RAYIII
The Ray of Active Intelligence
CUNG III
Cung của Trí Thông Tuệ Linh Hoạt
Some Strengths Characteristic of Those upon the Third Ray
Capacity for abstract thinking
Capacity to theorize and speculate
Understanding of relativity
Wide views on all abstract questions
Capacity for rigorous analysis and reasoning: an acute and powerful intellect
Great mental fertility and creativity
Ability to modify and qualify for the sake of accuracy in thought
Power to understand and explain complex woven patterns and trends
Great mental activity and agility
Skillful communication; the power to be vocal and render thought into word
Facility with language
Power to recognize and think within the blueprint of the Divine Plan
Power to manipulate
Ability to plan and strategize
Great activity and adaptability
Ability to understand economy and be economical
Facility for understanding and handling money; philanthropy
Executive and business aptitudes
Một số điểm mạnh đặc trưng của những người cung ba
- Khả năng tư duy trừu tượng
- Khả năng lý thuyết hóa và suy đoán
- Hiểu biết về thuyết tương đối
- Tầm nhìn rộng về tất cả các vấn đề trừu tượng
- Năng lực phân tích và lập luận chặt chẽ—một trí tuệ nhạy bén và mạnh mẽ
- Khả năng sáng tạo và khả năng sinh sôi tuyệt vời về trí tuệ
- Khả năng thay đổi và đạt tiêu chuẩn cho sự chính xác trong suy nghĩ
- Năng lực để hiểu các kiểu mẫu và xu hướng đan xen phức tạp
- Sự hoạt động và linh lợi tuyệt vời của trí tuệ
- Giao tiếp khéo léo; Năng lực để nói và diễn tả thành lời
- Ngôn ngữ trôi chảy
- Năng lực nhận biết và suy nghĩ bên trong bản thiết kế của Thiên Cơ
- Năng lực xoay xở
- Khả năng lập kế hoạch và lên chiến lược
- Hoạt động và khả năng thích nghi rất tốt
- Khả năng hiểu biết về kinh tế và tính tiết kiệm hợp lý
- Khả năng hiểu và xử lý tiền bạc; thiện nguyện
- Năng khiếu điều hành và kinh doanh
Capacity for abstract thinking: Abstraction is one of the principal functions of the mind. An abstraction is a generalization from a particular. Abstraction is a mental faculty which enables the mind to sense similarities between particulars. While abstractions are not faithful representations of reality, they are absolutely necessary if the human being is to relate intelligently and efficiently to his environment.
The principle of “unrepeatability” is everywhere to be seen; there are, in actuality, no two completely identical things in the universe. All entities are unique. And yet, for practical purposes, there are classes of things—things which, though not identical in every particular, share certain distinguishable commonalities, at least distinguishable [63] to the perception of the human mind. Through the power of abstraction, the mind recognizes these commonalities, and views an aggregation of such things as if they are all members of a particular class. Such things, therefore, are considered the same for purposes of identification or classification.
Khả năng tư duy trừu tượng: Trừu tượng hóa là một trong những chức năng chủ yếu của thể trí. Một sự trừu tượng là một khái quát hóa từ cái cụ thể. Trừu tượng hóa là một chức năng trí tuệ cho phép thể trí cảm nhận được những tương đồng giữa các chi tiết riêng biệt. Mặc dù trừu tượng hoá không phải là những miêu tả trung thực của thực tại, chúng hoàn toàn cần thiết nếu con người muốn liên hệ một cách thông minh và hiệu quả với môi trường của mình.
Nguyên tắc “không lặp lại” được nhìn thấy ở khắp mọi nơi; trên thực tế, không có hai thứ hoàn toàn giống nhau trong vũ trụ. Tất cả các thực thể là duy nhất. Tuy nhiên, vì mục đích thực tế, có những loại sự vật, có những thứ mặc dù không giống nhau về mọi mặt, lại chia sẻ những điểm chung dễ phân biệt nhất định, ít nhất là có thể phân biệt được đối với nhận thức của thể trí con người. Thông qua sức mạnh của trừu tượng hóa, thể trí nhận ra những điểm chung này và coi một tập hợp những thứ như vậy như thể tất cả chúng là thành viên của một loại cụ thể. Do đó, những thứ như vậy được coi là giống nhau cho mục đích nhận dạng hoặc phân loại.
Developed individuals upon the third ray are particularly adept at abstraction, or what might be called ‘classification at a mental distance.’ They are able to “take the long view,” or to “look from afar” (i.e., with ‘mental distance’) at a number of particular things and see what features they have in common. They are then able to determine the general behavior of members of the same class of objects and, by careful thought, to determine the relation of one class to another class. A dynamic pattern of relationships is thus construed among the class of objects being observed—a pattern of interdependent movements and interactions.
It doesn’t matter what subject area is being considered: history, philosophy, economics, mathematics, anthropology, or literature, the pattern is seen “enlarge,” the trends are described, and the general laws of the interaction of various constituent objects are determined.
Những cá nhân phát triển trên cung ba đặc biệt thành thạo trong việc trừu tượng hóa, hay những gì có thể được gọi là ‘phân loại ở một khoảng cách trí tuệ.’ Họ có thể “nhìn xa,” hoặc “nhìn từ xa” (tức là, với ‘khoảng cách trí tuệ’) một số đối tượng cụ thể và xem chúng có những nét đặc trưng chung nào. Sau đó, họ có thể xác định hành vi chung của các thành viên của cùng một loại đối tượng và bằng cách suy nghĩ thận trọng, xác định mối quan hệ của loại này với loại khác. Do đó, một mô thức năng động của các mối quan hệ được phân tích giữa các thành viên trong loại đối tượng đang được quan sát — một mô thức của các chuyển động và tương tác phụ thuộc lẫn nhau.
Không quan trọng lĩnh vực chủ đề đang được xem xét là gì: lịch sử, triết học, kinh tế, toán học, nhân chủng học hay văn học, mô thức được nhìn thấy “trên diện rộng”, các xu hướng được mô tả và các quy luật chung về sự tương tác của các đối tượng cấu thành khác nhau được xác định.
When a broad, overall view of things is required, developed third ray individuals excel. They are not so concerned with the unique individuality of a particular person or thing, as with what that person or thing may represent within the whole, and to what general trend or pattern of behavior that person or thing can be related. Such people are extraordinarily capable of seeing everything “in the abstract,” i.e., not so much in terms of a thing’s concrete reality as in terms of its relationships, its contextual reality.
Abstractions which have no point of reference in sensory reality can also be deliberately created (or detected) by the mind. Mathematical and various kinds of symbolic constructs are such abstractions. Abstractions are a simplified blueprint or map of a particular terrain or domain—the terrain or domain need not be sensory, but can be strictly mental. The languages of higher mathematics and of symbolic logic are examples of deliberately created abstractions which, themselves, refer to a lower order of abstractions. Such languages have only the most tenuous connection to the more concrete levels of sensory and sentient actuality.
Khi cần một cái nhìn bao quát, tổng thể về mọi thứ, các cá nhân cung ba phát triển vô cùng xuất sắc. Họ không quá quan tâm đến đặc tính riêng biệt của một người hoặc một vật cụ thể bằng những gì người đó hoặc sự vật có thể biểu hiện trong tổng thể, và xu hướng hoặc kiểu hành vi chung mà người đó hoặc sự vật đó có thể liên quan. Những người như vậy có khả năng phi thường nhìn thấy mọi thứ “trong điều kiện trừu tượng”, tức là không quá nhiều trên khía cạnh thực tế cụ thể của một sự vật, mà thiên về khía cạnh các mối quan hệ của nó, thực tế theo bối cảnh của nó.
Những sự trừu tượng không có điểm quy chiếu trong thực tại cảm giác cũng có thể được thể trí tạo ra (hoặc phát hiện) một cách chủ ý. Toán học và các loại cấu trúc biểu tượng khác nhau là những điều trừu tượng. Trừu tượng là một bản thiết kế hoặc bản đồ đơn giản hóa của một địa hình hoặc lãnh vực cụ thể — địa hình hoặc lãnh vực đó không cần phải cảm tính, nhưng hoàn toàn có thể thuộc về trí tuệ. Các ngôn ngữ của toán học cao cấp và logic biểu tượng là những ví dụ về những sự trừu tượng được tạo ra một cách có chủ ý, và chính bản thân chúng đề cập đến một cấp độ trừu tượng thấp hơn. Những ngôn ngữ như vậy chỉ có mối liên hệ mỏng manh nhất với các cấp độ cụ thể hơn của thực tế cảm giác và tri giác.
There are certain kinds of third ray individuals who inhabit these more rarefied realms of thought. Their thought does not deal with ordinary ‘things,’ and their thought- content is unrecognizable to most. It is not necessarily that their words are unrecognizable because of being too technical (such as scientific words with which few people have any familiarity). Their words may be, in fact, fairly recognizable, but the objects to which these words refer may be so intangible, or at so many removes from ordinarily recognizable actuality, that most people will not know what such people are really talking about. This is one of the principle reasons why those strongly characterized by the third ray have such a reputation for obscurity. [64]
Có một số kiểu mẫu cá nhân cung ba sống trong những lĩnh vực tư tưởng hiếm hoi hơn này. Tư tưởng của họ không liên quan đến ‘những điều bình thường’ và nội dung tư tưởng của họ không thể nhận ra đối với hầu hết mọi người. Không hẳn là các từ của họ không thể nhận biết được vì chúng quá kỹ thuật (chẳng hạn như các từ khoa học mà ít người quen thuộc). Trên thực tế, những từ ngữ của họ có thể khá dễ nhận biết, nhưng đối tượng mà những từ ngữ này đề cập đến có thể rất vô hình, hoặc quá khác biệt so với thực tế dễ nhận biết, đến nỗi hầu hết mọi người sẽ không biết những người này thực sự đang nói về điều gì. Đây là một trong những lý do chính tại sao những người được đặc trưng mạnh mẽ bởi cung ba lại có tiếng là khó hiểu.
Capacity to theorize and speculate: In the ultimate sense, a theory is a form of thought which attempts to discern and describe a pattern of energy relationships. The theoretician seeks to cognize the pattern of truth behind apparent flux. Confronted with what they perceive as a bewildering array of complex interrelated motions, developed third ray individuals seek to construct an abstracted pattern or blueprint which will simplify and make sense of all this interweaving activity. The patterns of explanation which they conceive (i.e., their theories) are closely woven systems of thought which describe the interrelationships of the variables within a particular whole. Third ray explanations will be framed in far broader and less specific terms than theoretical explanations produced by those primarily upon the fifth ray.
Khả năng lý thuyết hóa và suy đoán: Theo nghĩa sâu xa nhất, một lý thuyết là một dạng tư tưởng vốn cố gắng thấy rõ và mô tả một mô thức các mối quan hệ năng lượng. Nhà lý thuyết tìm cách nhận thức mô hình chân lý đằng sau dòng chảy biểu kiến. Đối mặt với những gì họ nhận thức là một loạt các chuyển động phức tạp có liên quan lẫn nhau gây bối rối, các cá nhân cung ba phát triển tìm cách xây dựng một mô thức hoặc bản thiết kế trừu tượng làm đơn giản hóa và có ý nghĩa về tất cả hoạt động đan xen này. Các mô thức giải nghĩa mà họ quan niệm (tức là các lý thuyết của họ) là những hệ thống tư tưởng được đan kết chặt chẽ mô tả những mối quan hệ qua lại của các biến số trong một tổng hòa cụ thể. Những giải thích cung ba sẽ được đóng khung trong những thuật ngữ rộng hơn và ít cụ thể hơn những giải thích lý thuyết được tạo ra bởi những người chủ yếu trên cung năm.
Fifth ray people may find third ray explanations maddeningly vague, loose or unsubstantiated. In general, the third ray person will not be too keen on experimental verification of theories, and will leave such efforts to the more practically exacting fifth ray types. Third ray people will conduct speculative “thought experiments,” in which imagination and speculation are the principle means of verification—however unacceptable such an approach might be to those upon the fifth ray. Speculation is an act of the mind, or the “mind’s eye” (the imaginative faculty). Based upon a vision of the past and an assessment of the present, trends are identified, and these trends are extrapolated into the future in order to produce a pattern of probabilities.
Người cung năm có thể thấy những lời giải thích cung ba vô cùng mơ hồ, lỏng lẻo hoặc không có cơ sở. Nói chung, người cung ba sẽ không quá quan tâm đến việc xác minh lý thuyết bằng thực nghiệm, và sẽ dành những nỗ lực xác minh cho các tuýp người cung năm thực tế hơn. Những người cung ba sẽ điều khiển “thực nghiệm tư tưởng” lý thuyết, trong đó trí tưởng tượng và suy đoán là phương tiện xác minh chính — tuy nhiên cách tiếp cận như vậy không thể chấp nhận được đối với những người cung năm. Suy đoán là một hành động của trí tuệ, hay “con mắt của thể trí” (quan năng tưởng tượng). Dựa trên tầm nhìn về quá khứ và đánh giá hiện tại, các xu hướng được xác định và những xu hướng này được ngoại suy cho tương lai để tạo ra một mô hình xác suất sẽ xảy ra.
Third ray speculations may be thought through again and again to ‘test’ for logical consistency and integrity, but third ray individuals are usually content to stop at that. One of the great weaknesses of Greek scientific speculation was that it was rarely “put to the test” (the fifth ray sort of test). If a theory seemed convincing and was rationally and logically deducible from “self-evident” premises, then the theory was accepted as a virtual reality. But even the highest form of speculative theory is only as good as the premises upon which it is based, and premises can easily be erroneous because set forth in an “a priori,” presumptive manner.
Despite the weaknesses of their unreservedly theoretical and speculative approaches, advanced third ray individuals are able to meaningfully synthesize a great deal of experience, and explain it in terms of an underlying ‘scaffolding’ of relationships. Great theories of history, and theories regarding the development of intelligent thought (the history of ideas) come in this category. These theories make it possible for us to look at a vast number of events and understand them in a far more coherent way, even though the theories themselves cannot be ‘proven’ in the usual, scientific sense of the word.
Các suy đoán cung ba có thể được suy đi nghĩ lại để ‘kiểm tra’ tính nhất quán và toàn vẹn về mặt logic, nhưng các cá nhân cung ba thường muốn dừng lại ở đó. Một trong những điểm yếu lớn của suy đoán khoa học Hy Lạp là nó hiếm khi được “đưa vào thử nghiệm” (loại thử nghiệm cung năm). Nếu một lý thuyết có vẻ thuyết phục và được suy luận một cách hợp lý và logic từ các tiền đề “hiển nhiên”, thì lý thuyết đó được chấp nhận như một thực tại thực sự. Nhưng ngay cả dạng lý thuyết suy đoán cao nhất cũng chỉ tốt như những tiền đề mà nó dựa trên đó, và những tiền đề có thể dễ dàng sai lầm vì được đặt ra theo cách thức giả định “tiên nghiệm”.
Bất chấp những điểm yếu của phương pháp tiếp cận lý thuyết và suy đoán không chắc chắn của họ, các cá nhân cung ba tiến hóa có thể tổng hợp một cách có ý nghĩa rất nhiều kinh nghiệm và giải thích nó về mặt ‘giàn giáo’ (ND: hệ thống kết nối) cơ bản của các mối quan hệ. Các lý thuyết vĩ đại trong lịch sử và các lý thuyết liên quan đến sự phát triển của tư tưởng thông tuệ (lịch sử của các ý tưởng) đều thuộc loại này. Những lý thuyết này giúp chúng ta có thể xem xét một số lượng lớn các sự kiện và hiểu chúng theo một cách mạch lạc hơn, mặc dù bản thân các lý thuyết này không thể được ‘chứng minh’ theo nghĩa khoa học thông thường của từ này.
Understanding of relativity: During the twentieth century the concept of relativity has emerged as one of the most sophisticated ways of describing the world process. Those who have attempted to follow even the simplified presentations of Einstein’s thought will admit that it is very abstract and often bewildering; thinking in relativistic terms is far removed from thought characterized by the common sense approach. (The commonsense approach, per se, is a characteristic of those upon the fifth ray; this is another [65] of the important and interesting contrasts between the modes of functioning characteristic of those upon the fifth and the third rays.)
Hiểu biết về thuyết tương đối: Trong thế kỷ XX, khái niệm thuyết tương đối đã xuất hiện như một trong những cách mô tả tiến trình thế giới một cách tinh vi nhất. Những người cố gắng theo đuổi ngay cả những cách trình bày đơn giản hóa tư tưởng của Einstein đều thừa nhận rằng nó rất trừu tượng và thường gây hoang mang; tư duy theo thuật ngữ tương đối khác xa với tư duy được đặc trưng bởi cách tiếp cận thông thường. (Cách tiếp cận thông thường, tự thân nó, là một đặc điểm của người cung năm; đây là một trong những điểm tương phản quan trọng và thú vị giữa các phương thức hoạt động đặc trưng của những người trên cung năm và cung ba.)
Relativity, in its more abstract and mathematically defined form, appears in the works of Einstein, his successors and elaborators. Relativity, as a general and more easily apprehended concept, however, has pervaded 20th century thought. We live in an age of relative values and perceptions; absolutes have been banished from the “modern mind” as unsophisticated and unreliable.
The average, intelligent individual understands people, places and things comparatively and contextually. The modern mind is ever asking for the “frame of reference” (contexts) in which events occur. Something may have a given meaning in one context, but a totally different meaning in another. The comfortable world of absolutes is frozen, static and ever-abiding; meanings do not change. The relativistic world of multiple contexts is ever in flux, ever shifting, ever changing.
Thuyết tương đối, ở dạng trừu tượng hơn và được định nghĩa về mặt toán học, xuất hiện trong các công trình của Einstein, của những người kế thừa và diễn giải ông. Tuy nhiên, thuyết tương đối, với tư cách là một khái niệm tổng quát và dễ hiểu hơn, đã tràn ngập khắp tư tưởng thế kỷ 20. Chúng ta đang sống trong thời đại của những giá trị và nhận thức tương đối; những điều tuyệt đối đã bị loại khỏi “thể trí hiện đại” vì mức độ không đáng tin cậy và kém tinh vi.
Người trung bình, thông minh hiểu con người, địa điểm và mọi thứ một cách tương đối và theo bối cảnh. Thể trí hiện đại luôn yêu cầu “hệ quy chiếu” (bối cảnh) trong đó các sự kiện xảy ra. Điều gì đó có thể có một ý nghĩa nhất định trong một bối cảnh, nhưng lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác trong một bối cảnh khác. Thế giới đầy đủ của sự tuyệt đối bị đóng băng, tĩnh tại và luôn vĩnh cửu; ý nghĩa không thay đổi. Thế giới tương đối đa ngữ cảnh bao giờ cũng liên tục, luôn thăng trầm, luôn thay đổi.
Those familiar with the way the third ray functions will recognize it as a ray related to motion and change, and to the ability to understand and manipulate motion and change. The developed third ray individual has the ability to understand how things within a given context change and vary relative to each other, and (more abstractly), how differing contexts vary relative to each other. The motion of the whole is seen, and all the many movements are understood—relative to each other. This is why third ray people understand implications so well. All things are seen as related, and as constantly changing in response to any specific change within the system. Any applied action has its ramifications (and ramifications can be extremely complex). Third ray people innately understand the ramifications of an act (i.e., how one action causes variation all along particular lines of influence). They see a fluid world, a constantly mutable network of relationships. They are adept at understanding the changing meaning of any thing relative to the frame of reference in which that thing is found.
