Khoa Học Về Antahkarana – 4 – Ba tuyến của Antahkarana

Qua ba bài đầu tiên, các bạn cũng thấy giáo lý về Antahkarana của đức DK rất trừu tượng và khó hiểu. Trong phần giảng luận, chúng tôi đã chia nhỏ nguyên văn của bài viết thành nhiều đoạn để chen vào đó phần giảng luận của chúng tôi. Tuy nhiên, sau này các bạn nên copy và dán lại các đoạn đó lại thành một bài liên tục để có cái nhìn tổng thể về đề tài.

Phần định nghĩa Sutratma và Antahkarana của đức DK cũng thay đổi theo thời gian, từ định nghĩa ban đầu trong quyển Education in the New Age và sau này Ngài càng mở rộng ra nữa. Trong bài thứ tư này, chúng tôi tạm ngừng phần giảng luận các trang tiếp theo của quyển “Các Cung Và Điểm đạo” (The Rays and the Initiations) để tổng kết sơ lược về Sutratma và Antahkarana theo giáo lý Thông Thiên Học và theo đức DK.

1. Sinh Mệnh Tuyến (Sutratma) và Thức Tuyến (Thread of Consciouness) theo Thông Thiên Học

Bà H.P. Blavatsky nói rất vắn tắt về Sutratma. Trong quyển Thuật Ngữ Thần Triết (Theosophical Glossary), bà giải thích Sutratma như sau:

Pranatman, tương tự như Sutratma, là sợi dây mầm giống vĩnh cửu, mà trên đó những kiếp sống của phàm ngã của Chân ngã được xâu trên đó giống như những hạt chuỗi .

Pranâtman (Sk.). The same as Sutrâtmâ, the eternal germ-thread on which are strung, like beads, the personal lives of the EGO.

Sutratma, theo nghĩa đen là “sợi dây của tinh thần”; là Chân ngã bất tử, giáng trần trong con người hết kiếp này qua kiếp khác, xâu trên đó vô vàn Phàm ngã giống như những hạt chuỗi trên một sợi dây.

Sûtrâtman (Sk.). Lit., “the thread of spirit”; the immortal Ego, the Individuality which incarnates in men one life after the other, and upon which are strung, like beads on a string, his countless Personalities.

From <http://theosophy.org/Blavatsky/Theosophical%20Glossary/Thegloss.htm#s>

Giải thích của bà Blavatsky rất vắn tắt và khó hiểu. Tuy nhiên, từ giải thích của Bà ta cũng rút ra được hai ý: Sutratma là vĩnh cửu và xuất phát từ Tinh thần (Monad), xuyên qua Chân ngã và “các kiếp sống của phàm ngã” giống như những hạt chuỗi xâu trên đó.

Trong quyển Study in Consciousness, Bà Annie Besant giải thích rõ hơn rất nhiều về Sutratma này, có lẽ nhờ bà và Ông C.W. Leadbeater có một thể trí cung 5:

Chúng ta đã thấy rằng Chân Thần do Thượng Đế Ngôi Một sinh ra và ngự trên cõi Đại Niết Bàn, tức cõi thứ nhì, trong biết bao thiên kỷ. Chúng ta cũng đã thấy rằng, với sự trợ giúp của các vị thừa hành khác nhau, Chân Thần chiếm hữu được ba nguyên tử thường tồn, dưới danh xưng là Jivatmas, đại diện cho Chân Thần trên các cõi thứ ba, thứ tư và thứ năm, và cũng các nguyên tử thường tồn tạo thành tam hạ thể trên cõi thứ năm, thứ sáu và thứ bảy.

Tất cả mọi liên lạc của Chân Thần với các cõi nằm dưới cõi Chân Thần đều đi xuyên qua Sutratma, tức sinh mệnh tuyến (life-thread), nơi mà các nguyên tử thường tồn được xâu vào đó. Sinh mệnh tuyến đó—được làm bằng chất liệu của cõi thứ nhìđi từ nguyên tử thường tồn cõi Niết Bàn đến nguyên tử thường tồn cõi Bồ Đề, từ nguyên tử thường tồn cõi Bồ Đề đến nguyên tử thường tồn cõi thượng trí và từ cõi thượng trí tái nhập vào cõi Niết Bàn, như thế tạo thành “Tam Giác Ánh Sáng” (“Triangle of Light”) trên các cõi cao. Chúng ta cũng đã thấy thêm rằng từ một cạnh của Tam giác này trên cõi Bồ Đề phát ra một sợi chỉ tức Sutratma của các cõi thấp, mà trên đó tam hạ thể treo vào.

