Câu chuyện bạn đọc

Cách đây khá lâu, có một bạn đọc tên Lan nào đó (chắc không phải bạn Lân đang comment rất nhiều trên website chúng tôi các ngày gần đây, vì bạn đã nói thế, và bạn cũng hài hước hơn, viết comment mà thường chêm các emoticon vào, trông rất vui mắt!) đã viết cho chúng tôi như sau, có lẽ bạn ấy quá lo ngại các độc giả sẽ không đủ phân biện để phân biệt được vàng thau lẫn lộn, và muốn bảo vệ Theosophy chính thống, loại bỏ những quyển sách ăn theo:

“Trong mục Theosophia trên web site minhtrietmoi.org có quyển Vị Chân sư (The Initiate) của Cyril Scott. Quyển sách này là 1 loại sách bịa đặt kiếm tiền, viết nhăng nhít về các Chân sư (Chân sư mà hút thuốc, và lái xe tốc độ cao!). Sách không có giá trị gì hay, mà lại còn thần thánh hóa đám cưới của tác giả Scott như 1 nhiệm vụ thiêng liêng, trong khi sau này khi người ta xem xét kỹ vấn đề thì thấy rằng về sau cả 2 cũng ly thân luôn! Như vậy, những quyển sách của Scott không những không có giá trị, mà còn gây tác hại rất nhiều cho những người tưởng rằng nó là sách Theosophy chân chính. Vì vậy, tôi đề nghị quý anh/ chị loại bỏ bộ sách này khỏi website.

Các quyển Hành trình một linh hồn, Vòng tái sinh, Con đường lành bệnh… cũng là những quyển sách đáng ngờ. Nếu chưa xác định được đúng hay sai, thực hay giả, tôi đề nghị nên để riêng qua 1 phần “Sách khác” hay gì đó, không nên để lẫn vào những sách chính thống của Theosophy.”

Và bạn đã comment gay gắt trên website này, gọi (hoặc tôi có thể nói là ‘mắng’ được không?) Mary Lutyens tác giả của ba quyển sách về cuộc đời của Krishnamurti là:

Mary Lutyens viết dối trá. Những gì Lutyens viết về sự ngớ ngẩn của bà Besant khi bà nói về những chuyện điểm đạo lần 4, lần 5 là hoàn toàn không thể tin được.

Như vậy, toàn bộ quyển sách của Lutyens là không thể tin được.

Thực tế bà Besant chẳng mắc huyễn cảm nào, mà đơn giản là Lutyens nói láo!
Giữa 1 đệ tử cao cấp như bà Besant và 1 người vô danh viết sách ăn tiền thì ai đáng tin hơn?

Ái chà, Cyril Scott, được xem là “cha đẻ của Âm nhạc hiện đại nước Anh” (theo Wikipedia), chắc không phải nghèo và thiếu danh tiếng để viết láo kiếm tiền như thế. Và cũng tội cho website thân hữu www.phungsutheosophia.org đã cất công dịch bộ ba “The Initiate” sang tiếng Việt mà lại mang tiếng xấu như trên!

Bạn ấy nói Chân sư gì mà lại hút thuốc và lái xe tốc độ cao. Chúng tôi sực nhớ, bà Blavatsky ngày xưa dường như hút thuốc khá nặng, có hình chụp Bà và Ông Olcott với giỏ thuốc kế bên. Ông Olcott có kể lại trong hồi ký của Ông là bà Blavatsky hút thuốc liền tay, và quấn thuốc rất khéo (ngày xưa chắc phải hút thuốc tự tay quấn lấy, không có thuốc gói như bây giờ). Chẳng những Bà hút thuốc, bà còn bày cho Ông Sinnett tặng cho Chân sư Morya một tẩu thuốc khi Ông ngõ lời muốn tặng cho đức Morya một món quà! [1] Đương nhiên, bà hút thuốc vì những lí do riêng của Bà mà chúng ta chỉ phỏng đoán phần nào.

Có chuyện Cyril Scott kết hôn với rồi li thân, chúng tôi không nghiên cứu nhiều và cũng không biết, nhưng điểm đạo đồ kết hôn và li hôn ‘hà rầm’, chắc chẳng phải chuyện chi lớn. Bà Alice A. Bailey, bà Annie Besant …

Tuy nhiên, năm 1933 ông C.W. Leadbeater có viết một bài viết về quyển “Vị Chân Sư trong thời đen tối”, xin trích dịch như sau[2]:

This is the third of a series of books which began some years ago with a volume ‘The Initiate’. This third volume has more story in it, and there is a distinct Theosophical flavour in many of the conversations. It is evident that the writer is well acquainted with our ideas, and he mentions both Madame Blavatsky and our President (Dr. Besant) in a respectful and appreciative manner.

Đây là phần thứ ba của một loạt các cuốn sách đã bắt đầu một vài năm trước với một tập “The Initiate”. Tập 3 này có nhiều câu chuyện hơn trong đó, và đậm nét Thông Thiên Học trong nhiều cuộc đàm thoại. Rõ ràng là tác giả đã quen với những ý tưởng của chúng ta, và ông đề cập đến cả Bà Blavatsky và Chủ tịch của chúng ta (Tiến sĩ Besant) một cách tôn trọng và đánh giá cao.

The point which is arousing some controversy is that he has a good deal to say about Krishnaji also, with much of which I cannot quite agree, though there is some truth in it. He seems to think that Krishnaji has failed in his mission, has been largely left to himself, and will soon be superseded by a female teacher, who is to draw the whole world into her train. I do not know anything about this lady, but I do not consider that Krishnaji is a failure. I admit that some of his statements have been inaccurate, a little fanatical, and not always tactfully put; but he is doing a difficult and important piece of work to the best of his ability.

Vấn đề gây ra một số tranh cãi là tác giả có nhiều điều để nói về Krishnaji, trong đó có nhiều điều tôi không thể đồng ý, mặc dù có một số sự thật trong đó. Ông dường như nghĩ rằng Krishnaji đã thất bại trong sứ mệnh của mình, gần như bị bỏ rơi, và sẽ sớm bị thay thế bởi một nữ huấn sư, người sẽ thu hút cả thế giới vào đoàn tàu mình. Tôi không biết gì về người phụ nữ này, nhưng tôi không nghĩ rằng Krishnaji là một thất bại. Tôi thừa nhận rằng một số tuyên bố của Krishnaji là không chính xác, một chút cuồng tín, và không phải lúc nào cũng đưa ra một cách khéo léo; nhưng Krishnaji đang làm một công việc khó khăn và quan trọng nhất trong khả năng của mình.

