Luật Nhân Quả – Chương 2 -Nhân Quả và Con đường Đệ tử

Bản dịch Chương 2 này do Mai Oanh thực hiện, rất nhiều ý nghĩa cho những người học đạo: trách nhiệm nghiệp quả gia tăng với cùng sự hiểu biết; và trách nhiệm nghiệp quả của những thầy dạy, những người dẫn dắt người khác về mặt trí tuệ và tâm linh; trách nhiệm của những người chữa bệnh vô cùng lớn so với những người khác. Nó giải thích tại sao Chân sư DK có lần viết: đôi khi Ngài muốn dạy (thông qua các sách của Ngài) một bài tập thở giúp tăng cường sinh lực, nhưng cuối cùng Ngài phải bỏ ý định đó vì nó quá nguy hiểm. Việc một số Trường phái dạy mở luân xa dạy những người theo học bất chấp hậu quả chắc chắn không tránh khỏi những hậu quả về nghiệp quả. Karma không từ bỏ một ai–kể cả một Chân sư.

Tôi cũng liên tưởng đến nghiệp quả của việc “biết mà không thực hiện”. Chúng tôi sẽ trở lại đề tài này với lời dạy của đức DK.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

CHƯƠNG 2

Karma và Con Đường Đệ tử

 

Các Nguyên Nhân Gây Tác Động

Trên con đường đệ tử , chúng ta thực hành những kỷ luật có thể giải trừ nghiệp quả và giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng của nhiều kiếp sống, trong đó sự phát triển của Linh hồn đã trở nên trì trệ. Cuối cùng, khi chúng ta không còn nghiệp quả, sẽ không còn phải tái sinh. Đối với những người mù quáng về Karma Và Tái Sinh, bệnh tật có thể là cách duy nhất mà linh hồn có thể sử dụng để giải thoát hạt mầm đã được gieo. Mặt khác, người đệ tử bằng cách tuân theo các luật tự nhiên khác, cũng như luật Karma, có thể giải bớt nghiệp ác còn tồn tại của mình thông qua việc tự kiểm soátnỗ lực không ngừng nghỉ.

John Richardson, dưới bút danh William Shakespeare, đã minh hoạ yếu tố đầu tiên này thật tuyệt trong Sonnet 94:

They that have power to hurt and will do none,

That do not do the thing they most do show,

Who, moving others, are themselves as stone,

Unmov’d, cold, and to temptation slow-

They rightly do inherit heaven’s graces

And husband nature’s riches from expense;

They are the lords and owners of their faces,

Others but stewards of their excellence.

The summer’s flower is to the summer sweet,

Though to itself it only live and die;

But if that flower with base infection meet,

The basest week outbraves his dignity:

For sweetest things turn sourest by their deeds;

Lilies that fester smell far worse than weeds.

Ai có đủ quyền hành và cái ác
Mà chẳng bắt ai đau đớn một ngày;
Ai có thể làm lung lay người khác
Mà không hề bị cám dỗ lung lay,

Người ấy đáng được chúa trời ban phước,
Cuộc sống, thiên nhiên đãi ngộ rất nhiều,
Có sức mạnh, vinh quang và cũng được
Tất cả mọi người quí trọng, thương yêu.

Bông hoa đẹp nở đúng mùa thêm đẹp,
Tuy với thời gian ắt cũng héo tàn.
Nhưng nếu hoa một khi sâu đục khoét,
Thì những gì ta quí bỗng tiêu tan.

Vì cỏ dại cũng còn hơn hoa ấy,
Và cái tốt thành cái tồi là vậy.

Thái Bá Tân dịch – 1976

Trách nhiệm Nghiệp quả

Tất cả chúng ta chắc chắn đều chịu trách nhiệm về karma của mình, cũng giống như trách nhiệm của mỗi người với bất kỳ khoản nợ nào của chúng ta. Nhưng nghĩa vụ karma sẽ tăng lên khi chúng ta mang trách nhiệm lớn hơn và trách nhiệm của chúng ta gia tăng khi chúng ta hướng tới tâm linh nhiều hơn. Sự tàn nhẫn của một con vật ít gây ra nghiệp quả, nhưng sự tàn nhẫn của một người phát triển trung bình sẽ tạo ra karma. Khi chúng ta đạt tới cấp độ đệ tử, tàn ác hầu như không thể được tha thứ, dù trong tư tưởng, lời nói hay việc làm và tích tụ một karma nặng nề. Sonnet 94 kết thúc với sự nhấn mạnh vào chân lý huyền bí này:

Vì cỏ dại cũng còn hơn hoa ấy,
Và cái tốt thành cái tồi là vậy.

