Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 6

RAY VI
The Ray of Devotion and Abstract Idealism

CUNG 6

Cung của Sùng kính và Chủ Nghĩa Lý Tưởng Trừu Tượng

Some Strengths Characteristic of Those upon the Sixth Ray

  • Transcendent idealism
  • Power of abstraction
  • Intense devotion
  • Self-sacrificial ardor
  • Unshakable faith and undimmed optimism
  • One-pointedness; single-mindedness
  • Utter loyalty and adherence
  • Earnestness and sincerity
  • Profound humility
  • Receptivity to spiritual guidance
  • Unflagging persistence
  • Power to arouse, inspire and persuade
  • Ability to achieve ecstasy and rapture
  • Purity, goodness, sainthood

Một số điểm mạnh đặc trưng của những người trên cung sáu 

  • Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt
  • Quyền năng trừu tượng hóa
  • Sự sùng kính mãnh liệt
  • Sự nhiệt thành hy sinh bản thân
  • Niềm tin không lay chuyển và sự lạc quan vô hạn
  • Nhất tâm
  • Tuyệt đối trung thành và gắn bó
  • Trung thực và chân thành
  • Sự khiêm tốn sâu sắc
  • Khả năng tiếp nhận hướng dẫn tinh thần
  • Tính bền bỉ không nao núng
  • Quyền năng khơi dậy, truyền cảm hứng và thuyết phục
  • Khả năng đạt được sự xuất thần và mê ly
  • Sự trong sạch, thiện lành, thánh thiện

Transcendent idealism: The word “idea” is derived from the Greek word “idein,” which means “to see,” (and suggests both the presence of the “I” and the “eye”). The first two definitions of “Idea” to be found in Webster’s New Collegiate Dictionary are the following: “a transcendent entity that is a real pattern of which existing things are imperfect representations: a standard of perfection: IDEAL.” An idealist (in the highest sense of the word) is one who is intent upon seeing the noumenal pattern of perfection which subtends all phenomenal things. Further, not content with merely seeing that pattern, the idealist intends to live according to that pattern, regardless of the phenomenal obstacles he may encounter in the attempt to do so.

Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt: Từ “idea” (ý tưởng) có nguồn gốc từ “idein” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “nhìn thấy” (và gợi ý cả sự hiện diện của “I” (tôi) và “eye” (mắt)). Hai định nghĩa đầu tiên về “Ý tưởng” được tìm thấy trong Từ điển Đại học Mới của Webster là như sau: “một thực thể siêu việt là một khuôn mẫu thực sự của những thứ hiện tồn vốn là những đại diện không hoàn hảo của nó: một tiêu chuẩn của sự hoàn hảo: LÝ TƯỞNG.” Người theo chủ nghĩa lý tưởng (theo nghĩa cao nhất của từ này) là người mải mê “nhìn” vô số khuôn mẫu hoàn hảo đối ứng của mọi sự vật hiện tượng. Hơn nữa, không bằng lòng với việc chỉ nhìn thấy khuôn mẫu đó, người theo chủ nghĩa lý tưởng có ý định sống theo khuôn mẫu đó, bất kể những trở ngại thuộc về hiện tượng mà y có thể gặp phải khi cố gắng làm như vậy.

Among all the ray types, those upon the sixth ray are the most idealistic. They are well aware that their true “home” is not the world of appearances. They have a “homing instinct” which allows them to come en rapport with a transcendent “pattern in the heavens,” which they regard as ‘the pattern of things as they should be.’ Hence the subtle but pervasive dissatisfaction which conditions the sixth ray psyche, for “things as they are” never measure up to the ideal.

Trong số tất cả các loại cung, những người nằm trên cung sáu là lý tưởng nhất. Họ nhận thức rõ rằng “ngôi nhà” thực sự của họ không phải là thế giới bề ngoài. Họ có một “bản năng tìm về nhà” cho phép họ có mối quan hệ với một “khuôn mẫu siêu việt trên thiên đường”, mà họ coi là “khuôn mẫu của mọi thứ như chúng phải như vậy.” Do đó, sự bất mãn tinh tế nhưng sâu xa vốn quy định tâm lý (psyche) của người cung sáu, vì “mọi thứ như chúng là” không bao giờ đạt tới lý tưởng.

Sixth ray idealists thus see through and beyond actuality. They have great distaste for that which usually surrounds them, and they seek to rise above it, transcend it, and dwell in closest communion with the ‘entity/energies’ of whom the phenomenal world is the dim reflection. World-denial is one route to the ‘paradise’ of perfection, but a selfish route. Others upon the sixth ray, equally idealistic and equally in love with the transcendent archetypes, work upon transforming actualities so that they more closely conform to archetypes, but unless such people are strongly influenced by one of the practical rays of manifestation (especially the seventh), they are likely to be known as dreamers and impractical visionaries. Their transformational task, however, is to lift themselves and the world closer to the ideal. It is an upward-striving process, and differs from the task of the more practical, seventh ray idealist who works at the precipitation of the new patterns.

Do đó, các nhà lý tưởng cung sáu nhìn xuyên thấuvượt ra ngoài thực tế. Họ có sự chán ghét lớn đối với những thứ thường bao quanh họ, và họ tìm cách vượt lên trên nó, vượt qua nó và sống trong sự giao cảm gần gũi nhất với ‘thực thể / năng lượng’ mà thế giới hiện tượng chỉ là sự phản chiếu mờ mịt. Từ chối thế giới là một con đường dẫn đến ‘thiên đường’ của sự hoàn hảo, nhưng là một con đường ích kỷ. Những người cung sáu khác, đều lý tưởng và yêu thích các nguyên mẫu siêu việt, làm việc dựa trên việc biến đổi các thực tế để chúng phù hợp hơn với các nguyên mẫu, nhưng trừ khi những người đó có thêm ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một trong các cung biểu hiện thực tế (đặc biệt là cung bảy), họ có thể được biết đến như những người mơ mộng và không thực tế. Tuy nhiên, nhiệm vụ chuyển đổi của họ là nâng bản thân và thế giới đến gần hơn với lý tưởng. Đó là một quá trình phấn đấu vươn lên, và khác với nhiệm vụ của nhà lý tưởng cung bảy thực tế hơn, người mà làm việc với sự kết tinh của các khuôn mẫu mới.

Because the sixth ray is rapidly fading out of incarnation, many of the more crystallized traits associated with it have emerged in human behavior, and its reputation has suffered accordingly—especially among the intelligentsia and esotericists. Many intelligent people who should know better have forgotten not only how to value the sixth ray, but also how to value those who are strongly influenced by its quality. Yet idealism is an irreplaceable, divine quality; many of the potentials which humanity stands ready to unfold within the Aquarian Age are based upon the sixth ray idealism which has been cultivated during the past two thousand years. The Tibetan describes the effect and value of the sixth ray and sixth ray workers:

Bởi vì cung sáu đang nhanh chóng ra khỏi biểu hiện, nhiều đặc điểm kết tinh hơn liên quan đến nó đã xuất hiện trong hành vi của con người, và uy tín của nó cũng bị ảnh hưởng theo đó — đặc biệt là trong giới trí thức và giới huyền học. Nhiều người thông minh đáng lẽ nên biết rõ hơn thì lại quên mất cách đánh giá cung sáu cùng với cách đánh giá những người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tính chất của cung này. Tuy nhiên, chủ nghĩa lý tưởng là một phẩm tính thiêng liêng không thể thay thế được; nhân loại sẵn sàng mở ra những tiềm năng này trong Thời đại Bảo Bình dựa trên chủ nghĩa lý tưởng đã được nuôi dưỡng trong suốt hai nghìn năm qua của cung sáu. Chân sư Tây Tạng mô tả ảnh hưởng và giá trị của cung sáu và người làm việc trên cung này:

The effect of the activity of this ray, during the past two thousand years, has been to train humanity in the art of recognizing ideals, which are the blue prints of ideas. The main work of the disciples on this ray is to capitalize on the developed tendency of humanity to recognize ideas, and—avoiding the rocks of fanaticism, and the dangerous shoals of superficial desire—train the world thinkers so ardently to desire the good, the true and the beautiful, that the idea which should materialise in some form on earth can shift from the plane of the mind and clothe itself in some form on earth. These disciples work consciously with the desire element in man; they work scientifically with its correct evocation. Esoteric Psychology, Vol. II, pp. 143-144.

Hiệu quả của các hoạt động của cung này, trong suốt hai ngàn năm qua, là đã đào tạo nhân loại trong nghệ thuật về các lý tưởng được nhận thức, đó là những bản thiết kế của những ý tưởng. Công việc chính của các đệ tử trên cung này là lợi dụng xu hướng phát triển của loài người để nhận ra các ý tưởng, và — tránh những tảng đá của sự cuồng tín, và những nguy hiểm ngấm ngầm của sự ham muốn hời hợt — huấn luyện các nhà tư tưởng thế giới quá khao khát điều chân thiện mỹ, rằng ý tưởng, vốn nên hiện thực hóa ở một dạng nào đó trên trái đất, có thể chuyển từ cõi trí và tự bao bọc nó theo một hình thức nào đó trên trần gian. Những đệ tử này làm việc một cách hữu thức với yếu tố ham muốn nơi con người; họ làm việc một cách khoa học với sự gợi nó lên một cách chính xác. Tâm Lý Học Bí Truyền, Vol. II, trang 143-144.

We need sixth ray people to inspire us to new heights, to evoke all that is best in us. They prevent us from compromising away our latent spiritual potentials, and insist that we lift ourselves beyond the downward pull of materialistic impulses. The “Word of Power” associated with the sixth ray eloquently reveals the nature of this uncompromising idealism: “The Highest Light Controls.” Highly developed sixth ray people never lose sight of this “Highest Light.” It shines as a beacon guiding their eager [146] aspiration. They refuse to lower their sights, nor will their inner eye respond to any lesser luminosity.

Chúng ta cần những người thuộc cung sáu để truyền cảm hứng cho chúng ta lên một tầm cao mới, khơi gợi tất cả những gì tốt đẹp nhất trong chúng ta.  Họ ngăn chúng ta khỏi việc làm mất những tiềm năng tinh thần tiềm ẩn của mình, và quả quyết rằng chúng ta phải nâng mình lên khỏi sức kéo xuống của những xung lực vật chất. “Quyền Lực Từ” liên kết với cung sáu tiết lộ một cách hùng hồn bản chất của chủ nghĩa lý tưởng không gì sánh được này:  “Ánh Sáng Cao Nhất Làm Chủ.” Người cung sáu phát triển cao không bao giờ mất dấu “Ánh Sáng Cao Nhất” này. Nó tỏa sáng như một ngọn hải đăng hướng dẫn khát vọng [146] thiết tha của họ. Họ từ chối hạ thấp tầm nhìn của mình, cũng như nội nhãn của họ sẽ không phản ứng với bất kỳ độ sáng nào kém hơn.

Power of abstraction: The sixth ray is accurately called the “Ray of Abstract Idealism.” Advanced sixth ray people have the ability to free themselves from the snares of materialistic living and to soar to the heights of sensitive consciousness from which the ideal can be apprehended in all its purity. We recognize this capacity in the pronounced otherworldliness of certain sixth ray individuals. When Christ/Jesus enjoined his disciples to be “in the world but not of it,” He was speaking of a spiritually abstracted attitude which sixth ray types can achieve more easily than most. It is the power of abstraction which allows them not to care what may befall them; they are abstracted from the world of appearances, and stand (as it were) with “one foot in the other world.”

Quyền năng trừu xuất: Cung sáu được gọi chính xác là “Cung của Chủ nghĩa Lý Tưởng Trừu tượng”. Những người thuộc cung sáu tiến bộ có khả năng giải phóng bản thân khỏi cạm bẫy của lối sống vật chất và bay lên đến đỉnh cao của tâm thức nhạy cảm mà từ đó lý tưởng có thể được nắm bắt với tất cả sự thuần khiết của nó. Chúng ta nhận ra khả năng này trong đời sống trần tục khác biệt rõ rệt của một số cá nhân cung sáu. Khi Đức Christ / Chúa Giê-su ra lệnh cho các môn đồ “ở trong thế gian nhưng không thuộc thế gian,” Ngài đang nói đến một thái độ trừu xuất về mặt tâm linh mà những người cung sáu có thể đạt được dễ dàng hơn hầu hết các cung khác. Quyền năng trừu xuất cho phép họ không quan tâm đến những gì có thể xảy ra với họ; chúng được trừu xuất hóa khỏi thế giới của sắc tướng và đứng (như nó vốn là) với “một chân trong thế giới bên kia.”

Obviously, the power of abstraction must be held somewhat in check; consciousness perpetually focused at too lofty a level may eventuate in futility, or in a premature and spiritually selfish ‘departure into the light’ which leaves the suffering world behind. At its best, however, the sixth ray power of abstraction contributes to the purification of values. The true, abstract idealist (ever an advanced human being) is not blinded by superficial, worldly attractions. He recognizes what is lasting and important; his consciousness rises above and ‘rides above’ lesser things.

Rõ ràng, quyền năng trừu xuất phải được kiểm soát phần nào; tâm thức tập trung liên tục ở một mức độ quá cao có thể dẫn đến vô ích hoặc sự ‘ra đi về nơi ánh sáng’ quá sớm và ích kỷ về mặt tinh thần vốn bỏ lại phía sau thế giới đau khổ. Tuy nhiên, ở mức tốt nhất, quyền năng trừu xuất của cung sáu góp phần thanh lọc các giá trị. Nhà lý tưởng trừu tượng chân chính (con người tiến bộ cho đến nay) không bị những hấp dẫn hời hợt, trần tục làm mờ mắt. Y nhận ra điều gì là lâu dài và quan trọng; tâm thức của y vượt lên trên và ‘cưỡi trên’ những thứ thấp hơn.

Intense devotion: The great sixth ray Lord (the Logos Who distributes the sixth ray) has been called “The Devotee of Life.” All those who take their inspiration from Him share this quality. The word “devotion” derives from the Latin, “devotus,” which is the past participle of “devovere”—from de + vovere, “to vow.” The person who vows, binds himself to an act, service or condition. Devotion, thus, is a focused act of attachment. It is a directed and intensified use of the energy of attraction. Devotion connects the devotee to the object of devotion by means of a powerful, magnetic bond, formed, primary, of astral (emotional) substance.

Sự sùng kính mãnh liệt: Chúa tể cung sáu vĩ đại (Vị Logos phân phối cung sáu) được gọi là “Đấng Sùng Kính Sự Sống”. Tất cả những ai lấy cảm hứng từ Ngài đều có chung phẩm tính này. Từ “devotion” (sùng tín) bắt nguồn từ tiếng Latinh “devotus”, là thì quá khứ của “devovere” (sùng tín) —từ tổ hợp de + vovere nghĩa là “thề nguyện”.Người thề nguyện ràng buộc mình vào một hành động, việc phụng sự hoặc điều kiện. Do đó, sự sùng kính là một hành động tập trung của sự gắn . Đó là sự sử dụng có định hướng và tăng cường năng lượng thu hút. Sự sùng kính kết nối người sùng kính với đối tượng của sự sùng kính bằng phương tiện của một liên kết mạnh mẽ từ tính, được hình thành chủ yếu từ chất liệu cảm dục (cảm xúc/tình cảm).

Sixth ray people live to attach themselves to something. Essentially, they do not wish to stand free, as do those upon the first ray. Even when they detach themselves violently from someone or something (and it happens fairly frequently), it is only so that they may reattach to someone or something they believe to be more worthy. This modus operandi demonstrates that they are more closely related to the second ray and the Law of Attraction, than to the first ray and the Law of Synthesis.

Người cung sáu sống để gắn mình vào một cái gì đó. Về cơ bản, họ không muốn đứng tự do như những người cung một. Ngay cả khi họ tách mình ra khỏi ai đó hoặc điều gì đó một cách thô bạo (và điều đó xảy ra khá thường xuyên), điều đó chỉ để họ có thể gắn mình lại với ai đó hoặc điều gì đó mà họ tin là xứng đáng hơn. Cách thức hoạt động này chứng tỏ rằng chúng có liên quan chặt chẽ hơn với cung hai và Định Luật Hấp Dẫn, hơn là cung một và Định Luật Tổng Hợp.

Why this intense devotion? Devotion is idealistic love, but not necessarily selfless love. Sixth ray idealists reject all things which fall short of the ideal. Most potential objects of devotion are found wanting, substandard, insufficiently attractive. However, when someone or something of sufficient (apparent) worthiness is found, an abundance of pent-up magnetic/attractive energy is directed in a narrow and intensely focused beam towards the selected object. This beam of energy has a very adhesive quality and forms (for the duration of its intensity) an almost inseparable bond between the devotee and [147] the beloved object. This bond might be called (from the devotee’s point of view) a ‘line of lavished love,’ (for waves of ‘love’ are sent speeding along this ‘line’ or ‘beam’ towards the beloved object), but it is equally a kind of psychospiritual ‘umbilical cord’ along which the devotee expects (however unconscious the expectation) psychological and spiritual nourishment in return. If perceptive individuals who have been ‘made’ into objects of devotion are asked, they will testify to the fact that a devotee’s attachment (though apparently supportive and energizing) actually acts as a drain upon their energies.

