Khoa học về Antahkarana – 6

Bài thứ 6 giảng luận các trang 457 – 459 của quyển The Rays and the Initiations

*******

Nhịp cầu giữa ba trạng thái của Trí Tuệ

Có một điểm mà Tôi muốn làm rõ nếu Tôi có thể, vì có nhiều sự nhầm lẫn trong trí của người tầm đạo về điểm này, và điều này tất nhiên là như vậy.

Do đó, chúng ta hãy xem xét vị trí của người tầm đạo đang ở đâu khi y bắt đầu kiến tạo antahkarana một cách có ý thức. Phía sau y có một chuỗi dài những kiếp sống, những kinh nghiệm vốn đã đưa y đến mức mà y có thể có ý thức để đánh giá tình trạng của mình, và đạt được một hiểu biết nào đó về trình độ tiến hóa của mình. Do đó y có thể – thông qua việc hợp tác với tâm thức tập trung và đang thức tỉnh dần của mình – thực hiện bước tiếp theo là con đường đệ tử chính thức. Hiện tại, y được định hướng hướng về linh hồn; nhờ tham thiền và kinh nghiệm thần bí, y thỉnh thoảng tạo được sự tiếp xúc với linh hồn, và điều này xảy ra với tần suất ngày càng tăng. Y trở nên ít nhiều sáng tạo trên cõi trần, cả trong tư tưởng lẫn trong hành động. Đôi khi, dù rất hiếm hoi, y có được kinh nghiệm trực giác chân thực. Kinh nghiệm trực giác này nhằm neo “sợi tơ mảnh mai đầu tiên được Người Thợ Dệt (Weaver) giăng trong xưởng vũ trụ lực” (fohatic enterprise) như cách nói của Thiên Cổ Luận. Đó là sợi dây đầu tiên phóng ra từ Tam nguyên tinh thần Tinh Thần nhằm đáp ứng với phát xạ của phàm ngã, và đây là kết quả của sức mạnh từ điện ngày càng tăng của cả hai trạng thái này của Chân Thần đang biểu lộ.

1. Tại một nơi khác của quyển sách, đức DK nói rằng Người bắt đầu kiến tạo Antahkarana một cách có ý thức là người đang chuẩn bị cho cuộc điểm đạo lần thứ 2:

The initial step towards bringing about this dualism is the building of the antahkarana, and this is consciously undertaken only when the disciple is preparing for the second initiation. [R&I 453]

Và người đang chuẩn bị điểm đạo lần 2 phải là đệ tử chính thức (accepted disciple) của Chân sư. Ở đây, Ngài chỉ rõ “y có thể – thông qua việc hợp tác với tâm thức tập trung và đang thức tỉnh dần của mình – thực hiện bước tiếp theo là con đường đệ tử chính thức,”. Tâm thức tập trung đang thức tỉnh dần chỉ linh hồn. Người đệ tử (phàm ngã) hợp tác với linh hồn để kiến tạo Antahkarana.

2. Trước giai đoạn này, con người kiến tạo Antahkarana một cách vô ý thức thông qua những trải nghiệm sống, những hoạt động sáng tạo, những phản ứng đối với tác động của môi trường xung quanh. Phần hay phân đoạn Antahkarana được kiến tạo trong giai đoạn này là Sáng Tạo Tuyến, kết nối các phương diện khác nhau của phàm ngã lại, còn Antahkarana mà người đệ tử kiến tạo theo phương pháp của Thánh Đoàn là phân đoạn nối từ phàm ngã đến linh hồn, và từ đó đến Tam nguyên tinh thần, cuối cùng là Chân thần của mình.

3. Giai đoạn kiến tạo Antahkarana vô ý thức là giai đoạn của người chí nguyện (aspirant) và đệ tử dự bị. Trong giai đoạn này, người chí nguyện thỉnh thoảng có những khoảnh khắc tiếp xúc với linh hồn của mình, và việc tiếp xúc này xảy ra ngày càng nhiều hơn. Đôi khi có những lúc hiếm hoi sự tiếp xúc vươn cao lên đến cõi Bồ đề và người chí nguyện có những loé sáng trực giác chân thật. Thông qua những loé sáng trực giác như vây, Tam nguyên tinh thần phóng chiếu “sợi tơ mảnh mai” bằng năng lượng để kết nối với phàm ngã.

4. Tất cả điều này là thể hiện của định luật “cầu khẩn và đáp ứng“ (invocation and evocation). Khi bạn cầu khẩn chân thành, tất nhiên sẽ có đáp ứng.

The Bridge between the three Aspects of the Mind <Pages 457,470>

There is one point which I would like to clarify if I can, for—on this point—there is much confusion in the minds of aspirants, and this is necessarily so.

