Khoa học về Antahkarana – 5

Bài thứ 5 từ trang 451 đến 457 của The Rays and The Initiations.

*******

Những người tiến hóa cao đang trong tiến trình nối kết ba phương diện thấp mà chúng ta gọi là phàm ngã, với chính linh hồn, qua tham thiền, giới luật, phụng sự và tập trung có định hướng. Khi điều này hoàn tất, đường liên giao rõ rệt được thiết lập giữa các cánh hoa hy sinh hay cánh hoa ý chí của hoa sen chân ngã với các luân xa đầu và tim, để mang lại sự tổng hợp giữa tâm thức, linh hồn và nguyên khí sự sống.

Advanced humanity is in process of linking the three lower aspects, which we call the personality, with the soul itself, through meditation, discipline, service and directed attention. When this has been accomplished, a definite relation is established between the sacrifice or will petals of the egoic Lotus and the head and heart centres, thus producing a synthesis between consciousness, the soul and the life principle. The process of establishing this inter-linking and inter-relation, and the strengthening of the bridge thus constructed, goes on until the Third Initiation. The lines of force are then so inter-related that the soul and its mechanism of expression are a unity. A higher blending and fusing can then go on.

1. Giai đoạn này con người xây dựng hay “dệt” Sáng Tạo Tuyến đã tạo ra trước kia, nối liền phàm ngã với linh hồn. Trong bài trước, ta đọc được là các nhánh của Sáng Tạo Tuyến nối từ các luân xa thấp (lá lách, tùng thái dương và tim) đến ba hạ thể, và cuối cùng trụ vào các cánh hoa của Hoa Sen Chân Ngã. Đến giai đoạn này thì có nhánh của Sáng Tạo Tuyến tách ra: trụ vào các cánh hoa của Hoa Sen Chân Ngã và vươn đến luân xa đầu và tim, nối phàm ngã và linh hồn.

2. Giai đoạn này hoàn tất vào kỳ điểm đạo lần 3.

Tiến trình thiết lập sự tương liên, tương giao này, và việc củng cố cầu nốì đã kiến tạo như trên, tiếp diễn liên tục cho đến cuộc điểm đạo thứ ba. Bấy giờ các tuyến mãnh lực nối kết chặt chẽ đến mức linh hồn và các thể biểu hiện của nó trở thành một đơn vị duy nhất. Bấy giờ mới có thể tiếp tục tiến hành cuộc phối hợp và hòa hợp cao hơn.

The process of establishing this interlinking and interrelation, and the strengthening of the bridge thus constructed, goes on until the Third Initiation. The lines of force are then so interrelated that the soul and its mechanism of expression are a unity. A higher blending and fusing can then go on.

Có lẽ Tôi có thể chỉ ra bản chất của quá trình này theo cách sau đây: Tôi đã nêu ra ở đây và ở những nơi khác rằng linh hồn neo chính nó vào xác thể ở hai điểm:

1. Có một tuyến năng lượng, mà chúng ta gọi là phương diện sự sống hay tinh thần, trụ trong tim. Nó sử dụng dòng máu, như mọi người biết rõ, như là tác nhân phân phối của nó, và thông qua phương tiện của máu, năng lượng sự sống được mang đến tất cả các phần của cơ chế. Năng lượng sự sống này mang năng lượng tái tạo và năng lượng điều phối cho tất cả cơ quan vật lý và giữ cho cơ thể như một “tổng thể”.

2. Có một tuyến năng lượng mà chúng ta gọi là khía cạnh tâm thức hay quan năng của tri thức linh hồn, trụ trong trung tâm của đầu. Nó điều khiển bộ phận đáp ứng mà chúng ta gọi là bộ óc, và thông qua phương tiện của nó, nó chỉ đạo hoạt động và gây ra nhận thức khắp cơ thể thông qua phương tiện của hệ thống thần kinh.