I do not know the name of the author of this book; there was a persistent rumour that Bishop Wedgwood was the Initiate, and Sir Cyril Scott the pupil; that story, however, is explicitly denied in this volume. It is clear that the author belongs to a certain group of students, one of whom (a certain Mr. Bryan Ross) has recently written a book which he has entitled ‘Through the Eyes of the Masters’, which will probably also attract some attention. It contains several chapters, each of which is supposed to have been written or dictated by one of the Masters. There is nothing harmful in them, though they do not “ring true,” and are hardly up to the level one would expect. They are accompanied by nine illustrations, intended to be portraits of our Masters; some of them are quite good faces, but they emphatically do not resemble those Great Ones whom we know so well. I cannot recommend that book, because the portraits are all wrong, and I doubt the alleged authorship, though I fancy the writer fully believes in his own impressions and visions.

Tôi không biết tên tác giả của cuốn sách này; có một tin đồn dai dẳng rằng Đức Giám mục Wedgwood là Vị điểm đạo đồ, và Cyril Scott là người đệ tử; câu chuyện đó, tuy nhiên, rõ ràng bị phủ nhận trong tập này. Rõ ràng là tác giả thuộc về một nhóm sinh viên nhất định, một trong số đó (một ông Bryan Ross nào đó) gần đây đã viết một cuốn sách có nhan đề ‘Qua con mắt của các Chân sư’, cũng có thể thu hút sự chú ý. Nó chứa đựng một vài chương, mỗi chương được cho là đã được viết ra hoặc chỉ ra bởi một trong những Chân sư. Không có gì có hại trong đó, mặc dù chúng không nói lên sự thật, và khó đạt đến mức mà người ta mong đợi. Nó đi kèm với chín minh họa, nhằm phác họa chân dung các Chân sư của chúng ta; một số trong chúng là những khuôn mặt khá tốt, nhưng chúng dứt khoát không giống với những Đấng Cao Cả mà chúng ta biết rất rõ. Tôi không thể khuyên bạn về cuốn sách này, bởi vì tất cả chân dung là sai, và tôi nghi ngờ tác giả bị cáo buộc, mặc dù tôi nghĩ rằng người viết hoàn toàn tin vào những ấn tượng và tầm nhìn của riêng mình.

But ‘The Initiate in the Dark Cycle’ is different; it reminds me in some ways of Mr. Sinnett’s novel ‘Karma’; there are many nice passages in it, and I think on the whole it will do more good than harm. Read the book and form your own judgment.

Nhưng Vị Điểm đạo đồ trong thời Mạt pháp’ là khác hẳn; nó nhắc lại cho tôi theo một số cách nào đó cuốn tiểu thuyết “Karma” của ông Sinnett; có nhiều đoạn văn đẹp trong đó, và tôi nghĩ rằng trên tổng thể nó sẽ tốt hơn là làm hại. Bạn hãy đọc sách và phán xét cho chính bạn.

Nếu Ông C.W. Leadbeater đã kết luận rằng “Vị Chân Sư” có nhiều đoạn văn đẹp trong đó, và tôi nghĩ rằng trên tổng thể nó sẽ tốt hơn là làm hại, chắc bạn Lan nào đó sẽ thôi mắng là “bịa đặt kiếm tiền, viết nhăng nhít về các Chân sư”.

Còn chuyện bạn ấy ‘mắng’ Mary Lutyens dối trá và nói láo ăn tiền vì dám kể chuyện bà Besant tuyên bố 7 vị La hán trong hội Thông Thiên Học, về 12 tông đồ. Chúng tôi cũng chẳng biết chi nhiều về Mary Lutyens, cũng chẳng sùng bái bà như các bậc đại đức. Chỉ biết bà là người bình thường, chẳng có thần thông, nhãn thông, điểm đạo đồ gì cả, chỉ là người viết lại câu chuyện của Krishnamurti theo những gì bà thu thập được qua bài viết, báo chỉ, thư từ, chuyện kể, và bà có ghi lại nguồn của các tư liệu của bà. Bây giờ mà đi tìm những bài báo và thư từ trên thật là mò kim đáy biển. May mắn là thời đại Internet ngày nay cung cấp cho ta cách truy tìm được những tư liệu quí đó, và chúng tôi có trích lại trên website bài báo gốc của tạp chí Theosophist năm 1925, trong đó có nguyên văn bài phát biểu của bà Besant trước Hội Ngôi Sao Phương Đông, đúng như bà Mary Lutyens đã trích:

He has already chosen them, but I have only the command to mention seven who have reached the stage of Arhatship, which seems to be the occult status for the small circle of His immediate disciples and messengers to the world. The first two, my brother Charles Leadbeater and myself, passed the great Initiation at the same time together because of our future work together, at the time that I became President of the TS. Our younger brothers here, who were living through the stages, as it were, of discipleship, at certain points have passes the four great Initiations and others were welcome a little later by the King as among His Arhats and one will be a few days later. They are, first: one whom you know, I think, well, that disciple of beautiful character and beautiful language, C. Jinrajadasa, who must be known to very many of you, and to know him is to love him. My brother Leadbeater and myself were of course present at this Initiation, and also at that of Krishnaji and welcomed the new addtitions to our band. Then my brother, George Arundale, whose consecration as Bishop was necessary, as the last step of his preparation for the great fourth step of Initiation; and my brother, Oscar Kollerstrom, not so well known, perhaps, to you, but beloved for his character and his wisdom by all who know him well, as I am thankful to say I do; and then on whom I have called my daughter, Rukmini Arundale, this Indian girl of a glorious past, will be one in a few days, who, hearing the call of her Master very , very early in life, will be the Rishi Agasthya’s messenger to the women and young ones in India, taking up a large part of the work there I have been carrying on for years. Young in body, yet she is old in wisdom and in will power; “child of the indomitable will” is her welcome in the higher worlds.

