Một người mới bước vào đường đạo, bước đầu tiên là xây dựng các đức tính tốt đẹp mà y còn thiếu sót nơi mình. Chỉ khi nào y đã thể hiện các đức tính đó đến một mức độ nào đó, khả dĩ y mới có thể bước vào con đường đệ tử dự bị (Probationary Disciple). Làm cách nào ta có thể xây dựng cách đức tính tốt đẹp đó? Sách của đức DK chủ yếu viết cho các đệ tử (Disciple), do đó phần lập hạnh, xây dựng tính tốt, Ngài ít khi đề cập đến, xem như người học đạo đã biết cách và đã đạt được một mức mức độ nào đó. Hơn nữa, các sách của Hội Thần Triết đã viết khá đầy đủ về các đức tính nầy nên Ngài không cần thiết lập lại. Tuy nhiên, rải rác đây đó trong những quyển sách của Ngài (ví dụ các quyển Thư về Tham thiền huyền môn, Luận về Chánh thuật), Ngài có viết khá rõ về phương pháp xây dựng các đức tính một cách khoa học, bằng tham thiền. Chúng tôi xin đúc kết ra đây phương pháp tham thiền lập hạnh như Ngài dạy.
Phương pháp tham thiền để lập hạnh:
Con đường đệ tử Dự bị tương ứng với giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai, với việc tạo lập trong tâm Chúa Hài đồng. Ờ kỳ điểm đạo lần thứ nhất, đứa trẻ nầy được sinh ra và bắt đầu cuộc hành hương trên Đường Đạo. Cuộc Điểm đạo lần nhất chỉ là điểm khởi đầu. Người đạo đồ đã tạo lập nên một kiến trúc nào đó của Chánh Mạng (Right Living), Chánh tư duy (Right thinking), và Hạnh kiểm tốt (conduct). Cái hình thể đó ta gọi là các đức tính. Người đạo đồ phải linh hoạt nó và ngự trong nó. Thackeray đã diễn giải quá trình lập hạnh bằng những lời lẽ rất đẹp (thường được trích dẫn) như sau:
“Gieo tư tưởng, gặt hành động,
Gieo hành động, gặt thói quen,
Giao thói quen, gặt tính cách,
gieo tính cách, gặt định mệnh
The Probationary Path corresponds to the latter period of gestation, to the building in the heart of the babe in Christ. At the first initiation this babe starts on the pilgrimage of the Path. The first initiation stands simply for commencement. A certain structure of right living, thinking, and conduct has been built up. That form we call character. It has now to be vivified and indwelt. Thackeray has well described this process of building, in the words so often quoted:—
[Page 64]
“Sow a thought and reap an action; sow an action and reap a habit; sow a habit and reap character; sow character and reap destiny.” [IHS trang 64]
Ước nguyện hướng về Chân ngã, mang lại tâm thức cao cả, và kế tiếp phát triển tâm thức tập thể, chính là những điều trực tiếp liên hệ đến các độc giả của những bức thư này. Đó là bước kế tiếp, dành cho những ai đang đi trên Đường Dự bị. Nó không thể thành tựu bằng cách chỉ tham thiền mỗi ngày ba chục phút, theo những thể thức định sẵn.
Đây là cố gắng hết giờ này sang giờ khác, suốt ngày và tất cả [145] mọi ngày, để giữ tâm thức càng cao gần mức đạt được trong tham thiền buổi sáng càng hay. Đây là quyết tâm lúc nào cũng xem mình là Chân ngã, chứ không phải là một Phàm ngã. Về sau, khi Chân ngã ngày càng kiểm soát được phàm ngã, hành giả sẽ có khả năng xem mình là thành phần của một nhóm. Y không còn những ước muốn hay quyền lợi riêng tư nào, những mục tiêu hay mong ước nào khác hơn là điều tốt đẹp cho cả nhóm. Y cần phải luôn luôn cảnh giác từng giờ, từng ngày, để khỏi rơi trở lại những rung động thấp kém. Đó là sự chiến đấu liên tục với phàm ngã đang lôi kéo y xuống, là sự tranh đấu không ngừng để gìn giữ những rung động thanh cao. Và — đây là điểm tôi muốn các bạn ghi nhớ — nên phát triển thói quen tham thiền suốt ngày và quen sống trong tâm thức Chân ngã. Hãy cố gắng cho đến khi tâm thức thanh cao ấy vững mạnh đến mức làm cho các loài tinh hoa của hạ trí, của dục vọng và của xác thân trở nên tiêu mòn và suy kém vì không được chú ý đến. Bấy giờ phàm ngã tam phân chỉ còn là phương tiện để Chân ngã tiếp xúc với cõi trần nhằm mục đích trợ giúp nhân loại. [Thư về tham thiền huyền môn, trang 145]
Aspiration towards the Ego and the bringing in of that higher consciousness with the subsequent development of group consciousness very directly concern all who will read these letters. It is the next step ahead for those upon the Probationary Path. It is not achieved by simply giving thirty minutes a day to certain set forms of meditation. It involves an hour by hour attempt, [Page 145] all day long and every day, to keep the consciousness as near to the high pitch attained in the morning meditation as possible. It presumes a determination to consider oneself at all times as the Ego, and not as a differential Personality. Later, as the Ego comes more and more into control, it will involve also the ability to look upon oneself as part of a group, with no interests and desires, no aims or wishes apart from the good of that group. It necessitates a constant watchfulness every hour of the day to prevent the falling back into the lower vibration. It entails a constant battle with the lower self that drags down; it is a ceaseless fight to preserve the higher vibration. And—which is the point I am aiming to impress upon you—the aim should be the development of the habit of meditation all the day long, and the living in the higher consciousness till that consciousness is so stable that the lower mind, desire and the physical elementals, become so atrophied and starved through lack of nourishment that the threefold lower nature becomes simply the means whereby the Ego contacts the world for purposes of helping the race.