We have seen that the Monads derive their being from the First Logos, and dwell on the anupadaka, the second, plane during the ages over which we have glanced. We have also seen that they appropriated to themselves with the help of different agents the three permanent atoms that represent them as Jivatmas on the third, fourth, and fifth planes, and also those which form the lower triad on the fifth, sixth, and seventh. All the communication of the Monad with the planes below his own has been through the Sutratma, the life-thread, on which the atoms are strung, that life-thread of second plane matterpassing from the atmic atom to the buddhic, from the buddhic to the manasic, and from the manasic re-entering the atmic, thus making the “Triangle of Light” on the higher planes. We have seen further [171] that from the line of this Triangle on the buddhic plane comes forth a thread, the Sutratma of the lower planes, on which the lower triad is strung.

Giờ đây sự thông thương thể hiện bởi sợi dây tinh anh này trở nên đầy đủ hơn so với ban đầu, và dường như thể nó nới rộng ra thêm. Đây chỉ là một cách mô tả vụng về sự kiện Tia Sáng từ Chân Thần toả chiếu và nở ra khoác lấy hình dạng của một cái phễu (funnel): “Sợi dây giữa Đấng Trông Nom Thầm Lặng (Silent Watcher) với cái bóng của mình trở nên mạnh mẽ và rực rỡ hơn” (GLBN 1, 285). Dòng chảy xuống của Sự Sống Chân Thần được kèm theo bởi dòng chảy tăng thêm nhiều giữa các nguyên tử thường tồn cõi Bồ Đề với cõi Trí, và nguyên tử thường tồn cõi trí dường như thức tỉnh, phát ra các rung động theo mọi hướng.

The time has now come for a fuller communication than is represented by this delicate thread in its original form, and it, as it were, widens out. This is but a clumsy way of picturing the fact that the Ray from the Monad glows and increases, assuming more the form of a funnel: “The thread between the Silent Watcher and his shadow becomes stronger an radiant”. This downflow of monadic life is accompanied by much increased flow between the buddhic and manasic permanent atoms, and the latter seems to awaken, sending out thrills in every direction.

Các nguyên tử và phân tử khác của cõi trí tụ tập lại chung quanh nó, và một trốt xoáy được nhìn thấy trên ba cõi phụ cao của cõi trí. Một chuyển động xoáy tương tự được nhìn thấy trong cái khối mờ đục đang bao quanh nguyên tử thường tồn hạ trí gắn liền bên dưới, được bọc trong lớp còn lại của Hồn-Khóm, như đã mô tả ở trước. Lớp này bị xé tan và bị cuốn hút vào vùng xoáy nói trên, nơi đó nó bị tan rã và linh hồn thể được tạo thành, tức một cái bọc mỏng thanh nhẹ, khi xoáy nước hạ chậm lại. Dòng chảy xuống này của Sự Sống (đưa tới việc tạo thành linh hồn thể) được gọi là Luồng Sóng Sinh Hoạt Thứ Ba và được quy vào Thượng Đế Ngôi Một, vì lẽ các Chân Thần đều xuất phát từ Ngôi Một và tiêu biểu cho sự sống Tam Vị Nhất Thể (triune life) của Thượng Đế.

Khi linh hồn thể được tạo ra, thì Tam Thượng Thể Tinh Thần có được một hiện thể trường tồn (permanent vehicle) để tiến hóa xa hơn, và khi Tâm Thức trở nên có thể hoạt động một cách thoải mái (freely) trong hiện thể này thì Tam Thượng Thể sẽ có thể kiểm soát và điều khiển sự tiến hóa của các thể thấp một cách có hiệu quả hơn là từ trước đến giờ.

