Cấu tạo Con người – 1 – Tổng Quan

Cấu tạo của Con người

 

Loạt bài “Cấu Tạo Của Con Người” sẽ trình bày chi tiết cấu tạo của con người, theo các tác giả Thông Thiên Học như C.W. Leadbeater, Annie Besant, và theo giáo lý của đức DK. Học hỏi, tìm hiểu về bản thân chúng ta là điều cần thiết, vì như câu huấn thị của đền Delphi ở Hi Lạp thời xưa nói: “Con người, ngươi hãy tự biết mình, rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vì Thượng đế”. Câu trên hàm ý có một sự tương đồng giữa cấu tạo con người (Tiểu Thiên Địa) và vũ trụ (Đại Thiên Địa), và khi chúng ta đã hiểu rõ về con người thì chúng ta cũng sẽ hiểu biết về Đại thiên địa. Bài tổng quan đầu tiên của loạt bài được biên dịch từ webinar Great Quest # 1 do hai giảng viên của trường Morya Federation là BL Allison và Leoni Hodgson trình bày (http://makara.us/04mdr/webinars/great-quest.html)

2

1

 

Sự sống ở xung quanh ta, không chỉ trong những gì mà chúng ta xem là sự sống, mà còn trong tất cả khía cạnh của vũ trụ.

Như các bạn đọc trên slide, mỗi hình thể từ hạt nguyên tử cho đến vũ trụ bao la đều có sự sống, và mỗi hình thể đều có ý thức. Trong vũ trụ không có chi là “vô tri” (inanimate) cả, tất cả đều có ý thức ở một cấp độ nào đó.

3

Nhưng chúng ta là ai, xuất phát từ đâu? Câu trả lời của Minh Triết Thiêng Liêng là tất cả chúng ta đều xuất phát từ Sự Sống Duy Nhất Đại đồng (One Universal Life). Chúng ta là một phần bất khả phân của Sự Sống Duy Nhất đó, là Tia lửa của Ngọn Lửa Thiêng hay điểm Linh Quang, Chân thần, chảy ra xuyên qua các Đấng Vũ trụ (Universla Beings), xuyên qua các Đấng nhỏ hơn như các chòm sao, đến hành tinh của chúng ta, cuối cùng đến con người chúng ta trên trái đất này.

Các đấng Vĩ đại này, mà cơ thể của các Ngài là vũ trụ hay các chòm sao, phân thành 7 dạng biểu lộ, thể hiện 7 lọai năng lượng hay là 7 Cung (7 Rays).

4

Khi Thượng đế khai sinh một vũ trụ mới, từ Ngài phóng ra bảy phát xạ (emanations). Cổ thư hay dùng từ “thở ra” (breathe out) để mô tả tiến trình này. Sự Sống Duy Nhất thở ra hay phân hóa thành bảy luồng năng lượng được biết đến như là Bảy Cung.Seven Rays

 

Bảy Cung cung ứng toàn bộ môi trường thể hiện cho Thượng đế Biểu hiện, và bản thân chúng là các phẩm tính như Bác Ái, Sùng Tín, Mỹ Lệ. Mỗi cung có cung bậc, âm thanh, màu sắc, và rung động riêng của nó. Ta có thể thấy chúng trong màu sắc của cầu vồng, bảy note của âm giai. Ta còn thấy các ví dụ khác về số bảy như 7 ngày trong tuần, 7 tội lỗi chết người, Bảy Kỳ quan của thế giới, 7 Luân xa hay 7 tuyến …

Sau đây là đặc tính sơ lược của các Cung, và chúng ta sẽ quay lại các Cung trong các bài kế tiếp.

20

 

7

Và bây giờ chúng ta trở lại với Thái dương hệ của chúng ta.

