Cấu tạo Con người – Phần 5 – Thể Nguyên Nhân theo giáo lý của đức DK (Updated)

2. Thể nguyên nhân theo Giáo lý của đức DK

Trong bài thứ năm này, chúng ta sẽ học hỏi về thể nguyên nhân theo giáo lý của đức DK. Các trích đoạn sau đây được rút ra từ quyển Thư về Tham thiền Huyền môn, một trong hai quyển sách đầu tiên Ngài viết cho công chúng trong thế kỷ XX. Tuy là các trích đoạn trong quyển sách căn bản đầu tiên của Ngài nhưng cũng khá khó hiểu. Do đó, chúng tôi sẽ thêm phần giải thích sau mỗi đoạn trích. Thông qua các trích dẫn và giải thích, chúng tôi mong các bạn sẽ đọc và so sánh được giáo lý do các đệ tử giảng dạy và của đích thân Ngài truyền dạy thông qua bà A.A. Bailey.

***********

Chủ đề thể nguyên nhân mở ra nhiều điều để các nhà tư tưởng suy ngẫm. Không thể nêu rõ hình dạng và kích thước của nó được, vì đó là một bí mật điểm đạo, nhưng tôi có thể gợi lên vài ý tưởng để cho những ai quan tâm có thể xem xét.

Vậy thể nguyên nhân là gì? Đừng nói ngay rằng đó là thể của những nguyên nhân, vì như thế có vẻ mơ hồ, không rõ ràng. Giờ đây, chúng ta hãy xem xét thể này và tìm ra những thành phần cấu tạo nó.

Trên con đường tiến hóa giáng hạ chúng ta có cái gọi là Hồn khóm, thường được mô tả (theo ngôn từ thế gian) là một tập hợp các tam nguyên ở trong một bọc có ba lớp làm bằng chất tinh hoa của Chân thần. Trên con đường tiến hóa thăng thượng, có những nhóm thể nguyên nhân tương ứng cũng được cấu tạo tương tự, với ba yếu tố xen vào. [30].

Thể nguyên nhân là tập hợp của ba hạt nguyên tử trường tồn, ở trong một bọc làm bằng tinh chất của cõi trí…. Điều gì xảy ra khi người thú trở thành một con người thực sự, một sinh linh biết suy nghĩ? Đó là cái ngã tiến đến gần cái phi ngã nhờ phương tiện trí tuệ, vì con người là “sinh linh mà trong đó tinh thần cao nhất và vật chất thấp nhất được liên kết bằng trí thông tuệ.”

Câu này có ý nghĩa gì? Tức là: khi người thú tiến đến trình độ thích hợp, khi xác thân y đã điều hợp đúng mức, khi tình cảm hay dục tính đã đủ mạnh để tạo cơ bản cho sự sinh tồn và hướng dẫn cuộc sống bản năng, và khi mầm trí năng đã ăn sâu đến mức giúp y có được ký ức của bản năng và sự liên kết các ý tưởng, là điều có thể thấy ở một con thú nhà mức trung bình, thì bấy giờ Tinh thần đang giáng xuống (đã thu nạp một nguyên tử trên cõi trí) xét rằng đã đến lúc chiếm hữu các hạ thể. . Các Hỏa Chân quân được vời đến, các Ngài giúp chuyển sự phân cực từ nguyên tử thấp hơn của Tam nguyên đến nguyên tử thấp nhất của Phàm ngã. Ngay cả lúc này, Ngọn Lửa nội tại cũng không thể xuống thấp hơn cõi phụ thứ ba của cõi trí. Ở đó hai bên gặp nhau, nhập một và tạo thành thể nguyên nhân. Trong thiên nhiên tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau, và Chủ thể tư tưởng ở nội tâm không thể chế ngự được tam giới nếu không có sự giúp đỡ của phàm ngã.Sự sống của Thượng Đế Ngôi một phải hòa hợp với sự sống của Ngôi hai và phải dựa vào hoạt động của Ngôi ba.

On the involutionary path you have what is termed the Group Soul, aptly described (as far as earth words permit) as a collection of triads, enclosed in a triple envelop of monadic essence. On the evolutionary path, groups of causal bodies correspond and are similarly composed, three factors entering in. [30]

This subject, anent the causal body, opens up for the thinker much food for speculation. The literal figures and the dimensional lines cannot be given. They form one of the secrets of initiation but certain ideas may be suggested and submitted to the consideration of all interested.

Just what do you mean when you speak of the causal body? Say not glibly, the body of causes, for words thus spoken are oft but nebulous and vague. Let us now consider the causal body and find out its component parts.

The causal body is a collection of permanent atoms, three in all, enclosed in an envelop of mental essence…. What happens at the moment when animal-man becomes a thinking entity, a human being? The approximation of the self and the not-self by means of mind, for man is “that being in whom highest spirit and lowest matter are linked together by intelligence.”

What do I mean by this phrase? Just this: that when animal-man had reached a point of adequacy; when his physical body was sufficiently co-ordinated, when he had an emotional or desire nature sufficiently strong to form a basis for existence, and to guide it by means of instinct, and when the germ of mentality was sufficiently implanted to have donated the instinctive memory and correlation of ideas that can be seen in the average domesticated animal, then the descending spirit (which had taken to itself an atom on the mental plane) judged the time ripe for taking possession of the lower vehicles. The Lords of the Flame were called in and they effected the transfer of polarisation from the lower atom of the Triad to the lowest atom of the Personality. Even then, the indwelling Flame could come no lower than the third subplane of the mental plane. There the two met and became one and the causal body was formed.  All in nature is interdependent, and the indwelling Thinker cannot control in the three lower worlds without the aid of the lower self. The life of the first Logos must be blended with that of the second Logos and based on the activity of the third Logos.