I can perhaps indicate the nature of this process in the following manner: I have stated here and elsewhere that the soul anchors itself in the body at two points:

1. There is a thread of energy, which we call the life or spirit aspect, anchored in the heart. It uses the blood stream, as is well known, as its distributing agency, and through the medium of the blood, life energy is carried to every part of the mechanism. This life energy carries the re-generating power and coordinating energy to all the physical organisms and keeps the body “whole.”

2. There is a thread of energy, which we call the consciousness aspect or the faculty of soul knowledge, anchored in the centre of the head. It controls that response mechanism which we call the brain, and through its medium it directs activity and induces awareness throughout the body by means of the nervous system.

2. Các bạn lưu ý hai tuyến này không do con người tạo ra mà tồn tại từ ban đầu. Tuyến do con người “dệt” hay tạo ra được gọi là Sáng Tạo Tuyến, đi từ các hạ thể vươn đến Hoa Sen Chân Ngã. Trong giai đoạn đầu con người tạo ra tuyến này một cách vô thức, trong giai đoạn sau nó được tạo ra một cách có ý thức.

3. Từ đoạn này, chúng ta thấy bản chất lưỡng phân của Tuyến Năng lượng phát xuất từ Linh hồn trụ tại hai nơi trong cơ thể.

2. There is a thread of energy, which we call the consciousness aspect or the faculty of soul knowledge, anchored in the center of the head. [Is this the pineal area or the pituitary area. It controls that response mechanism which we call the brain, and through its medium it directs activity and induces awareness throughout the body by means of the nervous system. [452]

Hai yếu tố năng lượng này vốn được con người công nhận như là tri thức và sự sống, hoặc là thông tuệ và năng lượng sống, là hai cực của bản thể của y. Nhiệm vụ phía trước của y bây giờ là phát triển một cách có ý thức phương diện giữa hoặc phương diện cân bằng, đó là tình thương hay quan hệ tập thể.

These two energy factors, which are recognized by the human being as knowledge and life, or as intelligence and living energy, are the two poles of his being. The task ahead of him now is to develop consciously the middle or balancing aspect, which is love or group relationship. (See Education in the New Age, Pages 26-27, 32-33, 92.)

Bản chất của Antahkarana – The Nature of the Antahkarana

Một trong những khó khăn gắn liền với việc nghiên cứu về Antahkarana là sự kiện rằng cho đến nay các công việc thực hiện về đường Antahkarana xảy ra hoàn toàn một cách vô thức. Do đó, khái niệm trong tâm trí của con người liên quan đến công việc sáng tạo và xây dựng chiếc cầu này lúc đầu gặp ít đáp ứng từ tâm trí; ngoài ra, để thể hiện những ý tưởng, thực tế chúng ta cần tạo ra những thuật ngữ mới, bởi vì không có từ ngữ thích hợp để định nghĩa ý nghĩa của chúng ta. Cũng như khoa học hiện đại đã phát triển một thuật ngữ hoàn toàn mới của riêng mình trong suốt bốn mươi năm qua, do đó khoa học này phải phát triển vốn từ vựng đặc thù riêng của nó. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải làm tốt nhất những gì có thể với những từ mà chúng ta có.

4. Ngài giải thích sự khó khăn khi học về Antahkarana: khó khăn thứ nhất là hoàn toàn không có thuật ngữ để diễn tả.

One of the difficulties connected with this study of the antahkarana is the fact that hitherto the work done upon the antahkarana has been entirely unconscious. Therefore, the concept in men’s minds relating to this form of creative work and this construction of the bridge meets at first with little response from the mind nature; also, in order to express these ideas, we have practically to create a new terminology, for there are no words suitable to define our meaning. Just as modern sciences have evolved a complete new terminology of their own during the past forty years, so this science must develop its own peculiar vocabulary. In the meantime, we must do the best we can with the words at our disposal.

