Luân Xa (Chakra) – Phần V – Luân xa xương cùng và luân xa gốc

6. Luân xa xương cùng (Sacral center)

Để thống nhất thuật ngữ, chúng tôi xin dịch sacral center là luân xa xương cùng và Base center là luân xa gốc hay luân xa đáy cột sống. Luân xa nầy có sáu cánh và nằm ở phía dưới vùng thắt lưng. Nó là luân xa điều khiển năng lượng tính dục. Cũng giống như luân xa tùng thái dương, luân xa nầy cũng hoạt động rất mạnh trong con người từ rất lâu, kể từ giống dân chánh thứ ba–giống dân Lemurian.

a. Ông C.W. Leadbeater tránh không đề cập đến luân xa xương cùng nầy, mà chỉ đề cập đến luân xa lá lách cũng có 6 cánh. Đức D.K trái lại vẫn liệt kê nó ra trong hệ thống luân xa, vì như ngài nói mọi năng lượng hoặc mãnh lực, luân xa đều có nguồn gốc thiêng liêng, vấn đề là phải thích ứng với từng giai đoạn tiến hoá. Đức D.K nói rằng luân xa nầy sẽ tiếp tục hoạt động mạnh như thế cho đến khi hai phần ba của nhân loại đã được điểm đạo, bởi vì tiến trình sinh sản cần được tiếp tục để cung cấp thể xác cho các linh hồn nhập thế. Nhưng khi con người tiến hoá thì luân xa nầy sẽ được đặt dưới sự kiểm soát, các hoạt động tính dục sẽ được xúc tiến một cách thông minh và với sự hiểu biết, chứ không phải do dục vọng thiếu kiểm soát và không có giới hạn như hiện nay.

b. Luân xa xương cùng tiếp nhận năng lượng từ Ngôi Ba, luân xa tùng thái dương tiếp nhận năng lượng từ Ngôi Hai, và luân xa đáy cột sống tiếp nhận năng lượng từ Ngôi Một. Cả ba tạo thành một tam giác phản ảnh tam giác cao hơn bao gồm ba luân xa cuống họng, luân xa tim, và luân xa đỉnh đầu. Hai tam giác nầy hoàn tất việc phản ảnh các Khía cạnh Thiêng Liêng trong con người.

Two triangles

Hai tam giác của các luân xa phản ảnh Ba trạng thái Thiêng Liêng

c. Luân xa xương cùng biểu hiện cho năng lượng sáng tạo vật chất, còn luân xa cuống họng thể hiện năng lượng sáng tạo nghệ thuật, văn chương, triết học... Khi luân xa xương cùng hoạt động mạnh, năng lượng của nó sẽ dần chuyển lên luân xa cuống họng. Tuy nhiên bước đầu tiên của sự chuyển dịch nầy là qua trung gian của luân xa tùng thái dương, luân xa mà đức D.K gọi là “great clearing house” của các năng lượng thấp. Khi sự dịch chuyển năng lượng nầy hoàn tất con người đã ở trình độ của bậc điểm đạo đồ thứ nhất.

d. Giữa ba luân xa thấp: luân xa xương cùng, luân xa đáy cột sống, luân xa lá lách cũng có một dòng chảy năng lượng lưu chuyển giữa ba luân xa nầy. Dòng chảy năng lượng nầy là dòng chảy năng lượng của vật chất, của sự kiến tạo và duy trì hình hài vật chất, của sinh lực. Tam giác nầy cũng phản ảnh tam giác cao hơn lưu chuyển năng lượng tinh thần gồm các luân xa: đỉnh đầu, Ajna, và luân xa cuống họng. Trong tam giác thấp, luân xa lá lách là cơ quan tiếp nhận và phân phối sinh lực Prana, luân xa xương cùng là cơ quan của năng lượng sinh sản, luân xa xương cùng là Trung tâm lực của Ý chí Sinh tồn (Will-to-live)

Two Material Triangles

Hai tam giác lưu chuyển năng lượng trong con người

e. Biểu hiện ngoại tại (extranalisation) của luân xa xương cùng là tuyến sinh dục (gonads) và các cơ quan sinh dục nam và nữ, tạm thời phân ly thành hai trong nhân loại. Chính sự phân đôi nầy lại là động lục mạnh mẽ thúc đẩy hướng đến sự hòa hợp, cái động lực kết hợp mà ta gọi là sex. Tính dục thật ra chính là bản năng hướng về sự hợp nhất, mà trước tiên hợp nhất về thể chất. Nó là nguyên lý cố hữu (thường bị hiểu sai) của thần bí học (mysticism), vốn là danh xưng mà chúng ta dành cho sự ao ước hợp nhất với Thiêng liêng. Giống như tất cả những gì mà con người kém tiến hóa tiếp xúc, chúng ta đã làm chệch hướng và biến dạng cái ý tưởng thiêng liêng, lạm dụng một mong ước phi vật chất cho dục vọng trần gian. Chúng ta đã đảo ngược chiều hướng của năng lượng luân xa xương cùng, và do đó phát triển quá mức bản chất và chức năng thú vật trong nhân loại tâm trung.