 

1. Mở đầu, đức DK nói rằng “Không thể nêu rõ hình dạng và kích thước của nó được, vì đó là một bí mật điểm đạo,” nhưng trong phần cuối của đoạn trích dẫn Ngài có nói sơ qua về hình dạng của Thể Nguyên Nhân:

Nói chung, chu vi của thể nguyên nhân thay đổi tùy theo loại và tùy theo cung. Một vài thể Chân ngã có hình dáng tròn hơn các thể khác. Một số thể giống hình bầu dục, còn những thể khác lại dài hơn. Nhưng dung tích và khả năng thích ứng mới là vấn đề quan trọng, và quan trọng nhất là khả năng thẩm thấu huyền bí của noãn hào quang thấp khiến nó có thể tiếp xúc được với các Chân ngã khác mà đặc tính vẫn giữ nguyên; có thể hòa hợp với các thể nguyên nhân khác mà vẫn giữ được cá tính; và có thể hấp thu những gì cần thiết mà vẫn giữ được nguyên hình.

2. Câu Ngài nói: “Đng nói ngay rng đó là th ca nhng nguyên nhân, vì như thế có v mơ h, không rõ ràng,” là câu mà chúng ta thường đọc trong các sách Thông Thiên Học. Ý của Ngài muốn chúng ta phải hiểu thật rõ về thể nguyên nhân, thay vì chỉ hiểu phơn phớt, hoặc lặp lại mà không hiểu những gì người khác nói.

3. Câu kế tiếp:

Thể nguyên nhân là tập hợp của ba hạt nguyên tử trường tồn, ở trong một bọc làm bằng tinh chất của cõi trí…. Điều gì xảy ra khi người thú trở thành một con người thực sự, một sinh linh biết suy nghĩ? Đó là cái ngã tiến đến gần cái phi ngã nhờ phương tiện trí tuệ, vì con người là “sinh linh mà trong đó tinh thần cao nhất và vật chất thấp nhất được liên kết bằng trí thông tuệ.

Theo đức DK, thể nguyên nhân bao gồm cả ba nguyên tử thường tồn (hạ trí, cảm dục, và hồng trần), nằm trong một bọc bằng tinh chất (hay vật chất) cõi trí… Việc bao gồm cả ba nguyên tử thường tồn vào thể nguyên nhân là hợp lý vì cả nguyên tử thường tồn và thể nguyên nhân đều tiếp tục tồn tại sau mỗi kiếp sống, là nền tảng để xây dựng nên ba thể mới của kiếp tiếp theo.

Câu kế tiếp “con người là sinh linh mà trong đó tinh thần cao nhất và vật chất thấp nhất được liên kết bằng trí thông tuệ” đặt trong ngoặc kép nêu lên đặc điểm phân biệt giữa người và thú—đó là trí thông tuệ. Ở đây, Ngài lặp lại câu nói của bà A. Besant:

“Man is that being in whom highest spirit and lowest matter are linked together by intelligence.”

Vật chất và Tinh thần là đối cực của nhau, và chúng ta cũng nhớ rõ câu nói của bà Blavatsky: “Vật Chất là Tinh thần biểu hiện ở điểm thấp nhất, và ngược lại, Tinh thần là Vật chất ở điểm cao nhất” (“Matter is spirit at its lowest point of manifestation and spirit is matter at its highest.”).

Ngã, cái tôi thật sự, là Tinh thần, còn Phi-Ngã là Vật Chất.

4. Đoạn kế tiếp cần một sự giải thích dài hơn, vì Ngài nói rất vắn tắt và trừu tượng:

Khi người thú tiến đến trình độ thích hợp, khi xác thân y đã điều hợp đúng mức, khi tình cảm hay dục tính đã đủ mạnh để tạo cơ bản cho sự sinh tồn và hướng dẫn cuộc sống bản năng, và khi mầm trí năng đã ăn sâu đến mức giúp y có được ký ức của bản năng và sự liên kết các ý tưởng,điều có thể thấy ở một con thú nhà mức trung bình, thì bấy giờ Tinh thần đang giáng xuống (đã thu nạp một nguyên tử trên cõi trí) xét rằng đã đến lúc chiếm hữu các hạ thể. Các Hỏa Chân quân được vời đến, các Ngài giúp chuyển sự phân cực từ nguyên tử thấp hơn của Tam nguyên đến nguyên tử thấp nhất của Phàm ngã. Ngay cả lúc này, Ngọn Lửa nội tại cũng không thể xuống thấp hơn cõi phụ thứ ba của cõi trí. Ở đó hai bên gặp nhau, nhập một và tạo thành thể nguyên nhân. Trong thiên nhiên tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau, và Chủ thể tư tưởng ở nội tâm không thể chế ngự được tam giới nếu không có sự giúp đỡ của phàm ngã. Sự sống của Thượng Đế Ngôi một phải hòa hợp với sự sống của Ngôi hai và phải dựa vào hoạt động của Ngôi ba.

a. Điều kiện để một con thú có thể biệt lập ngã tính là “xác thân đã điều hợp đúng mức, khi tình cảm hay dục tính đã đủ mạnh để tạo cơ bản cho sự sinh tồn và hướng dẫn cuộc sống bản năng, và khi mầm trí năng đã ăn sâu đến mức giúp y có được ký ức của bản năng và sự liên kết các ý tưởng”. Nhân loại của hai giống dân chánh đầu tiên và nửa đầu của giống dân chánh thứ ba của cuộc tuần hoàn thứ tư này vẫn còn là người thú, chưa thật sự là con người, dẫu ngoại hình đã là một con người. Lí do là thể nguyên nhân chưa được tạo lập. Trong điều kiện mà đức DK nêu ở trên về phần trí tuệ, Ngài chỉ viết “mầm trí năng đã ăn sâu đến mức giúp y có được ký ức của bản năng và sự liên kết các ý tưởng”, trong những thú vật thông minh nhất ta mới thấy có biểu hiện của ký ức hay trí nhớ, và nhờ trí nhớ mà con vật có thể liên kết hay liên hệ (correlate) các ý tưởng hay sự kiện khác nhau.

b. Đoạn kế tiếp cực kỳ khó hiểu

Các Hỏa Chân quân được vời đến, các Ngài giúp chuyển sự phân cực từ nguyên tử thấp hơn của Tam nguyên đến nguyên tử thấp nhất của Phàm ngã. Ngay cả lúc này, Ngọn Lửa nội tại cũng không thể xuống thấp hơn cõi phụ thứ ba của cõi trí. Ở đó hai bên gặp nhau, nhập một và tạo thành thể nguyên nhân. Trong thiên nhiên tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau, và Chủ thể tư tưởng ở nội tâm không thể chế ngự được tam giới nếu không có sự giúp đỡ của phàm ngã. Sự sống của Thượng Đế Ngôi một phải hòa hợp với sự sống của Ngôi hai và phải dựa vào hoạt động của Ngôi ba.