Điểm thứ hai tôi sẽ làm là yêu cầu những ai đang nghiên cứu cùng những dòng này cần nhận ra rằng theo thời gian đến lúc họ sẽ đạt đến sự hiểu biết, nhưng hiện tại tất cả những gì họ có thể làm là phụ thuộc vào xu hướng bất di dịch của bản chất tiềm thức để thâm nhập vào bề mặt của tâm thức như một hoạt động phản xạ trong việc thiết lập sự liên tục của ý thức. Hoạt động phản xạ này của bản chất thấp tương ứng với sự phát triển của sự liên tục giữa siêu ý thức và tâm thức vốn phát triển trên Con Đường Đệ tử. Tất cả đó là một thành phần—trong ba giai đoạn—của quá trình tích hợp, chứng minh cho người đệ tử rằng tất cả của sự sống là (về mặt tâm thức) một sự tiết lộ. Hãy suy gẫm về điều này.

5. Khó khăn thứ hai.

The second point I would make is to ask those who are studying along these lines to realise that in time they will arrive at understanding, but that at present all that they can do is to depend upon the unalterable tendency of the subconscious nature to penetrate to the surface of consciousness as a reflex activity in the establishing of continuity of consciousness. This reflex activity of the lower nature corresponds to the development of continuity between the superconscious and the consciousness which develops upon the Path of Discipleship. It is all a part—in three stages—of the integrating process, proving to the disciple that all of life is (in terms of consciousness) one of revelation. Ponder on this.

Một khó khăn khác khi nghiên cứu bất kỳ khoa học huyền môn nào bàn đến những gì đã được gọi là “sự khai mở có ý thức về các nhận thức thiêng liêng” (vốn là tri thức thực sự) là thói quen cổ xưa của nhân loại muốn vật chất hoá mọi tri thức. Mọi thứ mà con người đang học hỏi đều được áp dụng – trong các thế kỉ qua– cho thế giới của hiện tượng thiên nhiên và diễn trình thiên nhiên, chứ không dành cho nhận thức của Bản Ngã, Chủ Thể Tri Thức (Knower), Người Chứng Kiến (Beholder), Người Quan Sát. Do đó, khi con người tiến vào Đường Đạo, y phải tự rèn luyện trong tiến trình vận dụng tri thức liên quan tới Chủ Thể (Identity) tự giác có ý thức, hoặc liên quan tới Cá Nhân tự chủ, tự khai mở. Khi y có thể làm điều này, lúc đó y đang chuyển hoá tri thức thành minh triết.

6. Khó khăn thứ ba là khuynh hướng vật chất hoá hay phàm tục hoá những khái niệm cao siêu của hạ trí.

Another of the difficulties in considering any of these esoteric sciences that deal with what has been called the “conscious unfoldment of the divine recognitions” (which is true awareness) is the ancient habit of humanity to materialise [Page 453] all knowledge. Everything man learns is applied—as the centuries pass—to the world of natural phenomena and of natural process, and not to the recognition of the Self, the Knower, the Beholder, the Observer. When, therefore, man enters upon the Path, he has to educate himself in the process of using knowledge in reference to the conscious self-aware Identity, or to the self-contained, self-initiating Individual. When he can do this, he is transmuting knowledge into wisdom.

Trước đây Tôi có nói đến “tri thức-minh triết” vốn là các từ đồng nghĩa với “mãnh lực-năng lượng”. Tri thức được vận dụng chính là mãnh lực tự thể hiện, minh triết được vận dụng là năng lượng đang hoạt động. Trong các từ này bạn có biểu hiện của một luật tinh thần vĩ đại, định luật mà bạn nên cần xem xét một cách cẩn thận. Mãnh lực-Tri thức (Knowledge-force) liên quan đến phàm ngã và thế giới của giá trị vật chất; Năng lượng-minh triết (wisdom-energy) tự biểu hiện qua thức tuyến và sáng tạo tuyến (creative thread) bởi vì chúng tạo ra trong chính chúng một tao dây kép dệt lại. Đối với người đệ tử, chúng là một sự hợp nhất của quá khứ (thức tuyến) và hiện tại (sáng-tạo-tuyến), và trên Con Đường Phản Bổn Hoàn Nguyên, chúng cùng nhau hợp thành cái thường được gọi là Antahkarana. Cách gọi này không hoàn toàn chính xác. Tuyến Minh triết-Năng lượng là sutratma hay là sinh mệnh tuyến, vì sutratma (khi pha trộn với thức tuyến– consciousness thread) lại cũng được gọi là antahkarana. Có lẽ vấn đề sẽ rõ ràng hơn phần nào nếu Tôi chỉ ra rằng mặc dù các tuyến này luôn tồn tại trong thời gian và không gian, chúng có vẻ tách biệt cho đến khi một người trở thành đệ tử dự bị, và do đó trở nên có ý thức về chính mình chứ không chỉ cái phi ngã. Có sinh mệnh tuyến hay sutratma và thức tuyến – một tuyến trụ vào tim và một trụ ở đầu. Trong suốt các thế kỷ qua, con người dần dệt nên Sáng Tạo Tuyến ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác của ba khía cạnh của nó; và các hoạt động sáng tạo của con người trong hai trăm năm qua là một dấu hiệu trong thiên nhiên về sự kiện đó. Thế nên ngày nay nói chung, đối với nhân loại như một tổng thể và đặc biệt là đối với cá nhân người đệ tử, Sáng Tạo Tuyến là một sự thống nhất, và tạo thành một tuyến được dệt thật chặt chẽ trên cõi trí.