Ngài [đức Christ] đã chọn, nhưng tôi được lệnh chỉ công bố tên của 7 vị đã đạt quả vị La hán…Hai vị đầu là huynh C.W. Leadbeater và tôi, đã trải qua kỳ điểm đạo lớn đó cùng một lúc, vào thời điểm mà tôi trở thành Hội trưởng Hội Thesosophia. Các huynh đệ trẻ tuổi hơn ở đây, đang trải qua Con Đường Đệ tử, và cũng đã trải qua bốn kỳ điểm đạo. Đó là … C. Jinaradasa, người đệ tử có phẩm chất và ngôn từ cao đẹp … Huynh Leadbeater  và tôi dĩ nhiên đã hiện diện trên cõi trung giới trong buổi lễ đó, và cũng trong buổi lễ của Krishnamurti… Kế đến là huynh đệ George… Kế đến là Oscar Köllerström … và cuối cùng là người mà tôi gọi là con gái của tôi, Rukmini Arundale, … trẻ trong thể xác nhưng già dặn trong minh triết và ý chí, “đứa con của ý chí không thể khuất phục” là lời chào đón em đến thế giới cao cả…

Đây là hình chụp các trang trong trong quyển sách in lại của tạp chí Theosophist tháng 10-12 năm 1925 có phát biểu trên:

Và đây là đoạn của đức DK viết về các tuyên bố trên:

Không biết những ý tưởng nầy có thể làm cho ý niệm về điểm đạo hữu ích hơn và thực tế hơn với bạn hay không? Bất kỳ một cuộc điểm đạo nào không diễn giải ra bằng những hành động trong cuộc sống đời thường đều không ích lợi cho việc phụng sự và về cơ bản là không thực. Chính vì những diễn giải phi thực tế của mình mà Thánh đoàn đã phủ nhận Hội Theosophia như là tác nhân của mình trong giai đoạn hiện tại. Trước khi Hội nhấn mạnh một cách buồn cười về các cuộc điểm đạo và các đạo đồ, trước khi Hội xem các đệ tử tập sự như là các Điểm Đạo đồ thực thụ, Hội đã làm nhiều điều tốt. Tuy nhiên Hội đã không nhận ra sự tầm thường và không nhận thức được rằng không ai có thể “được điểm đạo” và trải qua các cuộc khủng hoảng nầy mà không trước đó đã thể hiện một sự hữu ích to lớn và một khả năng trí tuệ được trui rèn. Điều nầy không nhất thiết phải có trong kỳ điểm đạo thứ nhất, nhưng trong lần điểm đạo thứ hai phải thể hiện được một nền tảng bằng cuộc đời hiến dâng và một quyết tâm bước vào việc phụng sự thế giới. Và cũng phải có sự khiêm tốn cũng như sự nhận thức được bản tính thiêng liêng trong tất cả mọi con người. Với các yêu cầu nầy các vị được gọi là điểm đạo đồ của Hội Theosophia (ngoại trừ bà Annie Besant) không đáp ứng được. Tôi sẽ không nhắc đến điều nầy nếu họ không thể hiện một cách tự phụ và tạo ra các ảo tưởng cho quần chúng.

Và đây là phát biểu của bà Besant mà bà Bailey có nhắc đến trong Hồi Ký của Bà:

Cách đây vài năm, Đức Chúa nói với Trường mà tôi là người Phụ Trách bên ngoài, ba dòng hoạt động được đặc biệt mong muốn trong việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của Ngài. Một trong số đó là một hình thức đặc biệt của Ki Tô Giáo mà bạn biết là Nhà thờ Công giáo Tự do; đó là khởi đầu của một phong trào lớn mà tôi sẽ nói với bạn trong giây lát. Tiếp theo, giáo dục người trẻ, và đào tạo họ cho nhiệm vụ của họ trong cuộc sống; và thứ ba là Free-Masonry – Hội Tam Điểm thừa nhận phụ nữ, bởi vì trong huyền học không thể bị bịt kín cửa vì giới tính. Chúng tôi gọi nó là Maconnerit mixte trong tiếng Pháp; ở Anh chúng tôi gọi nó là Co Masonry. Và có một hoặc hai nghi thức lớn khác của Masonry ít được biết đến với thế giới bên ngoài hơn là Masonry thông thường, sẽ thu hút tất cả quặng chặt chẽ với nhau và trở thành một đại diện tuyệt vời của Cung 7 bắt đầu đi vào quản lý thế giới. Vì, như bạn biết, tất cả các Cung lớn đều tham gia vào cuộc cai trị thế gian. Tất cả các tôn giáo, tất cả mọi thứ trên thế giới, cho thấy, như màu sắc, của màu sắc của Cung.

Some years ago the Lord said to the School of which I am the Outer Head, that three lines of activity were especially wanted in the preparation of His coming. One of them was a special form of Christianily that you know as the Liberal Catholic Church; that is the beginning of a great movement of which I will tell you in a moment. Next, the education of the young, and the training of them for their duties in life; and the third was that form of Free-Masonry which admits women, because in occultism there is no shutting out because of sex. We call it in French Maconnerit mixte ; in England we call it Co Masonry. And there are one or two other great rites of Masonry less well known to the outer world than the ordinary Masonry, which will draw all ore closely together and become one great representation of the Seventh Ray, which is beginning to come into the governing of the world. For, as you know, all the great Rays take part, one after another in the ruling of the world. All religions, all things in the world, show, as it were, the colour of that Ray.