Các Hỏa Chân Quân (Lords of the Flame hay Agnishvattas) – Các Đấng ban cho con người Trí Tuệ

Hỏa Chân Quân (Lords of the Flame) là danh xưng của đấng Cao Cả thuộc dòng tiến hóa Thiên Thần (Deva Evolution), được gọi là Thái dương Thiên Thần (Solar Angels), Agnishvattasđược nhắc đến trong bộ sách Giáo Lý Bí Nhiệm của bà Blavatsky. Ở đây, Ngài đang đặt nền tảng cho giáo lý mà Ngài triển khai rất chi tiết về sau trong quyển A Treatise on Cosmic Fire. Việc biệt lập ngã tính của người thú được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của các đấng cao cả được gọi là Thái dương Thiên Thần, Hỏa Chân Quân, Agnishvattas… Không có sự trợ giúp của các Thái dương Thiên Thần thì không có sự biệt lập ngã tính hay chuyển kiếp thú thành người trong thái dương hệ này. Chúng tôi nói trong thái dương hệ này vì trong những thái dương hệ trước đây (thái dương hệ thứ nhất), cũng như trên Dãy Mặt Trăng, việc biệt lập ngã tính xảy ra theo cách tiến hóa thông thường, được mô tả trong sách Thông Thiên Học. Đây là trích đoạn trong sách của đức DK nói về ba cách biệt lập ngã tính:

Do đó, trong chu kỳ Đại Khai Nguyên này, có ba phương pháp biệt lập ngã tính trong hệ hành tinh của chúng ta:

  1. Trên dãy mặt trăng, biệt lập ngã tính thông qua sự phát triển dần của tâm thức theo định luật tự nhiên.
  2. Trên Dãy Địa cầu, biệt lập ngã tính hay sự đạt đến ngã thức nhờ sự giúp đỡ của các tác nhân bên ngoài. Đây là phương pháp chủ yếu của thái dương hệ này.
  3. Trong cuộc tuần hoàn kế tiếp và trên dãy hành tinh kế tiếp, phương pháp biệt lập ngã tính sẽ là phương pháp trừu xuất thông qua quyền năng ý chí, nhưng trong cách thức còn phôi thai.

Thus, in the mahamanvantara, the three methods of individualization in connection with our planetary scheme are to be seen

  1. In the Moon chain, the gradual evolution of self-consciousness under natural law.
  2. In the Earth chain that of achieved self-consciousness through the aid of extraneous agencies. It is the distinctive method of this system.
  3. In the next round and chain the method will be abstraction through will power, but this in an embryonic manner.

[CF 720]

Phương pháp mà các tác giả Thông Thiên Học mô tả trong bài 4 là phương pháp biệt lập ngã tính áp dụng trong thái dương hệ đầu tiên, thái dương hệ thứ nhất, và được lặp lại trên dãy Nguyệt Cầu trong Hệ hành tinh của chúng ta. Phương pháp này tuân theo sự tiến hóa tự nhiên, diễn tiến rất chậm chạp. Trong thái dương hệ thứ hai (thái dương hệ của chúng ta hiện tại), phương pháp biệt lập ngã tính là phương pháp thông qua sự trợ giúp của ngoại lực là các đấng cao cả (các Thái dương Thiên Thần, Hỏa Tinh Quân Agnishvattas…). Các Ngài xuất phát từ Mặt trời Sirius. Còn trong cuộc tuần hoàn kế tiếp, cũng như trên dãy hành tinh kế tiếp, thì phương pháp biệt lập ngã tính sẽ là phương pháp trừu xuất thông qua quyền năng ý chí ở hình thức sơ khai nhất. Phương pháp này sẽ trở thành phương pháp chính của thái dương hệ kế tiếp. Các bạn có thể hỏi, trong giáo lý của hội Thông Thiên Học có nói đến điều này hay không? Thật ra thì bà Blavatsky có nói bóng gió đến điều này, nhưng theo cách thức bóng bẩy, và hầu như không ai hiểu những gì bà nói. Đây là trích đoạn từ bộ Giáo Lý Bí Nhiệm (quyển II):

Các Đấng ban cho con người CHƠN NGÃ bất tử, hữu thức chính là các “Thái Dương Thiên Thần”, dù là xét về mặt ẩn dụ hay theo nghĩa đen. Huyền nhiệm về Chơn Ngã Hữu Thức hay Linh Hồn con người là vô cùng to lớn. Theo đúng nghĩa, danh xưng Nội môn của các Thái Dương Thiên Thần này là các “Đấng tận tụy kiên trì”. … Điều này giải thích tại sao các nhà Huyền bí học xuyên Hy Mã Lạp Sơn lại xem các Ngài đương nhiên là đồng nhất với các Đấng được người Ấn Độ mệnh danh là Kumaras, AgnishwattasBarishads.