Other manasic atoms and molecules gather round it, and a whirling vortex is seen on the three upper sub-planes of the mental plane. A similar whirling motion is seen in the cloudy mass surrounding the attached mental unit below, enveloped in the remaining layer of the Group-Soul, as already described. The layer is torn [172] asunder, and caught up into the vortex above, where it is disintegrated, and the causal body is formed, a delicate filmy envelope, as the whirlpool subsides. This downflow of life, resulting in the formation of the causal body, is called the Third Life-Wave, and is properly ascribed to the First Logos, since the Monads came forth from Him and represent His triune life.

The causal body once formed, the spiritual Triad has a permanent vehicle for further evolution, and when Consciousness becomes able to function freely in this vehicle, the Triad will be able to control and direct, far more effectively than ever before, the evolution of the lower vehicles.

Nhưng ta nên dừng lại một lúc để bàn về bản chất và chức năng của nguyên tử trường tồn gồm ba đơn vị, tức bộ ba, vốn là phản chiếu trên các cõi thấp của các Tam nguyên tinh thần trên các cõi cao, mỗi bộ ba thấp đều gắn kết với một Tam nguyên tinh thần, tức một Jivatma. Mỗi bộ ba thấp bao gồm một nguyên tử cõi trần, một nguyên tử trung giới, một nguyên tử cảnh thứ tư của cõi trí gắn kết trường tồn với Tam nguyên tinh thần bằng một tuyến bằng vật chất cõi bồ đề. Tuyến này đôi khi được gọi là Sutratma, tức Tự ngã dưới dạng Tuyến, bởi vì các nguyên tử trường tồn được xỏ xuyên trên đó giống như “các hạt chuỗi được xỏ xuyên qua tràng hạt” . Ta lại cần phải nhờ một sơ đồ để biểu diễn mối liên hệ này:

But it will be well to pause for a while on the nature and the function of these permanent atoms, the tri-units, or triads, which are as a reflexion on the lower planes of the spiritual Triads on the higher, and each of which is attached to [89] a spiritual Triad, its Jivatma. Each triad consists of a physical atom, an astral atom, and a mental unit, permanently attached by a thread of buddhic matter to a spiritual Triad. That thread has sometimes been called the Sutratma, the Thread-Self, because the permanent particles are threaded on it as “beads on a string”.[39]

We may again resort to a diagram, showing the relation.

Từ những giải thích của bà Annie Besant, ta có thể tóm lược những điểm chính sau đây:

1. Sutrama hay Sinh Mệnh Tuyến xuất phát từ Chân thần, làm bằng chất liệu của cõi Chân thần (cõi thứ 2 từ trên xuống).

2. Sutrama gắn kết (hay bao trùm) các nguyên tử thường tồn Atma, Bồ đề, và Trí Tuệ của Tam nguyên tinh thần.

3. Sutratma nối dài và đi xuống các cõi thấp và gắn vào nó các hạt nguyên tử thường tồn hạ trí, cảm dục và hồng trần. Phần nối dài này bằng chất liệu cõi Bồ đề.

4. Sutrama là vĩnh cửu, và các kiếp sống của phàm ngã được “kết dính trên sợi dây sự sống Sutratma giống như những hạt chuỗi”. Do đó bà Blavatsky đồng hóa Sutratma với Chân Ngã luân hồi.

Với những hiểu biết cơ bản từ giải thích của bà Annie Besant, ta có thể quay trở lại phẩn giáo lý của đức DK trong quyển Education in the New Age:

2. Sinh Mệnh Tuyến và Thức Tuyến trong Education In the New Age

Sutratma là dòng sống trực tiếp, không hề gián đoạn và không thay đổi, mà về mặt biểu tượng có thể xem như một dòng năng lượng sinh động và trực tiếp lưu chuyển từ trung tâm ra ngoại vi, từ nguồn cội đến sự phát biểu bên ngoài hay là ngoại hình hiện tượng. Đó chính là sự sống. Sự sống này tạo nên tiến trình cá biệt và sự khai mở tiến hóa của mọi hình thể. Vì thế, nó chính là con đường của sự sống, từ Chân thần thấu đến phàm nhân thông qua linh hồn. Đó chính là tuyến linh hồn, có tính duy nhất và bất khả phân. Tuyến này truyền chuyển năng lượng sống và cuối cùng trụ vào trung tâm của quả tim mỗi người, cũng như trụ vào một tụ điểm trung tâm trong mọi hình thể biểu hiện thiêng liêng. Không có gì khác hơn là sự sống, và không có gì tồn tại ngoài sự sống.