Tại sao lại có sự sùng kính mãnh liệt này? Sự sùng kính là tình yêu lý tưởng, nhưng không nhất thiết là tình yêu vị tha. Những người theo chủ nghĩa lý tưởng cung sáu bác bỏ tất cả những thứ không phù hợp với lý tưởng. Hầu hết các đối tượng tiềm năng của sự sùng kính đều không đạt yêu cầu, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hấp dẫn. Tuy nhiên, khi tìm thấy ai đó hoặc thứ gì đó đủ xứng đáng (rõ ràng), một lượng năng lượng có tính hấp dẫn/từ tính bị dồn nén sẽ được hướng theo một chùm hẹp và hội tụ cường độ cao tới đối tượng được chọn. Chùm năng lượng này có tính chất rất kết dính và tạo thành (trong thời gian mà nó đang mãnh liệt) một liên kết gần như không thể tách rời giữa người sùng kính và [147] đối tượng được chọn. Mối liên kết này có thể được gọi (theo quan điểm của người sùng kính) là ‘con đường của tình yêu say đắm’, (vì những làn sóng ‘tình yêu’ được gửi đi nhanh chóngdọc theo ‘con đường’ hoặc ‘tia’ này về phía đối tượng được yêu), nhưng nó đều là một loại ‘dây rốn’ mang tính tâm lý-tinh thần mà người sùng kính mong đợi sự nuôi dưỡng tâm lý và tinh thần được hồi đáp (dù mong đợi một cách vô thức). Nếu những cá nhân mẫn cảm bị ‘trở thành’ thành đối tượng của sự đòi hỏi sùng kính, họ sẽ làm chứng cho thực tế rằng sự bám chấp của một người sùng kính (mặc dù có vẻ như là hỗ trợ và tiếp thêm sinh lực) thực ra hoạt động như một sự tiêu hao năng lượng của họ.

It is interesting, is it not, that the senior workers in an Ashram have to protect the Master from the waves of devotion sent forth from newly entered neophytes. Devotion is, in no small measure, an act of dependency. From a selfish perspective, it ensures the devotee of a continual supply of ‘nourishment,’ be it spiritual or (on a lower turn of the spiral) emotional and etheric-physical. Devotion, does, however frequently serve the process of evolution; it provides a strong, secure and uninterrupted channel of attractive/ magnetic energy along which spiritual blessings can be deliberately sent from the higher spiritual source (for instance, the Master) to which the devoted one has attached himself.

Thật là thú vị, phải không, những đệ tử cao cấp trong một Ashram phải bảo vệ Chân Sư khỏi những làn sóng sùng kính từ những tân đệ tử. Sự sùng tín, trong một mức độ không nhỏ, là một hành động phụ thuộc. Từ một quan điểm ích kỷ, nó đảm bảo cho người sùng kính một nguồn cung cấp ‘chất dinh dưỡng’ liên tục, có thể là tinh thần hoặc (trên vòng xoắn ốc thấp hơn) là tình cảm và thể chất. Tuy nhiên, sự sùng kính thường phục vụ quá trình tiến hóa; nó cung cấp một kênh năng lượng thu hút/ từ tính mạnh mẽ, an toàn và không bị gián đoạn, cùng với đó, các phước lành tinh thần có thể được gửi đến một cách có chủ ý từ nguồn tinh thần cao hơn (ví dụ Chân sư) mà người sùng kính gắn mình vào.

Devotion, although it may not be (initially) the completely selfless act it often appears, can, in fact, foster selflessness. In Letters on Occult Meditation, p. 18, we read that, “The Ray of Devotion is preeminently the ray of sacrifice.” The supreme value of devotion as a psychospiritual dynamic, is, in fact, its power to induce self-forgetfulness. This is an important spiritual objective, for the loss (in consciousness) of the little, personal ego is one of the fundamental necessities of true spiritual development.

Sự sùng kính, mặc dù ban đầu có thể không phải là hành động thường xuất hiện hoàn toàn vị tha, nhưng trên thực tế, có thể nuôi dưỡng lòng vị tha. Trong Thư về tham thiền huyền môn, tr. 18, chúng ta đọc được rằng, “Cung Của Sự Sùng Kính nổi bật là cung của sự hy sinh”. Trong thực tế, giá trị tối cao của sự sùng kính như một động lực tâm lý-tinh thần là sức mạnh mang lại sự quên mình của nó. Đây là một mục tiêu tinh thần quan trọng, vì sự mất mát (trong ý thức) của một cái tôi cá nhân nhỏ bé là một trong những nhu cầu cơ bản của sự phát triển tinh thần thực sự.

Self-sacrificial ardor: The sixth ray holds within itself curious contradictions; it is both fiery and watery—intensely so, in both cases. According to the Ageless Wisdom, there are two primary methods of purification upon the Path of Discipleship: purification by water, and purification by fire. Water precedes fire, and the sixth ray is involved in both purificatory processes. Much necessary purification necessarily relates to the emotional nature, which, at different times is both watery and fiery in nature, and sometimes both simultaneously.

After the “waters” have done their cleansing work, the evolving individual (especially if he is upon the sixth ray) is seized with fiery aspiration. A fiery ‘burning up” of all obstacles is his way of progress; he yearns and he burns. His method of release is self-immolation.

Sự nhiệt thành hy sinh bản thân: Cung sáu chứa đựng trong chính nó những mâu thuẫn kỳ lạ; nó vừa là tính hỏa vừa là tính thủy — quá mãnh liệt cho cả hai trường hợp. Theo Minh Triết Ngàn Đời, có hai phương pháp chính để thanh lọc trên Con đường của đệ tử: thanh lọc bằng nước và thanh lọc bằng lửa. Nước đến trước lửa, và cung sáu tham gia vào cả hai quá trình thanh lọc này. Phần lớn sự thanh lọc cần thiết nhất thiết phải liên quan đến bản chấttình cảm, cái mà ở những thời điểm khác nhau là cả tính thủy và tính hỏa ở trong bản chất, và đôi khi đồng thời cả hai.

Sau khi “nước” hoàn thành công việc tẩy rửa, cá nhân đang tiến hóa (đặc biệt nếu y đang ở cung sáu) bị cuốn vào với khát vọng rực lửa. Một ngọn lửa ‘đốt cháy’ mọi trở ngại là con đường tiến bộ của y; y khao khát và y bùng cháy. Phương pháp giải thoát của y là tự hy sinh.

The destruction of the causal body is considered a major liberation upon the Path of Initiation. Those on different rays use different methods to carry out this destruction. The sixth ray method is most interesting because of its reliance upon fire. [148]

Sự hủy diệt của thể nguyên nhân được coi là một sự giải thoát lớn trên Con đường Điểm Đạo. Những người trên các cung khác nhau sử dụng các phương pháp khác nhau để thực hiện sự phá hủy này. Phương pháp của cung sáu là thú vị nhất vì nó dựa vào lửa. [148]

The Ray of Devotion is pre-eminently the ray of sacrifice. When it is the egoic ray the method of approach through meditation takes the form of one-pointed application, through love of some individual or ideal. A man learns to include through love of person or ideal; he bends every faculty and every effort to the contemplation of what is required, and in sacrifice for that person or ideal lays even his causal body on the flames of the altar (emphasis, MDR). It is the method of divine fanaticism that counts all lost apart from the vision, and that eventually sacrifices joyously the entire personality. The causal body is de- stroyed through fire (emphasis, MDR), and the liberated life streams upward to the Spirit in divine beatification. Letters on Occult Meditation, p. 18.

Cung Sùng tín rõ rệt là cung của sự hy sinh. Khi nó là cung Chân Ngã, phương pháp tiếp cận qua tham thiền sử dụng hình thức áp dụng mang tính nhất tâm, thông qua tình thương đối với một cá nhân hay một lý tưởng nào đó. Hành giả học cách bao gồm thông qua tình thương đối với người hay lý tưởng; y dồn mọi khả năng và mọi nỗ lực để chiêm ngưỡng điều mà y mong muốn, và trong việc hy sinh cho vị đó hay lý tưởng đó, y đặt ngay cả thể nguyên nhân của mình trong ngọn lửa của bệ thờ [nhấn mạnh – Tác giả]. Đó là phương pháp của sự cuồng tín thiêng liêng, kể như mọi việc thoát ra khỏi tầm mắt, và cuối cùng hoan hỷ hy sinh trọn cả phàm ngã. Thể nguyên nhân bị phá hủy trong lửa [nhấn mạnh – Tác giả], sự sống được giải thoát chảy ngược lên tới tận Tinh thần [Chân thần-ND] trong niềm chí phúc thiêng liêng. Thư Về Tham Thiền Huyền Môn, tr. 18.

While those upon the sixth ray lose much time through overattachment, when the time for detachment and destruction of ties does come, their progress can be extremely rapid. Their devotion ignites the ardent flames of self-sacrifice, and once that fire is raging, nothing will quench it until it has performed its task of liberation. The individual then stands free.

Trong khi những người ở cung sáu mất nhiều thời gian do dính mắc quá mức, khi thời điểm tách rời và phá hủy các trói buộc đến, sự tiến bộ của họ có thể cực kỳ nhanh chóng. Sự tận tâm của họ thổi bùng ngọn lửa nhiệt thành tự hy sinh, và một khi ngọn lửa đó bùng lên dữ dội, không gì có thể dập tắt nó cho đến khi nó thực hiện nhiệm vụ giải phóng. Cá nhân sau đó trở nên tự do.

Unshakable faith and undimmed optimism: Faith and optimism are related to vision. It is the vision which motivates and inspires. “Where there is no vision, the people perish.” As a corollary, ‘Where there is vision, the people are inspired and thrive.’ The vision, of course, is not the goal itself, just as the menu is not the meal. However, those who focus intently upon the vision already begin to share in the quality of that which the vision conceals and to which it leads; they resonate to (and are energized by) the reality of which the vision is the symbol. As long as the vision remains bright and before the “inner eye,” the power conferred by that reality flows to the visionary; faith and optimism are strong, and the individual is inspired.

Niềm tin không lay chuyển và sự lạc quan vô hạn: Niềm tin và sự lạc quan có liên quan đến tầm nhìn. Chính tầm nhìn thúc đẩy và truyền cảm hứng. “Nơi nào không có tầm nhìn, mọi người sẽ bị diệt vong.” Như một hệ quả tất yếu, “Ở đâu có tầm nhìn, mọi người được truyền cảm hứng và phát triển mạnh mẽ.” Tất nhiên, tầm nhìn không phải là mục tiêu, cũng như thực đơn không phải là bữa ăn. Tuy nhiên, những người tập trung chăm chú vào tầm nhìn đã bắt đầu chia sẻ về phẩm tính của cái mà tầm nhìn che giấu và dẫn dắt đến đó; họ cộng hưởng với (và được thúc đẩy bởi) thực tại mà tầm nhìn là biểu tượng. Miễn là tầm nhìn vẫn còn sáng và ở trước “nội nhãn”, thì quyền năng được ban bởi thực tại đó tuôn đổ xuống người nhìn xa trông rộng; niềm tin và sự lạc quan thật mạnh mẽ, và cá nhân được truyền cảm hứng.

In the lives of so many people, however, the vision fades from sight, and they are overcome by doubt and pessimism. Their line of connection to the alluring goal is temporarily severed, and animating energy ceases to flow. They lose faith, and with faith, their inspiration. The ability to sustain faith is an issue for all people; for sixth ray people, however, it is crucial, and they usually do it best.

Tuy nhiên, trong cuộc sống của rất nhiều người, tầm nhìn mờ dần, và họ bị khuất phục bởi sự nghi ngờ và bi quan. Đường dây kết nối của họ với mục tiêu vốn lôi cuốn tạm thời bị cắt đứt, và năng lượng nhiệt thành ngừng chảy. Họ mất niềm tin, và cùng với niềm tin là nguồn cảm hứng của họ. Khả năng duy trì niềm tin là một vấn đề đối với tất cả mọi người; Tuy nhiên, đối với những người cung sáu, điều này rất quan trọng và họ thường làm tốt nhất.

Their eyes are so intent upon the envisioned goal that, no matter what may work to obscure it, the vision is rarely lost to sight. This is one of the great abilities of those upon the sixth ray; they know how to preserve contact with the source of their strength. They have attached themselves (with the strongest of bonds) to a beloved source from which animating energy flows, and nothing can force them to relinquish their magnetic grip. Intuitively, they know that “the best is yet to be,” that the optimum exists, despite deceiving appearances to the contrary. Affirming the best in all things, their optimism is undimmed and undying. In the phenomenal world (the world of many changes) the steadying, orienting influence of sixth ray individuals is extremely valuable. [149] 

Đôi mắt của họ tập trung vào mục tiêu đã hình dung, đến nỗi không thứ gì có thể che khuất nó, tầm nhìn hiếm khi bị mất. Đây là một trong những khả năng tuyệt vời của những người cung sáu; họ biết cách giữ liên hệ với nguồn sức mạnh của mình. Họ đã tự gắn mình (bằng những liên kết bền chặt nhất) với một nguồn được yêu mến và từ nguồn đó làm sinh động các luồng năng lượng, không gì có thể buộc họ từ bỏ sự gắn chặt từ tính của mình. Bằng trực giác, họ biết rằng “điều tốt nhất vẫn chưa đến”, rằng điều tối ưu tồn tại, mặc cho vẻ ngoài lừa dối thể hiện trái ngược. Khẳng định những điều tốt đẹp nhất trong mọi việc, sự lạc quan của họ là không thể thiếu và bất diệt. Trong thế giới hiện tượng (thế giới nhiều thay đổi), ảnh hưởng định hướng, vững vàng của các cá nhân cung sáu là vô cùng quý giá. [149]

One-pointedness; single-mindedness: The phenomenal world is full of distractions, but sixth ray people do not get distracted. Once they have “seen the vision” and fastened their ‘line of magnetic desire’ to that reality which the vision symbolizes, nothing can deflect them. They value one thing above all other things, and in pursuit of that one thing, they let the other things go. Nothing else matters but that they achieve their goal.

Nhất tâm; tư tưởng duy nhất: Thế giới hiện tượng đầy rẫy những phiền nhiễu, nhưng những người thuộc cung sáu không bị phân tâm. Một khi họ đã “có được tầm nhìn” và gắn chặt ‘đường lối khát khao từ tính’ của họ với thực tại mà tầm nhìn tượng trưng cho, thì không gì có thể làm chệch hướng họ. Họ coi trọng một thứ hơn tất cả những thứ khác, và để theo đuổi một thứ đó, họ bỏ qua những thứ khác. Không có gì khác quan trọng hơn là việc đạt được mục tiêu của mình.

There are many reasons that people fail to reach their goal. One of the most important is insufficient desire. They fail because their desire to succeed is not strong enough. This can rarely be said of those upon the sixth ray. Having eliminated a host of peripheral desires, all their desire force is blended into one intense stream which is focused entirely upon a single object. They become entirely one-pointed, entirely single-minded, and thereby overcome much that might otherwise prevent accomplishment.

Có rất nhiều lý do mà mọi người không đạt được mục tiêu của mình. Một trong những điều quan trọng nhất là không đủ khát khao. Họ thất bại vì khát khao thành công của họ không đủ mạnh. Điều này hiếm khi có thể đề cập tới những người cung sáu.  Sau khi loại bỏ một loạt các khao khát bên ngoài, tất cả mãnh lực khao khát của họ được hòa quyện thành một luồng mãnh liệt tập trung hoàn toàn vào một đối tượng duy nhất. Họ trở nên hoàn toàn nhất tâm, hoàn toàn có tư tưởng duy nhất, và do đó vượt qua nhiều điều có thể ngăn cản sự thành công.

Utter loyalty and adherence: Loyalty is more important to the sixth ray type than to any other. We must remember that sixth ray people work primarily with the energy of attraction. Unlike first ray individuals, they are not seeking “Isolated Unity.” In fact, they dread the thought of isolation. Their goal is union, a mystical blending or oneness with “the Beloved.” The object of their devotion (whether God, a saint, another person or an ideal) is what might be called ‘the all-important other.’ They cannot conceive of living without a relationship to this other. This is clearly a dualistic attitude.

Tuyệt đối trung thành và gắn bó: Lòng trung thành quan trọng đối với kiểu cung sáu hơn bất kỳ loại cung nào khác. Chúng ta phải nhớ rằng những người thuộc cung sáu làm việc chủ yếu với năng lượng thu hút. Không giống như các cá nhân cung một, họ không tìm kiếm “Sự Thống Nhất Cô Lập”. Trên thực tế, họ sợ tư tưởng về sự cô lập. Mục tiêu của họ là sự hợp nhất, sự hòa trộn thần bí hoặc sự hợp nhất với “Đối Tượng Được Yêu”. Đối tượng mà họ sùng kính (cho dù là Thượng đế, một vị thánh, một ai khác hay một lý tưởng) là thứ có thể được gọi là ‘cái khác quan trọng hơn cả.’ Họ không thể tưởng tượng được việc sống mà không có mối quan hệ với cái khácnày. Đây rõ ràng là một thái độ nhị nguyên.