Thật chính xác và đúng biết bao khi Plato nói rằng Linh hồn của con người, hay Chân Ngã, là “sự kết hợp của cái giống nhau và cái kia” (a compound of the same and the other.), và nhận xét của ông về Chơn Ngã có một ý nghĩa triết lý vô cùng thâm thúy. Nhưng có mấy ai hiểu được câu nói ẩn dụ nầy của Ông vì thế gian chỉ hiểu rằng linh hồn là hơi thở của Thượng đế (Jehovah). Linh hồn con người là “cái giống nhau và cái kia” như nhà Triết Học-Đạo đồ vĩ đại đã nói, bởi vì CHÂN NGÃ (EGO) (khi hợp nhất với và trong Chơn Thần Thiêng Liêng) là Con người, thế nhưng lại tương tự như “CÁI KIA” (the OTHER) là đấng Thiên Thần giáng lâm trong y, cũng giống như TOÀN LINH TRÍ (MAHAT)…

Các đại tác giả và các đại triết gia cổ điển đã cảm nhận được chân lý này khi cho rằng:

Bên trong chúng ta phải có một cái gì tạo ra các tư tưởng của chúng ta. Đó là một thứ tinh anh; đó là một linh khí; lửa; dĩ thái; tinh chất; một hình ảnh mong manh; một tiến trình suy tư; một con số; đó là sự hài hòa.(Voltaire) [98]

The Endowers of man with his conscious, immortal EGO, are the “Solar Angels” — whether so regarded metaphorically or literally. The mysteries of the Conscious EGO or human Soul are great. The esoteric name of these “Solar Angels” is, literally, the “Lords” (Nath) of “persevering ceaseless devotion” (pranidhana). Therefore they of the fifth principle (Manas) seem to be connected with, or to have originated the system of the Yogis who make of pranidhana their fifth observance (see Yoga Shastra, II., 32.) It has already been explained why the trans-Himalayan Occultists regard them as evidently identical with those who in India are termed Kumaras, Agnishwattas, and the Barhishads.

How precise and true is Plato’s expression, how profound and philosophical his remark on the (human) soul or EGO, when he defined it as “a compound of the same and the other. And yet how little this hint has been understood, since the world took it to mean that the soul was the breath of God, of Jehovah. It is “the same and the other, as the great Initiate-Philosopher said; for the EGO (the “Higher Self” when merged with and in the Divine Monad) is Man, and yet the same as the “OTHER,” the Angel in him incarnated, as the same with the universal MAHAT. The great classics and philosophers felt this truth, when saying that “there must be something within us which produces our thoughts. Something very subtle; it is a breath; it is fire; it is ether; it is quintessence; it is a slender likeness; it is an intellection; it is a number; it is harmony. . . . . “ (Voltaire).

All these are the Manasam and Rajasas: the Kumaras, Asuras, and other rulers and Pitris, who incarnated in the Third Race, and in this and various other ways endowed mankind with Mind. [GLBN 2, trang 88-89]

Trong đoạn trên, bà Blavasky cố giải thích cho ta hiểu câu nói của Platon, rằng linh hồn hay Chân ngã của con người là sự kết hợp của Cái Tương Tự và Cái Kia, nghĩa là giữa Chân thần trong ta và của Thực thể ngoại tại là đấng Thái dương Thiên Thần. Thái dương Thiên Thần đã tạo ra thể nguyên nhân từ bản thể của Ngài, hay nói khác đi, các Ngài đã lâm phàm trong ta để chúng ta có thể hiện tồn như những sinh linh riêng biệt. Các Ngài vừa là ta mà vừa không phải là ta. Các Ngài được gọi là Đấng Tận Tụy Kiên trì vì các Ngài đã cũng ở với chúng ta từ hàng triệu năm nay, kiên nhẫn giúp chúng ta để chúng ta được như ngày nay. Các bạn lưu ý từ bà Blavatsky dùng “đấng THIÊN THẦN đã giáng lâm trong ta” … Có lẽ những ai học hỏi giáo lý Thông Thiên Học sẽ rất xa lạ với những đoạn văn của bà Blavatsky trích ở trên, vì các tác giả khác như Ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant không bao giờ nói về điều này. Chúng tôi xin trích dẫn thêm trong sách Giáo Lý Bí Nhiệm của bà Blavatsky để nói về các Thái dương Thiên Thần đã giúp tạo ra Thể Nguyên Nhân của con người:

Tuy Chơn thần của con người và thú vật về cơ bản là giống nhau, nhưng giữa hai có một vực thẳm phân cách không thể vượt qua, vực thẳm của Trí tuệ và Ngã thức (Mentality and Self-Consciousness). Cái khía cạnh cao của trí tuệ con người là gì, từ đâu đến, nếu nó không phải là một bộ phận (portion) của cái tinh hoa (essence), và trong vài trường hợp hiếm hoi, nó là chính cái tinh hoa, của một đấng cao cả? Có thể nào con người, một vị thần bên trong một hình thể thú vật, chỉ thuần là sản phẩm của Sự tiến hóa của Vật chất. Con thú chỉ khác con người ở hình dạng bên ngoài, chứ chất liệu cấu tạo nên hình hài cả hai đều như nhau, con thú cũng có Chơn thần, tuy rằng chưa phát triển, nhưng tiềm năng trí tuệ của hai khác nhau một trời một vực, giống như Mặt trời và và con đom đóm. Thế cái gì tạo nên sự khác biệt đó, trừ phi con người là một con thú cộng với một đấng thần linh sống động bên trong hình hài vật chất. Chúng ta hãy ngừng lại và tự hỏi câu hỏi trên…

Between man and the animal — whose Monads (or Jivas) are fundamentally identical — there is the impassable abyss of Mentality and Self-consciousness. What is human mind in its higher aspect, whence comes it, if it is not a portion of the essence — and, in some rare cases of incarnation, the very essence — of a higher Being: one from a higher and divine plane? Can man — a god in the animal form — be the product of Material Nature by evolution alone, even as is the animal, which differs from man in external shape, but by no means in the materials of its physical fabric, and is informed by the same, though undeveloped, Monad — seeing that the intellectual potentialities of the two differ as the Sun does from the Glow-worm? And what is it that creates such difference, unless man is an animal plus a living god within his physical shell? Let us pause and ask ourselves seriously the question, regardless of the vagaries and sophisms of both the materialistic and the psychological modern sciences.

