Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 2

RAY II

The Ray of Love-Wisdom

CUNG 2
Cung của Bác ái – Minh triết


Some Strengths Characteristic of Those upon the Second Ray

Loving wisdom
Magnetic, attractive love
Power to understand through love
Empathy, sympathy and compassion
Exquisite sensitivity
Receptivity and impressionability
Love of pure truth
Intuitive love
Clear perception and intelligence
Inclusiveness and aspiration for a completed point of view
Power to teach and illumine
Patience
Tact
Serenity
Faithfulness
Tolerance
Power to salvage and redeem
Power to heal through love

Một số điểm mạnh của người Cung Hai

  • Minh triết bác ái
  • Tình thương thu hút, từ tính
  • Khả năng thấu hiểu thông qua tình thương
  • Đồng cảm, cảm thông và từ bi
  • Nhạy cảm tinh tế
  • Tiếp thu và dễ xúc cảm
  • Yêu mến sự thật thuần khiết
  • Tình thương trực giác
  • Nhận thức rõ ràng và thông minh
  • Sự bao gồm và khát vọng về một tầm nhìn hoàn thiện
  • Khả năng dạy dỗ và tỏa sáng
  • Kiên nhẫn
  • Khéo léo, lịch thiệp
  • Trầm tĩnh
  • Trung thành
  • Khả năng chịu đựng
  • Sức mạnh cứu chuộc
  • Sức mạnh chữa lành thông qua tình thương

Loving wisdom: Within the psyche of advanced second ray individuals, love and wisdom are virtually inseparable. Because they love, they become wise; because they are wise, they encounter all beings with love. There can be no true wisdom without love, and no love is perfectly expressed unless wisdom is its guide.

From one point of view, wisdom is knowing with heart, and love, a kind of intimate understanding based upon unconditional positivity towards all that is best in whom- ever or whatever is loved. These two words—love and wisdom—are two of the most profound in our language (or any language), and a great number of volumes have been written about them. Perhaps a few of the many definitions written by the Tibetan [45] Teacher will serve to orient our thought so that we may best appreciate how love and wisdom express through the energy system of the developed second ray individual:

Minh triết bác ái: Trong tâm lý của những người cung hai tiến bộ, bác ái và minh triết gần như không thể tách rời. Bởi vì họ yêu thương, nên họ trở nên minh triết; bởi vì họ minh triết nên họ tiếp nhận tất cả mọi vật với tình thương. Sẽ không có minh triết thật sự nào mà thiếu tình thương, và không tình thương nào được biểu lộ hoàn hảo trừ khi được minh triết dẫn dắt.

Từ một góc độ, minh triết là hiểu biết bằng trái tim và tình thương, một loại thấu hiểu sâu sắc dựa trên sự thiện cảm vô điều kiện với tất cả những điều tốt đẹp nhất ở bất kỳ người nào hay vật nào được yêu thương. Hai từ này—tình thương và minh triết—là hai trong số những từ ngữ sâu sắc nhất trong ngôn ngữ của chúng ta (hay bất kỳ một ngôn ngữ nào), và một lượng lớn sách vở đã được viết về chúng. Có lẽ một vài trong số rất nhiều các định nghĩa được viết bởi Chân sư Tây Tạng [45] sẽ giúp định hướng suy nghĩ của chúng ta để chúng ta có thể đánh giá được tốt nhất tình thương và minh triết biểu lộ thông qua hệ thống năng lượng của những người cung hai phát triển như thế nào:

[Love]…is that synthetic, inclusive grasp of the life and needs of all beings…It negates all that builds barriers, makes criticism, and produces separation. It sees no distinction, even when it appreciates need, and it produces in one who loves as a soul immediate identification with that which is loved. Glamour: A World Problem, p. 5.

Wisdom connotes skill in action as the result of developed love and the light of understanding; it is awareness of requirements, and ability to bring together into a fused relationship the need and that which will meet it. Esoteric Astrology, p. 494.

Wisdom is the science of the spirit, just as knowledge is the science of matter. Knowledge is separative and objective, whilst wisdom is synthetic and subjective. Knowledge divides; wisdom unites. Knowledge differentiates whilst wisdom blends. Initiation Human and Solar, p. 12.

[Tình thương]…là sự nắm bắt tổng hợp, bao gồm của sự sống và nhu cầu của tất cả chúng sinh…Nó xóa đi mọi thứ tạo rào cản, mọi điều gây chỉ trích hay phát sinh chia rẽ. Nó không thấy sự khác biệt, thậm chí ngay cả khi nó nhận thức được nhu cầu, và nó tạo ra trong người đó, người yêu thương như một linh hồn tự đồng hóa ngay lập tức với cái được yêu. Ảo cảm: Một vấn đề của thế giới, trang 5.

Minh triết bao hàm kỹ năng trong hành động như kết quả của tình thương phát triển và ánh sáng của hiểu biết; nó là sự nhận biết các yêu cầu, và khả năng mang lại mối quan hệ hòa trộn giữa nhu cầu với cái sẽ đáp ứng nó. Chiêm tinh học nội môn, trang 494.

Minh triết là khoa học của tinh thần, cũng giống như kiến thức là khoa học của vật chất. Kiến thức thì phân biệt và khách quan, trong khi minh triết thì tổng hợp và chủ quan. Kiến thức phân chia, minh triết hợp nhất. Kiến thức phân biệt trong khi minh triết hòa trộn. Điểm đạo trong Nhân loại và Thái Dương hệ, trang 12.

Love and wisdom are really two aspects of the same energy. They are found, potentially, in all human beings, and are certainly not limited to the second ray type, but it is this type which expresses them most naturally and spontaneously.

Wisdom carries a more mental emphasis; love carries a more sentient, feeling emphasis. Eventually it becomes possible to think with the heart and love with the mind. The persistent idea that love and wisdom are inherently united is expressed in the well-accepted thought that, in the balanced individual, the heart and head function with equal strength and are fused and blended.

The evolved second ray individual is profoundly and intimately in-touch with others. It is this subtle and pervasive intimacy of contact that is not found upon the other rays. It is this inseparable closeness which makes it so natural for second ray types to love others as if these others were themselves, and to understand others as if from the “inside-out,” thus contributing to wise ‘in-sight.

Tình thương và minh triết thực sự là hai khía cạnh của cùng một năng lượng. Chúng được tìm thấy, một cách tiềm năng, ở tất cả mọi người, và chắc chắn không giới hạn ở những người cung hai, nhưng phẩm tính này được thể hiện một cách bộc phát và tự nhiên nhất ở những người cung hai.

Minh triết có sự nhấn mạnh hơn về yếu tố trí tuệ; tình thương có sự nhấn mạnh hơn vào yếu tố cảm xúc. Cuối cùng nó mang đến khả năng suy nghĩ bằng trái tim yêu thương bằng trí óc. Ý tưởng dai dẳng về tình thương và minh triết vốn dĩ là hợp nhất được thể hiện trong tư tưởng được nhiều người chấp nhận rằng trong một con người cân bằng, trái tim và cái đầu hoạt động với sức mạnh ngang nhau và được hợp nhất và hòa quyện.

Người cung hai tiến hóa có liên hệ sâu sắc và mật thiết với những người khác. Đó là sự gần gũi tinh tế và lan tỏa của sự tiếp xúc không được tìm thấy ở những cung khác. Chính sự gần gũi không thể tách rời này khiến những người cung hai yêu thương người khác như thể những người này là chính mình, và hiểu người khác như thể từ “trong ra ngoài”, do đó góp phần tạo nên ‘nhận thức sâu sắc‘ khôn ngoan.

Magnetic, attractive love: The second ray functions magnetically and attractively. Of the three great Universal Laws—the Law of Synthesis, the Law of Attraction and the Law of Economy—the second ray is most closely related to the Law of Attraction. Advanced second ray individuals draw others towards themselves for encouragement, healing, restoration, redemption, etc.

The heart is a great magnet, and second ray types (especially, those along the love rather than the wisdom line) have the open heart filled with love. Their mode of operation is not inherently assertive, as is that of first ray individuals, but more gentle and attractive. Their magnetism and attractiveness are based upon the quality of harmlessness which [46] they so naturally express. As stated above, love “negates all that builds barriers, [and] makes criticism”—actions which are off- putting and separative. The factor of rebuff is rarely in evidence, as it is with those strongly influenced by first ray energy.

Tình thương thu hút, từ tính: Cung hai hoạt động một cách từ tính và hấp dẫn. Trong ba Định luật Vũ trụ vĩ đại — Luật Tổng hợp, Luật Hấp dẫn và Luật Kinh tế — thì cung hai có liên quan chặt chẽ nhất đến Luật Hấp dẫn. Người cung hai phát triển thu hút người khác về phía mình để khuyến khích, chữa lành, phục hồi, cứu chuộc, v.v.

Trái tim là một nam châm vĩ đại, và người cung hai (đặc biệt là những người nghiêng về khía cạnh tình thương hơn là minh triết) có trái tim rộng mở tràn ngập tình yêu thương. Phương thức hoạt động của họ vốn dĩ không quyết đoán như những người cung một, mà nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn. Từ tính và sức hấp dẫn của họ dựa trên phẩm tính vô tổn hại mà họ biểu hiện một cách tự nhiên. Như đã trình bày ở trên, tình yêu “phủ nhận tất cả những gì tạo nên rào cản, [và] gây ra sự chỉ trích”—những hành động gây khó chịu và chia rẽ. Sự phản đối hiếm khi thể hiện, vì chúng là đặc tính của người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi năng lượng cung một.

Power to understand through love: Love is not only the most attractive energy; it is, in certain respects, the most penetrating and revealing. A brief definition of understanding will help us proceed:

“Understanding.” This must be appreciated in its literal sense as that which “stands under” the totality of form. It connotes the power of recession or the capacity to withdraw from one’s agelong identification with form life. Glam- our: A World Problem, p. 4.

Wisdom concerns the one Self, knowledge deals with the not-self, whilst the understanding is the point of view of the Ego, or Thinker, or his relation between them. Initiation Human and Solar, p. 12.

Sức mạnh thấu hiểu thông qua yêu thương: Tình thương không chỉ là năng lượng thu hút, mà ở mức độ nhất định, nó lại thâm nhập và phơi bày nhất. Một định nghĩa ngắn về sự thấu hiểu sẽ giúp chúng ta đi tiếp:

“Thấu biết.” Điều này phải được đánh giá đúng theo nghĩa đen của nó như cái “đứng sau” tổng thể của hình tướng. Nó bao hàm sức mạnh của sự rút vào trong hoặc khả năng rút lui khỏi sự đồng hóa lâu dài với sự sống hình tướng. Ảo cảm: Một vấn đề của thế giới, trang 4.

Minh triết liên quan đến Chân ngã duy nhất, kiến thức liên quan đến cái phi ngã, trong khi sự thấu hiểu là quan điểm của Chân Ngã, hay Người suy tưởng hoặc mối quan hệ giữa chúng. Điểm đạo trong Nhân loại và Thái Dương hệ tr. 12.

Understanding, colloquially and psychologically, “gets to the bottom of things.” It is not deluded by surface conditions, by that which is apparent. Understanding gets to the “heart of the matter”; so does love. Without love there is no real penetration, no real psychospiritual intimacy. Normally, turbulent conditions within the lower three energy fields—the mental, emotional and etheric-physical fields—will cloud and delude the perception. We call this obscureness by the names illusion (mental obscureness), glamor (emotional obscureness) and maya (etheric-physical obscureness).

Sự thấu hiểu, theo cách thông thường và theo tâm lý học, là sự “đi đến tận cùng của mọi thứ.” Nó không bị lừa dối bởi những điều kiện bề mặt hay bởi những cái hiển lộ rõ ràng. Sự thấu hiểu đi vào “trung tâm của vấn đề”; tình thương cũng vậy. Không có tình thương thì không có sự thâm nhập thực sự, không có sự gần gũi tâm lý thực sự. Thông thường, các điều kiện hỗn loạn trong ba trường năng lượng thấp hơn — thể trí, cảm dục và dĩ thái-vật lý — sẽ làm mờ và dối lừa nhận thức. Chúng ta gọi sự mờ mịt này bằng những cái tên ảo tưởng (màn che hay sự nhầm lẫn do thể trí), ảo cảm (màn che hay sự nhầm lẫn do cảm xúc) và maya (màn che hay sự nhầm lẫn do thể vật lý-dĩ thái).

When the mind, alone, is used as the instrument of penetration, or, equally, when feelings are used, there is always confusion and incomplete understanding; penetration is superficial, and the soul or heart is not reached. Love alone dissolves all barriers and “sees with the eyes of the heart.” Love discerns what is essential (i.e., of the essence), what is core to the individual. Love is, perhaps, the keenest form of vision, and upon the understanding provided by love, the individual can succeed in adapting the activities of the personal self to that fragment of the Divine Design conveyed through the Transpersonal Self.

Khi thể trí được sử dụng riêng lẻ như công cụ thâm nhập, hoặc, tương tự, khi cảm xúc được sử dụng, luôn có sự nhầm lẫn và sự hiểu không đầy đủ; sự thâm nhập này hời hợt, và không đến được linh hồn và trái tim. Tình thương riêng nó sẽ xóa tan mọi rào cản và “nhìn bằng con mắt của trái tim”. Tình thương phân biệt điều gì là thiết yếu (tức là bản chất), điều gì là cốt lõi đối với cá nhân. Có lẽ, tình thương là hình thức nhạy bén nhất của tầm nhìn, và dựa trên sự thấu hiểu từ tình thương, cá nhân có thể thành công trong việc điều chỉnh các hoạt động của phàm ngã với mảnh ghép của Thiết kế Thiêng liêng truyền chuyển qua Siêu Ngã.

