Có lẽ trong các nhà Thần Triết (Theosphist) nổi tiếng cuối thế kỳ 19 và đầu thế kỷ 20 C.W. Leadbeater là người gây tranh cãi nhiều nhất. Tôn sùng Ông như bậc Thánh nhân, một bậc đạo đức cao cả (thậm chí xem ông như một bậc La Hán – Arhat) cũng có, nhưng ngược lại xem Ông như một psychic, và những gì Ông viết ra điều sai lạc cũng không phải là ít. Và có người thắc mắc: như vậy sách của Ông có cần phải phổ biến trong thế kỷ 21 nầy hay không?
Trong nhóm ủng hộ và tôn sùng Ông có các vị tiền bối của Hội Thông Thiên Học Việt Nam như Ông Bạch Liên, Bà Nguyễn Thị Hai, Ông Nguyễn Văn Lượng … và đa phần hội viên của hội trước năm 1975 đều đọc sách của Ông. Phải nói hầu hết các sách vở về Theosophia ở Việt Nam trước 1975 đều căn cứ vào sách của Ông cả, với một lý do rất dễ hiểu: Ông có một lối viết rất khoa học và khúc triết, và trình bày những vấn đề mà mọi người đều quan tâm đến như cõi Trung giới, cõi Thượng giới, Nhãn thông, Thánh đoàn, các Chân sư … Tôn sùng Ông nên mọi người thì thầm với nhau với nhau Ông là Đệ tử lớn của Chân sư K.H, gọi Ông một cách tôn kính với danh xưng Đức Ông. Ông Nguyễn Văn Lượng trong quyển học đạo Dưới Chân Thầy còn liệt kê các vị La Hán do hội Thông Thiên Học đào tạo trong đó có Ông (các vị khác là bà H.P Blavatsky, Ông H.S. Olcott, Bà Annie Besant, Krishnamurti, Ông Arundale, Ông Jinaradasa, Bà Rukmini Devi Arundale)
Nhóm phản bác lại có Ông La Văn Thu với quyển sách “Xuất Sanh Nhập tử,” cho rằng những gì Ông viết ra đều sai lạc cả.
Ở bình diện thế giới, Ông cũng gây tranh cải không kém. Viết về cuộc đời của Ông có cả một luận văn Tiến Sĩ (Ph.D) tại Viện Đại học Sydney (University of Sydney) (Xem Charles Webster Leadbeater 1854-1934 – A Biographical Study by Gregory John Tillett. http://www.leadbeater.org/). Trong quyển Tự truyện chưa hoàn tất bà A.A. Bailey dành cho Ông những nhận xét không được tốt đẹp cho lắm:
Một giai đoạn xu hướng thần thông mạnh mẽ đã lan khắp Hội do những lời tuyên bố về thần thông của Ông Leadbeater và việc ông chi phối Bà Besant quá mức bình thường. Hậu quả vụ tai tiếng (scandal) của ông Leadbeater vẫn còn gây nhiều bàn tán. Những lời tuyên bố của Bà Besant về Krishnamurti làm cho Hội bị chia rẽ nặng nề. Các mệnh lệnh đưa ra từ Adyar, dựa trên những điều mà người ta tuyên bố là các mệnh lệnh của một vị Chân sư gởi cho Ngoại trưởng Bí giáo, nói rằng mọi hội viên Hội Thần Triết phải giúp vào một hay cả ba loại công việc — Công tác Tam Điểm, Công tác Phụng sự và một phong trào giáo dục. Nếu không làm thế thì người hội viên sẽ bị xem là không trung thành, không quan tâm đến những lời yêu cầu của các Chân sư, và là một nhà Thần Triết xấu.
Những cuốn sách của ông Leadbeater xuất bản ở Adyar có những ngụ ý về thần thông, không thể kiểm chứng được và mang âm điệu cảm tính (astralism) mạnh mẽ. Một trong những tác phẩm chính của ông, Con Người: Từ đâu đến, cách nào và sẽ về đâu [172] (Man: Whence, How and Whither), là một cuốn sách chứng tỏ cho tôi thấy tính chất không đáng tin cậy trong cơ bản của những gì ông viết. Đó là một cuốn sách phác họa về tương lai và công việc của Đ.Đ.C.G. trong tương lai. Điều lạ lùng làm tôi chú ý là phần đông những người được định đặt vào các chức vụ cao trong Đ.Đ.C.G. và trong nền văn minh sắp đến tất cả đều là những người bạn của cá nhân ông Leadbeater. Tôi có biết một số trong những người này — họ là những người tốt, đáng trọng, nhưng tầm thường, không có ai thông minh phi thường và hầu hết họ không có gì quan trọng. Tôi đã đi khá nhiều nơi và đã gặp khá nhiều người mà tôi biết là họ phụng sự thế giới hữu hiệu hơn, phục vụ Đức Christ một cách thông minh hơn, và biểu dương tình huynh đệ một cách đúng thật hơn, nên mắt tôi đã mở ra thấy được tính cách vô dụng và vô ích của những bài viết đó.