The dense physical externalization of this center is to be found in the gonads, the human organs of [180] generation—viewing them as a basic unity, though temporarily separated in the present dualistic expression of the human being. It must be remembered that this separation fosters a powerful impulse towards fusion, and this urge to blend we call sex. Sex is, in reality, the instinct towards unity: first of all, a physical unity. It is the innate (though much misunderstood) principle of mysticism, which is the name we give to the urge to union with the divine. Like all else that undeveloped man has touched, we have perverted and distorted a divine idea and prostituted an immaterial urge to material desire. We have reversed the direction of the sacral energy, hence the over-developed animal nature and functions of average humanity.

Ta có đồ hình sau đây:

sacral center

Luân xa xương cùng và biểu hiện ngọai tại

Sacral -Choa

Luân xa xương cùng theo Choa Kok Sui

 

7. Luân xa gốc hay luân xa đáy cột sống (Base center)

Base - Choa

Luân xa gốc theo Choa Kok Sui

a. Luân xa gốc nằm ở đáy cột sống, gần khu vực xương cụt (coccyx). Luân xa nầy có 4 cánh. Hiện nay nầy tương đối yên tĩnh (kém hoạt động) trong con người. Đức D.K nói rằng nó chỉ thức tỉnh do tác động bởi Ý chí của vị Điểm đạo đồ.

b. Chính Ý chí Hiện tồn (Will-to-be in incarnation) là yếu tố quyết định mức độ hoạt động của luân xa nầy. Đức D.K nói rằng một nhà thấu thị bậc cao có thể biết một người nào đó còn sống bao lâu nữa bằng cách nhìn vào luân xa gốc nầy. Mức độ rung động của nó cho ta biết cái Ý chí hiện tồn của người đó.

It is responsive only to the will aspect, and the will-to-be in incarnation is the factor which at present controls its life and produces its effects as it feeds and directs the life principle in matter and form. Just as we are told that the life principle is “seated in the heart,” so the will-to-be is seated in the base of the spine.

c. Nó là nơi mà luồng hỏa xà (serpent fire) Kundalini khoanh tròn nằm nghỉ trong con người. Ở một người bình thường, luồng hoả Kundalini gần như ngũ yên, chỉ một phần năng lượng của nó dùng để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Đức D.K dạy rằng trong quá tiến hoá của một cá nhân luồng hoả Kundalini thực hiện ba sự hợp nhất (three at-one-ments):

1. Hợp nhất với năng lượng prana trong cơ thể mà Ngài gọi là lửa phát xạ của cơ thể (radiatory fires of the body). Sự hợp nhất nầy xảy ra tại một điểm giữa hai bờ vai.

2. Hợp nhất với lửa trí tuệ tại một điểm năm trên chót đỉnh cột sống, tại trung tâm ở đằng sau cuống họng

3. Hợp nhất với lửa tinh thần tại điểm mà hai ngọn lửa vật chất và trí tuệ hợp nhất lại phóng ra từ đỉnh đầu.

Ngài cũng dạy rằng trong đa phần nhân loại sự hợp nhất đầu tiên đã được diễn ra một cách tự nhiên mà con người không hay biết gì cả. Đây là một điều may mắn cho nhân loại. Ngài cũng nói hiếm có ai đạt được sự hợp nhất thứ nhì. Ngài cũng dạy rằng dọc theo xương sống có ba vận hà năng lượng mà kinh sách Ấn độ gọi là Ida, Pingala và Sushuma. Ba vận hà nầy chính là con đường mà luồng hoả Kundalini sẽ theo đó đi lên khi nó được khơi hoạt.  Đức D.K cho rằng ba vận hà nầy là biểu hiện ngoại tại (externalisation) của hệ thống đường Antahkarana nối liền giữa Chơn thần và phàm ngã, bao gồm đường Sutrama, Life Thread, và bản thân đường Antahkarana. Hiện nay luồng hoả Kundalini chỉ mới khơi hoạt đi lên theo một trong ba vận hà trên, do đó hai phần ba năng lượng của nó chỉ nhằm duy trì chức năng sinh dục của luân xa thấp. Từ từ, hai vận hà còn lại sẽ lần lượt đi vào hoạt động và luồng hoả sẽ từ từ đi lên theo hai vận hà còn lại. Nhưng Ngài cũng khuyến cáo chúng ta đừng bao giờ tìm cách khơi dây luồng hoả một cách trái phép bởi vì điều nầy chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại (như đã nêu trong phần I). Việc điều khiển luồng hoả Kundalini đi lên là một việc làm phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về cung của Chơn thần, cung Linh hồn và nhiều yếu tố phức tạp khác. Do đó nó phải dược thực hiện dưới sự trông nom của một Chân sư hay vị đạo đồ cao cấp. Ngài cũng nói rằng việc khơi hoạt luồng hoả Kundalini là một việc làm gian nan, rất khó, và nhiều người lầm tưởng họ đã khơi hoạt được luồng hoả trong khi thực ra chỉ là sự chuyển di năng lượng của luân xa thấp lên cao, hay sự đốt cháy một trong các lưới dĩ thái dọc theo xương sống mà thôi.

Ba vận hà trong xương sống

Ba vận hà trong xương sống

 

Phần I, II, III, IV

(Xem tiếp Phần VI – Các sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa)

1 Comments

Leave Comment