Let us for a moment, therefore, consider just where the aspirant stands when he starts consciously to build the antahkarana. Behind him lie a long series of existences, the experience of which has brought him to the point where he is able consciously to assess his condition and arrive at some understanding of his point in evolution. He can consequently undertake—in cooperation with his steadily awakening and focussing consciousness—to take the next step, which is that of accepted discipleship. In the present, he is oriented towards the soul; he, through meditation and the mystical experience, does have occasional contact with the soul, and this happens with increasing frequency; he is becoming somewhat creative upon the physical plane, both in his thinking and in his actions; at times, even if rarely, he has a genuine intuitive experience. This intuitive experience serves to anchor the “first tenuous thread spun by the Weaver in fohatic enterprise,” as the Old Commentary puts it. It is the first cable, projected from the Spiritual Triad in response to the emanation of the personality, and this is the result of the growing magnetic potency of both these aspects of the Monad in manifestation.

Điều hiển nhiên đối với bạn là khi phàm ngã ngày càng trở nên từ hóa một cách thích hợp theo khía cạnh tinh thần, thì nốt (note) hay âm của nó sẽ phát ra và gợi lên sự đáp ứng từ linh hồn trên cõi riêng của nó. Sau đó nốt của phàm ngã và nốt của linh hồn hoà vào nhau sẽ tạo ra một hiệu quả thu hút lên Tam nguyên tinh thần một cách rõ rệt. Đến phiên mình, Tam nguyên tinh thần tác động một hiệu ứng từ lực ngày càng tăng lên phàm ngã. Điều này bắt đầu vào lúc có sự tiếp xúc hữu thức đầu tiên với linh hồn. Tất nhiên, sự đáp ứng của Tam nguyên tinh thần trong giai đoạn đầu này được truyền qua Sutratma, và điều tất yếu là sẽ khơi hoạt luân xa đỉnh đầu. Đó là lý do tại sao tâm pháp (heart doctrine) bắt đầu thay thế nhãn pháp (doctrine of the eye). Tâm pháp chi phối sự phát triển huyền môn; nhãn pháp – vốn là giáo lý về linh ảnh của mắt – chi phối kinh nghiệm thần bí; tâm pháp được dựa trên tính chất phổ quát của linh hồn, hạn định bởi Chân Thần, Đấng Duy Nhất, và liên quan đến Thực tại. Nhãn pháp dựa trên mối quan hệ nhị phân giữa linh hồn với phàm ngã. Nó liên quan đến các mối quan hệ tinh thần, nhưng ẩn tàng trong đó là thái độ nhị nguyên hay sự nhận thức về các đối cực (polar opposites). Đây là những điểm quan trọng cần nhớ khi môn học mới này trở nên được biết đến một cách rộng rãi hơn.

5. Một đoạn quan trọng chứa rất nhiều thông tin hữu ích về định luật cầu khẩn và đáp ứng, cũng như sự phân biệt giữa tâm pháp và nhãn pháp.

6. Khi phàm ngã ngày càng tiến hóa, nốt (“note”) riêng của nó ngày càng vang lên và khêu gợi sự đáp ứng từ phía linh hồn. Linh hồn cũng có âm điệu hay nốt riêng của nó—tùy theo cung linh hồn—và đến một giai đoạn nào đó, hai nốt của phàm ngã và linh hồn cùng hòa nhịp vào nhau, cùng khêu gợi nên sự ứng đáp từ phía Tam nguyên tinh thần. Đến lượt mình thì Tam nguyên tinh thần đáp ứng lại lời khẩn cầu của phàm-ngã-đã-hòa-nhập-linh-hồn bằng cách phóng chiếu một sợi luồng năng lượng mỏng manh về phàm ngã. Năng lượng của Tam nguyên tinh thần tuôn xuống phàm ngã thông qua tuyến Sutratma, đi qua luân xa đỉnh đầu, vì Antahkarana giờ chưa hình thành.

7. Đến giai đoạn này thì tâm pháp (“doctrine of the heart”) thay thế nhãn pháp, con đường Huyền Linh học (occultism) phải thay thế con đường Thần bí (Mysticism), nhà thần bí sùng tín phải trở thành một huyền bí gia.

8. Ngài tóm tắt cho ta những điểm khác biệt chính giữa tâm pháp và nhãn pháp. Nhãn pháp là giáo pháp tiềm ẩn tính nhị nguyên, trong đó nhà thần bí hay người sùng đạo hướng về một thực thể mà y tôn thờ nằm bên ngoài y, khác với y. Những nhà thần bí hay sùng tín này thường mắc bệnh thiếu sinh lực bởi vì tất cả năng lượng của y tuôn vào một nơi bên ngoài, bị hút ra bên ngoài cơ thể y bởi vì “năng lượng đi theo tư tưởng”. Tư tưởng của nhà thần bí hướng về một thực thể bên ngoài, y ngây ngất trong chiêm ngưỡng sự hòa nhập với thực thể ngoại tại đó, và kết quả là tất cả sinh lực và năng lượng bị cuốn theo đó.