Một giai đoạn xu hướng thần thông mạnh mẽ đã lan khắp Hội do những lời tuyên bố về thần thông của Ông Leadbeater và việc ông chi phối Bà Besant quá mức bình thường. Hậu quả vụ tai tiếng (scandal) của ông Leadbeater vẫn còn gây nhiều bàn tán. Những lời tuyên bố của Bà Besant về Krishnamurti làm cho Hội bị chia rẽ nặng nề. Các mệnh lệnh đưa ra từ Adyar, dựa trên những điều mà người ta tuyên bố là các mệnh lệnh của một vị Chân sư gởi cho Ngoại trưởng Bí giáo, nói rằng mọi hội viên Hội Thần Triết phải giúp vào một hay cả ba loại công việc — Công tác Tam Điểm, Công tác Phụng sự và một phong trào giáo dục. Nếu không làm thế thì người hội viên sẽ bị xem là không trung thành, không quan tâm đến những lời yêu cầu của các Chân sư, và là một nhà Thần Triết xấu. [Trích Tự truyện chưa hoàn tất]

(Còn tiếp)

 

  1. A few items of special interest may be noted in these brief letters. One is the reference to Sinnett’s gift of a pipe to Morya. HPB said— and it may have been she who suggested to Sinnett that he obtain such a gift for the Mahatma—that Morya smoked what is known as a water pipe, or hookah, the bowl of which is “coolated,” or placed in water. Somewhere HPB refers to the “soft, burble-burble of M’s pipe.” Anyone who has seen or, more especially, heard the sound of some one smoking a hookah will agree with HPB’s description. Reflections on an Ageless Wisdom: A Commentary on The Mahatma Letters to AP Sinnett của Joy Mills, trang 91 
  2. https://theosophists.org/library/books/leadbeater-review-of-krishnamurti-in-intitiate-book/

17 Comments

  1. Lân

    Không rõ vì sao webmaster link Lân với Lan, để rồi khi đang nói chuyện điểm đạo, thì nhảy qua chuyện Lutyens, xong rồi giờ nhảy luôn qua Cyril Scott
    Nhưng không sao, quan trọng là vấn đề được bàn luận với những lập luận và dẫn chứng cụ thể, chứ không phải là kiểu “bạn tin như vầy, nhưng tôi tin như vậy”, vì nói kiểu đó thì đừng nói người phàm, e là các Chân sư cũng không nói được câu nào
    Các vấn đề mà webmaster nêu ra lần này cũng thú vị lắm.

  2. Lân

    1) Lân không hứng thú lắm về Cyril Scott, bởi vì dù “được một người vô danh nào đó trên mạng viết rằng ông ta được một vài người gọi là ‘cha đẻ của âm nhạc Anh hiện đại’”, nhưng lại không có 1 thành tựu nào cụ thể, và cũng chẳng có mục “legacy” trong bài viết wiki về ông này! Cùng trong trang wiki đó, ta sẽ đọc được những câu như sau: ‘đến khi chết, người ta chỉ còn nhớ về ông qua một vài bài nhạc’, hay ‘các tác phẩm mà ông đặt nhiều cố gắng, thì chỉ được trình bày một vài lần’. (kiểu này thì có lẽ ông Scott không được giàu có và nổi tiếng như webmaster nghĩ 🙂 )
    – Bên cạnh đó, những ca ngợi về âm nhạc của Scott thì hầu như không có source (tức là dẫn chứng). Wikipedia là 1 loại “từ điển cộng đồng”, có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể chỉnh sửa (thí dụ ngay khi viết bài này, Lân có thể xóa hết tất cả những đoạn viết vô căn cứ, tức là thiếu nguồn, về Scott mà sẽ không có ai phản đối cả), cho nên, đối với những chi tiết, nhận định có nguồn cụ thể thì còn có thể xem xét, còn những chi tiết ca ngợi, tung hô mà không có nguồn dẫn, mà vội tin tưởng thì quá là nhẹ dạ 🙂
    – Sự ca ngợi về tài năng âm nhạc làm Lân liên tưởng đến nhạc sĩ Phạm Duy. Ông Duy được xem là 1 nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam (nhưng cũng không ai dám gán cho ông Duy hay bất cứ ông nhạc sĩ nào là cha đẻ của tân nhạc VN). Trang wiki tiếng Việt về ông Duy (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Duy) dài gấp mấy lần trang wiki về Scott, với những chi tiết cụ thể, rõ nét và có dẫn chứng đàng hoàng, với 1 số lượng sáng tác đồ sộ và được rất nhiều văn nghệ sĩ đương thời đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật. Lân không nghiên cứu về âm nhạc, nên không thể so sánh 2 người ai hơn ai, nhưng về tiếng tăm trong nước, e là số người Việt biết đến Phạm Duy còn nhiều hơn số người Anh biết tới Cyril Scott (nếu trừ đi số người chỉ đọc sách “The Initiate” mà chưa từng nghe nhạc của Scott, thì có tỉ lệ còn cao hơn nữa 🙂 )

  3. Lân

    2) Còn về nhận định của Leadbeater:
    – Leadbeater nói “Tôi không biết tên tác giả của cuốn sách này; có một tin đồn dai dẳng rằng Đức Giám mục Wedgwood là Vị điểm đạo đồ, và Cyril Scott là người đệ tử; câu chuyện đó, tuy nhiên, rõ ràng bị phủ nhận trong tập này.” Chà chà, Cyril Scott là tác giả quyển sách, nhưng Cyril Scott lại phủ nhận chuyện đó trong tập sách! Và chưa kể rằng nếu ‘lời đồn’ đã đúng 1 nửa (rằng Scott là người đệ tử), thì e rằng nửa còn lại (rằng Wedgwood là “Vị điểm đạo đồ” trong sách) cũng đúng nốt! Chậc chậc, với tư cách đạo đức mà Wedgwood đã thể hiện (xin lấy luôn quyển “Krishnamurti: the years of awakening” mà webmaster hay bênh vực ra làm dẫn chứng luôn 🙂 ), thì sự tranh cãi dành cho bộ sách “The Initiate” e là không phải tự nhiên mà có 🙂 .
    – Với thần nhãn của Leadbeater, thực ra ông không khó để điều tra những vấn đề trên. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Leadbeater chết đầu năm 1934 (80 tuổi), mà quyển sách và comment của Leadbeater xuất hiện vào cuối năm 1933! Với tuổi già sức yếu, cộng thêm bệnh tiểu đường và bệnh tim, e là Leadbeater chẳng có hơi đâu mà đi điều tra ba quyển sách vớ vẩn làm gì 🙂 . Xin tất cả cùng nhớ cho rằng tất cả những ai phàm còn là con người (tức chưa phải Chân sư) đều bị giới hạn của sức khỏe vật chất cả 🙂
    – Còn nhiều thứ có thể nói, nhưng Lân không thấy hứng thú về ông nhạc sĩ Scott này lắm (và cả người vợ của ông, chẳng ai có cuộc đời cho thấy họ giống như quyển sách mà ông tự viết về họ cả 🙂 ), nên chắc sẽ chuyển qua đề tài Chân sư vậy.