8

Các chòm sao là các luân xa (chakras) của Vũ trụ. Các hành tinh là luân xa của các Thái dương hệ. Các luân xa này có quan hệ với các trung tâm lực hay luân xa của con người. Các hành tinh của thái dương hệ chúng ta có các Cung khác nhau liên kết với chúng: Vulcan và Diêm Vương tinh truyền dẫn Cung 1, Mặt trời và Mộc tinh truyền dẫn Cung 2, Trái đất và Thổ tinh truyền dẫn Cung 3, Thủy tinh và Mặt trăng truyền dẫn Cung 4, Kim Tinh truyền dẫn Cung 5, Hỏa tinh và Hải Vương Tinh truyền dẫn Cung 6, Thiên Vương Tinh truyền dẫn Cung 7. Chúng ta sẽ học thêm về các điều này sau này.

Chúng ta đã hiểu tầm quan trọng của số 7, bây giờ chúng ta quay trở lại xem xét Vũ trụ lần nữa. Khi Đấng Tuyệt đối hay Sự Sống Duy nhất biểu lộ, Ngài biểu lộ qua vũ trụ là cơ thể của Ngài. Ngài có 7 cấp bậc hay cảnh giới  vũ trụ vĩ đại, là bảy thế giới tâm thức mà Ngài hoạt động trong đó. Chúng ta có thể xem đó là bảy cấp bậc, hay bảy bước, hoặc cũng có thể xem như 7 vòng tròn đồng tâm. Dù xem theo cách nào đi nữa, các cảnh giới không thật sự đúng như vậy mà thật ra xuyên thấu vào nhau. Điều này cũng đúng cho một vũ trụ, một con người, hay một nguyên tử.

9

10

Mỗi cảnh giới vũ trụ lại có 7 phân cảnh cùng bản chất tương tự. Như vậy, cấp bậc tâm thức cao nhất là Cõi Thượng đế Vũ trụ, sẽ có 7 phân cảnh tương ứng với 7 cảnh giới chính, và các Cảnh giới Vũ trụ còn lại cũng như thế.

 

Thái dương hệ của chúng ta cũng thế, có điều 7 cảnh giới của thái dương hệ là 7 phân cảnh của cõi Hồng trần Vũ trụ, Cõi Vũ trụ thấp nhất.

Bảy Cảnh giới của Thái dương hệ chúng ta tạo thành cơ thể của Thái dương Thượng đế của chúng ta, và tất cả chúng ta là một bộ phận của cơ thể của Ngài—là Thái dương hệ này. Tâm thức của Ngài ở cấp độ cao nhất, cõi giới Tâm thức Thượng đế (từ đó mới có tên gọi của Ngài)

Và chúng ta đến lượt mình cũng có 7 phân cảnh bên trong 7 cảnh giới của Cấu tạo con người. Đây là đồ hình của các cấp bậc tâm thức phóng chiếu của chúng ta đạt được sau vô vàn kiếp sống kinh nghiệm và phát triển.

Cõi trần chia làm 2 phần: thể xác và thể dĩ thái, bao gồm các dây thần kinh, hệ tuần hoàn và các luân xa. Cõi trí cũng phân làm 2 phần: hạ trí và thượng trí.

Hiện tại, con người trung bình hoạt động trên 3 cấp bậc của phàm ngã (hồng trần, trung giới, hạ trí), bao gồm 18 nấc thang hay 18 phân cảnh thấp nhất ( 7 phân cảnh giới hồng trần, 7 phân cảnh giới cảm dục, và 4 phân cảnh giới hạ trí).

12

Chúng ta đã bắt đầu phát triển các thuộc tính hồng trần, con người dã man chưa tiến hóa với các bản bản năng xác thân, và chúng ta cần phát triển 7 lớp của cõi trần.

Các giác quan của chúng ta phát triển, chúng ta học cách điều hợp xác thân, các hệ thống năng lượng của thể dĩ thái phát triển. Qua vô vàn thời gian tiếp theo, trong thời Atlantean, nhân loại bắt đầu phát triển cõi giới bên trên tiếp theo, cõi tình cảm. Cuối cùng, nhân loại đạt đến một điểm mà trí tuệ được phát triển. Đây là vị trí của nhân loại trung bình ngày hôm nay, nằm giữa tâm thức Atlantean và tâm thức Aryan. Nhân loại tiên tiến đang trở nên ý thức được linh hồn, phát triển thượng trí.