Tự truyện chưa hoàn tất trang 171-2, A.A. Bailey
Trong đoạn trích dẫn trên, bà A.A. Bailey có nhắc đến scandal của Ông C.W. Leadbeater xảy ra vào năm 1906 dẫn đến việc Ông xin ra khỏi hội. Nếu vụ việc đó xảy ra vào cuối thế kỷ 20 hoặc đầu thế kỷ 21 có lẽ vấn đề sẽ không nghiệm trọng quá. Tuy nhiên nó được xem là nghiêm trọng vì xảy ra trong thế kỷ 19 vào thời buổi mà xã hội còn khe khắt đối với vấn đề đạo đức. Sau đó vào cuối năm 1908 Ông được phục hồi lại quyền lợi hội viên của mình như trước. Chi tiết nầy khá nhạy cảm và ở trong giới Theosophia Việt Nam dường như không ai đề cập đến.
Một phê bình nữa của bà A.A. Bailey đối với Ông là các quyển sách Ông viết không đáng tin cậy, không thể kiểm chứng được, và mang đậm dấu ấn của astralism. Về điều nầy, có lẽ ta phải đánh giá một cách khách quan những gì Ông đã làm và đóng góp cho giáo lý Theosophia. Ta có thể tập trung những nhận xét về Ông theo các chủ đề như sau:
1. Thứ nhất: Ông có phải là đệ tử của đức K.H hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi nầy là Có và chắc không ai phản bác nó. Trong quyển How Theosophy came to me Ông có kể lại quá trình Ông đến với hội Theosophia, không những chỉ từ kiếp nầy mà còn có những nhân duyên từ các kiếp trước. Bà H.P. Blavatsky trong thư gởi cho Ông năm 1886 hai lần nhắc đến Ông như là đệ tử của Chân sư K.H (Xem http://www.cwlworld.info/HPB___CWL.pdf). Tuy nhiên, là đệ tử cũng có nhiều cấp bậc khác nhau. Trong giáo lý của Theosophia có 3 cấp bậc: đệ tử dự bị, đệ tử chính thức, và cao hơn hết là “con của đức thầy”. Tuy nhiên theo đức D.K (Xem Đường Đạo trong kỷ nguyên mới I), có 6 giai đoạn trên con đường đệ tử. Nhưng ta có thể chắc chắn một điều là Ông phải nằm trong giai đoạn đệ tử chính thức trở lên.
2. Ông có phải là bậc La Hán như một vài người tuyên bố hay không?
Có phải những gì Ông viết không đáng tin cậy, không thể kiểm chứng được, và mang đậm dấu ấn của astralism hay không. Đây có lẽ chỉ riêng là nhận xét của riêng bà A.A. Bailey. Ngay cả bản thân bà tuy viết thế nhưng bà vẫn nêu ra sách của Ông trong thư mục sách tham khảo của quyển The Soul and its mechanism (đó là quyển The Chakras). Trong 18 quyển sách của đức D.K Ngài đôi lần có nhắc đến Ông, cho một vài nhận xét, hoặc trích dẫn một vài chi tiết trong sách của Ông. Trong quyển Esoteric Psychology II, trang 303 Ngài viết:
Có lẽ sẽ hữu ích cho các bạn đạo sinh khi tôi lưu ý các bạn rằng khi một đạo sinh có cảm giác hoặc niềm tin tưởng rằng luồng hỏa xà kundalini đã kích hoạt trong y, điều thật sự xảy ra chính là năng lượng của luân xa tính dục (sacral center) đã được chuyển hóa và dâng lên luân xa cuống họng, hoặc từ luân xa tùng thái dương dâng lên luân xa tim. Tuy nhiên, các chí nguyện sinh thường hay thích thú với ý tưởng rằng y đã thành công trong việc khơi dậy luồng hỏa xà kundalini. Nhiều nhà huyền bí học cao cấp đã nhầm lẫn việc chuyển hóa năng lượng từ luân xa tính dục hay luân xa tùng thái dương lên trên hoành cách mạc như là đã “khơi hoạt được luồng hỏa xà kundalini”, và do đó xem mình hoặc ai đó như là các bậc đạo đồ. Họ rất thành thật và đây là một sai lầm thường mắc phải. C.W. Leadbeater thường xuyên mắc phải sai lầm nầy. Tuy nhiên không phải nghi ngờ gì về sự chân thật của Ông cũng như trình độ của Ông.
