Đọc sách của đức DK có khó không, và đọc như thế nào?

Nhân dịp một bạn đọc viết về việc đọc sách của đức DK, bạn cảm thấy quá cao siêu, khó hiểu, và như lời bạn nói “có lẽ linh hồn tôi phải mất thêm vài trăm năm nữa mới hiểu hết,” chúng tôi xin chia sẻ một vài trải nghiệm về việc đọc sách của đức DK.

Bản thân bà Alice A. Bailey viết rằng nhiều người lầm tưởng Bà có thể hiểu hết tất cả những gì mà đức DK viết thông qua Bà. Sự thực không phải như vậy. Bà chỉ là là người viết lại những gì mà đức DK truyền đạt thông qua Bà, và có nhiều điều Ngài dạy mà Bà cũng chưa hiểu. Thí dụ như về Chiêm tinh học nội môn, Bà hoàn toàn không biết (như lời đức DK nói trong phần viết về các tác phẩm của mình). Đức DK cũng nói Ngài viết sách không phải cho thế hệ hiện tại (1925-1950) mà Ngài viết cho tương lai, và chỉ có các bậc điểm đạo đồ khả dĩ hiểu được phần nào những gì Ngài viết:

Cách đây vài năm, tôi có phổ biến ra thế gian qua trung gian của bạn [A.A. Bailey] tác phẩm A Treatise on Cosmic Fire. Trong quyển sách đó, tôi viết tỉ mỉ thêm về những gì được trình bày sơ lược trong quyển sách Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ vốn được xuất bản trước đó (năm 1922). Trong cả hai quyển sách tôi đã đề cập đến Các Con đường Vũ trụ.* Tôi đã đưa ra một một số thông tin qua những từ ngữ thật trừu tượng. Chúng trừu tượng đến nỗi chỉ một vài người có thể hiểu được chúng. Ý nghĩa thực sự của chúng chỉ dành cho các bậc điểm đạo đồ cao cấp, mà, từ quan điểm của của họ, tôi không thuộc các vị đó, mặc dầu từ quan điểm của bạn tôi có thể nằm trong các bậc đạo đồ đó. Trong quyển Điểm đạo trong nhân loại và Thái dương hệ, vốn được viết cho công chúng, rất ít thông tin được viết ra, và do đó tôi chỉ nêu ra một vài ý tưởng để định hướng. Ngày nay, trong bộ Luận về Bảy Cung, tôi đã viết thêm nhiều để bổ sung cho những gì được viết. Tuy nhiên, quyển sách nầy có ý định viết cho dành cho nhóm độc giả rộng lớn hơn so với nhóm độc giả đã đọc, và cho rằng (một cách lầm lẫn) mình hiểu A Treatise on Cosmic Fire. Những gì tôi phải nói, tôi đều bảo vệ giáo lý một cách cẩn mật.

*Các con đường mà Vị Chân sư phải lựa chọn sau khi được điểm đạo lần thứ năm, hiện nay là lần thứ sáu [Người dịch]

Some years ago (in 1925) I gave out to the world through your instrumentality A Treatise on Cosmic Fire.  In that volume I elaborated upon the very elementary information given upon this subject in Initiation, Human and Solar—a book published earlier (in 1922).  In both these volumes I touched upon the cosmic Paths.  I gave (in very abstruse terms) some information; the terms were so abstruse that few can understand their meaning.  The true significance is only for advanced initiates, of which I am not one, from Their point of view, though from yours I may be.  In Initiation, Human and Solar very little was said, because the book was written for the general public and thus only a few ideas were indicated to point direction.  Now, in A Treatise on the Seven Rays I have added to that already given; this book is, however, intended for a much larger number than those who read (and claim, erroneously, to understand) A Treatise on Cosmic Fire.  In what I have to say, the teaching is carefully guarded.

