Chơn ngã và phàm ngã (Ego and Personality)

BẢN THỂ CON NGƯỜI

Trích dịch từ quyển An Outline of Theosophy của Ông C.W. Leadbeater, giải thích sơ lược về Chơn nhơn (Chơn Ngã) và phàm nhơn (phàm ngã). Nguyên văn bản dịch của Cao thị Lan. Trong bản dịch nầy, chúng tôi có hiệu chỉnh đôi chỗ để phù hợp với ngày nay hơn.

 

Cứ xem những cách diễn đạt tư-tưởng trong đời sống hằng ngày thì đủ biết Âu-Châu hiện đang chìm đắm vào cái hố sâu Duy Vật đến chừng nào; thường thường chúng ta nói một cách hết sức tự nhiên rằng: “Con người có một Linh-Hồn. Chúng ta phải cứu rỗi Linh-Hồn chúng ta,” v.v… Nói như vậy chẳng khác nào con người thiệt thọ là ở Xác Thân, còn Linh-Hồn chỉ là một vật phụ thuộc mơ hồ của Xác Thân và lệ thuộc nó vậy.

The astounding practical materialism to which we have been reduced in this country can hardly be more clearly shown than it is by the expressions that we employ in common life. We speak quite ordinarily of man as having a soul, of “saving” our souls, and so on, evidently regarding the physical body as the real man and the soul as a mere appanage, a vague something to be considered as property of the body.

Với một tư-tưởng như thế do ngôn ngữ đã biểu-lộ rõ rệt sự sai lầm lớn lao, ta khó mà không ngạc nhiên khi thấy một vài người đi xa hơn nữa về chiều hướng ấy và tự hỏi như vầy: “Không biết vật mơ hồ mà người ta gọi là Linh-Hồn ấy có thật không?“

With an idea so little defined as this, it can hardly be a matter of surprise that many people go a little further along the same lines, and doubt whether this vague something exists at all.

 

Do đó thường thường người ta không biết rõ ràng mình có một Linh-Hồn hay không và nhất là không biết Linh-Hồn đó có bất tử không. Điều lạ lùng là nhân-loại có thể ở trong sự vô minh đáng thương như vậy, vì thế giới bên ngoài thường cho ta nhiều bằng cớ chứng-minh một cách quả quyết rằng con người có một cách sống hoàn toàn độc-lập đối với Xác-Thân, một đời sống riêng biệt có thể biểu-lộ ở một nơi xa Xác-Thân trước khi chết. Ðời sống nầy hoàn toàn rời bỏ cái xác sau khi chết.

So it would seem that the ordinary man is very often quite uncertain whether he possesses a soul or not; still less does he know that the soul is immortal. That he should remain in this pitiable condition of ignorance seems strange, for there is a very great deal of evidence available even in the outer world, to show that man has an existence quite apart from his body, capable of being carried on at a distance from it while it is living, and entirely without it when it is dead.

 

Khi mà chúng ta chưa gột rửa sạch được sự nhầm lẫn lớn lao, tin rằng Xác-Thân của ta chính là ta, thì không bao giờ chúng ta có thể suy luận một cách đúng đắn về vấn-đề nầy. Nhưng chỉ suy nghĩ một chút thôi ta cũng thấy rằng Xác-Thân ta chỉ là một khí cụ, một cơ-quan giúp chúng ta có thể tiếp-xúc với vật-chất Hồng-Trần thô sơ một cách đặc-biệt của Cõi Đời hữu hình.

Until we have entirely rid ourselves of this extraordinary delusion that the body is the man, it is quite impossible that we should at all appreciate the real facts of the case. A little investigation immediately shows us that the body is only a vehicle by means of which the man manifests himself in connection with this particular type of gross matter out of which our visible world is built.

 

Suy nghĩ thêm chút nữa, ta sẽ thấy có những loại “Vật-Chất” khác, chớ không phải riêng gì loại Vật-Chất nhỏ mịn gọi là Dĩ Thái mà Khoa-Học hiện-kim chấp nhận là đi xuyên qua được mọi chất khác, ta còn biết được rằng có những Vật-Chất thanh hơn Dĩ Thái nữa, chúng đi xuyên qua Dĩ Thái cũng như Dĩ Thái đi xuyên qua những Chất Hồng-Trần. Những Vật-Chất nầy thanh hơn Dĩ Thái cũng như Dĩ Thái thanh hơn Vật-Chất Hồng-Trần vậy.

Furthermore, it shows that other and subtler types of matter exist – not only the ether admitted by modern science as interpenetrating all known substances, but other types of matter which interpenetrate ether in turn, and are as much finer than ether as it is than solid matter.