Thái Bá Tân dịch – 1976

 

Karma và Con đường đệ tử

Những linh hồn trẻ nặng nghiệp, được phép trải qua hàng trăm kiếp và mỗi kiếp sống chỉ phải trả một phần nhỏ. Tuy nhiên, trên con đường đệ tử, khi quyết định can thiệp vào việc mở mang tâm linh của mình, người đệ tử phải chuẩn bị để trả quả với một tốc độ rất nhanh. Con đường Đệ tử là một tiến trình khoa học để làm điều này càng nhanh càng tốt, trong khi vẫn phải sáng suốt để tạo karma tốt lành – chịu đựng khổ đau, đồng thời phải có hiệu quả để mang lại những điều tốt đẹp cho nhân loại.

Nếu một người quá bám chấp vào những gì mình sở hữu và thậm chí với đời sống phàm ngã của mình hết kiếp này sang kiếp khác, thiếu khả năng yêu thương người khác nhiều hơn bản thân, họ sẽ tạo ra karma rất tồi tệ. Cho dù là một tổng thống hay một kẻ khốn cùng, chúng ta phải biết từ bỏ những gì mình gắn bó nhất. Sự từ bỏ của Wolsey với sự vĩ đại của ông được mô tả trong vở kịch của William Shakespeare, Henry VIII:

Farewell! a long farewell, to all my greatness!

This is the state of man: to-day he puts forth

The tender leaves of hopes; to-morrow blossoms,

And bears his blushing honours thick upon him;

The third day comes a frost, a killing frost,

And, when he thinks, good easy man, full surely

His greatness is a-ripening, nips his root,

And then he falls, as I do. I have ventured,

Like little wanton boys that swim on bladders,

This many Summers in a sea of glory;

But far beyond my depth: my high blown pride

At length broke under me and now has left me,

Weary and old with service. to the mercy

Of a rude stream that must forever hide me.

Vain pomp and glory of this world, I hate ye!

I feel my heart torn open. O, how wretched

Is that poor man that hangs on prince’s favours!

There is betwixt that smile (of kings) we would aspire to,

That sweet aspect of princes, and their ruin,

More pangs and fears than wars or women have;

And when he falls, he falls like Lucifer,

Never to hope again ….

Giã từ nhé! Cuộc chia tay mãi mãi, tất cả sự vĩ đại của ta!

Và đây hình ảnh con người: hôm nay y dành ra

Những chiếc lá của niềm hy vọng; ngày mai sẽ nở hoa,

Và bao quanh bởi bao vinh quang lấp lánh;

Cho tới ngày trận băng giá chết người ập tới

Vào lúc con người dễ dãi đinh ninh trong dạ

Sự vĩ đại đang chín muồi, chắc rễ trong lòng đất,

Y sẽ ngã, giống như ta – Ta đã từng mạo hiểm,

Giống như những đứa trẻ nghịch ngợm chơi đùa,

Nhiều năm tháng trong biển vinh quang;

Nhưng vượt xa trên ta: niềm tự hào bay cao vút

Rồi vỡ vụn dưới chân, và bỏ lại mình ta,

Bao mệt mỏi và buồn lo. Chỉ còn lại là niềm thương xót

Với vô vàn điều tồi tệ mãi bao quanh.

Đầy ảo ảnh vinh quang trên thế giới, ta ghét các ngươi!

Ta thấy trái tim mình như tan vỡ. Ôi, khốn khổ làm sao

Con người tội nghiêp bám vào cái bóng của vinh quang!

Mong mỏi từng ngày được ban ơn huệ

Đó là sự ngọt ngào của vinh quang, và cũng là nỗi đau vinh quang mang tới,

Đau đớn hơn chiến tranh và phụ nữ;

Và khi ngã, ta rơi chẳng khác Lucifer,

Để không bao giờ còn mang niềm hy vọng….

Cả một cánh đồng cỏ dại có thể trở nên chói rạng chỉ nhờ một bông hoa ở giữa cánh đồng, và khi bừng nở và tuân theo luật tự nhiên, bông hoa đó giữ vị trí tiên phong cho các cây cùng giống loài. Nhưng nếu nó bị nhiễm bệnh, hoặc nếu vai trò tiên phong bị phá hỏng, thì hậu quả karma sẽ rất nặng nề, do tính trách nhiệm của nó đã gia tăng. Do đó, cây cỏ dại bình thường nhất cũng cần “giữ vững phẩm giá của mình”. Thông điệp cho các đệ tử vô cùng rõ ràng. Người người lao động đơn giản nhất trong nhà máy còn tốt hơn một ông chủ tịch mọt ruỗng: một Watergate mang mùi khó chịu!

Điều khó là trí thông tuệ cần được áp dụng, tức là, cần có trí thông tuệ chủ động. Mục tiêu của việc phát triển tinh thần cho Giống dân Gốc Thứ Năm là chuyển các năng lượng tập trung đến luân xa thứ 3 từ trên xuống, hay luân xa thứ 5 từ dưới lên—là Luân xa Cuống họng. Đây là công việc khó khăn đặc biệt là đối với Chủng tộc Thứ Năm, cụ thể hơn là Phụ Chủng thứ năm, khả năng giải phóng karma, không chỉ đối với con người, mà còn thông qua con người giải phóng karma của cả một chủng tộc.