Những người quen thuộc với cách hoạt động của cung ba sẽ nhận thức nó như một cung liên quan đến chuyển động và thay đổi, cũng như khả năng hiểu và vận dụng sự chuyển động và thay đổi. Cá nhân cung ba phát triển có khả năng hiểu mọi thứ trong một bối cảnh thay đổi nhất định và biến dịch tương đối với nhau, và (trừu tượng hơn), các bối cảnh khác nhau thay đổi tương đốinhư thế nào so với nhau. Chuyển động của tổng thể được nhìn thấy, và tất cả các chuyển động được hiểu—tương đối với nhau. Đây là lý do tại sao những người cung ba hiểu rất rõ những mốiquan hệ mật thiết. Tất cả mọi thứ được coi là có liên quan và liên tục thay đổi trong sự đáp ứng với bất kỳ thay đổi cụ thể nào trong hệ thống. Bất kỳ hành động nào được áp dụng đều có các phân nhánh của nó (và các phân nhánh có thể cực kỳ phức tạp). Những người cung ba bẩm sinh hiểu được các phân nhánh của một hành động (nghĩa là cách một hành động gây ra sự thay đổi dọc theo các đường ảnh hưởng cụ thể). Họ nhìn thấy một thế giới uyển chuyển, một mạng lưới các mối quan hệ có thể thay đổi liên tục. Họ là bậc thầy trong việc hiểu ý nghĩa thay đổi của bất kỳ thứ gì liên quan đến hệ quy chiếu mà ở đó đối tượng được tìm thấy.
Wide views on all abstract questions: Evolved third ray people are known for their breadth of mind. They are able to mentally remove any ‘event’ (everything manifest is, actually, an event) from its immediate context, and relate it to a much wider context. “What are the broader implications?” “What are the ramifications?” These are the kinds of questions advanced third ray people ask. They are able to bring a wide range of thoughts to bear on any specific issue. These thoughts may be gathered as if from a great mental ‘distance;’ thus all issues are seen in relation to many streams of thought.
With their ready power of abstraction, it is often distasteful for third ray people to “stick to specifics.” The moment they ask, “What is the meaning of that?” one knows that that is about to be lifted up, abstracted, shorn of its particularity, and seen from the widest possible point of view.
Tầm nhìn rộng lớn về tất cả các vấn đề trừu tượng: Những người cung ba tiến hóa được biết đến với tâm trí rộng lớn. Thông qua trí tuệ, họ có thể loại bỏ bất kỳ ‘sự kiện’ nào (mọi thứ biểu hiện thực sự là một sự kiện) khỏi bối cảnh cận kề của nó và liên hệ nó với một bối cảnh rộng lớn hơn nhiều. “Các mối quan hệ mật thiết rộng hơn là gì?” “Các phân nhánh là gì?” Đây là loại câu hỏi mà những người tiến hóa cung ba thường hỏi. Họ có thể đưa ra nhiều tư tưởng phong phú về bất kỳ vấn đề cụ thể nào. Những tư tưởng này có thể được tập hợp lại như thể từ một ‘tầm’ trí tuệ lớn; do đó, mọi vấn đề được nhìn nhận liên quan đến nhiều luồng tư tưởng.
Với sức mạnh trừu tượng sẵn có của mình, những người cung ba thường cảm thấy khó chịu khi “dính mắc vào các chi tiết cụ thể”. Khoảnh khắc họ hỏi, “Ý nghĩa của điều đó là gì?” người ta biết rằng điều đó sắp được nâng lên, trừu tượng hóa, giảm bớt tính cụ thể của nó, và được xem xét từ quan điểm rộng nhất có thể.
Capacity for rigorous analysis and reasoning—an acute and powerful intellect: It is often thought that only those upon the fifth ray are analytical; this is a misunderstanding [66]. Third ray people are equally analytical but, whereas fifth ray analysis is applied more to concrete form, third ray analysis is applied to larger and more abstract contexts. In an ultimate sense, of course, everything we can perceive at this point of our evolution is an aspect of form (for even our “formless worlds” are aspects of the cosmic physical plane), but for practical purposes the distinction holds.
Năng lực phân tích và lập luận chặt chẽ—một trí tuệ nhạy bén và mạnh mẽ: Người ta thường nghĩ rằng chỉ những người ở cung năm mới có khả năng phân tích; đây là một sự hiểu lầm [66]. Những người cung ba cũng có khả năng phân tích như vậy, nhưng trong khi việc phân tích của người cung năm được áp dụng nhiều hơn cho các dạng thức cụ thể, thì việc phân tích của người cung ba được áp dụng cho các bối cảnh rộng lớn hơn và trừu tượng hơn. Tất nhiên, xét tới tận cùng, mọi thứ mà chúng ta có thể nhận thức được tại thời điểm hiện tại trong quá trình tiến hóa của chúng ta là một khía cạnh của hình tướng (ngay cả các “cõi giới vô sắc” của chúng ta cũng là những khía cạnh của cõi hồng trần vũ trụ), nhưng đối với các mục đích thực tế thì sự khác biệt vẫn tồn tại.
Third ray individuals are known for “exactitude in thought” (Esoteric Psychology, Vol. I, p. 163) just as those upon the fifth ray are known for “exactitude in action” (Ibid., p. 164). The energy of the third ray is also known as “the acute energy of divine mental perception” (The Rays and the Initiations, p. 558). Some idea of the acuity and precision of this ray and the ‘sharp’ thinking process of those who are strongly influenced by it, can be gathered from these descriptions.
Những người cung ba được biết đến với đặc điểm “chuẩn xác trong suy nghĩ” (Tâm lý học bí truyền, Tập I, trang 163) cũng giống như những người cung năm được biết đến là “chuẩn xác trong hành động” (Ibid., Trang 164). Năng lượng của cung ba còn được gọi là “năng lượng nhạy bén của nhận thức trí tuệ thiêng liêng” (Cung và điểm đạo, trang 558). Một số ý tưởng về độ nhạy bén và độ chính xác của người cung ba và quá trình tư duy ‘sắc bén’ của những người chịu ảnh hưởng mạnh bởi cung này có thể được rút ra từ những mô tả trên.
Not only are third ray people very analytical, but they are synthetic. In this way, they differ markedly from fifth ray people who sometimes have trouble ‘putting together’ all the things they have ‘taken apart.’ But the third ray is known as “the Weaver,” creating patterns by logically linking and weaving together all the many separate strands of thought.
Những người cung ba không chỉ rất hay phân tích, mà họ còn là những người tổng hợp. Theo cách này, họ khác biệt rõ rệt với những người thuộc cung năm, những người đôi khi gặp khó khăn khi ‘tập hợp’ tất cả những thứ mà họ đã ‘tách ra.’ Nhưng cung ba được gọi là “Thợ dệt”, tạo ra các mẫu thức bằng cách liên kết một cách hợp lý và dệt tất cả lại với nhau từ nhiều luồng tư tưởng riêng biệt.
Third ray people sometimes have a reputation for sloppy or careless thought or activity. This can be true, but not for the highly developed individuals qualified by this ray. Although they may let mundane matters slide, they are especially careful about their thinking, and usually must have a reason for everything. Think for a moment of the kind of exacting thought which must be performed by those who are academic philosophers and mathematicians. The laws of logical thought must be rigorously obeyed, otherwise reasoning breaks down and becomes invalid.
Những người cung ba đôi khi nổi tiếng về cách suy nghĩ hoặc hành động tuỳ tiện hay cẩu thả. Điều này có thể đúng, nhưng không đúng với những cá nhân phát triển cao được phẩm địnhbởi cung này . Mặc dù họ có thể để cho những vấn đề trần tục trượt dài, nhưng họ đặc biệt cẩn thận trong suy nghĩ của mình và thường phải có lý do cho mọi thứ. Hãy suy nghĩ một chút về loại tư tưởng khắt khe hẳn là phải được những triết gia và nhà toán học hàn lâm thể hiện. Các quy luật của tư tưởng lôgic phải được tuân theo một cách chặt chẽ, nếu không lý luận sẽ bị phá vỡ và trở nên vô nghĩa.
Academic philosophers and mathematicians engage in arguments which are intended to prove or justify the theories they propose. Their proofs, however, occur purely on the level of abstraction. There may not even be any concrete actualities to correspond to the symbols and categories used within the proofs. The most exacting, logical, sequential thinking is required if they are to succeed. Every thought in a chain of reasoning must follow logically, for in correct reasoning there must be a logical concatenation of related ideas.
Các nhà triết học và toán học hàn lâm tham gia vào các cuộc tranh luận nhằm chứng minh hoặc biện minh cho các lý thuyết mà họ đề xuất. Tuy nhiên, các chứng minh của họ hoàn toàn xảy ra ở mức độ trừu tượng. Thậm chí có thể không có bất kỳ thực tế cụ thể nào tương ứng với các ký hiệu và danh mục được sử dụng trong các chứng minh. Cần phải có tư duy tuần tự, logic, khắt khe nhất nếu muốn thành công. Mọi suy nghĩ trong một chuỗi lập luận phải tuân theo logic, vì trong suy luận chính xác thì phải có sự móc nối logic của các ý tưởng liên quan.
The word “concatenation” is particularly descriptive of the sophisticated third ray process, for in the fabric of reasoning one must be able to follow the “thread of the argument” throughout all words and ideas presented. Words and phrases like: “it necessarily follows that”; “consequently”; “therefore”; “it stands to reason”; “the inescapable conclusion is…”; etc., are frequently found throughout the verbalized or written thoughts of highly developed people upon the third ray. In mental matters at least, they demonstrate extreme caution rather than the carelessness which their reputation often suggests. [67] When the third ray is the predominating influence, the intellect can be unusually sharp and penetrating. It is not the intellect of the researcher, but of one who can express ideas with refinement, precision and sophistication. Third ray people are the true “intellectuals” even more than those upon the fifth ray. Fifth ray people are much more interested in the level of sensory reality, but those upon the third ray (at least those who lay the emphasis upon abstract thinking) are quite willing to stay in the mind.
Từ “móc nối” đặc biệt mô tả quá trình cung ba phức tạp, vì trong cấu trúc lập luận, người ta phải có khả năng tuân theo “sợi dây lập luận” xuyên suốt tất cả các câu từ và ý tưởng được trình bày. Các từ và cụm từ như: “điều tiếp theo nhất thiết phải là”; “hậu quả là”; “vì thế”; “thật là hợp lý”; “Kết luận hiển nhiên là …”; v.v…, thường được tìm thấy trong toàn bộ suy nghĩ thể hiện qua lời nói hoặc văn bản của những người cung ba tiến hóa cao. Ít nhất trong các vấn đề tinh thần, họ thể hiện sự thận trọng cao độ hơn là sự bất cẩn mà họ thường bị mang tiếng. [67] Khi cung ba ảnh hưởng chiếm ưu thế, trí tuệ có thể sắc bén và xuyên thấu một cách đặc biệt. Đó không phải là trí tuệ của nhà nghiên cứu, mà là của một người có thể thể hiện ý tưởng với sự trau chuốt, chính xác và tinh vi. Những người thuộc cung ba là những “nhà trí tuệ” thực sự thậm chí còn hơn những người ở cung năm. Những người thuộc cung năm quan tâm nhiều hơn ở mức độ thực tế giác quan, nhưng những người ở cung ba (ít nhất là những người đặt trọng tâm vào tư duy trừu tượng) lại khá sẵn lòng đặt mối quan tâm vào thể trí.
The objects of the mind (such as ideas or concepts) become their principal objects of attention, and the close observation of sensory reality is decidedly secondary. Their intellect is prone to penetrate into higher realms of thought rather than into the depths of matter and its minutiae. There will be great patience for creating strands of thought and for weaving them together, but not much patience for the lengthy observation of concrete particulars on the level of the senses.
Các đối tượng của cái trí (chẳng hạn như ý tưởng hoặc khái niệm) trở thành đối tượng chú ý chính của họ, và việc quan sát chặt chẽ thực tại thuộc giác quan chỉ là thứ yếu. Trí tuệ của họ có xu hướng thâm nhập vào các cảnh giới cao của tư tưởng hơn là vào chiều sâu của vật chất và những thứ vụn vặt của nó. Họ sẽ rất kiên nhẫn tạo ra các dòng suy nghĩ và để đan kết chúng lại với nhau, nhưng không có nhiều kiên nhẫn để quan sát lâu dài các chi tiết cụ thể trên cấp độ của các giác quan.
Great mental fertility and creativity: As the spider spins its web, so the third ray thinker spins out thought. The third ray individual is the great generator of thought. Just as the fertility of “Mother Earth” is associated with the third or “matter aspect” of divinity, so mental fertility (the ability to generate a great abundance of thought) is associated with the third ray.
The Tibetan says of the third ray type: “In all walks of life he is full of ideas…” While overproductivity may be a problem, third ray people are rarely at a loss to “come up with something.” They have at their disposal a large variety of resourceful approaches to any problem. The old (rather unpleasant!) saying that “there is more than one way to skin a cat” has a decidedly third ray ring to it.
Khả năng sáng tạo và khả năng sinh sôi tuyệt vời về trí tuệ: Giống như con nhện giăng mạng lưới của nó, cũng vậy, nhà tư tưởng cung ba xoay vần quanh các suy nghĩ. Cá nhân cung ba là người kiến tạo tư tưởng vĩ đại. Cũng giống như khả năng sinh sôi của “Mẹ Trái Đất” được liên kết với khía cạnh thứ ba hoặc “khía cạnh vật chất” của thiên tính, khả năng sinh sôi về trí tuệ(khả năng tạo ra vô vàn suy nghĩ) được liên kết với cung ba.
Chân sư Tây Tạng nói về người cung ba: “Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, y có đầy ắp các ý tưởng…” Trong khi năng suất quá mức có thể là một vấn đề, những người thuộc cung ba hiếm khi gặp khó khăn trong việc “nghĩ ra điều gì đó”. Họ có nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết mọi vấn đề. Có một câu thành ngữ cổ (nghe khá sợ!) rằng “có nhiều cách để lột da mèo” là rất đúng với người cung ba.
Creativity results from the ability to combine things in new ways. The mathematical terms “combinations and permutations” are particularly related to the third ray process. The ultimate extension of the third ray readiness to try many different solutions or approaches to a problem, is the willingness to try every solution or approach. If within any system, there are a certain number of elements (or constituent parts) there are mathematical laws to determine exactly how many ways such elements can be combined to yield a given number of distinct combinations.
Sự sáng tạo là kết quả của khả năng kết hợp mọi thứ theo những cách mới. Các thuật ngữ toán học “tổ hợp và hoán vị” có liên quan đặc biệt đến tiến trình cung ba. Sự mở rộng cuối cùng của người cung ba là sự sẵn sàng để thử nhiều giải pháp hoặc cách tiếp cận khác nhau cho một vấn đề, là sự sẵn sàng thử mọi giải pháp hoặc cách tiếp cận. Nếu trong bất kỳ hệ thống nào, có một số phần tử nhất định (hoặc các bộ phận cấu thành) thì sẽ có các quy luật toán học để xác định chính xác có bao nhiêu cách các phần tử đó được kết hợp để tạo ra một số tổ hợp riêng biệt nhất định.
It can easily be seen that this combining and recombining is one of the main (though certainly not the only) foundations of the creative process. The creative individual generates that which is new—new ways of relating familiar things, new combinations which elicit the response: “Of course! Now, why didn’t I think of that?” Third ray people are willing to try all different sorts of combinations until they hit upon the one (or ones) which meets the immediate need. Through combining and recombining they also create variety. One of the principal criteria used to determine creativity is the ability to generate interesting variety. In musical circles, the creativity of a composer is often judged by how many and what kinds of “variations” he can generate upon a particular [68] theme. Musical works bearing the title, “Theme and Variations” are excellent testimonies to the creative resources of the composer.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự kết hợp và tái kết hợp này là một trong những nền tảng chính (mặc dù chắc chắn không phải là duy nhất) của quá trình sáng tạo. Cá nhân sáng tạo tạo ra cái mới — những cách mới liên kết những thứ quen thuộc, những cách kết hợp mới gợi ra phản ứng: “Tất nhiên! Bây giờ, tại sao tôi không nghĩ đến điều đó?” Những người cung ba sẵn sàng thử tất cả các kiểu kết hợp khác nhau cho đến khi họ chọn được một (hoặc nhiều phương án) đáp ứng được nhu cầu tức thì. Thông qua việc kết hợp và tái kết hợp chúng cũng tạo ra sự đa dạng. Một trong những tiêu chí chính được sử dụng để xác định tính sáng tạo là khả năng tạo ra sự đa dạng thú vị. Trong giới âm nhạc, sự sáng tạo của một nhà soạn nhạc thường được đánh giá bằng số lượng và các loại “biến thể” mà anh ta có thể tạo ra dựa trên một chủ đề [68] cụ thể. Các tác phẩm âm nhạc mang tiêu đề, “Chủ đề và các Biến thể” là minh chứng tuyệt vời cho nguồn sáng tạo của nhà soạn nhạc.
Thus, with respect to both generating and combining thoughts, the third ray individual is creative. Creativity, of course, has its aesthetic dimensions. It is not simply the variety of combinations and permutations that determines creativity, but many other subtle and intuitive factors as well—for instance, factors which affect the composition of any arrangement. Creativity also involves the intangible dimensions of beauty and appeal. However, in relation to those aspects of creativity which call for the novel or previously ‘unthought-of’ arrangements, and for the resourceful generation of ‘undreamt-of’ possibilities, third ray people excel.
Do đó, người cung ba vô cùng sáng tạo trong việc tạo ra và kết hợp các ý tưởng. Tất nhiên, sự sáng tạo có những khía cạnh thẩm mỹ của nó. Không chỉ đơn giản là sự đa dạng của các kết hợp và hoán vị sẽ quyết định sự sáng tạo, mà còn nhiều yếu tố tinh tế và trực quan khác — ví dụ, các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần của bất kỳ sự sắp xếp nào. Sự sáng tạo cũng liên quan đến các khía cạnh vô hình của vẻ đẹp và sự hấp dẫn. Tuy nhiên, liên quan đến những khía cạnh của sự sáng tạo vốn đòi hỏi sự mới mẻ hoặc những sắp xếp ‘chưa được nghĩ ra’ trước đây, và để tạo ra khả năng ‘không tưởng’, những người thuộc cung ba nổi trội hơn hẳn.
Ability to modify and qualify for the sake of accuracy in thought: One of the ways to recognize the writing of individuals who have a great deal of the third ray in their energy system (and especially the abstract aspect of the third ray) is by the frequent use of qualifications. A qualification modifies a statement in such a way as to emphasize the instances in which the statement does not apply. Qualifications are basically statements of exception or reservation.
Third ray individuals are particularly given to qualifications because of their wide view of the interactive dynamics of all parts within a whole system. The use of qualification is part of the “exactitude in thought” for which evolved third ray individuals are known.
Khả năng thay đổi và đạt tiêu chuẩn cho sự chính xác trong suy nghĩ: Một trong những cách để mô tả những cá nhân có nhiều cung ba trong hệ thống năng lượng của họ (và đặc biệt là khía cạnh trừu tượng của cung ba) là thường xuyên sử dụng các tiêu chuẩn. Một tiêu chuẩn thay đổi một tuyên bố bằng cách nhấn mạnh các trường hợp mà tuyên bố đó không áp dụng. Các tiêu chuẩn về cơ bản là tuyên bố về ngoại lệ hoặc các điều kiện hạn chế.
Các cá nhân cung ba đặc biệt được trao cho việc xác định tiêu chuẩn vì họ có tầm nhìn rộng về động lực tương tác của tất cả các bộ phận trong toàn bộ hệ thống. Những người cung ba tiến hóa được biết đến với việc sử dụng tiêu chuẩn là một phần của “tính chính xác trong suy nghĩ”.