The sixth ray individual, then, always thinks in terms of himself (the idealist or devotee) and the supremely-valued other. For people of this type, the bond between the two must be preserved at any cost if psychological balance is to be maintained. If the bond should, for any reason be severed, they lose their “reason for living.” Thus it is that loyalty and intense adherence are valued so highly by sixth ray people. Loyalty preserves the bond. It ensures that the lover will not be separated from the beloved. Loyalty, for sixth ray people, is the basis of psychological security, because they are extraordinarily threatened even by the thought of being severed from that which (or the one who) gives all meaning to their lives.

Do đó, cá nhân cung sáu luôn nghĩ về mối quan hệ của bản thân mình (người theo chủ nghĩa lý tưởng hoặc người sùng tín) với cái khác/ai khác được quý trọng tột cùng. Đối với những người thuộc tuýp này, mối ràng buộc giữa hai bên phải được gìn giữ bằng bất cứ giá nào nếu muốn duy trì sự cân bằng tâm lý. Nếu vì bất kỳ lý do gì mà mối ràng buộc bị cắt đứt, họ sẽ mất đi “lý do để sống”. Vì vậy, lòng trung thành và sự gắn bó mãnh liệt được đánh giá cao bởi những người thuộc cung sáu. Lòng trung thành duy trì mối liên kết. Nó đảm bảo rằng bên yêu sẽ không bị chia cắt khỏi bên được yêu. Đối với những người thuộc cung sáu, lòng trung thành là cơ sở của sự an toàn về mặt tâm lý, bởi vì họ bị đe dọa một cách lạ thường ngay cả khi nghĩ rằng sẽ bị cắt đứt khỏi điều mà (hoặc người) mang lại tất cả ý nghĩa cho cuộc sống của họ.

Whatever may be the sixth ray person’s psychological reasons for valuing them so highly, loyalty and adherence to an object of devotion can be important virtues. They breed trust between people, and help overcome the fear of abandonment which lurks within every human heart. The next stage of human evolution, however, calls for more unified and loving relationships between all human beings. The narrowly focused loyalties of those upon the sixth ray must be broadened to include all members of the human family.

Dù bất kể những lý do tâm lý được cá nhân cung sáu đánh giá cao là gì, thì lòng trung thành và sự gắn bó đối với một đối tượng của sự sùng tín có thể là những phẩm tính quan trọng. Chúng tạo ra niềm tin giữa mọi người và giúp vượt qua nỗi sợ hãi bị bỏ rơi luôn ẩn sâu trong trái tim mỗi con người. Tuy nhiên, giai đoạn tiếp theo của quá trình tiến hóa của nhân loại đòi hỏi những mối quan hệ thống nhất và yêu thương hơn giữa tất cả nhân loại. Sự trung thành tập trung một cách hạn hẹp của những người cung sáu phải được mở rộng để bao gồm tất cả các thành viên của gia đình nhân loại.

Under the regime of the sixth ray, it is considered impossible to be loyal to those with contrasting ideologies; loyalty to one group is immediately interpreted as disloyalty to the other. But as the sixth ray is transformed into the second, it will be possible to be loyal to all. This will be achieved when humanity learns to be loyal to the human soul and spirit, rather than to the separated and separative personality with its limited points of view. [150]

Dưới cách thức cai trị của cung sáu, không thể có sự trung thành với những người có hệ tư tưởng đối nghịch; lòng trung thành với một nhóm ngay lập tức được hiểu là không trung thành với nhóm kia. Nhưng khi cung sáu được chuyển thành cung hai, có thể sẽ có sự trung thành với tất cả. Điều này sẽ đạt được khi nhân loại học được cách trung thành với linh hồn và tinh thần của con người, hơn là với phàm ngã chia rẽ và tách biệt với những quan điểm hạn chế của nó. [150]

Earnestness and sincerity: Those inspired by the sixth ray move in a straight line; they do not deviate. They are simple rather than complex, obvious rather than concealed. They know what they want, and everyone else knows as well.

Evolved sixth ray people know what they value. On this matter, at least, there is no division within their psyche. They are serious about their intentions, and have no aptitude or inclination to dissimulate. They refuse to cloak their ideals. They are good, and true, earnest and sincere; in short, they actually are as they appear.

Sự trung thực và chân thành: Những người truyền dẫn cung sáu di chuyển theo đường thẳng; họ không đi chệch hướng. Họ đơn giản hơn là phức tạp, rõ ràng hơn là che giấu. Họ biết họ muốn gì và mọi người khác cũng biết.

Những người cung sáu tiến hóa biết họ đánh giá cao điều gì. Về vấn đề này, ít nhất, không có sự phân chia trong tâm lý của họ. Họ nghiêm túc với những dự định của mình, và không có năng khiếu hay khuynh hướng phân biệt. Họ từ chối che đậy lý tưởng của mình. Họ tốt, chân thật, nghiêm túc và chân thành; nói ngắn gọn, họ thực chấtbiểu hiện nấy.

Profound humility: Those upon the sixth ray always reach above themselves to someone or something greater. Instinctively, they seem to realize the smallness and relative insignificance of the human being. They do not have a particularly well-adjusted sense of proportion (for instance, they exaggerate the ‘distance’ between man and God, man and Christ, or between actuality and the ideal state), but, at least, they have a feeling for greatness. Advanced people on this ray avoid the dangerous world view which makes man the center of all things. If man were central and all-important, to what or to whom could they aspire?

Sự khiêm tốn sâu sắc: Những người cung sáu luôn vượt qua bản thân để vươn đến ai đó hoặc điều gì đó vĩ đại hơn. Theo bản năng, họ dường như nhận ra sự nhỏ bé và tầm thường của nhân loại. Họ không có ý thức tỷ lệ được điều chỉnh tốt một cách đặc biệt (ví dụ, họ phóng đại ‘khoảng cách’ giữa con người và Thượng Đế, giữa con người và Đức Christ, hoặc giữa thực tế và trạng thái lý tưởng), nhưng, ít nhất, họ có cảm giác về sự vĩ đại. Những người tiến bộ trên cung này tránh được thế giới quan nguy hiểm vốn khiến loài người trở thành trung tâm của vạn vật. Nếu loài người là trung tâm và quan trọng nhất, thì họ còn có thể khao khát điều gì hoặc ai đó nữa?

One of the most essential sixth ray impulses is the urge to transcend. Most sixth ray people are almost incapable of looking downwards from above. Rather, they imagine themselves below and the ideal above—high above. No matter how far they progress, no matter what they attain, they are still overwhelmed by the vision of the greatness which lies ahead. For the ideal, by definition, is never reached. Always, there is something better than the manifested state.

Một trong những xung động chủ yếu nhất của cung sáu là thôi thúc đến siêu việt. Hầu hết những người thuộc cung sáu hầu như không có khả năng nhìn từ trên cao xuống. Đúng hơn, họ tưởng tượng mình ở bên dưới và lý tưởngở trên — phía trên cao. Bất kể họ tiến bộ bao xa, cho dù họ đạt được gì, họ vẫn bị choáng ngợp bởi tầm nhìn về sự vĩ đại đang ở phía trước. Bởi vì theo định nghĩa, lý tưởng là không bao giờ đạt được. Luôn luôn có một cái gì đó tốt hơn trạng thái đã được hiển lộ.

It can be seen that sixth ray people (forever contrasting the imperfections of the actual state, with the anticipated perfections of a yet-to-be-achieved, transcendent state) will remain small and lowly in their own eyes. This may not be true humility, as understood by the esotericist or occultist, but it will promote the profound conviction, that no matter how great one may be, there is always someone or something greater.

Có thể thấy rằng những người thuộc cung sáu (mãi mãi đối chiếu sự không hoàn hảo của trạng thái thực tế, với sự hoàn hảo được dự đoán của một trạng thái siêu việt chưa đạt được) sẽ vẫn nhỏ bé và thấp hèn trong mắt họ. Đây có thể không phải là sự khiêm tốn thực sự, theo cách hiểu của thần bí gia hoặc huyền bí gia, nhưng nó sẽ thúc đẩy niềm tin sâu sắc rằng, bất kể một người có thể vĩ đại đến đâu, luôn có một ai đó hoặc một điều gì đó vĩ đại hơn.

Receptivity to spiritual guidance: Even when sixth ray people have finally learned a degree of self-reliance, they still look “above” for guidance. They know their own fallibility, and do not completely trust themselves; however, they have complete faith in the wisdom of someone or something greater than themselves. And so, especially in important matters, rather than “set their own course,” they open themselves to their “higher guidance,” and follow it, trusting it implicitly.

Khả năng tiếp nhận đối với sự hướng dẫn tinh thần: Ngay cả khi những người cung sáu cuối cùng đã học được một mức độ tự lực, họ vẫn nhìn “lên trên” để được hướng dẫn. Họ biết khả năng thất bại của mình, và không hoàn toàn tin tưởng vào bản thân; tuy nhiên, họ hoàn toàn có niềm tin vào sự minh triết của ai đó hoặc điều gì đó vĩ đại hơn mình. Và vì vậy, đặc biệt là trong những vấn đề quan trọng, thay vì “tự đặt ra lộ trình”, họ tự mở lòng đón nhận “sự hướng dẫn cao hơn” và làm theo, tin tưởng vào nó một cách hoàn toàn.

The dangers in this approach are obvious, for the leader is often as blind as the follower. Even purely subjective guidance may be worthless, and most often it is. But sometimes, it is not. If one reviews the life of Jesus of Nazareth or Joan of Arc, it will be clear that these two individuals (in both of whom the sixth ray was extremely potent) attended to their higher guidance constantly, and directed their lives accordingly. In these and similar cases, faithfully following higher guidance led on to spectacular spiritual achievement. [151] 

Những nguy hiểm trong cách tiếp cận này là rõ ràng, vì người lãnh đạo thường là mù quáng như người đi theo họ. Ngay cả những hướng dẫn hoàn toàn chủ quan cũng có thể là vô giá trị, và hầu hết là như vậy. Nhưng đôi khi, nó không phải thế. Nếu người ta xem lại cuộc đời của Chúa Giêsu thành Nazareth hoặc Thánh nữ Joan (Joan of Arc), sẽ thấy rõ ràng rằng hai cá nhân này (cả hai đều là người có cung sáu cực kỳ mạnh mẽ) liên tục chú tâm vào sự hướng dẫn cao hơn, và định hướng cuộc sống của họ theo đó. Trong những trường hợp này và những trường hợp tương tự, việc trung thành tuân theo sự hướng dẫn cao hơn đã dẫn đến thành tựu tâm linh ngoạn mục. [151]

Advanced sixth ray people are habitually attuned to a higher dimension which they regard as reality. Correspondingly, they see little truth or value in the world of appearances. The phenomenal world is a mass of confusing impressions, in which the Divine Pattern is obscured. Sixth ray people have very little tolerance for confusion, perhaps because they are not capable of disentangling it. But they can penetrate it. Instinctively and intuitively they know that in the ideal world there is clarity, simplicity and certainty—a reliable vision which will help them successfully negotiate the labyrinth of phenomena. Therefore they look above the complicated maze, and hearken beyond the din for the voice or voices which will lead them through in safety.

Những người cung sáu tiến hóa thường có thói quen hòa hợp với một chiều không gian cao hơn mà họ coi là thực tại. Tương ứng, họ ít thấy sự thật hoặc giá trị trong thế giới của những vẻ bề ngoài. Thế giới hiện tượng là một khối những ấn tượng khó hiểu, trong đó Khuôn mẫu Thiêng liêng bị che lấp. Những người cung sáu có rất ít khả năng chịu đựng sự nhầm lẫn, có lẽ bởi vì họ không có khả năng tháo gỡ nó. Nhưng họ có thể thâm nhập vào nó. Theo bản năng và trực giác, họ biết rằng trong thế giới lý tưởng có sự rõ ràng, đơn giản và chắc chắn — một tầm nhìn đáng tin cậy sẽ giúp họ dàn xếp mê cung các hiện tượng một cách thành công. Do đó, họ nhìn lên phía trênmê cung phức tạp, và chăm chú lắng nghe giọng nói hoặc những tiếng nói vốn ẩn đằng sau sự ầm ĩ sẽ dẫn họ đến nơi an toàn.

Unflagging persistence: Sixth ray people are the “die-hards” (The Destiny of the Nations, p. 29). They never give up, perhaps, because they never let go. The strength of their persistence is virtually equal to the persistence of those upon the first ray, but it is the persistence of tenacious desire rather than of will.

Sự bền bỉ không lay chuyển: Những người cung sáu là những kẻ “kháng cự đến cùng” (Vận Mệnh Các Quốc Gia, trang 29). Họ không bao giờ từ bỏ, có lẽ, bởi vì họ không bao giờ buông tay. Sức mạnh bền bỉ của họ hầu như ngang bằng với sự bền bỉ của những người cung một, nhưng đó là sự bền bỉ của khát vọng hơn là bền bỉ ý chí.

These are people who live in a narrow world. They have eliminated many desires in favor of one all-engrossing desire. They have, colloquially, “put all their eggs in one basket.” If they do not achieve that desire, they “count all as lost.” To the impassioned sixth ray state of mind, there are no diversions and no second chances. Therefore, with an often-grim earnestness, they persist because no alternatives exit. They “give their all” because if they did not (and they failed), they would be unable to forgive themselves.

Đây là những người sống trong một thế giới hẹp. Họ đã loại bỏ nhiều mong muốn để có được một mong muốn toàn tâm toàn ý. Nói một cách thông tục là họ “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Nếu họ không đạt được mong muốn đó, họ “coi như mất hết”. Đối với trạng thái thể trí mãnh liệt của cung sáu, không có sự chuyển hướng và không có cơ hội thứ hai. Do đó, với một sự nghiêm túc khắc nghiệt thường xuyên, họ vẫn kiên trì vì không có lối ra nào thay thế. Họ “cống hiến hết mình” bởi vì nếu họ không làm như vậy (và họ thất bại), họ sẽ không thể tha thứ cho chính mình.

Those upon the sixth ray are capable of exerting an incredible amount of effort, an immoderate amount. In fact, they ‘beat themselves,’ whipping themselves into a frenzy of activity—anything, as long as it keeps them moving towards their goal. Those on certain of the rays know how to rest. Sixth ray people (and those upon the third ray [to which the sixth ray is related]) do not; they never seem to know when to quit. Their life is one of constant intensity. If, however, they manage to avoid “burning out” prematurely, they are ideally equipped to set an example for all those who do not understand continuity of effort. 

Những người cung sáu có khả năng nỗ lực đáng kinh ngạc, một lượng không nhỏ. Trên thực tế, họ ‘tự vượt qua bản thân’, lao mình vào một hoạt động điên cuồng — bất cứ điều gì, miễn là điều đó giúp họ tiến tới mục tiêu của mình. Những người trên một số cung biết làm thế nào để nghỉ ngơi. Những người thuộc cung sáu (và những người trên cung ba [có liên quan đến cung sáu]) thì không; họ dường như không bao giờ biết khi nào nên thoát ra. Cuộc sống của họ là một cuộc đời của cường độ liên tục. Tuy nhiên, họ biết cách để tránh “kiệt sức” một cách non yểu, họ được trang bị để làm gương một cách lý tưởng cho tất cả những người không hiểu về sự nỗ lực liên tục.

Power to arouse, inspire and persuade: Sixth ray people are the outstanding enthusiasts. When they believe, they can make others believe. They become so ‘enfired’ by their ideals, that they sweep others along irresistibly. Their power to arouse and inspire is largely emotional. They do not appeal to reason. Instead, they present an idea so favorably, so magnetically, and with such great appeal that it becomes irresistibly desirable. They transform ideas into ideals.

Quyền lực để khơi dậy, truyền cảm hứng và thuyết phục: Những người cung sáu là những người say mê nổi bật. Khi họ tin, họ có thể làm cho người khác tin. Họ trở nên ‘bị mê hoặc’ bởi lý tưởng của mình, đến mức họ cuốn người khác theo một cách không thể cưỡng lại được. Quyền lực khơi dậy và truyền cảm hứng của họ phần lớn là cảm xúc. Họ không hấp dẫn lý trí. Thay vào đó, họ trình bày ý tưởng một cách đầy thuận lợi, đầy từ tính, và có sức hấp dẫn tuyệt vời đến mức nó trở nên hấp dẫn không thể cưỡng lại được. Họ chuyển đổi ý tưởng thành lý tưởng.

Sixth ray workers wield a great power. The majority of human beings are, at this time, emotionally polarized. If they were more mentally focused, they could respond to ideas. But, given the present evolutionary status of the race, it is hopeless to expect large numbers of people to have any significant mental comprehension of ideas and their implications. For now, ideas can only be implemented in the form of ideals—which might be called ‘ideas rendered desirable.’ It is sixth ray workers, of all the ray types, who [152] have the ardor, earnestness, and fiery enthusiasm to render ideas desirable. Large numbers of people can thus be inspired to support an idea (in the form of an ideal) even if they don’t understand it completely. All they have to do is desire the idea sufficiently, and it will be accomplished. Those who can arouse humanity’s emotional nature are in control of a tremendous force for good or for ill. The mind may be ‘closer to the soul’ than the emotions, but, for the time being, only those who understand the language of emotions will be able to move humanity, en masse, along the Path of Evolution. Fortunately, there are many evolved sixth ray individuals who understand both their opportunity and their responsibility. 