Enlightened second ray individuals make particularly good psychologists (especially of the therapeutic kind) because their love energy is so strong that they understand the soul of others, and what must be done to bring ‘soul design’ into outer expression. Loving understanding is radical understanding; it goes with surety to the root, revealing all that is hidden, but only in the gentlest way. More violent approaches are actually less penetrating, less radical and, ultimately, less successful.

Người cung hai đã giác ngộ có thể trở thành nhà tâm lý học giỏi (đặc biệt là kiểu tâm lý trị liệu) bởi vì năng lượng tình thương của họ mạnh mẽ đến mức họ hiểu được tâm hồn của người khác và cái cần phải làm để đưa ‘thiết kế linh hồn’ vào biểu hiện bên ngoài. Thấu hiểu yêu thương là thấu hiểu triệt để; nó đi cùng với sự chắc chắn đến tận gốc rễ, tiết lộ tất cả những gì được che giấu, nhưng chỉ theo cách nhẹ nhàng nhất. Các cách tiếp cận bạo lực hơn thực sự ít thâm nhập hơn, ít triệt để hơn và cuối cùng, ít thành công hơn.

Exquisite sensitivity: The second ray is the ‘softest’ of all the rays, just as the first ray is the ‘hardest.’ In advanced second ray types there is hardly an impression, however [47] subtle, that fails to register. This sensitivity is the cause of great suffering (as well as great ecstasy), for second ray individuals “agonize their way to the goal.”

Sự nhạy cảm tinh tế: Cung hai là cung ‘mềm nhất’ trong tất cả các cung, cũng như cung một là ‘cứng nhất.’ Trong các cá nhân cung hai tiến bộ, hầu như không có ấn tượng nào, dù [47] tinh tế đến đâu, mà không được ghi nhận. Sự nhạy cảm này cũng là nguyên nhân của sự đau khổ lớn lao (cũng như niềm hân hoan vĩ đại ), bởi những người cung hai luôn “đau đớn trên đường đến mục tiêu.”

Empathy, sympathy and compassion: Second ray skin is ‘thin’—for good or ill. With developed second ray individuals, the ability to feel as another feels, suffer another’s sufferings or rejoice with another’s joys is pronounced. The key to this ability is exquisite sensitivity. The second ray produces the true sensitive, the true psychic—as was the Christ. For evolved second ray individuals, there are no barriers, no walls; their auras are like instantly permeable membranes. They often fail to distinguish between themselves and others—something the first ray type (until quite highly evolved) has absolutely no trouble doing.

Đồng cảm, cảm thông và từ bi: Người cung hai là người da mặt ‘mỏng’ — đối với tốt hay xấu. Với những người cung hai phát triển, khả năng cảm nhận như người khác đang cảm nhận, đau đớn với nỗi đau của người khác hoặc vui mừng với niềm vui của người khác rất nổi trội. Chìa khóa của khả năng này là sự nhạy cảm tinh tế. Cung hai tạo ra sự nhạy cảm thực thụ, sự siêu linh thực thụ—giống như đức Christ. Đối với người cung hai tiến hóa, không có rào cản, không có bức tường nào; hàoquang của họ giống như những màng thấm tức thì. Họ thường không phân biệt được giữa họ và những người khác — những điều màđối với người cung một (trừ những người đã tiến hóa rất cao) thực sự không gặp khó khăn gì.

There is a statement by that consummate second ray Avatar, the Christ, which expresses the quintessence of the sensitive, empathic, compassionate response: “In as much as ye have done it unto the least of these, ye have done it unto me.” It is the second ray ability to transfer identity into all forms, to walk the proverbial mile in a brother’s moccasins, i.e., to be psychologically and spiritually within another, that accounts for the instantaneous, empathic resonance of which developed second ray individuals are capable.

Có một tuyên bố của đấng Hóa thân cung hai, Đấng Christ, thể hiện tinh hoa của sự phản ứng nhạy cảm, thấu cảm và từ bi: “Hễ các ngươi đã làm việc đó cho một trong những người hèn mọn nhất của những anh em này, ấy là đã làm cho ta vậy.” Đó là khả năng của cung hai, chuyển sự đồng hóa vào tất cả các hình tướng, để, theo cách ngôn, đi guốc trong bụng người khác, tức là, về mặt tâm lý và tinh thần thấu hiểu và đi vào ruột gan người khác, tạo nên sự cộng hưởng đồng cảm ngay lập tức mà những người cung hai phát triển có khả năng thực hiện.

Receptivity and impressionability: If the first ray is the spear, the second ray is the chalice—the chalice of receptivity. The attractive nature of the second ray renders its subjects extremely open and sensitive to impression. Just as first ray types are the great “senders,” so second ray individuals are the great “receivers.” There is a tremendous absorptive capacity (an omnidirectional receptivity) which can be as psychologically disturbing as it is spiritually beneficial; the lower reflection of the consummately sensitive higher psychic is the “psychic sponge.”

There is an archetypal duality between male and female which is exemplified by the contrast between first and second ray types; the first ray is the archetypal male potency, assertive and impressive; the second ray is the corresponding female potency, receptive and easily impressed (note, in this regard, the significance of “woman’s intuition”). There is a sensitive waiting and openness, characteristic of those upon the second ray, which renders them receptive ‘containers’ of spiritual energies. It is their task to ‘carry and bear,’ bringing spiritual impregnation to fruition.

Tiếp nhận và khả năng nhận ấn tượng: Nếu cung một là ngọn giáo, thì cung hai là chén thánh — chén thánh của sự tiếp nhận. Bản chất hấp dẫn của cung thứ hai khiến chủ thể của nó trở nên cực kỳ cởi mở và nhạy cảm với ấn tượng. Cũng như các loại người thuộc cung một là “người gửi” tuyệt vời, thì mỗi cá nhân thuộc cung thứ hai là “người nhận” tuyệt vời. Có khả năng hấp thụ cực lớn (khả năng tiếp nhận đa hướng) có thể gây xáo trộn về mặt tâm lý cũng như có lợi về mặt tinh thần; sự phản ảnh bậc thấp của khả năng nhay cảm thông linh bậc cao một cách hoàn hảo chính là “bọt biển tâm linh.”

Có một sự lưỡng tính nguyên mẫu giữa nam và nữ được minh chứng bằng sự tương phản giữa loại cung thứ nhất và thứ hai; cung một là sức mạnh nam tính nguyên mẫu , quyết đoán và gây ấn tượng; cung thứ hai là sức mạnh nữ tính với đặc trưng dễ đáp ứng, dễ tiếp thu và dễ bị ấn tượng (lưu ý, về mặt này, ý nghĩa của “trực giác của phụ nữ”). Ở những người đặc trưng cung hai luôn có một sự trông đợi nhạy cảm và sự cởi mở, đặt, khiến họ có thể là những vật chứa tiếp nhận năng lượng tâm linh. Nhiệm vụ của họ là ‘mang và gánh’, đưa việc thai nghén tinh thần thành hiện thực.

It should be added that many individuals on the other rays may cultivate considerable receptivity and sensitivity to impression; second ray sensitivity is most acute on the sentient (astral), soul and intuition (buddhic) levels of consciousness. Some of those upon the other rays may excel at receptivity and impressionability where pure “mental telepathy” is involved, though, even in this case, advanced second ray types make ideal “receivers.”

Cần nói thêm rằng nhiều người trên các cung khác cũng có thể trau dồi khả năng tiếp nhận và độ nhạy cảm đáng kể với ấn tượng; độ nhạy của người thuộc cung hai có tính sắc bén cao nhất ở cấp độ tri giác (thuộc tình cảm), linh hồn và trực giác (thuộc bồ đề) của tâm thức. Mặc dù trong số những người thuộc các cung khác có thể vượt trội về khả năng tiếp nhận và năng lực tiếp nhận ấn tượng qua liên hệ bằng “viễn cảm cõi trí tuệ” thuần khiết, kể cả trong trường hợp này, thì các cá nhân thuộc cung hai ở mức tiến hoá cao sẽ luôn là những “người làm công việc tiếp nhận” hoàn hảo nhất.

Love of pure truth: A theme to be constantly repeated throughout this book is the idea that no ray is an entirely homogenous entity—at least as a ray expresses upon Earth. Each of the rays (and especially the rays of aspect—rays one, two and three) have certain [48] subqualities, or types (to be elaborated immediately following this introductory section). The second Ray of Love-Wisdom is, perhaps, best known for its duality, and we have already discussed some features of this duality. The love of pure truth pertains rather more to those in whom the wisdom aspect of the second ray is emphasized.

Tình yêu chân lý thuần khiết: Một chủ đề được lặp đi lặp lại liên tục trong suốt cuốn sách này là ý tưởng rằng không có một cung nào là một thực thể hoàn toàn đồng nhất — ít nhất khi nó là một cung biểu lộ trên Trái đất. Mỗi cung (và đặc biệt là các cung trạng thái—cung một, hai và ba) luôn có [48] các thuộc tính nhất định (sẽ được trình bày chi tiết ngay sau phần giới thiệu này). Cung hai của Tình thương- Minh triết, có lẽ, được biết đến nhiều nhất vì tính hai mặt của nó, và chúng ta đã thảo luận một số đặc điểm của tính hai mặt này. Tình yêu đối với chân lý thuần khiết liên quan nhiều hơn ở những người mà khía cạnh minh triết của cung hai được nhấn mạnh.

Since it [wisdom] deals with the essence of things and not with the things themselves, it is the intuitive apprehension of truth apart from the reasoning faculty, and the innate perception that can distinguish between the false and the true, between the real and the unreal. Initiation Human and Solar, p. 11.

Those upon the second ray love truth—pure truth—more often than not, arrived at intuitively. The second ray has a direct connection with “buddhi”—“pure reason,”

Vì nó liên quan đến bản thể của sự vật chứ không phải với chính sự vật, nên nó là sự thấu hiểu chân lý bằng trực giác, độc lập với khả năng lý luận, và là nhận thức bẩm sinh có thể phân biệt đúng với sai, chân với giả. Điểm đạo trong nhân loại và Thái dương hệ, trang 11.

or direct intuitive perception. Truth is seen as it is, without the mediations of the reasoning mind, for pure reason is not reasoning, per se, but “straight knowledge”— to use a term from Agni Yoga. The second ray is, in one important way, connected with the concept of light and with vision. The plane of buddhi is the plane upon which clear sight truly begins. The great “Word of Power” for the second ray—“I see the greatest light”— shows its important connection with light and sight, and with the “All-seeing Eye.”

Những người ở cung hai yêu thích sự thật — chân lý thuần khiết — nên rất thường khi chân lý đến bằng trực giác. Cung thứ hai có mối liên hệ trực tiếp với “bồ đề”— “lý trí thuần túy” hay nhận thức trực quan trực tiếp. Chân lý được nhìn thấy như nó là, không có sự trung gian của trí lý luận, vì lý trí thuần túy không phải là lý luận, mà là “tri thức trực tiếp” —nói theo một thuật ngữ của Agni Yoga. Cung hai quan trọng theo một cách là được kết nối với khái niệm ánh sáng và tầm nhìn. Cõi bồ đề là cõi mà trên đó tầm nhìn rõ ràng thực sự bắt đầu. “Linh từ Quyền Năng” vĩ đại cho cung hai là—“Tôi nhìn thấy ánh sáng vĩ đại nhất” —cho thấy mối liên hệ quan trọng của nó với ánh sáng và tầm nhìn, và với “Con mắt toàn giác”.

The second ray might well be called the ‘Ray of meticulous entirety.’ The Tibetan calls it specifically: the “Ray of the Divine Pattern,” the “Ray of Detailed Knowledge,” and the “Ray of Detailed Unity” (see, Esoteric Psychology, Vol. II, p. 394). Individuals on this ray aspire to see the entire divine pattern directly, in meticulous detail, and within the field of unity. This is the vision of pure truth—at least as far as limited human beings can grasp.

Many advanced second ray individuals along the wisdom line are equipped with a keen and illumined intellect which stimulates (and sublimates into) a penetrating, all- embracing intuition. They will sacrifice everything to wrestle their way towards this comprehensive vision. They are “light bearers” and chalices of wisdom. As the Tibetan writes of ray two in Esoteric Psychology, Vol. I, p. 203:

Cung hai có thể được gọi là ‘Cung của sự toàn vẹn tỉ mỉ.’ Chân sư Tây Tạng gọi nó một cách cụ thể: “Cung của mẫu hình Thiêng liêng”, “Cung của Kiến thức Chi tiết” và “Cung của sự Hợp nhất Chi tiết” (xem Tâm lý học Nội Môn, Tập II, trang 394). Các cá nhân trên cung này mong muốn nhìn thấy toàn bộ khuôn mẫu thiêng một cách trực tiếp, đi vào chi tiết tỉ mỉ và trong lĩnh vực của sự hợp nhất. Đây là tầm nhìn về chân lý thuần túy — ít nhất là trong chừng mực hạn chế mà con người có thể hiểu được.

Nhiều nhân vật tiến hoá thuộc cung hai theo nhánh minh triết được trang bị trí tuệ nhạy bén và được soi sáng giúp kích thích (và thăng hoa thành) trực giác xuyên suốt, bao trùm tất cả. Họ sẽ hy sinh mọi thứ để giành lấy con đường hướng tới tầm nhìn toàn diện này. Họ là “những người mang ánh sáng” và là chén thánh của minh triết. Như chân sư Tây Tạng viết về cung hai trong Tâm lý học Nội Môn, tập I, p. 203:

This is called the ray of wisdom from its characteristic desire for pure knowledge and for absolute truth. The student on this ray is ever unsatisfied with his highest attainments; no matter how great his knowledge, his mind is still fixed on the unknown, the beyond, and on the heights as yet unscaled.