  4. Lân

    3) Về việc “Chân sư hút thuốc”. Theo Lân, đây mới là việc lớn và cũng là lý do Lân thấy cần phải tham gia vào post này.
    – Không biết trước khi chuẩn bị viết post về vấn đề này, webmaster có nghĩ có Chân sư nào hút thuốc lá không. Hay là đến khi tranh luận về vấn đề này, thì webmaster mới đi search các chứng cớ ủng hộ cho lập luận của mình (dạng như “selective evidents” 🙂 ). Nhưng không vấn đề gì, ta hãy cùng xem qua các lập luận và chứng cứ của webmaster 🙂
    – Đầu tiên, cái lý do mà Scott nói trong quyển “The Initiate”, rằng ChS cũng hút thuốc, là để “hòa đồng với người xung quanh”. Chậc chận, nếu mà thời đó dân chúng nhậu nhẹt, cà phê cà pháo, đi bar… nhiều như ngày nay, có khi Scott sẽ dám nói Chân sư cũng nhậu và ngồi cà phê cóc, nhảy đầm… để hòa nhập lắm. Mô Phật!
    – Thứ hai, cũng là thứ đáng lưu ý, là quyển sách “Reflections on an Ageless Wisdom: A Commentary on The Mahatma Letters to AP Sinnett” mà webmaster đưa ra, nói rằng bà Blavatsky nói rằng ChS Morya hút hoohka. Lân chưa hút, và cũng không biết thứ này, search trên mạng thì nó là 1 dạng thuốc lá thơm, cũng được gọi là “shisha”. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Hookah 🙂 . Quyển Reflections gì gì đó (tên dài quá) hình như được xuất bản năm 2010, tức là sau khi bà Blavatsky đã chết 120 năm. Kiểu này thì lấy ai mà đối chất việc bà Blavatsky có nói ChS Morya hút thuốc là thật hay không? (không lẽ dựa vào “uy tín của Hội Theosophy”, thứ mà webmaster thường hay gạt bỏ? hay là bình thường thì webmaster cho rằng ở giai đoạn sau Hội Theosophy có vấn đề, nhưng khi cần thì vẫn dùng nguồn từ Hội cho những tranh luận của mình? 🙂 ). Nhờ webmaster tìm dùm 1 source khác để tham khảo thêm nhé 🙂

    • webmaster

      Nếu bạn đã từng học và nghiên cứu Mahatma letters to Sinnett thì bạn đã biết chi tiết này. Bạn đọc thư số 71 của Chân sư gởi Ông Sinnett, có đoạn:

      Letter No. 71
      Very kind Sinnett Sahib — many thanks and salams for the tobacco-machine. Our frenchified and pelingized Pandit tells me the little short thing has to be cooloted — whatever he may mean by this — and so I will proceed to do so. The pipe is short and my nose long, so we will agree very well toge[ther] I hope. Thanks — many thanks.

      Đoạn trên là bà Joy Mills giải thích ý nghĩa bức thư, nếu không có giải thích của bà, ít ai hiểu hết những chi tiết đặc biệt trong thư. Bà là Hội trưởng Xứ Bộ Hoa Kỳ trước đây. Nếu bạn bỏ thời gian search từ pipe trong toàn bộ các bức thư của Chân sư sẽ có vài bức thư nói về ống tẩu hút thuốc của Chân sư M.

      Nói vậy nhưng chúng tôi không bao giờ ủng hộ việc hút thuốc. Chỉ để minh chứng rằng đừng phán đoán theo bề ngoài. Có nhiều việc ta có thể không hiểu hết.

    • Lân

      Chào webmaster,
      1) Đọc câu trong lá thư mà webmaster trích dẫn, chỉ thấy nói về cái ống điếu, chứ KHÔNG AI NÓI GÌ VỀ CHUYỆN CÓ SỬ DỤNG KHÔNG, VÀ SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO. (lại lưu ý cho chắc: khi Lân viết chữ in hoa, đó là để nhấn mạnh, không phải là đang la hét 🙂 )
      – Ngay từ khi bà Besant và Leadbeater còn sống (cuối đời), mà hội Theosophy đã vô cùng hỗn loạn, thì giá trị và uy tín của những lý giải, sách vở của những “theosophist” đời sau lại càng thấp hơn. Điều này thì Lân tin rằng qua những lời của bà Besant thì webmaster cũng biết.
      – Do đó, Lân nói thẳng luôn là không tin tưởng bao nhiêu về giải thích của bà Joy Mills (Lân đã nói là bà Blavatsky không có cơ hội đối chất), khi mà những giải thích đó lại lệch rất xa nội dung lá thư!

      2) Nhưng dù sao cũng cám ơn lời gợi ý của webmaster, Lân sẽ nghiên cứu thêm các lá thư của các ChS gửi ông Sinnett về vấn đề này
      (nhưng cũng xin lưu ý thêm: ngay trong các lá thư, các ChS cũng đã cảnh báo rằng những lá thư có thể chứa đầy sai sót, vì CÁC CHÂN SƯ KHÔNG TRỰC TIẾP CẦM BÚT VIẾT, MÀ LÀ CÁC ĐỆ TỬ VIẾT DỰA TRÊN Ý TƯỞNG MÀ CÁC CHÂN SƯ TRUYỀN THỤ TỪ XA)

