh cửa rộng mở mà y có thể vui sướng bước qua hoàn toàn không giống chút nào với thực tế. Cái ý tưởng cho rằng một người nào đó có thiên hướng tốt lành và đã phát triển một số tính tốt (như được mô tả trong các quyển Trước thềm thánh điện và Con đường Đệ tử của bà Annie Besant) vốn chi phối nhiều người mộ đạo của Hội Thần Triết là cực kỳ sai lạc. Các quyển sách nầy rất hữu ích và những ai đang bước đi trên Con đường Tập Sự (the Path of Probation) cần nghiên cứu cẩn thận chúng. Tuy nhiên đối với các đệ tử thì chúng không thật sự hữu ích như thế bởi vì chúng khiến y đặt trọng tâm trật chỗ và tập trung lên những gì lẽ ra đã được phát triển. Đương nhiên, các tính tốt phải được phát triển và đạt đến một mức độ ổn định trong con người y, tuy nhiên các đức tính nầy có ít tác dụng trong việc được điểm đạo và bước qua “cửa đạo”. Chúng là chỉ dẫn rằng con người đã đạt đến một trình độ nào đó trên con đường tiến hóa và là kết quả của các thử nghiệm, kinh nghiệm, và các biểu hiện liên tục, và tất cả người mộ đạo (aspirants) gần bước vào Con đường Đệ tử đều sở hữu chúng. Chúng là các phát triển tất nhiên và chỉ đơn giản là phản ứng của phàm ngã đối với thời gian và kinh nghiệm. Có một chân lý vĩnh cửu rằng không ai có thể bước qua cánh cửa nầy trừ phi các đức tính nầy đã thể hiện rõ ràng, nhưng điều nẩy là do là người đạo sinh đã tiến hóa đến một mức độ nào đó và tự nhiên sẽ đạt được một mức độ tự chủ, tinh luyện và phát triển trí tuệ.
The picture of a man moving along the Path of Evolution until suddenly one day he stands before an open door through which he may joyously pass has no faintest resemblance to the truth; the idea that a man of a nice disposition and possessing certain character developments such as those portrayed in such books (by Annie Besant) as The Open Court and the Path of Discipleship, which condition the theosophical aspirants, is exceedingly misleading. These books are very useful and should be carefully studied by the man upon the Path of Probation, but are not so useful to the disciple, for they lead him to put the emphasis in the wrong direction and to focus upon that which should already have been developed. Naturally, the character development must be present and assumed to be stable in the man’s equipment; these characteristics have, however, little bearing on initiation and passing through the “door” on the Path. They are indicative of the point reached upon the Path of Evolution, as a result of experiment, experience and continuous expression, and should be common to all aspirants who have reached the point of facing discipleship; they are unavoidable developments and connote simply the reaction of the personality to time and experience. It is eternally true that no one may pass through this door unless these character indications are developed, but that is due to the fact that the aspirant has progressed to a certain stage of unfoldment and automatically now has a measure of self-control, of mental understanding and of purity. [RI 348]
Chúng ta nên đúc kết lại để hiểu thật rõ những gì mà đức DK dạy.
1. Lập hạnh (charater building) như chúng ta được chỉ dẫn trong các quyển sách của hội Thông Thiên Học (Dưới Chân Thầy, Con đường Đệ Tử, Trước thềm Thánh điện…) là điều kiện cần thiết để bước vào đường đạo, để được điểm đạo, nhưng nó không đủ để bước vào con đường đệ tử và bước qua “Cửa” Đạo.
2. Các quyển sách trên là cần thiết và hữu ích cho Các đạo sinh trên Con đường Tập sự, nhưng những ai đã bước vào Con Đường Đệ Tử thì cần học hỏi thêm những điều khác. Nếu các bạn muốn biết người đệ tử cần phải học hỏi thêm gì các bạn có thể đọc quyển sách của đức DK Đường Đạo trong kỷ nguyên mới I và II để biết được đức DK giảng dạy cho đệ tử của Ngài những điều gì. Chúng tôi có thể tóm tắt lại cho các bạn những gì mà đức DK dạy cho đệ tử của Ngài:
- Vũ trụ hay Đại Thiên địa (Macrocosm) – Các định luật chi phối của vũ trụ
- Con người hay Tiểu Thiên địa (Microcosm) – Các định luật của Linh Hồn – Sự phát triển của Nhân loại và các Giới trong Thiên nhiên – Cấu tạo huyền bí của con người – Cách phát triển một cách khoa học.
- Cách xây dựng đường Antahkarana nối liền Phàm ngã và Chơn ngã – Học hỏi về ảo ảnh (maya), huyễn cảm (glamour), và ảo tưởng (illusion). Các phương pháp diệt trừ các huyễn cảm, ảo tưởng … bằng tham thiền.
Các bạn có thể đọc thêm những gì mà người đệ tử cần học trong quyển Thư về Tham thiền huyền môn, chương IX Các trường Tham thiền trong tương lai.
Nếu các bạn mới bước đầu tìm hiểu đường đạo, chúng tôi khuyên bạn nên đọc một số sách của hội Thông Thiên học cơ bản sau:
– Vũ trụ và Con người I,II, III
Bạn cũng có thể đọc thêm các quyển sách nói về luân hồi, nhân quả, sự chết để có thêm hiểu biết trong các quyển sau:
Về Tham thiền có quyển The Light of the Soul, Ánh sáng của Linh hồn của bà A.A. Bailey, Trân Châu đã dịch ra tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam.
Khi bạn đã nắm một số ý niệm cơ bản, bạn có thể bắt đầu đọc sách của đức DK. Các quyển mà bạn nên đọc trước tiên là Điểm đạo trong nhân lọai và Thái dương hệ, Thư về Tham Thiền huyền môn, Luận về Chánh Thuật (A Treatise on White Magic). Nếu bạn có thể đọc và hiểu một phần nào đó các quyển sách của đức DK chắc chắn bạn đã vượt qua giai đoạn người mộ đạo và đang tiến dần đến con đường đệ tử. Và tốt nhất bạn nên đăng ký theo học một trường Nội môn, vì bạn sẽ được hướng dẫn có trình tự từng bước trong học hỏi, tham thiền và phụng sự. Morya Federation Esoteric Schools of Meditation, Study and Services là một trường như thế.
jupiter nguyen
webmaster
jupiter nguyen
jupiter nguyen
jupiter nguyen
Tuan Phan