Karma công bằng với tất cả. Không một ai, ngay cả một Chân sư, được ngoại trừ.

Fear no more the heat O’ the sun,

Nor the furious winter’s rages;

Thou thy worldly task has done,

Home art gone and ta’en thy wages:

Golden lads and girls all must,

As chimney-sweepers, come to dust.

Fear no more the frown O’ the great;

Không còn sợ sức nóng mặt trời,

Cũng không giận dữ giá lạnh mùa đông;

Công việc thế gian đã được thực thi,

Nghệ thuật đã ra đi và được trả công xứng đáng:

Những cô gái và chàng trai vàng,

Cũng như những người quét dọn, tất cả cũng thành cát bụi.

Fear no more the frown O’ the great;

Thou art past the tyrant’s stroke;

Care no more to clothe and eat;

To thee the reed is as the oak:

The sceptre, learning, physic, must

All follow this and come to dust.

Không sợ sự khắc nghiệt của những điều tuyệt diệu;

Vượt lên sự khó khăn của nhà chuyên chế;

Không còn quan tâm đến đồ ăn cái mặc;

Cây sậy cũng chẳng khác cây sồi:

Quyền năng, học thức, sức mạnh, lẽ phải

Tất cả cũng theo quy luật và trở thành cát bụi.

Fear no more the lightning-flash,

Nor the all-dreaded thunder-stone;

Fear not slander, censure rash;

Thou has finish’d joy and moan:

All lovers young, all lovers must

Consign to thee and come to dust.

Không còn sợ sét đánh,

Cũng không sợ sấm rền;

Không sợ lời phỉ báng hay khiển trách;

Bạn đã có niềm vui và những nỗi đau:

Mọi người yêu trẻ, và người yêu lẽ phải

Hãy từ bỏ và trở thành cát bụi.

No exorciser harm thee I

Nor no witchcraft charm thee I

Ghost unlaid forbear thee!

Nothing ill come near theel

Quiet consummation have;

And renowned by thy grave!

Không gì có thể gây hại cho ta

Cũng không phép thuật dụ được ta

Không ma quỷ nào đeo bám!

Không bệnh tật nào tới gần

Cuối cùng Bình yên sẽ tới;

Và chỉ còn bạn và ngôi mộ của mình!

Gánh nặng Karma gia tăng khi chúng ta trở nên có trách nhiệm hơn thông qua sự phát triển tâm linh. Đặc biệt đối với đệ tử, sự ác độc trong tâm trí hay tình cảm có thể đòi phải trả nghiệp quả nặng nề.

Những người nỗ lực dẫn dắt nhân loại hướng tới sự hiểu biết về bản thân thậm chí còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Nếu chúng ta thất bại để trở thành hình mẫu dẫn dắt mọi người, và làm cho đồng loại của mình trở nên thụt lùi trong nấc thang tiến hóa, thì hậu quả karma sẽ vô cùng nặng nề, và gánh nặng sẽ vẫn còn cho đến khi mỗi người được dẫn dắt trở lại.

Karma của việc Truyền Dạy và Chữa lành

Ngay cả một thầy giáo khiêm nhường nhất cũng phải gánh vác nghiệp lực cho những gì thầy dạy. Nguyên nhân của điều này có lẽ sẽ được hiểu rõ hơn nếu chúng ta cho rằng dạy học là một hình thức dẫn dắt ở mức độ tinh thần hay tình cảm, và những hành động, suy nghĩ, và thậm chí là những động lực tinh thần của học trò có thể bị ảnh hưởng thời gian dài sau khi học tập. Nếu chúng ta là một giáo viên và phạm sai lầm, nhiều người sẽ bị ảnh hưởng xấu và giáo viên sớm hay muộn cũng phải trả giá cho điều đó. Vì vậy, ít nhiều tất cả chúng ta đều là những người con của sự hy sinh.

Dường như thật dễ dàng chỉ ngồi và không làm gì tại một nơi thâm sâu náu mình trong dãy Hi Mã Lạp Sơn, nhưng hành động vì lợi ích Giống dân chính của mình tốt hơn nhiều hơn là không hành động, và phụng sự tích cực cho nhân loại là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả những ai mới bước vào đường đạo. Bất cứ người nào làm công việc truyền dạy và chữa bệnh cho người khác, đều bị ràng buộc với những người mà y đã gây ảnh hưởng và không bao giờ tự giải thoát mình cho tới khi y đã trả hết quả từ những hành động phát sinh từ việc giảng dạy và chữa bệnh của mình. Đó là điều nghiêm trọng nhất – Karma về sự gây hậu quả – vì đã ảnh hưởng tới đời sống của người khác.

Leave Comment