7. Ngài giải thích sự khác biệt giữa Minh triết và Tri thức (Wisdom and Knowledge) và mối liên quan của chúng với Mãnh Lực và Năng lượng: Tri thức liên quan đến Mãnh lực, Minh triết liên quan đến Năng lượng. Mãnh lực xuất phát từ phàm ngã và Năng lượng xuất phát từ Linh hồn.

8. Ở đây, chúng ta thấy bắt đầu có sự phức tạp trong việc phân biệt giữa các tuyến.

Thức Tuyến và Sáng Tạo Tuyến gộp chung lại cũng được gọi Antahkarana. Sinh Mệnh Tuyến và Thức Tuyến xuất phát từ Linh hồn gộp lại cũng được gọi là Antahkarana!

9. Vấn đề là các tuyến này “có vẻ tách biệt cho đến khi một người trở thành đệ tử dự bị”, như thế, sau giai đoạn này không còn sự phân biệt giữa các tuyến nữa.

Previously I spoke of “knowledge-wisdom” which are words synonymous with “force-energy.” Knowledge used is force expressing itself; wisdom used is energy in action. In these words you have the expression of a great spiritual law, one which you would do well to consider carefully. Knowledge-force concerns the personality and the world of material values; wisdom-energy expresses itself through the consciousness thread and the creative thread, as they constitute in themselves a woven dual strand. They are (for the disciple) a fusion of the past (consciousness thread) and the present (the creative thread), and together they form what is usually called, upon the Path of Return, the Antahkarana. This is not entirely accurate. The wisdom-energy thread is the sutratma or life thread, for the sutratma (when blended with the consciousness thread) is again also called the antahkarana. Perhaps it might clarify the issue somewhat if I pointed out that though these threads eternally exist in time and space, they appear distinct and separate until a man is a probationary disciple, and therefore becoming conscious of himself and not only of the not-self. There is the life thread or sutratma and the consciousness thread—the one anchored in the heart and the other in the head. Throughout all the past centuries, the creative thread, in one or other of its three aspects, has been slowly woven by the man; of this fact in nature his creative activity during the past two hundred years is an indication, so that today the creative thread is a unity, generally speaking, as regards humanity as a whole and specifically of the individual disciple, and forms a strong closely woven thread upon the mental plane.