Người làm việc trên cung sáu nắm giữ một quyền lực to lớn. Tại thời điểm này, phần lớn nhân loại bị phân cực về mặt cảm xúc. Nếu họ tập trung hơn về mặt trí tuệ, họ có thể phản hồi các ý tưởng. Tuy nhiên, với tình trạng tiến hóa của căn chủng hiện tại, thật vô vọng để mong đợi một số lượng lớn người có bất kỳ sự hiểu biết trí tuệ đáng kể nào về các ý tưởng và hàm ý của chúng. Hiện tại, ý tưởng chỉ có thể được thực hiện dưới dạng lý tưởng — có thể được gọi là ‘ý tưởng được mong muốn.’ Chính những nhà hoạt động trên cung sáu trong số tất cả các loại cung là những người [152] có lòng nhiệt thành, sự nghiêm túc và nhiệt vọng rực lửa để biến các ý tưởng trở thành mong muốn. Do đó, nhiều người có thể được truyền cảm hứng để ủng hộ một ý tưởng (dưới dạng một lý tưởng) ngay cả khi họ không hiểu nó hoàn toàn. Tất cả những gì họ phải làm là mong muốn ý tưởng một cách đủ mạnh và nó [ý tưởng] sẽ được hoàn thành. Những người có thể khơi dậy bản chất tình cảm của con người sẽ kiểm soát được một sức mạnh to lớn dù tốt hay xấu. Thể trí có thể ‘gần với linh hồn’ hơn thể tình cảm, nhưng hiện tại, chỉ những người hiểu được ngôn ngữ của cảm xúc mới có thể đưa nhân loại đi theo Con đường Tiến hóa. May mắn thay, có rất nhiều cá nhân cung sáu đã tiến hóa, những người hiểu cả cơ hội và trách nhiệm của họ.

Ability to achieve ecstasy and rapture: The phenomenal world is a Saturnian realm; its inhabitants are bound and under pressure. There is little joy to be seen upon the lowest plane, which has fittingly been called “the vale of tears,” just as perfected human beings have been called “the graduates of painful endeavor.” (Esoteric Astrology, p. 693)

Khả năng đạt được xuất thầnngây ngất: Thế giới hiện tượng là một cõi thuộc về sao Thổ; cư dân của nó bị ràng buộc và chịu áp lực. Có rất ít niềm vui được nhìn thấy trên cõi thấp nhất, nơi đã được gọi một cách thích hợp là “thung lũng nước mắt”[1], cũng giống như những người hoàn thiện được gọi là “những môn sinh tốt nghiệp qua nỗ lực đau đớn”. (Chiêm Tinh Học Nội Môn, trang 693)

Perhaps no ray types feel this oppression more acutely than those upon the sixth ray. They have no great affinity for the material plane, and it is a source of greatest frustration for them to be ensnared within material conditions. It is for this reason that, from the first, they strive to “rise above” material conditioning. In the initial stages, they inevitably fail, and may even find themselves more ensnared in binding conditions because of the unwise methods they employ. But at length they master the “way of escape,” and learn to make contact with those “realms of abstraction” which they know to be their true home. Whether they approach the heights through prayer, meditation or fervent aspiration, once free of the oppressive confines of the lower world, they feel the special expansion and exhilaration natural to those higher spheres. They achieve an exaltation of consciousness which is free from the depressing effects of form. They may even bring this ‘transported’ consciousness “back” into normal brain awareness, as some of the world’s greatest mystics have done. If they succeed, they become simultaneously capable of practical effectiveness and sustained ecstatic perception.

Có lẽ không có loại cung nào cảm nhận được sự đè nặng này sâu sắc hơn cung sáu. Họ không có ái lực lớn với cõivật chất, và đó là nguồn gốc gây thất vọng lớn nhất cho họ khi bị giam giữ trong các điều kiện vật chất. Chính vì lẽ đó, ngay từ đầu, họ đã cố gắng “vượt lên trên” điều kiện vật chất. Trong giai đoạn đầu, họ chắc chắn sẽ thất bại, và thậm chí có thể thấy mình bị giam giữ nhiều hơn trong các điều kiện ràng buộc vì những phương pháp thiếu khôn ngoan mà họ sử dụng. Nhưng về lâu dài, họ nắm vững “cách trốn thoát” và học cách tiếp xúc với những “cõi trừu tượng” mà họ biết là ngôi nhà thực sự của mình. Cho dù họ tiếp cận những đỉnh cao thông qua cầu nguyện, thiền định hay khát vọng nhiệt thành, một khi thoát khỏi những gò bó đè nặng của thế giới thấp hơn, họ cảm thấy sự mở rộng đặc biệt và niềm vui tự nhiên đối với những lĩnh vực cao hơn đó. Họ đạt được sự thăng hoa của tâm thức không bị ảnh hưởng của hình tướng gây thất vọng. Họ thậm chí có thể đưa tâm thức ‘được vận chuyển’ này “trở lại” trạng thái nhận thức bình thường của não bộ, như một số nhà thần bí vĩ đại nhất thế giới đã làm. Nếu họ thành công, họ trở nên đồng thời có khả năng về hiệu quả thực tế và nhận thức xuất thần ngất ngây bền vững.

It may be thought that the ecstasy and rapture of the mystic are a selfish condition, of “no earthly value” to others, but this is not necessarily the case, especially in those instances when the mystic ‘returns’ bearing his spiritual gifts from the other world. He can serve then as an inspiration to those who are still confined, and whose consciousness has not yet opened out to the higher and vaster reaches. He then stands as a living testimony to that “altered state” which is natural upon the higher planes, but the rarest of occurrences upon the stifling plane of material life. Because he lives in a state of ecstasy, his very presence gives hope to the spiritually oppressed; his rapture conveys a foretaste of the bliss to come. 

Có thể người ta nghĩ rằng sự xuất thần và ngất ngây của nhà thần bí là một trạng thái ích kỷ, “không có giá trị trần thế” đối với người khác, nhưng điều này không nhất thiết phải như vậy, đặc biệt là trong những trường hợp khi nhà thần bí ‘trở về’ mang theo những món quà tinh thần của mình từ thế giới khác. Sau đó, y có thể trở thành nguồn cảm hứng cho những người vẫn còn bị giam cầm, mà tâm thức của họ vẫn chưa mở ra cho những tầm cao hơn và lớn hơn. Sau đó, y trở thành một bằng chứng sống động cho “trạng thái thay thế” là điều tự nhiên trên các cõi giới cao hơn, nhưng rất hiếm khi xảy ra trên cõi giới của cuộc sống vật chất ngột ngạt. Bởi vì y sống trong trạng thái xuất thần, chính sự hiện diện của y mang lại hy vọng cho những người bị đè nặng về mặt tinh thần; sự ngất ngây của y truyền đạt một cảm giác nếm trải trước về niềm phúc lạc sẽ đến.

Purity, goodness, sainthood: For most people it is presently impossible to achieve great heights of purity and goodness while in incarnation (though, eventually, all must so achieve). Advanced sixth ray people, however, are not dissuaded by earthly obstacles. They have captured a vision of the ideal, and for long ages have striven to live truer to [153] that ideal. They also intimately understand corruption, the impermanence of the lower worlds, and all the forces which have set at naught their best efforts. Their nature is such that they will not compromise with the earthly sphere. In the early days of their aspiration, before achieving self-control, this produced a tremendous cleavage between idealism and practicality, but upon the Path of Initiation, they prevail. The waters have flowed and the fire has burned; thus, they have become pure. They have desired many things, found them wanting, and adjusted their sense of values accordingly. They have achieved goodness. Developed people upon the sixth ray never seek sainthood, as such, for this would be a subtle form of self-exaltation (stifling to the higher Self). But as they live their lives, totally committed to purity and goodness, and totally infused with an ever-broadening love, others look on and are inspired to do likewise. Their lives have become sacred, and in recognition of this, others endow them with the title of “saint” (i.e., one who has become a perfected embodiment of the ideal).

Sự thuần khiết, thiện lành, thánh thiện: Đối với hầu hết mọi người hiện nay không thể đạt được những đỉnh cao của sự thuần khiết và thiện lành khi nhập thế (mặc dù, cuối cùng, tất cả đều phải đạt được như vậy). Tuy nhiên, những người cung sáu tiến hóa không bị các chướng ngại làm nản lòng. Họ đã nắm bắt được một tầm nhìn về lý tưởng, và trong suốt thời gian dài, họ đã cố gắng sống đúng hơn với [153] lý tưởng đó. Họ cũng hiểu sâu sắc về sự băng hoại, sự vô thường của các thế giới thấp hơn, và tất cả các mãnh lực đã làm triệt tiêu mọi nỗ lực cao nhất của họ. Bản chất của họ là như vậy nên họ sẽ không thỏa hiệp với trần gian. Trong những ngày đầu của khát vọng, trước khi đạt được sự tự chủ, điều này đã tạo ra một sự ngăn cách to lớn giữa chủ nghĩa lý tưởng và tính thực tế, nhưng trên Con đường Điểm đạo, họ đã thắng thế. Nước đã chảy và lửa đã cháy; do đó, chúng đã trở nên tinh khiết. Họ đã mong muốn nhiều thứ, đã nhận thấy họ ham muốn và đã điều chỉnh ý thức về giá trị của họ cho phù hợp. Họ đã đạt được sự thiện lành. Những người phát triển trên cung sáu không bao giờ tìm kiếm sự thánh thiện, vì đây là một hình thức tinh tế của sự tự cao (sẽ bóp nghẹt  cái ngã cao hơn). Nhưng khi họ sống cuộc đời của mình, hoàn toàn cam kết với sự thuần khiết và thiện lành, và hoàn toàn được thấm nhập bằng một tình yêu ngày càng sâu rộng, những người khác sẽ nhìn vào và được truyền cảm hứng để làm điều tương tự. Cuộc sống của họ đã trở nên thiêng liêng, và để công nhận điều này, những người khác phong cho họ danh hiệu “thánh” (tức là một người đã trở thành hiện thân hoàn hảo của lý tưởng).

Of course, there is no true perfection upon the Earth, nor complete purity or goodness. In this connection we must remember the words of the Christ when he was called “good”: “Why call you me good? there is none good but one, that is, God” (Matthew, 19:17). And this from an individual before Whose achievements the achievement of every saint pales. We human beings must be content to live in a relativistic world. Even the Solar Logos is humble before “The One About Whom Naught May Be Said.” Nevertheless, we can perhaps be forgiven if, at times, forgetting the infinitude of dimensions which lie above us, and in recognition of those who have successfully embodied what we human beings call the ideal, we use the word “saint” to venerate their achievement. 

Tất nhiên, không có sự hoàn hảo thực sự trên Trái đất, cũng như sự thuần khiết hay thiện lành hoàn toàn. Trong mối liên hệ này, chúng ta phải nhớ những lời của Đấng Christ khi Ngài được gọi là “thiện lành”: “Tại sao bạn gọi ta là thiện lành? chẳng có điều gì thiện lành ngoại trừ duy nhất Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ, 19:17). Và điều này được nói ra từ một cá nhân mà trước thành tựu của Ngài mọi thành tựu của các vị thánh khác đều phai nhạt. Con người chúng ta phải bằng lòng khi sống trong một thế giới có tính tương đối. Ngay cả Thái dương Thượng đếcũng khiêm tốn trước “Đấng Không Thể Nghĩ Bàn.” Tuy nhiên, có lẽ chúng ta có thể được tha thứ nếu đôi khi quên đi sự vô hạn của các chiều kích nằm phía trên chúng ta, và để ghi nhận những vị đã thể hiện thành công cái mà nhân loại chúng ta gọi là lý tưởng, chúng ta dùng từ “thánh” để tôn kính thành tựu của họ.

Some Weaknesses Characteristic of Those upon the Sixth Ray

  • Rigid idealism
  • Unreasoning devotion; ill-considered loyalty
  • Blind faith
  • Excess; extremism; hyper-intensity; overdoing
  • Unvarying one-pointedness; ultra-narrow orientation; mania
  • Fanaticism and militarism
  • Emotionalism
  • Selfish and jealous love; dependency; over-leaning on others
  • Unwise susceptibility to guidance
  • Superstition and gullibility; lack of realism
  • Self-abasement; masochism; the martyr-complex
  • Unnatural suppression of the instinctual nature
  • Idealistic impracticality

Một số điểm yếu đặc trưng của những người cung sáu

  • Chủ nghĩa lý tưởng cứng nhắc
  • Sự sùng tín vô lý; lòng trung thành thiếu suy xét
  • Niềm tin mù quáng
  • Quá mức; chủ nghĩa cực đoan; cường điệu; làm quá
  • Nhất tâm cứng đầu; định hướng cực đoan; cuồng
  • Chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa quân phiệt
  • Tính dễ cảm xúc
  • Tình yêu ích kỷ và ghen tuông; sự phụ thuộc; quá dựa dẫm vào người khác
  • Nhạy cảm với hướng dẫn một cách thiếu khôn ngoan
  • Mê tín và cả tin; thiếu chủ nghĩa hiện thực
  • Tự xoa dịu bản thân; khổ dâm; phức cảm tử vì đạo
  • Sự đàn áp bản năng một cách không tự nhiên
  • Lý tưởng phi thực tế

Rigid idealism: Sixth ray idealists already ‘know’ the ‘truth.’ In their self-assured minds, they see no need to look further, to entertain new possibilities. They are resolved, at all costs, to adhere faithfully to that which is ‘right,’ and, of course, to resist strenuously any hint of change. People upon the sixth ray frequently pride themselves upon what the less passionate see as rigid, brittle, unadaptable attitudes. But, to ardent, sixth ray idealists, their uncompromising stance testifies to their determination to preserve the highest values.

Chủ nghĩa lý tưởng cứng nhắc: Những người theo chủ nghĩa lý tưởng cung sáu đã ‘biết’ ‘chân lý.’ Trong tâm trí tự tin của họ, họ thấy không cần phải nhìn xa hơn, để bàn bạc những khả năng mới. Bằng mọi giá, họ quyết tâmtuân thủ trung thành điều ‘đúng’, và tất nhiên, chống lại mọi dấu hiệu thay đổi một cách hăng hái. Những người cung sáu thường tự hào về những gì mà những người ít đam mê hơn coi là thái độ cứng nhắc và không thích nghi. Nhưng, đối với những người theo chủ nghĩa lý tưởng cung sáu nhiệt thành, lập trường kiên định của họ minh chứng cho quyết tâm bảo tồn những giá trị cao nhất của họ.

However, despite frequent shows of steely resolve, sixth ray people are often the most insecure of all ray types. They fear losing their way. They crave what might be called a ‘permanent true North,’ a fixed and changeless luminous point of orientation to guide them in the dark. And when they find it, they fix their eyes immovably upon it.

Tuy nhiên, mặc dù thường xuyên thể hiện sự kiên quyết, những người cung sáu thường bất an nhất trong tất cả các loại cung. Họ sợ lạc đường. Họ khao khát thứ có thể được gọi là ‘một ngôi chính Bắc[2] đích thực vĩnh cửu’, một điểm định hướng chói sáng cố định để hướng dẫn họ trong bóng tối. Và khi họ tìm thấy nó, họ dán mắt vào nó.

It is well known that when people are terrified they ‘freeze.’ They become rigid and immobile, not daring to move. To those who are the terrified, movement means vulnerability. There is something of this in the rigid idealism of the most vehement sixth ray types. They progress as follows: at first, they search desperately for an ideal; then, they find it; they soon become terrified of losing it; and, quickly, they ‘rigidify’ or ‘freeze’ to assure themselves that they will never lose it. The sixth ray psyche is extraordinarily susceptible to the fear of loss. This may account for the dread of change which characterizes sixth ray people. Change means “letting go,” and when something cherished is released, it may be lost, and nothing may appear to take its place. These fears [155] may account for the conservative (and even reactionary) rigidity of many sixth ray people. To those who have not found a center of assurance within themselves, change connotes chaos and the terror of being “lost in the dark” without an ideal to light the way.

Ai cũng biết rằng khi mọi người kinh hãi, họ sẽ ‘đóng băng’. Họ trở nên cứng nhắc và bất động, không dám cử động. Đối với những người khiếp sợ, chuyển động có nghĩa là dễ bị tổn thương. Có điều gì đó về điều này trong chủ nghĩa duy tâm cứng nhắc của các loại cung sáu cực đoan nhất. Họ tiến triển như sau: lúc đầu, họ tuyệt vọng tìm kiếm một lý tưởng; sau đó, họ tìm thấy nó; họ nhanh chóng trở nên sợ hãi khi mất nó; họ nhanh chóng ‘cứng nhắc’ hoặc ‘đóng băng’ để tự đảm bảo rằng họ sẽ không bao giờ đánh mất nó. Tâm lý của cung sáu cực kỳ nhạy cảm với nỗi sợ mất mát. Điều này có thể giải thích cho nỗi sợ hãi sự thay đổi đặc trưng cho những người thuộc cung sáu. Thay đổi có nghĩa là “buông bỏ”, và khi một thứ gì đó ấp ủ được giải phóng, nó có thể bị mất đi và không có gì có thể thay thế được. Những nỗi sợ hãi này [155] có thể giải thích cho sự bảo thủ cứng nhắc (và thậm chí phản động) của nhiều người thuộc cung sáu. Đối với những người chưa tìm thấy một trung tâm của sự chắc chắn trong chính mình, thay đổi đồng nghĩa với sự hỗn loạn và nỗi kinh hoàng khi bị “lạc lối trong bóng tối” mà không có lý tưởng soi đường.