Cung này được gọi là cung minh triết do sự mong muốn đặc trưng của nó đối với tri thức thuần túy và đối với chân lý tuyệt đối. Đạo sinh trên cung này luôn luôn không hài lòng với các thành tựu cao nhất của mình; dù cho hiểu biết của y có cao đến đâu, trí của y vẫn chăm chăm vào cái chưa biết, cái xa hơn, và vào những đỉnh cao cho đến nay chưa ai leo lên.

Those on other rays may initially be better at the timely or practical application of the truth, but no ray is better at holding, containing or bearing the pure truth.

Intuitive love: While the fifth ray is called the “ray of intelligent love,” the second ray is known as the “ray of intuitive love” (Discipleship in the New Age, Vol. I, p. 542). Intuitive love is a very high form of love. It grasps the wholeness and the essence of whomever or whatever is loved. On all levels of functioning, second ray types are lovers, but they [49] distinguish themselves particularly by their ability to recognize others as souls, and to love them, primarily, as souls.

Second ray individuals easily resonate to the soul—the second aspect of divinity. They contact others at the level of soul, a level where people are love itself. Their intuition detects the best that can be found in another individual, and they attempt to evoke that best—to “lead [it] forth” (from the Latin, “educare”). The best that an individual essentially is, resides (for all practical purposes) on the level of soul—the level which only heart—inspired, intuitive love can fathom.

Những người thuộc các cung khác ban đầu có thể ứng dụng chân lý đúng lúc hoặc thực tế hơn, nhưng không cung nào tốt hơn cung hai trong việc nắm giữ, chứa đựng hoặc mang trong nó chân lý thuần túy.

Tình thương trực giác: Trong khi cung năm được gọi là “cung của tình thương thông minh“, cung hai này được gọi là “cung của tình thương trực giác” (Đường đạo trong kỷ nguyên mới, Vol. I, p. 542). Tình thương trực giác là một dạng tình thương rất cao. Nó nắm bắt toàn bộ và bản chất của bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì được yêu thích. Trên tất cả các cấp độ hoạt động, những người cung hai là những người luôn đem lòng yêu thương, nhưng họ [49] đặc biệt nổi bật bằng khả năng nhận ra người khác như là linh hồn, và chủ yếu yêu thương như những linh hồn với nhau.

Những người cung hai dễ dàng cộng hưởng với linh hồn — khía cạnh thứ hai của thiên tính. Họ tiếp xúc với người khác ở cấp độ linh hồn, cấp độ mà con người chính tình yêu. Trực giác của họ phát hiện ra điều tốt nhất có thể tìm thấy ở một cá nhân khác, và họ cố gắng gợi lên điều tốt nhất đó — để “dẫn dắt [nó] ra ngoài” (từ tiếng Latinh, “educationare”). Điều tốt nhất mà một cá nhân về cơ bản , nằm (cho tất cả các mục đích thực tế) ở cấp độ linh hồn—cấp độ mà chỉ trái tim—tình thương trực giác, được truyền cảm hứng, mới có thể hiểu được.

Clear perception and intelligence: Second ray individuals can wield the pure light of wisdom, thus clarifying many situations. They are endowed with an inherent calm and serenity which has a tranquilizing and clarifying effect upon psychophysical turbulence (their own and that of others). Such agitation is, after all, merely ‘surface noise.’ Second ray “sensitives” are determined to understand (i.e., “stand under”) such turbulence so they can see the nature of the essence, the soul, the true identity which sub-stands the personality. They become still, and the more still they become, the more sensitively they can register. They become so fixed upon identifying with others, that they get themselves (personally speaking) completely “out of the way” by quieting their nature so that it no longer obtrudes or interferes with their perceived oneness with others; they become completely and intuitively present to others. Thus, much that may have been obscure becomes clear, hidden things are revealed, and the light of the soul shines with a steady and illuminating radiance, clarifying all perceptions and the activities of the lower mind.

Nhận thức rõ ràng và thông minh: Người cung hai có thể sử dụng ánh sáng thuần khiết của minh triết, do đó làm sáng tỏ nhiều tình huống. Họ được ban tặng cho một sự bình tĩnh và thanh thản vốn có, có tác dụng làm yên tĩnh và làm sáng tỏ những rối loạn tâm sinh lý (của họ và của những người khác). Sự kích động như vậy suy cho cùng chỉ đơn thuần là ‘tiếng ồn bề mặt.’ “Tính nhạy cảm” của cung hai là để hiểu thấu (tức là “hiểu từ dưới gốc”) sự hỗn loạn đó để họ có thể nhìn thấy bản chất của bản thể, linh hồn, danh tính thực đứng sau phàm ngã. Họ trở nên tĩnh lặng, và càng tĩnh lặng, họ càng có thể ghi nhận một cách nhạy cảm hơn. Họ trở nên yên định khi đồng nhất với những người khác, đến mức họ khiến bản thân họ (ở cấp độ cá nhân họ) hoàn toàn “ra rìa”[1] bằng cách làm yên bản chất của họ để nó không còn che khuất hoặc can thiệp vào nhận thức nhất thể của họ với người khác; chúng trở nên hiện diện hoàn toàn và trực giác cho người khác. Do đó, nhiều điều có thể bị che khuất trở nên rõ ràng, những điều ẩn giấu được tiết lộ, và ánh sáng của linh hồn tỏa sáng với ánh hào quang ổn định và chiếu sáng, làm sáng tỏ mọi nhận thức và hoạt động của tâm trí thấp hơn.

Inclusiveness: Inclusiveness is one of the outstanding qualities of second ray individuals. There are two kinds of inclusiveness we should here consider. One kind pertains to those primarily upon the wisdom line; they desire, above all, a completed point of view. Such people attempt to include all aspects of life in their world view so that they can see with “meticulous entirety.” The other kind of inclusiveness pertains to what might be called ‘loving sentiency,’ and is more commonly found in those in whom the love aspect of the second ray is especially emphasized. Such people identify so closely with all sentient beings (and, especially, with human beings) that they become spiritually attached to all, and consider themselves inseparably related to all people. A fascinating passage (from Letters on Occult Meditation, pp. 15-16) detailing various ray methods of liberation describes second ray inclusiveness beautifully:

Tính bao gồm: Tính bao gồm là một trong những phẩm chất nổi bật của người cung hai. Ở đây có hai loại tính bao gồm mà chúng ta nên xem xét. Một loại liên quan đến những người chủ yếu đi trên con đường minh triết; họ mong muốn, trên tất cả, một quan điểm hoàn chỉnh. Những người như vậy cố gắng đưa tất cả các khía cạnh của cuộc sống vào thế giới quan của họ để họ có thể nhìn thấy một cách “toàn bộ tỉ mỉ”. Loại bao gồm khác liên quan đến cái có thể được gọi là ‘tình cảm yêu thương,’ và thường thấy ở những người mà khía cạnh tình thương của cung hai được đặc biệt nhấn mạnh. Những người như vậy hoà mình chặt chẽ với tất cả chúng sinh (và đặc biệt là với con người) đến nỗi họ trở nên gắn bó về mặt tinh thần với tất cả mọi người, và coi mình là người không thể tách rời với tất cả mọi người. Một đoạn văn hấp dẫn (trong Thư về tham thiền huyền môn, trang 15-16) trình bày chi tiết các phương tiện giải thoát đã mô tả tính chất bao gồm của cung hai một cách tuyệt vời:

When the egoic ray is the second or the Love-Wisdom Ray, the path of least resistance lies along the line of expansion, of a gradual inclusion. It is not so much a driving forward as it is a gradual expanding from an inner centre to include the entourage, the environment, the allied souls, and the affiliated groups of pupils under some one Master, until all are included in the consciousness. [50]

In many respects second ray individuals operate ‘spherically’ (which suggests the planet Jupiter, a key distributor of the second ray). They attract all and embrace all, until they have welded all together in consciousness and in heart.

Khi cung chân ngã là cung hai hoặc cung Bác Ái-Minh Triết, con đường của ít lực cản nhất nằm dọc theo đường mở rộng, bao gồm từng chút một. Nó không phải là động lực thúc đẩy rõ rệt do đường lối của nó là sự mở rộng dần dần từ trung tâm bên trong để bao gồm các trường lân cận, môi trường xung quanh, các linh hồn cùng chí hướng, và các nhóm học sinh liên kết dưới sự hướng dẫn của một Chân Sư nào đó, cho đến khi tất cả đều được bao gồm trong tâm thức . [50]

Trong nhiều khía cạnh, các cá thể cung hai hoạt động theo hình cầu (điều này gợi ý Sao Mộc, một nhà hành tinh truyền dẫn chính của cung hai). Họ thu hút tất cả và bao trùm tất cả, cho đến khi họ hàn gắn tất cả lại với nhau trong tâm thức và trái tim.

Power to Teach and Illumine: The first ray is the ray of the director; the third ray is the ray of the manipulator; and the second ray is the ray of the teacher. Though good teachers can be found on all the rays, and although every ray has its own particular approach to teaching, the second ray is, par excellence, the teaching ray. Consequently, those whose soul destiny it is to teach are found upon this ray.

Sức mạnh trong Giảng dạy và Soi sáng: Cung 1 là cung của người chỉ huy, cung ba là cung của người điều hành, và cung hai là cung của người giảng dạy. Mặc dù, những người giảng dạy tốt hiện diện ở tất cả các cung, và mặc dù tất cả các cung đều có cách tiếp cận riêng trong việc giảng dạy, cung hai vẫn là cung giảng dạy xuất sắc hơn cả. Do vậy, người ta tin rằng những người linh hồn có số mệnh giảng dạy đều thuộc cung này.

The second ray method of teaching is not just the imparting of facts. There are those upon other rays who could do this as well or better than second ray individuals. Second ray teaching is, rather, the gentle evocation of the soul pattern, and the nurturing of that pattern until it becomes in manifestation what it is in potential. Developed second ray people know intuitively how to relate to others as souls, and they see the essential identity which it is the intention of the soul to manifest. They do not wish to impose a pattern, but, rather, evoke it, draw it forth. They are teachers in the sense that they are educators; they draw their students forth into greater wisdom and understanding. Through the power of attractive, magnetic love, and through their well-developed ability to shine the light of the soul upon all psychologically confusing situations, they draw their students out of darkness into light, and, especially, into the students’ own light.

Phương pháp giảng dạy của cung hai không chỉ là truyền tải sự thật. Phương pháp này được mọi người thuộc tất cả các cung sử dụng, và nhiều người có thể làm tốt, thậm chí tốt hơn những người cung hai. Phương pháp giảng dạy của cung hai đúng hơn là sự nhẹ nhàng khơi gợi mô thức linh hồn, và nuôi dưỡng những mô thức đó cho đến khi biểu lộ những yếu tố còn đang ở dạng tiềm năng. Những linh hồn cung hai tiến hóa nhận biết một cách trực giác phương thức liên kết với những người khác như những linh hồn, và họ nhìn thấy bản sắc cốt yếu mà ý định của linh hồn biểu lộ. Họ không muốn áp đặt một mô thức, mà đúng hơn là khơi gợi, bày chúng ra. Họ là những người giảng dạy theo nghĩa là những nhà giáo dục, họ gợi lên cho những học viên của mình sự minh triết và hiểu biết lớn lao hơn. Thông qua sức mạnh của sự thu hút, tình thương từ tính, và thông qua năng lực phát triển cao của mình để tỏa chiếu ánh sáng của linh hồn lên tất cả những trạng thái tâm lý xáo trộn, họ lôi cuốn những học viên của mình ra khỏi bóng tối vào vùng ánh sáng, và đặc biệt, là trong ánh sáng linh hồn của chính những học viên.

It is interesting that the second ray soul is considered the most radiant of all souls—the most light-filled. The second ray is called “the ray of light-bearing influence.” The entire concept of the teacher is connected with light. A teacher is one who illumines others, one who throws light into dark places. It can readily be seen how highly evolved second ray individuals (through their sensitivity, empathy, patience, insight and illumining powers) are ideally suited to teach.

Có điều thú vị rằng linh hồn cung hai được xem là linh hồn rạng rỡ nhất trong tất cả các linh hồn—tràn đầy ánh sáng nhất. Cung hai được gọi là “cung chi phối mang ánh sáng”. Toàn bộ khái niệm về người thầy được liên kết với ánh sáng. Mỗi người thầy là một người soi sáng những người khác, một người rọi ánh sáng vào những nơi tăm tối. Có thể dễ dàng thấy cách mà những người cung hai tiến hóa cao (thông qua sự nhạy cảm của họ, sự cảm thông, sự kiên nhẫn, thấu hiểu và sức mạnh soi sáng) phù hợp một cách lí tưởng với việc giảng dạy.

Patience: Developed second ray individuals are adept at “the wise use of slow action.” They are not in a rush. Their energy is steady, persistent, gentle and non-forcing. Because of their great foresight, they can intuitively see what things must eventuate, and (while not slackening their efforts) they are willing to wait. In the Agni Yoga Teaching it is advised that patience is an antidote to the poison of irritation. Advanced second ray people are, perhaps, the least irritated of all the ray types, and the most patient. They have raised solar plexus forces (the Martian source of emotional irritations, and the seat of many selfish personality urges) to the heart.

Nhẫn nại: Những linh hồn cung hai phát triển rất lão luyện trong việc “vận dụng khôn ngoan lối hành động chậm rãi”. Họ không gấp rút. Năng lượng của họ luôn ổn định, kiên trì, dịu dàng và không áp lực. Bởi vì họ có tầm nhìn xa tuyệt vời, họ có thể nhìn nhận một cách trực giác những điều phải xảy ra, và, họ sẵn lòng chờ đợi (trong khi không ngơi nghỉ những nỗ lực của mình). Giáo lý Agni Yoga có khuyên rằng sự nhẫn nại là một liều thuốc giải cho độc tính của sự kích thích. Người cung hai tiến bộ, có lẽ ít bị kích động nhất trong tất cả các cung, có tính kiên nhẫn nhất. Họ đã nâng mãnh lực của luân xa Tùng Thái Dương (những kích thích cảm xúc có nguồn gốc Hỏa tinh, và là trung tâm của những thúc đẩy mạnh mẽ sự ích kỷ cá nhân) đến luân xa Tim.