Third ray people are always seeing things “in context,” and when they write or speak, they want the reader or listener to appreciate the entire context also. Consequently, they often write and speak as if there were no such thing as a simple statement, and, of course, they have “reasonable” justifications for their complex sentence structure. Since all parts of any integrated system are inseparably connected, any single event within the system has innumerable, complex ramifications and implications. Simple statements ignore the web of relationships, and lead to unjustified simplifications of thought. Thus, third ray people tend to bring their sensitive awareness of ‘complex connectivity’ into their sentence structure, such that every statement “branches out,” ramifying to include many related, but ancillary points.
Những người cung ba luôn nhìn mọi thứ “trong bối cảnh” và khi họ viết hoặc nói, họ cũng muốn người đọc hoặc người nghe đánh giá cao toàn bộ ngữ cảnh. Do đó, họ thường viết và nói như thể không có gì gọi là một câu nói đơn giản, và tất nhiên, họ có những lời biện minh “hợp lý” cho cấu trúc câu phức tạp của mình. Vì tất cả các phần của bất kỳ hệ thống tích hợp nào đều được kết nối không thể tách rời, bất kỳ sự kiện đơn lẻ nào trong hệ thống đều có vô số phân nhánh và mối quan hệ mật thiết phức tạp. Những câu nói đơn giản bỏ qua mạng lưới các mối quan hệ và dẫn đến những suy nghĩ đơn giản hóa một cách phi lý. Do đó, những người cung ba có xu hướng đưa nhận thức nhạy cảm về ‘kết nối phức tạp’ vào cấu trúc câu của họ, sao cho mọi phát biểu đều “phân nhánh”, phân nhánh để bao gồm nhiều điểm liên quan, nhưng bổ trợ cho nhau.
They also tend to be eclectic, as described by the Tibetan’s phrase, “the use of the many for the one.” There is a reaching out for a diversity of ideas, and a weaving together of that diversity. These tendencies account for the very richly textured, layered (and complex) quality of third ray thought, writing and speech. Sentences become not straight lines, but connective webs weaving together many related ideas. As a result, many sentences become long, involved and difficult to understand.
Họ cũng có xu hướng lựa chọn phong phú, như được mô tả bằng cụm từ của CS Tây Tạng, “sử dụng nhiều cái cho một cái”. Có một sự vươn tới sự đa dạng trong ý tưởng, và sự đan xen của sự đa dạng đó. Những khuynh hướng này giải thích cho tính phong phú, đa nghĩa (và phức tạp) trong suy nghĩ, chữ viết và lời nói của người cung ba. Các câu không phải là những đường thẳng, mà là những mạng lưới liên kết đan xen nhiều ý tưởng liên quan. Kết quả là, nhiều câu trở nên dài, rắc rối và khó hiểu.
Power to understand complex woven patterns and trends: When one looks at a knot, it is often difficult to know how to begin untying it. In one respect, all of creation is a great knot which can be unraveled by those who can follow the complex path of the one all-connecting thread. Although the entire creative process takes place according to law, [69] and in exact conformity to divine pattern, involution is a great ‘knotting’ process and evolution, a great ‘un-knotting.’ The third ray individual is, indeed, an accomplished ‘knotter’ and (once a certain stage of evolution has been reached) an accomplished ‘un- knotter’ as well. All those mythological “Medusas” and “gorgons” were telling us something daunting about how difficult it is to liberate ourselves from the living knot which manifests as the “serpent of illusion.” Knots can be terrible, especially when they are in motion. Just imagine a huge number of extraordinarily lengthy snakes all crawling over, under and around each other in one great mass of inextricable, reptilian chaos. Disentanglement would seem impossible—and dangerous!
Năng lực để hiểu các kiểu mẫu và xu hướng đan xen phức tạp: Khi một người nhìn vào một nút thắt, thường rất khó để biết cách bắt đầu gỡ nút. Ở một khía cạnh nào đó, tất cả sự sáng tạo là một nút thắt tuyệt vời có thể được tháo gỡ bởi những người lần theo con đường phức tạp của một sợi chỉ kết nối tất cả. Mặc dù toàn bộ quá trình sáng tạo diễn ra theo quy luật, [69] và hoàn toàn phù hợp với khuôn mẫu thiêng liêng, sự tiến hóa giáng hạ là một quá trình ‘thắt nút’ vĩ đại và sự tiến hóa thăng thượng là quá trình ‘tháo gỡ’ vĩ đại. Người cung ba thực sự là người hoàn toàn thắt nút và (khi đã đạt đến một giai đoạn tiến hóa nhất định) trở thành một người hoàn toàn tháo nút. Tất cả những “Medusas” và “gorgons” trong thần thoại đã kể cho chúng ta những điều đáng sợ về nỗi khó khăn để giải thoát bản thân khỏi nút thắt sống động mà biểu hiện là “con rắn của ảo tưởng”. Các nút thắt có thể rất khủng khiếp, đặc biệt là khi chúng đang chuyển động. Hãy tưởng tượng một số lượng khổng lồ những con rắn dài bất thường, tất cả đều bò qua, ngay dưới và xung quanh nhau trong một khối bò sát to lớn hỗn loạn không thể gỡ được. Sự gỡ rối dường như là không thể — và nguy hiểm!
In one important sense, all evolving people are trying to become unraveled. (From the perspective of the adhesive second ray, we are all seeking to become “unglued!” [i.e., detached]). From years and years of having “tied themselves (and others) in knots,” third ray individuals understand the complexity of the ‘knotting’ process. They are able to follow the convolutions of a thread through all its disappearances and reappearances, all its twisting and turning. When they look at a form, they sense the woven complexity of it. One can imagine what it would be like to follow threads through a complex patterned tapestry. Actual life situations are both far more complex and far more irregular (at least until the divine “pattern in the skies, the model of the plan…” is discovered (See Esoteric Psychology, Vol. II, p. 168.)
Theo một nghĩa quan trọng, tất cả những người tiến hóa đang cố gắng tháo gỡ. (Từ quan điểm dính mắc của người cung 2, tất cả chúng ta đều đang tìm cách trở nên “không dính mắc!” [Tức là buông xả]). Qua nhiều năm “tự buộc mình (và những người khác) trong các nút thắt”, các cá nhân cung ba hiểu được sự phức tạp của quá trình “thắt nút”. Họ có thể lần theo các vòng xoắn của một sợi thông qua tất cả các lần biến mất và tái xuất hiện của nó, tất cả sự xoắn và quay lại của nó. Khi họ nhìn vào một hình tướng, họ cảm nhận được sự phức tạp đan xen của nó. Ta có thể tưởng tượng khi đi theo các sợi chỉ qua một tấm thảm có hoa văn phức tạp sẽ như thế nào. Các tình huống thực tế trong cuộc sống vừa phức tạp hơn vừa bất thường hơn rất nhiều (ít nhất là cho đến khi “nguyên mẫu trên các bầu trời, mô hình của thiên cơ…” thiêng liêng được phát hiện (Xem Tâm lý học Bí truyền, Tập II, trang 168.)
There are many disciplines which are extraordinarily complex (and abstract) at the same time. Those who have studied astrology closely, for instance, know that they are studying a vast tapestry of interwoven threads of planetary, sidereal and constellational energies. The complexities of astrology can absolutely overwhelm the mind and there is no way for the limited human mind to handle it all. There seem to be an almost infinite number of combinations and permutations, and the entire weave is constantly changing its pattern in time. Although people on all the rays study and use astrology, astrology is quintessentially a third ray discipline. The astrologer very gradually learns to follow more and more of the multiple lines of energy influence which combine to make all manifested beings and circumstances what they are. Sense is made out of the kaleidoscopic complexity of energies.
Cùng một lúc, có nhiều ngành học cực kỳ phức tạp (và trừu tượng). Ví dụ, những người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về chiêm tinh học đều biết rằng họ đang nghiên cứu một tấm thảm rộng lớn gồm các sợi năng lượng hành tinh, vì sao và chòm sao đan xen. Sự phức tạp của chiêm tinh hoàn toàn có thể lấn át toàn tâm trí và không có cách nào để cái trí hạn chế của loài người có thể xử lý tất cả. Dường như có vô số cách kết hợp và hoán vị, và toàn bộ cách dệt liên tục thay đổi hình mẫu theo thời gian. Mặc dù cá thể ở mọi cung đều nghiên cứu và sử dụng chiêm tinh học, nhưng về bản chất, chiêm tinh học là tinh túy thuộc giới luật cung ba. Các nhà chiêm tinh dần dần học cách theo dõi ngày càng nhiều đường năng lượng ảnh hưởng kết hợp với nhau để làm nên sự hiện tồn của tất cả các sinh vật và hoàn cảnh. Ý nghĩa được tạo ra từ sự phức tạp của các năng lượng biến ảo sắc màu.
Astrology is perhaps the most vast and complex of the sciences, but history, economics, philosophy, etc., all present similar problems. How does one avoid becoming bewil- dered by complexity? When the third ray is ignorantly used or out of control, it creates unnecessary complexity and confusion. When the clarifying power of the evolutionary process has done its work, third ray individuals excel at elucidating complex and confusing situations for others. They preside over what might be called a ‘liberating disentanglement.’
Chiêm tinh có lẽ là ngành khoa học rộng lớn và phức tạp nhất, nhưng sử học, kinh tế học, triết học, v.v., tất cả đều có những vấn đề tương tự. Làm thế nào để chúng ta tránh khỏi hoang mang do sự phức tạp? Khi năng lượng cung ba được sử dụng một cách thiếu hiểu biết hoặc mất kiểm soát, nó gây ra sự phức tạp và nhầm lẫn không cần thiết. Khi sức mạnh làm sáng tỏ của quá trình tiến hóa đã hoàn thành công việc của nó, các cá thể cung ba xuất sắc trong việc giải thích các tình huống phức tạp và khó hiểu cho những người khác. Họ chủ trì những gì có thể được gọi là ‘sự xáo trộn đáng sợ’.
Great mental activity and agility: The hands and feet of the “Weaver” are constantly in motion. The third ray is not only the ray of abstract intelligence, but the ray of active [70] intelligence. On all levels of their being, third ray people are known for their busyness, their great activity.
The farther along a radius one proceeds from the center of a rotating circle, the greater the activity. At the center, all is stillness and peace; symbolically, this is the position of the first ray. But the third ray, symbolically, rules the circumference, the position of greatest speed. Further, the center symbolizes the origin of the idea, while the periphery symbolizes the manifestation of that idea. At the center, the idea to be manifested is sustained by the will, peacefully and silently; however, the process of materialization (symbolically at the periphery) requires rapid, well-coordinated activity.
Sự hoạt động và linh lợi tuyệt vời của trí tuệ: Bàn tay và bàn chân của “Người thợ dệt ” không ngừng chuyển động. Cung ba không chỉ là cung thông tuệ trừu tượng, mà còn là cung thông tuệ [70] năng động. Trên tất cả các cấp độ của bản thể, người cung ba được biết đến với sự bận rộn, năng động tuyệt vời.
Theo bán kính, một vật càng xa tâm của quỹ đạo xoay tròn thì mức độ hoạt động càng lớn. Ở trung tâm, tất cả là sự tĩnh lặng và bình an; về mặt biểu tượng, đây là vị trí của cung một. Nhưng cung ba ở vị trí có tốc độ lớn nhất về mặt biểu tượng theo quy tắc chu vi. Hơn nữa, trung tâm tượng trưng cho nguồn gốc của ý tưởng, trong khi ngoại vi tượng trưng cho sự biểu hiện của ý tưởng đó. Ở trung tâm, biểu hiện của ý tưởng được duy trì bởi ý chí, một cách hòa bình và âm thầm; tuy nhiên, quá trình vật chất hóa (tượng trưng là ở ngoại vi) đòi hỏi hoạt động phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng.
Many of those upon the third ray think fast, speak fast and move fast. Their purpose is to overcome the limitations of time (ruled by Saturn, the foremost planetary distributor of third ray energy). If the ultimate, spiritual goal of the first ray people is Omnipotence, and that of the second ray people, Omniscience, then Omnipresence—the ability to be and do in all places at the same time—is certainly the corresponding goal for those upon the third ray.
Nhiều người cung ba suy nghĩ nhanh, nói nhanh và di chuyển nhanh. Mục đích của họ là vượt qua giới hạn của thời gian (được cai quản bởi Sao Thổ, hành tinh hàng đầu phân phối năng lượng cung ba). Nếu cuối cùng, mục tiêu tinh thần của những người cung một là Toàn năng, và của những người cung hai là Toàn tri, thì Toàn hiện — khả năng cùng một lúc có thể hiện hữu và hoạt động ở mọi vị trí — chắc chắn là mục tiêu tương ứng cho những người cung ba.
Interestingly, during the 20th century, the communications industry (ruled by the third ray and the planets Mercury and Uranus) have made omnipresence almost a reality. Using the telephone and television, it is possible for us to hear, see (and, thus, virtually be) everywhere. Third ray people want to overcome space in order to conquer time. At the deepest possible level, they are trying to overcome the pedestrian sequentiality of thought to which their brain structure limits them, as well as the unavoidable sequentiality of activity to which their physical nature limits them. In an ultimate sense, mental speed will allow them to be in touch with all thoughts without delay, and physical speed (when infinitely extrapolated) will make possible the god-like power of doing all things simultaneously, everywhere. All-extensive, simultaneous action is, thus, their metaphysical goal, though naturally, few third ray people realize this. It is such motivations as these which may, in the distant future, be shown to lie at the root of what today manifests in the life of the typical third ray person simply as busyness and overactivity.
Điều thú vị là trong thế kỷ 20, ngành công nghiệp truyền thông (được cai quản bởi cung ba, sao Thủy và sao Thiên Vương) đã biến tính Toàn hiện gần như trở thành hiện thực. Sử dụng điện thoại và tivi, chúng ta có thể nghe, nhìn (và do đó, hiện hữu ảo) ở khắp mọi nơi. Những người thuộc cung ba muốn vượt qua không gian để chinh phục thời gian. Ở mức độ sâu nhất có thể, họ đang cố gắng vượt qua lối suy nghĩ tuần tự từng bước mà cấu trúc não bộ đặt ra hạn định, cũng như lối hoạt động tuần tự không thể tránh khỏi mà bản chất vật lý giới hạn họ. Theo nghĩa tối hậu, tốc độ trí tuệ sẽ cho phép họ chạm đến mọi suy nghĩ không hề chậm trễ, và tốc độ vật lý (khi được ngoại suy vô hạn) sẽ tạo ra sức mạnh như thần giúp làm mọi việc đồng thời, ở mọi nơi. Do đó, tất cả các hành động đồng thời, toàn hiện là mục tiêu siêu hình của họ, mặc dù một cách tự nhiên, rất ít người thuộc cung ba nhận ra điều này. Trong tương lai xa, chính những động lực này có thể nằm ở gốc rễ của những gì biểu hiện trong cuộc sống của người thuộc cung ba điển hìnhngày nay, đơn giản như sự bận rộn và hoạt động quá mức.
Evolved third ray people are noteworthy for their ability to handle a considerable complexity of thought without becoming entangled. Again, we have the analogy of the dexterous spider, who, having spun an intricate web, is able to move all about the web without becoming entangled in it (unlike the spider’s victims which most assuredly will). Many of us know what it is to become lost or tangled in a web of our own thought, or ensnared in the intricate ‘thought traps’ of others. But the adept and adaptable third ray types can move over and through such webs as freely as if they were moving over and through a clear, unencumbered space.
Những người cung ba tiến hóa nổi bật vì khả năng xử lý sự phức tạp đáng kể của suy nghĩ mà không bị vướng mắc. Một lần nữa, có sự tương tự như loài nhện khéo léo, sau khi chăng một mạng lưới tơ phức tạp, có thể di chuyển khắp nơi trên mạng nhện mà không bị vướng trong đó (không giống như nạn nhân của loài nhện, chắc chắn sẽ bị mắc vào mang nhện chăng ngang lối). Nhiều người trong chúng ta biết cảm giác bị lạc hoặc bị mắc kẹt trong một mạng lưới suy nghĩ của chính mình hoặc bị mắc kẹt trong những cái ‘bẫy suy nghĩ’ rắc rối của người khác. Nhưng những tuýp người cung ba lão luyện và dễ thích nghi có thể di chuyển qua lại các mạng lưới này một cách tự do như thể họ đang di chuyển qua lại trong một không gian rõ ràng, không bị cản trở.
Skillful communication—the power to be vocal and render into word: Each ray is associated most particularly with a particular chakra in the etheric body (though, depending upon the stage of evolution, the chakra may change). The third ray is [71] particularly related to the throat center, and the throat center relates to the formulation of thought, and the communication of formulated thought through word. There is a sense in which the third ray is the most verbal and most vocal of all the rays. A very telling phrase from Esoteric Psychology, Vol. II, p. 142, describes this phenomenon:
Ideas are taken by the third ray aspirant, as they emerge from the elevated consciousness of Those for whom the first ray works and are rendered attractive by the second ray worker (attractive in the esoteric sense) and adapted to the immediate need and rendered vocal (emphasis, MDR) by the force of the intellectual third ray types.
Giao tiếp khéo léo — năng lực để nói và diễn tả thành lời: Mỗi cung có liên quan đặc biệt với một luân xa cụ thể trong thể dĩ thái (tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ tiến hóa, luân xa này có thể thay đổi). Cung ba [71] đặc biệt liên quan đến luân xa cổ họng, và luân xa cổ họng liên quan đến việc hình thành suy nghĩ, và truyền đạt tư tưởng hình thành thông qua ngôn từ. Ở một góc độ, người cung ba có tính nhiều lời và hay nói nhất trong tất cả các cung. Có một câu rất hay trong Tâm lý học Bí truyền, Tập II, trang 142, mô tả hiện tượng này:
Ý tưởng được thực hiện bởi người chí nguyện cung ba, khi chúng xuất hiện từ tâm thức nâng cao của những người hoạt động trên cung một và được người làm việc trên cung hai làm chúng trở nên hấp dẫn (hấp dẫn theo nghĩa bí truyền), được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu trước mắt và được diễn tả thành âm thanh (nhấn mạnh, MDR) bởi mãnh lực của các tuýp người cung ba thông tuệ.
Advanced third ray individuals (indeed, almost all third ray individuals) are particularly concerned with the power of the word to communicate what is thought. In the earlier stages of evolution there may be a tendency to mislead or confuse using words. Third ray people often render themselves “unfit to teach” for this very reason. But later, a tremendous awareness of the power (and limitations) of words develops, and third ray types become extremely articulate.
Những người cung ba tiến bộ (thực sự là hầu như tất cả những người cung ba) đặc biệt quan tâm đến sức mạnh của ngôn từ để truyền đạt tư tưởng. Trong những giai đoạn tiến hóa thấp hơn, họ có thể có xu hướng dùng từ ngữ gây hiểu nhầm hoặc nhầm lẫn. Chính vì lý do này, những người cung ba thường tự cho mình là “không phù hợp để đi dạy”. Nhưng sau đó, nhận thức to lớn về sức mạnh (và những giới hạn) của sự phát triển ngôn từ, các tuýp người cung ba trở thành những người phát ngôn cực kỳ rành mạch.
There is a strong connection between the third or material aspect of divinity, and the use of words to materialize or concretize ideas. Words give body (connected with the third or material aspect) to the original idea. According to the Ageless Wisdom, worlds of manifested forms are created through words. The multiplicity of created forms are related to the multiplicity of vibrations which can be expressed through a multiplicity of words. Every created thing is, in actuality, a complex word.
Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa khía cạnh thứ ba hay khía cạnh vật chất của thiên tính, và việc sử dụng ngôn từ để hiện thực hóa hoặc cụ thể hóa các ý tưởng. Ngôn từ cung cấp nội dung(kết nối với khía cạnh thứ ba hay khía cạnh vật chất) cho ý tưởng ban đầu. Theo Minh Triết Ngàn Đời, thế giới biểu hiện của các hình tướng được tạo ra thông qua các ngôn từ. Sự đa dạng của các hình tướng được tạo ra có liên quan đến sự đa dạng của các rung động có thể được biểu hiện thông qua sự đa dạng của ngôn từ. Trên thực tế, mọi thứ được tạo ra đều là một từ phức tạp.