The sutratma is the direct stream of life, unbroken and immutable, which can be regarded symbolically as a direct stream of living energy flowing from the centre to the periphery, [Page 27] and from the source to the outer expression or the phenomenal appearance. It is the life. It produces the individual process and the evolutionary unfoldment of all forms. It is, therefore, the path of life, which reaches from the monad to the personality, via the soul. This is the thread soul and it is one and indivisible. It conveys the energy of life and finds its final anchor in the centre of the human heart and at some central focal point in all forms of divine expression. Naught is and naught remains but life.

1. Sutrama xuất phát từ Chân thần, đi qua linh hồn đến phàm ngã, nên nó còn được gọi là tuyến linh hồn (thread soul). Về một mặt nào đó, nó có thể xem như xuất phát từ linh hồn.

2. Mọi sinh linh đều có Sutratma của mình, và Sutratma trụ vào một điểm trung tâm của sinh linh đó. Đối với con người thì Sutratma trụ vào trung tâm của quả tim (centre of the human heart).

Thức tuyến (antahkarana) là kết quả hợp nhất của sự sống và chất liệu, hay là của các năng lượng cơ bản vốn cấu thành sự phân hóa đầu tiên trong thời gian và không gian. Sự phân hóa này mang lại một yếu tố khác, chỉ xuất lộ thành yếu tố biểu hiện thiêng liêng thứ ba, khi hai yếu tố cơ bản nói trên đã hợp nhất. Tuyến này được dệt nên do sự xuất hiện của sự sống trong hình thể ở cõi trần. Cũng có thể nói theo lối biểu tượng là sutratma hoạt động từ trên xuống dưới, và là sự tuôn đổ của sự sống vào cuộc biểu hiện ở ngoại giới. Antahkarana được đan dệt, phát triển và tạo nên do kết quả của cuộc sáng tạo đầu tiên này, và tác động từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, từ ngoại giới hiện tượng vào nội giới của thực tại và ý nghĩa.

3. Tuyến Tâm thức hay Thức Tuyến (Thread of Consciousness) xuất hiện sau khi Chân thần bắt đầu tiến hóa. Đức DK dùng từ “dệt” nên sợi dây (tuyến) để chỉ tác động của con người trên cõi trần lên sự xuất hiện của Antahkarana. Ta chú ý, Ngài nói Sutratma hoạt động từ trên xuống dưới, nghĩa là đi từ Chân thần đến linh hồn và phàm ngã, hoặc từ trong ra ngoài; còn Antahkarana thì ngược lại, từ ngoài vào trong, từ dưới lên cao, đó là Con Đường trở về.

The consciousness thread (antahkarana) is the result of the union of life and substance or of the basic energies which constitute the first differentiation in time and space; this produces something different, which only emerges as a third divine manifestation, after the union of the basic dualities has taken place. It is the thread which is woven as a result of the appearance of life in form upon the physical plane. Speaking again symbolically, it might be said that the sutratma works from above downward and is the precipitation of life into the outer manifestation. The antahkarana is woven, evolved, and created as the result of this primary creation, and works from below upwards, from the without to the within, from the world of exoteric phenomena into the world of subjective realities and of meaning. [ENA 26-27]