Heart energy (as all can prove to themselves) is a great source of patience. Working as they do with the power of attraction, they do not force issues; in fact, they may be overly patient and not move quickly enough, but they are not concerned with externals and external effects (a source of much unwise and hasty action). They know that issues must be resolved at the soul level, and they aim, primarily, to be effective at that level. They work from the level of essential motivation, and realize that it may be a while before essential (soul) motives [51] work through into manifestation; to them, however, the rightness and naturalness and lastingness of that which is manifested is worth the wait.

Năng lượng trái tim là một nguồn năng lượng kiên nhẫn tuyệt vời (như tất cả đều có thể tự kiểm nghiệm điều này). Người cung 2 làm việc với sức mạnh của sự thu hút, họ không ép buộc các vấn đề; trên thực tế, họ có thể quá kiên nhẫn và không tiến tới đủ nhanh, mà họ không quan tâm tới ngoại cảnh và những tác động bên ngoài (nguồn gốc của sự thiếu khôn ngoan và hành động vội vàng). Họ biết rằng các vấn đề phải được giải quyết ở cấp độ linh hồn, và họ hướng tới mục tiêu chính là đạt được hiệu quả ở cấp độ này. Họ làm việc từ cấp độ của động lực thiết yếu, và nhận ra rằng động cơ thúc đẩy thiết yếu (linh hồn) có thể phải mất một thời gian mới đi vào biểu lộ, tuy nhiên với họ, sự đúng đắn, tự nhiên và lâu dài của điều được biểu lộ rất đáng để đợi chờ.

The second ray is associated particularly with the “Bodhisattva consciousness.” Bodhisattvas are the most patient of all members of the human family, because they have sworn to put the welfare of all other human beings before their own.

They have an inherent “you first” attitude. From one point of view, the greatest of all the Bodhisattvas is the Lord of the World, Sanat Kumara, who has vowed that “the last weary pilgrim” must find his way home before He will allow Himself to step through the gate leading to inconceivable “spiritual satisfactions” upon a cosmic scale—satisfactions to which He is, even now, entitled. (And let it be remembered that within the planetary manifestation, there are many kinds of pilgrims, only some of them belonging to the human kingdom.)

Cung hai có sự liên kết đặc biệt với “Tâm thức Bồ Tát”. Các vị Bồ tát là những người kiên nhẫn nhất trong tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bởi vì các ngài đã thệ nguyện đặt lợi ích của tất cả những người con nhân loại lên trước chính các ngài. Các ngài luôn có một tâm thái bất di bất dịch “bạn trước tiên”. Theo một quan điểm, vị cao cả nhất trong tất cả các vị Bồ tát là Chúa tể của Thế gian, Đức Sanat Kumara, người đã tuyên rằng “người hành hương mệt mỏi cuối cùng” phải tìm được đường về nhà trước khi Ngài cho phép chính Ngài bước qua cánh cổng dẫn đến “sự viên mãn tinh thần” không thể nhận thức được trên quy mô vũ trụ— những sự viên mãn mà Ngài, ngay bây giờ, đã được quyền lãnh hưởng. (Và hãy nhớ rằng trong sự biểu lộ của hành tinh, có rất nhiều loại người hành hương, chỉ một phần trong số họ thuộc vương quốc loài người.)

The Christ (Who stands to the human kingdom as the great archetype of second ray energy) fulfills the redeeming role of Bodhisattva specifically in relation to the human family. All Bodhisattvas, at their own level and rank, are endlessly patient, self-sacrificing redeemers. It can be understood how (since impatience arises largely out of selfishness) the selfless, second ray individual on the renouncement path of the Bodhisattva will be among the most patient of all ray types.

Đức Christ (Người hiện diện trong vương quốc nhân loại như một nguyên mẫu vĩ đại của năng lượng cung hai) hoàn thành vai trò Bồ Tát trong việc cứu rỗi, đặc biệt trong mối quan hệ với gia đình nhân loại. Tất cả các Đức Bồ tát, ở chính cấp độ và cấp bậc của riêng mình, là những đấng cứu chuộc kiên nhẫn vô tận và hy sinh quên mình. Có thể hiểu bằng cách nào (vì sự thiếu kiên nhẫn phần lớn xuất phát từ sự ích kỷ) người cung hai đầy vị tha sẽ là một trong những người kiên nhẫn nhất trong tất cả các cung trên con đường Bồ tát của sự từ bỏ.

Tact: People who are interested in interpersonal “damage control” learn to be tactful. The second ray is the ray of the preserver and the protector. People on this ray do not wish to shatter; they seek to be harmless in all they do. They know it is possible to convey the truth in ways which will be maximally beneficial and minimally upsetting. They seek to avoid unnecessary disruption by avoiding a clumsy or an insufficiently considerate “handling” of people. Their broad and inclusive point of view makes it possible for them to detect and avoid many “sore spots,” or points of sensitivity, which need not be disturbed in order to produce a positive outcome. Sensitive themselves, they protect the sensitivity of others. They shield and guard through a wise use of words, and the preservation of a harmless emotional attitude.

Khéo léo trong xử thế: Những người quan tâm đến “kiểm soát tổn hại” giữa các cá nhân luôn học cách xử sự khéo léo. Cung hai là cung của người gìn giữ người bảo vệ. Những người thuộc cung này không muốn phá vỡ, họ tìm cách đạt tới sự vô hại trong tất cả những gì mình làm. Họ biết rằng có thể truyền đạt sự thật theo hướng tối đa hóa những lợi ích và giảm thiểu tối đa sự khó chịu. Họ tìm cách tránh sự chia rẽ không cần thiết bằng việc tránh “xử lý” mọi người một cách vụng về hoặc thiếu cân nhắc. Quan điểm rộng rãi và bao trùm của người cung hai khiến họ có thể phát hiện và tránh được rất nhiều “những điểm nhức nhối” hoặc những điểm nhạy cảm, không cần sự xáo trộn để tạo ra kết quả tích cực. Bằng sự nhạy cảm của bản thân, họ bảo vệ sự nhạy cảm của những người khác. Họ che chắn và bảo vệ thông qua việc dùng những lời lẽ khôn ngoan, và duy trì được một thái độ cảm xúc vô tổn hại.

One important second ray quality is the “attainment of positivity,” and second ray individuals handle difficult situations so that the greatest degree of positivity can be preserved. In essence they speak so that a vision of what is constructive will not be obscured by violent reaction; they handle situations so that a vision of better possibilities always remains in sight.

There are times, however, when a tactful and considerate approach is unsuitable. A forcing of the issue, or penetration through a thick crust of resistance is required. At such times, first ray individuals have what is needed, and most of those upon the second ray do not.

Một phẩm chất quan trọng của cung hai là “đạt được tính tích cực”, và những người cung hai có thể xử lý những tình huống khó khăn để có thể duy trì sự tích cực ở mức độ cao nhất. Về bản chất, họ diễn đạt một vấn để sao cho tầm nhìn về những gì mang tính xây dựng sẽ không bị che khuất bởi những phản ứng thái quá. Họ xử lý mọi tình huống với một tầm nhìn về khả năng tốt hơn luôn luôn trong tầm mắt.

Tuy nhiên, có nhiều khi, việc tiếp cận theo cách xử sự khôn khéo và thận trọng là không phù hợp. Một áp lực cần được tạo ra, hay sự xuyên thủng qua một lớp kháng cự dày là điều cần thiết. Vào những thời điểm như vậy, những người cung một có những yếu tố cần thiết, trong khi hầu hết những người thuộc cung hai không có năng lực đó.

Serenity: The famous “Serenity Prayer” of St. Francis of Assisi is a great second ray utterance: [52]

God grant me the serenity to accept the things I cannot change, The courage to change the things I can, And the wisdom to know the difference.

Sự an tĩnh: Bài “Cầu nguyện An tĩnh” nổi tiếng của thánh Francis thành Assisi là một lời xướng cung hai thật vĩ đại:

Lạy Chúa cho con sự an tĩnh để chấp nhận những điều con không thể thay đổi, Cho con can đảm để thay đổi những điều có thể đổi thay, Và cho con minh triết để phân biệt được điều có thể và không thể.

For serenity to prevail, there must be a deep disidentification with appearances, and a faith that is essential will manifest, regardless of ‘surface seeming.’ The attitude of developed individuals upon the second ray is inherently subjective; to them the world of the soul is the reality, far more than the world of appearances. Over the course of evolution, second ray types raise themselves from a state of deep attachment to form, to a state of wise disidentification with form—a process most clearly exemplified by the life and teachings of the Buddha, who was the embodiment of the wisdom aspect of the second ray, and whose gospel was the gospel of detachment.

Để sự an tịnh chiếm ưu thế, cần phải có một sự không đồng hoá sâu sắc với biểu lộ bên ngoài, và một đức tin rằng điều cốt yếu sẽ được biểu lộ, bất kể “bề ngoài có vẻ như thế nào”. Quan điểm của những cá nhân cung hai tiến hóa vốn mang tính chủ thể nội tại, với họ thế giới của linh hồn là thực tính, hơn hẳn thế giới của hình tướng. Trong quá trình tiến hóa, người cung hai nâng chính họ từ một vị trí chìm sâu trong bám chấp vào hình tướng, lên một vị trí không đồng hoá đầy minh triết với hình tướng—một tiến trình đã được minh chứng rõ ràng nhất thông qua cuộc sống và những lời dạy của Đức Phật, ngài là hiện thân của khía cạnh minh triết thuộc Cung hai, và những chân lý Người nêu ra là chân lý của sự buông xả.

Second ray people do not attempt to force externals. They lay their faith upon the soul and its ultimate expression. Third ray individuals, particularly, attempt to rearrange externals, as do some of those on the seventh ray. But second ray types can work subjectively with thought and with love, patiently and serenely assuring themselves that, though outer results may be wanting, they have nevertheless accomplished a great deal.

Những người cung hai không cố gắng tạo những áp lực từ bên ngoài. Họ đặt niềm tin nơi linh hồn và biểu hiện cuối cùng của nó. Đặc biệt, những người cung ba luôn cố gắng sắp xếp lại các yếu tố bên ngoài, cũng giống như một số người thuộc cung bảy. Còn người cung hai có thể hoạt động một cách bên trong với sự suy xét và với tình yêu thương, sự kiên nhẫn và đảm bảo sự an tịnh của chính họ, cho dù những kết quả bên ngoài có thể không đạt yêu cầu, tuy nhiên họ lại đạt được rất nhiều thành tựu to lớn.

Serenity is very difficult to achieve when the solar plexus becomes overcharged, resulting in agitations and irritations. But love, the quality with which second ray individuals are abundantly endowed, is calming, soothing, and full of the promise of fulfillment. The greater the love, the greater the identification with the soul, and the greater the spiritual insulation from surface agitations—the greater the serenity.

Sự an tịnh là điều rất khó đạt tới khi luân xa tùng thái dương hoạt động thái quá, mang lại nhiều sự kích động và kích thích. Nhưng tình yêu thương, là phẩm chất mà những cá nhân cung hai vốn được phú cho một cách dồi dào, là sự êm dịu, nhẹ nhàng, và tràn đầy hứa hẹn về sự đủ đầy. Tình yêu thương càng lớn, sự đồng nhất với linh hồn càng lớn, và sự tách biệt tinh thần khỏi những kích động bên ngoài ngày càng lớn—sự an tịnh càng lớn.

Faithfulness: Faith, according to St. Paul, is “the substance of things hoped for, the evidence of things not seen.” Individuals on both rays two and six are known for their faith and their faithfulness. For sixth ray types, faith is based largely on hope, and upon a sensed or felt apprehension of the reality of that in which the faith is placed. Developed individuals upon the second ray, however, do, in fact, see. Due to the clarity of their intuitive perception, they actually see (with intuitive certainty) that which most other people are only straining to see. Because of their calm and lucid consciousness, that which the Tibetan calls the “Quality of the Hidden Vision” remains unobscured; as a result, they do not lose faith. Through all surface vicissitudes, the reality of the Divine Pattern remains clear to their “inner eye.” They do not have to work themselves up to a feverish emotional pitch to say they believe—as do so many of those upon the sixth ray.

Trung thành: Theo Thánh Paul, đức tin là “chất liệu của những điều được hy vọng, bằng chứng của những điều không thấy”. Những người thuộc hai cung hai và cung sáu nổi tiếng với đức tin và sự trung thành của họ. Với người thuộc cung sáu, đức tin chủ yếu dựa trên hy vọng, và dựa trên cảm giác sợ hãi về thực tính mà đức tin được đặt vào. Tuy nhiên, những người đã phát triển thuộc cung hai, trên thực tế, thấy được. Do nhận thức trực quan của họ rõ ràng, họ thực sự thấy (với trực giác chắc chắn) trong khi hầu hết những người khác chỉ cố gắng thấy. Vì tâm thức bình an và sáng suốt, điều mà Chân sư Tây Tạng gọi là “Phẩm chất của Tầm nhìn Ẩn”, luôn không bị che mờ; kết quả là họ không mất niềm tin. Trải qua tất cả những thăng trầm bên ngoài, thực tính của Hình mẫu Thiêng liêng vẫn rõ ràng đối với “con mắt bên trong” của họ. Họ không cần phải cố gắng nâng cường độ cảm xúc tới mức cao nhất để nói rằng họ tin tưởng—như rất nhiều người thuộc cung 6 đã làm vậy.