Đức Christ, đức Chưởng giáo, ở tâm thức Chân thần, Ngài ý thức và làm việc hướng về Thiên Cơ. Các Chân sư có tâm thức Atma, và Tam nguyên tinh thần hoàn toàn hoạt động. Các bậc La Hán có tâm thức Bồ đề.

13

 

Lần nữa, đồ hình trên trình bày 7 Cảnh giới Vũ trụ, và 7 Cảnh giới Thái dương hệ chúng ta là 7 phân cảnh của Cảnh giới Hồng trần Vũ trụ.

Nhân loại đang phát triển ba thể thấp và thể hiện tâm thức linh hồn qua dẫn thể tổng hợp của chúng là phàm ngã.

11

Phàm ngã của chúng ta bao gồm ba thể thấp:

  1. Hồng trần/dĩ thái: năng lượng, sinh lực, sinh lý, hệ thần kinh, bộ não
  2. Xúc cảm: dục vọng, cảm giác—lo sợ, vui, buồn, hi vọng, nhạy cảm, lo âu, đang yêu …
  3. Trí tuệ: chúng ta suy nghi, tư duy như thế nào.

 

Pic 4

14

Mục tiêu tinh thần của chúng ta là sự hợp nhất.

Trước tiên là sự hợp nhất hay tích hợp của phàm ngã.

Thứ hai là hợp nhất của phàm ngã với Linh hồn.

Thứ ba,  hợp nhất phàm ngã đã hòa nhập với linh hồn vào Tam nguyên tinh thần, dẫn thể của Chân thần.

15

Chúng ta dùng tham thiền để đạt đến sự hợp nhất này, trưới tiên thông qua Antahkarana thấp nối giữa hạ trí là linh hồn trên cõi thượng trí.

Sau rốt là giữa linh hồn và Tam nguyên tinh thần xuyên qua đường Antahkarana cao.

Phương pháp là Raja Yoga, hay đạt đến sự hợp nhất thông qua trí tuệ. Nói cách khác, mục tiêu của Raja Yoga là làm an tịnh thể trí khiến nó có thể nghe được tiếng nói của linh hồn và nhận thức được bản ngã thật sự của nó là Chơn ngã.

16

 

Ban đầu, chúng ta hoạt động như các phàm ngã vốn ích kỷ và thể hiện những phẩm tinh tiêu cực, nhưng dần dần và chắc chắn, trải qua nhiều kiếp sống, các phẩm tính của linh hồn sẽ thể hiện, chúng ta trở nên vô kỷ, và biểu lộ các phẩm tính tích cực. Phát triển Linh hồn giống như làm vườn, chúng ta từng bước loại bỏ cỏ dại là các tính xấu và vun bồi những tính tốt cao cả, cho đến khi chúng trở thành bản chất thứ hai của chúng ta.

Chúng ta chọn một đức tính mà chúng ta muốn xây dựng, và làm như thể chúng ta đã có đức tính đó trong ta. Chúng ta giữ nó ở phía trước (tiền đồn) trong tâm thức của chúng ta và tưởng tượng chúng ta sẽ làm thế nào để sử dụng đức tính này. Hãy làm điều đó hết khả năng của chúng ta. Dần dần nó sẽ trở thành một phần của chúng ta. Thực hành sẽ tạo ra sự hoàn thiện. Đây là kỹ thuật “as if” (như thật) mà các đức tính sẽ trở thành một phần trong ta.