“Con đường Phản bổn Hoàn nguyên” này là phương tiện để nhân loại rút khỏi sự bám chấp vào ngoại giới, và bắt đầu nhận biết và ghi nhận những hiểu biết tỉnh thức nội tại về những gì không thuộc về hiện tượng. Qua diễn trình tiến hóa, con đường này đã phát triển đến mức giúp một số người trong nhân loại có thể theo đó mà tiến từ tâm thức ở cấp hồng trần đến cấp tình cảm, và từ cấp tình cảm đến cấp trí tuệ. Nhiều ngàn người đã hoàn tất được phần việc vừa kể, và điều cần thiết hiện nay là làm thế nào để sử dụng trí năng một cách dễ dàng và đúng đắn. Tuyến năng lượng này lúc đầu mang sắc thái của đáp ứng cảm tính hữu thức, về sau lại nhuốm màu ý thức phân biện của trí tuệ, tạo nên sự tích hợp nội tại, và rốt cuộc giúp người ta trở thành một sinh vật biết suy nghĩ một cách hiệu quả. Đầu tiên, tuyến này được dùng hoàn toàn cho những mối quan tâm thấp kém và vị kỷ. Theo thời gian, nó ngày càng mạnh mẽ và nhiều năng lực hơn, cho đến khi trở thành một tuyến bền bỉ, trong sáng và xác định. Nó vươn lên từ cuộc sống ngoại giới hồng trần, tức là từ một điểm bên trong não bộ thẳng suốt đến các nội thể. Tuy nhiên, tuyến này không đồng hóa với các thể mà với tâm thức trong mỗi người. Nhờ tuyến này, người ta ý thức được nhiều dạng sinh hoạt tình cảm của mình (xin lưu ý câu này), và biết được thế giới của tư tưởng. Họ học cách suy nghĩ và bắt đầu hoạt động một cách tỉnh thức trên cõi trí, trong đó những nhà tư tưởng của nhân loại – với số lượng gia tăng liên tục – đang sống, vận chuyển và hiện tồn. Họ ngày càng học cách tiến bước trên con đường này của tâm thức, và do đó không còn đồng hóa với ngoại hình mang thú tính, và biết tự đồng nhất với các phẩm tính và thuộc tính ở nội tâm. Trước hết họ sống trong sinh hoạt mơ mộng, và sau đó là sinh hoạt tư tưởng. Rồi sẽ đến lúc phương diện thấp này của antahkarana hoàn tất, và hoàn thành sự hợp nhất đầu tiên trọng đại và hữu thức. Bấy giờ người ấy là một phàm nhân tích hợp, tỉnh thức và sống động. Tuyến liên tục giữa ba hạ thể được thiết lập và có thể sử dụng. Có thể nói một cách hình tượng là tuyến này vươn lên từ luân xa đầu đến thể trí, mà chính thể trí lại là một trung tâm năng lượng trong thế giới tư tưởng. Đồng thời antahkarana được đan kết với tuyến sinh mệnh, hay là sutratma, đến từ luân xa tim. Giờ đây mục tiêu của cuộc tiến hóa trong hình thể đã tương đối hoàn tất.

4. Ngài mô tả các giai đoạn khác nhau của Tuyến Sáng Tạo: đầu tiên là sự hợp nhất hay tích hợp của hai thể thấp nhất là hồng trần đậm đặc và dĩ thái, kế đến của thể hồng trần và cảm dục, và tiếp nữa là sự hợp nhất của cả hai thể đó với hạ trí, con người trở thành phàm ngã tích hợp. Đến giai đoạn này thì tuyến sáng tạo tam phân đã hoàn tất. Trong tất cả các giai đoạn này Tuyến Sáng Tạo được “dệt” một cách vô ý thức. Tuyến Sáng Tạo tam phân này có thể gọi phương diện hay khía cạnh thấp của Antahkarana.