A rigid idealistic orientation, then, is understandable, but still unfortunate. In the “world of becoming,” the truth is with Heraclitus: “There is nothing permanent except change.” God is all there is, and God is ever-new. Rigid idealism is anti-evolutionary, and stands as an obstacle to the unfoldment of the Divine Plan in time. Only a lessening of fear will relax the panicked grip, loosen the rigidity, and break the transfixion of the gaze, allowing the eyes to move to the right and left, and thus encompass a wider horizon.

Do đó, một định hướng lý tưởng cứng nhắc là điều dễ hiểu nhưng thật không may. Trong “thế giới của sự trở thành”, chân lý như Heraclitus nói: “Không có gì bất biến ngoại trừ sự thay đổi.” Thượng đế là tất cả, và Thượng đế luôn luôn mới. Chủ nghĩa lý tưởng cứng nhắc là phản tiến hóa, và là một trở ngại cho việc hiển lộ Thiên Cơđúng lúc. Chỉ khi bớt sợ hãi mới có thể nới lỏng vòng vây hoảng sợ, nới lỏng sự cứng nhắc và phá vỡ cái nhìn cố định, cho phép mắt di chuyển sang phải và trái, và do đó bao quát một đường chân trời rộng lớn hơn.

Fortunately, prolonged experience upon the path of evolution will bring desensitization and a reduction of fear. When sixth ray people believe, they imagine they will believe forever. But time wears on, and wears them down. They cling with passion, but, in time, passion becomes disgust, for the ideal they believed to be their salvation becomes their prison. Awakening in revulsion to the consequences of their rigidity, they thrust their former ideal away. Another may, of course, take its place immediately, renewing the cycle of rigid adherence leading inevitably to revulsion. But, eventually, fatigue sets in, and they begin to realize that it is their own fear and desperation which have brought them to grief.

May mắn thay, trải nghiệm kéo dài trên con đường tiến hóa sẽ mang lại việc giảm mẫn cảm và giảm sợ hãi. Khi những người cung sáu tin tưởng, họ tưởng tượng rằng họ sẽ tin tưởng mãi mãi. Nhưng thời gian trôi qua, và thời gian sẽ bào mòn họ. Họ đeo bám đam mê, nhưng theo thời gian, đam mê trở thành chán ghét, vì lý tưởng mà họ tin là cứu cánh trở thành nhà tù của họ. Thức tỉnh trong nỗi sợ hãi về hậu quả của sự cứng nhắc của mình, họ đẩy lý tưởng cũ của mình ra xa. Tất nhiên, một thứ khác có thể thay thế ngay lập tức, một chu kỳ bám chặt cứng nhắc mới chắc chắn dẫn đến sự thay đổi đột ngột. Nhưng, cuối cùng, sự mệt mỏi xuất hiện, và họ bắt đầu nhận ra rằng chính nỗi sợ hãi và tuyệt vọng của bản thân đã khiến họ đau buồn.

Slowly, it dawns, that no one ideal, and no one orientation will ever satisfy them completely; that evolution is both fluid and benevolent; that greater, wider and better things always lie ahead—not just a pinpoint of light, but the radiant sun; not just a single gasp of breath, but free and easy respiration in an endless ocean of vitalizing air. They see they have been satisfied with too little, holding to the tiniest part, and rejecting the whole. If, at this point of realization, they fear anything, it is that they will repeat the agonizing cycle of self-limitation through fearful rigidity. At last, more enlightened, they relax their grip. If an appealing ideal should appear, they hold it lightly (seeing it only as one of an infinite, ascending series of ideals), always ready to relinquish it graciously for the next, which (they now realize) will inevitably be higher, broader and closer to the ultimate state of spiritual consummation. 

Dần dần, họ nhận ra rằng không có một lý tưởng nào, và không một định hướng nào có thể thỏa mãn họ hoàn toàn; rằng sự tiến hóa vừa linh hoạt vừa nhân từ; rằng những điều vĩ đại hơn, rộng lớn hơn và tốt đẹp hơn luôn ở phía trước — không chỉ là điểm sáng nhỏ nhoi, mà còn là mặt trời rạng rỡ; không chỉ là một hơi thở hổn hển, mà là hít thở tự do và dễ dàng trong một đại dương vô tận của không khí đầy sức sống. Họ thấy rằng họ đã hài lòng quá ít, ôm giữ bộ phận nhỏ nhất, và từ chối cái toàn bộ. Nếu tại thời điểm nhận ra, họ sợ hãi bất cứ điều gì, thì  họ sẽ lặp lại chu kỳ đau đớn của việc tự giới hạn bản thân thông qua sự cứng nhắc đáng sợ. Cuối cùng, khi giác ngộ hơn, họ thả lỏng sự kìm kẹp của mình. Nếu một lý tưởng hấp dẫn xuất hiện, họ coi nhẹ nó (coi đó chỉ là một trong số vô hạn những chuỗi lý tưởng tăng dần), luôn sẵn sàng từ bỏ nó một cách dễ chịu cho lần tiếp theo, mà (giờ đây họ đã nhận ra) chắc chắn sẽ cao hơn, rộng hơn và gần hơn với trạng thái viên mãn tinh thần cuối cùng.

Unreasoning faith and devotion: We may agree with Blaise Pascal, that “The heart has its reasons which reason knows nothing of,” but it is always best (for the spiritual aspirant or disciple) if head and heart can be united. Unfortunately, in the lives of many sixth ray people, there is a great cleavage between the two. Desire and the will-to-believe become so insistent, so furious, that reason is totally overwhelmed. The ultimate absurdity was expressed by Tertullian when speaking of the Christian world view: “It is certain because it is impossible.” St. Augustine expressed himself similarly: “I believe because it is impossible.” Emotional intensity justifies faith. Reason is violently repudiated. Head and heart are held apart. [156]

Niềm tin và sự sùng kính phi lý: Chúng ta có thể đồng ý với Blaise Pascal rằng “Trái tim có cái lý của nó mà lý trí không biết gì về nó”, nhưng luôn luôn tốt nhất (đối với người chí nguyện hoặc đệ tử tinh thần) nếu cái đầu và trái tim có thể thống nhất. Thật không may, trong cuộc sống của nhiều người thuộc cung sáu, có một sự phân chialớn giữa hai cái này. Ham muốn và ý chí-hướng-tới-niềm tin trở nên khăng khít, quá điên cuồng, đến nỗi lý trí hoàn toàn bị lấn át. Sự phi lý tột cùng đã được Tertullian thể hiện khi nói về thế giới quan của Cơ đốc giáo: “Đó là điều chắc chắn bởi vì điều đó là không thể sai”. Thánh Augustinô cũng bày tỏ tương tự: “Tôi tin vì điều đó là không thể sai.” Cảm xúc mãnh liệt biện minh cho niềm tin. Lý lẽ bị phản bác dữ dội. Cái đầu và trái tim bị tách rời nhau. [156]

No matter how convinced such people may feel, their attitude can only lead deeper into ignorance. The emotional vehicle is the most powerful (and bewildering) of all personality force fields. It needs the constant discrimination and guidance of the soul-illumined mind, or it will adhere to goals and objectives which are foolish and unworthy. Evolution proceeds in accordance with the Divine Purpose and Plan. Evolution is a directional process, and proceeds according to a divinely administered time schedule. But unreasoning faith and devotion lead astray and waste priceless time and energy. They delay spiritual progress and frustrate the Divine Intent. It is difficult enough for the human spirit to make its way through matter without clinging irrationally to “false gods.” 

Cho dù những người như vậy có thể cảm thấy bị thuyết phục như thế nào, thái độ của họ chỉ có thể dẫn đến sự thiếu hiểu biết sâu hơn. Phương tiện cảm xúc là phương tiện mạnh mẽ nhất (và gây hoang mang) trong tất cả các trường mãnh lực phàm ngã. Nó cần sự phân biện và hướng dẫn thường xuyên của thể trí được linh hồn soi sáng, nếu không nó sẽ tuân theo những mục đích và mục tiêu vốn ngu xuẩn và không xứng đáng. Sự tiến hóa diễn ra phù hợp với Thiên Ý và Thiên Cơ. Sự tiến hóa là một quá trình có định hướng và tiến hành theo một lịch trình thời gian được quản lý một cách thiêng liêng. Nhưng niềm tin và sự sùng kính phi lý sẽ dẫn đến lạc lối và lãng phí thời gian cùng năng lượng vô giá. Họ trì hoãn sự tiến bộ tâm linh và làm nản lòng Ý định Thiêng liêng. Thật khó để tinh thần con người có thể đi qua vật chất mà không bám vào “những vị thần giả” một cách phi lý.

Blind faith: The sixth ray is associated first with the sense of touch and only later with sight. Sixth ray people grope and feel their way through the darkness, all the while struggling to “see the vision.” When, at last, a vision appears, they are quick to believe there is none other. Having any vision (however small and dim) seems preferable by far to the state of darkness, and so they look no further. They are content merely to believe in what they see. But it is blind belief, blind faith, because it refuses to admit further light. All attention is given to the faithful preservation of the vision, and none to its expansion, refinement and further illumination.

Niềm tin mù quáng: Cung sáu liên quan đầu tiên với xúc giác và chỉ sau đó với thị giác. Những người ở cung sáu dò dẫm và cảm nhận con đường của họ xuyên qua bóng tối, trong khi đấu tranh để “thấy tầm nhìn”. Cuối cùng, khi một tầm nhìn xuất hiện, họ nhanh chóng tin rằng không có tầm nhìn khác. Luôn có sẵn tầm nhìn nào đó bất kỳ (dù nhỏ và mờ) dường như thích hợp hơn với trạng thái bóng tối, và vì vậy họ không nhìn xa hơn. Họ chỉ bằng lòng tin vào những gì họ thấy. Nhưng đó là niềm tin mù quáng, sùng tín mù quáng, vì nó không chịu nhận thêm ánh sáng. Tất cả sự chú ý được dành cho việc trung thành duy trì tầm nhìn, và không chú ý đến việc mở rộng, tinh chỉnh và soi sáng thêm của nó.

The seeker has shifted his emphasis from seeking to believing. To the seeker who “believes with all his might,” any glimmer of additional light is seen as a threat to the adequacy of the vision in which he staunchly believes. But, believe as he will, the vision (lit with ‘partial light’) must, eventually, fail to satisfy. The visionary’s intensity of faith begins to flag as the vision loses its appeal and seems to fade. Partial light becomes as dissatisfying as darkness was before. Oppressed by the gathering gloom, he is inwardly compelled to begin his search anew, seeking a vision more luminous.

Người tìm kiếm đã chuyển trọng tâm của mình từ tìm kiếm sang tin tưởng. Đối với người tìm kiếm “hết sức tin tưởng”, bất kỳ tia sáng nào của ánh sáng bổ sung đều được coi là mối đe dọa đối với sự thoả đáng của tầm nhìn mà y trung thành tin tưởng. Nhưng dù tin như ý muốn của y, tầm nhìn (được chiếu sáng bằng ‘ánh sáng một phần’) cuối cùng vẫn không được thỏa mãn. Đức tin mãnh liệt của người nhìn xa trông rộng bắt đầu yếu đi khi tầm nhìn mất đi sức hấp dẫn và dường như mờ dần. Ánh sáng một phần trở nên không làm thoả mãn giống như bóng tối trước đây. Bị áp chế bởi sự u ám tích tụ, y buộc phải bắt đầu cuộc tìm kiếm của mình một lần nữa hướng vào bên trong, tìm kiếm một tầm nhìn sáng suốt hơn.

So-called “blind faith” protects many sixth ray people from having to recognize the inadequacy of that in which they believe. They love the idea that they have found their “salvation” (be it a faith, a person, or a system of ideals). Their discovery of the “true one” or the “true way” relieves them of the tremendous anxiety they felt as desperate seekers. Their uncertainty is over, and any lingering doubt is drowned in the great effusions of faith and enthusiasm they lavish upon the object of their devotion. There is, in “blind faith” a certain willful blindness which spares the believing one the anxiety of having to look further. 

Cái gọi là “niềm tin mù quáng” bảo vệ nhiều người cung sáu khỏi phải nhận ra sự không thỏa đáng của điều mà họ tin tưởng. Họ yêu thích ý tưởng rằng họ đã tìm thấy “sự cứu rỗi” của họ (có thể là một đức tin, một con người hoặc một hệ thống lý tưởng). Việc họ khám phá ra “điều duy nhất đích thực” hoặc “con đường đích thực” giúp họ giải tỏa nỗi lo lắng khủng khiếp mà họ cảm thấy khi là những người tìm kiếm tuyệt vọng. Sự không chắc chắn của họ đã kết thúc, và bất kỳ nghi ngờ nào sót lại đều bị nhấn chìm trong niềm tin và sự nhiệt huyết tuyệt vời họ dành cho đối tượng mà họ sùng kính. Trong “đức tin mù quáng”, có một sự mù quáng ngoan cố nhất định khiến người sùng tín tách khỏi sự lo lắng khi phải nhìn ra xa hơn.

Excess; extremism; hyper-intensity; overdoing: The motto of those upon the sixth ray might well be, ‘Everything in excess’; or, ‘If it’s worth doing, it’s worth overdoing.’ Sixth ray people are the great extremists, immoderate in all things, always living “to the hilt.”

The cause of this hyper-intense, “full-throttled” living is, again, fear. The sixth ray psyche is desperate. Sixth ray people want only one thing, and that one thing must be [157] accomplished at all costs. They invest everything they are, spending themselves at full intensity lest they fail to achieve.

Quá mức; chủ nghĩa cực đoan; quá mãnh liệt; cường điệu hóa: Phương châm của những người cung sáu có thể là, ‘Mọi thứ đều quá mức’; hoặc, ‘Nếu điều đó đáng làm, nó đáng làm quá mức.’ Những người cung sáu là những kẻ rất cực đoan, thái quá trong mọi việc, luôn sống “quá đà”[3].

Một lần nữa, nguyên nhân của việc sống “tẹt ga” quá mãnh liệt này là do sợ hãi. Tâm lí của cung sáu là dữ dội. Người cung sáu muốn chỉ một điều, và điều này phải được [157] hoàn thành bằng mọi giá. Họ đầu tư tất cả mọi thứ họ có, làm hết mình vì sợ rằng họ không đạt được.

Skillful living requires the modulation of energy. Perhaps, this is why those upon the sixth ray so often live clumsily, touching everyone and everything with too heavy a hand. The ‘switch’ on their energy system has only two settings: on and off. When the switch is on (and it is so most of the time) energy pours through their vehicles with unremitting intensity, regardless of how inappropriate such an unregulated release may be with respect to environmental conditions. The switch may also be turned off with equal inappropriateness.

Việc sống một cách khéo léo đòi hỏi sự tiết chế năng lượng. Có lẽ, đây là lý do tại sao những người cung sáu thường sống một cách vụng về, ra tay quá nặng với mọi người và mọi thứ. ‘Công tắc’ trên hệ thống năng lượng của họ chỉ có hai chế độ: bậttắt. Khi công tắc bật (và hầu hết là thường xuyên) năng lượng tràn qua vận cụ của họ với cường độ không ngừng, cho dù mức độ phóng ra thiếu kiểm soát đó có thể không phù hợp đối với các điều kiện môi trường. Công tắc cũng có thể bị tắt với sự không phù hợp tương đương.

One of the major problems is that the emotional elemental needs drastic disciplining. Sixth ray emotions are powerful and insistent, and much time must pass before there is any real ability to restrain, redirect and sublimate them. It is the nature of the emotions (ruled, to a great extent, by the fiery planet Mars) to be ever urging towards the fulfillment of desire. Desires are blind; they “want what they want when they want it.” Desires are oblivious to conditions, and are simply intent upon their own satisfaction. Left to its own devices, the emotional body (the “desire body”) would “go for it” all the time. When sixth ray people learn to control their emotions intelligently, they will be successful in “co-measuring” their energy expenditure against the need of the moment. Until that time, they will simply be “too much” for most people to take, and their hyper-intensity will drain their vital reserves prematurely. The unfortunate result is “burn-out” and early collapse. 