In addition, second ray individuals are actuated by a very strong power of attraction. They attach themselves; they adhere (though not furiously, as do those upon the sixth ray) and they do not let go. Seeing reality with great clarity, they decide upon a vision to follow, and do not so frequently (and faithlessly) change their allegiances as do those upon other rays for whom clarity of vision is not so easily achieved. [53]

While it is fairly easy to change external allegiances, the bonds formed by developed second ray individuals are the bonds of the heart. These bonds are more permanent, and abide. Such people know and value the heart; they will not trifle with hearts or with souls—hence, their faithfulness.

Ngoài ra, những người cung hai được kích hoạt bởi một sức hút rất mạnh. Họ tự gắn kết; họ tuân thủ (mặc dù không dữ dội, cũng như những người cung sáu) và họ không từ bỏ. Nhìn thấy thực tính một cách rõ ràng, họ xác quyết một tầm nhìn để theo đuổi, và không thường xuyên thay đổi lòng trung thành của họ (thiếu trung thành) như những người thuộc cung khác, những người không dễ dàng có được sự sáng rõ trong tầm nhìn. [53]

Mặc dù khá dễ dàng thay đổi lòng trung thành bên ngoài, những liên kết được hình thành bởi người cung hai đã phát triển là liên kết của trái tim. Những mối ràng buộc này cố định và tồn tại lâu dài hơn. Những người như vậy biết và quý trọng trái tim; họ sẽ không đùa giỡn với trái tim hay linh hồn — do đó, không coi nhẹ lòng trung thành.

Tolerance: Intolerance is based upon an overpowering sense of difference (or of sameness). If we become overly satisfied with the particularity of our ways, we may be inclined to intolerantly reject the ways of others. If we detest certain of our own characteristics, we may intolerantly repudiate the same characteristics when they are found in another person. In either case we are holding something away from ourselves with the energy of repulsion; we fail to include or identify with that which we repulse.

It becomes clear that inclusive second ray people find a way to identify with everything (even with that which is undesirable!). They manage to see the positive within all character traits, and even if the present form of such traits is unacceptable, the positive core of the trait is seen and there is no repudiation of the individual. Christ condemned the sin, but not the sinner.

Sự khoan dung: Thiếu khoan dung dựa trên cảm giác áp đảo về sự khác biệt (hoặc sự giống nhau). Nếu chúng ta trở nên quá hài lòng với sự đặc biệt trong đường lối của mình, chúng ta có thể có xu hướng cố chấp, từ chối cách thức của người khác. Nếu chúng ta ghét một số đặc điểm của riêng mình, chúng ta có thể không khoan nhượng, từ chối những đặc điểm tương tự khi chúng được tìm thấy ở một người khác. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đang đẩy xa một thứ gì đó ra khỏi bản thân với năng lượng đẩy lùi; chúng ta không bao hàm hoặc đồng nhất với những gì chúng ta phản đối.

Rõ ràng là mọi người cung hai bao hàm tìm ra cách để đồng nhất với mọi thứ (ngay cả với điều không mong muốn!). Họ cố gắng nhìn thấy mặt tích cực bên trong tất cả các đặc điểm tính cách, và ngay cả khi hình thức hiện tại của những đặc điểm đó là không thể chấp nhận được, thì cốt lõi tích cực của đặc điểm đó vẫn được nhìn thấy và không có sự phủ nhận cá nhân. Đấng Christ đã lên án tội lỗi, nhưng không lên án tội nhân.

So often intolerance has nothing to do with the merits of that which is rejected, but is simply evidence that the rejector cannot expand sufficiently to include what he rejects. Second ray individuals are driven to include and expand, and, hence, intolerance of this kind is foreign to them.

The psychological orientation of those upon the second ray (and their innate realization of the broad diversity of psychological structures to be found at the soul and personality levels of all people) convince them of the futility of forcing any particular pattern of thought or behavior upon anyone. Their minds are impressed with the inevitability of a diversity of energy qualities (and of modes of thought and behavior resulting from such a diversity). Tolerance of diversity and a generously accepting spirit are thus seen to be the wisest course of action.

Thiếu khoan dung rất thường không liên quan gì đến giá trị của điều bị từ chối, mà chỉ đơn giản là bằng chứng cho thấy người từ chối không thể mở rộng đủ để bao hàm những gì anh ta từ chối. Những người cung hai được thúc đẩy để bao hàm và mở rộng, và do đó, sự thiếu khoan dung này xa lạ đối với họ.

Định hướng tâm lý của những người cung hai (và nhận thức bẩm sinh của họ về sự đa dạng rộng lớn của các cấu trúc tâm lý được tìm thấy ở cấp độ linh hồn và phàm ngã của tất cả mọi người) thuyết phục họ về sự vô ích của việc áp đặt bất kỳ kiểu suy nghĩ hoặc hành vi cụ thể nào đối với bất kỳ ai. Tâm trí của họ có ấn tượng sâu với tính tất yếu của sự đa dạng các phẩm chất năng lượng (và các phương thức suy nghĩ và hành vi do sự đa dạng đó tạo ra). Do đó, khoan dung với sự đa dạng và một tinh thần rộng lượng chấp nhận được coi là cách hành động khôn ngoan nhất.

Power to salvage and redeem: The second ray is closely identified with the “Vishnu” or “savior” aspect of divinity. Christ, as the greatest human exponent (to date) of the second ray upon our planet, is known preeminently as a savior (especially in the Piscean presentation of His life). The advanced second ray individual never casts others aside; he does not work with the energy of repulse. The outer form is not his focus of attention; the heart and soul are. There can never be anything evil or unredeemable about the essence of a human being. Evil (as far as humanity is concerned) exists only within the three worlds of human evolution, and is the result of soul energy or soul pattern which is not expressing itself properly or completely.

Sức mạnh cứu rỗi và cứu chuộc: Cung hai được xác định gắn kết chặt chẽ với khía cạnh “Vishnu” hay “đấng cứu thế” của Thiên Tính. Đức Christ, với tư cách là nhân vật cung hai tiêu biểu nhất của loài người trên hành tinh của chúng ta (cho đến nay), được biết đến như một đấng cứu thế (đặc biệt thể hiện trong biểu đồ cung Hoàng đạo về cuộc đời của Ngài). Người cung hai tiên tiến không bao giờ gạt người khác sang một bên; anh ta không làm việc với năng lượng của sự đẩy lùi. Hình thức bên ngoài không phải là tâm điểm chú ý của anh ta; thay vào đó là trái tim và linh hồn. Không bao giờ có thể có bất cứ điều gì xấu xa hoặc không đáng tin cậy về bản chất của một con người. Cái ác (theo như loài người được biết đến) chỉ tồn tại trong tam giới của quá trình tiến hóa của con người, và là kết quả của năng lượng linh hồn hoặc một mẫu hình linh hồn không tự biểu lộ chính xác hoặc hoàn hảo.

No matter how evil, unpleasant or even repulsive a person’s behavior may be, the second ray person sees ways of bringing the second aspect of divinity (the soul aspect) into play, so that a transformation under the influence of redeeming love may occur. Bound to others via the bond of the soul, it is impossible for second ray people to ‘throw [54] others away’ no matter how deplorable may be the condition of their personality vehicles. For highly evolved people upon the second ray, the only possible attitude towards those who have “fallen” is one of salvage and redemption.

This attitude is perfectly demonstrated in the life of “the Redeemer,” the Christ; He walked among the outcasts of society; he awakened the soul aspect in all manner of “sinners,” and in those who were cast out due to repulsive physical and moral afflictions. Developed second ray individuals know that the soul is always of greater consequence than the form; soul has only to be awakened and expressed in daily life for redemption and salvage to occur, and to this, they are committed.

Cho dù hành vi của một người có thể xấu xa, khó chịu hoặc thậm chí đáng ghê tởm đến mức nào, thì người cung hai vẫn tìm ra cách đưa khía cạnh thứ hai của thiên tính (khía cạnh linh hồn) vào giải quyết, để có thể xảy ra sự biến đổi dưới ảnh hưởng của tình yêu cứu rỗi. Ràng buộc với người khác thông qua mối dây linh hồn, người cung hai không thể ‘ném [54] người khác ra xa’ cho dù có thể tình trạng các thể phàm ngã của họ đáng trách đến đâu. Đối với những người cung hai tiến hóa cao, thái độ duy nhất có thể có đối với những người bị “ngã xuống” là cứu rỗi và cứu chuộc.

Thái độ này được thể hiện một cách hoàn hảo trong cuộc đời của “Đấng Cứu Thế”, Đức Christ; Người đi giữa những người bị xã hội ruồng bỏ; người đánh thức khía cạnh linh hồn trong tất cả mọi loại “tội nhân”, và trong những người bị loại bỏ do những phiền não về thể chất và đạo đức. Người cung hai đã phát triển biết rằng linh hồn luôn có tầm quan trọng lớn hơn hình tướng; linh hồn chỉ được đánh thức và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày để có được sự cứu chuộc và cứu rỗi, và họ luôn hết mình cho điều này.

Power to heal through love: Those on all rays heal, but the second and the seventh rays are the primary healing rays. The second ray is a ‘whole-making’ energy, and healing, itself, is a process of making whole. Disease, briefly, results from a lack of soul expression, and the second ray is peculiarly adept at evoking the soul. When considering the trinity of “the Good, the True and the Beautiful,” the second ray is related to “the Beautiful.” The harmonizing energies of beauty restore ‘dis-eased’ (stressed) systems to balanced expression.

Sức mạnh chữa lành thông qua tình thương: Mọi người ở trên tất cả các cung đều có năng lực chữa lành, nhưng người cung hai và cung bảy là hai cung chữa lành chính yếu. Cung hai là năng lượng “tạo ra tổng thể’’, và việc chữa bệnh, bản thân nó, là một quá trình tạo ra tổng thể. Nói một cách ngắn gọn, bệnh tật là kết quả của việc thiếu biểu lộ của linh hồn, và cung hai đặc biệt thành thạo trong việc khơi gợi linh hồn. Khi xem xét bộ ba “Điều Thiện, Thực Tính và Cái Đẹp”, cung hai liên quan đến “Cái Đẹp”. Năng lượng hài hòa của vẻ đẹp khôi phục hệ thống ‘không được xoa dịu’ (căng thẳng) để biểu hiện cân bằng.

Those upon the second ray are comforters. Again, the most recent incarnation of Christ in Palestine two thousand years ago, illustrates this; His entire mission was one great healing through love. Second ray individuals release a spontaneous outflow of love to others; when the sensitive empathic sense detects pain of any sort, the flow of healing love begins. From the second ray point of view, healing is what might be called ‘the restoration of the soul.’ All morbid states within the personality (whether physical, emotional or mental) are cured through flooding the personality with soul energy. Second ray people are healers because they are adept at invoking and evoking the soul. [55]

Người cung hai là những người an ủi. Một lần nữa, lần tái sinh gần đây nhất của Đức Christ ở Palestine hai ngàn năm trước, minh họa điều này; Toàn bộ sứ mệnh của Người là một sự chữa lành tuyệt vời thông qua tình thương. Những người cung hai giải phóng một luồng tình thương tự phát hướng tới người khác; khi cảm nhận về sự đồng cảm nhạy bén phát hiện ra bất kỳ nỗi đau nào, dòng chảy của tình thương chữa lành bắt đầu phát huy tác dụng. Theo quan điểm cung hai, chữa lành có thể được coi là ‘sự phục hồi của linh hồn.’ Tất cả các trạng thái bệnh tật bên trong phàm ngã (dù là thể vật lý, cảm dục hay thể trí) đều được chữa khỏi thông qua việc cung cấp năng lượng linh hồn cho phàm ngã. Những người cung hai là những người chữa lành vì họ rất giỏi trong việc kêu gọi và khơi gợi linh hồn. [55]

 

Some Weaknesses Characteristic of Those upon the Second Ray

Fearfulness
Self-pity
Oversensitivity and vulnerability
Tendency towards an inferiority complex
Overattachment
Overprotectiveness, overguarding
Love of being loved
Nonassertiveness
Overabsorption in study
Over-inclusiveness
Insufficient rapidity of action
Coldness and indifference to others
Contempt for mental limitations in others

Một số nhược điểm đặc trưng của những người cung hai

  • Sợ hãi
  • Tự thương thân
  • Quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương
  • Có xu hướng mặc cảm tự ti
  • Tấn công quá mức
  • Bảo vệ quá mức, trông giữ quá mức
  • Thích được yêu
  • Thiếu quyết đoán
  • Quá miệt mài trong nghiên cứu
  • Quá bao gồm
  • Hành động không đủ nhanh
  • Lạnh lùng và thờ ơ với người khác
  • Khinh thường những hạn chế về tinh thần của người khác

Fearfulness: Fear can be considered the “Dweller on the Threshold” for all human beings, and is found throughout the animal kingdom as well. There is no way that the fear response can be limited to those upon the second ray, but second ray individuals are unusually susceptible to fear because of their great sensitivity, and because, until they achieve a state of positivity, they seem constitutionally unable to build within their aura a “hard-line” defense against negativity.

Although magnetism and “attractiveness” have very positive uses, it is also possible to magnetize and attract undesirable entities and psychological constructs (various objectionable thought and desire forms). Further, the absorbent qualities characteristic of those upon the second ray make it difficult for them to expel that which is undesirable from their personality vehicles; expulsion and repulsion of any kind are not customary acts for the second ray type.

Sự sợ hãi: Nỗi sợ hãi có thể được coi là “Kẻ Chặn Ngõ” đối với tất cả loài người, và nó cũng tồn tại trong khắp giới động vật. Phản ứng sợ hãi không chỉ giới hạn trong những người cung hai, nhưng các cá nhân cung hai dễ bị sợ hãi một cách bất thường vì độ nhạy lớn của họ, và bởi vì họ dường như không thể xây dựng bên trong hào quang của họ một hàng phòng thủ “cứng rắn” chống lại sự tiêu cực cho đến khi họ đạt được trạng thái tích cực.