It might be of value to students to point out that frequently when a student is under the impression or belief that the kundalini fire has been aroused in him, all that has really happened is that the energy of the sacral centre (i.e. the sex centre) is being transmuted and raised to the throat, or that the energy of the solar plexus centre is being raised to the heart. Aspirants do, however, love to play with the idea that they have succeeded in arousing the kundalini fire. Many advanced occultists have mistaken the raising of the sacral fire or of the solar plexus force to a position above the diaphragm for the “lifting of the kundalini” and have therefore regarded themselves or others as initiates. Their sincerity has been very real and their mistake an easy one to make. [Page 303] C. W. Leadbeater frequently made this mistake, yet of his sincerity and of his point of attainment there is no question. [EPII 303]
Đây là đoạn văn đức D.K viết rõ nhất về trình độ cũng như sự nhầm lẫn của Ông. Có lẽ Ngài đề cập đến điều nầy vì Ông C.W. Leadbeater trong quyển How Theosophy came to me có kể lại câu chuyện Sư Phụ Ông là đức K.H dạy cho Ông cách tham thiền để mở luồng hỏa xà kundalini và Ông đã thành công trong việc khai mở nó.
Trong một đoạn khác (quyển The Rays and Initiations trang 678-679), Ngài viết:
Không biết những ý tưởng nầy có thể làm cho ý niệm về điểm đạo hữu ích hơn và thực tế hơn với bạn hay không? Bất kỳ một cuộc điểm đạo nào không diễn giải ra bằng những hành động trong cuộc sống đời thường đều không ích lợi cho việc phụng sự và về cơ bản là không thực. Chính vì những diễn giải phi thực tế của mình mà Thánh đoàn đã phủ nhận Hội Theosophia như là tác nhân của mình trong giai đoạn hiện tại. Trước khi Hội nhấn mạnh một cách buồn cười về các cuộc điểm đạo và các đạo đồ, trước khi Hội xem các đệ tử tập sự như là các Điểm Đạo đồ thực thụ, Hội đã làm nhiều điều tốt. Tuy nhiên Hội đã không nhận ra sự tầm thường và không nhận thức được rằng không ai có thể “được điểm đạo” và trải qua các cuộc khủng hoảng nầy mà không trước đó đã thể hiện một sự hữu ích to lớn và một khả năng trí tuệ được trui rèn. Điều nầy không nhất thiết phải có trong kỳ điểm đạo thứ nhất, nhưng trong lần điểm đạo thứ hai phải thể hiện được một nền tảng bằng cuộc đời hiến dâng và một quyết tâm phụng sự thế giới nhân loại. Và cũng phải có sự khiêm tốn cũng như sự nhận thức được bản tính thiêng liêng trong tất cả mọi con người. Với các yêu cầu nầy các vị được gọi là điểm đạo đồ của Hội Theosophia (ngoại trừ bà Annie Besant) không đáp ứng được. Tôi sẽ không nhắc đến điều nầy nếu họ không thể hiện một cách tự phụ và tạo ra các ảo tưởng cho quần chúng.
Do these ideas make the concept of initiation more useful to you and more practical? Any initiation which does not find interpretation in daily reactions is of small service and basically unreal. It is the unreality of its presentation which has led to the rejection of the Theosophical Society as an agent of the Hierarchy at this time. Earlier and prior to its ridiculous emphasis upon initiation and initiates, and prior to its recognition of the probationary disciples as full initiates, the Society did good work. It however failed to recognise mediocrity and to realise that no one “takes” initiation and passes through these crises without a previous demonstration of a wide usefulness and of a trained intelligent capacity. This may not be the case where the first initiation is concerned, but where the second initiation is involved there must ever be the background of a useful dedicated life and an expressed determination [Page 679] to enter the field of world service. There must also be humility and a voiced realisation of the divinity in all men. To these requirements, the so-called initiate of the Theosophical Society (with the exception of Mrs. Besant) did not conform. I would not call attention to their prideful demonstration, were it not that the same claims are being made and the same delusions presented to the public. [RI]
Có lẽ không đoạn nào nói rõ về Ông và Hội Theosophia bằng đoạn trên.