Huyền linh học chỉ nhìn nhận tính nhất nguyên, tất cả linh hồn là một, “Ta và Cha Ta là Một”, do đó tránh được sai lầm đó.

9. Đoạn trên cũng cho ta một chỉ dẫn thực tiển để kiến tạo Antahkarana: người thực hành hình dung cầu Antahkarana có hai màu sắc của cung phàm ngã và cung linh hồn, vươn từ hạ trí đến linh hồn. Trên cõi cao, màu sắc là âm thanh, và các thiên thần “nghe được màu sắc và thấy được âm thanh”, khác hẳn nhân loại chúng ta.

It will be obvious to you that when the personality is becoming adequately magnetised from the spiritual angle, its note or sound will go forth and will evoke response from the soul on its own plane. Later the personality note and the soul note in unison will produce a definitely attractive effect upon the Spiritual Triad. This Spiritual Triad in its turn has been exerting an increasingly magnetic effect upon the personality. This begins at the time of the first conscious soul contact. The response of the Triad is transmitted necessarily, in this early stage, via the sutratma and produces inevitably the awakening of the head centre. That is why the heart doctrine begins to supersede the doctrine of the eye. [Page 458] The heart doctrine governs occult development; the eye doctrine—which is the doctrine of the eye of vision—governs the mystical experience; the heart doctrine is based upon the universal nature of the soul, conditioned by the Monad, the One, and involves reality; the eye doctrine is based on the dual relation between soul and personality. It involves the spiritual relationships, but the attitude of dualism or of the recognition of the polar opposites is implicit in it. These are important points to remember as this new science becomes more widely known.

Cuối cùng, người tầm đạo sẽ đạt đến mức độ mà ba tuyến – sinh mệnh tuyến, thức tuyến và sáng tạo tuyến –được tập trung, được nhận thức như là các dòng năng lượng, và được người đệ tử chủ tâm vận dụng trên cõi hạ trí. Nói về mặt huyền bí, ở đó, “y có vị trí của mình, và nhìn lên thấy một miền đất hứa của sự mỹ lệ, tình thương và với linh ảnh của tương lai.

The aspirant eventually arrives at the point where the three threads—of life, of consciousness and of creativity—are being focussed, recognised as energy streams, and utilised deliberately by the aspiring disciple upon the lower mental plane. There—esoterically speaking—”he takes his stand, and looking upward sees a promised land of beauty, love and future vision.”

Nhưng nơi đây có một gián đoạn trong tâm thức, dù trong thực tế là không có. Sợi dây năng lượng sutratma lấp khe hở, liên kết một cách mong manh Chân Thần, linh hồn và phàm ngã. Nhưng thức tuyến chỉ vươn dài từ linh hồn đến phàm ngã – theo nghĩa giáng hạ tiến hóa (involutionary). Từ góc độ tiến hóa (dùng một cụm từ nghịch lý) chỉ có một chút nhận thức hữu thức rất nhỏ giữa linh hồn và phàm ngã, từ quan điểm của phàm ngã trên cung tiến hóa của Con Đường Phản Hồi. Toàn bộ nỗ lực của một người là trở nên có ý thức về linh hồn và chuyển hóa tâm thức của y thành tâm thức của linh hồn, trong khi vẫn duy trì tâm thức của phàm ngã. Khi sự hợp nhất của linh hồn và phàm ngã được củng cố, tuyến sáng tạo trở nên ngày càng linh hoạt, và nhờ thế ba tuyến ngày càng hợp nhất, pha trộn, trở nên nổi trội, người tầm đạo lúc bấy giờ sẵn sàng lấp khe hở và hợp nhất Tam nguyên tinh thần và phàm nhân, thông qua trung gian của linh hồn. Điều này liên quan đến một nỗ lực trực tiếp với công việc sáng tạo thiêng liêng. Đầu mối cho sự hiểu biết có lẽ nằm trong ý tưởng rằng cho đến nay mối liên hệ giữa linh hồn và phàm nhân đã được xúc tiến dần, trước tiên bởi linh hồn, khi nó kích hoạt phàm ngã đưa tới nỗ lực, linh thị và sự mở rộng. Hiện tại – ở giai đoạn này – phàm ngã tích hợp đang phát triển nhanh chóng trở thành linh hoạt một cách có ý thức, và (khi hợp nhất với linh hồn) bắt đầu tạo ra antahkarana – một sự hợp nhất của ba tuyến và một phóng xuất của chúng vào “các tầm mức cao, rộng hơn” của cõi trí, cho đến khi trí trừu tượng và hạ trí cụ thể được nối liền bằng tuyến tam phân.