Mặc dù từ tính và “sự thu hút” có những công dụng rất tích cực, nó cũng có thể từ hóa và thu hút các thực thể và cấu trúc tâm lý không mong muốn (các hình tư tưởng và dục vọng gây khó chịu khác nhau). Hơn nữa, tính chất hấp thụ đặc trưng của những người cung hai khiến họ khó loại bỏ những gì không mong muốn khỏi vận cụ phàm ngã của mình; trục xuất và đẩy ra dưới bất kỳ hình thức nào không phải là hành vi thường thấy ở tuýp người cung hai.

Thus, for second ray people, fears are legion, and are all based upon an innate sense of weakness, softness, helplessness, vulnerability or extreme sensitivity. What second ray individuals eventually come to realize (and this saves the situation), is that, in this solar system, love is the most powerful of all the energies, and can overcome all opposition, no matter how threatening. When these individuals become conduits for the uninterrupted flow of the energy of love, and achieve the positivity which is the goal for all those upon the second ray, they become both invulnerable and fearless. [56]

Do đó, đối với những người thuộc cung hai, nỗi sợ hãi nhiều vô kể, và tất cả đều dựa trên cảm giác yếu đuối bẩm sinh, mềm yếu, bất lực, dễ bị tổn thương hoặc cực kỳ nhạy cảm. Điều mà các cá nhân thuộc cung hai cuối cùng nhận ra (và điều này đã cứu vãn tình hình), đó là, trong thái dương hệ này, tình thương là năng lượng mạnh mẽ nhất trong tất cả các loại năng lượng, và có thể vượt qua mọi sự chống đối, bất kể đe dọa đến mức nào. Khi những cá nhân này trở thành đường dẫn cho dòng chảy liên tục của năng lượng tình thương, và đạt được sự tích cực vốn là mục tiêu của tất cả những người thuộc cung hai, họ trở nên vừa không sợ hãi, vừa bất khả xâm phạm. [56]

Self-pity: This is a basic second ray glamor, though, again, not confined to those upon the second ray. Pity, compassion and empathy are the hallmarks of second ray individuals, but these capacities are not always properly directed. When the soul is not yet sufficiently in control, the eyes of the personality are frequently turned upon itself, and the capacity to commiserate is deflected from its usual altruistic expression, and focused instead upon the little self.

It is not unusual for second ray people to feel weak and overwhelmed—quite incapable of doing what they most desire. At such times they really begin to “feel for themselves.” However, as confidence builds through registered success, and as the eyes are turned outward upon the woes and difficulties of others, self-pity is transformed into a continuous outflow of compassion. This outward turning becomes a ‘virtuous circle,’ and invokes an increasing soul flow which subsequently stimulates increased personal energy, increased achievement, and hence, increased confidence.

Tự thương hại: Đây là một ảo cảm cơ bản của cung hai, mặc dù vậy một lần nữa, không chỉ giới hạn ở những người cung hai. Lòng thương hại, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm là những đặc điểm nổi bật của cá nhân cung hai, nhưng những năng lực này không phải lúc nào cũng được định hướng đúng đắn. Khi linh hồn chưa kiểm soát được đầy đủ, phàm ngã thường chỉ nhìn vào chính nó, và khả năng thương xót bị lệch khỏi biểu hiện thông thường của lòng vị tha, thay vào đó tập trung vào cái tôi bé nhỏ.

Không có gì lạ khi những người cung hai cảm thấy yếu đuối và choáng ngợp — hoàn toàn không có khả năng làm những gì họ mong muốn nhất. Vào những lúc như vậy, họ bắt đầu thực sự “tự thương thân”. Tuy nhiên, khi sự tự tin được xây dựng thông qua thành công được ghi nhận và khi con mắt hướng ra ngoài trước những tai ương và khó khăn của người khác, sự thương hại bản thân được chuyển thành một dòng chảy từ bi liên tục. Sự chuyển hướng ra bên ngoài này trở thành một ‘vòng tròn đức hạnh,’ và tạo ra một dòng chảy từ linh hồn ngày càng tăng, sau đó kích thích năng lượng phàm ngã tăng lên, tăng thành tựu và do đó, tăng sự tự tin.

Oversensitivity and vulnerability: Second ray individuals are the victims of their chief virtues, sensitivity being one of the foremost. Being inherently soft and receptive, they fear being ‘crushed’—most probably emotionally or psychically (but even, occasionally, physically). As we know, the human being responds to only the smallest fraction of possible impacts; people could barely handle more. Second ray people, however, as they develop, find themselves registering a rapidly growing number of subtle impacts which they may fail to understand or handle properly. For the sensitive second ray type, there is no way to avoid the “wounded, sacred heart.” ‘Arrows’ there will be, and the arrows must be absorbed.

Tính nhạy cảm và tính dễ bị tổn thương: Các cá nhân cung hai là nạn nhân của các ưu điểm chính của mình, sự nhạy cảm là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Vốn dĩ là người mềm mỏng và dễ tiếp thu, họ sợ bị ‘đè bẹp’ — hầu hết có thể là về mặt tình cảm hoặc tâm lý (nhưng thậm chí, đôi khi, cả về thể chất). Như chúng ta biết, con người chỉ phản ứng với một phần rất nhỏ trong các tác động có thể xảy ra; mọi người hầu như không thể xử lý nhiều hơn. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, những người cung hai ghi nhận một số lượng gia tăng ngày càng lớn các tác động tinh tế mà họ có thể không hiểu hoặc không thể xử lý đúng cách. Đối với loại cung hai nhạy cảm, không có cách nào tránh khỏi “trái tim thánh thiện bị tổn thương”. Sẽ có các ‘Mũi tên’, và các mũi tên phải được hấp thụ.

No individual can remain unprotected and survive. We read constantly of the “armor of Hierarchy”—the defense which that great second ray Center throws around vulnerable humanity. It seems that, for the second ray type, the armor consists of love and compassion. We are told that no “demon” or negative entity can tolerate pity or compassion directed towards itself. It is difficult to imagine what strength of soul it takes to feel great compassion for that which is loathsome, vicious, or menacing, but, interestingly, today’s new breed of psychologist (largely motivated by the second ray) is asking clients to love and embrace their own negativity in the interest of transforming it. In myths (and within the psyche), ugly frogs turn into princes. Love, it is said, overcomes all. Great is the courage required to practice such a doctrine, but great is the reward. The greater the sensitivity and the greater the vulnerability, the greater the potential for love; the greater the love, the greater the strength. Every apparent liability holds within itself the seed of its own transformation.

Không một cá nhân nào lại không được bảo vệ và tồn tại. Chúng ta liên tục đọc về “bộ giáp của Thánh Đoàn” — hệ thống bảo vệ mà Trung tâm lực cung hai vĩ đại sắp đặt xung quanh loài người dễ bị tổn thương. Có vẻ như, đối với tuýp người cung hai, bộ giáp bao gồm tình thương và lòng trắc ẩn. Chúng ta được biết rằng không có “quỷ dữ” hay thực thể tiêu cực nào có thể chịu đựng được sự thương xót hoặc lòng trắc ẩn hướng về phía chúng. Thật khó để hình dung sức mạnh linh hồn cần có để cảm thấy thương xót cho những điều đáng ghét, hung ác hay đầy hăm dọa, nhưng, thật thú vị, có một nhánh các nhà tâm lý học hiện đại ngày nay (phần lớn được thúc đẩy bởi cung hai) thường yêu cầu khách hàng yêu thương và ôm trọn sự tiêu cực của chính họ vào lòng nhằm mục đích biến đổi chúng. Trong những câu chuyện cổ tích (và trong tâm trí), những con ếch xấu xí luôn biến thành hoàng tử. Người ta nói tình thương vượt qua tất cả. Sự can đảm cần thiết để thực hành một giáo lý như vậy là điều tuyệt vời, nhưng phần thưởng cũng tuyệt vời không kém. Sự nhạy cảm và tổn thương càng lớn thì tiềm năng của tình thương càng lớn; tình thương càng lớn thì sức mạnh càng lớn. Mọi gánh nợ hiển nhiên đều chứa đựng trong mình mầm mống của sự biến đổi chính nó.

Tendency towards an inferiority complex: If first ray types are inclined towards superiority complexes, it is quite the opposite for those upon the second ray. Passing through many incarnations in the receptive rather than impressive mode, second ray types often come to feel themselves in the “underdog” category. [57]

The feeling of inferiority is based upon nonaccomplishment. When strength and effectiveness are repeatedly proven (to the self and to others), inferiority feelings usually disappear. But the second ray type is not constituted to make a great impact upon his environment—at least, not a physical impact. If success is measured by the power to manipulate or change the physical environment, the second ray individual will not be well matched against those upon other rays. Success must come in ‘softer’ areas.

Xu hướng mặc cảm tự ti: Nếu những người cung một nghiêng về các phức cảm tự tôn, thì người cung hai lại khá trái ngược. Trải qua nhiều lần nhập thế theo khuôn mẫu người thụ cảm thay vì khuôn mẫu thể hiện, các tuýp người cung hai thường cảm thấy mình thuộc loại “kém cỏi”. [57]

Cảm giác thấp kém dựa trên sự không thành công. Khi sức mạnh và hiệu quả được chứng minh nhiều lần (cho bản thân và cho người khác), cảm giác tự ti thường biến mất. Nhưng người cung hai không được cấu tạo để tạo ra tác động lớn lao đến môi trường quanh mình— ít nhất, không phải là tác động vật lý. Nếu thành công được đo bằng sức mạnh thao túng hoặc thay đổi môi trường vật chất, thì người cung hai sẽ không thích ứng tốt, tương phản với người thuộc cung năng lượng khác. Thành công phải đến ở những lĩnh vực ‘nhẹ nhàng hơn’.

What might be called the ‘love cycle’ holds the key to rising out of the sense of lowliness. It is a ‘cycle of circulating positivity,’ and is very reinforcing. As love flows to others, it is returned by them to the self. As the self is reinforced, more love flows out to others. The second ray individual gathers strength as a lover of his fellow human beings; he rises through the growth and expression of love. Through his bonding qualities, he discovers he is not alone; the strength of the community is his; his power and strength are multiplied in and by all those he loves. As they rise, he rises; as they succeed, he succeeds. Through inclusiveness he loses his own sense of being little, small and helpless, and discovers himself to be a mighty and loving corporate being with no personal boundaries. Second ray individuals simply must love themselves out of the state of perceived inferiority.

Cái có thể được gọi là ‘chu kỳ tình thương’ nắm giữ chìa khóa để thoát khỏi cảm giác thấp kém. Nó là “chu kỳ tuần hoàn tích cực” và mang sức mạnh to lớn. Khi tình thương tuôn chảy hướng tới người khác, nó được họ trả lại cho cái ngã. Khi cái ngã được tăng cường, tình thương sẽ tuôn chảy cho người khác nhiều hơn. Cá nhân cung hai tập hợp sức mạnh như một người thương yêu đồng loại của mình; anh ta vươn lên thông qua sự tăng trưởng và biểu lộ tình thương. Thông qua các phẩm tính kết nối, anh ta phát hiện ra mình không đơn độc; sức mạnh của cộng đồng là của mình; sức mạnh và quyền lực của anh ấy được nhân lên trong và bởi tất cả những người anh ấy yêu thương. Khi họ tăng tiến, anh ta tăng tiến; khi họ thành công, anh ta thành công. Thông qua sự bao gồm, anh ta đánh mất cảm giác bản thân là sinh mệnh nhỏ bé bất lực, và phát hiện ra mình là một tồn tại dạng tập thể hùng mạnh và đầy yêu thương, không có ranh giới cá nhân. Các cá nhân thuộc cung hai chỉ đơn giản là phải yêu thương mà rút bản thân ra khỏi trạng thái tự coi là thấp kém.

Overattachment: Never a problem for the average first ray type, this is the supreme problem for the second ray person. The Buddha’s whole mission was to free humanity from attachment (attachment to things of lesser value)—things lesser than the “soul of things.”

The most painful lesson for second ray individuals is to pry themselves loose from a closeness to the form nature of those they love. There is nothing wrong with the attachment of soul to soul; interestingly, such a spiritual attachment is, in essence, what is usually called detachment. But a cherishing, guarding, clinging attachment to the form natures of others (no matter how apparently justifiable the motive) is retarding for all parties concerned.

It is clear that those who are attached cannot move forward. They are burdened, encumbered, and they burden and encumber the object of their attachment. Beyond a certain point, attachment to form is anti-evolutionary. Yet it is the perception of many well-meaning second ray types that their attachment is a very loving and kind thing. What can be done?

Bám chấp quá mức: đây là vấn đề lớn nhất đối với người cung hai, nhưng không bao giờ là vấn đề đối với người trung bình thuộc cung một. Toàn bộ sứ mệnh của Đức Phật là giải phóng nhân loại khỏi sự bám chấp (gắn chặt với những thứ có giá trị thấp hơn) — những thứ nhỏ hơn “linh hồn của vạn vật”.

Bài học đau đớn nhất cho những người cung hai là tự tách mình ra khỏi sự gần gũi với bản chất sắc tướng của những thứ họ yêu thương. Không có gì sai khi gắn kết linh hồn với linh hồn; thật thú vị, về bản chất, sự gắn kết tinh thần đó lại thường được gọi là sự buông xả. Nhưng sự gắn bó trân trọng, bảo vệ, bám víu vào bản chất sắc tướng của người khác (bất kể động cơ chính đáng hiển nhiên đến mức nào) đang kìm hãm sự phát triển của tất cả các bên liên quan.