 

Lẽ dĩ nhiên, độc-giả sẽ tự hỏi rằng: Làm sao con người lại có thể biết được những loại Vật-Chất thanh tao, mịn màng như thế. Con người sẽ biết được những loại Vật-Chất nầy giống hệt như Y đang biết những hình thể thô sơ hiện hữu, bằng cách nhận được các làn sóng rung động mà chúng phát ra; con người có thể nhận được các làn sóng rung động ấy vì trong bản-thể Y cũng có những Vật-Chất thuộc về loại thanh tao mịn màng đó. Cũng như xác-thân Y là một cơ-quan để Y sử dụng giao tiếp một cách chủ-động hay thụ động với Thế-Giới Hồng-Trần, thì những Chất mịn màng, thanh tao mà Y có trong người cũng làm thành một cơ-quan giúp Y có thể giao tiếp với Thế-Giới của những Chất thanh tao mà những quan-năng thô sơ Hồng-Trần không sao cảm nhận được.

The question will naturally occur to the reader as to how it will be possible for man to become conscious of the existence of types of matter so wonderfully fine, so minutely subdivided. The answer is that he can become conscious of them in the same way as he becomes conscious of the lower matter – by receiving vibrations from them. And he is enabled to receive vibrations from them by reason of the fact that he possesses matter of these finer types as part of himself – that just as his body of dense matter is his vehicle for perceiving and communicating with the world of dense matter, so does the finer matter within him constitute for him a vehicle by means of which he can perceive and communicate with the world of finer matter which is imperceptible to the grosser physical senses.

 

Ðiều này không phải là một tư tưởng mới. Thánh “Paul” đã nói – ta hãy ráng nhớ lại – rằng có một xác-thân làm bằng xương thịt và một xác-thân thiêng liêng, ngoài ra Ngài còn nói về Linh Hồn con người (Soul) và Chơn-Linh của Y (Spirit); hai danh từ nầy Ngài không dùng như những chữ đồng nghĩa, tuy rằng ngày nay người ta quả quyết điều đó với một sự vô-minh không thể tưởng tượng được. Vậy thì bản thể con người phức tạp hơn là ta thường nghĩ. Không những con người là một Chơn-Linh trong Linh Hồn, mà Linh Hồn đó do Chơn-Linh điều-khiển, Linh Hồn nầy còn có nhiều lớp vỏ nặng nhẹ khác nhau, mà xác-thân là lớp vỏ cuối cùng và dày đặc nhất.

This is by no means a new idea. It will be remembered that St. Paul remarks that “there is a natural body, and there is a spiritual body,” and that he furthermore refers to both the soul and the spirit in man, by no means employing the two synonymously, as is so often ignorantly done at the present day. It speedily becomes evident that man is a far more complex being than is ordinarily supposed; that not only is he a spirit within a soul but that this soul has various vehicles of different degrees of density, the physical body being only one, and the lowest of them.

Tất cả những lớp vỏ đó có thể gọi là những “Thể “ nếu ta so sánh chúng với những Cảnh Giới Vật Chất riêng biệt của chúng. Thật vậy, ta có thể nói được rằng xung quanh ta có nhiều Thế-Giới bao bọc nhau, Thế-Giới nầy xuyên qua, chen vào Thế-Giới khác kế đó và người ta có những Thể đồng bản chất với những Thế-Giới ấy; do những Thể nầy, con người mới tiếp-xúc được với những Thế-Giới nói trên và mới sống ở đó được. Dần dần, con người học cách sử-dụng những Thể của mình, điều nầy khiến Y có một quan-niệm càng ngày càng rộng lớn về cái Vũ-Trụ bao la và phức tạp trong đó Y đang sống, vì tất cả những Thế-Giới thanh tao nầy, rốt lại, đều là những phần tử trong toàn bộ của Vũ-Trụ.

These various vehicles may all be described as bodies in relation to their respective levels of matter. It might be said that there exist around us a series of worlds one within the other (by inter-penetration), and that man possesses a body for each of these worlds, by means of which he may observe it and live in it. He learns by degrees how to use these various bodies, and in that way gains a much more complete idea of the great complex world in which he lives; for all these other inner worlds are in reality still part of it.