Một trong những vấn đề lớn là tinh linh cảm xúc cần có kỷ luật quyết liệt. Những cảm xúc cung sáu rất mạnh mẽ và dai dẳng, và phải mất nhiều thời gian trước khi có bất kỳ khả năng thực sự nào để kiềm chế, chuyển hướng và thăng hoa chúng. Chính bản chất của những cảm xúc (được cai quản, ở một mức độ lớn, bởi hành tinh rực lửa Sao Hỏa) luôn thúc giục việc đáp ứng ham muốn. Ham muốn là mù quáng; họ “muốn những gì họ muốn khi họ muốn.” Những ham muốn không phụ thuộc vào các điều kiện, mà chỉ đơn giản là có mục đích phục vụ sự thỏa mãn của riêng chúng. Bị bỏ mặc cho chính nó, thể tình cảm (“thể dục vọng”) sẽ “làm không cần nghĩ” mọi lúc. Khi những người cung sáu học cách kiểm soát những cảm xúc của mình một cách thông minh, họ sẽ thành công trong việc “cùng đo lường” mức tiêu hao năng lượng của họ so với nhu cầu của thời điểm đó. Cho đến thời điểm này, những cảm xúc sẽ chỉ đơn giản là “quá nhiều” đối với hầu hết mọi người, và cường độ cao của chúng sẽ sớm làm cạn kiệt nguồn dự trữ quan trọng của họ. Kết quả đáng tiếc là “cháy hết” và sớm sụp đổ.

Unvarying one-pointedness; ultra-narrow orientation; mania: “Run not so straight” is the advice given by the wise soul to the one-pointed personality in hot pursuit of its objective. The sixth ray path to fulfillment is ever predictable—the never-varying straight line. Parallel paths and circuitous routes are both considered dangerous (i.e., errant). The road trodden is, therefore, repeatedly the same one; the furrow grows deeper and deeper.

Nhất tâm bất biến, định hướng siêu hạn hẹp, hưng cảm: “Đừng cắm đầu chạy” là lời khuyên được đưa ra bởi linh hồn thông thái cho phàm ngã khăng khăng theo đuổi những mục đích nóng vội của mình. Con đường cung sáu đưa đến sự hoàn thành vốn luôn dự đoán được — một đường thẳng bất biến. Những con đường song song và những lối đi quanh co đều được coi là nguy hiểm (tức là sai lầm). Do đó, con đường bước tới là cùng một con đường lặp đi lặp lại, đường rãnh hằn xuống ngày càng sâu.

Since, for those upon the sixth ray, energy tends to flow along a single path, it intensifies and becomes highly concentrated. A terrific charge is built up. Those who have experienced sixth ray people discoursing or acting upon their favorite subject understand how impossibly intense (and wearisome) their relentless, high-voltage approach can be. If their one-pointed pursuits are carried too far, a situation of psychological imbalance supervenes; such people become a danger to themselves and others.

Vì với những người cung sáu, năng lượng có xu hướng chảy theo một đường đơn nhất, nó tăng cường và trở nên tập trung cao độ. Một điện tích cực kỳ lớn được tích tụ. Những người đã từng trải qua buổi thuyết trình hay những hành động theo chủ đề yêu thích của người cung sáu sẽ thấy cách tiếp cận với điện áp cao của họ liên tục, mãnh liệt (và mệt mỏi) như thế nào. Nếu sự nhất tâm theo đuổi của họ bị đi quá xa thì có một tình trạng mất cân bằng tâm lý bất thường; những người như vậy trở thành mối nguy hiểm cho chính họ và cho những người khác.

A “mania” (according to Webster) is an “excessive or unreasonable enthusiasm,” and a “maniac” is “a person characterized by an inordinate or ungovernable enthusiasm for something.” Mania is a psychopathology induced by the sixth ray. In the case of certain sixth ray people, one-pointed enthusiasm becomes intensified to the degree that it absorbs all available psychological energy, rendering the individual entirely unadaptable and unfit for the varied demands of normal living. One all-consuming, obsessive [158] desire takes the place of evolutionary progress towards a well-balanced, rounded-out life. The lunar lords (blindly seeking their own satisfaction) overcome the rational, regulating soul-infused mind. Under their spell, a man becomes a lunatic (one who is the slave of lunar influence), and plunges deeper and deeper into form, ruled (it is interesting to note) by the number six, as well as by the Moon.

“Hưng cảm—Mania” (theo từ điển Webster) là một “sự nhiệt tình quá mức hoặc phi lý”, và người “hưng cảm” là “một người có đặc điểm nhiệt tình vô độ và không kiểm soát với một thứ gì đó”. Hưng cảm là một chứng tâm thần gây ra bởi cung sáu. Trong trường hợp của một số người cung sáu nhất định, lòng nhiệt thành nhất tâm trở nên tăng cường đến mức nó hấp thụ tất cả những năng lượng tâm lý có thể, khiến người đó hoàn toàn không thích nghi và không phù hợp với những yêu cầu đa dạng của cuộc sống đời thường. Một ham muốn mãnh liệt tối đa, ám ảnh, [158] sẽ thế chỗ cho tiến trình tiến hóa hướng đến một cuộc sống toàn diện, cân bằng. Các nguyệt tinh quân (tìm kiếm sự thỏa mãn cho bản thân chúng một cách mù quáng) chiến thắng thể trí thấm nhập bởi linh hồnđược điều chỉnh vừa phải. Dưới sự phù phép của chúng, con người trở thành một kẻ mất trí (một kẻ nô lệ dưới ảnh hưởng của mặt trăng), và ngày càng chìm sâu vào hình tướng, bị cai quản (đây là điều thú vị) bởi cung sáu, cũng như bởi Mặt Trăng.

Fanaticism and militarism: Some of the names of the great Lord of the Sixth Ray demonstrate qualities which, if misapplied, will manifest as fanaticism and militarism:

  • The One Who sees the Right
  • The Hater of Forms
  • The Warrior on the March
  • The Sword Bearer of the Logos
  • The Crucifier and the Crucified
  • The Breaker of Stones
  • The Imperishable Flaming One
  • The One Whom Naught Can Turn
  • The Implacable Ruler

Chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa quân phiệt: Một số danh xưng của Chúa tể Cung Sáu thể hiện những phẩm chất mà khi áp dụng sai, sẽ biểu lộ chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa quân phiệt:

  • Đấng Thấy Lẽ Phải
  • Đấng Căm Ghét Sắc Tướng
  • Chiến Sĩ Đang Hành Quân
  • Đấng Mang Gươm Của Thượng Đế
  • Đấng Đóng Đinh Trên Thập Giá Và Kẻ Chịu Thập Giá
  • Đấng Phá Vỡ Các Tảng Đá
  • Ngọn Lửa Bất Diệt
  • Đấng Mà Không Gì Có Thể Xoay Chuyển
  • Đấng Cai Quản Không Lay Chuyển

Certain of these names seem almost more related to the first ray than to the sixth. The Tibetan offers an interesting statement in this regard:

The sixth ray, it should be remembered, when it constitutes the personality ray of a man or a group, can be far more destructive than the first ray, for there is not so much wisdom to be found, and, as it works through desire of some kind, it is following the line of least resistance for the masses, and can therefore the more easily produce physical plane effects. Esoteric Psychology, Vol. II, p. 144.

Một số trong những danh xưng dường như có liên quan đến cung một nhiều hơn là cung sáu. Chân sư Tây Tạng đưa ra một tuyên bố thú vị về vấn đề này:

Nên nhớ rằng cung sáu, khi nó tạo thành cung phàm ngã của một người hay một nhóm, có thể mang tính phá hủy nhiều hơn cả cung một, vì không có quá nhiều minh triết được tìm thấy, do đó nó hoạt động qua một dạng nào đó của ham muốn, nó đi theo đường lối ít phản kháng nhất đối với đám đông, và vì vậy có thể dễ dàng hơn trong việc tạo ra các hiệu ứng trên cõi vật lý. Tâm Lý Học Nội Môn, Tập II, trang 144.

Fanaticism and militarism are characteristic of a consciousness which is too narrow to understand the divinely-intended cooperative interaction of the many aspects of the whole. Limited vision and unlimited enthusiasm make the fanatic. The fanatic pushes his point of view to the detriment of all other points of view. Not only will he destroy others in his unrestrained attempt to achieve his ends, but he frequently destroys himself as well. There is no force he will not employ to reach his goal: hence, his militarism.

Chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa quân phiệt là đặc trưng của một tâm thức quá hạn hẹp để hiểu được mục đích thiêng liêng của sự hợp tác qua lại giữa nhiều khía cạnh trong toàn thể. Tầm nhìn hạn hẹp và sự nhiệt tình vô bờ bến đã làm nên kẻ cuồng tín. Kẻ cuồng tín đẩy quan điểm của mình đến chỗ gây tổn hại tới tất cả các quan điểm khác. Y không chỉ phá hoại người khác qua sự nỗ lực thiếu kiềm chế để đạt được mục đích của mình, mà còn thường xuyên tự hủy hoại chính bản thân mình. Không có mãnh lực nào mà kẻ cuồng tín này không sử dụng để đạt tới mục đích của mình: vì thế, đó là chủ nghĩa quân phiệt của y.

Sixth ray people desire one thing too much, and other things too little. What makes them so dangerous (when aroused) is their obliviousness to the consequences of their actions. They become supercharged, disintegrative elements within any whole, making trouble on every hand, and tearing apart the fabric of relationship.

Người cung sáu ham muốn một thứ quá nhiều, và ham muốn những thứ khác quá ít. Điều đó khiến họ trở nên nguy hiểm (khi bị kích động), họ quên mất các hậu quả từ những hành động của mình. Họ trở thành nhân tố gây tăng áp quá mức, chia rẽ trong bất kỳ tổng thể nào, gây rắc rồi về mọi mặt, và xé nát tấm lưới của mối quan hệ. 

Fanatics and militarists suffer from excessive intensity. The Latin word “fanaticus” suggests one who (inspired by a deity) becomes frenzied. The Tibetan tells us that “the [159] man on this ray is often of gentle nature, but he can always flame into fury and fiery wrath… As a soldier, he hates fighting but often when roused in battle fights like one possessed.” There is something potentially wild and uncontrollable (daemonic) about sixth ray people when they lack sufficient mentality to balance their emotional intensity. Their emotional energy builds to such a tremendous pitch, that its release can be dramatic and destructive in the extreme.

Những kẻ cuồng tín và quân phiệt phải chịu đựng cường độ quá mức. Theo tiếng Latin từ “fanaticus” chỉ một người (được cảm hứng bởi một vị thần) trở nên điên cuồng. Chân sư Tây Tạng đã nói với chúng ta rằng “người trên cung này thường có bản chất hòa nhã, nhưng họ luôn có thể bùng cháy trong cơn thịnh nộ và phừng phừng phẫn nộ… Cũng giống như một người lính, anh ta ghét chiến đấu nhưng thường khi bị khích động lúc tham chiến lại giống như người phát rồ”. Có điều gì đó hoang dại tiềm ẩn và thiếu kiểm soát (quỷ ám) ở những người cung sáu khi họ thiếu đi khả năng của thể trí giúp cân bằng cường độ cảm xúc của mình. Năng lượng cảm xúc của họ tạo nên một cường độ dữ dội, đến nỗi sự giải phóng nó có thể gây bi thảm và hủy diệt cực độ.

The only cure for fanaticism is broadened vision. Narrowness feeds intensity and encourages the intensely destructive release of energy. But unfortunately, emotional pressure usually militates against the entry of the light which brings vision. The fanatic thrives on “more heat and less light.” Sweet reason will not transform the situation. Usually, only an intense catharsis, an orgy of real or symbolic “bloodletting,” will reduce the emotional pressure and allow the light to penetrate. Before the fanatic can see, he must play his part in what might be called a ‘theatre of release.’ It may be a battlefield, a pulpit, a newspaper column, the stage, etc.—whatever will offer him opportunity for ‘psychophysical decompression.’ Djwhal Khul writes that “Sixth ray people need handling with care…” (Esoteric Psychology, Vol. II, p. 144)

Cách chữa trị duy nhất cho sự cuồng tín là phải mở rộng tầm nhìn. Sự hạn hẹp làm gia tăng tính mãnh liệt và gây ra sự giải phóng năng lượng hủy diệt một cách dữ dội. Nhưng thật không may, áp lực cảm xúc thường ngăn cản sự đi vào của ánh sáng vốn mang đến tầm nhìn. Người cuồng tín phát triển mạnh qua “sức nóng thì nhiều mà ánh sáng thì ít”. Lý trí ngọt ngào sẽ không làm chuyển đổi được tình hình. Thông thường, chỉ có một cơn xúc động dữ dội, một cơn “đổ máu” điên cuồng thực sự hoặc tượng trưng, sẽ làm giảm đi áp lực cảm xúc và cho phép ánh sáng xuyên qua. Trước khi kẻ cuồng tín có thể nhìn thấy, họ phải đóng vai của mình trong cái có thể được gọi là ‘nhà hát của sự giải phóng’. Đó có thể là một chiến trường, một bục giảng, một bài báo, sân khấu… bất cứ điều gì cho y cơ hội để ‘giải tỏa tâm lý’. Chân Sư Djwha Khul viết rằng “người cung Sáu cần được xử lý cẩn thận… (Tâm Lý Học Nội Môn, Tập 2, trang 144) .

Emotionalism: Sixth ray people are the most emotional of all the ray types. As frequently pointed out, there is a strong resonance between the sixth ray, the emotional body, the elemental lives who constitute the sixth plane (the plane of the emotions) and the “fiery” sixth ray planet Mars, as well as the “watery” sixth ray planet Neptune (both of which are closely associated with the emotional life of humanity). Sixth ray people are given to emotional displays. No matter how well controlled they may seem, they can easily be “moved to tears.”

Chủ nghĩa cảm xúc: Người cung sáu là những người giàu cảm xúc nhất trong số tất cả các cung. Như đã thường chỉ ra, có một sự cộng hưởng mạnh mẽ giữa cung sáu, thể cảm xúc, các sự sống hành khí cấu thành nên cõi thứ sáu (cõi tình cảm) và hành tinh cung sáu “bốc lửa” Hỏa tinh, cũng như hành tinh cung sáu “đẫm nước” Hải Vương tinh (cả hai hành tinh này đều gắn liền với đời sống cảm xúc của nhân loại). Người cung sáu được phú cho các màn phô bày cảm xúc. Cho dù họ có vẻ kiểm soát tốt đến đâu, họ vẫn có thể dễ dàng “rơi nước mắt”.

The “militant” little book called Light on the Path, given out by the Master Hilarion, contains an important statement concerning the mastery of emotions: “Before the eyes can see they must be incapable of tears.” One who is the victim of emotionalism is ‘drowning’ in the waters of the emotional plane, submerged in glamor. Glamor veils and distorts the light. As long as one tries to see through tears (especially the tears of self-pity), there will be no clear vision of reality. It is interesting that those who are most successful at dissipating glamor are strongly conditioned by the sixth ray. In occultism, one is obliged, eventually, to compensate for one’s weaknesses and transform them into strengths.

Cuốn sách nhỏ của “các chiến binh” có tên Ánh sáng trên Đường Đạo, được đưa ra bởi Chân Sư Hilarion, có một tuyên bố quan trọng liên quan đến việc làm chủ cảm xúc: “Trước khi đôi mắt có thể thấy, chúng phải ráo lệ”.  Một người là nạn nhân của chủ nghĩa cảm xúc đang “chết chìm” trong biển nước của cõi tình cảm, bị đắm chìm trong ảo cảm. Ảo cảm che khuất và làm biến dạng ánh sáng. Khi một người cố gắng nhìn xuyên qua những giọt nước mắt (đặc biệt là nước mắt của sự tủi thân), thì sẽ không có được tầm nhìn rõ ràng của thực tại. Điều thú vị là những người thành công nhất trong việc xua tan ảo cảm lại được quy định mạnh mẽ bởi cung sáu. Trong huyền bí học, rốt cuộc, một người buộc phải bù đắp lại những điểm yếu của họ và chuyển đổi chúng thành những điểm mạnh.

Selfish and jealous love; excessive attachment: The sixth ray is a ray of love, and the Systemic Law conditioned by the sixth ray is the “Law of Love.” Those upon the sixth ray work with magnetic, attractive energy, just as do those upon the second. But, as frequently pointed out, sixth ray vision is far narrower, and the loves of sixth ray people are frequently (to put it mildly) unwise.

Tình yêu ích kỷ và ghen tuông, sự bám chấp quá mức: Cung sáu là một cung của tình yêu thương, và Định Luật Hệ Thống được quy định bởi cung sáu là “Định Luật Bác Ái”. Những người ở trên cung sáu làm việc với năng lượng từ tính, thu hút, cũng giống như những người trên cung hai. Nhưng, như vẫn thường chỉ ra, tầm nhìn của cung sáu hạn hẹp hơn nhiều, và tình yêu của những người cung sáu thường (nói một cách nhẹ nhàng) là thiếu khôn ngoan.

Jealous love is not real love at all; it arises from a desire to possess the object of affection for the sake of one’s own satisfaction, and for the support of one’s own self-image. It is [160] a clinging love filled with fear—fear of abandonment, separation, rejection, aloneness, and, ultimately, fear of annihilation. Selfish and jealous love arise in those who have a very low self-image, and who, consequently, demand the constant and exclusive attentions of the loved one in order to strengthen that fragile image. Attentions which deviate, even slightly, are interpreted as a great threat to the jealous love—an unforgivable assault upon an extremely fragile personal ego.