Those who have a strong third ray have a tendency to use many words, just as the presence of a strong first ray tends to reduce the flow of words. It takes many words to handle the plethora of detail with which the mental faculties must concern themselves, but relatively few words to assert the spiritual essentials upon which all the detail is based. However, as third ray people begin abstracting themselves from the worlds of form, and enter more and more into intuitive realms, they have considerably less need of many words, per se, and more need of “the Word.” Words are, nevertheless, absolutely necessary for manifestation, externalization and explanation – all of these being activities related to the third aspect of divinity, and concerned with making the Divine “Blueprint” objective. Words are, thus, the instrument of choice for those strongly conditioned by the third ray.
Những người có cung ba mạnh có xu hướng sử dụng nhiều ngôn từ, giống như sự hiện diện của cung một mạnh có xu hướng làm giảm dòng chảy của ngôn từ. Cần nhiều từ ngữ để xử lý rất nhiều chi tiết mà các ngành thuộc trí tuệ phải tự quan tâm, nhưng có tương đối ít từ để xác nhận các yếu tố tinh thần mà tất cả các chi tiết dựa trên đó. Tuy nhiên, khi người cung ba bắt đầu trừu tượng hóa bản thân khỏi thế giới hình tướng, và ngày càng đi vào các lĩnh vực trực giác, họ cần ít hơn đáng kể số lượng từ ngữ, và cần nhiều “Linh Từ” hơn. Thế nhưng, từ ngữ hoàn toàn là cần thiết để biểu hiện, hiển lộ và giải thích — tất cả đều là những hoạt động liên quan đến khía cạnh thứ ba của thiên tính, và liên quan đến việc thực hiện mục tiêu “Bản thiết kế” Thiêng liêng. Vì vậy, từ ngữ là công cụ được lựa chọn cho những người có cung ba mạnh mẽ.
Facility with languages: An ability closely related to skillful communication, is the ability to understand and speak many languages. Many developed third ray people have the capacity to translate one set of symbols into another—one symbolic language into another. Once there is an understanding of the abstract pattern upon which any particular language is based, then it becomes easy for third ray individuals to fill in the details fluidly. Linguistic ability is the capacity to express the same idea in multiple forms. Third ray people excel at saying the same thing in a multiplicity of ways. The [72] fluid, form-making capabilities of the activated throat center makes it possible for linguistic abilities to flourish. Mercury is said to be the “God of Eloquence,” and is associated in astrology with the ability to speak fluently and to communicate skillfully. There is much to suggest that Mercury (at one level of its functioning) is a planet bringing in the third ray on one level of its functioning.
Ngôn ngữ trôi chảy: Một khả năng liên quan chặt chẽ đến giao tiếp khéo léo, là khả năng hiểu và biết nhiều ngôn ngữ. Nhiều người cung ba phát triển có khả năng dịch một bộ biểu tượng này sang một bộ biểu tượng khác — ngôn ngữ biểu tượng này sang ngôn ngữ biểu tượng khác. Một khi có sự hiểu biết về mô hình trừu tượng mà bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào dựa trên đó, thì các cá nhân cung ba sẽ dễ dàng điền vào các chi tiết một cách trôi chảy. Khả năng ngôn ngữ là khả năng diễn đạt cùng một ý tưởng dưới nhiều hình thức. Những người cung ba xuất sắc trong việc diễn đạt cùng một vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Tính chất lưu động [72], khả năng tạo hình tướng của trung tâm cổ họng được kích hoạt làm cho năng lực ngôn ngữ phát triển. Sao Thủy được cho là “Thần hùng biện” và trong chiêm tinh học được liên kết với khả năng nói trôi chảy và giao tiếp khéo léo. Có nhiều ý kiến cho rằng Sao Thủy (ở một cấp độ hoạt động nào đó của nó) là một hành tinh mang cung ba vào một cấp độ hoạt động của nó.
Power to recognize and think within the blueprint of the Divine Plan: One of the highest forms of thought attainable by human beings is thought within the Mind of God. This is the prerogative of high initiates, but those strongly upon the third ray are beginning to develop the abstract power to think in this manner. Can anyone dispute the idea that Einstein penetrated certain strata of the Divine Mind in order to bring through his world-transforming concepts? The Divine Plan already exists. The language of man which comes closest to expressing the truth of the Plan is the language of mathematics (higher mathematics). To the degree that the mathematical blueprints of the Plan are accessible to humanity, they are most accessible to developed individuals upon the third ray.
Quyền năng nhận biết và suy nghĩ trong bản thiết kế của Thiên Cơ: Một trong những hình thức cao nhất của tư tưởng mà con người có thể đạt được là tư tưởng bên trong Trí của Thượng Đế. Đây là đặc quyền của những vị điểm đạo đồ, nhưng những người cung ba mạnh đang bắt đầu phát triển quyền năng trừu tượng để suy nghĩ theo cách này. Liệu ai có thể phản bác ý kiến rằng Einstein đã thâm nhập vào một số tầng nhất định của Thiên Trí để đưa ra các khái niệm làm thay đổi thế giới của ông? Thiên Cơ vốn tồn tại. Ngôn ngữ gần nhất với việc diễn đạt sự thật về Thiên cơ của loài người là ngôn ngữ toán học (toán học cao cấp). Ở mức độ mà các bản thiết kế toán học của Thiên Cơ có thể tiếp cận được với nhân loại, chúng dễ tiếp cận nhất đối với các cá nhân phát triển.
Power to manipulate: Manipulation is one of the most characteristic faculties of those strongly upon the third ray. Some unfortunate connotations have grown up around the concept of manipulation, which has become synonymous with a secretive and self-serving use of others or the environment. But manipulation, in the pure sense, is related to intelligence, and especially to intelligence as it can be expressed through the hand, or through what might be called ‘the hand of the mind’ (i.e., the adaptive, arranging power of the mind). One of the major derivations of the word “manipulate,” arises from the Latin word “manipulus” which means “handful.” The word “man” is associated both with “mind” and “hand.” In many respects, man is distinguished from the animal by what man can do with his mind, and with the expression of that mind, the hand.
Năng lực vận dụng: vận dụng là một trong những khả năng đặc trưng nhất của những người có cung ba mạnh mẽ. Một số ý nghĩa đáng tiếc đã phát triển xung quanh khái niệm vận dụng, rồi trở thành đồng nghĩa với việc sử dụng người khác hoặc môi trường một cách lén lút nhằm phục vụ mục đích cá nhân. Nhưng xoay xở hay vận dụng, theo nghĩa thuần túy, có liên quan đến trí thông minh, và đặc biệt là trí thông minh khi được thể hiện qua bàn tay, hoặc thông qua cái có thể gọi là ‘bàn tay của trí tuệ’ (ví dụ sức mạnh thích ứng, sắp xếp của cái trí). Một trong những nguồn gốc chính của từ “manipulate (xoay xở) ”, phát sinh từ từ “manipulus (tạo tác)” trong tiếng Latinh có nghĩa là “handful (một nắm tay)”. Từ “man (người)” được kết hợp với “mind (trí tuệ) ” và “hand (bàn tay)”. Theo nhiều khía cạnh, con người được phân biệt với động vật bởi những gì con người có thể làm bằng trí tuệ của mình, và với sự thể hiện của trí tuệ đó thông qua bàn tay.
The expert manipulator makes intelligent changes. At any given time, the elements or parts of any whole are arranged in a certain configuration. By making adept and timely changes in that configuration the purposes of intelligent evolution can be served. Developed third ray people are adept at making a constant series of intelligent changes and rearrangements so that their purposes can be successfully materialized in the world of form. They manipulate the environment in order to prepare it for manifestation. They make sure that circumstances are “so arranged” that when a thoughtform to be manifested moves towards materialization, it is not destroyed or dissipated by an improperly configured arrangement of material forces. Skillful manipulation is thus necessary for manifestation. In this respect, those upon the third ray are magicians who can “make things happen” (i.e., bring about materialization), to no small extent, through the power of the word.
Chuyên gia vận dụng thực hiện các thay đổi thông minh. Tại bất kỳ thời điểm nào, các thành tố hoặc bộ phận của tổng thể bất kỳ đều được sắp xếp theo một cấu hình nhất định. Cách thực hiện những thay đổi thành thạo và kịp thời trong cấu hình đó có thể được phục vụ cho mục đích của sự tiến hóa thông tuệ. Những người cung ba phát triển rất thành thạo trong việc thực hiện một cách thông minh hàng loạt các thay đổi liên tục và sắp xếp lại để các mục đích của họ có thể được thực thi thành công trong thế giới của hình tướng. Họ vận dụng môi trường để chuẩn bị cho nó biểu hiện. Họ đảm bảo rằng các hoàn cảnh được “sắp xếp” đến mức khi một hình tư tưởng được biểu hiện chuyển sang vật chất hóa, nó sẽ không bị phá hủy hoặc tiêu tan bởi một sự sắp xếp các mãnh lực vật chất được cấu hình không đúng. Do đó, vận dụng khéo léo là cần thiết để biểu hiện. Về mặt này, những người ở cung ba là những pháp sư có thể “làm cho mọi thứ xảy ra” (ví dụ mang lại sự vật chất hóa), ở một mức độ không nhỏ, thông qua sức mạnh của ngôn từ.
It should be noted that, with respect to manifestation, there is a strong similarity between third and seventh ray functioning. Both types of workers are intent upon manifestation, but seventh ray workers are much more precise and polished. Third ray [73] workers remain more fluid, flexible, adaptable and ‘a-sequential.’ Seventh ray workers are more predictable, regular and sequential in their approach. Those upon the seventh ray are both magicians and ritualists; those upon the third ray are only magicians.
Cần lưu ý rằng, về biểu hiện, có sự tương đồng mạnh mẽ giữa hoạt động của người cung ba và cung bảy. Cả hai loại người đều có ý định biểu hiện, nhưng người cung bảy thực thi chính xác và bóng bẩy hơn nhiều. Người cung ba [73] thực hiện trôi chảy hơn, linh hoạt, dễ thích nghi hơn và không tuần tự’. Người cung bảy dễ dự đoán hơn, thường xuyên và tuần tự hơn trong cách tiếp cận của họ trong công việc. Những người cung bảy đều vừa là pháp sư vừa là nhà nghi lễ; những người cung ba chỉ là pháp sư.
Finally, it should be said that the Tibetan Teacher bestows great dignity upon the word “manipulator.” When essentializing the Monadic functions of those upon the first three rays, He describes them as the “Director” (first ray), the “Teacher” (second ray) and the “Manipulator” (third ray). Being an expert manipulator is, thus, one of the highest expressions of divinity, an expression most associated with the objectification of Divine Intelligence. The kind of manipulation at which developed third ray types eventually excel, is the manipulation of energy currents, especially as they emanate from planetary, sidereal and constellational entities, and from the representatives of such entities upon Earth.
Cuối cùng, cần phải nói rằng Huấn sư Tây Tạng đã ban tặng chân giá trị tuyệt vời cho từ “nhà vận dụng”. Khi thiết yếu hóa các chức năng Chân thần trên ba cung đầu tiên, Ngài mô tả chúng là “Nhà Chỉ Huy” (cung một), “Nhà Giáo” (cung hai) và “Nhà vận dụng” (cung ba). Do đó, trở thành một nhà vận dụng lão luyện là một trong những biểu hiện cao nhất của thiên tính, một biểu hiện gắn liền nhất với sự khách quan của Thông Tuệ Thiêng Liêng. Loại vận dụng mà các tuýp người cung ba phát triển cuối cùng nổi trội hơn là việc vận dụng các dòng năng lượng, đặc biệt là khi chúng phát ra từ các thực thể hành tinh, ngôi sao và chòm sao, và từ các đại diện của các thực thể đó trên Trái Đất.
Ability to plan and strategize: The third ray, like every other ray (and especially the three “rays of aspect”) has more than one side to its nature. There is a decidedly abstract side about which much has already been discussed. There is also a side which is far more concrete, and more related to activity within the lower worlds of form, than activity within the realms of higher thought. Third ray individuals upon these different aspects of the third ray are very different from one another—one abstract and rather impractical in a worldly sense; the other quite worldly, materially-minded and practical.
Khả năng lập kế hoạch và lên chiến lược: Người cung ba, cũng giống tất cả các cung khác (và đặc biệt là ba “cung trạng thái”) có một khía cạnh nào đó nổi trội hơn về mặt bản chất. Khía cạnh trừu tượng không thể chối cãi đã được thảo luận nhiều ở trên. Ngoài ra cũng có một khía cạnh cụ thể hơn nhiều, liên quan đến hoạt động trong những cõi giới hình tướng thấp hơn so với hoạt động trong những cõi giới của tư tưởng cao. Những người cung ba trên những khía cạnh cung ba khác nhau này rất khác biệt – một mặt thì trừu tượng và khá phi thực tế theo nghĩa trần thế, mặt khác lại khá trần thế, thiên về vật chất và thực dụng.
Plan-making and strategizing can relate to either aspect of the third ray. There are the vast plans as they are prepared in the Divine Mind, and certainly there is a strategy (a very patient strategy!) for the execution of those plans. Then there is the facility for planning which lies closer to the practical activities of the average individual. Whatever the arena of activity, third ray individuals are actuated by “the urge to formulate a plan.” A plan is a program or sequence of activities for actualizing an objective. Plans are meant to bring ideas into manifestation. Third ray planning is fairly abstract, and quite fluid and adaptable, always ready for anything that might “come up” (also known as contingencies).
Lập kế hoạch và chiến lược cũng có thể liên quan đến một trong hai khía cạnh của cung ba. Có những kế hoạch lớn lao như việc chuẩn bị cho Trí Tuệ Thiêng Liêng (Thiên Trí), và chắc chắn có một chiến lược (một chiến lược rất kiên nhẫn!) để thực thi những kế hoạch đó. Đó là cơ sở để lập kế hoạch sát hơn với những hoạt động thực tế của những người bình thường. Bất kể trong lĩnh vực hoạt động nào, những người cung ba cũng bị kích thích bằng “sự thôi thúc thực hiện kế hoạch”. Kế hoạch là một chương trình hay một chuỗi các hoạt động để thực hiện một mục tiêu. Các kế hoạch có nghĩa là đưa các ý tưởng thành hiện thực. Cách lập kế hoạch kiểu cung ba khá trừu tượng, khá linh hoạt và dễ thích nghi, luôn sẵn sàng cho mọi điều có thể “xuất hiện” (thường được biết đến như những trường hợp dự phòng).
The game of chess is a perfect symbol of the third ray method of planning. A general strategy is worked out, but it is absolutely necessary that the player’s approach remain fluid so that he can adapt to the moves made by his opponent. The objective never changes—to win the game. The method of winning may be fixed in mind at the outset of the game, or perhaps after the first move or two, but within the overall strategy, there must be numerous fluid and responsive sub-strategies, so that one’s plan does not become rigid, detectable and easily thwarted.
Môn cờ vua là một ví dụ hoàn hảo cho phương pháp lên kế hoạch theo kiểu cung ba. Một chiến lược chung được vạch ra, nhưng điều thật cần thiết là cách tiếp cận của người chơi cần linh hoạt để anh ta có thể thích ứng với những nước đi của đối phương. Mục tiêu không bao giờ thay đổi là chiến thắng ván chơi. Phương pháp giành chiến thắng có thể được định hình trong đầu từ khi bắt đầu, hoặc có thể sau một hai nước cờ đầu tiên, nhưng trong chiến lược tổng thể, phải có nhiều chiến lược phụ linh hoạt và nhạy bén, để kế hoạch đó không trở nên cứng nhắc, có thể bị phát hiện và dễ gây cản trở.
Planning and strategic skills also incorporate the third ray love of speculation—of projecting possibilities and probabilities into the future. There is a sense in which those upon the third ray love to “play games.” Games are tests of intelligence and adaptability. A player must always have his wits about him. There are a firm set of rules, but within [74] the rules, all kinds of variations are allowable, and it is this variety of approaches which the third ray individual also loves. A third ray person might well be described as ‘a fluid point of intelligence moving towards a more advantageous position.’ In this phrase the dynamics of the process of evolution are suggested, and it is the third ray, above all others, which exemplifies the “power to evolve.”
Kỹ năng lên kế hoạch và chiến lược cùng với niềm yêu thích suy đoán của người cung ba—dự đoán các khả năng và xác suất xảy ra trong lương lai. Có cảm giác những người cung ba thích “chơi trò chơi”. Trò chơi là những bài kiểm tra về sự thông minh và khả năng ứng biến. Người chơi luôn phải có những tính toán riêng. Có bộ các quy tắc nhất định, nhưng trong các quy tắc đó, tất cả các biến đều hoạt động, và những người cung ba đều yêu thích chính sự đa dạng trong các cách tiếp cận đó. Có thể miêu tả một người cung ba như “một điểm thông tuệ linh hoạt hướng tới một vị trí thuận lợi hơn”. Trong cụm từ này, động lực của quá trình tiến hóa được gợi ý, và cung ba, hơn tất cả những cung khác, là minh chứng cho “Sức mạnh để tiến hóa”.
Great activity and adaptability: Much has already been said about the ability of third ray individuals to remain active and adaptable, especially at the mental level. It is also completely true upon the physical level, and the third ray produces some of the world’s busiest people. Excessive ‘busyness’ and overactivity are excellent methods of identifying those who are strongly upon the third ray.
Hoạt động và khả năng thích nghi rất tốt: Chúng ta đã nói rất nhiều về năng lực của những người cung ba trong việc duy trì tính linh hoạt và thích nghi, đặc biệt là trên cấp độ thể trí. Trên cấp độ thể xác, năng lực này cũng hoàn toàn như vậy, và cung ba sản sinh ra một số những người bận rộn nhất thế giới. Hơn cả “sự bận rộn” và hoạt động quá mức là những biểu hiện rõ ràng để nhận dạng những người có cung ba mạnh mẽ.
Adaptability is the capacity to change as circumstances require, and as intention directs. The “one-line” approach may work at times, but at other times changing conditions require changing strategies. The adaptable person is so intelligently flexible that he is never placed at a disadvantage by changes of conditions. Adaptability is literally intelligence in action, or as the best known name for the third ray suggests—“Active Intelligence.” Never at a loss, never pinned down, never taken by surprise, never having to say “my hands are tied”—these are some of the advantages which arise from the cultivation of third ray adaptability.
Khả năng thích nghi là khả năng thay đổi theo yêu cầu của hoàn cảnh và theo chủ định. Đôi khi cách tiếp cận “một hướng” có thể hiệu quả, nhưng ở những thời điểm khác các điều kiện thay đổi đòi hỏi các chiến lược cũng phải thay đổi theo. Người dễ thích nghi rất thông minh linh hoạt nên không bao giờ bị đặt vào một sự bất lợi khi hoàn cảnh thay đổi. Khả năng thích nghi là thông tuệ trong hành động theo nghĩa đen, hay như cái tên được biết đến nhiều nhất cho cung ba— “Thông tuệ Linh Hoạt”. Không bao giờ thua thiệt, không bao giờ bị bó buộc, không bao giờ phải ngạc nhiên, không bao giờ phải nói “bó tay” —đó là một số lợi thế thu được từ việc trau dồi khả năng thích nghi của người cung ba.
Ability to understand economy and be economical: There are three primary laws in our Solar System: the Law of Synthesis (first ray), the Law of Attraction (second ray) and the Law of Economy (third ray). Economy is related especially to the third or matter aspect. The word “economy” derives from the Greek word “oikonomos” which means “household manager.” In astrology, the sign Cancer is related to the house or home (a person’s first and most fundamental house or home being the personality vehicles or fields which house [or provide a home for] his soul). Interestingly, the constellation Cancer is also the primary constellation through which the third Ray of Active Intelligence reaches the earth.