Trong đoạn trích dẫn trên đức DK nói đến việc giữ một thái độ tham thiền suốt ngày, cái mà các vị Thiền sư gọi Mindfulness. Người học đạo lúc nào cũng tỉnh thức và sống trong tâm thức của Chân Ngã.
Bằng cách nào mà người học đạo có thể xây dựng các đức tính tốt cho mình? Đức DK dạy có hai cách căn bản, một cách dành cho những người thuộc các Cung mềm (soft Rays), hay các cung 2,4,6, vốn có khuynh hướng nghiên về sùng tín. Một phương pháp dành cho người thiên về trí tuệ, thuộc các Cung cứng (hard rays): 1,3,5,7.
Khi làm thế, hành giả hoàn thành được những điều mà người môn sinh trung bình không hiểu được bao nhiêu. Y đang tạo một hình thể, một hình tư tưởng rõ rệt, cuối cùng thành một phương tiện để y vượt khỏi phàm tâm và nhập vào tâm thức Chân ngã, một loại hình thể tạm để làm trung gian dẫn truyền (cho y đến với Chân ngã). Những hình thể này thường không đổi và có hai loại:—
In so doing he is accomplishing something that is little realised by the average student. He is building a form, a definite thoughtform that eventually provides a vehicle whereby he steps out of the lower consciousness into the higher, a kind of mayavirupa that acts as his intermediate channel. These forms are usually, though not invariably, of two kinds:—
Phương pháp của người thiên về sùng tín
Hằng ngày người môn sinh tạo ra một hình thể của Chân sư y một cách cẩn thận, với lòng yêu thương và sự chăm chú. Hình thể nầy đối với y đó là hiện thân của tâm thức cao cả lý tưởng. Trong lúc tham thiền, y phác họa hình thể này và tô điểm cho rõ nét trong cuộc sống và tư tưởng hằng ngày của y. Hình thể này có đủ các đức tính tốt đẹp, lấp lánh đủ màu sắc, và trước nhất là được làm sống [146] động bằng tình thương của người môn sinh đối với Chân sư. Về sau (khi đã đạt yêu cầu) hình thể này sẽ được chính Chân sư làm cho thêm sống động. Ở một giai đoạn phát triển nào đó, hình tư tưởng nầy được dùng làm nền tảng cho kinh nghiệm huyền môn nhập vào tâm thức Chân ngã. Người môn sinh tự nhận thức được rằng y là một thành phần của tâm thức của Chân sư và qua tâm thức bao trùm tất cả của Ngài y lướt vào linh hồn của nhóm Chân ngã một cách hữu thức. Hình tư tưởng nầy được dùng làm trung gian cho kinh nghiệm ấy, cho đến lúc không còn cần đến nữa. Bấy giờ hành giả có thể nhập vào nhóm Chân ngã của y một cách tùy ý, và về sau có thể thường xuyên hữu thức an trụ trong đó. Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất, là con đường của bác ái và lòng sùng tín.