Ba tuyến chính này, thực ra là sáu, nếu Sáng Tạo Tuyến được phân hóa thành các thành phần của nó, tạo thành Antahkarana. Chúng biểu hiện cho kinh nghiệm quá khứ và hiện tại, và do đó được người tìm đạo nhận ra. Chính chỉ ở trên Con Đường mà câu nói “kiến tạo Antahkarana” mới trở nên chính xác và thích hợp. Chính liên quan với điều này mà sự nhầm lẫn thường hay xuất hiện trong tâm trí của đạo sinh. Y quên rằng đó là sự phân biệt hoàn toàn tùy tiện của hạ trí ưa phân tích để gọi dòng năng lượng này là sutratma, và dòng năng lượng kia là thức tuyến và một dòng năng lượng thứ ba là sáng tạo tuyến. Về cơ bản, tất cả ba – đều cùng là Antahkarana đang trong tiến trình hình thành. Cũng là tùy tiện khi gọi nhịp cầu mà đệ tử tạo ra từ cõi hạ trí – xuyên qua xoáy lực chân ngã – là Antahkarana. Nhưng vì mục đích nghiên cứu hiểu biết và kinh nghiệm thực tế, chúng ta sẽ định nghĩa antahkarana như là phần mở rộng của tuyến tam phân (cho đến nay được dệt một cách vô thức, qua trải nghiệm của đời sống và sự đáp ứng của tâm thức với môi trường) nhờ tiến trình phóng chiếu một cách có ý thức năng lượng pha trộn tam phân của phàm ngã khi chúng được thúc đẩy bởi linh hồn, ngang qua một khe hở trong tâm thức mà cho đến giờ vẫn tồn tại. Lúc đó hai sự kiện có thể xảy ra:

10. Trong giai đoạn đầu (giai đoạn đệ tử dự bị trở về trước), người ta phân biệt ba tuyến năng lượng, nhưng sau này, bản chất chúng chỉ là một, là Antahkarana trong quá trình hình thành.

11. Nhưng trong học hỏi thực tế, Ngài định nghĩa Antahkarana là phần nối dài của Sáng Tạo Tuyến Tam Phân đến Linh hồn.

11. Câu nói “Ba tuyến chính này, thực ra là sáu, nếu Sáng Tạo Tuyến được phân hóa thành các thành phần của nó, tạo thành Antahkarana” có thể hiểu theo hai cách: 3 tuyến chính (Sinh Mệnh Tuyến, Thức Tuyến, Sáng Tạo Tuyến) và ba nhánh của Sáng Tạo Tuyến. Sáu tuyến này hợp thành Antahkarana. Hoặc là một tuyến xuất phát từ Chân thần, 2 tuyến từ linh hồn và 3 tuyến từ phàm ngã.

12. Thức tuyến thể hiện quá khứ, Sáng tạo Tuyến thể hiện hiện tại.

13. Câu “Antahkarana như là phần mở rộng của tuyến tam phân (cho đến nay được dệt một cách vô thức, qua trải nghiệm của đời sống và sự đáp ứng của tâm thức với môi trường) nhờ tiến trình phóng chiếu một cách có ý thức năng lượng pha trộn tam phân của phàm ngã khi chúng được thúc đẩy bởi linh hồn, ngang qua một khe hở trong tâm thức mà cho đến giờ vẫn tồn tại” cần được ghi nhớ và đóng khung lại vì nó tóm tắt những điểm chính yếu về Antahkarana.

a. Sáng Tạo Tuyến trong giai đoạn đầu được kiến tạo một cách vô thức, thông qua:

– trải nghiệm trong cuộc sống (hoạt động sáng tạo),

– đáp ứng của tâm thức với môi trường xung quanh,

Hai yếu tố này đều liên quan đến phàm ngã.

b. Sang giai đoạn sau, khi con người hoà nhập với linh hồn (cũng là lúc ba nhánh của Sáng Tạo Tuyến được hoàn thành), con người tham gia một cách có ý thức vào việc kiến tạo Sáng Tạo Tuyến. Đây là giai đoạn mà chúng ta sẽ học hỏi nhờ giáo lý của đức DK. Năng lượng tam phân của phàm ngã được tích hợp và phóng chiếu về phía linh hồn thông qua tác động của ý chí. Việc phóng chiếu này được thúc đầy bởi linh hồn vì con người đã hoà nhập với linh hồn.

14. Như vậy có nhiều định nghĩa về Antahkarana:

  1. Thức Tuyến,
  2. Sinh Mệnh Tuyến và Thức tuyến gộp lại,
  3. Thức tuyến và Sáng Tạo Tuyến gộp lại.
  4. Định nghĩa sau cùng dùng để học hỏi là phần nối dài của Sáng Tạo Tuyến.

