Loạt bài về Luân xa theo giảng dạy của Chân sư DK
Slide của các bài thuyếtt trình hàng tháng của Chi Nhánh Tiếng Việt trường Morya Federation.
Slide của các bài thuyếtt trình hàng tháng của Chi Nhánh Tiếng Việt trường Morya Federation.
Giới thiệu: Phần đầu tiên này trích từ Esoteric Healing nói về Dân tộc Do Thái và Bài Học Nhân Quả. Phần này và hai phần tiếp theo cung cấp khía cạnh bí truyến của dân tộc Do Thái, một lịch sử có thể truy nguyên đến Thái dương hệ trước đây.
Trong nhóm đệ tử của Chân sư DK có nhiều người là người Do Thái như Regina Keller (RSU)—bạn thân của A.A. Bailey, Roberto Assagioli (FCD). Thầy Hiệu trưởng Michael D. Robbins cũng là một người gốc Do Thái. Đặc điểm của người Do Thái là sự chia rẻ, vật chất, nhưng họ cũng là những người tiến hoá rất cao, thông minh, nghệ sĩ. Chân sư DK có nhắc đến trong thế kỷ XX Thánh đoàn sẽ gởi một số đệ tử tái sinh vào dân tộc Do Thái nhằm giải quyết vấn đề Do Thái.
Tiểu Luận Cuối Khoá Học Great Quest của Học viên Thái Thị Tú Anh.
Giới Thiệu: Chúng tôi giới thiệu Tiểu luận cuối Khoá học Great Quest của một học viên, phân tích Michelangelo về hai phương diện nội môn: cấu trúc cung và các dấu hiệu chiêm tinh. Bài khá dài, các bạn đọc toàn bộ bài viết ở đây.
Chương 7-9 của quyển sách “Khai mở Con mắt thứ ba”
Vấn đề trở nên phức tạp vì các thành phần của Con Mắt Thứ Ba là cùng loại vật chất mà chúng ta phải tìm kiếm để phát hiện ra nó. Câu nói này thực hơn là tưởng tượng. Việc tìm kiếm Con Mắt Thứ Ba liên quan đến vấn đề tương tự như một người đàn ông tìm kính mắt khi anh ta bị cận thị. Anh ta cần kính mắt để tìm chính nó! May mắn thay, chúng ta có giáo lý của những người đệ tử đã chiến đấu để bước vào Ánh Sáng, chỉ dẫn chúng ta con đường. Chúng ta có thể an tâm sử dụng các gợi ý của họ và chú ý đến các lời khuyên của họ miễn là chúng ta có một sự hiểu biết sâu sắc về cấu trúc thực sự của con người.
Chúng tôi bắt đầu upload các bản dịch các Bình Giảng của Thầy Hiệu trưởng MDR về Sáu Giai đoạn của Con Đường Đệ Tử, trích trong Phần III (Section III) quyển Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới I, từ trang 671 đến trang 775 của quyển sách. Phần này, theo lời Chân sư DK, là phần quan trọng thứ nhì trong 7 giáo lý mà Chân sư DK truyền bá ra thế giới trong thế kỷ XX, sau giáo lý về Shamballa. Nó đính chính những hiểu sai về Con Đường Đệ Tử, về vị trí và trách của nhiệm của các đệ tử trong một Ashram của Chân sư. Những gì được truyền dạy trước đó qua các tổ chức huyền linh nặng tính cảm tính và sùng kính, do đó, thiếu cái nhìn trung thực về vị trí của một đệ tử, cũng như thế nào là một Ashram của Chân sư..
Con mắt thứ ba, Chương 4-6
Con Mắt Thứ Ba… cơ quan bí ẩn này có một lịch sử thần thoại mang tính phổ quát. Nó là con mắt của Horus trong thần bí học Ai Cập; là con rắn thẳng đứng của Caduceus; là chiếc sừng của Kỳ Lân; là con mắt trong Kinh Thánh: “Nếu mắt ngươi là duy nhất, cả thân thể ngươi sẽ đầy ánh sáng.” Nhưng trên hết, Con Mắt Thứ Ba là một cơ quan vật lý vốn có trong tất cả nhân loại, và tiềm năng vận hành của nó là quyền lợi của mọi người sở hữu. Đây là một cơ quan của thị giác nội tại mà người ta đã nói: “Đôi mắt vật lý của chúng ta nhìn về phía trước mà không thấy quá khứ hay tương lai, nhưng Con Mắt Thứ Ba bao trùm vĩnh cửu.”
Khai mở Con mắt thứ ba
Giới thiệu: Tiếp tục giới thiệu tác giả Douglas Baker, chúng tôi dịch tiếp quyển sách “The Opening of Third Eye”, trong cùng chủ đề với quyển sách “The Third Eye”. Đây chỉ là tài liệu tham khảo cho học viên huyền môn, vì tất cả phải được xem xét đối chiếu với những gì Chân sư DK dạy. Theo Chân sư DK, con mắt thứ ba chỉ hữu hiệu và hoạt động khi một người tiến đến gần và đạt được lần điểm đạo thứ ba, dù rằng nó đã bắt đầu thức tỉnh ở lần điểm đạo đầu tiên. Tuy nhiên, cách trình bày dễ hiểu của Douglas Baker giúp chúng ta có thể năm bắt được một vấn đề tương đối khó mà Chân sư DK dạy rải rác trong các sách của Ngài
Phần phụ lục của “Con mắt thứ ba”, bao gồm 4 phụ lục:
Ảnh hưởng của Chân sư Trong Lịch Sử Hoa Kỳ
Tiến Hóa Lượng Tử
Các Tác Phẩm Kinh Điển
Các Giá Trị Tinh thần
CHƯƠNG 11, “Con Mắt Thứ Ba”
Các Quyền Năng Biểu Hiện
Sự xuất hiện của các năng lực liên quan đến cơ quan thị giác nội tâm không nên được xem như một quá trình cứng nhắc. Có vô số yếu tố ảnh hưởng đến cách mà con mắt thứ ba biểu hiện.
Yếu tố đầu tiên là nghiệp quả của cá nhân, kéo dài qua hàng ngàn năm và nhiều kiếp sống. Đôi khi nghiệp quả có thể mang tính kìm hãm. Đôi khi, nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các biểu hiện cực kỳ hiếm của năng lực siêu thường. Bản thân các năng lực này có thể rất chung và đa dạng hoặc rất cá nhân và đặc biệt.
Chương 9, “The Third Eye”,
Chúng tôi bỏ qua không dịch chương 8 của quyển sách, một bài viết về Yoga của một yogi Ấn độ, vì cách trình bày yoga theo các thuật ngữ đặc trưng của một trường phái hơi khác với cách Chân sư DK trình bày. Các bạn có thể đọc nguyên tác tiếng Anh. Chương 9 là bài viết của của Douglas Baker về yoga, dưới “con mắt của một bác sĩ y khoa Tây Phương”. Tuy nhiên, Chân sư DK đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chức năng cụả thể xác đã trở nên tự động, nằm dưới ngưỡng tâm thức, và không nên “kéo” nó lên bề mặt tâm thức. Yoga của thời hiện đại là Raja Yoga, yoga của tâm trí chứ không phải hatha yoga, yaga hướng đến kiểm soát thể xác.