3. Có phải những gì Ông viết không đáng tin cậy, không thể kiểm chứng được, và mang đậm dấu ấn của astralism hay không?
Đích thân đức D.K. vẫn cho rằng Ông Leadbeater là advanced occultist, và thỉnh thoảng Ngài cũng trích dẫn từ sách của Ông viết. Cụ thể trang 168 của quyển Cosmic Fire Ngài trích dẫn mô tả của Ông về các luân xa (trích trong quyển the Inner Life, Vol I, trang 447-460.) Trang 97 Ngài trích dẫn về Three Outpourings từ quyển The Christian Creeds trang 39-40. Ngay cả quyển sách Man: Whence, How, and Whither bị bà A.A. Bailey phê phán nặng nề như trên, Ngài vẫn nhận xét một cách tích cực như sau:
C.W. Leadbeater loáng thoáng nhận thức được ý tưởng nầy khi Ông đề cập đến các con tàu chứa Chân ngã từ Dãy Nguyệt Cầu. Dĩ nhiên Ông đã duy vật hóa ý tưởng quá mức. Nếu cũng ý tưởng trên được diễn đạt theo ngôn từ của mãnh lực và của sự xuất hiện những trung tâm lực bên trong Dãy Địa cầu, những Trung tâm lực nầy là kết quả của chuyển di năng lượng từ một dãy hành tinh trước đó tạo ra những xoáy trong chất dĩ thái và trong vật chất trên cõi thượng giới, có lẽ ý nghĩa thực sự của nó sẽ dễ hiểu hơn. (Cosmic Fire trang 853)
C. W. Leadbeater had a dim apprehension of this idea when he referred to those boat loads of Egos from the moon chain. He has of course materialized the idea far too much; if the same fundamental idea is expressed in terms of force and of the appearance of force centers within the earth chain, which force centers are the result of energy emanating from an earlier chain and producing whorls in the ether or substance of the mental plane, then the true significance may be more easily grasped.
4. Quyển Chân sư và Thánh đạo—The Masters and The Path:
Trong quyển sách nầy Ông đưa ra rất nhiều chi tiết về Thánh đoàn, về các Chân sư, mô tả các cuộc điểm đạo lần 1 và 2 của Krishnamurti, lễ Wesak… những chi tiết chứng tỏ người viết ra nó ắt hẳn phải ở một cấp bậc rất cao…
Về quyển nầy đức D.K viết như sau:
Có thể sẽ hữu ích nếu tôi nêu ra một hoặc hai khía cạnh mới của của cái Chân lý căn bản mà tôi đã truyền bá đến thế gian. Nếu như sau nầy có những nhóm huyền môn khác cũng đưa ra những khía cạnh đó của giáo lý là bởi vì những người đó hoặc đã đọc các sách của tôi mà bà A.A. Bailey đã viết ra thay cho tôi, hoặc là họ liên hệ trực tiếp và một cách có ý thức với Đạo viện của tôi.
Một ví dụ về trường hợp nầy là quyển “Chân sư và Thánh đạo” của Ông C.W. Leadbeater được xuất bản sau quyển sách của tôi, quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương. Nếu so sánh những giáo lý được đưa ra trong đó với giáo lý của tôi, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng nó xuất hiện trễ hơn. Tôi nêu ra điều nầy không nhằm mục đích tranh luận giữa các nhóm huyền môn hoặc trong khối quần chúng quan tâm, mà chỉ nêu ra một sự thực hiển nhiên và cũng để bảo vệ công việc đặc biệt nầy của Thánh đoàn. Tôi muốn lưu ý các bạn rằng các giáo lý do tôi đưa ra, ví dụ như trong quyển Luận về Chánh thuật hoặc Luận về Bảy Cung được tuần tự đưa ra trong một quãng thời gian kéo dài nhiều năm trước khi sách được xuất bản …
It might be useful here if I mentioned one or two of these new aspects of the fundamental Truth which have been given by me to the public. If these new phases of the teaching have been later given to the public by other occult groups, it will have been because the information was gained by those who have read the books put out by A.A.B. for me or who are directly and consciously in touch with my Ashram.