These three major threads which are in reality six, if the creative thread is differentiated into its component parts, form the antahkarana. They embody past and present experience and are so recognised by the aspirant. It is only upon the Path itself that the phrase “building the antahkarana” becomes accurate and appropriate. It is in this connection that confusion is apt to arise in the mind of the student. He forgets that it is a purely arbitrary distinction of the lower analysing mind to call this stream of energy the sutratma, and another stream of energy the consciousness thread and a third stream of energy the creative thread. They are essentially, all three of them together, the antahkarana in process of forming. It is equally arbitrary to call the bridge which the disciple builds from the lower mental plane—via the egoic, central vortex of force—the antahkarana. But for purposes of comprehending study and practical experience, we will define the antahkarana as the extension of the threefold thread (hitherto woven unconsciously, through life experimentation and the response of consciousness to environment) through the process of projecting consciously the triple blended energies of the personality as they are impulsed by the soul, across a gap in consciousness which has hitherto existed. Two events can then occur:

1. Đáp ứng từ lực của Tam Thượng Thể Tinh Thần (atma-buddhi-manas), vốh là biểu hiện của Chân Thần, được gợi lên. Một dòng năng lượng tinh thần tam phân đang từ từ được phóng ra về phía hoa sen Chân Ngã và hướng về phàm ngã.

2. Lúc đó phàm ngã bắt đầu lấp khe hở ngăn cách ở phía nó giữa nguyên tử thường tồn thượng trí với đơn vị hạ trí, giữa thượng trí trừu tượng với hạ trí.

Nói một cách kỹ thuật, và trên Con Đường Đệ Tử, nhịp cầu này giữa phàm ngã trong ba khía cạnh của nó và Chân Thần cùng với ba trạng thái của nó được gọi là Antahkarana.

15. Tam nguyên tinh thần là biểu hiện của Chân thần, giống như phàm ngã là biểu hiện của Chân ngã.

16. Việc phóng chiếu hay khẩn cầu (invocation) cùa phàm ngã (đã hào nhập với linh hồn) gợi nên đáp úng từ Chân thần, và kết quả là một dòng năng lượng tam phân (bao gồm năng lượng từ Atma, Bồ đề, và Thượng trí) phóng về Hoa Sen Chân Ngã và cũng đồng thời về nguyên tử thường tồn hạ trí thuộc phàm ngã.

17. Chúng ta lưu ý từ từ từ, việc đáp ứng từ Chân thần xảy ra chậm chạp và cần thời gian.

18. Dòng năng lượng này từ Chân thần lại tác động lên hạ trí, thúc đẩy nó lấp khe hở vốn tồn tại giữa nó và thượng trí.

19. Câu cuối cùng Ngài cho ta một định nghĩa nữa của Antahkarana: cầu nối giữa phàm ngã và Chân thần.

1. The magnetic response of the Spiritual Triad (atma-buddhi-manas), which is the expression of the Monad, is evoked. A triple stream of spiritual energy is slowly projected towards the egoic lotus and towards the lower man.

2. The personality then begins to bridge the gap which exists on its side between the manasic permanent atom and the mental unit, between the higher abstract mind and the lower mind.

Technically, and upon the Path of Discipleship, this bridge between the personality in its three aspects and the monad and its three aspects is called the antahkarana.