Trong đoạn trích dẫn trên, Bà Blavatsky nói rất rõ ràng con người là một con thú cộng với một đấng thần linh sống động bên trong hình hài vật chất (unless man is an animal plus a living god within his physical shell). Trong một bản dịch The Secret Doctrine phổ biến trên mạng, câu trên được dịch là “con người là một động vật có thêm một vị Thượng Đế sống động bên trong cái xác phàm hữu hoại” không phản ảnh đúng ý nghĩa của bà Blavatsky. Nguyên bản tiếng Anh a living god được viết thường, kèm theo mạo từ a, chỉ một vị thần, không thể là Thượng đế được.

Trong đoạn trích dẫn trên, Bà nói cái khiến con người khác với một con thú là Trí Tuệ và Ngã thức, cái phương diện hay khía cạnh cao siêu của Trí tuệ con người– Thượng Trí hay Thể Nguyên Nhân– một phần của bản thể (essence) của Một Đấng Cao Cả, ở đây là Thái dương Thiên Thần hay Hỏa Chân Quân hay Agnishvatta. Trí tuệ có hai phần: thượng trí và hạ trí, và khía cạnh cao của trí tuệ là thượng trí, là Thể Nguyên Nhân do Thái dương Thiên Thần tạo ra. Trong một vài trường hợp, Thượng Trí hay thể Nguyên Nhân không phải là một phần mà chính là cái bản Thể của Đấng Cao cả đó. Để giải thích điều này, chúng tôi xin nói về ba cách mà Thái dương Thiên Thần kiến tạo Nhân Thể của con người.

Cách các Thái dương Thiên Thần tạo ra thể nguyên nhân hay thể linh hồn của con người được mô tả như sau trong Giáo Lý Bí Nhiệm (câu thơ 24, Đoạn kinh 7):

24. Các Đứa Con của Minh Triết, các Con của Đêm tối, (xuất phát từ Thánh Thể Brahma trong Chu kỳ hủy diệt) đã sẵn sàng tái sinh, giáng hạ. Các vị nhìn thấy những hình hài xấu xa của Ba Giống dân Đầu tiên (vẫn còn là giống dân vô tri giác) (a). Các Tinh Quân phán: “Chúng ta có thể chọn lựa, vì chúng ta có minh triết”. Vài vị nhập vào các Hình bóng (Chhayas). Một số phóng chiếu ra một Tia lửa. Một số hoãn lại cho tới (Giống dân) Thứ Tư. Từ Tinh hoa riêng biệt của mình các Ngài làm đầy (tăng cường) Thể Cảm Dục. Những người được nhập vào trở thành bậc La Hán. Những ai chỉ nhận có một tia lửa vẫn còn thiếu tri thức (cao siêu). Tia lửa chỉ le lói (b). Nhóm thứ Ba vẫn còn vô trí. Các Chơn Thần của họ chưa sẵn sàng. Những người này được xếp loại riêng trong số Bảy giống người ban sơ. Chúng trở thành những người đầu hẹp. Nhóm thứ Ba đã sẵn sàng. “Chúng ta sẽ ngự trong các Hình hài này”. Các Tinh Quân của Lửa và của Minh Triết đen tối phán.

24. The Sons of Wisdom, the Sons of Night (issued from the body of Brahma when it became Night), ready for re-birth, came down. They saw the (intellectually) vile forms of the first third (still senseless Race) (a). “We can choose,” said the Lords, “we have wisdom.” Some entered the Chhayas. Some projected a spark. Some deferred till the Fourth (Race). From their own essence they filled (intensified) the Kama (the vehicle of desire). Those who were entered became Adepts. Those who received but a spark remained destitute of (higher) knowledge. The spark burnt low (b). The Third remained mind-less. Their Jivas (Monads) were not ready. These were set apart among the Seven (primitive human species). They (became the) narrow-headed. The third were ready. In these shall we dwell, said the Lords of the Flame and of the Dark Wisdom (c).

Các câu thơ (slokas) của quyển Thiền Kinh (Book of Dzyan) rất xưa nên ngôn ngữ rất biểu tượng, cực kỳ khó hiểu. Trong đoạn thơ trên, Các Con của Minh triết (Sons of Wisdom) là các đấng Thái dương Thiên Thần, các Ngài đã đạt đến giải thoát trong Chu kỳ Đại Khai Nguyên trước đây, cho nên các Ngài có đầy đủ Minh triết, do đó là Con của Minh triết. Khi người thú của Giống dân chánh thứ ba đã sẵn sàng, các Ngài đến để giúp biệt lập ngã tính nhân loại vào thời điểm đó. Các Ngài nhìn thấy hình dáng xấu xa của ba giống dân chánh đầu tiên, và có ba cách các Ngài giúp nhân loại vào thời đó:

  1. Vài vị nhập vào các Hình bóng (Chhayas). Hình thể của các giống dân phụ đầu tiên của giống dân chánh thứ ba được cầu tạo từ chất dĩ thái, không giống như chúng ta bây giờ. Do đó, chúng được gọi là hình bóng. Trong trường hợp này, thể nguyên nhân chính là bản thể của Thái dương Thiên Thần.
  2. Một số phóng chiếu ra một Tia lửa (Spark). Tia lửa đây là tia lửa Trí tuệ mà một ngày nào đó sẽ bùng cháy thành Ngọn Lửa trí tuệ. Trong trường hợp này, thể nguyên nhân là một phần của bản thể của Thái dương Thiên Thần.
  3. Một số hoãn lại cho tới (Giống dân) Thứ Tư. Lí do là các người thú này chưa sẵn sàng và các Thái dương Thiên Thần chỉ tiếp tục công việc của các Ngài vào giống dân chánh thứ tư (giống dân Atlantean). Đây là những người Vô trí (Mindless) hay chưa có trí tuệ.

Kết quả công việc của các Ngài là:

  1. Những người được các Ngài nhập vào trở thành bậc La Hán. Đó là những vị Minh Quân, Vị Vua thiêng liêng, các Giáo chủ của giống dân thứ 3.
  2. Những người bình thường chỉ nhận một tia lửa vẫn còn thiếu tri thức. Tia lửa chỉ le lói.
  3. Những người còn lại (nhóm thứ Ba) vẫn còn vô trí, và sẽ được biệt lập ngã tính trong thời kỳ Atlantean.