Rồi con người do đó hiểu được nhiều sự mà trước kia đối với Y có vẻ bí mật; Y sẽ không lầm Y với những “Thể” của Y nữa. Y thấy rằng chúng chỉ là những lớp quần áo mà Y có thể mặc vào, cởi bỏ hay thay đổi, trong khi đó chính con người Y vẫn nguyên-vẹn không có gì khác hơn trước. Chúng ta không cần phải nhắc lại thêm một lần rằng đây không phải là những lý-thuyết thuộc về siêu-hình hay là những tín-ngưỡng. Ðó là những sự thật rõ ràng có tính cách Khoa Học và thí-nghiệm được, mà ai đã nghiên-cứu về Thông-Thiên-Học đều biết.

Về những vấn-đề nầy, nhiều người lấy làm lạ khi được nghe những lời xác-định quả quyết thay thế cho những giả thuyết thông thường. Nhưng ở đây, tôi không nói gì ngoài những điều mà một số đông những Nhà Suy Tầm đã biết do những kinh-nghiệm trực-tiếp lặp đi lặp lại nhiều lần. Chắc vậy “Chúng tôi biết rõ những điều chúng tôi nói,” chúng tôi biết do kinh-nghiệm chớ không phải nghe người khác nói. Vì thế chúng tôi dám nói chắc chắn như vậy. Những Thế-Giới xen lẫn vào nhau nầy với những chất nặng nhẹ khác nhau, chúng tôi gọi là những Cảnh Giới. Cõi đời hữu hình gồm có những Chất Khí và những loại Dĩ Thái, chúng tôi gọi là những Cảnh Giới Hồng-Trần.

Strange as it may seem to many to find precise statements taking the place of hypothesis upon questions such as these, I am speaking here of nothing that is not known by direct and constantly repeated observation to a large number of students. Assuredly “we know whereof we speak”, not by faith but by experiment, and therefore we speak with confidence. To these inner worlds or different levels of nature we usually give the name of planes. We speak of the visible world as “the physical plane”, though under that name we include also the gases and various grades of ether.

 

Cảnh Giới kế tiếp, các Nhà Luyện Kim thời Trung-Cổ biết rõ ràng, gọi là Cõi Trung-Giới (The Astral Plane), chúng tôi vẫn giữ danh từ đó. Trên Cõi Trung-Giới, có một Thế-Giới làm bằng một chất thanh tao hơn nữa, chúng tôi gọi là Cõi trí tuệ (The Mental Plane), tức là Cảnh Trí, Thế-Giới của tư-tưởng. Cái Trí của con người làm bằng vật chất của Cõi nầy. Sau chót, còn có những Cảnh Giới khác cao hơn Cõi Thượng-Giới mà tôi chưa kể ra, sợ làm rối trí độc giả, (Ấy là những Cõi: Bồ-Ðề, Niết-Bàn, Ðại Niết-Bàn và Tối Ðại Niết-Bàn.) hiện giờ chúng ta chỉ nói đến những tác-động của bản thể con người ở những Cảnh Giới thấp mà thôi.

 

To the next stage of materiality the name of “the astral plane” was given by the medieval alchemists (who were well aware of its existence), and we have adopted their title. Within this exists another world of still finer matter, of which we speak as “the mental plane”, because of its matter is composed what is commonly called the mind in man. There are other still higher planes, but I need not trouble the reader with designations for them, since we are at present dealing only with man’s manifestation in the lower worlds.

 

Có điều chúng ta nên biết rằng ở không gian, những Cảnh-Giới nầy không xa cách nhau. Thật ra, chúng choán cùng một chỗ, chúng bao vây chung quanh ta và thấm nhuần ta cả một lượt. Hiện nay, tâm thức ta trụ ở bộ óc Hồng-Trần của ta. Bộ óc này hiện giờ là cơ-quan của tâm-thức ta; vì thế cho nên bây giờ chúng ta chỉ cảm biết được Cõi Hồng-Trần, và có khi chỉ được có một phần nào của Cõi ấy mà thôi. Nhưng chúng ta chỉ cần tập đem tâm-thức ta trụ vào một “Thể” cao; ngay lúc đó những vật ở Cõi Trần biến đi trước mắt ta, và thay thế vào đó, ta thấy được Cảnh Giới tương đối với cái Thể mới được sử-dụng.

It must always be born in mind that all these worlds are in no way removed from us in space. In fact, they all occupy exactly the same space, and are all equally about us always. At the moment our consciousness is focused in and working through our physical brain, and thus we are conscious only of the physical world, and not even of the whole of that. But we have only to learn to focus that consciousness in one of these higher vehicles, and at once the physical fades from our view, and we see instead the world of matter which corresponds to the vehicle used.