Antahkarana này là sản phẩn của nỗ lực hợp nhất của linh hồn và phàm ngã, cùng nhau hoạt động một cách hữu thức để tạo ra nhịp cầu này. Khi cầu được hoàn tất, có một mối liên hệ hoàn hảo giữa Chân Thần với biểu hiện hồng trần của nó, tức điểm đạo đồ trong thế giới ngoại tại. Lần điểm đạo thứ ba đánh dấu sự hoàn hảo của diễn trình, và lúc đó có một đường thẳng của mối liên hệ giữa Chân Thần với phàm ngã. Lần điểm đạo thứ tư đánh dấu việc nhận thức hoàn toàn về mối liên hệ này của điểm đạo đồ. Nó cho phép y nói: “Ta và Cha ta là một”. Chính vì lý do này mà thập giá hình tức Đại Từ Bỏ xảy ra. Đừng quên rằng chính là linh hồn vốn bị đóng đinh. Chính Đức Christ “chết”. Đó không phải là con người, đó không phải là Đức Jesus. Thể nguyên nhân biến mất. Con người trở nên hữu thức về mặt Chân Thần (monadically). Thể linh hồn (soul body) không còn dùng cho bất kỳ mục đích hữu ích nào nữa; nó không còn cần nữa. Không gì còn lại trừ Sutratma, được phẩm định bằng tâm thức, – tâm thức đó vẫn còn duy trì cá tính trong khi vẫn hòa nhập trong tổng thể. Một phẩm tính khác là tính sáng tạo; như thế tâm thức có thể được tập trung tùy ý trên cõi trần trong một hình thể ngoại tại. Thể này được Chân Sư tạo ra bằng ý chí.

20. Antahkarana được tạo ra nhờ nỗ lực của cả phàm ngã và linh hồn, bởi vì lúc đó (sau điểm đạo lấn 1 và chuẩn bị điểm đạo lần 2) con người đã hoà nhập với linh hồn ở một mức độ nào đó. Câu hỏi là linh hồn và đấng Thái dương Thiên Thần tham gia ở mức độ nào trong việc kiến tạo Antahkarana?

21. Câu “lần điểm đạo thứ ba đánh dấu sự hoàn hảo của diễn trình, và lúc đó có một đường thẳng của mối liên hệ giữa Chân Thần với phàm ngã. Lần điểm đạo thứ tư đánh dấu việc nhận thức hoàn toàn về mối liên hệ này của điểm đạo đồ” có thể hiểu như sau. Lần điểm đạo thứ ba người điểm đạo đồ đã tiếp xúc với Chân thần của mình, cầu Antahkarana đã kết nối phần nào đến Chân thần, những người điểm đạo đồ chưa nhận thức hoàn toàn về sự tiếp xúc này. Những gì mà Chân thần thấy và thể hiện không được ghi nhận bởi phàm ngã cho đến kỳ điểm đạo lần 4. Khi đó Hoa Sen Chân Ngã tan rã và sự thông thương giữa Chân thần và phàm ngã là trực tiếp. Đức Christ là cách nói biểu tượng của linh hồn. Thể linh hồn ta rã và đức Christ chết hay bị đóng đinh trên Thập giá.

22. Điểm đạo đồ bậc 4 không còn bắt buộc phải luân hồi nữa và nếu cần thì Ngài có thể tạo ra một hình thể để hoạt động trên cõi trần bằng quyền năng ý chí của Ngài, thông qua Antahkarana.

This antahkarana is the product of the united effort of soul and personality, working together consciously to produce [Page 455] this bridge. When it is completed, there is a perfect rapport between the monad and its physical plane expression, the initiate in the outer world. The third initiation marks the consummation of the process, and there is then a straight line of relationship between the monad and the lower personal self. The fourth initiation marks the complete realisation of this relation by the initiate. It enables him to say: “I and my Father are one.” It is for this reason that the crucifixion, or the Great Renunciation, takes place. Forget not that it is the soul that is crucified. It is Christ Who “dies.” It is not the man; it is not Jesus. The causal body disappears. The man is monadically conscious. The soul-body no longer serves any useful purpose; it is no more needed. Nothing is left but the sutratma, qualified by consciousness—a consciousness which still preserves identity whilst merged in the whole. Another qualification is creativity; thus consciousness can be focussed at will on the physical plane in an outer body or form. This body is will-created by the Master.