 

Nhà huyền bí học Michael D. Robbins có nói với chúng tôi rằng những gì mà đức DK giảng dạy có lẽ cần vài trăm năm để chúng ta hiểu hết. Bản thân Ông tư nhận mình chỉ hiểu được vài phần trăm của những gì mà đức DK viết. Do đó, chúng ta không nên quá nản chí khi lần đầu đọc mà không hiểu gì cả. Sách của Ngài viết không phải chỉ dành đọc một hai lần, mà là đọc cả đời, đọc đi, đọc lại, mỗi lần đọc ta lại nghiệm ra những điều mới mẻ. Nhưng khi bạn đọc, bạn nên có một sổ ghi chú lại những gì quan trọng mà bạn thấy được, theo từng đề mục, để dễ tìm đọc lại sau nầy. Bạn có thể sử dụng phần mềm Onenote trong bộ Microsoft Office để ghi chú rất tiện lợi.

Việc bạn theo học một trường Nôi môn cũng là một thuận lợi vì họ đã phần nào hệ thống hóa kiến thức theo từng chủ đề. Bạn cũng nên có CDRom các tác phẩm của bà A.A. Bailey để tra cứu. Trên CDRom có software tra cứu cực kỳ thuận tiện theo từ khóa, là một công cụ học tập và nghiên cứu vô cùng quí giá. Bạn có thể mua tại Lucis Trust. Các bạn nào không có khả năng, có thể gởi email yêu cầu về webmaster, chúng tôi sẽ gởi qua email đến các bạn .

Đức DK có viết rằng việc phổ biến giáo lý huyền môn của Thánh đoàn sẽ trải qua ba giai đoạn:

1. Giai đoạn sơ khởi, đưa ra từ năm 1875 đến năm 1890, do bà H.P. Blavatsky viết ra

2. Giai đoạn trung cấp, từ năm 1919 đến năm  1949, do bà Alicae A. Bailey viết ra.

3. Giai đoạn mặc khải, sau năm 1975, phổ biến trên khắp thế gian thông qua radio*

Ngài viết radio nhưng chúng ta có thể hiểu thông qua tất cả phương tiện truyền thông hiện nay như internet.

Ngài cũng nói rằng trong thế kỷ sắp đến (thế kỷ 21), rất sớm ngay từ đầu thế kỷ, một điểm đạo đồ sẽ xuất hiện và tiếp tục công việc phổ biến giáo lý huyền môn, và vị đạo đồ nầy sẽ hoạt động dưới ảnh hưởng của Ngài (Ngài gọi là “under the same impression”), vì công việc của Ngài chưa hoàn tất.

Chúng ta hi vọng rằng những gì Ngài chưa viết rõ, chúng ta chưa hiểu, sẽ được giải thích sâu hơn trong thời gian sắp tới (nhiều người dự đoán là sau năm 2025)

 

In the foregoing pages I gave you certain broad principles and outlined a new aspect of the work which I had undertaken to do for humanity—under instruction from the Hierarchy.  The teaching I gave there is very abstruse; little of it can as yet be of real service to the majority of aspirants but a wide and general idea can take form and provide the immovable background for later teaching.  I would have you remember that the teaching which I have given out has been intermediate in nature, just as that given by H.P.B., under my instruction, was preparatory.  The teaching planned by the Hierarchy to precede and condition the New Age, the Aquarian Age, falls into three categories:

  1. Preparatory, given 1875-1890…written down by H.P.B.
  1. Intermediate, given 1919-1949…written down by A.A.B.
  1. Revelatory, emerging after 1975…to be given on a worldwide scale via the radio.

In the next century and early in the century an initiate will appear and will carry on this teaching.  It will be under the same “impression,” for my task is not yet completed and this series of bridging treatises between the material knowledge of man and the science of the initiates has still another phase to run.  The remainder of this century, as I told you elsewhere (Destiny of the Nations, page 106), must be dedicated to rebuilding the shrine of man’s living, to reconstructing the form of humanity’s life, to reconstituting the new civilisation upon the foundations of the old, and to the reorganising of the structures of world thought, world politics, plus the redistribution of the world’s resources in conformity to divine purpose.  Then and only then will it be possible to carry the revelation further. [RI 255]

 

 

9 Comments

  1. jupiter nguyen

    Vì thời gian là vô tận nên không có gì phải nản chí hay buồn phiền khi có nhiều điều ta vẫn còn chưa hiểu khi học giáo lý của master D.K. Và sẽ không bao giờ là ” quá muộn ” khi ta bắt đầu bước vào con đường đạo. Điều gì mà ngày hôm nay ta chưa hiểu thì ta sẽ hiểu nó vào một ngày nào đó và do đó không có lý do gì để buồn phiền. Điều gì mà các vị chân sư đã thành tựu được thì đó là bằng chứng cho ta biết rằng ta cũng thành tựu được như các ngài ( vì trong ta có Phật tính ). Thanks Webmaster.