 

Các bạn hãy nhớ rằng bản thể vật-chất chỉ có một. Vật-chất Cõi Trung-Giới và vật chất Cõi Hồng-Trần chỉ khác nhau cũng như hơi nước khác với nước đá mà thôi. Ðó vẫn chỉ là một chất nhưng ở những hoàn cảnh khác nhau. Vật-chất Hồng-Trần có thể biến thành vật-chất Cõi Trung-Giới. Muốn như vậy, chỉ cần chia nhỏ nó ra và làm cho nó rung-động nhanh hơn lên, cho tương xứng với trạng-thể mong muốn.

Recollect that all matter is in essence the same. Astral matter does not differ in its nature from physical matter any more than ice differs in its nature from steam. It is simply the same thing in a different condition. Physical matter may become astral, or astral may become mental, if only it be sufficiently subdivided, and caused to vibrate with the proper degree of rapidity.

 

CON NGƯỜI THIỆT THỌ

THE TRUE MAN

 

Con Người Thiệt Thọ là gì?

 

Con Người xuất phát (emanation from the Logos) từ Đức Thượng Đế. Con Người là một Điểm Linh-Quang của Ðức Thượng-Ðế (a spark of the Divine Fire). Cái Tinh thần (Spirit) bên trong Con Người đồng bản thể với Thượng-Ðế. Và Tinh thần nầy khoác lên mình nó một linh hồn (Soul) cũng như người ta mặc một cái áo vậy. Cái Linh Hồn giống như cái áo bao phủ Tinh thần, nó làm cho Tinh thần có cá tính. Ðối với sự hiểu biết thấp thỏi của chúng ta, tấm áo nầy hình như ngăn cách Tinh thần trong một thời gian làm cho nó phải rời xa Thượng-Ðế. Câu chuyện về sự cấu-tạo nguyên thuỷ của Linh-Hồn con người, về sự khai mở Tinh thần được bao bọc trong đó, là một câu chuyện rất tuyệt-diệu và lý-thú, nhưng dài quá, không thể kể rõ trong quyển sách sơ lược như quyển nầy. Người ta có thể đọc câu chuyện nầy một cách đầy đủ ở những quyển sách nói về cái phần đó của Giáo-Lý.

 

What, then is the true man? He is in truth an emanation from the Logos, a spark of the Divine Fire. The spirit within him is of the very essence of the Deity, and that spirit wears his soul as a vesture – a vesture which encloses and individualises it, and seems to our limited vision to separate it for a time from the rest of the Divine Life. The story of the original formation of the soul of man, and of the enfolding of the spirit within it, is a beautiful and interesting one, but too long for inclusion in a merely elementary work like this. It may be found in full detail in those of our books which deal with this part of the doctrine.

 

Ở đây chỉ cần nói rằng cả ba Trạng-Thái của Thượng-Ðế đều có nhiệm-vụ là sự tạo Linh-Hồn nầy, và sự cấu-tạo Hồn con người là cái điểm cao nhất của việc Thượng-Ðế tự hy-sinh đi xuống Vật-Chất, người ta gọi đó là sự Nhập Thế, đầu thai. Bằng cách đó Linh-Hồn còn bé thơ được sinh ra. Vì nó được tạo thành giống như hình ảnh Thượng-Ðế nghĩa là cũng có ba Trạng-Thái như Ngài và cũng tự biểu lộ bằng ba cách như Ngài, cho nên, khi nó tiến-hóa đi lên, nó sẽ hành động ngược lại với khi nó đi xuống để Nhập Thế. Ðiểm Linh-Quang đồng bản-chất với Thượng-Ðế chứa đựng đủ mọi khả năng tiềm-tàng; nhưng trước khi làm nảy nở những khả-năng ấy, Linh-Hồn phải tiến-hóa từ những kiếp sống nầy tới những kiếp sống khác.

Suffice it here to say that all three aspects of the Divine Life have their part in its inception, and that its formation is the culmination of that mighty sacrifice of the Logos in descending into matter, which has been called the Incarnation. Thus the baby soul is born; and just as it is “made in the image of God” – threefold in aspect, as He is, and threefold in manifestation, as He is also – so is its method of evolution also a reflection of His descent into matter. The Divine Spark contains within it all potentiality, but it is only through long ages of evolution that all its possibilities can be realised.

Cái phương-pháp được ấn-định trước để làm nảy nở những đức tính tiềm tàng của con người hình như là phải để cho Y học cách cảm-ứng với những rung động bên ngoài bằng cách cũng rung lên cùng một nhịp với chúng. Nhưng ở trình độ của Con Người Thiệt Thọ (tức là ở thượng từng Thượng-Giới), Cõi Thượng-Thiên (The higher Mental Plane), những rung-động tế nhị, thanh tao quá, con người hiện giờ chưa cảm ứng nổi. Thoạt đầu, con người chỉ có thể nhận thức được những sự chuyển động mạnh và thô kịch nhất, nhờ những chuyển động nầy giúp sức, sự linh-cảm của Y lúc đầu như ngủ mê sau được thức tỉnh; Y trở nên linh-cảm hơn mãi cho tới khi Y có thể cảm ứng trên mọi Cảnh-Giới với mọi làn rung động.