Nhưng trong nhiệm vụ khai mở, tiến hóa, và phát triển này, thể trí của con người phải hiểu biết, phân tích, trình bày rõ và phân biệt; do đó các sự phân biệt tạm thời có tầm quan trọng sâu xa và hữu ích. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng nhiệm vụ của đệ tử là:

1. Trở nên ý thức được các tình huống theo sau (nếu Tôi có thể dùng một từ như vậy):

a. Quá trình trong sự kết hợp với mãnh lực.

b. Tình trạng trên đường đạo, hoặc sự nhận thức về các tác nhân phẩm định hay là năng lượng có sẵn.

c. Sự hoà nhập hay tích hợp của Thức tuyến với Sáng Tạo Tuyến và với Sinh Mệnh tuyến.

d. Hoạt động sáng tạo. Điều này là cần thiết, vì không chỉ nhờ sự phát triển của khả năng sáng tạo trong ba cõi thấp mà điểm tập trung cần thiết được tạo ra, mà điều này còn dẫn đến việc kiến tạo Antahkarana, cái “sáng tạo” của nó.

2. Để tạo ra Antahkarana giữa Tam nguyên tinh thần với phàm ngã – với sự hợp tác của linh hồn. Ba điểm của năng lượng thiêng liêng này có thể được tượng trưng như sau:

N:\1Theosophy\Bailey_netnews\Rays\img1165-1.gif

Trong biểu tượng đơn giản này, bạn có bức tranh về nhiệm vụ của đệ tử trên Thánh Đạo.

Một đồ hình khác có thể giúp làm sáng tỏ:

N:\1Theosophy\Bailey_netnews\Rays\img1165-2.gif

Trong các hình này bạn có “số chín của điểm đạo” hay sự chuyển hóa của chín thần lực thành các năng lượng thiêng liêng:

23. Ngài lặp lại sự cần thiết và hữu ích của việc phân biệt, phân tích giữa các tuyến trong giai đoạn đầu của quá trình kiến tạo Antahkarana: “nhiệm vụ khai mở, tiến hóa, và phát triển này, thể trí của con người phải hiểu biết, phân tích, trình bày rõ và phân biệt; do đó các sự phân biệt tạm thời có tầm quan trọng sâu xa và hữu ích.”

24. Trong quá trình xây dựng Antahkarana, tuỳ theo vị trí trên đường đạo mà người đệ tử có thể sử dụng những năng lượng có sẵn nào để kiến tạo Antahkarana (“Tình trạng trên đường đạo, hoặc sự nhận thức về các tác nhân phẩm định hay là năng lượng có sẵn”.

25. Antahkarana được tạo ra với sự trợ giúp của linh hồn, ở đây được hiểu là đấng Thái dương Thiên Thần của chúng ta.

26. Hai đồ hình cho ta hai cái nhìn về Antahkarana. Trong đồ hình đầu tiên, có các đường nối giữa 3 phương diện của Trí Tuệ: Hạ trí thuộc phàm ngã, linh hồn thể, và nguyên tử thường tồn thượng trí. Antahkarana nối nguyên tử thường tồn hạ trí và nguyên tử thường tồn thượng trí. Trong đồ hình hai Antahkarana gồm 2 nửa, nửa đầu nối phàm ngã và linh hồn, nửa sau nối linh hồn và Chân thần. Nửa sau được tượng trưng bằng đường đứt đoạn hàm ý quá trình chưa hoàn tất cho đến kỳ điểm đạo thứ 4.

But in this task of unfoldment, of evolution and of development, the mind of man has to understand, analyse, formulate and distinguish; therefore the temporary differentiations are of profound and useful importance. We might therefore conclude that the task of the disciple is:

1. To become conscious of the following situations (if I may use such a word):

a. Process in combination with force.

b. Status upon the path, or recognition of the available qualifying agencies, or energies.

c. Fusion or integration of the consciousness thread with the creative thread and with the life thread.

d. Creative activity. This is essential, for it is not only through the development of creative ability in the three worlds that the necessary focal point is created, but this also leads to the building of the antahkarana, its “creation.”

2. To construct the antahkarana between the Spiritual Triad and the personality—with the cooperation of the [Page 456] soul. These three points of divine energy might be symbolised thus:

In this simple symbol you have a picture of the disciple’s task upon the Path.

Another diagram may serve to clarify:

In these you have the “nine of initiation” or the transmuting of nine forces into divine energies:

Leave Comment