18

Chúng ta thấy rằng Giới Nhân loại cũng giống đường Antahkarana là cầu nối giữa các giới thấp hơn trong tự nhiên và các Giới tinh thần cao hơn. Và các Thái dương Thiên Thần giúp tạo lập thể Nguyên nhân (Nhân thể), hay Linh hồn, của chúng ta là cầu nối bên trong ta. Khi nhân loại biệt ngã hóa và trở thành “người”, đó là nhờ các Ngài, các Thực thể tinh thần này đã gieo một mảnh nhỏ của chinh bản thể các Ngài vào thể trí của người thú. Các Tia Thiêng liêng này dần dần nở hoa trở thanh trú xứ của linh hồn, còn gọi là Hoa sen Chân ngã (Nhân thể).

Đấng Thái dương Thiên Thần kiến tạo Hoa sen chân ngã của chúng ta từ bản thể của các Ngài và ngự trong đó cho đến khi chúng ta nâng tâm thức chúng ta đủ cao để khai mở các canh hao của Hoa sen chân ngã và tìm thấy Ngọc quí  nằm ẩn trong tim của hoa sen. Đó là lí do tại sao ta gọi các Ngài là Linh hồn, bởi vì sự hiện diện của Thái dương Thiên Thần bên trong Hoa sen chân ngã. Chất liệu của Thái dương Thiên Thần khiến con người trở nên tự -ý thức.

17

Thái dương Thiên Thần và Phàm ngã cùng phát triển Hoa sen chân ngã qua nhiều kiếp sống khi chúng ta phát triển một mối quan hệ hỗ tương với Linh hồn của chúng ta.

 

 

10 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Câu nói :

    ” Học hỏi, tìm hiểu về bản thân chúng ta là điều cần thiết, vì như câu huấn thị của đền Delphi ở Hi Lạp thời xưa nói: “Con người, ngươi hãy tự biết mình, rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vì Thượng đế”. ”

    thật là đúng vậy , vì không ai có thể đạt đến giải thoát mà lại không hiểu về chính bản thân mình , về tâm trí mình , về tư tưởng mình và về cấu tạo các thể của mình . Và phải chăng ta phải hiểu chính mình trước rồi ta mới có thể hiểu được người khác ? ( Vì người khác không khác với ta về bản chất hay tính chất )

  2. Jupiter Nguyen

    Câu nói :

    ” Chúng ta là một phần bất khả phân của Sự Sống Duy Nhất đó … ”

    thật là cao siêu , kỳ diệu . Vì như một giọt nước trong đại dương , giọt nước đó là một phần không thể tách rời khỏi đại dương được và chính giọi nước nhỏ bé cũng chứa đựng toàn thể nước của đại dương . Giọt nước nước đó sẽ không bao giờ biến mất trước khi đại dương khô cạn .
    Tương tự như vậy ta là một phần toàn vẹn ( hay toàn thể ) và không thể tách rời được của nhân loại , linh hồn của ta là một phần không thể tách rời được của linh hồn vạn vật hay Sự Sống Duy Nhất đó.

  3. Jupiter Nguyen

    Câu nói :

    ” Chúng ta chọn một đức tính mà chúng ta muốn xây dựng, và làm như thể chúng ta đã có đức tính đó trong ta. ”

    là một sự thật kỳ diệu . Phải chăng trong tâm ta muốn điều gì thì ta sẽ có điều đó ?

  4. Jupiter Nguyen

    ” Ban đầu, chúng ta hoạt động như các phàm ngã vốn ích kỷ và thể hiện những phẩm tinh tiêu cực, nhưng dần dần và chắc chắn, trải qua nhiều kiếp sống, các phẩm tính của linh hồn sẽ thể hiện, chúng ta trở nên vô kỷ, và biểu lộ các phẩm tính tích cực. ”

    Đó chính là định luật tiến hóa của linh hồn . Chính đau khổ và phiền não khiến ta phải chuyển hóa và thay đổi chính mính . Phải chăng chính lối sống ích kỷ , chia rẻ và chỉ lo cho chính mình sẽ chắc chắn nhận lấy đau khổ và phiền não về mình vì quyền lợi và hạnh phúc của ta không thể tách rời khỏi cái quyền lợi và hạnh phúc chung của Cái Toàn Thể . Có 7 tỷ người trên thế giới này mà người nào cũng sống ích kỷ , chia rẻ và chỉ lo cho chính mình thì thế giới đó không có chiến tranh mới chuyện lạ , thế giới đó không trở thành một địa ngục trần gian mới chuyện lạ.