Khả năng hiểu biết về kinh tế và tính tiết kiệm hợp lý: Có ba định luật cơ bản trong hệ mặt trời của chúng ta: Định Luật Tổng Hợp (Cung một), Định luật Thu hút (Cung hai), Định luật Kinh tế (cung ba). Kinh tế đặc biệt liên quan đến khía cạnh thứ ba hay khía cạnh vật chất. Từ “Kinh tế” bắt nguồn từ từ “oikonomos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Người quản lý hộ gia đình”. Trong chiêm tinh học, dấu hiệu Cự Giải liên quan đến ngôi nhà (ngôi nhà đầu tiên và nền tảng nhất của một người là vận cụ phàm ngã, làm chỗ trú ngụ [hoặc làm ngôi nhà] cho linh hồn). Điều thú vị là, chòm sao Cự Giải cũng chính là chòm sao mà Cung ba của Thông Tuệ Linh Hoạt được dẫn truyền đến Trái Đất.
What all this means is that the personality must be managed economically. On material levels (on all levels of the personality, in fact), one must accomplish the most with the least expenditure of energy. (Cancerians, incidentally, are known for their economical streak). Upon the level of physical activity where the more materially oriented third ray individuals focus, it is the factor of applied intelligence which determines whether action will be economical or not. Knowing exactly what to do and the most efficient means of doing it (both of which are a function of intelligence) are necessary for true economy.
Tất cả những điều này có nghĩa là phàm ngã phải được quản lý một cách tiết kiệm. Trên các cấp độ vật chất (trên thực tế, ở tất cả các thể của phàm ngã), một người phải hoàn thành nhiều việc nhất với sự tiêu hao năng lượng ít nhất. (Cự Giải, tình cờ được biết đến với thiên hướng kinh tế). Dựa trên mức độ hoạt động của thể vật lý mà những người thuộc cung ba tập trung nhiều hơn vào vật chất, yếu tố ứng dụng trí thông tuệ sẽ xác định hành động có tính kinh tế hay không. Biết chính xác những gì cần làm và các phương tiện hiệu quả nhất để làm điều đó (cả hai đều là một chức năng của trí thông tuệ) là cần thiết cho tính kinh tế thực thụ.
It should be remembered that the third ray actually includes the four “rays of attribute” (the fourth, fifth, sixth and seventh rays). It is these rays which are responsible for bringing ideas more and more deeply into form until (under the influence of the seventh ray) they are completely and perfectly grounded. [75]
Cần nhớ rằng cung ba thực tế gồm bốn “cung thuộc tính” (các cung bốn, năm, sáu và bảy). Chính những cung này có nhiệm vụ đưa các ý tưởng ngày càng đi sâu vào hình tướng cho đến khi (dưới tác động của cung bảy) chúng hoàn toàn được truyền thụ một cách hoàn hảo.
Individuals upon the third ray eventually become adept at the expedient management of energy. They know the meaning of the “line of least resistance” (the line, which when found, prevents the over-expenditure of energy through unnecessary friction). As an example, the efficiency of any engine is determined by how smoothly it runs (i.e., the extent of “wear and tear” involved in its normal functioning, and how much energy it loses through overheating caused by friction). Finding the line of least resistance (the line of ‘minimal friction’), third ray types learn how to avoid unnecessary waste. At first a third ray person may waste quite a bit of energy in overactivity, but eventually, intelligence becomes so acute, that just the right amount of energy is applied to effect a certain end. Then the Law of Economy can be properly fulfilled in all acts.
Những người cung ba cuối cùng sẽ trở nên thành thạo trong việc quản trị năng lượng. Họ biết ý nghĩa của “đường có lực cản tối thiểu” (đường này, khi được tìm thấy, ngăn việc tiêu tốn quá nhiều năng lượng do sự ma sát không cần thiết). Ví dụ, hiệu suất của bất kỳ động cơ nào được xác định bởi mức độ hoạt động trơn tru của nó (tức là mức độ “hao mòn” liên quan đến hoạt động bình thường của nó và mức năng lượng mà nó mất đi vì sức nóng do lực ma sát). Tìm ra con đường có lực cản tối thiểu (đường ‘ma sát tối thiểu’), các tuýp người cung ba học cách tránh sự lãng phí không cần thiết. Lúc đầu, một người cung ba có thể lãng phí khá nhiều năng lượng khi hoạt động quá mức, nhưng cuối cùng, trí thông tuệ trở nên nhạy bén đến mức chỉ cần sử dụng năng lượng vừa đủ để tạo ra một kết quả nhất định. Khi đó, Định luật Kinh tế có thể được thực thi đầy đủ trong tất cả các hoạt động.
Of course economy must be made to serve love. The Law of Economy was the preeminent law of the earlier solar system, which was qualified by the third ray, but the Law of Attraction (the emanating source of the Law of Love) is the primary law of our present solar system. Economically serving the line of least resistance is only of value if loving purpose is guiding the entire enterprise. Lovelessly and purposelessly following the line of least resistance may be intelligent, but it is amoral and futile. Morality makes its appearance with the loving and cohesive energy of the second ray, just as purposeful action relates to the first ray.
Tất nhiên kinh tế phải được thực hiện để phụng sự tình thương. Định luật Kinh tế là quy luật nổi trội của thái dương hệ trước đây, nơi mà phẩm tính cung ba được biểu hiện đầy đủ, nhưng Định Luật Thu Hút (nguồn phát khởi của Định Luật Bác Ái) mới là luật cơ bản của thái dương hệ hiện nay của chúng ta. Con đường phụng sự của Kinh Tế sẽ gặp ít trở lực nhất, chỉ có giá trị nếu mục đích mang tình thương dẫn lối toàn bộ các doanh nghiệp. Thiếu tình thương và thiếu đi mục đích theo lối ít trở lực nhất có thể là thông minh, nhưng đó là sự vô đạo đức và vô ích. Phẩm hạnh xuất hiện với năng lượng yêu thương và gắn kết của cung hai, cũng giống như hành động có chủ đích liên quan đến cung một.
It should also be remembered that the modern science of economics is a very complex and intricate science, and a very indefinite one at that. The principle of relativity is found throughout it, for, the value of goods and services is always fluctuating. The third ray capacity for understanding complex and fluid energy interrelationships makes economics a natural field of interest for those well-endowed with this ray.
Cũng nên nhớ rằng các chuyên ngành kinh tế học hiện đại là một khoa học rất phức tạp, rắc rối, và cũng rất vô định. Nguyên lý tương đối được tìm thấy thông qua nó, ví dụ, giá trị của hàng hóa và dịch vụ luôn biến động. Năng lực của cung ba trong việc hiểu tính phức tạp và sự tương tác năng lượng linh hoạt khiến khoa kinh tế học trở thành lĩnh vực được yêu thích một cách tự nhiên đối với những người có thiên phú ở cung này.
Facility for understanding and handling money; philanthropy: This is one of the prime third ray aptitudes. The ability to manipulate ideas is one pole of third ray activity; handling the “crystallized energy” called money is the other. We may be tempted to think of money as something quite tangible and definite, but really, the value or worth which money represents is entirely fluid, and is always changing. The value of currency goes up and down depending upon such factors as inflation and rates of exchange. This relativistic, ever changing flux is a perfect field of activity for the expression of third ray aptitudes.
Khả năng hiểu và xử lý tiền bạc; thiện nguyện: Đây là một trong những năng khiếu chính của cung ba. Khả năng vận dụng các ý tưởng là một điểm cực trong hoạt động của cung ba, việc xử lý “năng lượng kết tinh” cái được gọi là tiền bạc là một điểm cực khác. Chúng ta có thể bị cám dỗ khi nghĩ tiền bạc như một thứ gì đó khá hữu hình và chắc chắn, nhưng thực tế, giá trị hay tính hữu hình mà tiền bạc đại diện lại hoàn toàn linh hoạt và luôn thay đổi. Giá trị của tiền tệ khi lên khi xuống phụ thuộc vào những yếu tố như lạm phát và tỷ giá hối đoái. Sự tương đối, thay đổi liên tục này là một lĩnh vực hoạt động hoàn hảo để biểu hiện các khuynh hướng của cung ba.
Money is also an energy which facilitates the materialization of desires, and the third ray is the foremost ray of manifestation (for it includes and synthesizes the lesser four). Those who control money (in our present society, at least), control the processes of manifestation.
Tiền cũng là một năng lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện thực hóa các ham muốn, và cung ba là quan trọng nhất cho sự biểu lộ này (vì nó bao gồm và tổng hợp cả bốn cung thuộc tính). Những người kiểm soát tiền bạc (ít nhất là trong xã hội hiện tại của chúng ta), kiểm soát các quá trình biểu hiện đó.
From another point of view, money is an abstraction and an intangible. It is a symbolic system in which abstract numerical values are assigned to all concrete things. Instead of dealing with the things themselves, those who handle money translate all the particular characteristics of any given thing into one abstraction—its so-called value, its [76] worth. At its worst, money serves as a common denominator which robs things of their own, unique value, and substitutes instead an artificial, abstract value which has nothing to do with the essential quality of the “things in themselves.”
Theo một quan điểm khác, tiền bạc là một thứ trừu tượng và vô hình. Nó là một hệ thống biểu tượng, trong đó giá trị trừu tượng của các con số được quy đổi thành tất cả những thứ cụ thể. Thay vì trao đổi những thứ giống chính nó, người ta dùng tiền bạc để chuyển đổi tất cả những thứ cụ thể của bất cứ cái gì thành một thứ trừu tượng – thứ được gọi là giá trị, tức trị giá của nó. Ở khía cạnh tồi tệ nhất, tiền bạc đóng vai trò như một mẫu số chung cướp đi những giá trị độc đáo riêng của các thứ, và thay vào đó là một giá trị nhân tạo, trừu tượng không liên quan với phẩm chất cốt yếu của “những thứ tự thân”
Money can take many complicated forms—stocks, bonds, certificates, notes, and numerous other financial instruments. Keeping track of the behavior of these various forms of money requires a high degree of active intelligence, and a gift for abstraction sufficient to spot trends and patterns in a flux of changing values. Such trends and patterns might be utterly invisible or bewildering to those incapable of following so many interdependent variables.
Tiền bạc có thể ở nhiều dạng phức tạp—cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ, tiền giấy và nhiều công cụ tài chính khác. Theo dõi diễn biến tình trạng của các hình thái tiền bạc khác nhau này đòi hỏi một mức độ thông tuệ cao, và một năng khiếu về sự trừu tượng đủ để phát hiện ra những xu hướng và mô hình trong một chuỗi các giá trị thay đổi. Những xu hướng và mô hình như vậy có thể hoàn toàn vô hình hoặc gây hoang mang cho những người không có khả năng theo đuổi rất nhiều biến phụ thuộc lẫn nhau.
Philanthropy: One of the special aptitudes of the developed third ray individual is the gift for amassing and giving away large sums of money. Obviously, the love aspect of the soul must be activated or the impulse to give would not be present. The philanthropist, through the intelligent distribution of money, makes it possible for others to fulfill their desires—i.e., materialize their desires. The connection of philanthropy to the third divine aspect (the material aspect) is thus clear. The principle gift of first ray people is power; second ray people bestow love and the light of wisdom—the power to see; third ray people (along the matter line) transform people’s wishes into physical plane realities.
Giàu lòng từ thiện: Một trong những khuynh hướng đặc biệt của những nhân vật cung ba phát triển là năng khiếu tích lũy và cho đi lượng lớn tiền bạc. Rõ ràng, khía cạnh bác ái của linh hồn phải được kích hoạt, nếu không sự thôi thúc cho đi sẽ không diễn ra. Nhà từ thiện, thông qua việc phân phối tiền bạc một cách thông minh, giúp những người khác hoàn thành các mong muốn của họ—tức là, hiện thực hóa các mong muốn. Có mối liên hệ rõ ràng giữa lòng từ thiện (philanthropy) với khía cạnh thiêng liêng thứ ba (khía cạnh vật chất). Khuynh hướng chính yếu của người cung một là quyền năng, của người cung hai là ban tặng tình yêu thương và ánh sáng của minh triết – quyền năng được nhìn thấy; người cung ba (theo dòng vật chất) chuyển đổi những ước muốn của con người thành hiện thực trên cõi vật lý.
Executive and business aptitudes: Business can be considered the art of making things happen in the most efficient way. From the foregoing paragraphs, it becomes obvious that the third ray is particularly related to business. Economical aptitudes and resourceful intelligence are the main necessities for a good business person.
Năng lực trong điều hành và kinh doanh: Kinh doanh có thể được coi là môn nghệ thuật giúp mọi thứ diễn ra theo cách hiệu quả nhất. Từ các đoạn trên, có thể thấy rõ ràng cung ba đặc biệt liên quan đến kinh doanh. Những năng khiếu kinh tế và khả năng sử dụng nguồn lực thông minh là những điều cần thiết cho một người kinh doanh giỏi.
Business is much involved with “barter and exchange.” An understanding of values, and the ability to see all things abstractly, in terms of their monetary value is indispensable. Here, on what is perhaps a lower turn of the spiral, we again see that to the third ray individual, a thing is not seen as the “thing in itself” but as a ‘thing in relation’ to the fluctuating state or value of other things. To the abstract third ray philosopher, every thing has meaning, and is part of a broad network of relationships; to the abstracting business person, a thing is seen (at least part of the time) not for what it essentially is, but in terms of its monetary value—i.e., its relation to other things is seen purely in terms of a form of energy, the concretized energy of prana (money).
Kinh doanh liên quan nhiều đến “sự đổi chác và trao đổi”. Một sự hiểu biết về các giá trị, và khả năng nhìn nhận mọi thứ một cách trừu tượng, về giá trị tiền tệ của chúng là không thể thiếu. Tại đây, ở cái có lẽ là vòng xoắn thấp hơn của đường xoắn ốc, chúng ta lại thấy đối với những người cung ba, một vật không được nhìn nhận như “vật tự thân” mà như một “vật có liên quan” đến trạng thái dao động hoặc giá trị của những thứ khác. Đối với triết gia cung ba kiểu trừu tượng, mọi thứ đều có ý nghĩa, và là một phần của mạng lưới các mối quan hệ rộng lớn. Đối với người kinh doanh kiểu trừu tượng, một sự vật được nhìn nhận (ít nhất là trong một khoảng thời gian) không phải theo đúng bản chất của nó, mà theo giá trị tiền tệ của nó—tức là, mối quan hệ của nó với những thứ khác được nhìn nhận thuần túy dưới dạng một hình thái năng lượng, năng lượng cụ thể hóa của prana (tiền).
One who runs a business has to be able to oversee the details of a complex enterprise. Everything is “happening at the same time,” and the executive must stay abreast of all developments. In one respect, the executive must have his hand (or the ‘hand of his mind’) in everything. The energy of the third ray gives the ability to be the “spider at the center.” Negatively this can be the glamor of meddlesomeness, but positively it is the ability to stand at the center and yet have a part of oneself intelligently operative in a wide range of peripheral activities. More than the third ray is required to make a successful executive, but third ray aptitudes can ensure that all business activities are intelligently [77] coordinated, and that the “right hand knows what the left hand is doing.” Of course, the ideal executive, like the ideal spider, has far more than two hands!
Một người điều hành một doanh nghiệp phải có khả năng giám sát các chi tiết của một doanh nghiệp phức tạp. Mọi thứ đều “diễn ra cùng thời điểm”, và việc điều hành phải bám sát mọi diễn biến. Ở một khía cạnh nào đó, người điều hành phải nhúng tay vào mọi việc (hoặc phải “động não” về mọi thứ). Năng lượng cung ba mang đến khả năng trở thành “con nhện ở trung tâm”. Về mặt tiêu cực, điều này có thể là ảo cảm thích xen vào công việc của người khác, nhưng về mặt tích cực, đó là khả năng vừa đứng ở trung tâm và vừa tham gia vận hành một cách thông minh một loạt các hoạt động ngoại vi. Không những cung ba là yêu cầu để tạo nên một nhà điều hành thành công, mà năng lực của cung ba còn có thể đảm bảo rằng tất cả các hoạt động kinh doanh được phối hợp một cách thông minh [77], và đảm bảo “tay phải biết tay trái đang làm gì”. Tất nhiên, ở người điều hành lý tưởng, giống như con nhện lý tưởng, có hơn nhiều hai tay!
Some Weaknesses Characteristic of Those upon the Third Ray
Intellectual pride
Excessive criticism
Vague and overly-complex thought and expression of thought
Perplexity and confusion
Absent-mindedness
Excessive thinking without practical action
Inaccuracy in practical detail; carelessness
Manipulative and calculating
Opportunism
Deviousness, deceitfulness, untruth
Chameleon-like over-adaptability
Amoral materialism
Hyperactivity, restlessness, wasted motion and rush
Disorder and chaos
Tendency to be “spread too thin” scatter
Constant preoccupation and ‘busyness’
Một số điểm yếu đặc trưng của những người Cung Ba
- Tự cao về trí tuệ
- Chỉ trích quá mức
- Suy nghĩ và cách diễn đạt suy nghĩ mơ hồ và quá phức tạp
- Sự bối rối và nhầm lẫn
- Sự lơ đễnh
- Suy nghĩ thái quá mà không có hành động thiết thực
- Không chính xác trong chi tiết thực tế; sự bất cẩn
- Thao túng và tính toán
- Chủ nghĩa cơ hội
- Quanh co, gian dối, không trung thực
- Khả năng thích ứng quá mức giống tắc kè hoa
- Chủ nghĩa duy vật vô đạo đức
- Tăng động, bồn chồn, lãng phí chuyển động và vội vàng
- Tuỳ tiện và hỗn loạn
- Có xu hướng “dàn trải quá mỏng”; phân tán
- Mối bận tâm liên tục và ‘sự bận rộn’
Intellectual pride: For every ray there is a different form of pride. Pride is related specifically to personality focus, the attitude characterized as having the “eyes upon the little self.” Usually pride is associated with a particular faculty or capacity which is quite highly developed in an individual. Individuals on each ray characteristically do certain things better than individuals on other rays. Third ray individuals are the great thinkers and intellectuals, and thus, until humility through proper perspective is an accomplished fact, pride of intellect is a strong tendency.
Tự cao về trí tuệ: Đối với mỗi cung có một hình thức tự cao khác nhau. Tự cao có liên quan đặc biệt đến sự tập trung vào phàm ngã, một thái độ được đặc trưng bởi cung cách “chú tâm đến cái tôi nhỏ bé”. Thông thường, sự tự cao có liên quan tới một lĩnh vực hoặc một năng lực cụ thể được phát triển khá cao ở một cá nhân. Người ở mỗi cung đều sở hữu đặc điểm giúp họ làm một số việc nhất định tốt hơn so với người trên các cung khác. Những người cung ba là những nhà tư tưởng và trí thức vĩ đại, và do đó, trước khi sự khiêm tốn đạt được thông qua quan điểm thích hợp đã thành như một thực tế, thì niềm kiêu hãnh về trí tuệ là một xu hướng mạnh mẽ của người cung ba.
Those upon the third ray can often “think circles” (and “talk circles”) around others. They have speed, agility, flexibility, fluidity, versatility, etc., both of thought and speech. There may be a tendency to parade intellectual virtuosity—in short, to be a mental show-off. In abstract types, the pride may center around a finesse in handling abstract [78] concepts; in the more material types, intellectual pride may center around being ‘smarter’ than others in putting together clever deals or in making money.