This “Path of Return,” by means of which the race is withdrawn from outer emphasis and begins to recognise and register those inner conscious knowledges of that which is not phenomenal, has already (through the evolutionary process) reached a point of development wherein some human beings can follow along this path from the physical consciousness to the emotional, and from the emotional to the mental. That part of the work is already accomplished in many thousands of cases and what is now required is facility and right use of this power. This thread of energy, coloured by conscious sentient response, is later [Page 28] coloured by the discriminating consciousness of the mind, and this produces that inner integration which makes man eventually an efficient thinking being. At first, this thread is used purely for lower selfish interests; it steadily gets stronger and more potent as time goes on, until it is a definite, clear, strong thread reaching from the outer physical life, from a point within the brain, straight through to the inner mechanism. This thread, however, is not identified with the mechanism, but with the consciousness in man. Through the means of this thread a man becomes aware of his emotional life in its many forms (note this phraseology), and through it he becomes aware of the world of thought; he learns to think and begins to function consciously on the mental plane, in which the thinkers of the race—a steadily increasing number—live and move and have their being. Increasingly he learns to tread this path of consciousness, and thereby ceases to be identified with the animal outer form and learns to identify himself with the inner qualities and attributes. He lives first the life of dreams, and then the life of thought. Then the time comes when this lower aspect of the antahkarana is completed, and the first great conscious unity is consummated. The man is an integrated, conscious, living personality. The thread of continuity between the three lower aspects of the man is established and can be used. It stretches, if such a term can be used (my intent being entirely pictorial), from the centre of the head to the mind, which is in its turn a centre of energy in the world of thought. At the same time, this antahkarana is interwoven with the thread of life or the sutratma which emerges from the heart centre. The objective of evolution in form is now relatively complete. [ENA 27-28]

Khi đã đạt đến giai đoạn này, sự cảm nhận bén nhạy thế giới chung quanh vẫn tiếp tục. Con người dệt nên tuyến này giống như chú nhện giăng tơ vô cùng kỳ diệu. Y vươn ra xa hơn vào môi trường khả dĩ đạt được, rồi khám phá ra một khía cạnh của chính mình mà trong những giai đoạn đầu phát triển y ít khi mơ tưởng đến. Y tìm thấy linh hồn và sau đó vượt qua ảo tưởng nhị nguyên. Đây là một giai đoạn cần thiết nhưng không vĩnh viễn. Giai đoạn vừa kể là đặc trưng của người chí nguyện trong chu kỳ này của thế giới, tức là manvantara hay là giai kỳ thế giới hiện nay. Y cố gắng hòa hợp với linh hồn, đồng nhất chính mình, là phàm nhân hữu thức, với linh hồn đang ảnh hưởng. Nói một cách kỹ thuật thì việc thực sự kiến tạo antahkarana phải được bắt đầu vào chính thời điểm này. Đây là cầu nối giữa phàm nhân và linh hồn.

5. Đoạn trên mô tả giai đoạn tiếp theo của sự tích hợp: con người vươn tới sự tích hợp (integration) với linh hồn của mình. Chúng ta chú ý thuật ngữ Ngài dùng: sự cảm nhận nhạy bén (sensitibe feeling-out into the environment). Thông qua Antahkarana con người cảm nhận nhạy bén vào môi trường xung quanh: bắt đầu từ bản thân, từ thể xác đến dĩ thái, đến thể cảm dục, thể hạ trí, đến linh hồn, và cuối cùng là Tam nguyên tinh thần.

6. Khi đến giai đoạn này—giai đoạn tích hợp với linh hồn—thì con người bắt đầu quá trình kiến tạo một cách có ý thức Antahkarana thông qua kỹ thuật mà Thánh đoàn truyền dạy cho đệ tử.

When this stage has been reached, the sensitive feeling-out into the environing universe still continues. Man weaves a thread which is like the thread the spider weaves so amazingly. He reaches out still further into his possible [Page 29] environment and then discovers an aspect of himself of which he had little dreamt in the early stages of his development. He discovers the soul and then passes through the illusion of duality. This is a necessary but not a permanent stage. It is one which characterises the aspirant of this world cycle, perhaps I should say this manvantara or world period. He seeks to merge himself with the soul, to identify himself, the conscious personality, with that overshadowing soul. It is at this point, technically speaking, that the true building of the antahkarana must be begun. It is the bridge between the personality and the soul.

7. Khoa học về Antahkarana dạy những chân lý căn bản sau đây về các tuyến năng lượng có thể liệt kê một số như sau:

a. Sinh Mệnh Tuyến xuất phát trực tiếp từ chơn thần hay Dấng Duy Nhất. Tuyến này an trụ trong tim trong suốt cuộc sống. Tim là trú xứ của Sự sống.

b. Tuyến tâm thức xuất phát trực tiếp từ linh hồn. Tuyến này an trụ trong đầu. Đây là trú xứ của tâm thức.

c. Tuyến hoạt động sáng tạo do con người khởi tạo . Khi đã cấu tạo tương xứng, nó an trụ tại cuống họng. Tuyến này là sự nối dài của hai tuyến căn bản trên.