Tiếp đến là câu sau cùng trong đoạn trích của Chân sư DK:

Trong thiên nhiên tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau, và Chủ thể tư tưởng ở nội tâm không thể chế ngự được tam giới nếu không có sự giúp đỡ của phàm ngã. Sự sống của Thượng Đế Ngôi một phải hòa hợp với sự sống của Ngôi hai và phải dựa vào hoạt động của Ngôi ba.

Chủ thể tư tưởng nội tâm là Chân ngã, tam giới là ba cõi giới thấp (Hạ trí, Cảm dục, và Hồng trần). Câu cuối cùng chúng tôi xin trích đoạn giải thích của Ông C.W. Leadbeater trong quyển Chân Sư và Thánh đạo giải thích về Ba Luồng Sóng Sinh Hoạt (Three Outpourings) xuất phát từ Ba Ngôi của Thượng đế để giải thích câu cuối cùng của đức DK:

Ba luong Song Sinh Hoat

Bản lược đồ kế bên trình bày ba luồng Sóng Sinh Hoạt của Thượng Đế trong cơ Tiến Hóa. Ở trên, 3 vòng tròn tượng trưng cho 3 Ngôi. Từ mỗi vòng tròn, có một đường dọc đi xuống, và gặp những đường ngang tượng trưng cho 7 cõi trong thiên nhiên. Đường dọc từ Ngôi ba đi xuống mỗi lúc càng đậm thêm để chỉ cho ta thấy bằng cách nào Ngôi Ba chuyển sinh lực vào các cõi, trước hết cấu tạo những nguyên tử của mỗi cõi, và sau đó kết nạp những nguyên tử thành các nguyên tố.Trong vật chất đã được thấm nhuần sinh lực của Ngôi Ba đó, Luồng Sinh Lực thứ Hai giáng xuống từ vòng tròn tượng trưng Ngôi Hai (Đức Chúa Con), và Sức Sống Thiêng Liêng tiềm tàng trong luồng Sinh Lực đó dùng vật chất cấu tạo một hình thể, để cho nó có thể dùng làm những lớp vỏ khoác bên ngoài đặng chuyển xuống các cõi thấp. Ở mực độ thấp nhứt của cõi vật chất, sự sống đó làm thức động Kim Thạch, và khi nó tiến hóa thêm, lần lần nó sẽ chuyển sinh lực vào loài thảo mộc, và kế đó, loài Cầm Thú. Khi nó tiến lên mực độ cao tột của loài Cầm Thú, thì xảy đến một sự thay đổi quan trọng, một yếu tồ hoàn toàn mới mẻ, đó là luồng Sinh Lực thứ Ba, xuất phát từ vòng tròn trên hết,  tượng trưng cho Ngôi Thứ Nhứt gọi là Đức Chúa Cha.

Into that matter so vivified the Second Outpouring comes down from the circle typifying God the Son, and the Divine Life of which that Outpouring consists draws that matter together into forms which it can inhabit, and thus incarnates and makes bodies or vehicles for itself. At its lowest level of materiality that Life ensouls the mineral kingdom, and as it evolves it gradually becomes definite enough to ensoul the vegetable kingdom, and still later the animal. When it has risen to the highest level of the animal kingdom a very remarkable change takes place, and an entirely new factor is introduced—that of the Third Outpouring, which comes from the highest circle, the First Aspect of the Logos, commonly called God the Father.

That force which has hitherto been the ensouler now becomes in its turn the ensouled, and the new force from the First Person seizes upon what has heretofore been the soul of the animal, and actually makes it into a body for itself, though a body of matter so exceedingly fine as to be utterly inappreciable to our physical senses. Thus is born the ego in his causal body, and he at once draws into himself the result of all the experience that has been gained by that animal soul in all the aeons of its previous development, so that nothing of the qualities which have been acquired in the course of its evolution is lost.

Cái sức mạnh từ trước vẫn chuyền sinh lực cho mọi loài, nay đến lượt nó lại chịu tiếp nhận luồng sinh lực của Ngôi Thứ I. Luồng Sinh Lực mới này ảnh hưởng đến linh hồn của loài thú, và cấu tạo nên một Thể riêng biệt bằng chất Thượng Thanh Khí vô cùng tinh anh đến nỗi giác quan vật chất của con người không thể cảm xúc được.

Bằng cách đó, được tạo ra Chơn Nhơn con người trong Thể Thượng Trí, nó liền thâu về mình cái kết quả của tất cả những kinh nghiệm mà linh hồn con thú đã thâu nhập được trải qua những thế hệ tiến hóa dài đăng đẳng trước kia của nó. Như thế, những khả năng và đức tính của nó đã khai mở trong cái lịch trình tiến hóa đó vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, không có gì mất đi đâu.

Vậy cái Luồng Sinh Lực Thứ Ba vô cùng mầu nhiệm xuất phát từ Ngôi Thứ I của Thái Dương Thượng Đế đó, là cái gì? Thật ra, đó chính là Sự Sống của Thượng Đế vậy. Và ta cũng có thể nói: Sự Sống đó cũng có ở trong hai Luồng Sinh Lực thứ Nhất và thứ Nhì. Thật đúng như vậy, nhưng hai Luồng Sinh Lực này đã giáng xuống một cách tuần tự và chậm chạp xuyên qua tất cả những cảnh giới, làm thức động vật chất đó một cách hoàn toàn chặt chẽ đến nỗi người ta không thể phân biệt và nhìn nhận được rằng đó là Sự Sống Thiêng Liêng. Trái lại Luồng Sinh Lực thứ Ba trực tiếp đi thẳng xuống từ nguồn gốc xuất phát của nó, mà không có hỗn hợp với vật chất của mỗi cảnh giới. Nó là một thứ ánh sáng trong trắng tinh anh, không bị ô nhiễm bởi bất cứ vật gì mà nó đi xuyên qua.