Rõ ràng là những người còn nhiều bám chấp không thể tiến về phía trước. Họ bị đè nặng, bị trở ngại, và họ gây trở ngại và đè nặng đối tượng họ muốn gắn kết. Ngoài một số điểm nhất định, sự bám chấp vào sắc tướng là phản tiến hóa. Tuy nhiên, theo nhận thức của nhiều người cung hai có thiện chí, sự bám chấp của họ là điều rất tốt đẹp và đáng yêu. Có thể làm được điều gì ở đây?

Again the contact must be from soul to soul. The clear, intuitive perception of the ray two type must be invoked, and people who have become objects of attachments must be seen as they really are—souls, and not personal forms. It is through increasing the clarity of the vision of reality that detachment is achieved and attachment negated. A mere prying loose without a concomitant growth of internal wisdom, will only be painful, and fruitful of self-pity. [58]

A powerful sense of individual identity is the key to the successful detachment of first ray types. So, with second ray people, the sense of a core of identity must also be strengthened. Centralization is one of the key integration formulae for those upon the second ray. A centralized reinforcement of essential identity will contribute to detachment from the nonessential.

Một lần nữa, việc liên hệ phải từ linh hồn đến linh hồn. Nhận thức rõ ràng, trực giác của người cung hai phải được gọi ra, và những người đã trở thành đối tượng của bám chấp phải được nhìn nhận như họ thực sự là những linh hồn, chứ không phải dưới hình thức phàm ngã. Chính nhờ việc gia tăng sự rõ ràng của tầm nhìn về thực tại mà sự buông xả đạt được và sự bám chấp bị loại bỏ. Đơn thuần tách rời mà không ó sự phát triển đồng thời của minh triết bên trong, sẽ gây đau khổ và kết quả là tự thương hại. [58]

Ý thức mạnh mẽ về đặc tính cá nhân là chìa khóa để cho những người cung một buông xả thành công. Vì vậy, với những người thuộc cung hai, ý thức về đặc tính cốt lõi cũng phải được củng cố. Tập trung hóa là một trong những công thức tích hợp quan trọng cho những người cung hai. Việc tăng cường tập trung vào đặc tính thiết yếu sẽ góp phần tách biệt khỏi những gì không cần thiết.

Overprotectiveness and overguarding: Just as sensitive second ray types fear being crushed, so their exquisite, empathic response makes them fear that others will be crushed—especially others to whom they may be attached. The shielding,

guarding, protecting impulse is very highly developed. These impulses are noble and very necessary if evolution is to proceed, but again, when overdone, they become counter- evolutionary. These practices prevent the shielded, guarded, protected ones from learning the necessary lessons that will strengthen them and allow them to proceed in confidence. The usual result of overprotectiveness is to make a weakling out of the one protected. The second ray overprotector, whose sheltering actions arise out of a sense of his own weakness, succeeds only in perpetuating the cycle of weakness.

Phòng vệ quá mức và bảo vệ quá mức: Là những người cung hai nhạy cảm sợ bị đè bẹp, vì vậy phản ứng tinh tế, thấu cảm khiến họ sợ rằng người khác cũng sẽ bị đè bẹp — đặc biệt là những người mà họ có thể gắn bó. Xung lực che chắn, canh gác, bảo vệ rất phát triển. Những xung lực này là quý báu và rất cần thiết trong quá trình tiến hóa, nhưng một lần nữa, khi quá mức, chúng trở nên phản tiến hóa. Thực tế này ngăn cản những người được che chắn, bảo vệ học được những bài học cần thiết để củng cố và cho phép họ tự tin thực hiện. Kết quả thông thường của việc bảo vệ quá mức là làm cho người được bảo vệ yếu đi. Người phòng vệ quá mức thuộc cung hai có hành động che chở xuất phát từ cảm giác về sự yếu kém của chính mình, chỉ thành công trong việc duy trì vòng lặp của sự yếu đuối.

To the second ray type, every blow upon a loved one is felt personally. This must be endured. Sometimes overprotecting is simply self-protecting. The second ray individual knowing from experience the pain of empathic response, seeks to protect himself from further pain.

The key to abandoning the impulse to spare a loved one of all pain, is to trust in the wisdom of the soul. A deep comprehension of the loved one’s soul intention will promote wise action rather than, merely, sentimentally loving action devoid of wisdom. A detached understanding based upon intuitive soul vision holds the key.

Đối với người cung hai, mỗi tai họa đến với người mà họ yêu quí đều được cảm nhận một cách cá nhân. Điều này phải được chịu đựng. Đôi khi phòng vệ quá mức chỉ đơn giản là bảo vệ bản thân. Đã được trải qua những đau khổ đến từ sự ứng đáp đồng cảm, cá nhân cung hai tìm cách bảo vệ bản thân đỡ đau khổ hơn.

Chìa khóa để từ bỏ sự thôi thúc muốn giải phóng người thân yêu khỏi mọi đau khổ là niềm tin vào minh triết của linh hồn. Sự hiểu biết sâu sắc về mục đích linh hồn của người thân yêu sẽ thúc đẩy hành động khôn ngoan hơn là hành động yêu thương đơn thuần, thiếu minh triết. Chìa khóa ở đây là sự thấu hiểu một cách tách rời dựa trên tầm nhìn trực giác của linh hồn.

Love of being loved: Being loved reinforces one’s self-image, bolsters confidence, and temporarily wards off debilitating inferiority feelings. It “feels good” to feel loved. Of course such a dependency is a poor substitute for finding one’s own center—the source of self-validation within oneself. When one discovers that one is, essentially, love, the need for constant encouragement (external stimulation of the ‘heart’ [coeur]) ceases. Being loved in this relatively superficial way may be reinforcing to the little, personal ego, but the soul itself has no need of it.

Thích được yêu: Được yêu giúp củng cố hình ảnh bản thân của một người, củng cố sự tự tin và tạm thời xua đuổi cảm giác tự ti do yếu đuối. Cảm giác được yêu thương “thật tuyệt”. Tất nhiên sự phụ thuộc như vậy là một sự thay thế không tốt cho việc tìm kiếm trung tâm của chính mình — nguồn gốc của sự tự khẳng định bản thân trong mỗi cá nhân. Khi một người phát hiện ra rằng về bản chất, trung tâm đó chính là tình thương, nhu cầu được khích lệ liên tục (kích thích bên ngoài ‘trái tim’ [coeur]) sẽ chấm dứt. Được yêu theo cách tương đối hời hợt này có thể củng cố cái tôi cá nhân nhỏ bé, nhưng bản thân linh hồn không cần đến điều đó.

The danger in such situations is that the one who loves to be loved may begin to “give love in order to get love.” Obviously, love given, with certain conditions attached, and a certain reciprocity expected (even demanded), is not the genuine article. People can fool themselves for a long time thinking this lesser form of love is the greater. The solution lies in courage (related as it is to the heart). Second ray individuals must dare to do the superficially ‘unloving’ (i.e., unpleasant) thing, if such is demanded by a real concern for the welfare of others. The reassuring consolation of a superficial exchange of affection will certainly vanish, but soul love will take its place. [59]

Điều nguy hiểm trong những tình huống như vậy là người thích được yêu có thể bắt đầu “cho đi tình yêu để có được tình yêu”. Rõ ràng, tình yêu cho đi, kèm theo một số điều kiện nhất định, và mong đợi một sự đáp lại nhất định (thậm chí là đòi hỏi), không phải là báo đáp đích thực. Mọi người có thể tự đánh lừa mình trong một thời gian dài khi nghĩ rằng dạng thức tình thương nhỏ bé hơn này là điều vĩ đại hơn. Giải pháp nằm ở lòng dũng cảm (liên quan đến trái tim). Các cá nhân thuộc cung hai phải dám làm điều mà bề ngoài ‘không ưa thích’ (tức là khó chịu), nếu điều đó được đặt ra bởi mối quan tâm thực sự đến lợi ích của người khác. Sự an ủi đảm bảo về một cuộc trao đổi tình cảm hời hợt chắc chắn sẽ tan biến nhường chỗ cho tình thương từ linh hồn. [59]

Nonassertiveness: To assert is often painful, and entails the risk of separating oneself from others. Second ray types dislike this risk. Also, it is quite hard to assert if one feels too ‘soft.’ However, there are times when an authoritative act of Self, straight from the core, is the only thing that will lead to accomplishment; but, second ray individuals most often refuse to push or make a deliberately forceful impact.

Không quyết đoán: Việc quả quyết một điều gì thường gây đau đớn và kéo theo nguy cơ tách biệt bản thân với người khác. Người cung hai không thích rủi ro này. Ngoài ra, nếu một người cảm thấy quá ‘mềm yếu’ thì rất khó để quyết đoán. Tuy nhiên, có những lúc một hành động uy quyền của Chân ngã, xuất phát thẳng từ cốt lõi, là điều duy nhất sẽ dẫn đến thành tựu; nhưng những người cung hai thường cố tình từ chối thúc đẩy hoặc tạo ra một tác động mạnh mẽ.

Clearly the first ray method of assertion is not for those upon the second ray. A stand must be made, but it must always be in love. If there is an inability or refusal to use force or push, at least there can be an affirmation of one’s soul-design, or a refusal to abandon that design in face of the assertions of others. An unwritten law of the Divine Plan is that one must stand up for oneself, otherwise, the unique pattern that one is, and the unique contribution that one is intended to make, will not be expressed, and the whole will be, to that degree, the poorer.

Second ray types must realize that it is their sacred responsibility to be themselves. Unnecessary surrender and relinquishment of one’s values is of no value to the common good. If not for themselves (in a personal sense), let them stand up for themselves if only for the sake of others! This thought, which evokes the concept of self- sacrifice, appeals to second ray types, and is sure to succeed.

Rõ ràng là phương pháp quyết đoán của cung một không dành cho những người cung hai. Bắt buộc phải xác định được chỗ đứng, nhưng chỗ đứng đó phải luôn trong tình thương. Nếu không thể hoặc từ chối sử dụng vũ lực hay thúc ép, thì ít nhất có thể có sự quả quyết về bản thiết kế của linh hồn, hoặc không từ bỏ thiết kế đó trước sự khẳng định của những người khác. Một luật bất thành văn của Thiên Cơ là mỗi người phải đứng lên vì chính mình, nếu không, mẫu thức độc nhất mà y là, và sự đóng góp duy nhất mà y được dự định để thực hiện, sẽ không được biểu lộ, vàtoànbộsẽlàmộtsựđángthươngởmứcđộđó.

Người cung hai phải nhận ra rằng nhiệm vụ thiêng liêng của họ là trở thành chính mình. Sự buông xuôi và từ bỏ một cách không cần thiết các giá trị của một người không có giá trị gì cho lợi ích chung. Nếu không phải vì chính họ (theo nghĩa cá nhân) hãy để họ tự đứng lên vì lợi ích của người khác! Suy nghĩ này, gợi lên khái niệm hy sinh, thu hút những người cung hai, và chắc chắn sẽ thành công.

Overabsorption in study: This glamor pertains more to those who are found upon the wisdom (or the more mental) aspect of the second ray. For practical purposes, the Love- Wisdom Ray is divided into two parts, but in actuality, there are three parts—as there are for all the major rays, i.e., the “rays of aspect.” One type of individual upon the second ray is highly mental, and may even develop (if balance is not preserved) contempt for the mental limitations of others.

This type of second ray person desires to know and understand everything with utter completeness—with “meticulous entirety” as the Tibetan expresses it. The amount of study of which such people are capable is amazing. Every completed study leads on to yet a new study. The avidly pursued goal—complete understanding—is ever elusive, and always fresh fields of ‘necessary!’ inquiry are revealed. The great problem with such individuals is that they desire to attain complete understanding before they are willing to act, and thus they may perpetually delay action, because complete understanding is quite impossible. Besides, no true second ray type ever successfully convinces himself that he has achieved it, even though to the less studious eye of other ray types, he may seem amazingly close.

Sự quá say mê trong nghiên cứu: Ảo cảm này liên quan nhiều hơn đến những người thiên về khía cạnh minh triết (hoặc thiên về trí tuệ) của cung hai. Đối với các mục đích thực tế, Cung Bác Ái – Minh Triết được chia thành hai phần, nhưng trên thực tế có ba phần — vì đây là điểm chung cho tất cả các cung chính, tức là “cung trạng thái”. Một tuýp người cung hai là tuýp có trí tuệ cao, thậm chí có thể phát triển sự khinh thường những giới hạn trí tuệ của người khác (nếu sự cân bằng không được bảo toàn).

Tuýp người cung hai này mong muốn biết và hiểu mọi thứ một cách trọn vẹn— với “sự toàn vẹn tỉ mỉ” như Chân sư Tây Tạng diễn đạt. Số lượng nghiên cứu mà những người này có khả năng đạt được thật đáng kinh ngạc. Mỗi nghiên cứu đã hoàn thành đều dẫn đến một nghiên cứu mới. Mục tiêu được theo đuổi một cách khao khát — hiểu biết đầy đủ — luôn có sự tìm tòi ‘cần thiết!’ các lĩnh vực mới được mở ra. Vấn đề lớn đối với những người này là họ mong muốn đạt được sự hiểu biết toàn diện trước khi họ sẵn sàng hành động, và do đó họ có thể vĩnh viễn trì hoãn hành động, bởi vì sự hiểu biết đầy đủ là điều không thể. Bên cạnh đó, không có người cung hai nào thực sự thuyết phục thành công bản thân rằng anh ta đã đạt được điều gì đó, mặc dù trong con mắt của những người cung khác ít chăm chỉ nghiên cứu hơn thì những gì anh ta đạt được dường như đã đáng kinh ngạc.