The student builds a form daily, with care and love and attention, of his Master, to him the embodiment of the ideal higher consciousness. He lays the outline of this form in meditation and builds in the fabric in his daily life and thought. The form is provided with all the virtues, scintillates with all the colours, and is vivified, [Page 146] first of all, by the love of the man for his Master, and later (when adequate for the purpose) it is vitalised by the Master Himself. At a certain stage in development this form provides the ground for the occult experience of entering into the higher consciousness. The man recognises himself as a part of the Master’s consciousness and through that all embracing consciousness slips into the egoic group soul consciously. This form provides the medium for that experience until such a time as it can be dispensed with, and the man can at will transfer himself into his group, and later consciously dwell there permanently. This method is the one most largely used, and is the path of love and devotion.
Phương pháp của người thiên về trí tuệ
Trong phương pháp thứ hai, người môn sinh tự hình dung mình là một con người lý tưởng. Y hình dung mình có đủ các tính tốt, và trong cuộc sống hàng ngày y cố gắng sống đúng với hình ảnh lý tưởng ấy. Phương pháp này được dùng nhiều hơn cho những người trí thức, những người có trí năng và những người mà cung y không nhuộm nhiều màu sắc bác ái, sùng tín hay điều hòa. Phương pháp này không phổ thông như trường hợp trên. Hình tư tưởng được tạo trong thể trí này cũng là một hình thể tạm như trong phương pháp trên và hành giả từ đó lướt vào tâm thức Chân ngã. Thế nên, các bạn thấy việc tạo các hình thể này phải theo một số bước, và mỗi mẫu người (tùy theo cung) sẽ tạo một hình thể hơi khác nhau.
Mẫu người thứ nhất bắt đầu tạo hình ảnh của một cá nhân mà y thương mến, và từ đó y nâng tâm thức qua những cá nhân khác để đến Chân sư.
Mẫu người thứ hai bắt đầu tham thiền về đức tính mà y muốn có nhất, rồi từng đức tính được thêm vào để kiến tạo nên hình thể của cái ngã lý tưởng, cho đến mức có đủ mọi đức tính và y bỗng nhiên tiếp xúc được với Chân nhân của mình.
In the second method the student pictures himself as the ideal man. He visualises himself as the exponent of all the virtues, and he attempts in his daily life to make himself what he visualises himself to be. This method is employed by the more mental types, the intellectuals, and those whose ray is not so coloured by love, by devotion or by harmony. It is not so common as the first. The mental thoughtform thus built up serves as the mayavirupa as did the other and the man passes from these forms into the higher consciousness. As you therefore see, in building these forms certain steps will have to be taken and each type will build the form somewhat differently.
The first type will start with some beloved individual, and from that individual, will rise through the various other individuals to the Master.
The other type will start with meditation on the virtue most desired, add virtue to virtue in the building of the form of the ideal self until all the virtues have been attempted and the Ego is suddenly contacted.
[Page 147]
Phương pháp thực hành cụ thể:
Đức DK dạy rằng đức tính hay tính xấu của chúng ta đều là mãnh lực, “all are forces“. Thói hư tật xấu là mãnh lực của phàm ngã của chúng ta, còn đức tính là mãnh lực của linh hồn. Lập hạnh, xây dựng tính tốt chính là mang vào con người của chúng ta các mãnh lực hay năng lượng của linh hồn. Phương pháp được giảng dạy cho các đệ tử là phương pháp thay thế: bạn thay các tính xấu bằng các đức tính đối lập. Bởi vì khi bạn càng nghĩ đến tính xấu thì nó càng mạnh trong ta. “Energy follows thought“. Do đó, Ngài dạy rằng chúng ta phải xem xét lại bản thân mình, chúng ta có những thói xấu nào lớn nhất, và chúng ta cần vun bồi đức tính đối lập của nó, bằng hai cách như Ngài dạy ở trên. Ví dụ chúng ta có tính nóng nảy, cọc cằn, thì bạn quán tưởng đến đức tính đối lập của nó là tính trầm tỉnh, an nhiên tự tại. Ở phương pháp đầu tiên bạn hình dung hình ảnh Chân sư trong tâm của bạn. Đối với bạn, Ngài là con người lý tưởng, có đầy đủ các đức tính tốt mà bạn mong ước. Ngài bình tĩnh, an nhiên nhiên tự tại trong mọi tình huống. Ờ phương pháp thứ hai, bạn hình dung bạn là người lý tưởng, bạn bình thản trước mọi tình huống khiến bạn bất mãn, nóng giận trước đây. Bạn suy gẫm về con người lý tưởng nầy trong mỗi buổi tham thiền, và do “energy follows thought”, bạn sẽ từ từ được chuyển hóa bằng chính hình tư tưởng mà bạn tạo nên.