Although for clearness’ sake our diagram shows this Third Stream of the Divine Life as coming forth directly from the Logos, it has in fact issued forth from him long ago, and is hovering at an intermediate point in the second of our planes. When hovering at that level it is called the Monad, and perhaps the least misleading manner in which we can image it to ourselves is to think of it as a part of God—a part, but of That which cannot be divided—a paradox, truly, to our mortal intellect; yet enshrining an eternal truth which is far beyond our comprehension.

Mặc dầu, vì mục đích để cho được rõ ràng, dễ hiểu, bản lược đồ trên đây chỉ Luồng Sinh Lực thứ Ba như là xuất phát trực tiếp từ Thượng Đế, thật ra nó đã do Ngài hạ xuống từ lâu, và lơ lửng ở một điểm trung gian nơi Cõi thứ Nhì của Thái Dương hệ chúng ta. Khi nó lơ lửng ở cõi ấy, nó được gọi là Chơn Thần (Monad), và chúng ta có thể tưởng tượng nó như một phần tử của Thượng Đế. Một phần tử của cái Toàn Thể không thể phân chia. Nói như thế thật ra có vẻ hơi mâu thuẫn đối với cái Trí phàm tục của chúng ta, nhưng điều ấy có bao hàm một chân lý bất diệt ngoài tầm hiểu biết của con người.

 

8 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    _ ” Sự sống của Thượng Đế Ngôi một phải hòa hợp với sự sống của Ngôi hai và phải dựa vào hoạt động của Ngôi ba. ”

    Bởi vì không có một thứ gì hay điều gì [ cho dù là cây cỏ , con vật hay bất cứ thứ gì khác … ] có thể tồn tại trong đơn độc , riêng lẻ .

    Phải chăng ngay chính Thượng Đế cũng không thể tồn tại một mình ?

    • webmaster

      Sự sống của Thượng Đế Ngôi một phải hòa hợp với sự sống của Ngôi hai và phải dựa vào hoạt động của Ngôi ba” nói về Ba Luồng Sóng Sinh Hoạt (Three Outpourings xuất phát từ Ba Ngôi Thượng đế, và Ông C.W. Leadbeater có diễn giải trong đoạn trích ở trên. Thể Nguyên Nhân được thành lập trong Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Ba, Còn Làn Sóng Sinh Hoạt I và II chỉ tạo ra môi trường để Chân thần hoạt động. Bạn nên đọc lại phần giảng giải về ba Làn Sóng Sinh Hoạt (Three Outpourings) của Ông Leadbeater để biết công việc của Ba Ngôi, và từ đó hiểu những gì đức DK nói. (Những góp ý để bạn hiểu thêm những bài viết khó của Chân sư DK – Thân ái. 🙂 ) 

  2. Jupiter Nguyen

    – ” … quan trọng nhất là khả năng thẩm thấu huyền bí của noãn hào quang thấp khiến nó [ causal body ] có thể tiếp xúc được với các Chân ngã khác mà đặc tính vẫn giữ nguyên; có thể hòa hợp với các thể nguyên nhân khác mà vẫn giữ được cá tính; và có thể hấp thu những gì cần thiết mà vẫn giữ được nguyên hình. ”

    . Tôi nghĩ rằng Thể Nguyên Nhân [ causal body ] thì như là một tài sản riêng của mỗi linh hồn được hình thành từ khi con người thoát kiếp thú để thành người và trãi qua vô vàng kiếp sống nó cứ tiếp tục hấp thu và tích chứa thêm những tính chất mà nó cần và do đó nó tự làm phong phú thêm cho chính mình.

    . Causal Body là cái bí ẩn lớn nhất , kỳ lạ nhất , khó hiểu nhất và trong một ý nghĩa khác thì tôi nghĩ rằng Causal Body [ Thể Nguyên Nhân ] chính là cái bóng của linh hồn và một khi con người muốn đạt đến sự giải thoát hoàn toàn thì bắt buộc phải phá hủy đi cái bóng đó và đó là điều khó khăn nhất.

  3. Jupiter Nguyen

    – ” Thật chính xác và đúng biết bao khi Plato nói rằng Linh hồn của con người, hay Chân Ngã, là “sự kết hợp của cái giống nhau và cái kia” (a compound of the same and the other.)

    . Tôi nghĩ rằng cái giống nhau đó chính là cái Tinh thần bất khả phân ly , còn cái kia chính là cái luôn thay đổi theo thời gian vì vậy những cái kia đó không bao giờ giống nhau và không bao giờ có hai cái ( kia ) hay nhiều cái ( kia ) giống hệt nhau cả.

    • webmaster

      Chào bạn Jupiter Nguyễn,

      Tôi thấy bạn thường xuyên đọc bài và comment trên các bài viết, bạn chắc là người tầm đạo nhiệt thành, và nếu bạn không phiền, tôi sẽ góp ý cho các comment của bạn, mục đích chỉ để trao đổi học hỏi. 🙂

      1. Trong ý kiến của bạn ở trên, có lẽ bạn cũng chưa hiểu rõ phần giải thích của bà Blavatsky về câu nói của Platon. Cái Kia và cái Giống nhau có một ý nghĩ khác. Bạn nên suy gẫm kỹ lại.

      2. Trong khi học hỏi và đọc sách của đức DK, việc trích các câu mà bạn tâm đắc là điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu ta gom chúng theo chủ đề, như vậy ta sẽ có tinh thần tổng hợp hơn. Ví dụ, ta có thể gom những gì ta học theo chủ đề Đệ tử tập sự, Đệ tử chính thức, Hạnh Vô Tổn hại … thay vì chúng phân tán, tản mác …