10. Về mặt năng lượng thì Chân thần, thông qua sutratma, giữ toàn thể trong sự hợp nhất, và không có sự giai đoạn nào. Nhưng về mặt tâm thức có một khoảng trống hay khe hở giữa phàm ngã (hạ trí) và Chân ngã (thượng trí).

11. “Nhưng thức tuyến chỉ vươn dài từ linh hồn đến phàm ngã – theo nghĩa giáng hạ tiến hóa (involutionary)”, ở đây thức tuyến là tuyến xuất phát từ linh hồn và trụ trong đầu. Và nỗ lực của người tầm đạo ở giai đoạn này là chuyển hóa tâm thức của y vào tâm thức của linh hồn, nhưng vẫn duy trì tâm thức của phàm ngã. Nói theo Thiền Tông là khi đã “ngộ”, đã đạt đến “Tâm” thì “thỏng tay vào chợ”.

But there exists a gap in consciousness, though not in fact. The sutratmic strand of energy bridges the gap, and tenuously relates monad, soul and personality. But the consciousness thread extends only from soul to personality—from the involutionary sense. From the evolutionary angle (using a paradoxical phrase) there is only a very little conscious awareness existing between the soul and the personality, from the standpoint of the personality upon the evolutionary arc of the Path of Return. A man’s whole effort is to become aware of the soul and to transmute his consciousness into that of the soul, whilst still preserving the consciousness of the personality. As the fusion of soul and personality is strengthened, the creative thread becomes increasingly active, and thus the three threads steadily fuse, blend, become dominant, and the aspirant is then ready to bridge the gap and unite the Spiritual Triad and the personality, through the medium of the soul. This involves a direct effort at divine creative work. The clue to understanding lies perhaps in the thought that hitherto the relation between soul and personality has been steadily carried forward, primarily by the soul, as it stimulated the personality [Page 459] to effort, vision and expansion. Now—at this stage—the integrated, rapidly developing personality becomes consciously active, and (in unison with the soul) starts building the antahkarana—a fusion of the three threads and a projection of them into the “higher wider reaches” of the mental plane, until the abstract mind and the lower concrete mind are related by the triple cable.

Các nghiên cứu của chúng ta liên hệ với tiến trình này; về mặt lý luận, kinh nghiệm trước đây liên quan với ba tuyến được xem như đã xảy ra một cách bình thường. Giờ đây con người đang đứng vững, đang giữ tâm trí ổn định trong ánh sáng. Y có được một số kiến thức về tham thiền, nhiều sùng tín, và cũng nhận thức được bước tiếp theo. Sự hiểu biết về tiến trình dần trở nên sáng tỏ hơn; việc tiếp xúc với linh hồn ngày càng nhiều hơn. Đôi lúc các tia chớp của nhận thức trực giác từ Tam nguyên tinh thần xảy ra. Không phải tất cả các nhận thức này đều hiện hữu trong trường hợp của mọi đệ tử; một số có, một số không. Tôi chỉ muốn đưa ra một bức tranh tổng thể. Việc áp dụng cá nhân và nhận thức tương lai phải được thể hiện bởi người đệ tử trong lò thử thách của kinh nghiệm.

It is to this process that our studies are related; earlier experience in relation to the three threads is logically regarded as having occurred normally. The man now stands, holding the mind steady in the light; he has some knowledge of meditation, much devotion, and also recognition of the next step. Knowledge of process gradually becomes clearer; a growing soul contact is established; occasional flashes of intuitive perception from the Triad occur. All these recognitions are not present in the case of every disciple; some are present; some are not. I am seeking to give a general picture. Individual application and future realisation have to be worked out by the disciple in the crucible of experience.

12. Mỗi người, do kết cấu cung khác nhau sẽ có những trải nghiệm khác nhau, một số người có những kinh nghiệm này, một số thì không, và lời khuyên của Ngài: Việc áp dụng cá nhân và nhận thức tương lai phải được thể hiện bởi người đệ tử trong lò thử thách của kinh nghiệm.

1 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Webmaster bình giảng rằng :

    ” Những nhà thần bí hay sùng tín này thường mắc bệnh thiếu sinh lực bởi vì tất cả năng lượng của y tuôn vào một nơi bên ngoài, bị hút ra bên ngoài cơ thể y bởi vì “năng lượng đi theo tư tưởng”.  ”

    . Tôi vẫn biết là năng lượng đi theo tư tưởng và sẽ đi đến bất cứ nơi nào mà tư tưởng được tập trung lại tại đó.

    . Nhưng điều bất ngờ đối với tôi là chính tôi vẫn hay làm điều đó nhưng không ý thức được rằng mình đã làm mất sinh lực của chính mình quá nhiều.

    . Giờ tôi đã hiểu và sẽ thay đổi từ từ.

    . Cảm ơn Webmaster vì phần bình giảng đó của Webmaster đã làm tôi thức tỉnh.

Leave Comment