  2. Nguyen

    Tôi không biết nên post ở trang nào, nên tôi post ở trang này hy vọng ai biết cho mình chút ý kiến. Đó là quyển ‘hành trình về phương đông’ do Nguyên Phong dịch, hành trình này có thật không, hay thực sự là hư cấu do Nguyên Phong dựng lên, vì trên internet nói có nhiều thời gian sự kiện trong quyển sách sai. Theo tôi khi đọc phần cõi vô hình của quyển ‘hành trình về phương đông’ có nhiều điểm giống với quyển ‘cõi trung giới’ ở trang web này. Hy vọng ai biết cho chút ý kiến về quyển ‘hành trình về phương đông’ chuyến đi nó có thực không. Mặc dù vậy quyển sách đó cũng thay đổi một vài quan niệm của tôi.

  3. jupiter nguyen

    Tôi cũng đã đọc quyển Hành Trình Về Phương Đông , theo tôi thì chuyện đó có thật và phái đoàn khoa học gia người Anh đó trong suốt quá trình nghiên cứa và tìm hiểu đạo lý ở Ấn Độ đã được sự che chở , bảo hộ của một vị Thánh nhân siêu phàm , một vị Yogi trường sinh bất tử, đó là Mahavarta Babaji người sáng lập pháp môn Kriya yoga mà Yogananda đã truyền bá Kriya yoga sang Hoa Kỳ . Mahavarta Babaji đã từng nói rằng : ” Ai mà kêu gọi đến tên Ta với một niềm tôn kính sâu xa là ngay lập tức được ban phước ” . Vị Mahavarta Babaji cũng nói rằng : ” Với sự hiện hiện của Ta thì tất cả mọi thiên đàng và địa ngục đều bị xóa bỏ ” .

  4. Jupiter Nguyen

    Tôi cảm thấy rằng mặc dù sách của chân sư D.K rất cao siêu, khó hiểu nhưng cho dù chỉ hiểu được một phần nhỏ thôi trong giáo lý của Ngài thì tôi cũng thấy nó rất thâm sâu, huyền diệu . Cứ mỗi năm đọc sách của chân sư D.K thì tôi lại cảm thấy Hạnh phúc Vì hiểu thêm một chút nữa giáo lý của Ngài. Một kẻ si tình có thể say mê một cô gái đẹp tới mức điên cuồng còn Tôi thì say mê giáo lý của chân sư D.K gần tới mức điên dại rồi. Tôi cảm thấy mình đã say đạo rồi, tôi tự hỏi ” Hỡi thế gian Đạo là gì và vì sao tôi lại say mê đạo như vậy ? ” . Với tôi Đạo là niềm vui, là hạnh phúc, là sự sống, là tất cả . Tôi cảm thấy rằng nếu không có Đạo thì sự tồn tại của tôi trên thế gian này sẽ vô nghĩa như sự tồn tại của những hạt cát vô nghĩa trong đại dương.

  5. Thắng

    Có ai đó có thể cho em được hiểu rõ hơn 1 vấn đề mà em đang buâng khuâng là nếu như em dành một tâm huyết đời này vào việc tu thiền thì em có phải buông bỏ hoàn toàn dục vọng không? Em không thể chọn con đường cho riêng mình mà làm cha mẹ gia đình thất vọng được. Có phải nếu đi theo thì không thể có vợ hay em chỉ cần kìm chế ( kiểm soát) tính dục lại thì em có thể tu thiền được hay không? E cám ơn

  6. thân gửi webmaster jupiter nguyễn
    các ngài hãy thống kê những điều khó hiểu của đức DK viết cho mọi người cùng tìm câu trả lời có lẽ giúp nhiều người tiến hoá nhanh hơn.Tôi đọc cũng hiểu sâu săc một số điều ,ví dụ về tam giá lực plana,về ba cột hoả xà trong cột sống… xin cảm ơn về sự nỗ lực của hai bạn

Leave Comment