Tình yêu ghen tuông không hoàn toàn là tình yêu thực sự; nó nảy sinh từ mong muốn chiếm hữu đối tượng của tình cảm vì lợi ích của sự thỏa mãn bản thân và để nâng đỡ cho hình ảnh bản thân của họ. Đó là một tình yêu đeo bám chứa đầy nỗi sợ hãi — sợ hãi bị bỏ rơi, chia ly, bị từ chối, cô đơn, và cuối cùng, sợ hãi sự hủy diệt. Tình yêu ích kỷ và ghen tuông nảy sinh ở những người có sự tự đánh giá quá thấp về bản thân, và do đó, họ đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên và độc quyền từ người thân yêu để củng cố hình ảnh mong manh đó. Sự chú ý chệch hướng, dù chỉ một chút, được hiểu là mối đe dọa lớn đối với tình yêu ghen tuông — một sự tấn công không thể tha thứ đối với bản ngã cá nhân cực kỳ mỏng manh.

Sixth ray people are very prone to this kind of neurotic love. They are innately inclined to feelings of inferiority which they attempt to exorcise through devotion. Devotion to an idealized love object raises the devoted lover. Sixth ray people (always inclined to look up) place their loved one upon the proverbial pedestal. They do not love the real person, but an idealized image of that person. The loved one is forced to conform to the idealized image, regardless of psychological and spiritual discomfort. In fact, the loved one is very likely to be damaged by attempting to uphold an artificial and idealized pose, but the idealistic (and selfish) lover is blind to this. He is only interested in sustaining his idealistic projection, and the self-exalting satisfactions which such sustainment brings.

Những người cung sáu rất dễ thiên về kiểu tình yêu mang tính cảm xúc này. Họ có khuynh hướng bẩm sinh với cảm giác thấp kém mà họ cố gắng xua tan qua sự sùng tín. Sự sùng tín với một đối tượng được yêu lý tưởng sẽ nâng người yêu đầy sùng tín lên. Người cung sáu (luôn có xu hướng nhìn lên) đặt người được họ yêu, theo cách ngôn, lên trên bệ đỡ. Họ không yêu con người thực, mà yêu một hình ảnh lý tưởng của người đó. Người được yêu này buộc phải tuân theo hình ảnh lý tưởng hóa, bất kể là có sự không thoải mái về tâm lý và tinh thần. Trên thực tế, người được yêu này rất dễ bị tổn thương khi cố gắng duy trì một thái độ màu mè giả tạo và lý tưởng hóa, nhưng người đang yêu lý tưởng (và ích kỷ) đó lại mù quáng với điều này. Họ chỉ quan tâm đến việc duy trì góc chiếu lý tưởng của mình, thỏa mãn sự tự tôn vốn được mang lại bởi việc duy trì đó.

One can see in all this, that the sixth ray lover frequently doesn’t really care about the one he ‘loves.’ The love is purely selfish, no matter how many flattering glamors and illusions hover around the relationship, disguising the selfish motive. The problem is sixth ray dependency. Selfless love is not a dependency relationship, but sixth ray people, who have not found their own center of strength, are the most dependent of ray types, and are continuously looking for psychospiritual sustenance (and, even, physical sustenance) outside themselves.

Có thể nhận thấy trong tất cả những điều này, người yêu thuộc cung sáu thường không quá quan tâm đến người mà họ ‘yêu’. Tình yêu hoàn toàn ích kỷ, cho dù có bao nhiêu ảo cảm và ảo tưởng bay lượn xung quanh mối quan hệ, che đậy đi động cơ ích kỷ. Vấn đề nằm ở tính phụ thuộc của cung sáu. Tình yêu thương vô kỷ không phải làmột mối quan hệ phụ thuộc, nhưng những người cung sáu, người vốn chưa tìm thấy trung tâm sức mạnh của mình, là những người phụ thuộc nhiều nhất trong số các loại cung, và họ vẫn liên tục tìm kiếm sự nuôi dưỡng cho tâm lý-tinh thần (và thậm chí, sự nuôi dưỡng thế chất) bên ngoài bản thân họ.

There is something childlike and, even, childish about the way sixth ray people approach love. In the normal development of the human being, jealousy arises very early in life with a child’s demand for ‘exclusive rights’ to a parent (usually, the mother). Time, however, will usually bring a sense of independence, and the security to face life on one’s own. The terror of being separated from the mother subsides as the child begins to mature. Sixth ray people, however, often carry their emotional dependencies far into adult life. Clearly, they have a lot of growing up to do. More than any of the other ray types, they must remember that which ultimately sustains them, is, essentially, deep within themselves. Their psychology will change dramatically when they realize that they themselves are “the Beloved” they so ardently seek.

Có một cái gì đó giống với trẻ con, và thậm chí, lối tiếp cận với tình yêu thương của người cung sáu cũng giống trẻ con. Trong sự phát triển bình thường của con người, sự ghen tỵ nảy sinh rất sớm trong cuộc sống với nhu cầu của đứa trẻ về “sự độc quyền” với cha mẹ (thường là với người mẹ). Tuy nhiên, thời gian thường mang lại một cảm giác độc lập, và sự an toàn để tự mình đối mặt với cuộc sống. Nỗi kinh hoàng khi phải rời xa mẹ sẽ giảm dần khi đứa trẻ bắt đầu trưởng thành. Tuy nhiên, người cung sáu thường mang sự phụ thuộc vào cảm xúc của họ đi xa hơn nữa vào cuộc sống trưởng thành. Rõ ràng, họ cần phải trưởng thành lên rất nhiều. Hơn bất kỳ cung nào khác, họ phải nhớ rằng cái cuối cùng duy trì họ, về cơ bản, nằm sâu trong chính họ. Tâm lý của họ sẽ thay đổi đáng kể khi họ nhận ra rằng chính bản thân họ là “Người Được Yêu Quí” mà họ hết lòng tìm kiếm.

Unwise susceptibility to guidance: Sixth ray people always know that there is some- thing greater than themselves. This, in itself, is a healthy realization, but when accompanied by a nagging sense of one’s lowliness and inferiority, it leads to the negation of one’s talents and potentials. There arises the unwholesome attitude that ‘all good things originate outside the self.’ The individual loses all confidence in his own understanding, and becomes one who can be easily led. [161]

Tính nhạy cảm với sự dẫn dắt một cách thiếu khôn ngoan: Người cung sáu luôn biết rằng có điều gì đó vĩ đại hơn chính họ. Bản thân điều này là một nhận thức lành mạnh, nhưng khi đi kèm với một cảm giác khó chịu kéo dài về sự thấp kém và kém cỏi của mình, nó dẫn tới sự phủ định tài năng và tiềm năng của một người. Làm nảy sinh thái độ thiếu lành mạnh cho rằng ‘tất cả mọi thứ tốt đẹp đều bắt nguồn từ bên ngoài bản thân’. Y mất hết sự tự tin vào sự hiểu biết chính mình, và trở thành một người dễ bị dẫn dụ. [161]

Today, especially among spiritually-inclined people, we hear constant reference to “guides” (usually inner guides), and the ‘infallible’ guidance they offer. Of course, there are inner guides and it behooves the developing individual to be sensitive to the contours of the Divine Plan as it is understood and revealed by those who dwell upon the inner planes. But the ‘epidemic’ of “channeling,” and of running after so-called “divine guidance” for assistance with even the most insignificant, mundane decisions, is a symptom of the loss of soul contact.

Ngày nay, đặc biệt ở những người có khuynh hướng tinh thần, chúng ta thường xuyên nghe đến “sự hướng dẫn” (thường là sự hướng dẫn bên trong), và sự hướng dẫn “không thể sai lầm” mà những người này đưa ra. Tất nhiên, những sự hướng dẫn bên trong và nó giúp những cá nhân đang phát triển có sự nhạy cảm với lớp rìa ngoài của Thiên Cơ Thiêng Liêng khi nó được hiểu biết và tiết lộ bởi những người ngụ trên các cõi giới nội tại.  Nhưng ‘nạn dịch’ của “sự dẫn kênh” này và việc chạy theo cái được gọi là “hướng dẫn thiêng liêng” để được trợ giúp cho những quyết định thậm chí vô nghĩa và tầm thường nhất, là một triệu chứng của sự mất liên lạc với linh hồn.

Sixth ray people are natural followers. If the voice they follow is that of their own soul, they will move rapidly towards spiritual fulfillment. But wherever the sixth ray is strong, there is usually a need for considerable discrimination. The non-discriminating sixth ray type cannot easily tell one ‘guiding voice’ from another. To some of these people, every voice is the “voice of God.” For the sake of spiritual progress (and safety) it is imperative that sixth ray individuals apply themselves to finding their own spiritual center, the soul, and learn how to commune with that source of guidance, rather than with the many far more glamorous (and far more unreliable) sources.

Người cung sáu là những người đi theo bẩm sinh. Nếu họ đi theo tiếng nói linh hồn của chính họ, họ sẽ nhanh chóng tiến tới sự hoàn thiện về mặt tinh thần. Nhưng bất cứ nơi nào mà cung sáu mạnh, thường cần có một sự phân biện đáng kể.  Kiểu người cung sáu thiếu phân biện không thể dễ dàng phân biệt ‘tiếng nói dẫn dắt’ đến từ đâu. Với một số người này, mọi tiếng nói đều là “tiếng nói của Thượng Đế”. Vì lợi ích của sự tiến bộ tinh thần (và sự an toàn) những cá nhân cung sáu bắt buộc phải gắn họ vào việc tìm kiếm trung tâm tinh thần của chính mình, Linh hồn, và học cách làm thế nào để kết nối với cội nguồn dẫn dắt đó, thay vì gắn với nhiều nguồn ảo cảm hơn (và rất thiếu tin cậy).

Superstition and gullibility; lack of realism: Sixth ray people are animated by the “will to believe.” Perhaps, it would be more accurate to call it the ‘wish to believe.’ Instinctively, they know that “the best is yet to be,” and their innate idealism tells them that “things as they are,” are but a poor appearance of a truer, yet invisible, reality. Believing that all things are possible, they are anxious for some of those things to begin happening. This attitude makes them easy prey for those who either deliberately lie, or simply fail to verify the truth of what they assert. In short, there are quite a few sixth ray people who will “believe anything they are told.”

Mê tín và cả tin; thiếu chủ nghĩa hiện thực: Người cung sáu được làm sinh động bởi “ý chí hướng đến tin tưởng”. Có lẽ, sẽ chính xác hơn nếu gọi đó là ‘ước muốn tin tưởng’. Một cách bản năng, họ biết rằng “điều này vẫn chưa phải là tốt nhất”, và chủ nghĩa lý tưởng bẩm sinh nói với họ rằng “mọi thứ như nó vốn là” chỉ là một vẻ bề ngoài nghèo nàn của một thực tại chân thật hơn, nhưng vô hình. Tin rằng mọi thứ đều có thể, họ khao khát một số trong những thứ đó bắt đầu xảy ra. Thái độ này khiến họ dễ trở thành con mồi cho những kẻ cố tình nói dối, hoặc đơn giản là không xác minh được sự thật trong những gì họ quả quyết. Nói tóm lại, có khá nhiều người cung sáu sẽ “tin bất cứ điều gì họ được cho biết”.

Again, discrimination and an increasing mental polarization are required to remedy the situation. The so-called “Dark Ages” which occurred after the fall of the Roman Empire were centuries in which the light of the mind was sadly obscured. Learning retreated into monastic centers, and superstition and credulity were rampant. The sixth ray was gathering strength. The orientation of consciousness was towards “heaven” or the higher worlds, and discriminating knowledge of the physical plane was greatly under-valued. During such times, it was quite easy and natural to believe many incredible things. There was no way to verify the accuracy of what was presented as fact. The consciousness of the average person was hungry for miracles—supernatural events which proved the nearness and reality of divine beings. If, with God, anything was possible, why should not all things be possible? The preposterous, the unreasonable— such concepts had little meaning, especially among the uneducated. Further, the Piscean Age was an Age of authority. Truth could be determined only by an appeal to those who had the authority to represent the truth. Such authorities were credulous as well, and, in any case, found it to their advantage to promote credulity among the masses. [162]

Một lần nữa, sự phân biện và sự phân cực nhiều hơn vào thể trí được yêu cầu để khắc phục tình trạng này. Cái gọi là “Kỷ Nguyên Bóng Tối” đã diễn ra trong nhiều thế kỷ sau sự sụp đổ của Đế Chế La Mã khi mà ánh sáng của cái trí bị che khuất một cách đáng buồn. Việc học tập rút vào các trung tâm tu viện, còn mê tín dị đoan thì tràn lan. Cung sáu đã tập hợp được sức mạnh. Sự định hướng của tâm thức hướng đến “thiên đường” hoặc những thế giới cao cả hơn, và những kiến thức phân biện của cõi vật lý bị coi nhẹ đi rất nhiều. Trong suốt khoảng thời gian như vậy, thật quá dễ dàng và tự nhiên để tin vào rất nhiều điều không thể tin được. Chẳng có cách nào để xác minh tính chính xác của những điều được đưa ra là sự thật. Tâm thức của người trung bình luôn đói khát những điều kỳ diệu — những sự kiện siêu nhiên chứng minh sự gần gũi và hiện thực của các đấng thiêng liêng. Nếu như với Thượng Đế, mọi thứ đều có thể, thì tại sao tất cả mọi thứ lại là không thể? Những điều hết sức vô lý, phi lý — những khái niệm như vậy có rất ít ý nghĩa, đặc biệt là với những người thiếu giáo dục. Hơn nữa, Kỷ Nguyên Song Ngư là một Kỷ Nguyên của thẩm quyền. Sự thật chỉ có thể được định đoạt bởi việc thỉnh cầu những người có thẩm quyền đại diện cho sự thật. Những người có thẩm quyền cũng nhẹ dạ cả tin như vậy, và trong mọi trường hợp, họ thấy đó là lợi thế của mình để thúc đẩy sự tín nhiệm trong quần chúng.

The major cause of superstition and credulity among sixth ray people is their orientation towards dimensions of awareness which cannot be observed at first hand (except by the most accomplished mystics and occult investigators). There can be no agreement upon what is possible if there is no possibility of reliable observation. The fifth and seventh rays, entering in strength after the Renaissance, called for a radical reorientation of consciousness—a concentration upon fields of perception which were definitely observable; namely, the physical plane. The concrete mind eventually regained the respectability it had lost during the “Age of Faith,” and the grossest superstitions, at least, were devalued as unlikely, preposterous, and, even, absurd.

Nguyên nhân chính của sự mê tín và cả tin ở những người cung sáu là sự định hướng của họ tới các chiều của nhận thức mà không thể trực tiếp quan sát được (ngoại trừ những nhà nghiên cứu thần bí và huyền bí học thành công nhất). Không thể có sự đồng thuận về những gì có thể xảy ra nếu không có khả năng quan sát đáng tin cậy. Cung năm và cung bảy đi vào mạnh mẽ sau thời kỳ Phục Hưng, kêu gọi đến một sự tái định hướng triệt để củatâm thức — một sự tập trung vào những lĩnh vực nhận thức vốn chắc chắn có thể quan sát được, nghĩa là trên cõi vật lý. Trí cụ thể cuối cùng đã lấy lại được sự coi trọng mà nó đã đánh mất trong suốt “Thời Đại của Đức Tin”, và ít nhất, những sự mê tín dị đoan thô thiển nhất đã giảm giá trị như là những thứ không chắc xảy ra, hết sức vô lý, và thậm chí là ngớ ngẩn.

Humanity is now preparing to enter a new phase of its historical development— perhaps, a more spiritual phase. Certainly, once again, there is an unabashed orientation towards higher (and, mostly unprovable) things, and, as might be expected, superstition and credulity are rife. Fortunately, during the past 500 years, the mind has been raised to a preeminent position, and will not meekly retreat into the background while outrageous spectres hovering around the fringes of ‘spiritual’ thought claim center stage. It is likely, therefore, that spirituality will now unfold more sanely, and will be wisely balanced by the rational mind with its priceless fund of accumulated knowledge. The soul, it must be remembered, is a mental entity. The new spirituality involves the cultivation of soul light and love. Soul contact is an antidote to spiritual absurdity.

Nhân loại ngày nay đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển lịch sử mới của mình — có lẽ là một giai đoạn mang tính tinh thần hơn. Tất nhiên, một lần nữa, có sự định hướng không hề nao núng tới những điều cao cả hơn (và hầu hết không thể chứng minh được), và cũng có thể có đầy rẫy những sự hy vọng, mê tín và cả tin. May mắn thay, trong suốt 500 năm qua, trí tuệ đã được nâng lên vị thế ưu việt hơn và sẽ không dễ dàng rút lui về hậu trường trong khi những bóng ma thái quá lượn lờ quanh rìa của tư tưởng được gọi là “tinh thần” nằm tại sân khấu trung tâm. Do đó, tinh thần giờ đây có khả năng bộc lộ theo cách lành mạnh hơn, và sẽ được cân bằng một cách sáng suốt dựa trên lý trí cùng kho kiến thức vô giá mà nhân loại đã tích lũy được. Cần ghi nhớ rằng, Linh hồn là thực thể trí tuệ. Phẩm chất tinh thần mới mẻ liên quan đến việc nuôi dưỡng ánh sáng và tình yêu thương của linh hồn. Tiếp xúc với linh hồn là một liều thuốc giải cho sự ngớ ngẩn về mặt tinh thần.