Khi tham thiền bạn đừng ưu tư không biết nó kết quả hay không. Đức DK dạy rằng chắc chắn nó sẽ kết quả, một cách thầm lặng và từ từ. Quan trọng là sống thiền 24 giờ một ngày như Ngài dạy, không phải chỉ ba mươi phút mỗi ngày.
Các bạn có thể đọc đoạn trích sau đây nói về Charater Building trong quyển A Treatise on White Magic.
- Việc lập hạnh (character building). Chín điểm này phải được nghiên cứu trên khía cạnhn mãnh lực (force) của chúng, chứ không theo ý nghĩa đạo đức hoặc tâm linh. Chính là “thế giới của mãnh lực mà điểm đạo đồ tiến vào”, và chính việc luyện tập mà y nhận được với tư cách người tầm đạo mới làm cho giai đoạn như vậy có thể xảy ra. Mỗi người chúng ta bước vào cuộc đời với một hành trang nhất định – đó là sản phẩm của nỗ lực và kinh nghiệm của các kiếp sống đã qua. Hành trang đó bao gồm một số khiếm khuyết hoặc thiếu sót, và hiếm khi có ở trong trạng thái cân bằng. Một người thì quá trí tuệ. Người khác thì quá tâm linh. Người thứ ba chủ yếu thiên về vật chất, và người khác nữa lại quá thần bí. Một người thì nhạy cảm, dễ bị kích thích, và dễ bị tác động. Người khác thì ngược lại với tất cả những tính chất này. Một người thì tập trung vào bản chất thú tính của mình, hoặc là quá thiên về vật chất trong quan điểm về cuộc sống của mình, trong khi người khác lại biết nhìn xa trông rộng và thoát khỏi các tội lỗi của xác thịt. Các điểm bất đồng giữa những con người thì vô số kể, nhưng mỗi kiếp sống có một xu hướng nổi bật mà tất cả các năng lượng của bản thể y đều xoay về đó. Có thể y bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các mãnh lực vật chất và tất nhiên sống đời sống của một con vật. Hoặc là y bị ảnh hưởng bởi năng lượng cảm dục và sống một cuộc sống tình cảm và tâm linh một cách mãnh liệt. Có lẽ − giống như rất nhiều người – y bị ảnh hưởng bởi ba loại năng lượng, vật chất, tình cảm, và một dòng năng lượng linh hồn không thường xuyên. Điểm cần ghi nhớ là các thể mà trong đó chúng ta, với tư cách linh hồn, đang hoạt động, cấu thành chủ yếu là các thể năng lượng. Chúng được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng là các nguyên-tử ở trong trạng thái tuôn chảy và chuyển động liên tục, và tìm chỗ của chúng trong một môi trường có bản chất tương tự. Linh hồn hoạt động như hạt nhân tích cực trong các thể năng lượng này, và hiện nay trong phần lớn các trường hợp tương đối tĩnh tại. Từ trước đến giờ, linh hồn ít gây sức ép lên các thể thấp của nó, và tự đồng hóa bản thân nó với chúng, do đó tạm thời làm mất hiệu quả sự sống nội tại riêng của nó.
- Character building. These nine points are to be studied from their force aspect, and not from their ethical or spiritual import. It is the “world of force into which the initiate enters,” and it is the training he receives as an aspirant that makes such a step possible. Each of us enters life with a certain equipment—the product of past lives of endeavour and of experience. That equipment has in it certain deficiencies or lacks, and is seldom of a balanced nature. One man is too mental. Another is too psychic. A third is primarily physical, and still another is too mystical. One man is sensitive, irritable, and impressionable. Another is the reverse of all these qualities. One person is centred in [Page 202] his animal nature, or is strictly material in his outlook on life, whilst another is visionary and free from the sins of the flesh. The diversities among men are innumerable, but in each life there is a predominant trend towards which all the energies of his nature turn. Perhaps he is swayed strongly by his physical forces and lives consequently the life of an animal. Or he is swayed by astral energy and lives a potently emotional and psychic life. Perhaps—like so many—he is swayed by three types of energy, physical, emotional and an occasional flow of soul energy. The point to be remembered is that the bodies in which we, as souls, are functioning, constitute primarily energy bodies. They are composed of energy units, atoms in a state of constant flux and movement and find their place in an environment of a similar nature. Acting as the positive nucleus in these energy bodies, and at present, in the majority of cases relatively static, is the soul. It exerts as yet little pressure upon its sheaths and identifies itself with them, thus temporarily negating its own intrinsic life.