    • Lân

      Lan man thêm 1 tí về các Lá thư của các Chân sư gửi ông Sinnett:
      – Ông Leadbeater nói rằng các Lá thư đó đáng lẽ không bao giờ nên được đưa ra trước công chúng, các ChS đã yêu cầu ông Sinnett hứa, và ổng cũng đã hứa, nhưng vì 1 lý do nào đó (có thể là quên mất) mà khi gần chết ổng lại đưa cho 1 người, và người đó lại công khai ra.
      – Lý do là bởi vì các lá thư chứa nhiều sai sót (vì là các đệ tử viết theo gợi ý, do đó có thể bị sai sót tùy theo người viết cũng như trạng thái tâm thức vào thời điểm viết). Khi chứa nhiều sai sót, mà lại bị cho là do các Chân sư đích thân viết, thì nó sẽ gây ra rất nhiều hiểu lầm về các Chân sư. Đó là 1 vấn đề nghiêm trọng.
      – Lân không biết thực hư về chuyện “ChS Morya hút hookah” là như thế nào. Nhưng dựa vào các phân tích ở các comment bên dưới, Lân không bao giờ tin rằng có vị Chân sư nào ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, đơn giản vì những thứ đó ảnh hưởng đến physical body, ảnh hưởng công việc giúp đỡ nhân loại của các ChS.
      – Và nếu như chuyện “ChS Morya hút hookah” là 1 sự hiểu lầm xuất phát từ việc công khai các Lá thư, thì có lẽ ông Leadbeater đã nói đúng (là các Lá thư không nên được công khai) 🙂

  5. Lân

    – Bây giờ xin điểm qua 1 chút về bà Blavatsky (vì trong chuỗi lý luận của webmaster có nhắc đến bà):
    + Webmaster nói rằng bà Blavatsky có hút thuốc (và hút nhiều nữa là đằng khác). Lân hoàn toàn đồng ý với điều này, đây là điều mà hầu như ai từng đọc về bà Blavatsky đều biết. Lân nhớ rằng Leadbeater nói rằng bà Blavatsky là 1 trường hợp đặc biệt không nên bắt chước. Bà gánh vác công việc quá nặng nhọc và những luồng chỉ trích quá lớn trong giai đoạn đầu của Hội, mà nếu không hút thuốc để làm cho thần kinh bị thụ động bớt, thì e là hệ thần kinh của bà không thể chịu nổi.
    + Nhưng ta sẽ thấy rằng việc bà Blavatsky hút thuốc không có nghĩa là các Chân sư hút thuốc. Cũng giống như bà Blavatsky (và ông Olcott) đều ăn thịt (nguồn: Hồi ký của chính ông Olcott), không có nghĩa là các ChS cũng ăn thịt 🙂
    + Lân nghĩ vấn đề cần phải nhớ ở đây, rằng tất cả con người trên thế giới đều bất toàn, dù là người hoang dã hay đạo đồ cao cấp đi nữa, nhưng Chân sư thì đã hoàn hảo (theo tiêu chuẩn mà God đặt ra cho chain này)! Cho dù các đạo đồ như Blavatsky, Leadbeater, Besant, Bailey, hay John Paul, Peter, hay Anan, Ca Diếp… cũng đều bất toàn, bởi vì nếu hoàn hảo thì họ đã là 1 Chân sư! Tất cả các đạo đồ dù cao cấp cỡ nào, cũng chỉ là “con người”, còn Chân sư thì KHÔNG còn là “con người” nữa, mà đã tiến hóa thành “SUPERHUMAN” rồi (the Fifth Kingdom)!
    + Vì sự hoàn hảo đó, Lân cho rằng 1 Chân sư không thể ăn thịt, uống rượu hay hút thuốc lá, bởi vì chỉ cần chạm vào 1 trong các thứ đó, physical body của các Chân sư sẽ lập tức bị vấy bẩn (và ảnh hưởng luôn cả body liền kề là astral body). Leadbeater luôn nhấn mạnh rằng các ChS giữ gìn physical body rất cẩn thận để có thể bảo tồn physical body trong 1 thời gian dài (việc tạo ra 1 physical body là rất tốn thời gian và công sức của các ChS) để dùng cho công việc giúp đỡ nhân loại một cách hiệu quả nhất. Và nếu như vậy, chỉ 1 hơi thuốc lá, e là ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ physical body, thì lý nào 1 ChS lại có thể đi làm chuyện không những là vô bổ, mà còn gây hậu quả tai hại như vậy?

  6. Lân

    – Tuy nhiên, phía trên vẫn chỉ là suy luận logic, ta hãy thử đào sâu thêm về vấn đề này, để lý trí của chúng ta nhận định xem sao:
    + Trong “Hidden sides of Things” (http://www.anandgholap.net/Hidden_Side_Of_Things-CWL.htm): Leadbeater viết về hút thuốc như sau: “Người ta có thể nói rằng hút thuốc khác với ăn thịt và uống rượu (về độ tai hại của nó), vì hút thuốc không tàn nhẫn, và cũng không hủy hoại những sự sống khác như rượu. Điều đó chỉ đúng nếu như người hút thuốc có thể sống biệt lập hoàn toàn khỏi loài người, và nếu người đó không có ý muốn tiến bước trên đường đạo. Nhưng nếu người đó không thể sống hoàn toàn ẩn dật, mà còn tiếp xúc với con người, thì anh ta không thể nào không gây phiền toái cho những người xung quanh. Có những người, vì đã quen với sự ô nhiễm (của thuốc lá), không phản đối mùi thuốc khó chịu đó; nhưng tất cả những ai giữ mình tinh khiết đều biết thứ đó VÔ CÙNG NẶNG MÙI VÀ LAN TỎA MỘT CÁCH GỚM GHIẾT. Nhưng người hút thuốc thì hiếm khi nào để tâm điều đó. Như tôi từng nói trước đây, những người cao quý sẽ tự biết khi nào anh ta gây hại đến người khác; nhưng sự hút thuốc gây nghiện khiến họ không thể cưỡng lại và sự cao quý của họ bị lãng quên trong sự ích kỷ điên cuồng và đáng ghét này. Những người khôn ngoan sẽ tránh những thứ như vậy. Nó quá dơ bẩn và khi người ta dùng thường xuyên và tắm trong khói thuốc, họ sẽ gây khó chịu lớn cho những người tinh khiết hơn. Vì lý do thuần vật chất này không ai còn tiếp xúc với người khác mà lại còn hút thuốc, vì nếu vậy, đó sẽ là một người chỉ biết nghĩ tới sự hưởng thụ ích kỷ của mình và sẵn sàng gây hại đến những người xung quanh. Và đó là còn chưa nói đến hàng loạt hệ quả khác, những căn bệnh về cổ, về tim, ung thư miệng, ăn không tiêu và những biến chứng khác. Nicotine, ngày nay đã được biết rõ, là một chất độc mạnh, và chỉ một lượng vô cùng nhỏ cũng đủ gây ra tác hại… Khi trở thành nạn nhân của thói quen, đó đã là 1 nghiệp xấu đối với người đó; và nó còn xấu xa gấp đôi khi thói quen đó liên tục gây hại đến người khác…”
    + Trong “A commentary on ‘The voice of silence’” (http://www.anandgholap.net/Voice_Of_Silence-Commentary-AB_CWL.htm), bà Besant hoặc ông Leadbeater viết như sau: “Nhưng nên nói thêm rằng đó (hút thuốc) là một thói quen dơ bẩn; nó làm nhơ nhuốc thân xác, và gây khó chịu cho người xung quanh. Điều tồi tệ nhất của sự ích kỷ này là khói thuốc được thấm với nước bọt và bay hơi vào phổi người khác. Đó là 1 khía cạnh khủng khiếp của thế giới hiện đại…”