Bản thân tuyến sáng tạo cũng tam phân. Con người tạo ra nó một cách chậm chạp theo thời gian. Khi y đã thực sự sống động từ quan điểm ý thức trí tuệ và ham muốn tự thể hiện mình đầy đủ, tiến trình tạo lập được tăng tốc. Ba tuyến nhỏ tự tạo này tạo thành tuyến thứ ba của đường antahkarana, cuối cùng sẽ nối dài từ:

1. Từ xác thân đến thể dĩ thái, đi từ tim đến lá lách, và từ đó đến thể dĩ thái, kết hợp với mãnh lực từ các cánh hoa ý chí của chân ngã.

2. Từ thể dĩ thái đến thể cảm xúc. Chỉ này đi qua luân xa tùng thái dương đến tim và từ đó đến thể cảm xúc, tích hợp năng lượng của sợ chỉ trên với mãnh lực của cánh hoa tình thương.

3. Từ thể cảm xúc đến thể trí. Tuyến này đi qua từ luân xa ajna đền luân xa đỉnh đầu và từ đó đến thể trí, tích hợp năng lượng của hai tuyến đã đề cập ở trên với mãnh lực từ cánh hao tri thức.

Mặc dù sau rốt thì các năng lượng quyện lẫn vào thành một tuyến, thế nhưng chúng vẫn phân biệt nhau. Cũng cần nhớ rằng thể linh hồn được tạo thành từ ánh sáng trắng, trong khi thể dĩ thái tạo ra từ ánh sáng vàng kim.

Do đó Khoa học về đường Antahkarana sẽ đề cập đến toàn bộ hệ thống năng lượng đến, các tiến trình sử dụng, chuyển hoá, và hoà hợp. Nó cũng sẽ đề cập đến các năng lượng đi ra, mối quan hệ của chúng đối với môi trường, và là căn bản của khoa học về các luân xa. Các năng lượng đến và đi cuối cùng tạo thành hai trạm năng lượng lớn, một cái được đặc trưng bởi quyền năng, một cái bằng tình thương, và tất cả hướng về sự giác ngộ của cá nhân và của nhân loại như một tổng thể bao gồm các cá nhân, thông qua Thánh đoàn bao gồm những cá nhân. Về cơ bản đây là Khoa học về Con đường.

Do đó đường Antahkarana là tuyến của tâm thức, trí tuệ, và là tác nhân đáp ứng trong mọi phản ứng hữu thức. Điểm quan trọng đáng chú ý cần nhớ là tuyến tâm thức này do linh hồn chứ không phải chơn thần tạo ra. Linh hồn Thế giới (World Soul) nhả những sợi tơ của tâm thức hữu thức vào tất cả hình thể, tất cả tế bào, tất cả nguyên tử. Linh hồn của con người, đấng Thái dương thiên thần, lập lại tiến trình đó với hình bóng và phản ảnh của mình là Phàm Ngã. Đây là một phần việc của công việc sáng tạo của linh hồn. Nhưng đến phiên mình, con người cũng trở nên sáng tạo theo ý nghĩa trí tuệ và lập lại tiến trình trên, bởi vì trong mọi phương diện tiểu vũ trụđều giống với đại vũ trụ. Do đó, thông qua tuyến sự sống linh hồn tạo ra Phàm Ngã để qua đó nó hoạt động. Rồi qua việc kiến tạo đường antahkarana, đầu tiên linh hồn phát triển ý thức (sentiencey) trên cảnh giới hồng trần, và sau đó nối liền khoảng cách giữa ba khía cạnh của trí tuệ thông qua tham thiền và phụng sự. Như thế nó hoàn tất việc tạo ra con đường trở lại đến Trung Tâm, song song với con đường ra đi.

Leave Comment