Tuy nhiên, sẽ tới ngày mà linh hồn thức tỉnh với nhu cầu phải chi phối tình hình và phải khẳng định uy quyền của chính nó. Khi đó, con người (lúc đầu thì thỉnh thoảng) đánh giá lại tình hình. Y phải khám phá trước tiên loại năng lượng nào nổi trội hơn, và là lực thúc đẩy trong kinh nghiệm hằng ngày của mình. Khi đã phát hiện ra điều này, y bắt đầu tổ chức lại, định hướng lại và xây dựng lại các thể của mình. Toàn bộ phần giảng dạy này có thể được tóm gọn trong hai từ ngữ: Tật xấu và Đức Hạnh.
The day comes, however, when the soul awakens to the need of dominating the situation and of asserting its own authority. Then the man (spasmodically at the beginning) takes stock of the situation. He has to discover first which type of energy preponderates and is the motivating force in his daily experience. Having discovered this, he begins to re-organize, to re-orient and to re-build his bodies. The whole of this teaching can be summed up in two words: Vice and Virtue.
Tật xấu là năng lượng của các lớp vỏ, riêng biệt hoặc được kết hợp trong phàm-ngã, khi nó kiểm soát các hoạt động của sự sống và làm cho linh hồn phụ thuộc vào các lớp vỏ, và vào các xung lực và các xu hướng của phàm-ngã.
Vice is the energy of the sheaths, individual or synthesised in the personality, as it controls the life activities and subordinates the soul to the sheaths and to the impulses and tendencies of the lower self.
Đức hạnh là việc đưa vào các năng lượng mới và của một nhịp điệu rung động mới, để cho linh hồn trở thành yếu tố kiểm soát tích cực, và các mãnh lực của linh hồn thay thế các mãnh lực của các thể thấp. Tiến trình này là tiến trình lập hạnh. Hãy để Tôi minh họa điều này. Một người là nạn nhân của một tính khí dễ cáu kỉnh và hay gắt gỏng. Chúng ta nói với y rằng anh ta cần phải bình tĩnh và thanh thản, và trau dồi hạnh dứt bỏ để nhờ thế đạt được sự tự kiểm soát. Chúng ta dạy cho anh ta rằng thay vì có tính tình cáu gắt, nên có sự dịu dàng và bình tĩnh. Điều này nghe có vẻ vô vị và nhàm chán. Tuy nhiên những gì thực sự được nói đến chính là: để thay cho bản chất vị kỷ dễ xúc động và hoạt động của luân xa tùng thái dương (mang theo các mãnh lực mạnh mẽ của cõi cảm dục), y nên áp đặt vào đó nhịp điệu điềm tĩnh vô tư và hòa hợp của linh hồn, tức Chân Ngã. Công việc áp đặt rung động cao lên trên rung động thấp này là việc lập hạnh, điều kiện tiên quyết đầu tiên trên Con Đường Dự Bị. Khi đọc mục này đạo sinh nhiệt tâm có thể bắt đầu tổng kết các tài sản về năng lượng của mình; y có thể lập bảng kê các lực mà y cảm thấy chi phối cuộc sống của mình, từ đó đi đến một sự hiểu biết hợp lý và trung thực về các lực cần được khống chế, và những lực cần được tăng cường. Sau đó, trong ánh sáng của chân tri thức, y hãy tiến tới trên con đường định mệnh của y.
Virtue is the calling in of new energies and of a new vibratory rhythm so that the soul becomes the positive controlling factor and the soul forces supersede those of [Page 203] the bodies. This process is that of character building. Let me illustrate! A man is the victim of an irritable and nervous disposition. We say to him that he needs to be calm and peaceful and to cultivate detachment and so gain control of himself. We teach him that in place of a cross disposition there should be sweetness and calm. This sounds a platitude and most uninteresting. Yet what is really being stated is that in place of the restless self-centered emotional nature and the activity of the solar plexus centre (carrying the powerful forces of the astral plane) there should be imposed the steady detached and harmonising rhythm of the soul, the higher self. This work of imposing the higher vibration on the lower is character building, the first pre-requisite upon the Path of Probation. On reading this the earnest student can begin to sum up his energy assets; he can tabulate the forces which he feels control his life, and thus arrive at a reasonable and truthful understanding of the forces which require to be subordinated and those which require to be strengthened. Then in the light of true knowledge, let him go forward upon the path of his destiny. [WM 201]
Các đức tính nào cần xây dựng:
Bạn đọc lại quyển sách Dưới Chân Thầy của Krishnamurti để hình dung các đức tính cần phải rèn luyện. Và căn cứ vào đó bạn quán chiếu lại bản thân mình để từng bước xây dựng các tính tốt.
jupiter nguyen
webmaster
jupiter nguyen
hoai