The appointed method for the evolution of the man’s latent qualities seems to be by learning to vibrate in response to the impacts from without. But at the level where he finds himself (that of the higher mental plane) the vibrations are far too fine to awaken this response at present; he must begin with those that are coarser and stronger, and having awakened his dormant sensibilities by their means he will gradually grow more and more sensitive until he is capable of perfect response at all levels to all possible rates of vibration.

Ðó là trạng-thái vật-chất của sự tiến-hóa của con người. Nhưng ở phương-diện chủ quan, con người có thể cảm-ứng được với mọi sự rung-động, thì cố nhiên phải có năng-khiếu thiện cảm (sympathy) và từ bi (compassion) phát triển một cách đầy đủ. Thật vậy, đó là đặc điểm của Con Người tiến-hóa, của Chơn-Sư, của Người dìu dắt những Linh-Hồn, của Ðức Christ vậy. Vì muốn đạt được điều-kiện đó cho nên bao nhiêu đức tính tốt của “Con Người hoàn toàn” đều phải được phát triển, và đó là nhiệm-vụ thiệt thọ của con người khi sống lâu dài trong Vật Chất.

That is the material aspect of his progress; but regarded subjectively, to be able to respond to all vibrations means to be perfect in sympathy and compassion. And that is exactly the condition of the developed man –the adept, the spiritual teacher, the Christ. It needs the development within him of all the qualities which go to make up the perfect man; and this is the real work of his long life in matter. In this chapter we have brushed the surface of many subjects of extreme importance. Those who wish to study them further will find many Theosophical books to help them.

 

Ở Chương nầy, chúng ta đã bàn sơ qua những vấn đề rất trọng đại. Những ai muốn khảo-cứu thêm, xin đọc những sách Thông-Thiên-Học khác. Muốn biết về bản thể con người, xin đọc những sách sau đây của Bà Besant:

 

  1. “Con Người và những thể của Y” (Man and his Bodies),
  2. “Chơn-Nhơn và những lớp vỏ của Nó” (The Self and Its Sheaths),
  3. “Bảy thể của Con Người” (The Seven Principles of Man); và của tôi (Ô. Leadbeater):
  4. “Con Người hữu-hình và vô-hình” (Man, Visible and Invisible) trong đó có nhiều sự mô tả những Thể “Phách,” “Vía,” “Trí “ do con mắt của một người có Thần Nhãn nhận xét.

Muốn biết về cách sử dụng những năng khiếu nội tâm, xin đọc quyển “Thần Nhãn”(The Clairvoyance).

Muốn biết cách cấu tạo và sự tiến hóa của Linh-Hồn, xin đọc:

– “Sự phát sinh và sự tiến-hóa của Linh-Hồn” (Birth and Evolution of the Soul) (Annie Besant).

– “Sự phát triển của Linh-Hồn” (Growth of the Soul) (Ô. Sinnett) và của tôi (Leadbeater):

– “Tín Điều Thiên Chúa giáo” (Christian Creed).

Về sự tiến-hóa tâm linh của con người, xin đọc:

– “Trước Thềm Thánh-Ðiện” (In the Outer Court) (Theo đúng nghĩa của bản chánh là Sân Ngoài),

– “Con Ðường của Người Ðệ Tử ” (The Path of Discipleship) (Annie Besant) và những Chương cuối cùng của quyển sách nhỏ của tôi (C.W. Leadbeater):

– “Những Kẻ Phù Trợ vô hình” (Invisible Helpers).

 

On the constitution of man, we would refer readers to Mrs. Besant’s works, Man and His Bodies, The Self And Its Sheaths, and The Seven Principles Of Man, and, also my own book, Man, Visible And Invisible, in which will be found many illustrations of the different vehicles of man as they appear to the clairvoyant sight. On the use of the inner faculties refer to Clairvoyance.

On the formation and evolution of the soul to Mrs. Besant’s Birth and Evolution of the Soul, Mr. Sinnett’s Growth of the Soul, and my own Christian Creed and Man, Visible and Invisible.

On the spiritual evolution of man, Mrs. Besant’s In the Outer Court and The Path of Discipleship, and the concluding chapters of my own little book, Invisible Helpers.

 

Leave Comment