Người cung ba thường “suy nghĩ thần tốc” (và “nói như liên thanh”) với mọi người. Họ có tốc độ, sự nhanh nhẹn, linh hoạt, trôi chảy, linh động, v.v., trong cả suy nghĩ và lời nói. Có thể có xu hướng trình diễn kỹ năng trí tuệ—nói ngắn gọn là để phô trương trí tuệ. Với kiểu cung ba trừu tượng, sự tự cao có thể xoay quanh sự khéo léo trong việc xử lý các khái niệm [78] trừu tượng; ở cung ba kiểu vật chất hơn, sự tự cao về trí tuệ có thể xoay quanh việc ‘thông minh hơn’ so với những người khác trong việc thực hiện các giao dịch khôn ngoan hoặc trong việc kiếm tiền.
Such a strong focus upon (and satisfaction with) intellectual operations, puts a great distance between such people and the reality of life. The goodness of everyday life becomes intellectualized; life is manipulated rather than lived. Feelings and non- mental responses are undervalued and explained away. The result is alienation.
Sự tập trung mạnh mẽ như vậy vào (và sự hài lòng với) các hoạt động trí tuệ, tạo ra một khoảng cách lớn giữa những người này và thực tế của cuộc sống. Sự tốt đẹp của cuộc sống hàng ngày bị trí tuệ hóa; cuộc sống bị thao túng hơn là được sống. Cảm xúc và phản ứng phi trí tuệ bị đánh giá thấp và không chấp nhận giải thích. Kết quả là việc bị xa lánh.
The intellect, it is said, makes a good servant but a poor master. Just as Moses could not enter the “Promised Land,” so the intellect alone will never see reality. Only when intellect becomes the servant of unitive soul consciousness, does mentality fulfill its proper role. Intellect must be a servant of light, a means of helping others live more intelligently. Then instead of being proud of their own mental prowess, third ray individuals may take a legitimate pride in how well they have helped others learn to think.
Người ta nói rằng trí tuệ là một người đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ tồi. Giống như Moseskhông thể vào miền “Đất Hứa”, cũng vậy, chỉ riêng trí tuệ sẽ không bao giờ nhìn thấy sự thực. Chỉ khi trí tuệ trở thành người phục vụ của tâm thức linh hồn thống nhất, trí lực mới hoàn thành vai trò thích hợp của nó. Trí tuệ phải là đầy tớ của ánh sáng, là phương tiện giúp người khác sống thông minh hơn. Theo đó, thay vì tự hào về sức mạnh trí tuệ của mình, những người cung ba có thể tự hào chính đáng về việc họ đã giúp người khác học cách suy nghĩ tốt như thế nào.
Excessive criticism: Those on certain of the rays are more inclined to be destructively critical than those on others. In general, those upon the 1-3-5-7 line are the most critical, and the sixth ray may also induce considerable criticism and intolerance. Second and fourth ray individuals attempt to avoid the critical approach.
Chỉ trích quá mức: Những người ở một số cung có khuynh hướng chỉ trích phê bình mang tính tiêu cực hơn những cung khác. Nói chung, những người nằm trên đường cung 1-3-5-7 có tính chỉ trích cao nhất và cung sáu cũng có thể gây ra sự chỉ trích và thiếu khoan dung đáng kể. Người cung hai và bốn thường tránh cách tiếp cận theo kiểu chỉ trích.
Third ray people tend to criticize others for the way they think, speak and write. They are critical of what they perceive as a general lack of intelligence, while fifth ray people criticize others for inaccuracy and non-factuality, for doing things that don’t “make sense.” Third ray criticism is more related to mental pride. Occasionally, those upon the wisdom aspect of the second ray may criticize others for being insufficiently learned (and thus incomplete in their point of view), but third ray criticism does not target the unlearned so much as those who lack the ability to think and express themselves intelligently.
Những người cung ba có xu hướng chỉ trích người khác về cách họ nghĩ, nói và viết. Họ chỉ trích những gì họ cho là thiếu thông minh nói chung, trong khi những người thuộc cung năm chỉ trích những người khác vì sự thiếu chính xác và phi thực tế, vì đã làm những điều không “có ý nghĩa”. Kiểu phê bình của cung ba liên quan nhiều hơn đến niềm kiêu hãnh về trí tuệ. Đôi khi, những người cung hai theo kiểu trí tuệ có thể chỉ trích người khác là không học hành đầy đủ (và do đó thiếu hoàn thiện trong cách nhìn nhận của họ), nhưng sự chỉ trích của cung ba không nhắm vào những người ít học mà vào những người thiếu khả năng suy nghĩ và diễn đạt một cách thông minh.
In all fairness it must be remembered that criticism (broadly understood) is one the most reliable ways of reaching truth. The word “criticism” derives from the Greek, “kritikos” which means “able to discern or judge.” Criticism, then, is a method of evaluation. The fields of literary criticism and philosophical criticism are legitimate fields, and the film, art and music critics perform a valuable service. Critics challenge the integrity and quality of whatever they examine. They determine the degree of intelligence that went into the creation of any whole.
Công bằng mà nói, cần phải nhớ rằng phê bình (hiểu theo nghĩa rộng) là một trong những cách đáng tin cậy nhất để đạt đến chân lý. Từ “phê bình” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “kritikos” có nghĩa là “có thể phân biệt hoặc phán xét.” Khi đó, phê bình là một phương pháp đánh giá. Các lĩnh vực phê bình văn học và phê bình triết học là những lĩnh vực chính thống, và các nhà phê bình điện ảnh, nghệ thuật và âm nhạc thực hiện một công việc có giá trị. Các nhà phê bình thách thức tính toàn vẹn và chất lượng của bất cứ thứ gì họ soi xét. Họ xác định mức độ thông tuệ đã tạo ra bất kỳ tổng thể nào.
The question at issue is whether the high standard of intelligence to which third ray critics hold others and their works is used constructively as a spur to improvement, or pridefully and destructively so that they can shine at the expense of that which they criticize.
Câu hỏi được đặt ra là liệu tiêu chuẩn cao về tính thông tuệ mà người cung ba áp đặt lên những người khác và công việc của họ có được sử dụng mang tính xây dựng như một động lực để cải tiến, hay điều họ chỉ trích phê bình chỉ phục vụ cho sự tự cao của họ và theo hướng phá hoại.
Vague and overly-complex thought and expression of thought: Sometimes it is extremely hard to understand the thought, speech or writing of those strongly influenced [79] by the third ray. They think and express themselves in a manner that is too complex, too involved, and overall, too vague and abstract—insufficiently related to the concrete levels of reality. There may also be such a constant changeability and fluidity of expression, that the outlines of what is said and written become indistinct and uncertain.
Suy nghĩ và cách diễn đạt tư tưởng mơ hồ và quá phức tạp: Đôi khi thật khó để hiểu được suy nghĩ, lời nói hoặc văn viết của những người bị ảnh hưởng mạnh mẽ [79] bởi cung 3. Họ suy nghĩ và thể hiện bản thân theo cách quá phức tạp, quá mắc mớ, và về tổng thể, quá mơ hồ và trừu tượng — không đủ đạt đến các cấp độ cụ thể của thực tiễn. Cách diễn đạt cũng có thể có quá nhiều sự thay đổi liên tục và linh hoạt, đến nỗi cấu trúc của những gì họ nói và viết trở nên không rõ ràng và không chắc chắn.
Third ray people reach afar eclectically, and weave a great diversity of things into the same fabric. The result is often a multilevel, multi-textured agglomeration that is difficult to understand. Such people also need to ask themselves, “How many points of view are really required?” There is a third ray tendency to see the same issue from so many points of view (all around the subject) that a confusing proliferation of possible interpretations results. The mind becomes overburdened and the capacity for clear action paralyzed.
Những người cung ba vươn xa một cách chiết trung, và dệt vô cùng nhiều thứ đa dạng vào cùng một mảnh vải. Kết quả thường là sự kết tụ đa cấp độ, đa kết cấu rất khó hiểu. Những người như vậy cũng cần tự hỏi mình, “Có bao nhiêu góc độ thực sự cần thiết?” Người cung ba có xu hướng nhìn nhận cùng một vấn đề từ rất nhiều góc độ (xung quanh một chủ đề) dẫn đến kết quả là làm gia tăng sự khó hiểu và dễ nhầm lẫn trong các cách diễn giải. Tâm trí trở nên quá tải và khả năng hành động rõ ràng bị tê liệt.
Simplicity and concreteness are the two prime necessities for these abuses. The desire to show a thing in all its relationships and ramifications is commendable, but very difficult to accomplish given the linearizing and other limitations of present language. Ray three individuals must be careful not to weave together too many threads, even though all the threads may be, in fact, related.
Sự đơn giản và cụ thể là hai yếu tố quan trọng cần thiết để xử lý việc lạm dụng quá mức này. Mong muốn thể hiện một điều trong tất cả các mối quan hệ và sự phân nhánh của nó là điều đáng khen ngợi, nhưng rất khó thực hiện được do sự tuyến tính hóa và những hạn chế khác của ngôn ngữ hiện tại. Người cung ba phải cẩn thận để không dệt quá nhiều sợi với nhau, mặc dù trên thực tế, tất cả các sợi có thể có liên quan với nhau.
People’s digestion and assimilation process, whether physical or mental, depends upon ingesting relatively small, manageable ‘bites’ of nourishment. With much third ray writing and speaking, the reader or listener has difficulty separating what he receives into ‘bites’ of a digestible, assimilable size.
Quá trình tiêu hóa và đồng hóa của con người, cho dù là thể chất hay tinh thần, đều phụ thuộc vào việc tiêu thụ các phần dinh dưỡng tương đối nhỏ, có thể kiểm soát được. Với việc viết và nói quá nhiều theo kiểu cung ba, người đọc hoặc người nghe gặp khó khăn trong việc phân tách những gì anh ta nhận được thành các ‘miếng cắn” có kích thước dễ tiêu hóa và dễ đồng hóa.
Third ray people also need simply to learn to “cut through.” There is no need to present the full complexity of everything, or to include all ramifications. Sometimes a simple, synthetic, all-embracing statement is just what is required. Third ray people need to practice the art of epitomizing. For instance, can a third ray person learn to summarize an entire chapter, an entire lecture, or even an entire book in one or two sentences (or in one or two words)? If so, a much needed skill is being developed.
Những người cung ba cũng chỉ đơn giản cần học cách “bỏ qua”. Không cần phải trình bày toàn bộ sự phức tạp của mọi thứ, hoặc bao gồm tất cả các phân nhánh. Đôi khi chỉ cần một tuyên bố đơn giản, tổng hợp và bao hàm tất cả. Những người cung ba cần thực hành nghệ thuật cô đọng. Ví dụ, người cung ba có thể học cách tóm tắt toàn bộ chương, toàn bộ bài giảng, hoặc thậm chí toàn bộ cuốn sách trong một hoặc hai câu (hoặc trong một hoặc hai từ)? Làm được như vậy, một kỹ năng rất cần thiết đang được phát triển.
Perplexity and confusion: These qualities follow upon the ones just discussed. Third ray people are often perplexing and perplexed, confusing and confused. Too many things are jumbled together and no clear outlines can be seen. Eventually, they learn how to lead others out of perplexity and confusion. They master the capacity to preserve delineation within a state of flux.
Sự bối rối và nhầm lẫn: Những phẩm tính này là hệ quả của những phẩm tính vừa được thảo luận. Những người cung ba thường gây bối rối và bối rối, gây nhầm lẫn và nhầm lẫn. Quá nhiều thứ lộn xộn với nhau và không thể nhìn ra được đường nét rõ ràng. Nhưng cuối cùng, họ sẽ học được cách dẫn dắt người khác thoát khỏi tình trạng bối rối và nhầm lẫn. Họ nắm vững khả năng duy trì sự phân định trong một trạng thái của dòng chảy.
Absent-mindedness: This is one of the more humorous third ray foibles. Many a third ray person (especially with an abstract emphasis) is justly caricatured as an “absent- minded professor.” The reason third ray people along the abstract line fall into this problem is easy to see; they are so focused in the world of thought, that they mismanage the world of the senses. They care so much about that which is abstract, that they stumble over what is concrete. Their gaze is turned inward towards the world of mentation and ideation, and not outward towards the world of experience. The result [80] is inefficient physical plane living; interestingly, efficiency is one of the strong qualities of those who function upon the more material aspect of the third ray (cf., Glamour: A World Problem, p. 122).
Sự lơ đễnh: Đây là một trong những điểm yếu hài hước hơn cả với người cung ba. Nhiều người cung ba (đặc biệt là với kiểu cung 3 trừu tượng) được biếm họa như một “giáo sư lơ đãng”. Lý do người cung ba theo kiểu trừu tượng rơi vào vấn đề này rất dễ nhận thấy; họ quá tập trung vào thế giới của suy tưởng, đến nỗi họ mất khả năng kiểm soát trong thế giới của các giác quan. Họ quan tâm nhiều đến những gì trừu tượng, đến nỗi họ vấp ngã trong những gì là cụ thể. Cái nhìn của họ hướng vào trong thế giới của lý tưởng, chứ không phải hướng ra ngoài thế giới của trải nghiệm. Kết quả [80] là cuộc sống trên cõi vật lý không hiệu quả; thật thú vị, hiệu quả là một trong những phẩm tính mạnh mẽ của những người hoạt động trên khía cạnh thiên về vật chất của cung ba (xem, Ảo cảm: Một vấn đề thế giới, trang 122).
Perhaps of all the ray types (possibly excluding sixth ray people) those upon the third ray need to learn to “be here now.” As historians their minds range over the past; as futurists and speculators their minds project far ahead of their own time; as philosophers their minds scan the empyrean—straight up. Down is the only direction they dislike, unless it is the ‘down’ of materialistic preoccupation, which, itself is so absorbing, as to make a person extremely unresponsive and, thus, virtually absent from the present moment. A still and centered position is really what is needed, but it is activity, and action on the periphery that third ray people seem to prefer. Excessive motion must stop in order for presence to be achieved. First ray individuals, who particularly practice the “technique of the Presence,” easily master centralization and stillness; they stand motionless at the point of power—the “still point of the turning world.” If third ray individuals wish to stop beingabsent, they must stop (at least, for a time) their restless, peripheral activity.
Có lẽ trong tất cả các cung (có lẽ loại trừ người cung sáu) những người ở cung ba cần phải học cách hiện diện “ở đây ngay bây giờ.” Là các nhà sử học, tâm trí của họ chạy đến quá khứ; hay như những nhà tương lai học và những nhà đầu cơ, tâm trí của họ phóng ra xa trước thời đại của chính mình; là những triết gia, tâm trí họ quét lên bầu trời—thẳng lên. Hướng xuống là hướng duy nhất mà họ không thích, trừ khi đó là sự ‘đi xuống’ của mối bận tâm vật chất, mà bản thân nó đã hấp thụ quá mức, khiến một người gần như không phản ứng và do đó, hầu như không có mặt trong thời điểm hiện tại. Một vị trí tĩnh tại và chính giữa thực sự là điều cần thiết, nhưnghoạt động và hành động ở ngoại vi là thứ mà người cung ba dường như thích hơn. Chuyển động quá mức phải dừng lại để đạt được sự hiện diện. Những người cung một, những người đặc biệt thực hành “Kỹ thuật của sự Hiện diện”, dễ dàng làm chủ sự tập trung và tĩnh lặng; họ đứng bất động tại điểm quyền lực— “điểm tĩnh lặng của thế giới đang xoay chuyển”. Nếu người cung ba muốn dừng sự vắng mặt, họ phải dừng hoạt động ngoại vi không ngừng nghỉ của mình (ít nhất, trong một thời gian).
Excessive thinking without practical action: Third ray people are extraordinarily adept at thinking about thinking; if they tire of that, they can throw themselves into thinking about thinking about thinking, etc. Their motor is racing but they are not “in gear.” Thus there is motion, but noaction. This applies particularly to the abstract type; the more material type of third ray individual may, conversely, always be “on the go” without taking sufficient time to think (at least about motives). Still others instantly translate thought into action, so that restless physical activity becomes the direct reflection of a restless mind.
Suy nghĩ thái quá mà không có hành động thiết thực: Người cung ba là người có khả năng suy nghĩ thuần thục một cách phi thường về việc suy nghĩ…; nếu họ mệt mỏi vì điều đó, họ có thể lao vào suy nghĩ về suy nghĩ về suy nghĩ, v.v. Động cơ của họ chạy nhưng họ không “vào số”. Do đó có chuyển động, nhưng không có hành động. Điều này đặc biệt đúng với người cung ba kiểu trừu tượng; ngược lại, cung 3 kiểu vật chất có thể luôn “di chuyển” mà không cần dành đủ thời gian để suy nghĩ (ít nhất là về động cơ). Cũng có những người khác chuyển ngay lập tức suy nghĩ thành hành động, do đó hoạt động thể chất không ngừng nghỉ trở thành phản ánh trực tiếp của tâm trí không ngừng nghỉ.
Complete absorption in what might be called the ‘motions of mind’ can be a very seductive pastime. Third ray people have minds that are so fertile, complex and filled with activity that the consciousness easily becomes ensnared. The result: preoccupation followed by futility. Futility is the nemesis of the overactive, under-organized third ray type.
Say đắm hoàn toàn trong thứ có thể được gọi là ‘chuyển động của tâm trí’ có thể là một trò tiêu khiển đầy hấp dẫn. Những người thuộc cung ba có tâm trí rất phong phú, phức tạp và chứa đầy hoạt động đến nỗi ý thức dễ dàng bị gài bẫy. Kết quả là: bận tâm một cách vô ích. Vô ích là kẻ thù của người cung ba hoạt động quá mức, tổ chức kém.
The antidote is simple; translate thought into intelligent action, and make sure action is a true representative of intelligent thought. Of course, those upon the abstract side of the third ray will naturally think more than they act, and those upon the more practical, concrete side, will naturally act more than they philosophize about their action. But some connection must be maintained, or futility is the inescapable result.
Thuốc giải rất đơn giản; chuyển suy nghĩ thành hành động thông minh và đảm bảo hành động là đại diện thực sự của suy nghĩ thông minh. Tất nhiên, những người cung ba kiểu trừu tượng sẽ tự nhiên suy nghĩ nhiều hơn hành động, và những người cung ba kiểu thực tế, cụ thể hơn, sẽ hành động nhiều hơn những gì họ triết lý về hành động của mình. Nhưng một số kết nối phải được duy trì, nếu không vô ích là kết quả không thể tránh khỏi.
On a practical level, energy must be redistributed from the mind and the throat center to the other personality vehicles and other etheric centers. Whenever there is an overemphasis of any aspect of the personality, there will be an excessive functioning of the particular etheric center correlated with that aspect. The flow of energy through a center is altered by a deliberate change of personal activity. Those who think too much [81] must simply begin to act, no matter how meaningless and uncertain action may initially seem.
Trên bình diện thực tế, năng lượng phải được phân phối lại từ tâm trí và trung tâm cổ họng đến các phương tiện phàm ngã khác và các trung tâm dĩ thái khác. Bất cứ khi nào có sự nhấn mạnh quá mức về bất kỳ khía cạnh nào của phàm ngã, sẽ có sự hoạt động quá mức của trung tâm dĩ thái cụ thể tương quan với khía cạnh đó. Dòng chảy của năng lượng qua một trung tâm bị thay đổi bởi sự thay đổi có chủ ý của hoạt động cá nhân. Những người suy nghĩ quá nhiều [81] đơn giản phải bắt đầu hành động, cho dù hành động ban đầu có vẻ vô nghĩa và không chắc chắn đến mức nào.
Inaccuracy in practical detail; carelessness: Third ray people have the happy distinction of not worrying themselves and others over trifles. Of course, what they consider trifles, others may see as matters of importance. It must be remembered that third ray people cultivate wide views and see things, often, in terms of abstractions and generalities. Unless other rays provide countervailing influences, such people simply can’t be bothered with petty little things that slow their level of activity. They want to move quickly from one thing to another, and are irked considerably if forced to deal with “picky little points.” The result is that there are certain tasks well suited to third ray types, and others of which they would only “mess up” through carelessness and negligence.