An instance of this is that book by C. W. Leadbeater on “The Masters and the Path” which was published later than my book, Initiation, Human and Solar. If the dates of any given teaching are compared with that given by me, it will appear to be of a later date than mine. I say this with no possible interest in any controversy among occult groups or the interested public, but as a simple statement of fact and as a protection to this particular work of the Hierarchy. I would remind you that the instructions given by me as, for instance, those in A Treatise on White Magic and A Treatise on the Seven Rays were given sequentially over a period of years, antedating the publishing of the books. The same time factor prevailed in the publishing of the earlier books. All my books were written over a long period of years, prior to publishing. All that appears of the same type of information over other signatures harks back to these books. Even if denied by their writers, a comparison of the dates of publishing with the original dates of issuing the instructions (in the form of monthly sets for reading and study in the Arcane School) or with the books published before the formation in 1925 of the Disciples [Page 251] Degree of the Arcane School will prove this conclusively. Bear in mind this factor of timing. A.A.B. takes down to my dictation an average of seven to twelve pages of typing (single-spaced) each time she writes for me; but owing to the exigencies of my work I cannot dictate to her every day, though I have found that she would gladly take my dictation daily if I so desired; weeks sometimes elapse between one dictation and another. I write the above paragraphs for the protection of the hierarchical work in years to come and not for the protection of A.A.B. or myself…. (The Rays and the Initiations, trang 250-251)
Quyển the Masters and the Path của Ông C.W. Leadbeater xuất bản năm 1925, còn quyển Initiation: Human and Solar xuất bản năm 1922. Và nếu các bạn đọc cả hai quyển bạn sẽ hiểu người viết các quyển sách đó ở cấp bậc nào.
5. Về nhãn thông của Ông:
Có rất nhiều minh chứng cho khả năng nhãn thông của Ông. Việc phát hiện ra Krishnamurti khi còn là một cậu bé ốm yếu bệnh tật là một ví dụ. Trong quyển Man: Whence, How, and Whither năm 1913 Ông nhìn thấy nhà thờ St Paul ở Luân Đôn vẫn tiếp tục tồn tại trong 700 năm tới. Trong thế chiến thứ II khi thành phố Luân đôn bị oanh tạc nặng, nhiều người nghĩ rằng nhà thờ sẽ bị phá huỷ, khi đó lời tiên tri của Ông sẽ trở thành sai lạc. Tuy nhiên điều kỳ diệu đã xảy ra: các toà nhà xung quanh nhà thờ St Paul đều bị phá huỷ, tuy nhiên nhà thờ không bị ảnh hưởng gì cả. Tuy nhiên, có một vài tuyên bố của Ông còn khiến mọi người băn khoăn, ví dụ như Ông tuyên bố trên Hoả tinh có người ở, giống dân chánh thứ sáu sẽ xuất hiện trong 600 năm nữa .v.v…
Krishnamurti lúc được C.W. Leadbeater phát hiện
6. Kết luận: Mặc dù thỉnh thoảng có sai lầm—những sai lầm không chủ ý—Ông vẫn là một tác giả cung cấp những giá trị quí giá cho người học đạo. Ông chắc chắn là đệ tử của Chân sư K.H., nhưng ở bậc điểm đạo nào ta không chắc, chỉ có thể suy đoán phần nào từ những nhận xét của đức D.K. Nhưng như đức D.K đã từng nói, người đệ tử có thể mắc sai lầm, bởi vì nếu anh không mắc sai lầm, anh đã là Chân sư rồi! Và vì anh còn là đệ tử, anh gần gũi hơn với với những đệ tử sơ cơ, với những người mộ đạo, lời nói anh sẽ hữu ích hơn. Một giáo sư Tiến sĩ dạy một em bé mẫu giáo chắc không tốt bằng một cô giáo mầm non. Có điều chúng ta khi đọc sách của Ông ta nên có óc phân biện, tránh những sùng tín thái quá, ta sẽ thu được nhiều điều bổ ích. Đó là lý do tại sao www.minhtrietmoi.org phổ biến nhiều tác phẩm của Ông, bởi vì cùng với bà Annie Besant Ông là tác giả có số lượng sách phong phú, dễ hiểu, bao trùm nhiều đề tài. Đó là nền tảng để chúng ta đi sâu vào Minh Triết Thiêng Liêng. Chúng ta cũng ghi nhận những công đức của Ông, lòng tận tụy nhiệt thành của Ông đối với Chân sư như với Thánh đoàn. Ông từng tâm sự Ông yêu quí Chân sư của Ông còn hơn mạng sống của Ông…
Jupiter Nguyen
webmaster
Yoga For Bjj
Huy Nguyen
webmaster