  7. webmaster

    Có thể có vài câu của đức DK sẽ khiến bạn ngạc nhiên (nói về ăn chay, ăn thịt, kỷ luật thân xác):

    (EH 334) ………There is no group diet. No enforced elimination of meat is required or strict vegetarian diet compulsory. There are phases of life and sometimes entire incarnations wherein an aspirant subjects himself to a discipline of food, just as there may be other phases or an entire life wherein a strict celibacy is temporarily enforced. But there are other life cycles and incarnations wherein the disciple’s interest and his service lie in other directions. There are later incarnations where there is no constant thought about the physical body, and a man works free of the diet complex and lives without concentration upon the form life, eating that food which is available and upon which he can best sustain his life efficiency. In preparation for certain initiations, a vegetable diet has in the past been deemed essential. But this may not always be the case, and many disciples prematurely regard themselves as in preparation for initiation.

    (RI 126)The true disciple does not need vegetarianism or any of the physical disciplines, for the reason that none of the fleshly appetites have any control over him. His problem lies elsewhere, and it is a waste of his time and energy to keep his eye focussed on “doing the right things physically,” because he does them automatically

    (RI 128) Let me repeat: the physical disciplines are of value in the beginning stage and impart a sense of proportion and an awareness of defects and of limitations. These have their place in time and space, and that is all……….

    Nói thế, nhưng tôi vẫn không ủng hộ việc ăn thịt, hút thuốc, chỉ để chúng ta thấy cẩn thận khi phán đoán.

  8. Lân

    Chào webmaster,
    1) Lân nghĩ cần phải nói lại định đề quan trọng này: đệ tử (disciple) khác Chân sư (Master). Do đó, không thể đem những gì áp dụng cho hàng đệ tử mà nói về Chân sư được!
    – Theo nghĩa rộng, ChS D.K. nói rằng Disciple có thể đến cấp của Christ, nhưng đó khi đó thì Master là chính Sanat Kumara. Ở trong comment này, Lân sẽ chỉ bàn về disciple nghĩa hẹp, tức là dưới cấp Master: từ La Hán trở xuống.

  9. Lân

    2) Lân không phủ nhận những đoạn trích webmaster nói về chuyện ăn thịt, uống rượu và hút thuốc, nhưng ĐÓ LÀ NHỮNG ĐIỀU ÁP DỤNG CHO ĐỆ TỬ, KHÔNG PHẢI ĐỂ NÓI VỀ CHÂN SƯ! (ghi chú: Lân viết chữ in hoa để nhấn mạnh, không phải hét vào mặt ai cả 🙂 )
    – Cần phải nhớ rằng giáo huấn của ChS D.K. là dành cho hàng đệ tử từ aspirant cho đến điểm đạo lần 3 mà thôi. Đem nó áp cho bậc La Hán đã là không phù hợp, đừng nói đến Chân sư, còn cao hơn 1 bậc.
    – Blavatsky là 1 đệ tử, do đó nếu bà có ăn thịt thì cũng không có gì lạ, vì hễ còn là người thì vẫn còn khuyết điểm (ăn thịt, hút thuốc là khuyết điểm của bà). Nhưng 1 ChS thì hoàn toàn không còn khuyết điểm, do đó, nhận định về các ChS phải khác với nhận định về đệ tử và phải hết sức thận trọng.

  10. Lân

    3) Đối với những đoạn webmaster trích, khi và phân tích kỹ đọc ta sẽ hiểu như vầy:
    – “No enforced elimination of meat”: hãy lưu ý chữ “enforced”, có nghĩa là “ép buộc”. Nguyên tắc làm việc của các ChS được nhấn mạnh nhiều lần, đó là sự tự nguyện, chứ các ChS không bao giờ ép ai cả. Nghĩa là ở đây, các ChS không ép các đệ tử phải bỏ thịt, nhưng KHÔNG CÓ NGHĨA ĂN THỊT LÀ ĐIỀU TỐT.
    – “a man works free of the diet complex and lives without concentration upon the form life, eating that food which is available and upon which he can best sustain his life efficiency”: đoạn quan trọng chính là “which he can best sustain his life efficiency”! Điều này có nghĩa là tới 1 giai đoạn, người đệ tử sẽ không còn thèm muốn ăn thịt, mà sẽ ăn chay 1 cách tự nhiên, vì thức ăn chay là loại thức ăn phù hợp nhất (which he can best sustain his life efficiency).
    – “The true disciple does not need vegetarianism or any of the physical disciplines, for the reason that none of the fleshly appetites have any control over him. His problem lies elsewhere, and it is a waste of his time and energy to keep his eye focussed on “doing the right things physically,” because he does them automatically”. Câu này tương tự câu trên, hãy để ý đoạn “BECAUSE HE DOES THEM AUTOMATICALLY”: đến giai đoạn tiến hóa cao, người đệ tử không còn phải mất công quan tâm việc ăn uống hay kỷ thuật vật chất, BỞI VÌ NGƯỜI ĐỆ TỬ ĐÃ LÀM ĐIỀU ĐÓ 1 CÁCH HẾT SỨC TỰ NHIÊN (chứ không phải vì anh ta có thể ăn uống thả ga 🙂 )