Không chính xác trong chi tiết thực tế; sự bất cẩn: Những người cung ba có đặc điểm hạnh phúc là không lo lắng cho bản thân và người khác về những điều vặt vãnh. Tất nhiên, những gì họ coi là lặt vặt, những người khác có thể xem là những vấn đề quan trọng. Cần phải nhớ rằng những người thuộc cung ba thường trau dồi tầm nhìn rộng và nhìn mọi thứ dưới dạng trừu tượng và tổng quát. Trừ khi các cung khác gây ra những tác động đối kháng, những người cung ba chỉ đơn giản là không thể bận tâm đến những điều nhỏ nhặt làm chậm mức độ hoạt động của họ. Họ muốn chuyển nhanh từ việc này sang việc khác và rất khó chịu nếu bị buộc phải giải quyết “những điểm nhỏ nhặt”. Kết quả là có những nhiệm vụ nhất định rất phù hợp với cung ba, và những nhiệm vụ khác họ sẽ chỉ làm “lộn xộn” lên do bất cẩn và sơ suất.
When considering the details of an abstract blueprint or design, third ray people tend to be very careful. Similarly, when attempting to find just the right word or phrase for the expression of a lofty philosophical concept, they often display no end of patience and concentration. But when handling mundane, concrete particulars (which are devoid of mental interest), these people could not be less concerned. The extent of their accuracy varies directly with the degree of their interest; since they are quite uninterested in practical details (delegating so-called “trivia” to others at every possible opportunity), their accuracy in such matters cannot be trusted.
Khi xem xét các chi tiết của một kế hoạch hoặc bản thiết kế trừu tượng, những người thuộc cung ba có xu hướng rất cẩn thận. Tương tự, khi cố gắng tìm đúng từ hoặc cụm từ để diễn đạt một khái niệm triết học cao cả, họ thường kiên nhẫn và tập trung vô tận. Nhưng khi xử lý các chi tiết trần tục, cụ thể (không liên quan đến tinh thần), những người cung ba không thể tập trung như thế. Mức độ chính xác phụ thuộc trực tiếp vào mức độ quan tâm của họ; vì họ khá ít quan tâm đến những chi tiết thực tế (giao cái gọi là “chuyện vặt” cho người khác ngay khi nào có thể), nên không thể tin được độ chính xác của họ trong những vấn đề như vậy.
Manipulative and calculating: As we discussed, skillful manipulation is an excellent ability when rightly motivated and rightly applied. Of course, it is also very possible that third ray types will “play chess with life,” moving people around as they would move pawns. They have the unfortunate habit of using people, working upon people from the “outside in” in order to make them do whatever may be desired.
Thao túng và tính toán: Như chúng ta đã thảo luận, thao túng một cách khéo léo là một khả năng tuyệt vời nếu được thúc đẩy bởi một động cơ đúng đắn và được áp dụng đúng cách. Tất nhiên, cũng rất có thể người cung ba sẽ “chơi cờ với cuộc sống”, di chuyển mọi người xung quanh như di chuyển các con tốt. Họ có một thói quen đáng tiếc là sử dụng người, “áp đặt từ ngoài vào”người khác để bắt họ làm bất cứ điều gì mình mong muốn.
It is all too easy for intelligent, third ray people to fall into the trap of becoming self-serving manipulators. They seem to know just what to do or say to “push someone’s buttons,” thereby eliciting the response they desire. This of course, indicates a profound distrust in the innate worth and goodness of people. Those who always want things their way and, to that end, are forever “pulling strings” behind the scenes, are not pursuing the “Path of Light.” Working upon people from the “outside in” is, in fact, the way the spiritual enemies of humanity choose to work. Such evil entities are unable to evoke the heart and soul; instead they attempt to influence (via the permanent atoms) the matter or “lunar” aspect.
Tất cả đều quá dễ dàng để những người cung ba thông minh rơi vào cái bẫy trở thành kẻ thao túng phục vụ cho bản thân. Họ dường như biết phải làm gì hoặc nói gì để “điểm huyệt người khác”, từ đó gợi ra phản ứng mà họ mong muốn. Tất nhiên, điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng sâu sắc vào giá trị và lòng tốt bẩm sinh của con người. Những người luôn muốn mọi thứ theo cách của họ và cuối cùng, mãi mãi là những kẻ “giật dây” đằng sau hậu trường, không theo đuổi “Con đường Ánh sáng”. Trên thực tế, làm việc với con người theo cách “áp đặt từ ngoài vào” là cách mà những kẻ thù tinh thần của nhân loại lựa chọn để làm việc. Những thực thể xấu xa như vậy không có khả năng khơi gợi trái tim và linh hồn; thay vào đó, họ cố gắng tác động (thông qua các nguyên tử thường tồn) đến khía cạnh vật chất hay khía cạnh “mặt trăng”.
The antidote to all these machinations (a revealing word) is the cultivation of a trusting and spontaneous response to people and circumstances. Even if the third ray individual thinks he knows what is coming, and how to act to bend things in his favor, he should deliberately release circumstances from the grip of his calculating mind, and let things happen as they will, unpredictably, spontaneously. The designs of his small personal [82] will may not manifest as previously, but the intentions of his soul, and of the soul of the individual he otherwise might manipulate, stand a much better chance of actualization. Trusting in the innate value and goodness of people, and in the supreme value and goodness of the Divine Plan is the key to release. The person who continually manipulates others is wrapping himself ever more deeply in the folds of matter, and ensnaring himself ever more completely in the web of illusion. Who wants to be bound hand and foot in chains of his own making?
Thuốc giải cho tất cả những mưu kế này (một từ tiết lộ) là việc nuôi dưỡng phản ứng tin cậy và tự phát đối với con người và hoàn cảnh. Ngay cả khi cá nhân cung ba nghĩ rằng anh ta biết điều gì sắp đến và hành động như thế nào để điều chỉnh mọi thứ có lợi cho mình, anh ta nên chủ ý giải phóng hoàn cảnh khỏi sự kìm kẹp của đầu óc tính toán của bản thân, và để mọi thứ diễn ra theo cách của chúng, tự nhiên, không thể đoán định. Những thiết kế của phàm ngã nhỏ bé [82] có thể sẽ không biểu hiện như trước đây, nhưng ý định của linh hồn anh ta, và linh hồn của cá nhân mà anh ta có thể thao túng, có cơ hội hiện thực hóa tốt hơn nhiều. Tin tưởng vào giá trị bẩm sinh và sự tốt đẹp của con người, và giá trị tốt đẹp tối cao của Thiên Cơ là chìa khóa để giải phóng. Người liên tục thao túng người khác đang cuốn mình sâu hơn bao giờ hết vào những nếp gấp của vật chất, và cuốn mình hoàn toàn hơn bao giờ hết vào mạng lưới ảo tưởng. Ai muốn bị trói tay chân trong xiềng xích do chính mình tạo ra?
Opportunism: Third ray people are constantly making opportunities for themselves. This is not necessarily a destructive practice as long as their opportunism does no violence to the working out of the Divine Plan—but so often it does. There is a vast difference between recognizing spiritual opportunity when presented, and making an opportunity which only disrupts the rhythm of beneficial processes already in motion.
Chủ nghĩa cơ hội: Những người cung ba không ngừng tạo cơ hội cho mình. Đây không nhất thiết là một hành động mang tính phá hoại miễn là tính cơ hội của họ không xâm phạm vào việc thực hiện Thiên Cơ—nhưng thường điều này lại xảy ra. Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc nhận ra cơ hội tâm linh khi nó hiện diện và việc tạo ra một cơ hội chỉ làm gián đoạn nhịp điệu của các quá trình đầy lợi ích vốn vẫn hoạt động.
Part of the problem is overactivity and lack of trust. Overactive third ray people cannot stand to wait while the correct (i.e., spiritual) design unfolds. Often, they would rather do something amiss, than do nothing at all. Rather than wait, their tendency is to actively arrange for the manifestation of their own design, which is almost always inferior to the one which a greater and wiser Intelligence intended. They think they have seized opportunity, when, in fact, they have only delayed the working out of an aspect of the Plan. They do not trust in the wisdom, goodness and natural unfolding of the Divine Plan. If third ray people were more in touch with their own center, instead of merely with the externality of themselves, they might learn not to interfere with the often slow and gentle processes leading to the working out of the ‘central design’ within each person. Instead of eagerly seizing opportunity, as they usually do, they might seize the opportunity to do nothing, thus letting good things be.
Một phần của vấn đề là sự hoạt động quá mức và thiếu tin tưởng. Những người cung ba hoạt động quá mức không thể chờ đợi trong khi bản thiết kế đúng đắn (tức là tâm linh) được mở ra. Thông thường, họ thà làm điều gì đó không đúng lúc, còn hơn không làm gì cả. Thay vì chờ đợi, xu hướng của họ là chủ động sắp xếp để thể hiện thiết kế của riêng họ, hầu như luôn kém hơn so với thiết kế mà một Trí thông minh lớn hơn và khôn ngoan hơn dự định. Họ nghĩ rằng họ đã nắm bắt được cơ hội, trong khi trên thực tế, họ chỉ trì hoãn việc thực hiện một khía cạnh của Thiên Cơ. Họ không tin tưởng vào sự khôn ngoan, tốt lành và sự diễn ra tự nhiên của Thiên Cơ. Nếu những người cung ba tiếp xúc nhiều hơn với trung tâm của chính họ, thay vì chỉ đơn thuần với ngoại cảnh của mình, họ có thể học cách không can thiệp vào các quá trình thường chậm và nhẹ nhàng dẫn đến việc tạo ra ‘thiết kế trung tâm’ bên trong mỗi người. Thay vì háo hức nắm bắt cơ hội như họ thường làm, họ có thể nắm bắt cơ hội để không làm gì cả, nhờ đó để những điều tốt đẹp xảy đến.
Also, there is a high degree of selfish self-interest in many third ray people; they are always ready to turn any circumstance to their own ends. This is far different from being ready to adapt any circumstance to the manifestation of the Divine Plan. Rather, it is the intelligent use of unfolding events to further selfish aims. Essentially, this is nothing but a feat of manipulative coercion which distorts the true design inherent in the unfolding pattern of circumstances.
The attitude of selfless waiting must be cultivated, and a refusal to impose lesser, personal plans upon greater, impersonal ones. Unless the patience to realize the larger Plan is cultivated, restless opportunism will only result in wasted energy, and lead to what might be called ‘energy knots,’ which must be laboriously untied before further progress can be made.
Ngoài ra, nhiều người cung ba có tính ích kỷ cao; họ luôn sẵn sàng biến bất kỳ hoàn cảnh nào phục vụ mục đích của riêng mình. Điều này khác xa với việc sẵn sàng thích ứng bất kỳ hoàn cảnh nào để phù hợp với sự biểu lộ của Thiên Cơ. Đúng hơn, đó là việc tận dụng một cách thôngminh các sự kiện đang diễn ra để hướng tới những mục đích ích kỷ hơn. Về cơ bản, điều nàykhông gì khác hơn là một ngón điêu luyện của sự ép buộc mang tính thao túng làm sai lệch thiết kế đúng đắn vốn có trong mô hình hoàn cảnh đang diễn ra.
Cần phải trau dồi thái độ chờ đợi một cách vị tha, và từ chối áp đặt những kế hoạch cá nhân nhỏ mọn lên những kế hoạch mang tính vô ngã lớn lao hơn. Trừ khi sự kiên nhẫn để thực hiện Kế hoạch lớn lao hơn được trau dồi, chủ nghĩa cơ hội không ngừng nghỉ sẽ chỉ dẫn đến lãng phí năng lượng và dẫn đến cái có thể được gọi là ‘nút thắt năng lượng’, thứ phải được siêng năng gỡ bỏtrước khi có thể đạt được tiến bộ hơn.
Deviousness, deceitfulness, untruth: People upon the third ray can easily “get around” many things, They do not move in a straight line like those upon the first and sixth rays; rather, their path is circuitous, and they can easily evade and avoid that which they wish to escape. Their facility for fluid evasion makes it easy for them to hide from the truth, [83] or avoid those circumstances in which the truth must be told. Also, truth is related to essence, to the core of any entity, and third ray individuals have a natural resonance with the ‘covering’ or ‘energic clothing’ which surrounds the essential core. If the first ray relates to the positive nucleus of an atom (and all entities are really atoms), then the third ray relates to the electron shells. In sum, third ray people find it easy to cover the light of truth; deviate from the straight expression of truth; mislead through vagueness, innuendo or implication; ‘complexify’ so that the clear lines of truth do not shine forth; and, in general, (through the ‘fine art of falsehood’) remain ensnared in the web of illusion (since it is the truth that sets one free).
Quanh co, dối trá, không trung thực: Người cung ba có thể dễ dàng “chạy quanh” nhiều thứ, Họ không di chuyển theo đường thẳng như những người thuộc cung một và cung sáu; thay vào đó, con đường của họ là đường vòng, và họ có thể dễ dàng lẩn trốn và tránh những điều mà họ muốn trốn chạy. Khả năng khéo léo của họ trong việc lẩn tránh linh hoạt giúp họ dễ dàng trốn tránh sự thật, [83] hoặc tránh những tình huống khi sự thật phải được phơi bày. Ngoài ra, sự thật có liên quan đến bản chất, đến cốt lõi của bất kỳ thực thể nào và các cá thể cung ba có sự cộng hưởng tự nhiên với ‘lớp bao phủ’ hoặc ‘lớp áo năng lượng’ bao quanh phần cốt lõi. Nếu cung một liên quan đến hạt nhân dương của nguyên tử (và tất cả các thực thể thực sự là nguyên tử), thì cung ba liên quan đến các lớp vỏ electron. Tóm lại, người cung ba cảm thấy dễ dàng che mờ ánh sáng của sự thật; đi lệch khỏi cách diễn đạt thẳng thắn của chân lý; đánh lừa thông qua sự mơ hồ,lời bóng gió hoặc ngụ ý; ‘phức tạp hoá’ vì vậy các đường chân lý rõ ràng không tỏa sáng; và nói chung (thông qua ‘nghệ thuật giả dối’) vẫn bị giam giữ trong mạng lưới ảo tưởng (vì lẽ sự thậtgiúp giải phóng y).
Interestingly, when considering the trinity of Goodness, Truth and Beauty, the third ray is particularly associated with Truth. Also, the old adage enjoins people to learn to “speak the truth,” thus connecting truth with the vocal function, with the throat, and hence with the third ray. The very thing which third ray individuals so often abuse during the early part of evolution (in this case, the spoken word), is that which they must express during the later. This is true for those upon all the rays, though, naturally, the principle or function abused differs with each.
Điều thú vị là khi xem xét bộ ba Chân, Thiện và Mỹ, cung ba đặc biệt gắn liền với Chân lý. Ngoài ra, câu ngạn ngữ cổ còn yêu cầu mọi người học cách “nói sự thật”, do đó kết nối sự thật với chức năng thanh âm, với cổ họng, và do đó với cung ba. Chính việc các cá nhân cung ba thường lạm dụng trong thời kỳ đầu của quá trình tiến hóa (trong trường hợp này là lời nói) là thứ mà họ phải thể hiện trong suốt thời kỳ sau đó. Điều này đúng với tất cả các cung, tuy nhiên, theo lẽ tự nhiên, nguyên tắc hoặc chức năng bị lạm dụng sẽ khác với mỗi cung.
The ready antidote to all this mendacity is to “tell it like it is.” Without evasion, equivocation or any mental reservation, the pure truth must be sounded, regardless of consequences to the ‘sounder,’ and even though there might be sufficient cleverness to “get away with” not sounding the truth. The involutional resonance of the third ray, makes third ray people masters in the art of the “cover-up,” therefore, upon the Path of discipleship and initiation, no veiling or cloaking of the truth can be allowed, no matter how easily a misleading veil of words could be thrown around the clear enunciation of things as they are. Truth is evolutionary; lie is involutionary. The “devil” is the “father of lies”; from one point of view, the devil is nothing but the quintessence of involutionary energy. For third ray people, evolution means unwrapping, disrobing, and unveiling what they have concealed (and can so adeptly conceal). For third ray people who are ever spinning garments to cover the truth, evolution means learning how to stand naked—expressing the “naked truth.”
Thuốc giải độc có sẵn cho tất cả sự dối trá này là “hãy nói về nó như nó là”; Không có sự trốn tránh, ngụy biện hay bất kỳ sự dè dặt nào về mặt trí tuệ, sự thật thuần túy phải được xướng lên, bất kể hậu quả đối với ‘người xướng’ như thế nào; và cho dù người đó có đủ sự khôn khéo để “tránh xa” việc không xướng lên sự thật. Sự cộng hưởng mang tính giáng hạ của cung ba làm cho người cung ba thành thạo nghệ thuật “che đậy”, do đó, trên Con đường đệ tử và điểm đạo, không thể cho phép sự che đậy hay che giấu sự thật, cho dù những bức màn ngôn từ gây hiểu lầm có thểdễ dàng được tung ra bao bọc sự hiển lộ rõ ràng về mọi thứ như chúng vốn là. Sự thật là tiến hóathăng thượng; dối trá là tiến hoá giáng hạ. “Ác quỷ” là “cha đẻ của sự dối trá”; theo một quan điểm, ác quỷ chẳng qua là tinh hoa của năng lượng giáng hạ. Đối với những người cung ba, sự tiến hóa thăng thượng có nghĩa là mở ra, cởi bỏ và tiết lộ những gì họ đã che giấu (và có thể che giấu một cách khéo léo). Đối với những người cung ba, những người luôn xe chỉ dệt tơ cái vỏ bề ngoài để che đậy sự thật, sự tiến hóa có nghĩa là học cách đứng trần trụi — thể hiện “sự thật trần trụi”.
Chameleon-like over-adaptability: The chameleon changes colors to blend with circumstances. This is protective, a survival tactic. Chameleons do not maintain their natural appearance in the presence of hostile or threatening circumstances; neither do “human chameleons.” Through a facile ability to change according to external influences, human chameleons save their skin but lose their soul. The soul is the core, and the core does not change. The purpose of evolution is for the soul to express through form, but if that soul is always being disguised in the interests of personal survival, it does not express, and the world is deprived of its quality. Evolutionary intent is thus thwarted.
Khả năng thích nghi quá mức giống tắc kè hoa: Tắc kè hoa thay đổi màu sắc để hòa hợp với hoàn cảnh. Đây là cách bảo vệ, một chiến thuật sinh tồn. Tắc kè hoa không duy trì vẻ ngoài tự nhiên của chúng trong điều kiện hoàn cảnh thù địch hoặc đe dọa; “người tắc kè hoa” cũng vậy. Thông qua khả năng dễ thay đổi theo tác động bên ngoài, người tắc kè hoa có thể cứu được làn da của mình nhưng lại đánh mất linh hồn. Linh hồn là cốt lõi, và cốt lõi không thay đổi. Mục đích của quá trình tiến hóa thăng thượng là để linh hồn biểu lộ qua hình hài, nhưng nếu linh hồn đó luôn bị ngụy tạo vì lợi ích sinh tồn của cá nhân, thì nó không biểu lộ được và thế giới sẽ bị tước đoạt phẩm tính của nó. Do đó ý định tiến hóa thăng thượng bị cản trở.
Third ray people need to find their center, and cultivate the stability to stand as representatives of that center. Frequently they are focused upon externals; even the [84] mind, the main focus of their attention, is an external when compared to the soul. Outer effect weighs lightly on the scale of spiritual values compared to inner integrity. This is not an easy lesson to learn, because it is hard to stop doing something one does so well, something that has helped one survive personally and physically for a long time. Change can be both a blessing and a curse. Adaptability is a sign of intelligence, but will adaptability serve a lower intelligence or the higher intelligence of the soul? Third ray people must learn when to change and when not to. When change serves the realization of soul intent, it is the spiritually intelligent thing to do. When it serves only to disguise the manifestation of the soul, it is anti-evolutionary.