  5. Khoa

    Xin hỏi Admin:
    -Trong hình tròn có ghi 7 Cung, nếu tính từ trái qua thì Cung 6 có màu hồng
    -Trong hình Bốn Cung thuộc tính thứ yếu, hình tam giác ghi nhận Cung 6 có màu xanh da trời

    Câu hỏi:
    -Có sự khác biệt màu sắc của Cung 6 trong 2 hình trên. Không biết có sự nhầm lẫn không ?

    Theo như tôi biết, các trường phái khác cũng có sự khác biệt về màu sắc của các Cung so với sách của A.A.B.

    • webmaster

      Chào Khoa,

      Cả hai màu đều đúng cho Cung 6 cả. Sau đây là trích dẫn từ sách của Chân sư DK:

      1. Từ Thư về Tham thiền Huyền môn, đức DK liệt kê màu sắc của 7 cung:

      Certain colours are known and it might be well if we here enumerated them. The synthetic ray is indigo, or a deep hue. It is the Ray of Love and Wisdom, the great fundamental ray of this present solar system, and is one of the cosmic rays. This cosmic ray divides itself, for purposes of manifestation, into seven sub-rays, as follows:

      1. Indigo……………and a colour not disclosed.

      2. Indigo-indigo…The second sub-ray of Love and Wisdom. It finds its great expression on the second monadic plane, and its major manifestation in the monads of love.

      3. Indigo-green…….The third sub-ray, the third major Ray of Activity or Adaptability. It is the basic ray of the second system. It is the great ray for the deva evolution.

      4. Indigo-yellow……………The Harmony Ray.

      5. Indigo-orange..The Ray of Concrete Knowledge.

      6. Indigo…and a colour not disclosed. The Ray of Devotion.

      7. Indigo-violet…..The Ray of Ceremonial Order.

      Now you will note that I do not name the two colours, indigo-red and indigo-blue, nor do I apportion them to [Page 214] certain rays or planes. It is not that it is not possible to do so, but it is the withholding of this information that creates the puzzle. Certain things you must always remember in dealing with these colours: …

      Tuy Chân sư DK không liệt kê màu của cung 1 và 6, nhưng trong câu cuối Ngài nói đó là màu đỏ và blue. Ta biết chắc chắn cung 1 là đỏ, như vậy cung 6 sẽ là blue.

      2. Từ Đường đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, quyển II, trang 476:

      Rose is the colour of devotion, and of that quality you have a full supply.

      Màu cung 6 là màu hồng.

      Vấn đề màu sắc là phức tạp. Ta có exoteric color và esoteric color. Khoa xem lại đoạn Chân sư DK viết trong LOM:

      That I have given their exoteric names and application, and that of all I have given only two correspond with their esoteric application,—indigo and green. The Synthetic Ray and the Activity Ray are at this stage the only two of which you can be absolutely assured. One is the goal of endeavour, and the other is the foundation colour of Nature.

      That the other five colours with which our fivefold evolution is concerned, change, intermingle, blend, and are not esoterically understood in the same sense as you might imagine from the use of the words, red, yellow, orange, blue and violet. Esoterically they scarcely resemble their names, and the names themselves are intended to blind and mislead.

      Nhưng trong cùng một bài viết nên dùng màu sắc thống nhất. Do bài viết được dịch từ nguyên tác của Trường nên dùng đồ hình của Trường. Tuy nhiên, tôi đã sửa lại hình vòng tròn để thống nhất trong toàn bài viết.

  6. Khoa

    Chào Admin,

    Các bài đưa lên web có giá trị rất cao, cám ơn Admin. Rất mong được đọc thêm các bài khác.