  11. Lân

    4) Và hãy xem những đoạn khác của ChS D.K. để bổ túc cho vấn đề ăn thịt như sau:
    – “This rule might be summed up in the trite instruction to each disciple that he be STRICTLY VEGETARIAN. The lower nature becomes clogged and heavy, and the inner blaze cannot shine forth when meat is included in the diet. This is a drastic rule for applicants, and MAY NOT BE VIOLATED. Aspirants can choose to eat meat or not as they prefer, but at a certain stage upon the path it is essential that all meat eating of every kind be stopped, and THE STRICTEST ATTENTION MUST BE PAID TO DIET. A disciple must confine himself to vegetables, grains, fruits and nuts. Only thus can he build the [197] type of physical body which can stand the entry of the real man who has stood in his subtler bodies before the Initiator. Should he not do this, and should it be possible for him to take initiation without having thus prepared himself, the physical body would be shattered by the energy pouring through the newly stimulated centres, and dire danger to the brain, the spine, or the heart would eventuate. It must, of course, here be recognised that no hard or fast rules can ever be laid down, except the initial one that FOR ALL APPLICANTS FOR INITIATION MEAT, FISH, AND FERMENTED LIQUORS OF ALL KINDS, AS WELL AS THE USE OF TOBACCO, ARE ABSOLUTELY FORBIDDEN”. (trích ‘Initiation, Human and Solar’)
    + Đây là câu rất quan trọng: kẻ sơ cơ có thể ăn thịt nếu muốn, nhưng đến một giai đoạn nhất định trên đường đạo, cụ thể là những người chuẩn bị để điểm đạo thì phải ngưng TUYỆT ĐỐI chuyện ăn thịt, cá, rượu và thuốc lá.
    + Và ChS cũng nói rõ lý do rất cụ thể: nếu còn ăn thịt, thì thân xác (đặc biệt là tim, não và cột sống) không thể chịu nổi luồng năng lượng trong buổi điểm đạo!

  12. Lân

    – “The second line of stimulation affecting the pineal gland is that which is the consequence of the discipline of the physical body, and its subjugation to the laws of spiritual unfoldment. As the disciple lives a regulated life, avoids meat, nicotine and alcohol, and practises continence, the pineal gland becomes no longer atrophied, but resumes its earlier activity” (trích ‘A treatise on Cosmic Fire). Đoạn này bổ sung cho đoạn trên: muốn tùng quả tuyến (một tuyến quan trọng liên quan đến con mắt thứ ba – third eye), thì cần phải tránh thịt, rượu và nicotine (tức thuốc lá)!
    – “The whole secret of success in treading the occult path depends upon an attitude of mind; when the attitude is one of concrete materialism, of concentration upon form, and a desire for the things of the present moment, little progress can be made in apprehending the higher esoteric truth. A FOURTH HINDRANCE is found in the physical body, which has been built up by the aid of MEAT and FERMENTED FOODS AND DRINKS, and nurtured in an environment in which fresh air and sunlight are not paramount factors. I am here generalising, and speaking for the masses of men, and not for the would-be earnest occult student. For long centuries food that has been decomposing, and hence in a condition of fermentation, has been the basic food of the occidental races; and the result can be seen in bodies unfitted for any strain such as occultism imposes, and which form a barrier to the clear shining forth of the life within. When FRESH FRUIT AND VEGETABLES, CLEAR WATER, NUTS AND GRAINS, cooked and uncooked, form the sole diet of the evolving sons of men, then will be built bodies fitted to be vehicles for highly evolved Egos.” (trích ‘A treatise on White magic’): chỉ có các loại thứ ăn như trái cây, rau, nước sạch, đậu/ hạt và ngũ cốc mới là thức ăn đúng đắn phù hợp với nhân loại, và mới khiến thân xác trở thành một thể phù hợp cho các Linh hồn tiến hóa cao.

    • Lân

      – “Those who seek to read the akashic records, or who endeavour to work upon the astral plane with impunity, and there to study the reflection of events in the astral light correctly, have perforce and without exception to be strict vegetarians. It is this ancient Atlantean lore which lies behind the vegetarian’s insistence upon the necessity for a vegetarian diet, and which gives force and truth to this injunction. It is the failure to conform to this wise rule which has brought about the misinterprertions of the astral and akashic records by many of the psychics of the present time, and has given rise to the wild and incorrect reading of past lives. Only those who have been for ten years strict vegetarians can work thus in what might be called the “record aspect of the astral light”.” (trích ‘Esoteric Psychology I):
      + Tương tự như ở phía trên ChS D.K. đã cho biết rằng việc ăn chay có ảnh hưởng tốt đối với việc phát triển tùng quả tuyến (liên quan third eye), thì ở đây cho biết rằng chỉ có người đã ĂN CHAY TUYỆT ĐỐI TRONG ÍT NHẤT 10 NĂM mới có thể đọc chính xác các ký ảnh akasha cõi trung giới. (và cũng đồng nghĩa với khả năng hành động nhất định ở cõi trung giới, đây là 1 điều kiện để đạt điểm đạo lần 1).
      + ChS cũng cho biết lý do mà nhiều thông tin sai lạc về cõi trung giới và kiếp trước chính là do người đọc thông tin không ăn chay.

  13. Lân

    4) Như vậy, tóm tắt kết luận của Lân như sau:
    – 1 đệ tử thì có thể còn ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, nhưng 1 Đạo đồ (Initiate) thì không thể (lý do thì ChS D.K. đã nói rất rõ ở phía trên).
    (Lưu ý: đối với đạo đồ cấp 1, 2, khi chuyển kiếp không có sự liền lạc tâm thức, nên có thể lại ăn thịt. Trường hợp ngài thái tử Siddarta Gautama chính là như vậy. Tuy nhiên, trước khi có thể được điểm đạo cao hơn, thì việc ăn chay vẫn là bắt buộc.)
    – 1 Đạo đồ không thể ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, thì 1 Chân sư càng không thể.
    – Ai cho rằng kiếp này mình là aspirant hoặc cao lắm là disicple, thì cứ việc ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, còn ai có chí tiến xa hơn thì nên làm theo lời ChS D.K. đã nói: ngưng toàn bộ 🙂

Comments are closed.