Những người cung ba cần phải tìm ra trung tâm của họ, và trau dồi sự ổn định để đứng như hình mẫu cho trung tâm đó. Họ thường tập trung vào những thứ bên ngoài; ngay cả [84] thể trí, trọng tâm chú ý chính của họ, là bên ngoài khi so sánh với linh hồn. Hiệu ứng bên ngoài có ít giá trị trên thang giá trị tinh thần so với sự toàn vẹn bên trong. Đây không phải là một bài học dễ, bởi vì thật khó để ngừng làm việc mà người ta đã làm rất tốt, điều đã giúp người đó tồn tại lâu dài về mặt cá nhân và thể chất. Thay đổi có thể vừa là một lời chúc phúc vừa là một lời nguyền. Khả năng thích ứng là một dấu hiệu của trí thông minh, nhưng khả năng thích ứng sẽ phục vụ cho trí thông minh thấp hơn hay sự thông tuệ cao hơn của linh hồn? Những người thuộc cung ba phải học khi nào nên thay đổi và khi nào không nên. Khi sự thay đổi phục vụ cho việc hiện thực hóa chủ đích linh hồn, đó là điều thông minh cần làm về mặt tinh thần. Khi nó chỉ phục vụ cho việc ngụy trang sự biểu hiện của linh hồn, nó là phản tiến hóa thăng thượng.
Amoral materialism: Intellect itself has no morality; neither good nor evil in itself, it can serve both equally. Those who become overly-absorbed in mind (especially in mind as it relates to matter) may insufficiently express the qualities of the heart. For a number of third ray people, it is not what they do that counts, but how well they do it. They do not question the moral value of what they are doing, but only the excellence of their performance. As an example, suppose a person works as an advertising executive for a tobacco company. He ignores the mountains of proof regarding the very dangerous effects of tobacco smoking, and instead concentrates on finding better and better ways to convince the public to purchase an increasing number of cigarettes. He becomes a real expert in designing persuasive approaches to the public, and due to his methods and tactics, sales rise dramatically. Perhaps he congratulates himself upon a job well done; after all, his keen intelligence has improved job performance. Is such a person a success or a failure? Perhaps both: an intellectual success and a moral failure. His objectives have been purely mental and materialistic and he has ignored the promptings of his own soul which is inherently altruistic; the soul cares for the welfare of others.
Chủ nghĩa duy vật vô đạo đức: Trí tuệ tự nó không có đạo đức; không thiện hay ác, tự nó có thể ứng đáp cả hai phẩm tính như nhau. Những người trở nên quá chú tâm vào cái trí (đặc biệt là cái trí khi nó liên quan đến vật chất) có thể không biểu hiện đầy đủ các phẩm chất của trái tim. Đối với một số người cung ba, điều quan trọng không phải là những gì họ làm, mà là họ làm tốt như thế nào. Họ không đặt câu hỏi về giá trị đạo đức của những gì họ đang làm, mà chỉ đặt câu hỏi về sự xuất sắc trong màn thể hiện của họ. Ví dụ: giả sử một người làm giám đốc quảng cáo cho một công ty thuốc lá. Y bỏ qua hàng núi bằng chứng liên quan đến tác hại rất nguy hiểm của việc hút thuốc lá, thay vào đó y tập trung vào việc tìm ra những cách tốt hơn và tốt hơn nữa để thuyết phục công chúng mua càng nhiều thuốc lá càng tốt. Y trở thành một chuyên gia thực thụ trong việc thiết kế các phương pháp tiếp cận thuyết phục công chúng, và nhờ các phương pháp và chiến thuật của y, doanh số bán hàng tăng lên đáng kể. Có lẽ y sẽ tự chúc mừng khi hoàn thành tốt công việc; sau tất cả, trí thông minh nhạy bén của y đã cải thiện hiệu quả công việc. Một người như vậy là thành công hay thất bại? Có lẽ cả hai: một thành công về trí tuệ và một thất bại về đạo đức. Mục tiêu của y hoàn toàn là trí tuệ và vật chất, và y đã bỏ qua sự thúc đẩy của chính linh hồn y vốn dĩ rất vị tha; linh hồn quan tâm đến phúc lợi của người khác.
Third ray people need to be very clear with themselves about “ends and means.” Right relationship between ends and means is a reflection of right relationship between the soul and the personality. Love is the moral force; intellect is not. When third ray individuals suffuse their abundant intelligence with love, they save themselves from pure materialism.
Những người cung ba cần phải rất rõ ràng với bản thân về “mục đích và phương tiện”. Mối quan hệ đúng đắn giữa mục đích và phương tiện là sự phản ánh mối quan hệ đúng đắn giữa linh hồn và phàm ngã. Tình thương là sức mạnh đạo đức; trí tuệ thì không. Khi các cá nhân cung ba sử dụng trí thông minh đi liền với tình thương chan chứa, họ đã tự cứu mình khỏi chủ nghĩa duy vật thuần túy.
Hyperactivity, restlessness, wasted motion and rush: Motion is no substitute for action and “haste makes waste.” Meaningless or undirected activity is a useless expenditure of energy. As previously stated, the third ray individual frequently functions (and rightfully) at the periphery of the wheel, where speed is excessive. There is nothing wrong with rapidity; actually, in the third ray province of activity, it is often required, but unplanned, unguided, undirected activity is a temptation, because third ray people fall in love with activity for its own sake, regardless of whether it is accomplishing anything.
Tăng động, bồn chồn, lãng phí chuyển động và vội vàng: Chuyển động không thể thay thế cho hành động và “sự vội vàng làm lãng phí”. Hoạt động vô nghĩa hoặc không có định hướng là sự tiêu hao năng lượng vô ích. Như đã nói ở trên, cá nhân cung ba thường hoạt động (và hoàn toàn chính đáng) ở ngoại vi của bánh xe, nơi tốc độ quá cao. Không có gì sai với sự nhanh chóng; thực ra, tốc độ là một yêu cầu thường được đặt ra trong phạm vi hoạt động thuộc cung ba, nhưng hoạt động không có kế hoạch, không có hướng dẫn, không có định hướng là một sự cám dỗ, bởi vì người cung ba yêu thích hoạt động vì chính hoạt động đó, bất kể nó có đạt được điều gì hay không.
The obvious corrective is to think before acting, and to intend love before thinking. Otherwise third ray people fall victim to mistaking great activity for great accomplishment, and end bitterly in the belated realization of futility. Hyperactivity is what might [85] be called the ‘veil of locomotion’ standing between the third ray individual and the perception of reality. Reality can only be perceived in stillness; Stillness is, in fact, the “Integration Formula” for those upon the third ray. Hyperactivity and restlessness stir up the energy fields of the personality. As no one can see the bottom of a pond when its waters are stirred up (regardless of how essentially clear the water may be), so no one can envision reality and the soul’s plan when the various grades of matter in the personality energy fields are stirred up. Excessive activity generates spiritual blindness; often (even if unconsciously) excessive activity is used precisely for this purpose, because it prevents an individual from having to see the face of reality (with the attendant pain of revelation), and yet it conveys the satisfying, ego-gratifying feeling of having actually achieved something significant.
Cách khắc phục rõ ràng là cần suy nghĩ trước khi hành động, và có ý muốn tình thương trước khi suy nghĩ. Nếu không, những người thuộc cung ba trở thành nạn nhân của việc nhầmlẫn hoạt động vĩ đại với thành tựu vĩ đại, và kết thúc cay đắng trong nhận thức muộn màng về sự vô ích. Tăng động là điều [85] có thể gọi là ‘bức màn của sự vận động’ đứng giữa cá nhân cung ba và nhận thức về thực tại. Thực tại chỉ có thể được nhận thức trong sự tĩnh lặng; Sự tĩnh lặng trên thực tế là “Công thức Tích hợp” cho những người cung ba. Sự hiếu động và bồn chồn khuấy động các trường năng lượng của phàm ngã. Vì không ai có thể nhìn thấy đáy của một cái ao khi nước ao bị khuấy động (bất kể về cơ bản nước có thể trong như thế nào), cũng vậy không ai có thể hình dung thực tại và kế hoạch của linh hồn khi các loại vật chất khác nhau trong các trường năng lượng phàm ngã bị khuấy động. Hoạt động quá mức tạo ra mù lòa về tâm linh; (ngay cả khi vô thức) hoạt động quá mức thường được sử dụng chính xác cho mục đích này, bởi vì nó ngăn cản một cá nhân nhìn thấy sự hiện diện của thực tại (đi cùng với nỗi đau mặc khải—nỗi đau của việc không được soi sáng), cho dù nó truyền đạt cảm giác thỏa mãn, tự mãn khi thực sự đạt được điều gì đó đáng kể.
Disorder and chaos: Unless their energy fields are modified by some other ray such as the fifth or the seventh, third ray people are not among the most orderly. In fact, they may despise order. Rather than do one thing at a time in a proper sequence, they prefer to do many things at once in a random sequence. Rather than have a “place for everything and everything in its place,” they may prefer living in an environment consisting of heaps and piles. External appearances, let us remember, are simply not important to most third ray types—especially to those upon the more abstract side of this ray.
Tuỳ tiện và hỗn loạn: Trừ khi các trường năng lượng của người cung ba được biến đổi bởi một số cung khác như cung năm hoặc bảy, họ không nằm trong số những người có tổ chức tốt nhất. Trên thực tế, họ có thể coi thường trật tự. Thay vì làm từng việc một theo một trình tự hợp lý, họ thích làm nhiều việc cùng lúc theo một trình tự ngẫu nhiên. Thay vì có một “nơi đầy đủ mọi thứ và mọi cái ở đúng vị trí của nó”, họ có thể thích sống trong một môi trường đầy những đống đồ chồng chất. Chúng ta hãy nhớ rằng hình dáng bên ngoài đơn giản là không quan trọng đối với hầu hết các tuýp người cung ba — đặc biệt là đối với những người thiên về khía cạnh trừu tượng của cung này.
The love of speed and spontaneously adaptive action are two reasons why order is not dear to many people whose strongest ray influence is the third. Orderliness seems to reduce speed. (In fact, orderly procedure can increase speed and efficiency, especially if the procedure is a well-practiced one.) Adherence to “rules of order” also seems to constrain freedom of action, and the third ray type insists upon being flexible, fluid and adaptable. Third ray people do not like to be “tied down” to any highly structured course of action.
The cost of third ray disorder is chaos and nonaccomplishment—again futility. It is ironic that those who want to accomplish so much (either in the world of thought or in the world of concrete actions) often end by accomplishing so little because of chaotic procedures.
Niềm yêu thích tốc độ và hành động thích nghi tự phát là hai lý do tại sao trật tự không được yêu thích đối với nhiều người chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cung ba. Sự trật tự dường như làm giảm tốc độ. (Trên thực tế, quy trình với trật tự có thể tăng tốc độ và hiệu quả, đặc biệt khi được thực hiện đúng.) Việc tuân thủ “các quy tắc về trật tự” dường như cũng hạn chế quyền tự do hành động trong khi người cung ba đòi hỏi phải linh hoạt, dễ thay đổi và có thể thích nghi. Những người cung ba không thích bị “ràng buộc” vào bất kỳ qúa trình hành động có cấu trúc chặt chẽ nào.
Cái giá phải trả của sự tùy tiện thuộc cung ba là sự hỗn loạn và không hoàn thành—một lần nữa là vô ích. Thật là mỉa mai rằng những người muốn hoàn thành quá nhiều (trong thế giới tư tưởng hoặc trong thế giới hành động cụ thể) lại thường kết thúc bằng việc hoàn thành quá ít vì các chuỗi hành động hỗn loạn.
The antidote is restraint and redirecting of activity. Activity is not an end in itself, as illusory pleasant as it may be. Right action proceeds according to rule and law. Let us remember that third ray people, capitalizing upon their flexibility, often succeed in evading or circumventing the law. But the law is economical and saves people energy. Following the law spares them from the futility and waste of chaotic action. There is beauty to the third ray ideal of simultaneity (i.e., ‘all-at-once-ness’), but most people simply are not ready for it; they have to “get things straight” first. The simultaneous performance of multiple activities on multiple levels may eventually be possible (and the dexterous third ray individual may eventually become accomplished in “many- armed,” “Shiva-like” activity), but “first things first.” [86]
Thuốc giải cho nhược điểm này là hạn chế và chuyển hướng hoạt động. Hoạt động tự nó không phải là mục tiêu, dù nó có thể dễ chịu như ảo tưởng. Hành động đúng đắn tiến hành theo nguyên tắc và định luật. Chúng ta hãy nhớ rằng những người cung ba, tận dụng sự linh hoạt của họ, thường thành công trong việc trốn tránh hoặc lách luật. Thế nhưng định luật là tiết kiệm và tiết kiệm năng lượng cho con người. Việc tuân theo định luật giúp họ tránh khỏi sự vô ích và lãng phí từ những hành động hỗn loạn. Lý tưởng của cung ba về tính đồng thời mang vẻ đẹp của nó (tức là, ‘tất cả cùng một lúc’), nhưng hầu hết mọi người chỉ đơn giản là chưa sẵn sàng; họ phải “làm mọi thứ đúng đắn” trước. Rốt cuộc có thể thực hiện đồng thời nhiều hoạt động ở nhiều cấp độ (và cá nhân cung ba khéo léo cuối cùng có thể thực thi tốt đẹp những hoạt động “kiểu ba đầu sáu tay”, “giống như Shiva”), nhưng “điều quan trọng phải được giải quyết trước tiên”. [86]
Tendency to be “spread too thin”; scatter: “Too many irons in the fire”; “too many fingers in the pie”; “too many things going”—these are common third ray problems. Life becomes totally centrifugal (flying off at tangents), rather than centripetal (con- verging towards center). Third ray people are driven by the vision of much accomplishment. They love variety and have the intelligence and flexibility to put their hands to many kinds of activity. But so often there is no synthesis to their multiple pursuits; they are like the proverbial cowboy who “jumped on his horse and rode off in all directions.”
Có xu hướng “dàn trải quá mỏng”; phân tán: “Quá nhiều việc cùng lúc”; “Việc gì cũng nhúng tay vào”; “Quá nhiều thứ đang xảy ra” —đây là những vấn đề phổ biến của cung ba. Sự sống trở nên hoàn toàn ly tâm (bay ra tới các tiếp tuyến), chứ không phải là hướng tâm (hướng về trung tâm). Những người cung ba được thúc đẩy bởi tầm nhìn của nhiều thành tựu. Họ thích sự đa dạng và có sự khôn ngoan và linh hoạt để thực hiện nhiều loại hoạt động. Nhưng thường không có sự tổng hợp cho nhiều mục đích của họ; họ giống như câu tục ngữ cao bồi “nhảy lên ngựa và phóng đi mọi hướng”.
In such cases, activity must not outstrip intelligent coordination. Many things half-done do not add up to much. It is as if, when digging for water, one digs many shallow wells which never reach the water table, whereas one deep well would have done the job. There is much that can be said for versatility, and the ability to appreciate (and even do) many things, but where uncoordinated scatter is present, the spectre of futility looms. “To what end all this diversity of activity?” the third ray person must ask. If there is a worthy end, and every activity contributes to the fulfillment of that end, then the strain of a very broad spread of interests may be spiritually worth while, but otherwise, it is better to do a few things well, than many things not so well. There is a place for the “jack of all trades,” but eventually the spiritually inclined individual must learn to become a Master.
Trong những trường hợp như vậy, hoạt động không được vượt quá sự phối hợp thông minh. Nhiều việc được hoàn thành một nửa cộng lại không được bao nhiêu. Giống như khi đào giếng lấy nước, nếu đào nhiều giếng cạn không bao giờ chạm tới mực nước ngầm, trong khi một giếng sâu sẽ thành công. Có rất nhiều điều có thể nói về tính linh hoạt và khả năng nhận thức được giá trị của nhiều việc (và thậm chí hoàn thành được chúng), nhưng ở những nơi có sự phân tán thiếu tính phối hợp, bóng ma của sự vô ích vẫn hiện hữu. Người cung ba phải hỏi “Tất cả sự đa dạng của hoạt động này sẽ đi tới đâu?”. Nếu có một kết thúc xứng đáng và mọi hoạt động đều góp phần vào việc hoàn thành kết thúc đó, thì sự căng thẳng do một loạt các mối quan tâm mang lại có thể có giá trị về mặt tinh thần, còn nếu không, tốt hơn là nên làm tốt một vài điều, còn hơn làm nhiều thứ không thực sự tốt. “Người đa nghệ” có chỗ để dụng võ, nhưng cuối cùng cá nhân có khuynh hướng tâm linh phải học để trở thành một Chân sư.
Constant preoccupation and ‘busyness’: Preoccupation can be a defense against spiritual impression. The rhythmic alternation of activity and rest are important in the life of the disciple; this rhythmic alternation is something which third ray people (who are usually “constantly on”) need to learn. Activity is for expression; stillness is for reception. Third ray types manifest, and (especially the more material types) are constantly ‘out-putting.’ But where is the nourishment they need, if they are to generate ‘out-puts’ of a high quality? Their preoccupation prevents them from receiving it.
Mối bận tâm liên tục và ‘sự bận rộn’: Mối bận tâm có thể là rào cản ngăn trở ấn tượng tâm linh. Sự luân phiên nhịp nhàng giữa hoạt động và nghỉ ngơi rất quan trọng trong đời sống của người đệ tử; sự luân phiên nhịp nhàng này là điều mà những người cung ba (những người thường “luôn luôn động”) cần phải học. Hoạt động là để biểu đạt; tĩnh lặng là để tiếp nhận. Các tuýpngười cung ba biểu lộ, và (đặc biệt là nhóm mang tính vật chất hơn) liên tục ‘sản xuất’. Nhưng đâu là nguồn dinh dưỡng mà họ cần, nếu họ muốn tạo ra các loại “đầu ra” có chất lượng cao? Mối bận tâm của họ ngăn cản họ tiếp nhận dinh dưỡng.
Preoccupation and ‘busyness’ also prevent relationship by deflecting the approach of others. It is hard to approach a rapidly spinning wheel; one is tossed off. The relationships prevented are not only horizontal relationships, person to person. Vertical relationships are prevented as well—relationships such as that between soul and personality, or between Master and chela.
In short, preoccupation and ‘busyness’ prevent alignment, and thus prevent spiritual contact. They are spiritually counterproductive, and tend to hold an individual within the bounds of the familiar and the customary. Growth comes through the new, but there must be an opportunity for the new to enter. Third ray people need to learn the kind of cessation of activity which provides opportunity for entry. [87]
Sự bận tâm và ‘bận rộn’ cũng ngăn cản mối quan hệ bằng cách làm chệch hướng tiếp cận của người khác. Thật khó để tiếp cận một bánh xe đang quay nhanh; người ta sẽ bị hất tung. Các mối quan hệ bị ngăn cản không chỉ là mối quan hệ theo chiều ngang, giữa người này với người khác. Các mối quan hệ theo chiều dọc cũng bị ngăn cản — các mối quan hệ như giữa linh hồn và phàm ngã, hoặc giữa Chân sư và đệ tử.
Nói tóm lại, sự bận tâm và ‘bận rộn’ ngăn cản sự chỉnh hợp, và do đó ngăn cản sự tiếp xúc tâm linh. Chúng phản tác dụng về mặt tinh thần và có xu hướng giữ một cá nhân trong giới hạn của thói quen và những gì thân thuộc. Sự phát triển đến nhờ cái mới, nhưng phải có cơ hội cho cái mới bước vào. Những người cung ba cần phải học cách ngừng hoạt động vốn sẽ tạo cơ hội cho lối vào. [87]