One can well imagine the consequences of such an attitude: inactivity, delay, procrastination, ineptness and a totally absorbed insensitivity to the immediate needs of others. The solution entails a concession to practicality. “Pure truth” is impossible of attainment, and even if it were to be attained, it could not be applied in a pure form—it would have to be adapted to present contingencies. Pure truth ever recedes, because what is pure or complete to a human mind (no matter how enlightened) is impure and [60] incomplete to a greater mind, such as the Mind of a Planetary Logos or a Solar Logos, etc. Those caught in the glamor of overabsorption in study are responsive to the ‘container’ function of the second ray, but not to the distributor function. What is contained must be rhythmically or periodically distributed, or a tremendous clogging will result, with all its unhealthy physical and psychological effects.

Người ta có thể hình dung rất rõ hậu quả của một thái độ như vậy: không hoạt động, trì hoãn, chần chừ, lười biếng và vô cảm hoàn toàn trước những nhu cầu cấp thiết của người khác. Giải pháp là cần có sự nhượng bộ đối với tính thực tế. “Chân lý thuần khiết” là không thể đạt được, và ngay cả khi đạt được nó, nó cũng không thể được áp dụng trong một hình thể thuần khiết—nó sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình huống hiện tại. Chân lý thuần khiết đã từng suy tàn, bởi vì những gì thuần khiết hoặc hoàn chỉnh đối với thể trí con người (cho dù có giác ngộ đến đâu) là không tinh khiết và [60] không hoàn chỉnh đối với cái trí vĩ đại hơn, chẳng hạn như Trí của một Hành tinh Thượng đế hoặc Thái Dương Thượng đế, v.v… Những cạm bẫy này trong ảo cảm Quá say mê nghiên cứu đáp ứng với chức năng ‘bình chứa’ của cung hai, nhưng không đáp ứng với chức năng phân phối. Những gì chứa trong đó phải được phân phối nhịp nhàng hoặc định kỳ, nếu không sẽ gây ra tắc nghẽn lớn, với tất cả các ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ thể chất và tâm lý.

The solution is simply less accumulative selfishness, less avid grasping for knowledge. The desire for an unrealistic completeness of understanding can be selfish and egotistical, and even useless in the long run. Second ray types caught in this malfunction must answer for themselves the questions: “How much is enough?”; “How much is too much?” Those familiar with astrology will recognize the Jupiterian nature of this second ray abuse—excess. Jupiter, of course, is a strongly second ray planet, and is particularly active in relation to the wisdom or guru aspect of the second ray.

Giải pháp đơn giản là bớt ích kỷ tích lũy, bớt ham đạt tri thức. Ham muốn về sự hiểu biết đầy đủ phi thực tế có thể là ích kỷ và tự cao tự đại, và thậm chí vô ích về lâu dài. Loại cung hai mắc phải sự cố này phải tự trả lời các câu hỏi: “Bao nhiêu là đủ?”; “Bao nhiêu là quá nhiều?” Những người quen thuộc với chiêm tinh học sẽ nhận ra bản chất sao Mộc của sự lạm dụng cung hai này quá mức. Tất nhiên, sao Mộc là một hành tinh cung hai mạnh mẽ, và đặc biệt tích cực liên quan đến khía cạnh minh triết hoặc đạo sư của cung hai.

Over-inclusiveness: Second ray individuals are the great includers. Inclusiveness is a loving virtue, but, of course, it is possible to include too much, and suffer from an overloaded system—whether a physical system, an emotional system or a mental system. Unused overload is fat; it is an unhealthy burden. In the paragraph above, we recognized this tendency at work in relation to the things of the mind. It can function, however, in relation to just about everything and everyone. The Christ and the great Avatars of love do, indeed, include all things within their consciousness and heart; but, They know how to include without attachment. Their inclusiveness does not encumber their functioning. For them, inclusiveness is an act of service, and they distribute healing, redeeming energies to all they include.

Quá bao gồm: Các cá nhân thuộc cung hai là những người bao gồm tuyệt vời. Tính bao gồm là một đức tính thuộc về tình thương, nhưng tất nhiên điều có thể xảy ra là bao gồm quá nhiều và chịu khổ vì một hệ thống quá tải — cho dù là hệ thống vật lý, hệ thống cảm xúc hay hệ thống trí tuệ. Béo phì là một dạng quá tải không sử dụng được; nó là một gánh nặng không lành mạnh về sức khoẻ. Trong đoạn trên, chúng ta đã nhận ra khuynh hướng này trong công việc liên quan đến hoạt động thể trí. Tuy nhiên, nó có thể hoạt động liên quan đến mọi thứ và mọi người. Quả thật, Đức Christ và những Đấng Hoá thân vĩ đại của tình thương bao gồm tất cả mọi thứ trong tâm thức và tim của các Ngài; nhưng các Ngài biết cách bao gồm mà không bám chấp. Tính bao gồm của các Ngài không ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngài. Đối với các Ngài, sự bao gồm là một hành động phụng sự, và các Ngài phóng rải năng lượng chữa lành và cứu chuộc cho tất cả những gì các Ngài bao gồm.

The second ray individual who has not reached the level of evolution of these exalted Sons of God, must learn to recognize his limitations. Magnetism is a beautiful quality, but it is not necessary to attract everything and everyone. Responsibility is a sign of divinity, but there are prudent limits to the extent of one’s proper burdens. Everyone needs opportunity, but it is not necessary (indeed it is unwise and dangerous) to offer all things to all people. One can see that a wise discrimination is the particular need of the overly inclusive second ray individual.

Người cung hai chưa đạt đến trình độ tiến hóa của những Người Con cao quý của Thượng Đế này phải học cách nhận ra những hạn chế của mình. Từ tính là một phẩm tính đẹp đẽ, nhưng không nhất thiết phải thu hút mọi thứ và mọi người. Trách nhiệm là một dấu hiệu của sự thiêng liêng, nhưng có những giới hạn thận trọng trong phạm vi gánh nặng thích hợp đối với một người. Mọi người đều cần cơ hội, nhưng không cần thiết (quả thực là thiếu khôn ngoan và nguy hiểm) cung cấp tất cả cho tất cả mọi người. Người ta có thể thấy rằng một sự phân biện khôn ngoan là điều thiết yếu đối với cá nhân thuộc cung hai quá bao gồm.

Insufficient rapidity of action: It can well be imagined that the person who is attracted to everything, attached to everyone does not “travel light,” and consequently may be unable to move with sufficient rapidity. On all levels, second ray people are inclined to ‘overpack,’ taking too many things or too many people ‘along.’ One of the obvious solutions to this problem is the cultivation of detachment.

Also, the usual mode of motion for second ray individuals is slow and gentle—in short, careful. These people are so considerate of others, and so loathe to do any harm, that they shy away from moving rapidly or abruptly lest damage be done. One of the things that makes second ray people fine teachers is their willingness to wait for the student, [61] to respect the student’s own tempo and natural rate of response. Negatively, this may mean so much patience with others (and themselves) that they and their students never learn to work under the pressure of time (time being related to the planet Saturn, and the 1-3-5-7 line of energy— the hard line).

Hành động không đủ nhanh: Có thể tưởng tượng rằng người bị thu hút bởi mọi thứ, bám chấp với mọi người không phải là “người đi với hành trang gọn nhẹ”,, và do đó có thể không thể di chuyển đủ nhanh. Ở tất cả các cấp độ, những người thuộc cung hai có xu hướng ‘đóng gói quá nhiều’, lấy quá nhiều thứ hoặc quá nhiều người ‘theo cùng’. Một trong những giải pháp rõ ràng cho vấn đề này là vun bồi sự tách rời.

Ngoài ra, phương thức chuyển động thông thường của các cá nhân cung hai là chậm rãi và nhẹ nhàng—nói ngắn gọn là cẩn thận. Những người này rất quan tâm đến người khác, và không thích làm bất kỳ điều gì gây hại, họ tránh di chuyển nhanh chóng hoặc đột ngột để tránh thiệt hại. Một trong những điều khiến người cung hai trở thành giáo viên tốt là vì họ sẵn sàng chờ học sinh, [61] tôn trọng nhịp độ và tốc độ phản hồi tự nhiên của học sinh. Tiêu cực, điều này có thể có nghĩa là quá kiên nhẫn với người khác (và với chính họ) đến mức họ và học sinh của họ không bao giờ học cách làm việc dưới áp lực của thời gian (thời gian liên quan đến hành tinh Sao Thổ và dòng năng lượng 1-3-5-7— cung cứng).

It should also be mentioned that second ray people can become so closely attached to their own personal comfort, that they hesitate to do anything to upset that comfort. Rapid action is frequently uncomfortable. It does not allow oneself to pamper oneself. It requires that one learn to advance under pressure, and pressure (in one of its many forms) is the cause of most kinds of discomfort we know.

A solution to this problem requires detachment, lightening the load, toughening up, and an ability to stick to what is essential at the moment. It is interesting that the antidote calls for the application of first ray virtues.

Cũng cần nói thêm rằng những người thuộc cung hai có thể trở nên bám chấp chặt chẽ với sự thoải mái cá nhân của họ, đến nỗi họ ngần ngại làm bất cứ điều gì để làm mất đi sự thoải mái đó. Hành động nhanh thường không thoải mái. Nó không cho phép một người được nuông chiều bản thân. Nó đòi hỏi người ta phải học cách thăng tiến dưới áp lực, và áp lực (ở một trong nhiều dạng của nó) là nguyên nhân của hầu hết các loại cảm giác khó chịu mà chúng ta biết.

Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi phải tách rời, giảm tải, tăng cường độ cứng và khả năng bám sát những gì cần thiết vào lúc này. Điều thú vị là thuốc giải đến từ việc kêu gọi áp dụng các đức tính cung một.

Coldness and indifference to others: It is hard to think of those upon the “Ray of Love” as being cold, but too great a dedication to the pursuit of pure truth can be a form of coldness. It becomes possible for such individuals (in the words of the Tibetan) to “sense the Whole and to remain apart” (Esoteric Psychology, Vol. II, p. 40). The pursuit of the light of wisdom becomes so great, that such individuals become blinded by the light—“blinded to the issues of the world of men.” The radiant light of pure truth becomes a temptation leading away from the capacity to feel the warmth of human kindness. People are seen so much in the abstract, so much as part of the whole, that they become part of an abstract pattern and are not seen as living, suffering human beings.

The obvious solution is the activation of the heart energy, and a willingness to focus upon the immediate, vibrant reality of each part of the Divine Whole. Each particular person must be seen as a living representative of the whole; the vision of the whole must not be allowed to seduce one from human accountability to each part within the whole.

Lạnh lùng và thờ ơ với người khác: Thật khó để nghĩ rằng những người theo “Cung của Tình thương” lại là người lạnh lùng, nhưng sự cống hiến quá lớn cho việc theo đuổi sự thật thuần khiết có thể là một dạng lạnh lùng. Những cá nhân như vậy (theo cách nói của Chân sư Tây Tạng) có thể “cảm nhận được Toàn thể và vẫn còn tách biệt” (Tâm lý học Nội môn Tập II, trang 40). Việc theo đuổi ánh sáng của trí tuệ trở nên lớn đến nỗi những cá nhân như vậy trở nên mù quáng trước ánh sáng— “mù quáng trước những vấn đề của thế giới loài người.” Ánh sáng chói lọi của chân lý thuần khiết trở thành một cám dỗ khiến con người không còn khả năng cảm nhận được hơi ấm của lòng tốt. Con người được nhìn thấy rất nhiều trong cái trừu tượng, nhiều như một phần của tổng thể, đến nỗi họ trở thành một phần của một khuôn mẫu trừu tượng và không được xem như những con người đang sống, đang đau khổ.

Giải pháp rõ ràng là kích hoạt năng lượng trái tim, và sẵn sàng tập trung vào thực tế sống động tức thì của từng phần của Toàn thể Thiêng Liêng. Mỗi người cụ thể phải được xem như một đại diện sống động của toàn thể; tầm nhìn về tổng thể không được phép lôi kéo một người từ trách nhiệm của con người đến từng bộ phận trong tổng thể.

Contempt for mental limitations in others: The second ray type can become so learned, so filled with knowledge that the learning of others appears hopelessly incomplete or insignificant. By comparison, most people are seen to have narrow points of view. Of course, it takes the second ray person a long to time to accumulate vast knowledge; over many years he has stored knowledge “as the squirrel stores its nuts”; this he must always remember when he looks at the ‘paltry accumulations’ of others who are not so studious. It is said that “even a donkey can carry a library on its back”; this adage should serve as a warning to those who equate much learning with wisdom.

Containment is not application, and without application there is no service. It is service for which a person is valued and respected, and which determines his spiritual status. Much learning must be put to true service, and this requires compassion. Compassion disallows contempt and demands service.

Khinh thường những hạn chế về tinh thần của người khác: Loại cung hai có thể trở nên uyên bác đến mức chứa đầy kiến thức đến nỗi việc học của người khác dường như không đầy đủ hoặc không đáng kể một cách vô vọng. Để so sánh, hầu hết mọi người đều có quan điểm hạn hẹp. Tất nhiên, người cung hai phải mất một thời gian dài để tích lũy kiến thức rộng lớn; trong nhiều năm, y đã lưu trữ kiến thức “như con sóc tích trữ hạt của nó”; y phải luôn nhớ điều này khi nhìn vào ‘những tích lũy nhỏ nhoi’ của những người không chăm học như vậy. Người ta nói rằng “ngay cả một con lừa cũng có thể cõng cả thư viện trên lưng”; câu ngạn ngữ này nên dùng như một lời cảnh báo cho những ai đánh đồng việc học nhiều với minh triết.

Tích trữ không phải là ứng dụng, và không có ứng dụng thì không có phụng sự. Do sự phụng sự mà một người được đánh giá cao và tôn trọng, và là thứ quyết định tình trạng tinh thần của anh ta. Việc học nhiều phải được đưa vào mục đích phụng sự đích thực, và điều này đòi hỏi lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn ngăn cản sự khinh miệt và đòi hỏi sự phụng sự.

[1] out of the way: 1. unusual or strange 2. Xa xôi, hẻo lánh

Leave Comment