      Thân ái,

  4. Jupiter Nguyen

    Rất cảm ơn sự góp ý của Webmaster , từ khi tôi khoảng 15 tuổi thì tôi vô cùng yêu thích tư tưởng và triết lý của Krishnamutri [ K ] , tôi nghiên cứu và đọc sách của K trước khi tôi đọc sách của Thông Thiên Học [ TTH ] vì khi tôi đọc sách của K thì tôi cũng đọc về tiểu sử của K và biết K đã từng là ” đứa con cưng ” của hội TTH sau đó tôi tìm đọc một vài quyển sách của TTH . Trong tất cả các quyển sách của TTH thì chỉ có 2 quyển làm tôi say mê lúc đó là quyển Dưới Chân Thầy và Ánh Sáng Trên Đường Đạo , tôi cho rằng đó là 2 quyển sách vĩ đại , có sức mạnh làm thay đổi tâm tánh người đọc và sẽ tồn tại mãi với thời gian . Còn những quyển sách khác của TTH thì tôi cảm thấy không hay hơn và không hấp dẫn hơn sách của K nên tôi vẫn tiếp tục đọc , nghiên cứu tư tưởng và triết lý của K cho đến khi tôi tìm thấy sách của chân sư DK. Quyển sách đầu tiên của chân sư DK mà tôi đọc là quyển Điểm Đạo Trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ và nó đã tuyệt đối làm say mê và lôi cuốn tôi vì sự Minh Triết và Huyền Bí của quyển sách đó. Tôi nghiên cứu và tìm đọc sách của chân sư DK kể từ đó.

    . Biết nói gì đây về con người Krishnamutri vì ông ta quá nổi tiếng cũng như tư tưởng và triết lý của K đã lan tràn khắp thế giới , sách của K được dịch ra tiếng Việt rất nhiều và các buổi thuyết giảng của K cũng được dịch ra tiếng Việt và đưa lên YouTube cũng khá nhiều.

    . K nói nhiều điều rất hay , rất lạ lùng , ông ta phân tích về những vấn đề về nội tâm và tâm lý con người rất hay , rất cao siêu . Ông ta nói về mọi lĩnh vực của cuộc sống và sự tương quan , liên hệ giữa con người với con người trong xã hội rất hay và chính xác.

    . Nhưng tôi cũng cảm thấy có một điều gì đó bất ổn và nguy hiểm trong giáo điều của Krishnamutri . Sự nguy hiểm và bất ổn đó là tôi có cảm giác như K đang chỉ bảo mọi người leo lên đỉnh núi theo phương thẳng đứng và chỉ một lần một thôi chứ không phải leo lên từ từ . Phải chăng con đường của Krishnamutri là nguy hiểm ở chổ đó ?

  5. Jupiter Nguyen

    – ” Con thú chỉ khác con người ở hình dạng bên ngoài, chứ chất liệu cấu tạo nên hình hài cả hai đều như nhau, con thú cũng có Chơn thần, tuy rằng chưa phát triển, nhưng tiềm năng trí tuệ của hai khác nhau một trời một vục, giống như Mặt trời và và con đom đóm. Thế cái gì tạo nên sự khác biệt đó, trừ phi con người là một con thú cộng với một đấng thần linh sống động bên trong hình hài vật chất. ”

    . Tôi nghĩ chuyện con người có nhiều điểm giống con thú là điều rất rõ ràng và không có gì phải bàn cãi cả , trong đó có 2 bản năng thú tính nơi con người được thể hiện rõ nhất là bản năng tình dục và bản năng đáp trả Hận Thù với Hận Thù và Tình Thương với Tình Thương .

    . Con người hơn con thú ở khả năng tư duy , tư tưởng , trí tuệ và con người cũng đã sử dụng khả năng đó để hủy diệt , tàn sát lẫn nhau có tổ chức và có quy mô lớn mà ta gọi là chiến tranh với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và đó là bằng chứng cho thấy con người là loài thú hung dữ và đáng sợ nhất hành tinh. Con người cũng sử dụng khả năng đó vào mục đích tốt đẹp , đó là những phát minh khoa học trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống giúp cải thiện đời sống vật chất tốt đẹp hơn .

  6. Jupiter Nguyen

    – ” Thể nguyên nhân là tập hợp của ba hạt nguyên tử trường tồn, ở trong một bọc làm bằng tinh chất của cõi trí…. Điều gì xảy ra khi người thú trở thành một con người thực sự, một sinh linh biết suy nghĩ? Đó là cái ngã tiến đến gần cái phi ngã nhờ phương tiện trí tuệ, vì con người là “sinh linh mà trong đó tinh thần cao nhất và vật chất thấp nhất được liên kết bằng trí thông tuệ. ”

    . Tôi hiểu được rằng cuối cùng thì thể nguyên nhân và các hạt nguyên tử trường tồn sẽ bị loại bỏ , thiêu đốt . Vậy thì một câu hỏi quan trọng được đặt ra là điều gì sẽ xảy ra hay là điều gì sẽ còn lại sau khi ta đã hủy diệt chúng ? Bởi vì chúng ( thể nguyên nhân và ba hạt nguyên tử trường tồn ) là thành quả của bao nhiêu triệu triệu năm tiến hóa của ta mà và chúng chính là Ta mà , vì có chúng thì ta mới có cảm giác là ta tồn tại , hiện hữu và tiến hóa, cũng như chính chúng là nguyên nhân tạo ra luân hồi , phiền não và cái mà ta gọi là hạnh phúc thoáng qua trên trần thế . Phải chăng khi đã thiêu đốt và hủy diệt chúng rồi thì cái Ta , cái Tôi hay Bản Ngã đó của ta sẽ vĩnh viễn biến mất khỏi vũ trụ này ? Phải chăng khi điều đó xảy ra thì cái còn lại chỉ là Tinh Thần và còn hơn thế nữa, là cái không sinh mà cũng không diệt , là cái không thể diễn tả được và đo lường được. Phải chăng ta chính là cái đó [ I am That I am ] .

    .Có một vị Thánh đã nói rằng dù sao đi nữa khi điều đó xảy ra ( tức đốt cháy hay hủy diệt thể nguyên nhân và các hạt nhuyên tử trường tồn ) thì con người không phải là mất đi mà thật sự là y đã tìm thấy .

    . Quả thật khi nghiên cứu Huyền Linh Học [ khoa học linh thiêng huyền bí ] thì chủ đề Thể Nguyên Nhân và các hạt nguyên tử trường tồn là đề tài vô cùng hấp dẫn và thú vị . Bời vì có vẻ như chính chúng là nguyên nhân và cội nguồn của tất cả mọi sự .

Leave Comment