Self-abasement; masochism; the martyr-complex: So many of humanity’s psychological problems come from low self-esteem, and its frequent consequence—self-hatred. In the “world of becoming” all units of life normally and naturally seek to expand, to express themselves ever more fully—to be more. But the expression of the life force can become twisted, perverted and involuted. The world of becoming is bipolar. There is an evolutionary urge, but not all units of life evolve. As The Secret Doctrine and The Rosicrucian Cosmoconception have demonstrated in relation to the anthropoid apes, what might be called ‘devolution’ is also a possibility. There is a path of degeneration as well as a path of ascent.

Tự hạ thấp bản thân, khổ dâm, phức cảm tử vì đạo: Có rất nhiều vấn đề tâm lý xuất phát từ sự thiếu quý trọng bản thân, và hậu quả thường xuyên của nó — sự căm ghét bản thân. Trong “thế giới của sự trở thành” tất cả những đơn vị sự sống một cách thông thường và tự nhiên đều tìm cách mở rộng, để thể hiện bản thân trọn vẹn hơn bao giờ hết — để trở nên nhiều hơn nữa. Nhưng sự thể hiện của sinh lực có thể trở nên bị méo mó, suy đồi và rắc rối. Thế giới của sự trở thành là lưỡng cực. Có một sự thôi thúc tiến hóa, nhưng không phải tất cả các đơn vị sự sống tiến hoá. Trong Giáo lý bí nhiệm Nhận Thức Vũ Trụ của Phái Hồng Hoa đã chứng minh mối quan hệ với loài vượn người, cái có thể được gọi là ‘phản tiến hóa’ cũng là một khả năng. Có một con đường thoái hóa cũng như một con đường tiến hoá.

It is possible for the human being to come under the sway of the “Death Instinct,” which Freud (from his particular perspective) called “Thanatos.” When this anti-evolutionary trend afflicts those upon the sixth ray, they begin to devote themselves to self-defeat. Having given up all hope of rising, they gain a perverted ‘pleasure’ from failing. Convinced of their lowliness, they become determined to remain separated from that which uplifts. Normally, sixth ray people aspire to the heights, but if they are repeatedly frustrated, they may take refuge in the “conviction of sin.” Unable, for whatever reason to rise, they dedicate themselves to that inability, and, with perverse determination, resolve (albeit unconsciously) to remain “on the bottom.”

Con người có thể tiến tới sự ảnh hưởng của “Bản Năng Chết”, mà Freud (theo quan điểm cụ thể của ông) gọi là “Thanatos”. Khi xu hướng phản tiến hóa này ảnh hưởng đến những người cung sáu, họ bắt đầu dành hết tâm sức của mình để tự đánh bại bản thân. Từ bỏ mọi hy vọng vươn lên, y đạt được một ‘thú vui’ biến thái từ sự thất bại. Tin chắc vào sự thấp kém của mình, y trở nên quyết tâm duy trì sự tách biệt khỏi những điều giúp nâng cao tinh thần lên. Thông thường, những người cung sáu luôn khát khao hướng đến đỉnh cao, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại những thất vọng, họ có thể náu mình trong “niềm tin tội lỗi”. Không thể vươn lên được vì bất cứ lý do gì, họ tận hiến bản thân mình cho sự bất lực đó, và quyết tâm một cách ngoan cố, kiên quyết (mặc dù vô thức) để duy trì vị trí “ở dưới đáy”.

There are a host of mental/emotional illnesses which are characterized by this atti- tude—the miserable refusal to ascend. People afflicted by a diseased self-esteem block [163] the natural upward striving of the life force, and, instead, turn it against themselves, thus creating a condition of wretched suffering which seems to justify their sense of worthlessness and impotence. They create an accelerating downward spiral which feeds upon itself.

Có một loạt những sự yếu kém về trí tuệ/cảm xúc đặc trưng bởi trạng thái này — sự từ chối đau khổ để tiến lên. Những người bị đau khổ bởi chứng bệnh thiếu quý trọng bản thân ngăn chặn sự hướng lên tự nhiên của sinh lực, và thay vào đó, y chống lại chính bản thân mình, vì vậy tạo ra một tình trạng đau khổ tồi tệ dường như biện minh cho cảm giác vô giá trị và bất lực của mình. Y tạo ra một sự tăng tốc đi xuống theo con đường xoắn ốc vốn nuôi dưỡng chính nó.

Sixth ray people need to be wholly dedicated to something. Constitutionally, they rebel against self-division; they cannot “do things halfway,” and they will not move in opposing directions simultaneously (as those upon the fourth ray so frequently do). If they cannot ascend, then, at least they will descend—one-pointedly, passionately. If they cannot rise in triumph, then at least they will throw themselves, without reservation, into suffering. If they cannot reach the ideal, then they will wallow in the mud. Theirs is ever the way of extremity.

Người cung sáu cần dành toàn tâm toàn ý cho một việc gì đó. Về mặt tính khí, họ chống lại sự tự chia rẽ, họ không thể “làm việc nửa chừng”, và họ sẽ không di chuyển đồng thời theo hai hướng đối lập (như những người cung bốn thường làm). Nếu họ không thể đi lên, thì ít nhất họ cũng sẽ đi xuống — một cách nhất tâm và đam mê. Nếu họ không thể vươn tới thắng lợi lớn lao, thì ít nhất họ cũng sẽ tự ném mình vào đau khổ không dè dặt. Nếu họ không thể đạt được lý tưởng, thì họ sẽ đầm mình trong bùn lầy. Ở họ luôn là con đường của sự cực đoan.

Fortunately, the upward drive of the life force is stronger than any miserable, self-defeating perversions. So, despite their conviction of lowliness, they are carried onward and upward with all other forms of life. At length they discover that they cannot lose themselves or annihilate themselves in suffering. Because they are individualized human beings, the oblivion they sought is denied them. There is no way to permanently lose the self in lowliness. Self-obliteration is ultimately impossible. Thus, inevitably, they must turn from identification with the low, and again yearn for union with the high. It is the way of life, and irresistible.

Thật may mắn, chiều hướng đi lên của sinh lực mạnh hơn bất cứ sự lầm lạc khốn khổ và tự làm thất bại nào. Vì vậy, mặc dù tin chắc về sự thấp kém của mình, họ vẫn đi lên và hướng lên với tất cả những hình tướng khác nhau của sự sống. Về lâu dài, họ phát hiện ra rằng họ không thể đánh mất hoặc hủy hoại bản thân trong đau khổ. Bởi vìhọ là những con người đã được biệt lập ngã tính, sự quên lãng mà họ kiếm tìm đã khước từ họ. Không có con đường nào để đánh mất vĩnh viễn cái ngã trong sự thấp kém. Cuối cùng, sự tự hủy hoại là điều không thể. Vì vậy, một cách tất yếu, từ sự đồng nhất với cái thấp, họ phải quay lại và một lần nữa khao khát hợp nhất với cái cao. Đó là con đường của sự sống, và không thể cưỡng lại.

Unnatural suppression of the instinctual nature: Sixth ray people are in a hurry. They flee matter and “reach for the stars.” They despise whatever holds them down, and give unqualified praise to whatever they believe may uplift them. The instinctual nature (the animal part of man) ties him to earth. In particular, the organs of generation are the apparent cause of his sojourn through this “vale of tears.” According to this way of thinking, if “heaven” or “the ideal” is good, then life upon the physical plane (and all that causes human life upon the physical plane) must be evil. The reproductive organs, and all human behavior surrounding their use, are (from this distorted sixth ray perspective) responsible, then, for confining the soul to its mortal, corruptible prison. Sexuality, even if divorced from reproduction, lures man towards the earth, and makes him forget his origin in immaterial, ideal realms. The other appetites, too—especially, the love of eating and drinking, hold the human being down to earth. It has been said that “food is the chains of the devil.” From the perspective of those who long for release from this “mortal coil,” it can be seen why the instinctual nature is regarded as an ‘enemy.’

Sự đàn áp bản năng một cách không tự nhiên: Người cung sáu luôn trong trạng thái vội vàng. Họ chạy trốn vật chất và “vươn tới các vì sao”. Họ coi thường bất cứ điều gì khiến họ trùng xuống, và khen ngợi không phân biệt bất cứ điều gì mà họ tin tưởng có thể nâng đỡ họ. Bản năng tự nhiên (phần con trong con người) ràng buộc họ với trần gian. Đặc biệt, các cơ quan sinh dục là nguyên nhân rõ ràng khiến họ phải trải qua “thung lũng của nước mắt” này. Theo lối suy nghĩ này, nếu “thiên đường” hay “lý tưởng” là điều thiện, thì cuộc sống trên cõi vật lý (và tất cả những căn nguyên từ cuộc sống con người trên cõi vật chất) phải là những điều ác. Các cơ quan sinh dục và tất cả những hành vi của con người xung quanh việc sử dụng chúng, (từ góc độ bị bóp méo bởi cung sáu này) chính là thứ giam giữ linh hồn trong ngục tù phàm tục và trụy lạc. Tình dục, ngay cả khi tách riêng khỏi sự sinh sản, vẫn lôi cuốn con người hướng về trần gian, và khiến họ quên đi nguồn gốc của mình trong các vương quốc của lý tưởng, phi vật chất. Những ham muốn khác cũng vậy — đặc biệt là niềm yêu thích ăn uống, đã níu chân con người dưới trần gian. Người ta nói rằng “thức ăn là những xiềng xích của ma quỷ”. Từ quan điểm của những người khao khát được giải phóng khỏi “sợi dây sinh tử” này, có thể thấy tại sao bản năng tự nhiên đó được coi là một ‘kẻ thù’.

Even when there is no decidedly ‘Christian’ antagonism to earthly appetites (for Christianity was, during its ascendancy, conditioned by the world-denying influences of Pisces, Scorpio and the sixth ray), many sixth ray people become so preoccupied with the pursuit of their ideals, that they ignore the body’s just requirements. These people push themselves too hard, refusing to eat and rest properly. Ignoring the body’s rhythms, they force it (in an unnatural manner) to do their bidding. Their life style is [164] so intense and driving that it cannot be called “normal.” The result is often a broken or, even, shattered physical mechanism, and a term of earthly activity (or service) which is cut short because the voice of instinct is repeatedly ignored.

Ngay cả khi không có sự phản đối một cách kiên quyết trong ‘Thiên Chúa Giáo’ đối với sự thèm muốn trần thế (vì Thiên chúa giáo, trong suốt thời kỳ phát triển của nó, vốn bị quy định bởi những ảnh hưởng phủ nhận thế gian của Song Ngư, Hổ Cáp và cung sáu), nhiều người cung sáu trở nên quá bận tâm với việc theo đuổi các lý tưởng của mình, họ phớt lờ những nhu cầu chính đáng của cơ thể. Những người này tự thúc ép bản thân quá mức, từ chối việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Lờ đi những nhịp điệu của cơ thể, họ ép buộc nó (theo một cách không tự nhiên) thực hiện mệnh lệnh của mình. Lối sống của họ quá mãnh liệt đến mức không thể gọi là “bình thường”. Kết quả thường là sự phá vỡ, hoặc thậm chí là phá hủy hoàn toàn cơ chế vật lý, và một kỳ hạn hoạt động (hay phụng sự) nơi trần thế bị cắt ngắn đi bởi vì tiếng nói của bản năng bị lơ đi hết lần này đến lần khác.

The opposite approach is also possible, and no less extreme. Sixth ray people often ‘ride their instincts to death.’ They throw themselves into an orgy of self-indulgence— especially, sexually, for sexuality is related to union—the primary psychological motivation of the sixth ray individual. Instincts have a relatively circumscribed place in the normal, modern life, and are not meant to become vehicles for extreme desires. Sixth ray people will force anything to extremity.

Cách tiếp cận ngược lại cũng có thể xảy ra, và cũng không kém phần cực đoan. Những người cung sáu thường ‘chạy theo bản năng của mình cho đến chết’. Họ lao mình vào một cuộc truy hoan của sự tự mê đắm — đặc biệt là hoạt động tình dục, vì tình dục có liên quan đến sự hợp nhất — động lực tâm lý chính yếu của những người cung sáu. Các bản năng đóng vai trò tương đối giới hạn trong cuộc sống đời thường thời hiện đại, và không được dự định để trở thành những phương tiện cho các ham muốn quá mạnh mẽ. Người cung sáu sẽ ép buộc bất cứ điều gì đến cực điểm.

From both perspectives, then, the sixth ray attitude towards the instinctual nature is not a harmonious one (something which those upon the fourth ray are more likely to achieve). Perhaps, this is because instincts, with their rhythms and points of satiation, represent the cyclic limitations of form. The sixth ray Lord is the “Hater of Forms” and through an extreme attitude, either of denial or indulgence, sixth ray people attempt to negate the restraining effect which form necessarily has upon them. When they learn to love form, as a manifestation of Divine Creativity, they will treat their instinctual nature with greater respect.

Do đó, từ cả hai khía cạnh, thái độ của người cung sáu với bản năng tự nhiên không phải là một sự hài hòa (những điều mà người cung bốn có nhiều khả năng đạt được hơn). Có lẽ, điều này là do các bản năng, với những nhịp điệu và các điểm thỏa mãn của chúng, đại diện cho những giới hạn mang tính chu kỳ của hình tướng. Vị Chúa tể cung sáu là “Đấng Ghét Bỏ Hình Tướng” và thông qua một thái độ cực đoan, cả chối từ lẫn nuông chiều, những người cung sáu nỗ lực phủ nhận các tác động mang tính hạn chế của hình tướng lên họ. Khi họ học cách yêu thương hình tướng, như là một sự biểu lộ của Sáng Tạo Thiêng Liêng, họ sẽ tôn trọng bản năng tự nhiên của mìnhhơn nhiều.

Idealistic impracticality: It is hard to watch where one is going if one’s head is in the clouds. Sixth ray people (like those upon the abstract aspect of ray three) do not like to “tread the path of earth.” Their true interest is elsewhere, and, perhaps, in those few earthly, mundane things that one must do to reach that ‘elsewhere.’

Lý tưởng phi thực tế: Thật khó thấy được một ai đó sẽ đi về đâu nếu đầu óc họ để ở trên mây. Người cung sáu (giống những người trên khía cạnh trừu tượng của cung ba) không thích “bước trên con đường của trần gian”. Niềm yêu thích thực sự của họ đặt ở nơi khác, và, có lẽ, họ phải làm một vài điều trần thế và trần tục này để đạt đến ‘nơi khác’ đó.

Practicality is very much a function of attention. Anyone can handle affairs upon the physical plane, if he pays attention to its requirements. But if the physical level of life is considered irksome and obstructive, and if the consciousness is focused abstractly, entirely upon values and qualities, rather than upon the forms which embody those values and qualities, then physical plane life will not be handled intelligently. Many sixth ray people are in great need of common sense. Common sense is powerful when the five senses are used to the full, and the inner man cares about the data they convey. This is not the case with many sixth ray people, just as it was not the case during the Middle Ages. About otherworldly things and ideals, sixth ray people may be very ‘practical’ (i.e., attentive), but they tend to neglect material affairs unless many lives of physical plane experience and a relatively high point of evolution have shown them the foolishness of doing so.

Tính thực tế là một chức năng cần chú ý. Bất cứ ai cũng có thể giải quyết công việc trên cõi vật lý, nếu họ hướng sự chú ý đến các yêu cầu công việc. Nhưng nếu cấp độ vật lý của cuộc sống bị coi là tẻ nhạt và bế tắc, và nếu tâm thức được tập trung một cách hoàn toàn trừu tượng trên các giá trị và phẩm chất, hơn là tập trung trên hình tướng vốn thể hiện các giá trị và phẩm chất đó, thì cuộc sống trên cõi vật lý sẽ không được giải quyết một cách thông minh. Nhiều người cung sáu rất cần lương tri. Lương tri là mạnh mẽ khi năm giác quan được sử dụng tối đa, và con người bên trong quan tâm đến dữ liệu mà chúng chuyển đến. Đây không phải trường hợp của nhiều người cung sáu, cũng như nó đã không xảy ra trong thời Trung Cổ. Về những thứ và những lý tưởng của một thế giới khác, người cung sáu có thể rất ‘thực tế’, (tức là chăm chú), nhưng họ có xu hướng bỏ bê các vấn đề vật chất trừ khi họ đã trải nghiệm nhiều kiếp sống trên cõi vật lý và ở một điểm tiến hóa tương đối cao đã cho họ thấy sự ngu ngốc khi làm như vậy.

[1] Theo từ điển dictionary.cambridge.org, “vale of tears” là thế giới chúng ta đang sống, được nhìn như là buồn thảm và khó khăn. Chữ vale hay được dùng thay cho chữ valley trong văn chương.

[2] ND: Sao Bắc Đẩu còn được gọi là chòm sao phương Bắc được sử dụng cho mục đích chỉ đường.

[3] To the hilt: đâm lút đến tận cán dao găm (thành ngữ)

Leave Comment