  7. Jupiter Nguyen

    – ” Khi Đấng Tuyệt đối hay Sự Sống Duy nhất biểu lộ, Ngài biểu lộ qua vũ trụ là cơ thể của Ngài. Ngài có 7 cấp bậc hay cảnh giới vũ trụ vĩ đại, là bảy thế giới tâm thức mà Ngài hoạt động trong đó. Chúng ta có thể xem đó là bảy cấp bậc, hay bảy bước, hoặc cũng có thể xem như 7 vòng tròn đồng tâm. Dù xem theo cách nào đi nữa, các cảnh giới không thật sự đúng như vậy mà thật ra xuyên thấu vào nhau. Điều này cũng đúng cho một vũ trụ, một con người, hay một nguyên tử. ”

    . Tôi nghĩ rằng từ Cảnh Giới hay Cõi Giới thì đồng nghĩa với từ Trạng Thái cho nên nó mới xuyên thấu vào nhau.

    . Vì vậy có thể nói là một vũ trụ có 7 trạng thái tâm thức ( từ trạng thái tâm thức thấp nhất cho đến trạng thái tâm thức cao nhất ) mà Đấng Tuyệt Đối hoạt động trong đó ( vì vũ trụ là cơ thể của Ngài )

    . Tương tự như vậy con người cũng có 7 trạng thái tâm thức và qua quá trình tiến hóa con người đi từ trạng thái tâm thức này đến trạng thái tâm thức khác cao hơn .

    Tôi nghĩ nếu dùng từ Cảnh Giới hay Cõi Giới thì có thể làm cho người đọc nhầm lẫn và nghĩ rằng đó là một vị trí địa lý nào đó trong không gian nhưng tôi nghĩ thật sự nó không phải như vậy mà một Cảnh Giới hay Cõi Giới chính là một trạng thái tâm linh hay tâm thức của Đấng đã tạo ra nó .

  8. Jupiter Nguyen

    _ ” Và chúng ta đến lượt mình cũng có 7 phân cảnh bên trong 7 cảnh giới của Cấu tạo con người. Đây là đồ hình của các cấp bậc tâm thức phóng chiếu của chúng ta đạt được sau vô vàn kiếp sống kinh nghiệm và phát triển. ”

    . Theo suy nghĩ của tôi thì 7 cảnh giới có thể hiểu là 7 trạng thái tâm thức chính , 7 phân cảnh thì có thể hiểu là 7 trạng thái tâm thức phụ . Như vậy là kể từ lúc bắt đầu thoát kiếp thú và trãi qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta đi từ trạng thái tâm thức này đến trạng thái tâm thức khác cao hơn [ hay tiến hóa hơn ] . Như vậy là có tổng cộng 49 trạng thái tâm thức mà chúng ta phải trãi qua trên con đường tiến hóa của chúng ta.

  9. Jupiter Nguyen

    – ” Hiện tại, con người trung bình hoạt động trên 3 cấp bậc của phàm ngã (hồng trần, trung giới, hạ trí), bao gồm 18 nấc thang hay 18 phân cảnh thấp nhất ( 7 phân cảnh giới hồng trần, 7 phân cảnh giới cảm dục, và 4 phân cảnh giới hạ trí). ”

    . Như vậy là con người trung bình ngày nay chỉ mới đi được khoảng 1/3 chặng đường tiến hóa của mình [ vì 49 chia 18 bằng 2.7 ] .

    . Tôi hiểu rằng con đường Huyền bí học là con đường tu tắt , là con đường đẩy nhanh quá trình tiến hóa một cách vượt bậc , có khoa học , có tổ chức vì do Thánh Đoàn đưa ra và hướng dẫn cho những ai sẵn sàng đi theo con đường đó và do đó mà rút ngắn thời gian . Nhưng tôi cũng hiểu rằng con đường đó không dành cho tất cả mọi người vì nó đòi hỏi một sự cam đảm phi thường và một sự quyết tâm phi thường.

Leave Comment